Bài tiểu luận Kinh tế chính trị Mác- Lênin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI : KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Tác giả : Hoàng Thị Ngọc Oanh Lớp : Kế toán 63C MSV: 11217863
Hướng dẫn Khoa học : Thầy Lê Ngọc Thông 1
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI : KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2022 LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1975, khi giành độc lập ở trên phạm vi cả nước. Sau
khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miên Nam Việt Nam,
thì cả nước ta bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước, tiến hành
cách mạng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã tin tưởng và tiến hành
thực hiện đúng chủ trương và con đường mà chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lựa chọn đó là tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đưa
đất nước trở thành một nước giàu mạnh về kinh tế, ổn định về
kinh tế chính trị, xã hội công bằng văn minh. Để hoàn thành chủ
trương đó, Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế và coi đó là
vấn đề trọng tâm, số một cần giải quyết và một trong số đó là
xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường có tác động lớn đến sự tốn tại và phát
triển của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó vấn đề đáng
quan tâm nhất khi ấy là nhà nước và thị trường trong nhiều năm
qua , do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có
hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế
giới quan tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới
quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có đường
lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát
khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn
định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế
quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và
tín hiệu cung cầu của thị trường.Kinh tế thị trường định hướng 3
xã hội chủ nghĩa là vấn đề được quan tâm trong xã hội hiên nay,
nó không cố định và đứng yên mà luôn biến động và phải nghiên
cứu thường xuyên, linh hoạt. cũng chính vì vậy, em chọn đề tài
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay ” để phân tích và vận dụng. 4 MỤC LỤC I.
LÝ LUẬN...........................................................................................................................................6 1.
Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...............................6 2.
Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam................................................................................................................................................. 7 3.
Tác dụng của việc phát triển kinh tế thị trường.............................................................................8 4.
Điều kiện để phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....................................11
II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG.............................................................................................................12
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆU QUẢ........................................................................................................16 1.
Thực hiện chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.................................................16 2.
Mở rộng và phát triển phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.........16 3.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng
công nghệp hóa, hiện đại hóa..............................................................................................................17 4.
Hoàn thiện chính sách nhà nước và bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp chặt chẽ, đổi mới
chính sách tài chính.............................................................................................................................17 5.
Đào tạo, nâng cao trình độ các đội ngũ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.................17 TÀI LIỆU THAM KH O
Ả ................................................................................................................................19 5 NỘI DUNG I. LÝ LUẬN
1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế hàng hoá là một hình thái tổ chức kinh tế xã hội mà
sản phẩm ở trong đó sản xuất ra để trao đổi, và buôn bán trên thị trường.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
vận hành theo các quy luật của thị truờng đồng thời góp phần
hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của nhà
nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ở chỗ khác chúng ta
lại thấy, người ta định nghĩa : Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi nghiên cứu về kinh tế thị
trường chúng ta cần phải phân biệt được kinh tế thị trường và
kinh tế hàng hóa nó khác nhau như thế nào ? Về bản chất chúng
ta thấy rằng kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường khác nhau về
trình độ phát triển nhưng về cơ bản có cùng nguồn gốc và cùng
bản chất, nó được biểu hiện ở những khía cạnh sau: thứ nhất các
chủ thể kinh tế có tính độc lập, có tính tự chủ trong sản xuất,
kinh doanh. Thứ hai, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống
thị trường được phát triển đầy đủ, nó có tác dụng làm cơ sở cho
việc phân phối các nguồn lực kinh tế. Điểm thứ ba, nền kinh tế
vận động theo những quy luật vốn có của thị trường như quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh, sự tác động của những quy luật đó
hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Điểm thứ tư, nếu
là nền kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết của nhà
nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa các chính sách 6
kinh tế. Về cơ bản chúng ta thấy rằng mô hình kinh tế thị trường
ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói
khái quát là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Như vậy trên cơ sở tìm hiểu được khái niệm, chúng ta phân biệt
sự khác nhau cũng như là giống nhau giữa kinh tế thị trường nói
chung, giữa kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, chúng ta đi
đến tìm hiểu cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam.
