-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam - Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Từ thời xa xưa, thuở khai thiên lập địa con người kiếm ăn bằng cách “săn bắn hái lượm” dân số đông dần lên thực phẩm không còn nhiều để cung cấp thì con người chuyển sang “trồng trọt chăn nuôi” và cạnh đó cũng dần biết đến giao thương, buôn bán. Hoạt động này ban đầu là ở khu vực nhỏ như làng, xóm sau dần phát triển thành huyện, tỉnh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tiểu luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam - Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Từ thời xa xưa, thuở khai thiên lập địa con người kiếm ăn bằng cách “săn bắn hái lượm” dân số đông dần lên thực phẩm không còn nhiều để cung cấp thì con người chuyển sang “trồng trọt chăn nuôi” và cạnh đó cũng dần biết đến giao thương, buôn bán. Hoạt động này ban đầu là ở khu vực nhỏ như làng, xóm sau dần phát triển thành huyện, tỉnh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ✵ BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tâm Lớp: KITE.CQ.04 Danh sách nhóm.:
Đoàn Mai Phương 2225106050031
Cao Tiến Ước 2225106050582
Trương Trọng Tài 2225106050683
Bình Dương, 26 tháng 02 năm 202 lOMoARcPSD|46342985 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa môn
học Nghiệp vụ ngoại thương vào chương trình học tập hệ đại học. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Nguyễn Thanh Tâm đã dạy dỗ, truyền
đạt, nâng cao những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học đã qua. Trong quá trình
tham gia lớp học Nghiệp vụ ngoại thương của thầy, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ
ích, kỹ năng quý báu, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc qua những giờ giảng dạy
hăng say với tinh thần nhiệt huyết của thầy. Đây sẽ là những hành trang vững chãi để mỗi
bước em đi sau này có thêm sức mạnh, tinh thần, năng lực. Môn Nghiệp vụ ngoại thương
là một môn học thú vị, bổ ích nhưng có tính khô khan, khó nhớ. Môn học đảm bảo cung
cấp kiến thức đầy đủ, đi đôi với nhu cầu thực tiễn sau này của sinh viên, rèn luyện khả
năng quan sát và xử lý vấn đề của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế,
khả năng tiếp thu tri thức còn hạn hẹp. Em mang sự cố gắng, tâm huyết đặt vào bài
nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi thiếu sót và những chỗ chưa hoàn
chỉnh, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|46342985 KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS & QLCCƯ
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Mã học phần: LING156
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.04 Học kỳ: 2 Năm học: 2023 – 2024 Họ tên sinh viên:
1. Đoàn Mai Phương 2225106050031
2. Cao Tiến Ước 2225106050582
3. Trương Trọng Tài 2225106050683
Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10) TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đánh giá đa Cán bộ Cán bộ Điểm chấm 1 chấm 2 thống nhất 1 A. Phần mở đầu 1.0 2 B. Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.0
Chương 2: Phân tích & Đánh giá 3.0
Chương 3: Đề xuất giải pháp 2.0 3 C. Phần kết luận 1.0 4 D. Tài liệu tham khảo 1.0 5 E. Hình thức trình bày 1.0 Điểm tổng cộng 10.0
Bình Dương, ngày tháng năm 2024 Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2 lOMoARcPSD|46342985 MỤC LỤC
I.Phần mở đầu...................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
3.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
4.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2
5.Thời gian nghiên cứu....................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.....................................3
I.Công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế...............................................3
1.Chương trình chuyển đổi số quốc gia:.......................................................3
2. Công nghệ trong thanh toán quốc tế:........................................................4
3.Thanh toán điện tử:..............................................................................................................4
II. Tác động của công nghệ thông tin đối với thanh toán quốc tế...........................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM.........6
2.1. Sự phát triển của thanh toán quốc tế tại Việt Nam...................................7
2.1.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance):..............................................7
2.1.2. Phương thức nhờ thu..........................................................................7
2.1.3.Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C):....................8
2.2 Những vấn đề đặt ra:...........................................................................................................8
2.3. Thực trạng của ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế tại
Việt Nam......................................................................................................................................................10
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN, GIẢI PHÁP....................................12
III PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................15
IV.Tài liệu tham khảo....................................................................................16 lOMoARcPSD|46342985 I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thời xa xưa, thuở khai thiên lập địa con người kiếm ăn bằng cách “săn bắn hái
lượm” dân số đông dần lên thực phẩm không còn nhiều để cung cấp thì con người
chuyển sang “trồng trọt chăn nuôi” và cạnh đó cũng dần biết đến giao thương, buôn bán.
