Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHHĐ)
Trường: Đại học Hồng Đức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|35919223
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI TIỂU LUẬN
Tổ 3: Đề Tài: So sánh những điểm khác biệt của bộ luật
Hồng Đức về phụ nữ với bộ luật của Trung Hoa đương thời .
Thành Viên Nhóm: 1. Lê Vũ Nam 2. Lê Phương Ly 3. Nguyễn Thị Khánh Nga 4. Lê Thu Phương 5. Hoàng Hữu Nhân 6. Đặng Ngọc Linh Chi 7. Trần Thị Yến 8. Lê Nguyễn A Na 9. Phạm Minh Chiến 10. Lê Thị Quyên 11. Trịnh Minh Thư 12. Lê Thị Thúy Nga 13. Lê Thị Hậu 14. Lê Thị Yến 15. Đinh Anh Tuấn 16. Lê Thị Văn 1
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
I. Sơ lược về BLHĐ
Bộ Luật Hồng Đức (hay còn gọi Quốc triều hình luật; Lê Triều hình
luật) đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ,
đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành. Thực ra, Bộ luật đó
không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được
xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là
sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong
kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ. Công lao của triều
vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua
trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy. Các triều đại
phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533-1789) sau này vẫn lấy Bộ
Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm
một số Điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương
thời. Bộ Luật Hồng Đức còn lại hiện nay (đã được các triều vua
thời Lê Trung Hưng bổ sung thêm) gồm 13 chương, 722 Điều, chia làm 6 quyển.
Bộ luật không chỉ là tác phẩm kinh điển chứng minh trình độ văn
minh, văn hóa pháp lý của dân tộc Việt trong quá khứ mà còn để
lại nhiều giá trị, kinh nghiệm có thể nghiên cứu tiếp thu, kế thừa
trong hoạt động lập pháp hiện nay, làm cho các nhà nghiên cứu
đã “đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác”. Một trong
những điểm đặc sắc nhất của Bộ luật Hồng Đức chính là việc bảo
vệ quyền lợi của người phụ nữ, khẳng định vị thế, vai trò của
người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đây là chính sách pháp luật
rất tiến bộ, đậm tính nhân văn, tân kỳ vượt lên trên những quan
niệm, trật tự xã hội đương thời, vượt xa các bộ luật phong kiến
trước đó, cùng thời và kể cả sau này.
II. Chứng minh quyền lợi của người phụ nữ trong BLHĐ:
1. Pháp luật về dân sự: 2
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Bộ Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang
đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc
tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này.
Tính đặc thù của "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai
chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm
luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - Điều mà
các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 Điều
luật (7%) bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 Điều luật (4%) bàn
về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những Điều
luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ
trong xã hội và trong gia đình.
* Pháp luật về quan hệ hôn nhân & gia đình.
Trong những tiến bộ của BLHĐ về quyền lợi của người phụ nữ,
thì vấn đề về hôn nhân gia đình được thể hiện rõ ràng nhất.
- Quy định về độ tuổi kết hôn:
Quy định về tuổi kết hôn là một nét đặc sắc, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của nhà
làm luật thời Lê, Điều mà pháp luật Trung Hoa chưa từng đề cập đến. Theo Thiên
Nam dư hạ tập, Hồng Đức năm thứ 28 quy định “Con trai từ 18 tuổi trở lên và con
gái từ 16 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Việc quy định về độ tuổi kết hôn như vậy
phù hợp với thực trạng xã hội đương đại; tránh nạn tảo hôn (xóa bỏ quan niệm lạc
hậu “nữ thập tam, nam thập lục”), vừa đảm bảo về mặt sức khỏe sinh sản và duy trì
nòi giống để bảo đảm nguồn cung sức lao động cho nền kinh tế nông nghiệp thủ công.
- Thủ tục kết hôn:
Người phụ nữ có quyền từ hôn trong trường hợp người con trai có ác tật hay phạm
tội, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản trong trường hợp chưa làm lễ cưới.