2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chúng ta biết rằng, ở Việt nam hiện nay có đầy đủ điều kiện
tồn tại và phát triển nền kinh té thị trường, điều đó được thể hiện
ở hai điểm sau đây : Thứ nhất phân công lao động xã hội với
tính chất là cơ sở chung của sản xuất hàng hía, chẳng những
không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả chiều rộng và
chiều sâu, phân công lao động xã hội đang được phát triển trong
từng khu vực, từng địa phương. Sự phát triển của phân công lao
động xã hội được thể hiện ở tính phong phú , đa dạng và chất
lượng ngày càng cao của sản phẩm hàng hóa. Phân công lao
động ở nước ta còn không ngừng phát triển trong cả nước và
không ngừng mở rộng phân công lao động hợp tác quốc tế. Thứ
hai tồn tại nhiều hình thức sở hữu, ở Việt Nam hiện nay tồn tại
nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản
tư nhân và hình thức sở hữu nữa là sở hữu hôn hợp. Do đó tồn
tại nhiều thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước, thành
phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy tồn tại nhiều chủ thể kinh tế 7
độc lập có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể
thực hiện được bằng quan hệ hàng hóa tiền tệ. Điểm thứ ba,
chúng ta thấy thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế
tập thể tuy dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền
tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi ích riêng. Mặt
khác các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật,
công nghệ, trình độ tổ chức quản lý nên chi phí sản xuất và hiệu
quả sản xuất cũng khác nhau. Điểm thứ tư là quan hệ hàng hóa
tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt
trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang ngày các phát
triển và diễn ra sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt là
người chủ sở hữu đối với các hàng hóa đưa ra trao đổi trên thị
trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo quy tắc ngang giá.
Như vậy chúng ta có thể thấy kinh tế thị trường ở Việt Nam là
tồn tại tất yếu khách quan không thể lấy nền kinh tế chủ quan để
xóa bỏ nền kinh tế thị trường . Như vậy có thể khái quát lại cơ sở
khách quan của sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam được luận giải trên bốn cơ sở: thứ nhất là dựa trên
phân công lao động xã hội, thứ hai đó là trong nền kinh tế của
nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành
phần kinh tế khác nhau, thứ ba là thành phần kinh té nhà nước
và kinh tế tập thể cùng dựa trên sở hữu chung về tư liệu sản xuất,
nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền
tự chủ trong sản xuất kinh doanh và có lợi ích riêng. Thứ tư, là
quan hệ hàng hóa tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối
ngoại đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang
ngày càng diễn ra sâu sắc. Đó là bốn cơ sở khách quan của sự
tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
3. Tác dụng của việc phát triển kinh tế thị trường 8
Chúng ta biết rằng nền kinh tế việt nam khi bước vào thời kì
quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự cấp tự túc, vì vậy sản
xuất hàng hóa phát triển sẽ phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên và
chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, thức đẩy nền kinh tế hàng hóa
phát triển, kinh tế hàng hóa sẽ tạo ra động thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển do cạnh tranh giữa những người sản xuất
hàng hóa, buộc những người sản xuất phảu cải tiến kỹ thuật, áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến
mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng
vững trong cạnh tranh, tiếp tục mở rộng sản xuất và phát triển,
quá trình đó thức đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao
năng suất lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hóa, người
sran xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị
trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, khối lượng bao
nhiêu, chất lượng như nào do đó kinh tế hàng hóa sẽ kích thích
tính năng dộng sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích sự nâng
cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng
hóa dịch vụ. Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn
tại của sản xuất hàng hóa. Đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng
hoa sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn
hóa sản xuất, vì thế phát huy được tiềm năng lợi thế của từng
vùng cũng như lợi thế của đất nước, có tác dụng mở rộng qua hệ
kinh tế với nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ
thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều
kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hóa cao. Đồng thời
chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề, đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước. Như vậy phát triển kinh tế thị
trường là một tất yếu kinh tế đới với Việt Nam , một nhiện vụ
kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của Việt Nam 9
thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động
quốc tế, đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản
xuất, khái thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn những
năm đổi mới đã chứng minh rằng việc chuyển sang nền kinh tế
thị trường với nhiều thành phần kinh tế là hoàn toàn đúng đắn,
nhờ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Việt Nam
đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút
được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được
năng lực sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm tăng trưởng
kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong suốt thời gina thực hiện
công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay. Trình độ phát triển của kinh
tế thị trường có liên quan trực tiếp với các giai đoạn phát triển
của lực lượng sản xuất. Về đại thể, kinh tế hàng hóa phát triển
qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn phát triển của lực
lượng sản xuất đó là sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh tế thị
trường tự do, kinh tế thị trường hiện đại. Việt Nam đang thực
hiện chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Mô hình kinh
tế của Việt Nam được xã định là nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận động theo cơ chết thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN. Hiện nay, nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam còn ở trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật
chất kỹ thuật của nước ta còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít
nhiều còn mang tính tự cấp tự túc. Tuy nhiên việt Nam không
lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển kinh tế của các nước đi
trước, kinh tế hàng hóa giản đơn chuyển lên kinh tế thị trường tự
do, rồi từ kinh tế thị trường tự do chuyển lên kinh tế thị trường
hiện đại, mà cần phải và có thể xây dựng nền kinh tế thị trường
hiện đại định hướng Xã hội chủ nghĩa theo kiểu rút ngắn, điều 10
này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất trong thời gian tương
đối ngắn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để nền
kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới.
Đồng thời phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Điều kiện để phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Để phát triển được nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhà
nước cần sớm tạo ra sự ổn định cả về chính trị, kinh tế, xã hội,
ổn định chính trị là khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cùng
với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải thực hiện
đổi mới để Đảng làm tốt vai trò lãnh đạo, nhà nước làm tốt vai
trò quản lý. Đường lối, chính sách đúng đắn của đảng cùng với
trình độ điều hành vĩ mô của nhà nước chính là sức mạnh đảm
bảo đưa nước ta tiến lên XHCN. Về ổn định kinh tế trước hết là
phải ổn định về tài chính, giá cả tiền tệ, kiểm soát được lạm phát,
kích thích đầu tư phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân đồng thời cần nâng cao về thu nhập, cải thiện
mức sống và nâng cao mức sống cho người dân. Về ổn định xã
hội trước hết là đảm bảo cho người lao động có việc làm, có thu
nhập chính đáng bằng sức lao động, thực hiện công bằng xã hội,
tạo được niềm tin của nhân dân với chế độ XHCN. Đó là điểm
thứ nhất, nhà nước cần sớm tạo ra sự ổn định về kinh tế chính trị
xã hội. Thứ hai cần xây dựng được cơ sở vật chất, đặc biệt là kết
kếu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội, cụ thể xây dựng cơ sở hạ
