-
Thông tin
-
Quiz
Bài tiểu luận nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tiểu luận nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bài tiểu luận nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tiểu luận nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Preview text:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
===========*****==========
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1- LỚP TMK4D
MÔN : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ:SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. Nguyễn Thị Ngọc Huyền 6. Lưu Thị Thùy Trang 2. Trần Thu Hương 7. Phạm Thị Thùy Trang 3. Phan Thị Thùy Linh 8. Hoàng Cẩm Tú 4. Giàng Phương Thảo 9. Phạm Như Ý 5. Phùng Thanh Thủy MỤC LỤC
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM.........................................................................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................5
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................5
2. GIẢI THÍCH VỀ CÁC THUẬT NGỮ..............................................................5
3. COMMON LAW.................................................................................................7
NỘI DUNG...............................................................................................................9
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ COMMON LAW...............................................9
1. DÒNG HỌ COMMON LAW Ở ANH...............................................................9
2. DÒNG HỌ COMMON LAW Ở MỸ...............................................................12
3. SO SÁNH CẤU TRÚC NGUỒN LUẬT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH -
MỸ .........................................................................................................................14
II. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ COMMON LAW.............................17
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW VÀ
COMMON LAW...................................................................................................20
1. VỀ NGUỒN GỐC CỦA LUẬT .......................................................................21
2. VỀ TÍNH CHẤT PHÁP ĐIỂN HÓA...............................................................21
3. VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG.................................................................................22
4. VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VÀ THẨM PHÁN, CHỨNG CỨ..................22
IV. LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM.................................................................................23
KẾT LUẬN............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................26 1
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Kính gửi: Thầy Chu Bình Minh- giảng viên bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
1.Môn học:Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 2.Nhóm - Lớp TMK4D
Đề tài thảo luận: Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ
3.Thời gian, địa điểm, thành phần:
a. Thời gian: + Lần họp thứ nhất: 14h30p –19/12/2023
+ Lần họp thứ hai: 18h00 – 20/12/2023
+Lần họp thứ ba: 09h00 – 24/12/2023
b. Địa điểm: Họp online qua ứng dụng Zoom
c. Thành phần:+ Lần họp thứ nhất: 9/9 + Lần họp thứ hai:9/9 +Lần họp thứ ba:9/9 4. Nội dung thảo luận: * Lần họp thứ nhất:
-Bầu nhóm trưởng và thư ký.
-Thảo luận đề ra cách giải quyết vấn đề.
-Phân công công việc cho các thành viên
-Đề tài thảo luận : Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. * Lần họp thứ hai:
- Các thành viên trao đổi ý kiến, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc.
- Các thành viên rút ra những hạn chế của nhóm để rút ra kinh nghiệm cho những
buổi hoạt động nhóm tiếp theo. * Lần họp thứ ba: 2
- Nhóm trưởng chốt lại vấn đề.
- Thư ký lập biên bản và đưa ra kết quả hoạt động nhóm.
5. Kết quả buổi học nhóm
- Công việc được hoàn thành.
-Sau thời gian làm việc, nhóm thống nhất và phân chia công việc cho từng thành
viên. Đồng thời đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên ở bảng bên dưới như sau: ST Họ và tên Lớp Nhiệm vụ Đánh giá T 1 Nguyễn Thị Ngọc TMK4 Phân chia nhiệm vụ Hoàn Huyền D + tổng hợp +powerpoint thành tốt (Trưởng nhóm) 2 Trần Thu Hương TMK4 Sự khác nhau giữa HTPL Hoàn (Thư ký) D Anh và Mỹ+word+biên bản thành tốt 3 Phan Thị Thùy Linh TMK4 Liên hệ Việt Nam Hoàn D thành tốt 4 Giàng Phương Thảo TMK4
Ưu, nhược điểm của dòng Hoàn D họ Common Law thành tốt 5 Phùng Thanh Thủy TMK4 Dòng họ Common Law ở Hoàn D Mỹ+ thuyết trình thành tốt 6 Lưu Thị Thùy Trang TMK4
Lịch sử hình thành và phát Hoàn D triển thành tốt 7 Phạm Thị Thùy Trang TMK4
Đặc điểm chung của dòng Hoàn D họ Common Law thành tốt 8 Hoàng Cẩm Tú TMK4
Giải thích các thuật ngữ Hoàn D thành tốt 9 Phạm Như Ý TMK4 Dòng họ Common Law ở Hoàn D Anh thành tốt 3
6.Nhận xét của giảng viên bộ môn
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... STT Họ và tên Lớp Điểm số 1 Nguyễn Thị Ngọc Huyền TMK4D (Trưởng nhóm) 2 Trần Thu Hương TMK4D ( Thư ký) 3 Phan Thị Thùy Linh TMK4D 4 Giàng Phương Thảo TMK4D 5 Phùng Thanh Thủy TMK4D 6 Lưu Thị Thùy Trang TMK4D 7 Phạm Thị Thùy Trang TMK4D 8 Hoàng Cẩm Tú TMK4D 9 Phạm Như Ý TMK4D Thư ký Trưởng nhóm
Trần Thu Hương Nguyễn Thị Ngọc Huyền MỞ ĐẦU 4 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang ngày một hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra nhanh
chóng, đòi hỏi việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng
ngày một cao và mang tính thiết thực trong cuộc sống, giúp chúng ta nâng cao nhận
thức, sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo
điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật
nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới.
