-
Thông tin
-
Quiz
Bài tiểu luận - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tiểu luận - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bài tiểu luận - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tiểu luận - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Preview text:
MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:.....................................................................................2
II. Tình hình nghiên cứu:................................................................................3
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................3
IV. Mục đích và ý nghĩa đề tài.......................................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4 B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1. Một số khái niệm.......................................................................................5
2. Thực trạng tích cực....................................................................................5
3. Thực trạng tiêu cực.....................................................................................8
II. ẢNH HƯỞNG ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Ảnh hưởng trước đây…………………………………………………..11
2.Ảnh hưởng hiện nay...............................................................................15
III.GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐỊA VỊ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Giải pháp tích cực.................................................................................19
2. Giải pháp tiêu cực và hậu quả...............................................................23 IV. TỔNG KẾT V. DANH MỤC THAM KHẢO 1 A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền
tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ
luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái tất cả đều
cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ,
nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng
là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong thời kỳ đất nước chiến tranh có biết bao cô gái thanh niên xung
phong đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, và còn biết bao người vợ mất chồng, những
bà mẹ mất con Nhắc lại quá khứ để chúng ta thấy rằng người phụ nữ có vai trò quan
trọng trong đời sống như thế đó. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, chịu đựng nỗi đau mất
chồng, mất con vì tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phụ nữ Việt Nam đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao: “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ
nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” và “nhân dân ta rất biết
ơn các bà mẹ ở cả hai miền Nam - Bắc đã hy sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh
hùng của nước ta”. Tiếp bước quá khứ, phụ nữ ngày nay đang từng bước thể hiện vai
trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống. Nữ công nhân viên chức nhà nước là
lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Họ có mặt ở mọi ngành, trên
mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội. Các ngành lao động nữ
chiếm số đông như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ là lực lượng có vai
trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đề
tài “Địa vị của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu vị trí,
vài trò của người phụ nữ trong các công việc gia đình hay các hoạt động bên ngoài
xã hội, để từ đó có những biện pháp, có những chính sách phù hợp cho người phụ nữ
phát huy được phẩm chất, tài năng của mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh
phúc, xã hội bình đẳng văn minh. Khi xây dựng đề tài này hy vọng sẽ kịp thời đáp
ứng nhu cầu nhận thức về địa vị người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước.
II.Tình hình nghiên cứu
Chủ đề người phụ nữ luôn là một đề tài gây được sự chú ý của các nhà nghiên
cứu, nhà phê bình và đã có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về vấn đề này. 2
Đặc biệt trong thời kì đất nước đang đổi mới thì người phụ nữ đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, từ đó người phụ nữ đã khẳng định
được địa vị, vai trò nhất định của mình. Ở Việt Nam các nghiên cứu về vai trò của
người phụ nữ đã có từ lâu và rất được xem trọng. Từ năm 1989 đã có đề tài “Nghiên
cứu về hiện trạng gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình” được
phối hợp chặt chẽ của ban nghiên cứu hội phụ nữ, Ban nữ công tổng liên đoàn Lao
Động Việt Nam. Nội dung của đề tài nhầm nghiên cứu sự biến đổi về cơ cấu chức
năng của gia đình hiện nay, địa vị và vai trò của người phụ nữ, sự bình đẳng của giới
tính trong gia đình ở các đối tượng công nhân, nông dân, tri thức...Từ cách nhìn đó
đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về cương vị của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu địa vị của người phụ nữ, mối quan hệ của người
phụ nữ với gia đình và xã hội trong thời đại hiện nay
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu địa vị người phụ nữ Việt Nam nhằm khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ
V. Mục đích và ý nghũa đề tài: 1. Mục đích nghiên cứu: -
Nhằm chỉ ra được vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình
hiện nay bao gồm các hoạt động kinh tế, mang nặng đẻ đau, văn hoá và giáo dục
trong gia đình. Từ cơ sở nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong gia đình mà từ
đó có thể đưa ra một số biện pháp để pháp huy và nhằm nâng cao vai trò của người
phụ nữ trong gia đình hiện nay. 2. Ý nghĩa đề tài: -
Giúp mọi người trong thời đại hiện nay được hiểu rõ, thấu hiểu và nắm bắt
được vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay. Từ đó thêm
cảm thông và tôn trọng những người phụ nữ xung quanh cuộc sống họ.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp An-Két 3 4 B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 1.
Một số khái niệm:
- Phụ nữ: là từ dùng để chỉ một người giới tính nữ, đã trưởng thành hoặc đã kết hôn. -
Chuẩn mực xã hội: là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi
cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức
độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt
buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn
định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. -
Địa vị xã hội: là vị trí, là chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội với những
lợi ích và trách nhiệm kèm theo. - 2.