tầng vật chất như giao thông vận tải, điện, nước thông tin liên lạc
nhằm phục vụ tốt sự phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư 11
của nước ngoài. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như phát triển
hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế,.. nhằm mở mang kiến thức
nâng cao sức trí, tăng cường sức khỏe cho nhân dân.Điều kiện
thứ ba là cần xây dựng được hệ thống pháp luật và bộ máy thức
hiện pháp luật nghiêm minh để đảm bảo sự ổn định và công
bằng trong nền kinh tế nhiều thành phần, chống làm ăn phi pháp,
buôn gian bán lận, quan liêu cở quyền. Thứ tư, ta được những
tâm lý tập toán mang tính xã hội như biết kinh doanh, biết làm
giày hợp pháp, thích ứng với cơ chế thị trường và những thói
quen có lợi cho nền kinh tế hàng hóa, khắc phục những thói
quen ỷ lại, bao cấp. Thứ năm, sớm đào tạo được đội ngũ các nhà
quản lý kinh doanh giỏi, thích ứng với cơ chế thị trường, có đủ
năng lực liên doanh hợp tác kinh tế với nước ngoài và góp phần
làm tăng sự phát triển và sực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG
Nếu xét ở góc độ kinh tế thị trường thuần túy và CNXH thuần
túy thì hai động lực phát triển có vẻ ngược chiều nhau, kinh tế
thị trường lấy lợi nhuận là chính và là cái tối cao của sự phát
triển kinh tế, chủ nghĩa xã hội thì lấy con người là mục tiêu cao
nhất, kinh tế chỉ là động lực cho con người phát triển, tuy nhiên
kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sự kết hợp tốt giữa
hai thể chế. Hiệu quả của kinh tế thị trường và mục tiêu vì con
người, khi kết hợp chúng ta sẽ có kinh tế thị trường định hướng
XHCN, đấy cũng là lý tưởng mà chúng ta hướng tới. Từ thời đổi
mới chúng ta đã bắt đầu chấp nhận kinh tế thị trường, coi đó là
một thành tựu nhân loại, một công cụ cần thiết để thành lập xã
hội, coi đó như là công cụ cần thiết để phát triển kinh tế dân
giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Nhưng khái 12
niệm này từ năm 1986- 1991 chưa hề xuất hiện, chúng ta dù đã
có chấp nhận kinh tế thị trường đa thành phần, chấp nhận lấy
mục tiêu con người là cao nhất nhưng chúng ta chưa có khái
niệm này một cách đúng như khái niệm chúng ta đã sử dụng. Chỉ
đến năm 1991, đại hội IX chúng ta lần đầu tiên theo văn kiện đại
hội đảng chính thức ghi nhận Việt Nam phát triển thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên khái niệm này vẫn chưa được
đầy đủ và nó phát triển dần qua từng thời kì, từng nhiệm kì đại
hội, và chỉ đến đại hội XII năm 2015 chúng ta mới thực sự đã có
định nghĩa khá đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đầu tiên về kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Theo đó chúng ta định
nghĩa kinh tế thị trường theo bốn lát cắt lớn, lát cắt thứu nhất
chúng ta định nghĩa kinh tế thị trường là nền kinh tế hiện đại
thực hiện đúng các thông lệ của kinh tế thị trường như tất cả các
nền kinh tế khác. Lát cắt thứ hai, chúng ta thực hiện đầy đủ
những cam kết về hội nhập. Thứ ba chúng ta lấy cơ chế quản lý
nhà nuiwcs theo sự lãnh đạo của Đảng là một thành phần. Và
cuối cùng chúng ta lấy mục tiêu cao nhất là vì một dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã được vận
dụng thành công. Chúng ta phát triển kinh tế thị trường hoàn
toàn theo xu hướng và quy luật của thế giới thêm định hướng
mục tiêu cao nhất là con người để giảm thiểu tất cả những sai
lệch cực đoan, bất công xã hội, sự tàn phá môi trường, giảm
thiểu tất cả sự mù quáng của đầu tư thị trường, điều đó giúp
chúng ta đứng vững ở đài vinh quang. Bằng chứng là, trước
khủng hoảng 1998 ở Thái Lan chúng ta đã đứng vững được, tiếp
đó đến 2008 ở Mỹ chúng ta cũng đứng vững được và đặc biệt là
cuộc khủng hoảng COVID-19 năm 2020. Rõ ràng để đạt được
như vậy là nhờ định hướng XHCN, nhờ việc lấy con người làm 13
mục tiêu cao nhất nên chúng ta đã thành công, chúng ta là một
trong những nước kiểm soát khác tốt dịch covid 19. Là 1 trong
16 nước có động lực tăng trưởng tốt nhất năm 2021 theo đanh
giá của thế giới. Hơn nữa nhờ chúng ta đi theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, dù đang là nước có thu nhập trung bình thấp qua
một vài mức nhưng năm 2020 nước ta lần đầu tiên đạt chỉ số
phát triển cao trên 0,704. Nhờ định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta giữ được ổn định xã hội, chính trị, chúng ta trở thành