Điều 322 : “Con gái hứa gả nhưng chưa làm lễ cưới, nếu người con trai có ác tật
hay phạm tội, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản thì người con gái được phép báo
lên quan ti mà trả đồ lễ cưới… Ai trái luật này thì đánh 80 trượng.” 3
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Đây là một điều khoản cho thấy sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy giờ khi cho
người phụ nữ quyền từ chối kết hôn nếu như họ cảm thấy anh ta có nhân cách
không tốt. Một trong những Điều luật rất tiến bộ mà chúng ta chưa từng thấy ở
Việt Nam trước đó. Bên cạnh đó, Điều 315 quy định: “…nếu nhà trai đã có sính lễ
rồi mà không lấy nữa, thì phải bị phạt 80 trượng và mất đố sính lễ”.
Như vậy, có thể thấy các quy định này thể hiện sự bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho
người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.
- Cấm quan lại lấy con gái nơi mình nhậm chức làm vợ:
Theo quy định tại Điều 316[1], cấm quan lại lấy con gái nơi mình nhậm chức để
cưới làm vợ, nếu trái lệnh thì phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức. quy định này
nhằm mục đích tránh sự lợi dụng quyền thế của quan lại để cưỡng bức con gái nhà
lương dân phải kết hôn trái ý muốn của họ. - Quyền ly hôn:
Nếu trong một số triều đại trước người phụ nữ được coi là phải “tam tòng tứ đức”,
phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng thì tại Bộ luật này đã cho phép người phụ nữ
được quyền ly hôn chồng mình và hạn chế một số trường hợp người chồng không
được bỏ vợ. Cụ thể như sau:
+ Trường hợp người vợ có quyền xin ly hôn chồng, nếu người chồng có những biểu hiện sau:
Thứ nhất: Vi phạm nghĩa vụ đồng cư. Nghĩa là người chồng bỏ vợ, không chăm
sóc gia đình, con cái, không có trách nhiệm trong cuộc sống thì người vợ có quyền
xin ly dị. Điều 308 BLHĐ quy định: "Người chồng không lui tới với vợ suốt 5
tháng; nếu đã có con thì thời hạn này là một năm mà không có lý do chính đáng thì
trình quan sẽ cho ly dị”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Bởi vì không có lý do chính đáng, không biết sống chết thế nào mà người chồng bỏ
vợ một thời gian dài thậm chí người vợ phạm vào thất xuất, song ở vào trường hợp
tam bất khứ cũng không được bỏ lửng bởi dễ khiến người vợ và con cái lâm vô cảnh khốn cùng.
Ngoài ra, theo Đoạn 163 Hồng Đức thiện chính thư còn quy định nếu tìm được
người chồng thì phạt 80 trượng, bắt đoàn tụ gia đình. Các quy định này cũng trở 4
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với
gia đình. Điều 308 BLHĐ là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm
luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.
Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là,
người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải
làm tròn bổn phận của mình. Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào của
Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Ngay cả khi luật
bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, Điều 310 quy định "Vợ,
nàng dâu đã phạm vào Điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì
phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ".
Thứ hai: Vô lễ với cha mẹ vợ. Điều 333 BLHĐ quy định: “con rể mắng nhiếc cha
mẹ vợ bởi chuyện phi lý, thưa lên quan sẽ cho ly dị”. Theo quy định về tang chế thì
con rể để tang bố mẹ vợ là 5 tháng. Do vậy hành vi mắng nhiếc, chửi mắng cha mẹ
vợ bị xem là bất hiếu, trái với quan điểm Nho giáo.