Thực trạng tích cực 5 6
Theo một cuộc khảo sát trong nhóm đối tượng là sinh viên về thực trạng địa vị của
người phụ nữ Việt Nam trong gia đình ngày nay, khi được hỏi về các tiêu chí đánh
giá, đa số các bạn sinh viên đều có câu trả lời đồng tình, ủng hộ với các quy định,
những lợi ích dành cho phụ nữ (trung bình mỗi tiêu chí đều đạt trên 50%); đồng thời
sự hiểu biết về các quy phạm Pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người phụ
nữ cũng được thể hiện rõ rệt (chiếm tới 70,8%). Điều này cho thấy ngay cả với đối
tượng là người trẻ hiện nay cũng đã được tiếp cận với những suy nghĩ rên thực tế đã
có rất nhiều những bằng chứng cho thấy được sự tiến bộ trong lối sống của xã hội: *
Người phụ nữ ngày nay có vai trò bình đẳng trong gia đình. -
Phụ nữ có quyền được đưa ra ý kiến, bày tỏ tâm tư nguyện vọng và các đề xuất
đến các ý tiến, từ đó chúng ta có thể thấy
Tông việc trong gia đình; thậm chí ngày càng nhiều gia đình phụ nữ đã trở thành
người đưa ra quyết định về mọi công việc lớn nhỏ. Theo Pháp luật hiện hành của nước
ta hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định theo Điều 17 Luật Bình
đẳng giới 2006: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được
quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.” và Điều 19, Điều
21, Điều 22 trong Luật Hôn nhân và Gia đình cho thấy hệ thống Pháp luật đã và đang
bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và ngày càng được tăng cường ngày nay những
định kiến giới về người phụ nữ đã dần dần bị xóa bỏ.
Ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình:
- Là người vợ hiền, sẵn sang chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, khiến người chồng
luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia
đình, người vợ còn có những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng
góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng.
- Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con
cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng
dẫn, động viên kịp thời. 7
- Trong mắt cộng đồng xung quanh, người phụ nữ không còn là những người “có
số phận hẩm hiu”, “xuất giá tòng phu”. Họ nhận được sự quan tâm, chăm sóc, lắng
nghe từ người chồng, từ các thành viên khác trong gia đình, mang lại
những giá trị nhất định trong cuộc sống hôn nhân.
Vai trò của người phụ nữ cũng là vai trò của người vợ, người mẹ trong gia
đình, nơi mà ở đó chúng ta có thể tìm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng
bình yên trong cuộc sống. Họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khan để
sống một cuộc sống hữu ích hơn.
* Địa vị của người phụ nữ trong gia đình hiện đại thể hiện sự đa dạng và ngày càng được củng cố:
- Học vấn của phụ nữ ngày nay đang dần được nâng cao. Không chỉ đạt đến trình
độ cao như Đại học, Cao đẳng. họ còn đạt được nhiều thành tựu tri thức trong đời
sống, từ đó trở thành tấm gương cho con cái.
- Phụ nữ trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình, có thể tạo ra thu nhập để trang
trải cuộc sống: Quyền năng của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc
pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền
sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. (Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã
hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ CEDAW). Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ
càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho
phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường (Điều 26 Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam năm 2013) và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình.
Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn
rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác.
- Phụ nữ có quyền quyết định việc sinh nở trong gia đình, cũng như quyết định
hạnh phúc của cuộc đời mình. Nhờ vào Kế hoạch hóa gia đình như một biện pháp để
bảo vệ sức khỏe phụ nữ, tỉ lệ nạo phá thai cũng như số con trong gia đình được giữ
vững một cách ổn định. 8
3. Thực trạng tiêu cực:
Bên cạnh những tín hiệu khả quan về cách nhìn nhận người phụ nữ Việt Nam
trong gia đình ngày nay thì đâu đó vẫn còn một số những thực trạng tiêu cực:
- Một bộ phận không nhỏ trong cuộc khảo sát vừa rồi đã lựa chọn những ý kiến
mang tính chất bất lợi cho người phụ nữ (như không có học vấn, bị nghi ngờ về khả
năng của bản thân…), mặt khác, một số cá nhân thì không có ý kiến gì khác. Đó cũng
chính là tình trạng của Việt Nam chúng ta hiện nay khi đứng trước những thách thức
trong cuộc chiến tìm lại sự bình đẳng cho người phụ nữ
- Xã hội có những người phụ nữ tự tin, “giỏi việc nước đảm việc nhà”, đặc biệt là
có vai trò và địa vị đa dạng trong gia đình, nhưng vẫn còn tồn tại những người phụ nữ
mang tư tưởng lạc hậu, sống với suy nghĩ “an phận thủ thường”.
An phận vốn là một tâm lí tích tụ từ những lối sống cổ hủ, thụ động trong xã hội
xưa, và tất nhiên, nó đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ về chỗ đứng của người
phụ nữ trong gia đình. Nó làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ, kể cả ở nữ trí thức ngày
nay, đã được tiếp xúc với muôn vàn điều mới mẻ, hiện đại, văn minh, với những biểu
hiện như: tâm lý ngại sự thay đổi, ngại phấn đấu, thiếu chí cầu tiến, thay vào đó lại
bằng lòng với những gì mình đang có. Điều này đã và đang làm nên một vấn nạn: liệu
“sự an toàn” mà an phận mang lại có giúp phụ nữ Việt Nam được thừa hưởng quyền
và lợi ích trong gia đình hay không? Hay đó như là một “mũi dao” chống lại những
cải biến tân tiến mà Đảng và Nhà nước cũng như xã hội gây dựng nên để thay đổi
cuộc sống của người phụ nữ trong gia đình?