một trong những nước là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế
giới, điểm đến của các quá trình tái cơ cấu của các quá trình sản
xuất của thế giới. Chúng ta đạt được 5 mục tiêu phát triển bền
vững của Liên hợp quốc. Là nước đang phát triển duy nhất ở khu
vực Đông Nam Á đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trước 2
năm theo mục tiêu nhiệm kì của Liên hợp quốc. Rõ ràng chính
định hướng xã hội chủ nghĩa lấy con người làm mục tiêu cao
nhất, chúng ta đã không bỏ ai lại phía sau, chúng ta đã đảm bảo
phát triển xã hội gắn liền với từng bước phát triển kinh tế. Còn
về mặt thể chế chính trị, chúng ta thấy rằng ngay cả nước Đức,
nước Mỹ , Nhật, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế phát
triển nhưng họ có thể chế chính trị khác nhau. Như vậy rõ ràng
Việt Nam có quyền có một thể chế xã hội riêng, nghĩa là vẫn
theo thế giới là kinh tế thị trường chung, nhưng thể chế chính trị
có thể khác nhau hù hợp với thực tế lịch sử của mỗi nước và nó
đảm bảo hiệu quả phát triển cao nhất của đất nước đó cũng như
đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội. Đại hội XIII của Đảng đã
định hướng cụ thể hóa và đầy đủ hơn về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Trong bầu trời u ám của kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam
nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào. Kinh tế thị
trường định hướng XHCN là cơ sở để Việt Nam hoàn thành mục 14
tiêu kép, vừa phòng chống dịch thành công vừa tập trung nguồn
lực phát triển kinh tế đinh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế thị trường được đảm bảo bởi vai trò quản lý của nhà niowsc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo được thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách, các chiến
lược quy hoạch, kế hoạch để tạo ra môi trường kinh doanh công
khai, minh bạch thuật lợi, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh,
bền vững. Qũy tiền tệ quốc tế IMF cho rằng Việt Nam đã ở trong
top 3 vượt qua Philipin về mức độ thịnh vượng và cả tổng sản
phẩm quốc nội thu nhập tính theo đầu người. Trung tâm nghiên
cứu kinh tế Nhật Bản còn dự báo với khả năng hồi phục và bật
dậy nhanh chóng sau dịch Covid-19 Việt Nam sẽ trở thành nước
có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và là nền kinh tế lớn
thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia vào năm 2025. Nhờ phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé với GDP chỉ 14 tỉ
đôla Mỹ và GDP bình quân đầu người chỉ vào khoảng 250 đôla
Mỹ trong những năm đầu đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau hơn 35 năm đổi mới ,
Việt Nam đã thay đổi một cách toàn diện, thu nhập bình quân
đầu người tăng trên 10 lần. Việt Nam từ một đất nước phải nhập
khẩu gạo đến bây giờ đã là cường quốc số 1 xuất khẩu gạo. Vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao lên rất nhiều,
Việt Nam có quan hệ hợp tác với hơn 200 nước, hiện nay có
quan hệ kinh tế xuất khẩu, nhập khẩu rất rộng rãi, và chúng ta đã
thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế để
chúng ta không phụ thuộc vào một nền kinh tế duy nhất nào. 15
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆU QUẢ.
1. Thực hiện chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
- Tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong xã hội là tiền đề để
thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, qua đó mọi
thành phần kinh tế đều được tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau
- Ngoài thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế
tập thể thì thành phần kinh tế cá thể, tư nhân cũng góp
phần xây dựng, làm năng động nền kinh tế trong đất nước.
2. Mở rộng và phát triển phân công lao động xã hội, tạo lập
đồng bộ các yếu tố thị trường
- Phân công lao động xã hội là cơ sở để nền kinh tế đất
nước phát triển thông qua trao đổi và mua bán. Để phát
triển nền kinh tế hàng hóa cần phải mở rộng phân công
lao động xã hội, phân công lại lãnh thổ, dân cư từng vùng
phù hợp với việc chuyên môn hóa để tận dụng tốt nhất
nguồn tài nguyên và nguồn lực đất nước
- Mở rộng việc giao lưu, hợp tác với các nước trong và
ngoài khu vực. Từ đó mở rộng nền kinh tế trong nước,
tiến đến khia thác có hiệu quả và hợp lý nhất.