Hoạt động này ban đầu là ở khu vực nhỏ như làng, xóm sau dần phát triển thành huyện,
tỉnh. Khi thế giới phát triển hơn con người dần biết đến buôn bán ở các nước lân cận và
xa hơn là các nước ở cách chúng ta mấy mươi tiếng máy bay. Dấu chân của những con
tàu biển chở hàng hóa đi khắp nơi, hoạt động giao thương càng tấp nập thì càng có nhiều
phương thức thanh toán quốc tế được sinh ra. Xã hội mỗi ngày mỗi phát triển thì con
người mong cầu sẽ tìm ra cách để đơn giản, tối ưu nhưng vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho
hai bên khi giao thương buôn bán xuyên biên giới. Lượng hàng hóa giao thương bằng tàu
biển chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa giao thương trên toàn cầu. Một con số khổng lồ
điều đó đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế để giảm tải áp lực
xoay vòng vốn, lợi nhuận, chi phí kinh doanh giữa người mua và người bán. (Đài truyền hình VTV, 2024)
Việt Nam hiện là nước đang phát triển, đứng thứ 4 Đông Nam Á theo bảng xếp hạng
thường niên của Agility năm 2023. Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility
mới công bố danh sách 50 thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2023. Theo
đó, Việt Nam xếp hạng 10 trên tổng số 50 thị trường logistics mới nổi. So với năm 2022,
Việt Nam năm 2023 đã cải thiện được 1 bậc.Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Malaysia,
Indonesia và Thái Lan nhưng xếp trên Philippines, Myanmar và Campuchia. Nỗ lực để lên
top 10 thì chính là công sức của cả đất nước, của cả bộ máy nhà nước và cũng không thể bỏ
qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán quốc tế để nâng cao năng lực logistics
trong khối Đông Nam Á. (Bộ Công Thương, 2023)
Nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán quốc tế là điều cần
thiết và quan trọng trong bối cảnh đất nước chuyển đổi số, người người nhà nhà chuyển
đổi số. Vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam ”. 1 lOMoARcPSD|46342985
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán quốc tế hiện nay đang là vấn đề lớn
đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
bối cảnh Việt Nam gia nhập vào sân chơi quốc tế. Xác định tính khả thi trong ứng dụng
công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
thanh toán quốc tế tại Việt Nam trong thời gian qua đã là việc mà các doanh nghiệp phải
chọn theo để có được một chân trong thị trường quốc tế béo bở và khắc nghiệt ngoài kia
chứ không còn là việc có chọn thay đổi hay kệ thế giới nữa rồi.
Nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong thanh toán quốc tế cùng với chuyển đổi số, nhìn nhận rõ ràng về quá trình
lên kế hoạch, áp dụng thực tế, cải tiến và phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thanh toán quốc tế. Từ đó nhìn ra vấn đề của doanh nghiệp đang vướng phải trên
hành trình ứng dụng công nghệ thông tin loại bỏ cái cũ thay cái không phù hợp và vận
dụng vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính : Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đi
phân tích, so sánh, thống kê.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Doanh nghiệp đã và đang có hoạt động giao thương xuất nhập khẩu đã ứng dụng
hoặc chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán quốc tế
- Người dân Việt Nam đang ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán quốc tế
5. Thời gian nghiên cứu - 15/01/2024 - 26/02/2024 2 lOMoARcPSD|46342985
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm công nghệ thông tin
“IT là vua của mọi nghề, content là vua của mọi kỹ năng”.Hiểu đơn giản thì từ IT ở câu
trên chính là chữ viết tắt của từ công nghệ thông tin trong tiếng Anh Information Technology.