Đức hy sinh, khiêm tốn, bao dung là một trong những thuộc tính của phụ nữ. Có lẽ
là vì trong gia đình xưa, cái “công-dung-ngôn-hạnh” đã đeo bám vào suy nghĩ của
không chỉ các thành viên mà còn chính người phụ nữ, bởi họ luôn phải chịu sự khuất
phục từ người chồng, từ trách nhiệm đối với việc chăm sóc con. Chính vì vậy mà
trong gia đình hiện nay, đức hy sinh đó của người phụ nữ đôi khi cũng làm hạn chế
khả năng sáng tạo của họ. Họ sẵn sàng lùi bước cho nam giới vì nghĩ rằng chỉ có nam
giới mới xứng đáng được làm những công việc to lớn. Họ bị ràng buộc bởi bổn phận
với chồng, con cái đến mức khó lý giải, và vì thế họ có xu hướng dễ nổi nóng hơn gấp 3 lần nam giới.
-Trong đời sống hôn nhân, ngoài những vấn đề về kinh tế, địa vị thì rào cản về
sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ cảm thấy bế tắc. 9
Một ví dụ điển hình cho thực trạng này là căn bệnh hiểm nghèo HIV. Tỷ lệ nhiễm
HIV giữa nam và nữ cũng cho thấy: xu hướng nam giảm, nữ tăng, do cấu tạo sinh học,
nguy cơ bị nhiễm ở nữ cao hơn nam giới. Một khi HIV đã xâm nhập vào gia đình thì
người phụ nữ bị tổn thương, khổ cực và tai tiếng nhất. Thiên chức sinh đẻ, nuôi
dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và phát triển nòi giống vừa là nhiệm vụ cực nhọc
song lại là nguồn hạnh phúc của người phụ nữ, bởi họ là phái đẹp, bởi làm mẹ là niềm vui.
-Phụ nữ bị lạm dụng, chà đạp, dày vò. Ngay thời nay vẫn còn không ít những
quảng cáo, văn hóa phẩm đồi trụy mang tính chất hạ thấp nhân phẩm, chê trách, nhiếc
móc người phụ nữ trong gia đình bởi họ “không phải cỗ máy đẻ”, không thể duy trì
nòi giống, không thể tạo ra nguồn tài chính….
“Luật pháp thì đầy đủ, cơ chế thực thi thì hạn chế”. Phải nói rằng Việt Nam đã có một
hệ thống các quy định pháp luật về phụ nữ tương đối hoàn thiện với nhiều cơ hội để
bảo vệ người phụ nữ và vì sự tiến bộ của họ. Nói đến khả năng trở thành trở thành trụ
cột kinh tế trong gia đình, 1 số hạn chế vẫn còn tồn tại như trong lĩnh vực pháp luật
lao động, các chuyên gia nước ngoài đã phải thừa nhận rằng Luật pháp về lao động nữ
của Việt Nam rất đầy đủ. Song, thưc tế rất khó thực hiện. Trước hết đó là do tình trạng
luật quy định quá chung chung, khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất. Những
vụ vi phạm Pháp luật liên quan đến phụ nữ lại xử lý không kịp thời, làm giảm tính uy
nghiêm của Pháp luật. Một lý do nữa là các chính sách được ban hành nhưng chưa đủ
điều kiện thực thi. Do “nhà nước thì ban hành chính sách về quyền lao động nữ, còn
các doanh nghiệp thì phải bỏ tiền ra để thực hiện nên chưa hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp. Việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ thì hầu như mới chỉ được
áp dụng trên thị trường lao động. Phụ nữ tham gia lực lượng lao động xã hội nhiều
hơn nhưng thu nhập bình quân chỉ bằng 70% so với lao động nam giới. Vì vậy, sự mất
cân bằng trong tỉ lệ thu nhập giữa phụ nữ và đàn ông trong gia đình đến từ việc bất
bình đẳng giới trong khu vực lao động, và điều này có thể gây nên tỉ lệ thất nghiệp nữ
khá cao: ở Nam Định năm 1998 nữ thất nghiệp chiếm 53,4% tổng số những người lao
động trong độ tuổi thất nghiệp. Từ đó có thể kết luận chế độ an sinh xã hội đối với phụ
nữ về việc gánh vác kinh tế trong gia đình ngày nay còn nhiều bất cập.
-Đời sống tinh thần là một trong những yếu tố tiếp theo gây nên sự mất cân bằng
về vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày nay, mà cụ thể ở đây chúng ta sẽ đề cập đến
vấn đề ly hôn. Tỷ lệ ly hôn của nữ cao gấp 4 lần của nam. Bên cạnh đó còn tồn tại 10
những vụ bạo lực gia đình mà người phụ nữ là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề, không
chỉ tổn hại đến tinh thần mà còn thể xác.
➔ Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh, người phụ nữ đang ngày càng
được coi trọng nhất là địa vị trong gia đình đang được khẳng định hơn, tuy nhiên vẫn
còn đâu đó những bất công, thiệt thòi mà họ đang phải gánh lấy.