Là một trong những hệ thống luật chính trên thế giới – dòng họ Common law
đã thực sự chiếm được một vị trí quan trọng khi có tới 1/3 các nước trên thế giới có
hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật này, mà điển hình là hệ
thống pháp luật của hai cường quốc Anh và Mỹ. Đây là một trong những hệ thống
pháp luật có truyền thống lịch sử lâu đời trong các hệ thống pháp luật chính trên thế giới hiện nay.
Với mục đích tìm hiểu, bình luận nhằm làm sáng tỏ và có cái nhìn cụ thể hơn
về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ chính vì thế
chúng em đã lựa chọn đề tài: “Anh/chị hãy trình bày sự hình thành và phát triển của
hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.” làm đề tài thảo luận nhóm môn Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật để tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn.
Hình 1: Bản đồ Common Law World
2. GIẢI THÍCH VỀ CÁC THUẬT NGỮ
2.1. Pháp luật : Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy
tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí 5
chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
2.2. Hệ thống pháp luật; (theo nghĩa chung nhất) được hiểu là một chỉnh thể các
hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các
nguồn pháp luật) có sự liên kết ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự
tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
2.3. Thuật ngữ Common Law :
Dòng họ này được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau. Có tài liệu gọi dòng họ
pháp luật này là dòng họ pháp luật Anh - Mỹ, có tài liệu gọi là dòng họ Anglo -
Saxon và cũng có tài liệu gọi là dòng họ pháp luật án lệ "common law". Thuật ngữ
common law dường như là thuật ngữ tương đối rắc rối vì luôn được sử dụng để làm
hàm chỉ sự tương phần nào đó và nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ phụ thuộc vào
chính sự tương phản mà thuật ngữ đó hàm chỉ.
Ngày nay, thuật ngữ common law được hiểu theo nghĩa thông dụng hơn và thường
được đặt trong mối quan hệ với luật thành văn. Với nghĩa này, có nhiều cách khác
nhau để diễn tả "common law" như: án lệ, luật do thẩm phán làm ra, luật tập quán,
và luật bất thành văn. Nói cách khác, theo nghĩa vụ này, "common law" là luật
không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án (án
lệ) và băng tập quán pháp.
Thêm vào đó thuật ngữ "common law" còn có nghĩa là luật chứ không phải là luật
nước ngoài: nói cách khác, đó là luật Anh tại quốc gia Anh và tất cà các thuộc địa
của Anh. Vi vậy, common law được hiểu rất rộng bao gồm toàn bộ pháp luật Anh
như án lệ, luật thành văn, tập quán pháp và công bằng.
Cuối cùng thuật ngữ "common law" còn hàm chi toàn bộ những hệ thông pháp luật
Anh ở đó phán quyết của tòa giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồn luật. 2.4. Tiền lệ pháp:
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp
luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của
toàn án ( trong các tập san án lệ ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho 6
những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp
còn là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc
mới trong quá trình xét xử. Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng
trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Anglo – Sacxon) 3. COMMON LAW 3.1. Nguồn gốc
- Nguồn gốc pháp luật chủ yếu của dòng họ pháp luật Common Law dựa trên nền
tảng pháp luật Anh cổ hay còn gọi là luật Anglo - Saxong với những tập quán được
hình thành từ sự phát triển của cộng đồng. Từ con đường thuộc địa hóa của hoàng
gia Anh, dòng họ này đã lan khắp châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, châu Á, hình thành
nên hệ thống Common Law. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của nó là khác nhau và có
thể chia làm hai nhóm. Thứ nhất là nhóm quốc gia chưa có cuộc sống văn mình khi
bị Anh xâm chiếm như Úc, New Zealand… với hệ thống pháp luật rất giống pháp
luật Anh. Thứ hai là nhóm các quốc gia Anh tranh giành được hoặc được chuyển
nhượng, đã có sẵn nền văn minh như Bắc Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ 3.2. Định nghĩa
- Dòng họ pháp luật này được phát triển từ những tập quán và coi trọng tiền lệ. Nó
thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp, coi án lệ như một nguồn luật chính thức. Các tòa
án thông luật nhìn vào các quyết định trong quá khứ để tổng hợp các nguyên tắc
pháp lý. Nguyên tắc mà các trường hợp nên được quyết định theo các nguyên tắc