Công nghệ thông tin là việc sử dụng bất kỳ máy tính, lưu trữ, mạng và các thiết bị vật lý,
cơ sở hạ tầng và quy trình nào khác để tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi tất cả các
dạng dữ liệu điện tử.
Ở thời đại công nghệ 4.0,ứng dụng công nghệ thông tin kèm chuyển đổi số được sử dụng
trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự
nghiệp. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong thương mại bao gồm cả công nghệ máy tính và điện thoại.
Thuật ngữ công nghệ thông tin được đưa ra bởi Harvard Business Review. Từ khi ngành
công nghệ thông tin phát triển từ giữa thế kỷ 20, khả năng tính toán của máy tính đã ngày
càng gia tăng; đồng thời giá cả các thiết bị và mức tiêu thụ năng lượng liên tục giảm
xuống, và chu kì này tiếp tục tái diễn cho đến ngày nay khi các công nghệ mới xuất hiện.
(Công Nghệ Thông Tin, 2019)
1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, ngoại giao,
văn hóa, khoa học kĩ thuật trong đó quan hệ kinh tế chiếm thế thượng phong, là cơ sở tiền
đề cho các mối quan hệ khác tồn tại và phát triển. Quá trình giao dịch các hoạt động quốc
tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau từ đó hình
thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong quá trình đó ngân hàng là cầu nối trung gian.
Thanh toán quốc tế là việc chi trả và hưởng quyền lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt
động kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay
giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. 3 lOMoARcPSD|46342985
Thanh toán quốc tế ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất
nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường
quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành thanh toán và mua bán cho nhau là hợp đồng ngoại
thương hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. (Giáo Trình Kinh Doanh Xuất Nhập
Khẩu, 2019, trang 113)
1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Nhà nhập khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản của mình, yêu cầu ngân
hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu. Có 2 phương thức
chuyển tiền đó là : chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện.Phương thức chuyển
tiền bằng thư ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Phương thức chuyển tiền bằng
điện này có nhiều điểm thuận lợi: bảo mật, phí thấp, thủ tục đơn giản. Căn cứ vào thời
gian trả tiền, phương thức chuyển tiền có 2 hình thức: chuyển tiền trả trước, chuyển tiền
trả sau.Phương thức chuyển tiền thường được sử dụng trong mua bán hàng hóa giữa các
đối tác có sự tin cậy nhau, hàng hóa giá trị không cao, chuyển trả các khoản dịch vụ, hoặc
giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con. Phương thức chuyển tiền có thể gây rủi ro cho
cả hai bên, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Người nhập khẩu và xuất khẩu có thể
hạn chế rủi ro bằng cách kết hợp chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau vào trong
một hợp đồng bằng cách quy định cho bên nhập khẩu trả trước một phần, sau đó trả phần
còn lại sau khi nhận hàng trong một thời gian nhất định. (Giáo Trình Kinh Doanh Xuất
Nhập Khẩu, 2019, trang 138)
1.2.2 Phương thức nhờ thu (Collection)
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng
bên người xuất khẩu sẽ đóng vai trò là ngân hàng thu hộ tiền (căn cứ trên hối phiếu và/
hoặc các hợp đồng thương mại) cho người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Phương thức thanh toán nhờ thu có 2 loại: Nhờ thu trơn (Clean collection) ít được
sử dụng và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) được sử dụng rộng rãi hơn.