II. ẢNH HƯỞNG ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 1.Trước đây
-Ở nước ta đã từng xuất hiện chế độ mẫu hệ xuất hiện trong thời Hậu kỳ đồ đá
cũ (khoảng 40 đến 11 nghìn năm cách ngày nay). Đây là thời kỳ địa vị của người phụ
nữ được kính trọng hơn đàn ông, do con sinh ra chỉ biết đến người mẹ và người đàn
ông chưa nắm quyền chi phối về kinh tế khi họ cũng chỉ sản xuất bằng hoặc thậm chí
không bằng phụ nữ; người phụ nữ đảm nhiệm việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi sơ
khai và phân phối thức ăn cho cả thị tộc, qua đó giữ quyền chi phối thị tộc, điều khiển
công việc và điều hòa quan hệ giữa các thành viên. Có thể nói chính chế độ quần hôn
của "thời đại mông muội" và loại hình kinh tế săn, câu, lượm, hái của thời nguyên
thuỷ đã làm cho cho vai trò của người phụ nữ trong gia đình và thị tộc trở nên trọng yếu.
-Tuy nhiên cùng với sự phát triển của lịch sử thì xã hội thị tộc mẫu hệ dần phải
nhường chỗ cho xã hội phụ hệ, trong đó vai trò người đàn ông là chính, là quyết định.
Đặc biệt, bước sang thời kỳ phong kiến với sự du nhập của tư tưởng Nho gia thì địa vị
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội chỉ còn được gói trọn qua ba trạng thái “Tại
gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” có
nghĩa là cả ba giai đoạn của đời
người là thời thơ ấu, khi trưởng thành, lúc xế chiều chỉ gói gọn trong hai chữ phục
tùng. Gia đình luôn được xem là cái lõi của Nho gia thế nhưng Nho gia chưa bao giờ
coi phụ nữ là trung tâm của gia đình và xã hội, mà chỉ được xem như là một bộ phận
bên lề, trở thành một cái bóng ủ dột đến tội nghiệp trong chính gia đình mình. Phụ nữ
ngày xưa không được đến trường vì cái lẽ đương nhiên là không bao giờ “đái qua
ngọn cỏ”, trong khi đó đàn ông có quyền lực gần như vua trong cái “lãnh địa” gia
đình. Quanh năm, suốt tháng mọi việc dù giỗ, tết trong làng hay ở họ người đàn ông
vẫn là đại diện duy nhất có bổn phận đại diện cho gia đình và thế là mặc sức rong chơi
với những cuộc nhậu mà không cần biết vợ con mình ở nhà ăn gì, nghĩ gì. 11 -
Trong thời kỳ phong kiến, người đàn ông luôn phấn đấu để trở thành mẫu người
quân tử với vai trò là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và đây gần như là một nguyên
tắc bởi vậy mọi hành động đi ngược lại quyền lực của người đàn ông được coi là tội
lỗi, sự phản kháng của người phụ là không thể, nên đành cam chịu và lặng lẽ và đôi
khi vẫn được hiểu sai là sự dịu dàng. Hàng ngàn năm Nho gia đã tước bỏ lâu dài mong
ước được bày tỏ của người phụ nữ dù chỉ là một nỗi niềm, họ chỉ được phép nhận
những gì đàn ông có thể cho chứ không thể ngược lại, càng ở tầng lớp dưới trong xã
hội, sự bất công càng lớn. Ở thời kỳ này, cái tuyệt vọng và cay nghiệt đối với số phận
của người phụ nữ còn ở vấn đề sinh con, đẻ cái khi mà quan niệm của xã hội là “bất
hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (trong ba điều bất hiếu cái lớn nhất là không có con để
nối dõi tông đường) kỳ lạ thay chuyện sinh con trai hay gái là chuyện may rủi thế
nhưng đối với Nho giáo lại xem tội lỗi này thuộc về người phụ nữ. Những người phụ
nữ không may mắn chỉ biết suy sụp rất nhanh trước sự vô tri của thời gian, họ chẳng
biết làm gì hơn khi không sinh con trai theo đúng “đơn đặt hàng” của xã hội.
Cũng bởi chính sự ảnh hưởng của Nho gia và thời kỳ phong kiến mà địa vị của người
phụ nữ trong gia đình Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn cùng nhiều bất công cụ thể như sau: *
Gây ra tư tưởng trọng nam khinh nữ. -
Trong hầu hết các gia đình, người chồng có vai trò quyết định trong hầu hết mọi
công việc từ lớn đến nhỏ, là người đưa ra quyết định và có quyền quyết định những
vấn đề liên quan tới con cái. -
Người chồng là người nắm quyền tài chính trong gia đình, quyết định từ chi tiêu
từ lớn tới nhỏ và họ cũng là người kiếm thu nhập chính trong gia đình trong khi người
phụ nữ chỉ có quyền làm những công việc nội trợ. -
Người phụ nữ là người đảm nhận công việc nội trợ chính trong gia đình và người
đàn ông không có trách nhiệm để làm những công việc đấy. -
Kể cả nếu như người phụ nữ được tham gia các công việc lao động sản xuất thì
cũng phải đảm nhận những công việc tốn nhiều thời gian hơn nhưng bù lại tu nhập lại
ít hơn nam giới như thêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi….. -
Phụ nữ cũng phải chịu bất bình đẳng trong kế hoạch hoá gia đình và vấn đề sinh sản. 12 -
Phụ nữ cũng bị chịu bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội. Nhiều người
chồng có tính gia trưởng dẫn tới bạo lực gia đình, ngăn cản vợ mình kết bạn với những người khác giới. -
Người đàn ông có cái nhìn hạn hẹp với học vấn của vợ mình, con gái của mình.