Ngoài ra, trường hợp thuận tình ly hôn: Đoạn 167 Hồng Đức thiện chính thư quy
định: "Hai vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly dị, thì tờ ly hôn phải được viết
bằng tay ký. Tờ này phải được lập thành hai bản, vợ chồng mỗi người mỗi bản rồi
mỗi người tự phân chia một nơi. Người chồng ký tên và người vợ điểm chỉ. Vợ
chồng có thể nhờ người trong họ viết thay cũng được. Song dùng hình thức ly hôn
khác như: bẻ đồng tiền, chiếc đũa hay nhờ người ngoài viết hộ thì tờ giấy ly dị đó
không hợp pháp, vợ chồng phải đoàn tụ lại”. Theo điều luật này, cơ sở để vợ,
chồng thuận tình ly hôn là có sự bất hòa trong đời sống vợ chồng và cả hai tự
nguyện thỏa thuận, đồng tình ly hôn. Tờ giấy thuận tình ly hôn là bản cam kết của
hai bên, họ muốn trả tự do lại cho nhau chỉ vì sự xung khắc, hay mối bất hòa nào
đó dẫn đến cuộc sống hôn nhân bị bế tắc. Trong thực tế, tờ giấy này thường do
người chồng lập ra rồi giao cho vợ để người vợ làm bằng chứng chứng minh đang
trong tình trạng không có chồng để được tái hôn. Một trong những vấn đề mà sau
khi ly hôn hay thuận tình chấm dứt hôn nhân được các bên quan tâm là việc nuôi
con chung và chia tài sản chung. Tuy nhiên cho đến nay, các tài liệu hiện còn
không thể hiện những vấn đề này.
Nếu người vợ có một trong ba căn cứ sau (gọi là tam bất khứ) thì người chồng
không được bỏ vợ (đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư): 5
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
. Giữ canh tam niên tang: đã để tang cha mẹ chồng được ba năm.
. Tiền bần tiện, hậu phú quý: lúc lấy nhau nghèo hèn, về sau giàu có.
. Hữu sở thú, vô sở quy: lúc lấy nhau người vợ còn cha mẹ, lúc bỏ nhau không còn cha mẹ để trở về.
Trong trường hợp, đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
sau khi ly hôn, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.
- Quan hệ gia đình giữa vợ và chồng:
Về quan hệ gia đình, giữa vợ và chồng là một mối quan hệ nhân thân. Người vợ có
nghĩa vụ để tang chồng, nghĩa vụ phục tùng nhà chồng. Nhưng không đồng nghĩa
là khi có chồng người vợ bị tước đoạt mọi quyền cá nhân. Dù người đàn ông –
người chồng là người chủ gia trưởng trong gia đình nhưng không bao hàm sự đối
xử tàn tệ, bạo hành trong gia đình. Điều 482 Bộ luật Hồng Đức quy định: “chồng
đánh vợ bị thương hay chết cũng bị tội như đánh người khác hay chết nhưng được
giảm ba bậc. Nếu cố ý đánh chết chỉ được giảm một bậc.” - Quan hệ tài sản:
+ Quan hệ về sở hữu tài sản trong hôn nhân:
Quan hệ sở hữu tài sản gia đình trong Lê triều hình luật được phản ánh rất chi tiết
qua ba Điều 374: “Chồng có con với vợ trước, không có con với con sau, vợ có
con với chồng trước, không có con với chồng sau, những chồng chết trước không
có chúc thư thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước. Nếu vợ sau,
chồng sau không chia đứng phép thì phạt 60 roi, biếm một tư” (Đúng phép là vợ
trước có một đứa con, vợ sau không con thì điền sản chia 3, cho con vợ trước 2
phần, vợ sau một phần. Nếu vợ trước có 2 con trở lên thì phần của vợ sau, giống
phần của các con. Phần của vợ sau là để nuôi mình một đời thôi, không được lấy
làm của riêng. Nếu vợ sau chết hay lấy chồng khác thì phần đó trả về con chồng.
Vợ chết trước thì chồng cũng theo lệ ấy, dù lấy vợ khác điền sản đó vẫn còn. Nếu
điền sản do vợ và chồng cũng làm ra thì chia 2 phần. Vợ trước và chồng mỗi người
một phần. Phần của chồng thì chia ra như trước, còn phần của vợ sau thì được lấy 6
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
lầm của riêng. Vợ chết trước thì chồng cũng làm như thế). Cha mẹ còn sống thì phải xử khác.” Điều 375:
Vợ chồng không có con, cử chức trước không có chức thư thì điền sản thuộc chồng
hay vợ lại để lo sẽ th nếu làm không đúng phép thì phạt 50 roi, biếm một khi
Người trong họ (người được thừa tự) không còn quyền giám hộ điền sẵn tế tự ấy. Điều 376:
Vợ chồng có con, nếu aị chết trước mà sau đó con lại chết thì điền sản thuộc chồng
hay Neu người trưởng họ chia không đúng phép thì phạt 60 rai, biếm một tư và mất
phần được chia (Đúng phép là điện sản của vợ chia làm 5, để chồng 2 phần, cho
người như tự một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, 1 phần thuộc cha mẹ,
một phần thuộc chồng. Phần của chồng chủ để nuôi mình một đời, không được lấy
làm của riêng. Chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng
chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì buộc phải trả lại).