Mặc dù, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ an toàn hơn so với nhờ thu trơn
và phương thức chuyển tiền và được sử dụng rộng rãi hơn nhưng vẫn có bất lợi đi kèm
cho người xuất khẩu nếu người nhập khẩu thoái thác không chịu trả tiền, không nhận
hàng hoặc không thanh toán khi hối phiếu đến kỳ hạn. Trong trường hợp này, hàng hóa 4 lOMoARcPSD|46342985
đã gửi đi nước ngoài người xuất khẩu vẫn phải chịu tổn thất và phí vận chuyển cùng các
chi phí liên quan. (Giáo Trình Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2019, 148)
1.2.3 Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Documents - CAD)
Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Documents - CAD) là phương
thức mà người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust
Account) để thanh toán tiền cho người bán với điều kiện người bán xuất trình đầy đủ
những chứng từ theo yêu cầu. Nhưng vẫn có những lưu ý với từng loại phương thức
thanh toán riêng, CAD cũng có điểm cần lưu ý của nó: nếu người mua không có đại diện
của mình ở nước người bán thì có thể sẽ chịu nhiều rủi ro. Theo CAD thì người mua phải
chịu một khoản tiền tương đối lớn để mở tài khoản tín thác tại ngân hàng bên người bán,
nếu người bán không chịu giao hàng hoặc có sự thay đổi bất lợi đối với người mua thì
người mua sẽ chịu thiệt. Để tránh thiệt thân thì người mua nên cân nhắc đưa vào hợp
đồng xuất khẩu các điều khoản phạt và bồi thường hợp đồng đối với trường hợp không
giao hàng, hoặc giao trễ hoặc có bất cứ thay đổi bất lợi nào cho người mua. (Giáo Trình
Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2019, 150)
1.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C):
Đây là phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân
hàng. L/C giúp nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà
nhập khẩu nhận được hoá đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Thư tín dụng là một thỏa
thuận dù cho như nào cũng không thể hủy bỏ và đây là cam kết chắc chắn của ngân hàng
phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. Thư tín dụng là cam kết thanh
toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành L/C bảo đảm người xuất khẩu phải
thực hiện hợp đồng và người nhập khẩu nhận hàng hóa.
Ngoài ra, thanh toán điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tổng giá
trị giao dịch của thanh toán điện tử tại Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD trong năm 2021
cùng với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Sự phát triển của
thanh toán điện tử tại Việt Nam được thúc đẩy bởi sự gia tăng của số lượng và chất lượng
người sử dụng thanh toán điện tử. (Giáo Trình Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2019, 152) 5 lOMoARcPSD|46342985
1.3 Ứng dụng của công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế
Ứng dụng công nghệ thông tin là cách con người mang công nghệ thông tin vào
các lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vĩ mô như lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng, an
ninh cho đến các hoạt động tầm vi mô như doanh nghiệp, từng tế bào nhỏ trong cộng
đồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả giúp con người làm việc nhàn
hơn nhưng năng suất vẫn hiệu quả. Được xem là công cụ không thể thiếu được trong thời
kỳ bùng nổ kỹ thuật số như hiện nay.
1.3.1 Ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống ngân hàng
Cho đến hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đã kết nối, lưu trữ, xử lý bằng công
nghệ thông tin. “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh ” đây là điển tích cổ xưa nhưng có ý
nghĩa rằng từng gia đình có cảnh ngộ riêng, hoàn cảnh khác nhau, có thuận lợi khó khăn
nên thuận theo cái mình có để làm tốt việc của mình và không xét nét, soi mói. Tương tự
như nhà thì cùng là ứng dụng công nghệ thông tin nhưng mỗi một ngân hàng lại có cách
sắp xếp, quản lý khác nhau cho phù hợp với quy mô, hoạt động của công ty nhưng tựu lại
cũng vẫn là mang lại sự thuận tiện cho người dùng.
Dịch bệnh diễn ra mang theo sự tàn phá, chết chóc về con người nhưng không thể
phủ nhận nó có cả những lợi ích nếu không có dịch bệnh chắc chắn sẽ không đẩy nhanh
được sự phổ biến như vậy. Việc thực hiện biện pháp 5k, bao gồm không tiếp xúc, gặp
mặt làm cho những dịch vụ, giao dịch diễn ra online nhiều hơn phát triển và được ưa
chuộng vì sự tiện lợi sau khi dịch bệnh qua đi. Một số ứng dụng có thể kể đến mà các ngân hàng đang sử dụng.