Họ quan niệm rằng, phụ nữ có học vấn nhiều cũng không làm nên trò trống gì nên họ
sẽ có xu hướng cho vợ hoặc con gái mình nghỉ học từ rất sớm. *
Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn thể hiện ở việc muốn sinh con trai để nối dõi tông đường.
Người xưa thường đề cao việc sinh con trai và tìm cách để có con trai. Điều
này cũng dẫn đến hệ trạng mất cân bằng tỉ lệ giới tính ngày nay. Tuy nhiên, thời xưa,
cách để họ đạt được mục đích của mình vô cùng cực đoan, nhiều gia đình bắt vợ, con
dâu mình phá thai cho bằng được nếu đứa trẻ sinh ra không mang giới tính nam hoặc
cho con trai, người chồng đi lấy người phụ nữ khác về làm vợ để sinh con trai cho bằng được.
* Trong vấn đề phân chia tài sản và mức độ đầu tư cho con cái.
- Đa số gia đình thời xưa đều tập trung đầu tư và phân chia tài sản nhiều hơn và thậm
chí là toàn bộ cho con trai, con gái sẽ được hưởng phần ít hơn hoặc không được hưởng một chút nào.
* Cản trở chính sách hôn nhân tự do. -
Con gái khi lấy chồng sẽ phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ. Họ không có
quyền lựa chọn đối tượng kết hôn theo mong muốn của mình mà thay vào đó là phải
chấp nhận hôn sự do cha mẹ mình quyết định sẵn. -
Phụ nữ khi về nhà chồng cũng phải phụ thuộc vào người chồng. Sau khi lấy
chồng xong, người phụ nữ cũng không thoát khỏi sự ràng buộc từ người đàn ông mà
chỉ chuyển từ cha mình sang thành chồng mình. Họ vẫn phải giữ các nghi lê, quy tắc
khi về làm dâu. Thậm chí, cuộc đời của người phụ nữ trở nên bất công hơn kể thì khi họ lấy chồng. *
Cản trở sự phát triển của người phụ nữ. -
Người phụ nữ phải chấp nhận lối sống an phận thủ thường vì theo quan niệm lúc
bấy giờ, kiếm tiền là việc của đàn ông, đàn bà chỉ ở nhà chăm lo bếp núc nhà cửa.
Cuộc sống của người phụ nữ lúc bấy giờ chỉ quanh quẩn bên trong ngôi nhà và phải
chấp nhận mọi yêu cầu của người đàn ông. 13 -
Họ phản ứng rất yếu ớt trước vấn đề bạo lực. Người phụ nữ lúc bấy giờ đa phần
chỉ có tâm lý chấp nhận chứ không dám phản kháng. -
Bản thân người phụ nữ khi không được đánh giá đúng vị trí và vai trò của mình
thì họ thường bị ỷ lại, thụ động và không chịu vươn lên trong cuộc sống. Họ không
dám và không có khả năng đấu tranh đòi lại quyền lợi bình đẳng về phía mình. *
Sự phân biệt cũng chính là lý do gây ra tình trạng bạo lực gia đình, chồng đánh vợ mình.
- Người phụ nữ thời xưa cho dù có bị bạo lực gia đình thì họ cũng không dám đứng
lên tố cáo. Họ nghĩ rằng hành động đó sẽ làm mất mặt gia đình, là hành động “vạch áo
cho người xem lưng” và có đôi người nghĩ rằng, chồng đánh vợ là điều hết sức bình
thường, được coi như sự “dạy dỗ”. *
Phụ nữ không được quyền thể hiện cá tính, bản thân và năng lực của bản thân.
- Phụ nữ thời xưa luôn phải nết na dịu dàng, công dung ngôn hạnh, con gái phải biết
nghe lời. Họ không được phép thể hiện những quan điểm cá nhân, không dám hành
động để đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
➔ Bước chuyển ngoặt: Cuộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang đến cho
người phụ nữ Việt Nam một món quà vô giá. Nhà nước chính thức khẳng định quyền
bình đẳng không phân biệt giới tính nam nữ, Luật Bình đẳng giới cũng được ban hành
và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay ý thức bảo thủ của
Nho giáo được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ vẫn tiếp tục chi phối các mối quan hệ
người đàn ông vẫn tiếp tục đi sớm về muộn, có thể tham gia bất kỳ cuộc vui nào nếu
thích, trong khi ấy chắc chắn gia đình sẽ tan vỡ nếu vài ba lần người phụ nữ trong gia
đình cũng làm như vậy; phụ nữ vẫn phải nhường nhịn, hy sinh cho chồng nhiều hơn
những gì họ đáng được hưởng và tiếp tục buồn tủi trước sự ích kỷ, ngạo mạn của đàn
ông nói chung. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước ta thông qua
ngày 21 tháng 11 năm 2007, để đảm bảo pháp luật sẽ trừng trị cả chồng, hoặc vợ nếu
thể hiện hành động bạo lực trong gia đình nhưng chắc chắn một điều rằng thiệt thòi
vẫn thuộc về phụ nữ như nó vẫn thế từ lâu rồi. 2.Hiện nay
Tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Phụ nữ có một quyền không thể xem là bình
đẳng với nam giới được, mà phải đặt lên trên cả nam quyền, đó là quyền làm mẹ,
quyền làm vợ”. Tác giả khẳng định phụ nữ có năng lực đặc biệt ở chỗ vừa có thể làm
mẹ, làm cha, làm con – điều mà nam giới rất ít người làm được. 14
Đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, quan
niệm xã hội về địa vị của người phụ nữ rồi cũng khác xưa, phụ nữ được coi trọng và
bình đẳng với nam giới, vì phụ nữ ngày nay đã khẳng định được họ có thể gánh vác
những trọng trách lớn của đất nước, của gia đình và mọi vấn đề khác trong xã hội.