Ba điều luật này quy định mối quan hệ trong việc sở hữu tài sản của vợ và chồng
sau khi ly hôn, khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) qua đời. Theo luật thì khi
vợ chồng còn sống chung thì tất cả tài sản đều là của chung, khi ly hôn thì phần tài
sản của riêng ai thì được nhận lại và tài sản chung thì chia đôi. Theo ba điều luật
này thì khi vợ hay chồng chết đi mà không có con thì phần tài sản được thừa kế
của hai người và phần tài sản chung sẽ được chia như sau: Khi chồng chết trước
(hay vợ chết trước) thì phần tài sản do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần
bằng nhau. Một phần dành cho gia đình bên vợ hay chồng người vừa chết để lo
việc tế lễ (bố mẹ bên vợ/chồng hoặc người thừa tự bên vợ/chồng). Phần còn lại
dành cho vợ hoặc chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu).
Khi người vợ hay chồng này chết đi thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên
chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một
phần dành cho vợ hoặc chồng làm của riêng, phần còn lại được chia như sau: 1/3
dành cho gia đình nhà chồng hoặc vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ hoặc chồng
để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình
bên chồng. Qua các điều luật trên đã cho thấy vai trò, vị trí quan trọng của người
phụ nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống. Thực tế cho thấy rằng trong xã hội
truyền thống, tất cả các hoạt động kinh tế của gia đình đều có sự đóng góp ít hay 7
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
nhiều của chính người phụ nữ. Tục ngữ Việt Nam vẫn thường có câu “của chồng
công vợ” như là một sự ghi nhận cho những đóng góp này của người phụ nữ và ở
đây sự công nhận đó đã được chính luật pháp quy định. Trong gia đình, tất cả
những tài sản mà người vợ hay chồng được thừa kế riêng thì nó vẫn được phân
chia rõ ràng quyền sở hữu của vợ hay chồng đối với những tài sản đó mặc dù nó
được đặt dưới sự quản lý chung của hai vợ chồng. Không ai được quyền chiếm
dụng những tài sản này và theo đó nếu như ly hôn thì mỗi người có thể mang đi
những tài sản của người đó. Về quyền làm chủ tài sản thì có một quy định là người
chồng không có quyền thừa kế tài sản của của vợ nếu như người vợ ấy mất đi mà không có con.
Người chồng chỉ được thừa kế một nửa tài sản và khi anh ta chết đi thì phần tài sản
này sẽ chuyển sang cho gia đình người vợ.
+ Khi bán tài sản phải có đủ chữ kí của cả vợ và chồng:
Luật Hồng đức đã ghi nhận sự bình đẳng tương đối về tài sản giữa người vợ và
chồng trong khối tài sản chung.
+ Vợ có quyền có tài sản riêng:
Điều 376 - Quốc Triều hình luật về việc chia tài sản khi người vợ chết trước (điền
sản của vợ chia làm ba phần: chồng hai phần, người thừa tự một phần)
Vợ chồng có con, nếu aị chết trước mà sau đó con lại chết thì điền sản thuộc chồng
hay Neu người trưởng họ chia không đúng phép thì phạt 60 rai, biếm một tư và mất
phần được chia (Đúng phép là điện sản của vợ chia làm 5, để chồng 2 phần, cho
người như tự một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, 1 phần thuộc cha mẹ,
một phần thuộc chồng. Phần của chồng chủ để nuôi mình một đời, không được lấy
làm của riêng. Chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng
chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì buộc phải trả lại).
Quy định này có thể xem như một một bước đột phá trong truyền thống pháp luật
phong kiến nơi phụ nữ vốn “vô sản” thậm chí bản thân còn bị coi là "tài sản" của chồng. - Quan hệ lao động 8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm
điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế, địa vị
của người vợ - chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ.
Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia
các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Trong
lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, "không có
sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà” – Điều 23 trong
"Quốc triều hình luât" quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công
ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị
trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.
- Quy định về thừa kế
Pháp luật phong kiến rất coi trọng việc giao tài sản cho con trai, cháu trai để thờ
cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên và duy trì nòi giống gia đình nhưng pháp luật vẫn thừa
nhận quyền thừa kế của con gái mà không phân biệt là con gái đã đi lấy chồng hay chưa.
Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, BLHĐ không phân biệt con trai –
con gái. Tại Điều 388 quy định: “Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm
phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con”,
"người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con
trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (Điều 391); "Ruộng hương hỏa giao cho con
trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng".
2. Pháp luật về hình sự:
Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật. Bộ luật này thể hiện rõ nét
nhất là hình luật. Bởi bên cạnh mỗi quy định, nhà làm luật đưa ra các biện pháp
chế tài mang tính trừng trị, tức các hình phạt.
Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình", có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà:
không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội "đồ"
cho đàn ông và đàn bà. Khi thi hành hình phạt tử đối với phụ nữ có thai, phải chờ
sanh đẻ xong mới thi hành… Điều 680 QTHL quy định: “Đàn bà phạm tội tử hình
trở xuống, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành
hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị biếm hai tư, ngục lại bị tội 9
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh nhưng chưa hết hạn 100 ngày mà hành hình thì
ngục quan và ngục lại bị xử biếm hay bị phạt. Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội
đánh roi thì ngục quan bị phạt 20 quan tiền, ngục lại bị đánh 80 trượng...”. Một số
tội, nếu người phạm tội là phụ nữ thì được giảm nhẹ, như việc xử lý tội ăn trộm, ăn
cướp: “Ăn trộm có cầm khí giới thì xử tội ăn cướp và có giết người thì xử tội giết
người. Đàn bà được giảm tội” (Điều 429 QTHL), hoặc trường hợp đầy tớ ăn trộm
đồ của chủ, nếu là “tớ gái thì được giảm tội” (Điều 441 QTHL).
Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết
hạnh của người phụ nữ, kẻ nào hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội
hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường.
Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị
thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà
người bị chết (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó
thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (Điều 404). Nếu “chồng đánh vợ bị thương
thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc. Nếu đánh chết thì xử
như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phần. Cố ý giết
vợ thì giảm một bậc tội, nếu có tội bị chồng đánh, không may chết thì xử riêng.
Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bậc...” (Điều 482).
Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội thì họ
vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt gian
dâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bậc so với tội
gian dâm thông thường. Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các gian phụ ấy.
Luật cũng quy định một số vấn đề khác liên quan đến phụ nữ, như cấm “lấy thuốc
sảy thai làm người sảy thai, hay là người xin thuốc sảy thai cũng đều xử đồ. Vì sảy
thai mà chết thì người cho thuốc bị xử theo tội giết người” (Điều 424). Với một số
tội, mức xử phạt đối với phụ nữ còn nhẹ hơn đàn ông, ví dụ Điều 450 quy định:
“...Kẻ lạ vào vườn người ta thì xử biếm, đàn bà được giảm một bậc”.
Tóm lại, bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam. Một số điều quy định như trên là một bước tiến khá căn bản trong việc cải
thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ
đãđược đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. 10
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
III. Nguyên nhân dẫn đến việc BLHĐ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ 1. Nguyên nhân khách quan
Sở dĩ Bộ luật Hồng Đức đề cao vai trò người phụ nữ như trên là vì xuất phát từ
hoàn cảnh ra đời của Bộ luật này. BLHĐ được ra đời trong một môi trường và điều
kiện mới lạ, thuận lợi nên được xem là bộ luật tiến bộ nhất tại thời điểm hiện thời:
Thứ nhất, trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kì xán lạn. Sau
năm thế kỷ độc lập và văn hiến, nhờ những tướng tài và vua giỏi, ánh sáng của sự
tự chủ tự do đã trở về với Đại Việt. Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập
quyền thời Lê Sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới.