1.3.1.a Công nghệ SWIFT
SWIFT là công nghệ được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế tại các
ngân hàng trên thế giới. SWIFT là từ viết tắt của từ tiếng anh (Society for Worldwide
Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài
chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 Ngân hàng trên 15 nước
tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 lOMoARcPSD|46342985
1.3.1.b Phương thức thanh toán BPO (Bank Payment Obligations) với công nghệ so
khớp dữ liệu điện tử TMA (Transaction Matching Application)
Ra đời với mục đích giải quyết được vấn đề chuyển giao chứng từ và đáp ứng nhu cầu
kết nối, chia sẻ mọi thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch của tất cả các bên liên
quan trong TTQT, hạn chế rủi ro và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. BPO được các
chuyên gia về thương mại bắt đầu nghiên cứu và xây dựng trên nền tảng công nghệ.
1.3.1.c Công nghệ Blockchain
Blockchain là một loại công nghệ sử dụng các phương pháp mật mã để ghi lại các tập
hợp giao dịch mới của các “khối” được xác minh trong các khoảng thời gian cụ thể. Khi
một khối mới được xác minh, nó sẽ được “liên kết” với khối trước đó. Các khối được xâu
chuỗi tạo ra một sổ cái phân tán thống nhất. (Công Nghệ Trong Thanh toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng, n.d.)
1.3.2 Ứng dụng của công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics, xuất nhập
khẩu và quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một hệ thống, dây chuyền điều hành và ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt
động của cả một đất nước. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, toàn diện công
nghệ số trong các ngành thuế, kho bạc, hải quan là việc cấp thiết đầu tiên nếu Việt Nam
muốn giảm cước phí vận chuyển và thời gian thông quan. Phát triển hệ thống giao thông
thông minh, trạm thu phí tự động, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, đường
cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, hàng không, đường sắt,
kho vận. Nâng cấp hệ thống kiểm tra an ninh bằng máy quét, nhận diện mã hàng hóa, mã container bằng máy từ.
Thành lập và phát triển kênh thông tin trên nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các công
ty giao vận, cung cấp các dịch vụ vận tải và khách hàng để phát triển thành một hệ thống
một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa
và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các
quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.
Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý
người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký 7 lOMoARcPSD|46342985
và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương
tiện số. (Bộ Công Thương, 2023)
1.4 Mục đích của công nghệ thông tin đối với thanh toán quốc tế
1.4.1 Tăng cường hiệu quả
Công nghệ thông tin giúp giảm thời gian,quy trình, rút ngắn thời gian và chi phí liên quan
đến thanh toán quốc tế bằng cách tự động hoá các quy trình và giảm bớt sự cần thiết của các bên trung gian.
1.4.2 Tăng cường bảo mật
Công nghệ như mã hóa, tường lửa 2 lớp và blockchain giúp bảo vệ thông tin giao dịch và ngăn chặn gian lận.
1.4.3 Tăng cường tính minh bạch
Công nghệ blockchain cho phép tạo ra một môi trường, không thể thay đổi, tăng cường
tính minh bạch, rõ ràng và giảm rủi ro gian lận.
1.4.4 Tạo điều kiện cho việc tiếp cận dịch vụ tài chính
Công nghệ thông tin giúp mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ tài chính, đặc biệt ở các khu
vực nông thôn hoặc nơi mà ngân hàng truyền thống không thể phục vụ.