Trong rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay người phụ nữ đã có một vị trí đáng kể
về mặt thu nhập kinh tế, họ ít khi là lao động chính, vai trò đóng góp về kinh tế có thể
là không nhiều nhưng khả năng “tích lũy” và “cầm giữ” là vấn đề trọng yếu của họ
trong bài toán thu - chi của cuộc đời. Ước muốn thay đổi cái cũ đã nhàm chán là thuộc
tính muôn đời nhưng chỉ đến bây giờ người phụ nữ mới thực sự có phương tiện hiệu quả và cần thiết.
Ngày nay, địa vị của người phụ nữ dù đã có phần được nâng cao hơn trước, họ đã có
quyền bình đẳng hơn trong các công việc trong gia đình, có quyền được kiếm thu
nhập, có quyền được bình đẳng trong nuôi dạy con cái và được san sẻ trong các công
việc nội trợ, chăm lo gia đình, bếp núc….
-Việc bình đẳng giới nam và nữ như vậy, địa vị của người phụ nữ tăng lên đáng kể:
-Việc khiến phụ nữ có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân đã giúp họ hoàn
thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Phụ nữ thời
bây giờ có thể nói như “đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Người phụ nữ giữ vai trò trọng
yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình có được ấm êm,
hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ. Người phụ
nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình
yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà,
đàn bà xây tổ ấm” cho dù theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi
nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ
thay đổi. Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ
người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong
gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc
dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng
với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị
văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi,
thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần
như không có. Để vượt qua những rào cản đó để đi tới thành công thì những người 15
phụ nữ phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa
hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình.
Phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng
góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên
nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây
dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt
động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi
tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ
nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước như: Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bên
cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiếng đóng góp không nhỏ vào nền phát
triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ
phần Cơ điện lạnh; Đinh Thị Hoa - Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân; Mai Kiều
Liên - Chủ tịch & CEO Vinamilk; Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT BRG group –
Intimex – SeAbank… Trong đó có không ít những phụ nữ tham gia các hoạt động
thiện nguyện, các hoạt động giải trí mang lại bản sắc cũng như quảng bá đất nước Việt Nam ra bạn bè thế giới.
-Hiện nay phụ nữ cũng có quyền cởi mở hơn trong việc ăn mặc, họ có quyền mặc
những bộ đồ phù hợp với lứa tuổi, dáng vẻ, phù hợp với sở thích. Họ cũng được phép
chưng diện và chăm lo cho vẻ bề ngoài của mình hơn trước. Nếu như trước đây, theo
lối sống phong kiến, phụ nữ chỉ có quyền mặc những bộ đồ như áo tứ thân, áo dài, áo
yếm thì ngày nay, khi đã du nhập thêm nhiều phong cách ăn mặc khác nhau, gu thời
trang của người phụ nữ cũng từ đó mà nâng cấp hơn. Ở Việt Nam cũng xuất hiện
nhiều stylist nữ như Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn,..
-Ngày xưa, phụ nữ thường hay phải nói chuyện khép nép, vốn từ bị hạn chế.
Nhưng thời nay, do tính chất công việc và cuộc sống, ngôn từ trong giao tiếp của
người phụ nữ đã được đa dạng hoá.
Tuy nhiên địa vị của người phụ nữ vẫn bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động xã hội:
Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn
đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể 16
cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không
chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu
biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn
các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình.
Những phụ nữ đã và đang tham gia các công tác xây dựng xã hội và quản lý các doanh
nghiệp đa số là những người sống và lớn lên ở những vùng có nền kinh tế phát triển, ở
đây xã hội phát triển đã dần xoá bỏ khoảng cách và sự phân biệt giữa phụ nữ và nam
giới, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện tài năng và đóng góp của
mình trong xã hội hiện nay. Còn phụ nữ ở nông thôn chỉ tập trung lao động và vun
vén cho cuộc sống của mình, ở đây còn tồn tại những quan điểm cổ hủ về bất bình
đẳng giới “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này hạn chế sự phát triển của phụ
nữ, họ không tự tin để gánh vác công việc của xã hội hay phát triển kinh tế. Chính bản
thân họ cũng như gia đình luôn quan niệm phụ nữ chỉ cần đảm bảo cuộc sống cho gia
đình chứ không cần quan tâm nhiều tới công việc xã hội, một số bà mẹ còn khuyên
con cái mình không nên học cao quá sau này khó xây dựng gia đình, họ chưa nắm và
hiểu rõ được vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới.
-Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về sự bất bình đẳng giới, nhiều
nhất là việc “bạo lực gia đình” vẫn đang diễn ra rất thường xuyên trong gia đình Việt
hiện nay. Người chồng trong gia đình còn cấm cản người vợ tham gia các hoạt động
xã hội hay phát triển kinh tế, họ còn quan niệm người phụ nữ chỉ cần chăm lo công
việc nội trợ trong gia đình,trong một số ít cũng đã nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và đã biết chia sẻ công việc nội trợ giúp đỡ vợ
để họ có thời gian tham gia công tác xã hội. Để hiểu và giúp đỡ người phụ nữ như vậy
thì người đàn ông trong gia đình phải có tư duy đổi mới, có tri thức và nhận thức tầm
quan trọng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
-Phụ nữ hiếm có hoặc không có cơ hội được làm lãnh đạo ở các cơ quan là bởi
rất nhiều người không vượt qua được định kiến giới, họ quan ngại về khả năng của
người phụ nữ và cũng có nhiều người phụ nữ cũng chưa vượt qua được những định
kiến cũ về bản thân mình.
-Bất lợi trong việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền lợi xã hội như là chênh lệch
về cơ hội xin việc làm, về thu nhập và cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Do lao động
nữ gặp trở ngại về vấn đề sức khỏe, sinh sản, thời gian chăm sóc con cái và gia đình
nên không giành được nhiều tâm huyết bằng lao động nam. 17
III. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐỊA VỊ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Giải pháp tích cực để nâng cao địa vị người phụ nữ việt nam hiện nay
Vị thế người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử thường được gắn chặt trong
nguyên tắc “Tam tòng, tứ đức”, “Công, dung, ngôn, hạnh”. Thời xa xưa họ luôn bị
xem nhẹ, tước đoạt đi quyền tự quyết số phận của mình theo những khuôn mẫu o ép,
đè nén suốt nhiều thế kỷ. Họ ít được tiếp cận tri thức hay tham gia vào các vấn đề
chính trị vì đó “không phải chuyện của đàn bà”. Chuyện “nam nữ bình quyền” tưởng
chừng chỉ bắt đầu nhen nhóm rồi nở rộ ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, hòa cùng với
làn sóng đấu tranh cho chủ nghĩa nữ quyền trên toàn thế giới.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay đã có những thay đổi tích cực về vị thế
của người phụ nữ Việt Nam nhờ những giải pháp để nâng cao địa vị người phụ nữ,
hướng đến mục tiêu phát triển con người toàn diện, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh
và xây dựng tích cực phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Ngày nay, được sự quan tâm của
Đảng, Chính phủ, bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể bảo vệ quyền lợi nên phụ
nữ ngày càng có điều kiện phát huy khả năng của mình tham gia vào nhiều lĩnh vực của xã hội.
Hoạt động của các cấp hội phụ nữ ở các địa phương rất hiệu quả góp phần tích cực
vào công cuộc phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Để hỗ trợ, khuyến khích người phụ nữ thấy được giá trị cốt lõi của chính mình ,thời
gian qua các cấp hội phụ nữ đã tích cực tranh thủ khai thác các nguồn vốn giúp đỡ,
vận động, hưởng ứng chủ trương về "Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề nông thôn", thực hiện "dồn điền đổi thửa", xây dựng cánh đồng thu nhập
cao, đẩy mạnh chuyển giao KHKT, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, hỗ trợ
phụ nữ vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế hộ... Phong trào phụ nữ giúp nhau trong
sản xuất, lúc khó khăn hoạn nạn, người có kinh tế khá giúp chị em nghèo được các
cấp hội quan tâm, nhờ vậy đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo
trong nông thôn giảm mạnh từ 30,6% năm 2005 xuống còn 13,7% năm 2009. Kết quả
đó đã khẳng định vai trò của phụ nữ hiện nay rất quan trọng, không chỉ tổ chức tốt
cuộc sống gia đình mà còn là trụ đỡ đưa gia đình thoát nghèo, từng bước đi tới giàu sang. 18
Có những khuôn mẫu truyền thống có khả năng cản trở phụ nữ. Đó là khi ta tin
rằng người phụ nữ đích thực phải trở thành một người mẹ luôn chu toàn gia đình, đặt
chồng con lên trên ước mơ của bản thân, phải thuỳ mị nết na chiều chuộng thỏa đáp
nhu cầu của kẻ khác, … Giống như một loại "thuốc tẩy não", chúng ta truyền bá
những áp lực này cho những người xung quanh và thế hệ sau thông qua giáo dục, nuôi
dạy, chỉ trích, tấn công, kiềm chế và chi phối cả bạn bè và con cái của chúng ta, dưới
hình thức mà chúng ta cho là vì lợi ích của nhau.
Chính vì vậy cần truyền bá những tư tưởng tích cực chống lại những quan điểm sai
lệch, những luận điểm cổ hủ, lỗi thời, lạc hậu nhắm vào phụ nữ như phụ nữ chỉ là hậu
phương của đàn ông, việc nhà là việc chỉ có đàn bà con gái làm... Đó chỉ là mục đích
do những nhóm người lợi dụng nữ quyền để đạt được mục đích riêng của họ.