Thứ hai, các vua nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề
cao Nho học. Thời Lê các bộ kinh điển và sách vở liên quan tới Nho giáo được du
nhập từ Trung Hoa và được phổ biến rộng rãi, vì vậy Nho giáo có điều kiện để trở
thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê. Tuy nhiên, các nhà
làm luật đã kế thừa và vận dụng Nho giáo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta thời
đó cùng với truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Ra đời
trong hoàn cảnh đặc biệt đó nên đã đề cao vai trò của người phụ nữ và đã bước đầu
thể hiện sự công bằng của xã hội.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác cũng đã tác động mạnh mẽ đến các nhà làm
luật thời Lê để tạo nên một Bộ luật tiến bộ có sự đề cao vai trò và quyền của người
phụ nữ. Có thể kể đến như:
Trong bối cảnh lịch sử của một nhà nước phong kiến hưng thịnh. Triều đình Lê Sơ
cho mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các
chức vụ thực quyền mà trong dụng những người đã đỗ khoa để bổ nhiệm, việc hạn
chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyển
quyền dòng họ. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế,… được
hoàn thiện trong thời Lê Sơ phát huy sức mạnh của nhân tài là huy động được
nguồn lực phát triển trên tất cả mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội.
Bộ luật Hồng Đức không phải là một bộ luật do mỗi Lê Thánh Tông sáng tạo, cũng
không phải được xây dựng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà đây là 11
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
sản phẩm của một thời phong kiến cực thịnh ở Việt Nam, trong cả thời kỳ Lê Sơ.
Vì vậy đây có thể nói là Bộ luật tập hợp đầy đủ những ưu việt của các điều luật, pháp lệnh trước đó.
Đây có thể nói là các yếu tố khách quan tạo nên sự tiến bộ của một Bộ luật, là nhân
tố tác động mạnh mẽ vào các nhà làm luật sao cho phù hợp với nền tế kinh tế xã
hội. Khi một đất nước có một nền chính trị và hội ổn định, một nền kinh tế phát
triển là một điều kiện tất yếu để phát triển các yếu tố khác.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này tác động của quan điểm Nho giáo còn ảnh hưởng, tác
động mạnh mẽ trong toàn dân cũng như trong toàn bộ hệ thống tư tưởng. Vì vậy
cần có một số yếu tổ mạnh mẽ hơn quyết liệt hơn nữa. 2. Nguyên nhân chủ quan
Những yếu tố thăng trầm suốt thời thơ ấu của vị vua anh minh lỗi lạc Lê Thánh
Tông. Cuộc đời trầm luân của ông gắn liền với vai trò của người mẹ, Hoàng Thái
hậu Ngô Thị Ngọc Dao - một bậc Mẫu nghi thiên hạ có công lao to lớn với cả 3
triều vua Lê Sơ. Truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia… đã thấm nhuần vào tư
tưởng của vị vua này trong những năm tháng ấy.
Hơn nữa, chính bà Ngô Thị Ngọc Dao là nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh
nữ trong hệ tư tưởng Nho giáo. Là thân phận đàn bà, bà nhiều lần bị hãm hại cũng
chỉ vì không có được tiếng nói riêng cho chính mình. Đây cũng là một yếu tố tác
động không hề nhỏ khi mà bà là bậc Mẫu nghi thiên hạ có công lao to lớn với cả ba triều vua Lê Sơ.
Đây là nguyên nhân chủ quan, phù hợp với bối cảnh lịch sử cũng như đạo đức xã
hội. Và trên thực tế nó đã chứng minh được tính ưu việt của mình. Với những lý do
nêu trên, sự tiến bộ trong văn hóa tư tưởng chính trị pháp luật cũng như những tác
động của xã hội là nhân tố quyết định đến việc ban hành một bộ luật sao cho phù
hợp với tình hình thực tế, là một yếu tố tất yếu không thể tách rời với lịch sử. Và đó
là lý do dẫn đến những quy định vượt qua rào cản tư tưởng của Nho giáo cũng như
một số định kiến xã hội mà ban hành một bộ luật tiến bộ hợp với xu thế thời đại để
bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức.
IV. So sánh với các bộ luật khác 12
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 Luật Trung Hoa .