1.4.5 Tạo ra các loại tiền tệ mới
Công nghệ blockchain đã tạo ra tiền điện tử, một loại tiền tệ mới có thể được sử dụng để
thực hiện thanh toán quốc tế mà không cần thông qua ngân hàng trung ương. (ỨNg Dụng
Công Nghệ Thông Tin Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Cải Cách Hành Chính, 2019) 8 lOMoARcPSD|46342985
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM
1.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Thanh toán quốc tế là hoạt động thiết yếu và không thể thiếu trong hoạt động xuất
nhập khẩu,logistics. Tốc độ thanh toán hay hiểu đơn giản là tốc độ chạy của tiền quyết
định sự nhanh chóng di chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Sự ra đời của cuộc
cách mạng công nghiệp 1.0 diễn ra khi máy chạy bằng thủy lực và hơi nước xuất hiện,
sau đó là các cuộc cách mạng công nghiệp 2.0, 3.0 lần lượt diễn ra sau khi con người khai
phá tiềm lực ẩn mình của thế giới, khai phá khả năng sáng tạo và khả năng hiện thực hóa
chúng của con người. Và bây giờ là cuộc cách mạng 4.0 giúp đẩy nhanh tiến trình ứng
dụng công nghệ thông tin, dữ liệu số vào hoạt động thanh toán quốc tế. Công nghệ thông
tin trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến đáng kể. Dưới
đây là một số điểm nổi bật:
Phát triển mạnh mẽ: Thực trạng ngành công nghệ thông tin hiện nay đã đóng góp
14,3% vào GDP của cả nước, gấp 28 lần so với năm 2000. Doanh thu của công nghệ
thông tin tăng khoảng 400 lần so với những năm đầu 2000, ước lượng mức bình quân 38% trong suốt 20 năm.
Ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ Blockchain đã được các ngân hàng trên thế
giới nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Công nghệ này giúp các
bên liên quan, nhất là các ngân hàng, xóa nhòa sự trở ngại về khoảng cách địa lý để có
thể trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế một cách nhanh
chóng, thuận tiện, an toàn và bảo mật.
Thách thức và cơ hội:
Trong làn sóng thay đổi lớn này, chúng ta sẽ phải nỗ lực để hiểu rõ hơn về doanh
nghiệp và con người. Cùng với việc thay đổi công nghệ, sự hiểu biết lẫn nhau này sẽ góp
phần to lớn vào sự phát triển của xã hội, ngành công nghiệp và quốc gia của chúng ta
Năm 2022, doanh thu của công nghệ thông tin tăng khoảng 400 lần so với những
năm đầu 2000, ước lượng mức bình quân 38% trong suốt 20 năm
Doanh thu năm 2022 ước chừng khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021 trước đó 9 lOMoARcPSD|46342985
Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay đã góp phần vào GDP cả
nước 14,4%. Nhờ bước tiến này, công nghệ thông tin ở nước ta đã có vị trí nhất định trên
thế giới. Không chỉ vậy, với dịch vụ phần mềm, nước ta đứng thứ nhất tại khu vực Đông Nam Á
Với sự phát triển này, công nghệ thông tin nước ta đã có những thành tựu nhất
định, trở thành điểm đầu tư của các tập đoàn lớn như: Samsung, Microsoft,... Ngoài ra,
với các tập đoàn công nghệ nước ta như: Viettel, FPT,... đã có những thành công trên thị
trường quốc tế và sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai
Về nguồn nhân lực của ngành, dù số lượng lao động đã tăng nhiều so với những
năm trước đó nhưng đây vẫn là ngành thiếu nhân lực nhiều nhất trong thị trường lao
động. Chưa kể nguồn nhân lực chưa được đảm bảo về chất lượng.