Để tránh tình trạng không may xảy ra nên cân nhắc các biện pháp, điển hình như
tránh áp đặt những hình mẫu độc hại về giới; không chen ngang, cắt lời người nữ khác
trong môi trường làm việc. Thay vào đó, hãy tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ; không
lăng mạ người nữ vì những sở thích của họ; hãy giao tiếp với nhau trên tinh thần thẳng
thắn, không lảng tránh hoặc nói bóng gió; tránh cách nói “phái yếu”; sử dụng phương
tiện truyền thông xã hội hoặc truyền miệng trong một không gian tích cực như gia
đình hay trường học để mọi người có cái nhìn tích cực và biết cách thấu hiểu vấn đề hơn.
Ngoài ra, cần có thêm giải pháp để nâng cao vị thế của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề. Nhiều người vẫn có lầm tưởng: Lãnh đạo là công việc của nam
giới. Hiện nay, nam giới vẫn chiếm phần lớn vị trí lãnh đạo trong các doanh nghiệp,
điều này dễ khiến người ta lầm tưởng rằng lãnh đạo là công việc chỉ dành cho một
giới. Tuy nhiên, từ khi lịch sử được ghi lại, đã có rất nhiều phụ nữ đã được biết đến
với vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh doanh và chính phủ. Trong số đó, có thể
kể đến Cleopatra VII, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, Margaret Thatcher, Angela
Merkel, Hillary Clinton, Oprah Winfrey.... Khi mọi người nghĩ về một "nhà lãnh đạo",
họ thường nghĩ về một người đàn ông. Giờ đây, thời thế đã đổi thay, người phụ nữ
thời hiện đại có năng lực riêng của bản thân, tự phấn đấu cho sự nghiệp riêng của
mình. Phụ nữ có tiềm năng để thăng tiến hơn trong công việc, họ biết cách tận dụng
những cơ hội và tự mình làm chủ cuộc sống bằng cách áp dụng tư duy toàn diện và
khả năng tập trung cao. Không hiếm khi giờ đây những nhà khoa học hay những
ngành nghề tưởng chừng như chỉ có đàn ông mới cáng đáng được như kĩ sư, trọng tài 19
giờ đây đã xuất hiện bóng dáng của những người phụ nữ tiềm năng, dám vượt lên
những định kiến cổ hủ hay những chuẩn mực sai lệch của xã hội để đấu tranh cho
tương lai của mình. Họ đạt được những thành tựu đó là công lao cố gắng không ngừng
nghỉ, không ngừng trau dồi kĩ năng và kiến thức để phát triển bản thân, do đó mới
thấy nhận thức và tư duy có vai trò quan trọng như nào trong công cuộc nâng cao bản
thân và địa vị của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay.
Đặc biệt, trong thế giới hiện đại ngày nay, phụ nữ cần có hiểu biết sâu rộng và làm
chủ khoa học công nghệ để có thể tận dụng các cơ hội, thử nghiệm, đổi mới và sáng
tạo. Người phụ nữ cần phát huy ưu điểm của mình bằng tư duy cầu tiến, khiêm tốn,
ham học hỏi và kiên trì, tư duy tiên phong, không ngừng trau dồi bản thân để hướng
đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Bản thân phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình mới có thể
nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới.
Để làm được điều đó, phụ nữ cần rèn luyện đức tính tự tin để có bản lĩnh vượt qua
định kiến giới và hướng đến mục tiêu tự khẳng định mình. Phụ nữ phải thể hiện mình
thật sự có vai trò trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội; tự đào tạo, bồi dưỡng để
bù đắp những thiếu hụt của bản thân, để đảm bảo điều kiện cần và đủ sẵn sàng nhận
giữ trọng trách mới. Phụ nữ phải có sự tôn vinh lẫn nhau, tránh tình trạng níu kéo
nhau giữa cán bộ nữ và xem thái độ ứng xử ấy như một cách khẳng định phẩm chất lãnh đạo của mình.
Nên tổ chức diễn đàn, hoạt động tham vấn, thu hút sự tham gia của các tầng lớp
phụ nữ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hội và phong trào phụ nữ;
tổ chức hoạt động phát hiện, biểu dương, tôn vinh phụ nữ tài năng trên tất cả lĩnh vực.
Chủ động, tích cực hỗ trợ phụ nữ Việt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế, phát huy
lợi thế của người phụ nữ, tiếp xúc, vận động phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài giữ vững
ngôn ngữ, bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đi về cội
nguồn, quê hương.và đất nước; hướng dẫn các hiệp hội các cấp trong nước phát huy
lợi thế các hội phụ nữ Việt Nam với thế giới bên ngoài, góp phần duy trì bản sắc văn
hóa Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tăng cường quảng bá văn hóa,
hình ảnh đất nước, người phụ nữ Việt Nam ra thế giới.
Đối với phụ nữ làm việc trong lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, hành chính
thì không nên áp dụng chế độ về hưu trước nam giới khi họ vẫn đảm bảo sức khỏe, tài 20