- Việc đồng bộ các yếu tố thị trường giúp cho việc phân bố
và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản 16
xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệp hóa, hiện đại hóa
- Trong xã hội ngày càng phát triển- thời đại công nghệ 4.0
như hiện nay thì đòi hỏi các nhà đầu tư cần đẩy mạnh
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhàm nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
- Bên cạnh việc đẩy mạnh việc phát triển kinh tế nhiều
thành phần cần đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa.
Vì so với thế giới và các nước trong khu vực hiện nay,
trình độ công nghệ sản xuất ở Việt Nam chưa đồng bộ và
còn thấp kém. Muốn phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần thì việc phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là điều quan trọng và có ý nghĩa lớn.
- Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng và củng cố hơn nữa
các yếu tố công nghệ. Nhưng cần thiết trước mắt, nhà
nước cần tập trung xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ
tống các dịch vụ, thông tin liên lạc,..
4. Hoàn thiện chính sách nhà nước và bổ sung hoàn thiện hệ
thống luật pháp chặt chẽ, đổi mới chính sách tài chính
- Hệ thống luật pháp đồng bộ là công cụ hữu hiệu nhất để
quản lý nhà nước, có như vậy thì mọi việc trong đất nước
mới thực sự được thực hiện hiệu quả. Đồng thời nó tạo ra
hành lang kiên cố cho tất cả các hoạt động kinh doanh và
sản xuất trong đất nước. 17
- Đổi mới chính sách tiền tệ hợp lý giúp nền kinh tế đất
nước phát triển hiệu quả, đồng bộ. giảm thiểu lạm phát.
Kiểm soát hợp lý việc kiểm soát và tiêu dùng.
5. Đào tạo, nâng cao trình độ các đội ngũ quản lý kinh tế và
các nhà kinh doanh giỏi
- Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có một đội ngũ quản lý ở trình
độ tương ứng với cơ chế đó. Chuyển sang phát triển kinh
tế định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải có
chính sách đào tạo mới phù hợp với nền kinh tế mới. Đội
ngũ cần có chuyên môn giỏi , phù hợp và có tinh thần
trách nghiệm , dám chấp nhận sự không ổn định và trung
thành tuyệt đối với con đường chủ nghĩa mà nhân dân ta đã chọn. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO chinhphu.vn. (2017). Nh ng ữ gi i ảpháp ch yếếu ủ
để phát triể n kinh tếế th
ị trườ ng đị nh hướ ng xã h ộ i ch ủ nghĩa
ở Vi ệt Nam. Retrieved from vietnamnet.vn. ( https://vietnamnet.vn/tu-thao-luan-ve-
hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn-371381.html ) H i, T
ả . H. (2021, 1 8). Kinh tếế chính tr Mác- LếNin. ị
Chuowng5.p2. Kinh tếế thị trườ ng đị nh hướ ng XHCN ở
Việ t Nam. ( https://www.youtube.com/watch?v=kTP6xjKL5ls&t=13s )
Nghĩa, P. T. (2019). Kinh tếế Chính tr Mác- LếNin. ị Hà Nộ i. Nh ng ữ gi i ảpháp ch yếếu ủ
để phát triể n kinh tếế th
ị trườ ng đị nh hướ ng xã h ộ i ch ủ nghĩa ở V ệ i t Nam .
(2021, 04 6). Retrieved from vndoc.com. ( https://vndoc.com/nhung-giai-phap-chu-yeu-de-phat-
trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-228424?mode=amp )
Tuyể n, n. B. (2015, 04 11). Kinh tếế thị tr ng
ườ hiện đạ i theo đị nh hướ ng xã hộ i chủ nghĩa là gì ?
Retrieved from kinhteSaiGon. ( https://thesaigontimes.vn/kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-dinh- huong-xhcn-la-gi/ ) 19