nhất quán để các sự kiện tương tự sẽ mang lại kết quả tương tự, nằm ở trung tâm
của tất cả các hệ thống thông luật. Nếu tòa án thấy rằng một tranh chấp tương tự
như tranh chấp hiện tại đã được giải quyết trong quá khứ, thì tòa án thường buộc
phải tuân theo lý do được sử dụng trong quyết định trước đó. Tuy nhiên, nếu tòa án
thấy rằng tranh chấp hiện tại về cơ bản khác với tất cả các vụ việc trước đó, các đạo
luật không đề cập hoặc mơ hồ về vấn đề này, thì các thẩm phán có thẩm quyền và
nghĩa vụ giải quyết vấn đề với ý tưởng rằng một thẩm phán thông luật đưa ra kết
hợp với các quyết định trong quá khứ như là tiền lệ để ràng buộc các thẩm phán và
vụ kiện trong tương lai. Điều này đem đến cho hệ thống Common Law sự cởi mở, 7
gần gũi với thực tế, mang đầy tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy luật pháp
- Hệ thống thông luật được sử dụng ở Anh, Hoa Kỳ (trừ bang Louisiana và các quốc
gia khác từng là thuộc địa của anh thuộc địa của Anh. Hệ thống thông luật cũng
được sử dụng ở Canada, ngoại trừ ở tỉnh Quebec, nơi hệ thống dân luật của Pháp chiếm ưu thế.
- Nhìn chung, dòng họ pháp luật Common Law có những đặc điểm chính sau:
+ Hệ thống pháp luật bất thành văn, luật trực thuộc ít, coi trọng án lệ.
+ Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, phát triển các quy phạm pháp luật.
+ Không phân biệt luật công và luật tư.
+ Là lịch sử của các quyết định tư pháp, là cơ sở đánh giá sự việc trong tương lai.
+ Có chế định ủy thác.
+ Có sức ảnh hưởng lớn, rộng khắp nhưng không đồng đều 3.3. Phân loại
-Có 2 hệ thống thông luật:
+ Thông luật chung: là luật được tạo ra cho các tình huống và hoàn cảnh không có tiền lệ.
Ví dụ bao gồm hầu hết luật hợp đồng ngày nay
+ Thông luật xen kẽ: pháp luật được tạo ra bởi các tòa án thông qua việc giải thích các quy định hiện hành 8 NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ COMMON LAW
1. Dòng họ Common Law ở Anh
a. Sự ra đời của dòng họ Comman Law:
Sau triều đại của William đệ nhất, nước Anh đã có nhiều hoàng đế nhưng vị
hoàng đế có công lao lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của Common law, với nghĩa
là luật chung áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh là Henry đệ nhị (1154 – 1189).
Henry đệ nhị là hoàng đế đầu tiên của Anh quốc đã giành được nhiều thành tựu
trong việc trị quốc và một vài thành tựu đó là đã thể chế hoá thành Common law từ
việc nâng các tập quán địa phương lên thành tập quán quốc gia và kết thúc sự kiểm
soát của luật bất thành văn ở từng địa phương; để loại trừ các biện pháp cưỡng chế
tuỳ tiện và phục hồi hệ thống bồi thẩm nhằm điều tra những khởi kiện hình sự và
khiếu kiện dân sự có cơ sở. Bồi thẩm đoàn đến phán quyết thông qua việc đánh giá
bằng sự hiểu biết, bằng nhận thức của mình về vụ việc chứ không thông qua việc
đưa ra chứng cứ. Đây là kiểu thủ tục tố tụng rất khác với thủ tục tố tụng của hệ
thống toà án dân sự và sự ngày nay ở Anh.
Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ Toà án Hoàng gia đặt tại thủ phủ
Westminster của Anh quốc đi giải quyết tranh chấp ở các địa phương trên toàn
quốc. Ban đầu, các thẩm phán giải quyết tranh chấp theo một cách thức đặc biệt,
phụ thuộc vào cách họ hiểu ra sao và nhận thức như thế nào về tập quán địa phương
có liên quan đến vụ việc. Sau mỗi vụ xét xử như vậy, các thẩm phán Hoàng gia lại
quay trở về Westminster và thường thảo luận về những vụ án mà họ đã xử, về tập
quán pháp mà họ đã áp dụng và về những phán quyết mà họ đã ra. Các phán quyết
đó đã được ghi chép lại và được gọt giũa, sắp xếp có hệ thống. Theo thời gian, một
nguyên tắc có tên “stare decisis” hay còn được biết đến như “rule of precedent” đã
phát triển, theo đó thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết có liên quan của
các thẩm phán khác trong quá khứ, bởi cách giải thích pháp luật của các thẩm phán
tiền bối. Kết quả là khi xét xử những vụ việc tương tự ở thời điểm hiện tại, người
thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng cùng những nguyên tắc đã được các thẩm phán tiền
bối áp dụng. Nói cách khác, nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự thì phán quyết mà 9
toà án ra để giải quyết hai vụ việc đó sẽ phải có kết cục tương tự. Trên cơ sở áp
dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các phán quyết của toà án đã được duy trì và ngày
càng trở nên cứng nhắc đồng thời các tập quán địa phương thời tiền Norman đã
từng bước bị thay thế bằng tiền lệ pháp, áp dụng thống nhất trên toàn Anh quốc.
Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống toà án đầy quyền lực và thống nhất tới mức đã
hạn chế được cả thẩm quyền của toà án giáo hội và đặt mình vào thế xung đột với
nhà thờ. Trong lịch sử pháp luật Anh, Common law được phát triển bởi các Toà án
Hoàng gia đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn vương quốc đến vài thế kỉ, trước khi
Nghị viện Anh được trao quyền lập pháp. Nếu xét về phương diện pháp luật thành
văn, triều đại Edward đệ nhất (1272 – 1307) đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng
của các văn bản pháp luật và vì vậy, Edward đệ nhất được mệnh danh là Justinian
của Anh quốc. Sự bùng nổ về số lượng của pháp luật thành văn trong giai đoạn này(
đã làm cho Common law phát triển một cách chậm chạp. Chỉ tới thế kỉ XIX, khi
diễn ra cuộc cải tổ pháp luật, nước Anh mới lại được chứng kiến sự phát triển tương
tự của pháp luật thành văn.
b. Đặc điểm của dòng họ pháp luật Common Law:
Common law là nền tảng dựa vào đó pháp luật của Anh đã hình thành và phát
triển. Common law của Anh là luật quốc gia lâu đời nhất ở châu Âu, hoàn toàn khác
với luật chung của châu Âu (jus commune) áp dụng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ
XVI) và cũng hoàn toàn khác với luật chung được nghiên cứu bởi các học giả ở các
trường đại học ở châu Âu (common learned law).
Thứ nhất, “Common law” xuất hiện vào thế kỉ XIII ở Anh là hệ thống pháp luật tập
trung cao độ. Common law ra đời chủ yếu dựa vào ba yếu tố:
(1) Các cuộc vi hành của các thẩm phán Hoàng gia lưu động trong quá trình thực thi
công lí ở tất cả các vùng của Vương quốc Anh;
(2) Sự phát triển của chính phủ phong kiến tập trung đã sản sinh ra tính bất biến
trong quản lí nhà nước (uniformity of administration);
(3) Tầm quan trọng ngày càng tăng lên của các Tòa án Hoàng gia.
Common law có được sự tập trung cao độ là do người khiếu kiện có thể tiếp
cận thủ tục tố tụng hiện đại hơn và các giải pháp pháp lí được khai thác hiệu quả 10
hơn ở tòa án hoàng gia. Phán quyết của tòa án hoàng gia được cưỡng chế bằng
quyền lực nhà nước. Sự có mặt tất yếu của bồi thẩm trong các việc dân sự ở các Tòa
án Hoàng gia cũng là một trong những lí do mấu chốt giải thích tại sao người Anh
thích lựa chọn Tòa án Hoàng gia hơn các tòa án phong kiến địa phương để khiếu kiện.
Thứ hai, các thành tố quan trọng của Common law gồm:
(1) Những quy phạm rút ra từ những khái niệm pháp lí thời Anglo – Saxon và được
thực thi bởi toà án hoàng gia từ thời thượng cổ;
(2) Tập quán pháp dựa trên những quyền đã được thiết lập lâu đời, qua nhiều thế
hệ, đã được phát triển và sửa đổi;
(3) Các phán quyết của tòa án.
Thứ ba, các thẩm phán hoàng gia không chỉ được xem như những nhà làm luật mà
đúng hơn là những nhà tuyên bố, áp dụng pháp luật. Họ là những thẩm phán có
phẩm chất xuất sắc, được tuyển chọn kĩ lưỡng nhưng ít người trong số họ được học
luật dân sự hay luật giáo hội. Chính thực tiễn hoạt động xét xử đã khiến họ trở thành
những người thẩm phán chuyên nghiệp. Common law phát triển nhờ đội ngũ thẩm phán này.