So sánh với pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ, chúng ta có thể thấy Bộ luật Hồng
Đức của Lê Thánh Tông có nhiều điểm tiến bộ hơn về quyền phụ nữ. Trong
BLHĐ, chúng ta có thể tìm thấy quy định người phụ nữ có quyền bỏ chồng, có
quyền ngang với nam giới trong việc hưởng thừa kế, có quyền quản lý tài sản khi
chồng mất, có quyền thừa kế ruộng đất hương hỏa. Đây là những đặc quyền của
phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, không tìm thấy trong pháp luật Trung Hoa.
Trong đó, có hai trường hợp người vợ được quyền bỏ chồng được quy định tại Điều 308 và 333 BLHĐ.
Điều 308: “Người vợ có quyền trình với quan sở tại và được quan sở tại chứng
thực để xin bỏ chồng, nếu chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại”.
Điều 333: “Con rể nếu lấy chuyện phi lý mắc nhiếc bố mẹ vợ thì người vợ có quyền bỏ chồng”
Quy định người phụ nữ được thừa kế đất hương hỏa được thể hiện qua Điều 388 và
391. Cụ thể, Điều 388 và Điều 391 quy định: “Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20
ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai,
gái. Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao
ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên”.
Hoàng Việt luật lệ .
So với bộ Hoàng Việt luật lệ (hay bộ luật Gia Long) (năm 1811) ra đời sau hàng
thế kỷ, có thể thấy Bộ luật Hồng Đức chưa có tính khái quát hóa cao và phân
ngành rõ như Hoàng Việt luật lệ. Tuy nhiên, mức bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ trong bộ luật Hồng Đức lại cao hơn so với Hoàng Việt luật lệ.
Theo quy định của Bộ luật Gia Long thì quyền thừa kế của con gái không còn được
công nhận, chỉ trong một trường hợp duy nhất là khi cha mẹ chết mà không còn
người thừa kế hợp pháp thì con gái mới được nhận một phần di sản (Điều 46).
Theo Bộ luật Gia Long, người vợ không có quyền thừa kế tài sản của chồng, trừ
một trường hợp hãn hữu: Khi chồng đang làm quan mà chết, không còn ai hưởng
tập ấm thì cho phép vợ nhỏ của người ấy theo lệ mà xin quan cấp lương nuôi sống
đến mãn đời (Lệ 3 - Điều 76). 13
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã viết khi nhận xét về Hoàng Việt luật lệ: "Bao nhiêu những
sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê đã không còn lưu lại một chút dấu tích nào
trong luật nhà Nguyễn. Không còn những điều khoản liên quan đến hương hỏa,
đến chúc thư, đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng." V. Kết luận
Những quy định về bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Luật Hồng Đức có giá trị kế thừa
trong pháp luật và đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Luật Hồng Đức từ lâu đã
được nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới và được đánh giá là một
công trình lập pháp vĩ đại, tiến bộ, nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt. Ngày nay,
chúng ta cần tham khảo, kế thừa giá trị tiến bộ, nhân văn, kỹ thuật pháp lý của Bộ
luật nhà Lê trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ với tư cách là một trong
những đối tượng xã hội dễ bị tổn thương, yếu thế. Đặc biệt là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ, thực hiện các quy định pháp luật về quyền lợi của phụ nữ.
Vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế
độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ
đứng và địa vị trong xã hội
Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
Sự phục vụ của phụ nữ lúc bấy giờ bị xem như là một điều hiển nhiên và tất yếu.
Không ai cảm thấy biết ơn cho sự hy sinh to lớn của họ, thậm chí, chính bản thân
người phụ nữ cũng bị tư tưởng ấy đồng hóa mà quên đi giá trị đích thực của mình.
thời kỳ phong kiến, lúc bấy giờ quyền của người đàn ông là vô hạn. Từ quyền
phân công lao động, cho đến quyền quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên
khác trong gia đình thành kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nô lệ. Người đàn ông có
quyền đánh đập. “bán vợ, đợ con”, xã hội xuất hiện sự bất bình đẳng. Người đàn
ông nắm quyền lực chính trong gia đình. 14
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 15
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)