Thứ tư, nói đến sự phát triển của Common law không thể không đề cập đến sự phát
triển của hệ thống trát (writ system) – đây là văn bản hành chính dưới dạng một bức
thư, được chứng thực bằng dấu đóng trên trát, được dùng vào mục đích hành chính
và tư pháp. Hình thức khởi kiện (form of action) hay hệ thống trát là đặc điểm quan
trọng nhất của hệ thống pháp luật Anh thời trung cồ. Trong quá trình phát triển của
Common law ở Anh, hình thức khởi kiện và thủ tục tố tụng tương ứng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Thứ năm, có lẽ đặc điểm đặc thù nhất của Common law là Common law không
được tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các bản chuyên luận về luật của các
học giả pháp lí mà được tìm thấy trong các phán quyết của các thẩm phán, ghi nhận
lại kết quả giải quyết những tình huống có thật trong thực tiễn. Nói một cách chính
xác, Common law được tìm thấy trong tập hợp tiền lệ pháp được tích lũy trong 11
nhiều năm. Người Anh cho rằng luật do các thẩm phán làm ra là nguồn duy nhất và quan trọng nhất.
2. DÒNG HỌ COMMON LAW Ở MỸ
Hệ thống pháp luật Mỹ là một hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở của hệ thống pháp
luật Anh, hay còn gọi là hệ thống pháp luật Common Law. Hệ thống pháp luật này
phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập
quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ. *Quá trình hình thành:
Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ có thể được chia thành 3 giai đoạn chính:
-Giai đoạn 1: Giai đoạn thuộc địa (1607-1776)
Ngay từ giai đoạn khởi đầu của quá trình thuộc địa hoá của người Anh ở châu Mỹ,
hệ thống pháp luật của Anh đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
các thuộc địa ở châu Mỹ. Các thuộc địa của Anh ở Mỹ đều sử dụng hệ thống pháp
luật Common Law, với nguồn luật chủ yếu là án lệ và tập quán Bước sang thế kỉ
XVIII, tình hình kinh tế và xã hội của các thuộc địa của Anh ở Mỹ đã có những biến
chuyển do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các thuộc địa này với nước ngoài và
với nước mẹ Anh quốc đã tăng lên. Trước tình thế đó, chính trị thần quyền đã mất
dần chỗ đứng ở các thuộc địa này, đồng thời một tầng lớp luật sư, thẩm phán của
các thuộc địa được đào tạo ở Anh, đã từng tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật sư ở
London tử trước khi di cư sang châu Mỹ đã bắt đầu hành nghề ở các thuộc địa mới
này và áp dụng các án lệ của Anh trong xét xử. Cùng với sự hiện diện và hoạt động
của các luật sư Anh, sách luật từ Anh quốc cũng dần dần được dụng phổ biến ở các
thuộc địa, đặc biệt là cuốn “Bình luận về pháp luật Anh” của một tác giả nổi tiếng.
-Giai đoạn 2: Giai đoạn độc lập (1776-1865)
Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1776, Mỹ bắt đầu xây dựng hệ thống pháp luật
của riêng mình. Hệ thống pháp luật Mỹ trong giai đoạn này vẫn dựa trên cơ sở của
hệ thống pháp luật Common Law của Anh, nhưng cũng có những sự điều chỉnh phù
hợp với tình hình thực tế của nước Mỹ. 12
Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong giai đoạn này là việc ban hành
Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Trong suốt thời gian chiến tranh với người Anh cho
tới tận khi kết thúc chiến tranh năm 1781, đại diện của các nước Mỹ đã giành được
độc lập đã cố gắng liên kết với nhau về mặt chính trị nhưng vẫn phải tới tận năm
1787 Công ước Philadenphia về lập hiến mới được kí kết với thành phần tham dự
của quá nửa số thành viên là luật sư và đã đưa ra bản Hiến pháp Liên bang có hiệu
lực. Hiến pháp năm 1789 đã thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 13 thuộc địa của
Hoàng gia Anh. Hiến pháp Hoa Kỳ là văn bản pháp luật cao nhất của Mỹ, quy định
cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp Hoa
Kỳ cũng quy định một số quyền và tự do cơ bản của công dân Mỹ.
-Giai đoạn 3: Giai đoạn hiện đại (1865-nay)
Trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật Mỹ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Các
văn bản pháp luật thành văn ngày càng nhiều, đặc biệt là các đạo luật của Quốc hội
Mỹ. Tuy nhiên, án lệ vẫn là nguồn luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Mỹ.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Mỹ là một hệ thống pháp luật phát triển và hoàn thiện.
Hệ thống pháp luật này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
*Một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Mỹ
-Hệ thống pháp luật Mỹ có một số đặc trưng cơ bản sau:
+Tiền lệ là nguồn pháp luật chủ yếu: Hệ thống pháp luật Mỹ dựa trên tiền lệ
pháp, Các phán quyết của tòa án cấp cao được coi là tiền lệ và có giá trị pháp lý
ràng buộc đối với các tòa án cấp thấp hơn. Điều này có nghĩa là các tòa án phải tuân
theo các phán quyết trước đó khi xét xử các vụ việc tương tự trong tương lai.
+Luật thành văn là nguồn pháp luật thứ yếu: Hệ thống pháp luật Mỹ dựa trên
các văn bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
chẳng hạn như hiến pháp, luật của Quốc hội và luật của các bang, cũng là nguồn
pháp luật của Mỹ. Luật thành văn thường được giải thích và áp dụng dựa trên các
tiền lệ. Các văn bản pháp luật này được công bố rộng rãi và được áp dụng thống nhất trong cả nước.
+Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển pháp luật: 13
Các thẩm phán có quyền giải thích và áp dụng pháp luật trong các vụ việc cụ thể.
Điều này có nghĩa là pháp luật ở Mỹ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào
các phán quyết của tòa án. =>Tính linh hoạt.
+Hệ thống phân quyền: Hệ thống pháp luật Mỹ được phân quyền giữa chính
phủ liên bang và chính phủ các bang. Chính phủ liên bang có thẩm quyền ban hành
pháp luật trong các lĩnh vực như quan hệ đối ngoại, quốc phòng, thương mại,...
Chính phủ các bang có thẩm quyền ban hành pháp luật trong các lĩnh vực khác,
chẳng hạn như luật hình sự, luật dân sự,...
+Quyền tự do cá nhân: Hệ thống pháp luật Mỹ bảo vệ quyền tự do cá nhân
của công dân một cách mạnh mẽ. Các quyền tự do cá nhân được quy định trong
hiến pháp và được tòa án bảo vệ.-> Tính dân chủ
•Một số vai trò cụ thể của pháp luật Mỹ bao gồm:
+Bảo vệ quyền tự do và bình đẳng: Pháp luật Mỹ bảo vệ các quyền tự do cơ bản của
công dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, và quyền tự
do hội họp. Nó cũng bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, bất kể chủng tộc, giới tính,
tôn giáo, hoặc khuynh hướng tình dục.
+Giải quyết xung đột: Pháp luật Mỹ cung cấp một khuôn khổ để giải quyết xung đột
giữa các cá nhân, doanh nghiệp, và chính phủ. Điều này giúp đảm bảo rằng xung
đột được giải quyết một cách công bằng và hợp pháp.
+Thúc đẩy trật tự và ổn định: Pháp luật Mỹ giúp duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Nó ngăn chặn tội phạm và các hành vi bạo lực khác, và giúp đảm bảo rằng mọi
người tuân theo các quy tắc chung.
=> Dòng họ Common law ở Mỹ là một hệ thống pháp luật phức tạp và đa dạng. Hệ
thống pháp luật này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nước Mỹ và đã
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Anh và Mỹ là hai quốc gia thuộc dòng họ
Common law nên hệ thống pháp luật (HTPL) của hai nước có những nét tương
đồng nhất định. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng không có điểm khác biệt,
điều này được thể hiện rõ qua cấu trúc nguồn luật của hai HTPL. 14
3. So sánh cấu trúc nguồn luật hệ thống Pháp luật Anh – Mỹ
3.1. Những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh và Mỹ
a. Những điểm tương đồng
- Trong cấu trúc nguồn luật của 2 quốc gia đều có án lệ, các văn bản pháp luật
(VBPL) và các tác phẩm của các học gia pháp lý có uy tín.
- Án lệ là nguồn luật được sử dụng phổ biến nhất. Án lệ của Anh và Mĩ đều có
chung nguyên tắc Stare decisis, đều được ghi chép, xuất bản để sử dụng.
- Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí
giống như là một nguồn luật. Các tác phẩm này thường được trích dẫn bởi các luật
sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật.
- Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của 2 quốc gia. b. Những nét khác biệt
- Số lượng nguồn luật của HTPL Anh phong phú hơn: Mỹ có 3 loại (Án lệ, Luật
thành văn và các tác phẩm của học gia pháp lý), còn Anh có tới 5 loại (Án lệ, Luật
thành văn, Luật Liên minh Châu Âu, Tập quán pháp địa phương và các tác phẩm có uy tín).
- Điểm khác biệt trong một số loại nguồn cụ thể: + Án lệ
Ở Anh, án lệ được áp dụng một cách tuyệt đối, còn ở Mỹ chỉ chấp nhận thụ động án
lệ – một thứ cứng nhắc và ra đời từ rất lâu không phù hợp với người Mỹ. Cùng áp
dụng "nguyên tắc stare decicis" trong việc sử dụng án lệ, tuy nhiên ở Anh nguyên
tắc này được thực hiện chặt chẽ, khắt khe hơn. Theo pháp luật Anh, án lệ của cấp
trên có tính bắt buộc đối với cấp dưới và ngay cả chính mình. Vì vậy, các thẩm
phán ở Anh không muốn phủ nhận những phán quyết trước đó của mình hoặc đào
sâu hơn khi xét xử vụ án. Ở Mĩ, phán quyết của các tòa án tối cao ở cấp bang và liên
bang không chịu sự ràng buộc của chính mình; tòa án bang không bị bắt buộc tuân
thủ án lệ của các tòa án ở các bang khác, tuy nhiên các phán quyết phù hợp của các 15
tòa án bang khác thường được viện dẫn, giá trị thuyết phục phụ thuộc vào việc tòa
án nào đã đưa ra quyết định đó. + Luật thành văn
Anh không có hiến pháp thành văn còn Mỹ thì ngược lại. Các qui định có bản chất
của hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền
thống, án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành.
Ở Mỹ: Liên bang và các bang đều có hiến pháp viết. Hiến pháp Mỹ được coi là đạo
luật cơ bản của quốc gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ đều không
được trái với nội dung Hiến pháp.
Các VBPL ở Anh gồm: VBPL do Nghị viện trực tiếp ban hành và VBPL Nghị viện
ủy quyền ban hành. Luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm
phán làm ra. Luật thường bổ sung hay thay thế án lệ. Các VBPL địa phương do
chính quyền địa phương ban hành. Ở Mỹ, có rất nhiều đạo luật cả ở cấp Liên bang
và cấp Bang. Ngoài Hiến pháp Mỹ, các đạo luật do Quốc hội Mỹ thông qua có giá
trị pháp lí cao nhất, cao hơn phán quyết của Tòa án cấp Liên bang và cấp Bang và
cao hơn các đạo luật tương ứng của các Bang. Mỗi Bang của Mỹ đều có quyền ban
hành luật riêng áp dụng trong Bang.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ
Sở dĩ có những điểm giống nhau là do cấu trúc của HTPL Anh và Mỹ đều bắt
nguồn từ dòng họ Common law. Hơn nữa, trước đây Mỹ từng là thuộc địa của Anh
nên ít nhiều cấu trúc pháp luật của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi pháp luật Anh. Chẳng
hạn, hiện nay các tòa án ở Mỹ vẫn viện dẫn quyết định của tòa án Anh có từ thời
tiền cách mạng và coi đó là những án lệ bắt buộc. Thời hiện đại đã khiến cho pháp
luật của Hợp Chủng quốc Hoa Kì phải có những cải cách và điều này xảy ra giống
như với pháp luật Anh, ví dụ: việc xóa bỏ hệ thống Trát, sự sáp nhập của Common
law với luật công bình về mặt thủ tục.
Nguyên nhân của những điểm khác nhau thì có rất nhiều yếu tố tác động: vị trí địa
lý, dân cư, lịch sử, chế độ chính trị,… Tuy nhiên, một cách tổng quát nhất có thể 16
thấy, điểm dẫn tới sự khác biệt trong cấu trúc nguồn của Anh và Mỹ xuất phát từ nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Anh và Mỹ là hai quốc gia độc lập, có bộ máy nhà nước khác nhau, có
sự khác biệt về kinh tế, chính trị nên sẽ ảnh hưởng phần nào đến HTPL của hai quốc gia.
Thứ hai, Anh là nước truyền thống lâu đời, dân cư gần như thuần nhất. Mỹ là nước
ra đời muộn, dân cư chủ yếu là nhập cư, đa sắc tộc, đa tôn giáo nên cách tư duy
pháp lí sẽ khác nhau, dẫn đến khác biệt trong HTPL cũng như cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ.
Thứ ba, ở Anh không có Hiến pháp thành văn, cái mà Anh gọi là Hiến pháp là tổng
thể các quy phạm có nguồn gốc luật thành văn hoặc nguồn luật án lệ. Có sự khác
nhau này là vì Anh là quốc gia có bề dày truyền thống, hơn nữa nguyên tắc Stare
decisis lại là xương sống của pháp luật Anh (nghĩa là án lệ phải được tôn trọng).
Còn ở Mỹ lại có một bản Hiến pháp Liên bang, Mỹ phải xây dựng bản Hiến pháp
thành văn này là vì Mỹ là một nước liên bang trong đó có sự dung hòa về lợi ích của các tiểu bang.
Thứ tư, luật thành văn ở Mỹ được coi trọng hơn vì cơ quan lập pháp của Mỹ
thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của Tòa án, các án lệ điển hình,
hoạt động pháp điển hóa ở Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn ở Anh.
II. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ COMMON LAW
Nguồn gốc pháp luật chủ yếu dựa trên nền tảng pháp luật Anh cổ (Anglo – Saxon)
với những tập quán được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng. Như đã đề cập
ở trên, cho dù Anh quốc từng bị đế quốc La Mã cai trị nhưng dường như không có
dấu vết ảnh hưởng quan trọng của Luật La Mã trong pháp luật Anh. Sau khi La Mã
suy tàn, nước Anh chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ có các hệ thống pháp luật
bao gồm dù ít hay nhiều, các quy định mang tính địa phương.
Sau khi một nhà nước chuyên chế thống nhất được hình thành vào giai đoạn đầu của
thế kỷ XI, tại Anh sau đó xuất hiện 3 tòa, mà trong một chừng mực nào đó có thẩm
quyền chồng chéo: Tòa Tài chính, Tòa Hoàng gia và Tòa chuyên các vụ kiện chung. 17
Với ưu thế về sự hiện đại, tính hiệu quả và nhận được sự ưa chuộng, các thẩm phán
Hoàng gia trở thành “thẩm phán lưu động”, họ đi khắp đất nước để xét xử các vụ
việc nhưng vẫn giữ chỗ ở thường xuyên về mùa đông tại Luân Đôn. Khi đi xét xử
lưu động khắp đất nước, các thẩm phán Hoàng gia làm quen với các tập quán pháp
khác nhau và mỗi khi gặp nhau tại Luân Đôn họ thường thảo luận với nhau, so sánh
các điểm mạnh, điểm yếu của chúng. Dần dà, điều này đưa đến kết quả là các thẩm
phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống
nhau trên khắp đất nước và thế là “luật Common” ra đời.
Các thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ việc của mình chủ yếu dựa trên
những tập quán này để giải quyết.
Chính họ là những người đã tạo ra Common Law trong quá trình xét xử lưu động
ở các địa phương trên toàn Anh quốc bằng việc thỏa thuận áp dụng thống nhất một
số tập quán địa phương được lựa chọn và nâng cấp các tập quán đó lên thành tập
quán quốc gia. Tuy nhiên, sau khi Common Law đã được hình thành, thay vì áp
dụng tập quán pháp, các thẩm phán hoàng gia đã áp dụng án lệ trong quá trình xét
xử trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiền lệ pháp (Rule of Precedent).
Các hệ thống pháp luật thuộc hệ thống Common Law ít, nhiều chịu ảnh hưởng của
hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là
thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết này chi phối hệ thống luật án lệ theo
hướng: các phán quyyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc
tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại (nguyên tắc Stare Decisis).
Hệ thống án lệ này sẽ được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử. Hệ quả
tích cực của nó là làm thành một hệ thống Common Law mở, gần gũi với đời sống
thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp
luật. Tuy nhiên dù án lệ có thể đã tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng những
quy phạm tiềm ẩn trong án lệ không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ trong
xã hội vì xã hội thì ngày càng thay đổi, phát triển. Trong vài thập kỉ gần đây, trong
các hệ thống pháp luật này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành 18
văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan
trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ.
Thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc Common Law đóng vai trò quan
trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh, cội nguồn của dòng họ common Law có thể
thấy: nếu như các bộ luật trong dòng họ Civil Law chứa đựng những quy phạm và
nguyên tắc pháp lí mang tính khái quát cao, có chức năng cung cấp giải pháp pháp
lí để giải quyết nhiều vụ việc thì ở Anh chức năng đó lại thuộc về các phán quyết do
thẩm phán tuyên. Nếu thẩm phán Anh không muốn áp dụng tiền lệ pháp, anh ta sẽ
cố gắng tìm ra những tình tiết của vụ việc để chứng minh cho sự khác biệt giữa vụ
việc đó với vụ việc trong tiền lệ pháp hoặc dựa vào luật hoặc dựa vào cả hai yếu tố
này trên cơ sở về nguyên tắc, luật thành văn được ưu tiên áp dụng.
Do thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng: các bên tham gia vào thủ tục tố tụng được
coi là có địa vị pháp lí bình đẳng với nhau, thẩm phán chỉ có vai trò người trung
gian phân xử, không tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra
phán xét cho vụ án. Họ chủ yếu dựa vào sự thật tại tòa do các luâ ®t sư nêu. Vì vậy
bên nguyên hay bên bị, bên nào muốn thắng kiện thì hoàn toàn dựa vào tài biện hộ
của luật sư bên đó. Có thể thấy trong hệ thống Common Law, luật hình thức được
xem như là xương sống của quá trình xét xử và mang tính chất quyết định hơn so với luật nội dung.
Nhìn chung hệ thống pháp luật Common Law không có sự phân biệt giữa luật công
và luật tư, trừ hệ thống pháp luật Anh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và
luật tư ở Anh khác biệt về mục đích so với các nước thuộc hệ thống Civil Law là chỉ
để nhằm xác định thủ tục tố tụng nào cần áp dụng để giải quyết vụ việc có liên quan.
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật công
bình. Nếu tiền lệ pháp luật xem xét giải quyết các vụ việc trên cơ sở các án lệ thì
luật Công Bình lại xem xét, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc công
bằng, công lý. Những nguyên tắc công bằng, công lý thường khá trừu tượng và khó
định lượng, vì vậy chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo 19