Sau đây là một vài đặc điểm nổi bật:
1.1.1 Chương trình chuyển đổi số quốc gia
Các yếu tố then chốt đề Việt Nam là quốc gia tiềm năng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong thanh toán điện tử tại Việt Nam sở hữu át chủ bài 20.8 tỷ USD vào
vào năm 2022 trong phân khúc thanh toán kỹ thuật số. Thứ hai, nhờ vào sức mạnh dân số
trẻ nhưng chỉ có khoảng 30% số lượng người trưởng thành sở hữu cho bản thân một tài
khoản ngân hàng và sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Thế nên đây là “mảnh đất màu mỡ”
để phát triển trong thời gian tới. Thứ ba, thanh toán di động hay còn gọi là thanh toán
giản đơn, cả thế giới thu nhỏ lại vừa bằng chiếc điện thoại sẽ trở thành phương thức thanh
toán chủ đạo tại Việt Nam thể hiện bằng con số 30 triệu người dùng 2024. Như vậy có
thể thấy định hướng và nỗ lực của ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán đang đi
đúng hướng. Với những yếu tố trên Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp 4.0
với chương trình Chuyển Đổi số quốc gia nhằm tận dụng công nghệ số thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện quản trị điều hành và phát triển xã hội. Với các tiềm năng phát
triển ẩn giấu tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam được thực hiện dựa trên Chương trình
chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt năm 2020, tập trung vào ba trụ cột chiến lược
quốc gia: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
1.1.2 Công nghệ trong thanh toán quốc tế 10 lOMoARcPSD|46342985
Công nghệ Blockchain là một cơ sở dữ liệu tân tiến khổng lồ cho phép cho phép
chia sẻ thông tin công khai, rõ ràng trong mạng lưới kinh doanh. Dữ liệu có sự thống nhất
từ đầu đến cuối theo trình tự thời gian và người dùng không thể xóa, thay đổi, sửa chữa
nếu không có lệnh từ mạng lưới đó. Do đó ưu điểm mà ai cũng thấy của blockchain là đã
được các ngân hàng trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thanh toán
quốc tế để ngăn chặn các giao dịch trái phép. Công nghệ giúp các ngân hàng xoá nhoà sự
trở ngại về khoảng cách địa lý để có thể trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch
thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và bảo mật.
1.1.3 Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước COVID-19. Dưới tác động của đại
dịch, xu hướng thanh toán không tiền mặt tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Đối
với phương thức chuyển tiền: Ở Việt Nam, các giao dịch chuyển tiền ngoại tệ trong thanh
toán quốc tế được thực hiện thông qua dịch vụ chuyển tiền điện tử của Hiệp hội Viễn
thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Thời gian thực hiện lệnh chuyển tiền
quốc tế thông qua SWIFT phụ thuộc vào số lượng ngân hàng tham gia vào chuỗi thanh
toán, thông thường mất từ 2 đến 7 ngày làm việc. Phí chuyển tiền phụ thuộc vào quy định
của từng ngân hàng, nhưng mức phí các ngân hàng thu khi thực hiện phương thức này
thấp hơn so với phương thức nhờ thu và L/C.
Thủ tục thực hiện thanh toán chuyển tiền cũng đơn giản hơn so với hai phương thức
còn lại. Các doanh nghiệp chỉ phải cung cấp lệnh chuyển tiền và các chứng từ liên quan
khác đến việc trả tiền được quy định trong hợp đồng, như: hợp đồng ngoại thương, giấy
phép nhập khẩu, tờ khai hải quan, hóa đơn… để thực hiện thanh toán. Những điều này lý
giải vì sao trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam lại
ưu tiên lựa chọn phương thức này, mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro cho cả bên xuất khẩu
và bên nhập khẩu. Trong trường hợp trả tiền sau, quyền lợi của người xuất khẩu sẽ bị ảnh
hưởng, do việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người trả tiền. Trong
trường hợp trả tiền trước, quyền lợi của người nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng do việc trao trả
hàng phụ thuộc hoàn toàn vào người nhập khẩu.
1.1.4.Dịch vụ thanh toán di động:
Các dịch vụ thanh toán di động như Apple Pay, Google Wallet, thanh toán qua
Western Union và PayPal cho phép người dùng thực hiện thanh toán quốc tế một cách 11 lOMoARcPSD|46342985
nhanh chóng và thuận tiện từ điện thoại di động của họ.Ngoài những dịch vụ trên thì hiện
tại đại đa số tất cả các app ngân hàng đều đã ra mắt tính năng mới thanh toán quốc tế.
1.2. Sự phát triển của thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Doanh số thanh toán xuất - nhập khẩu tại các ngân hàng Việt Nam được thu dựa
trên 3 cách căn bản sau: thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu và thanh toán thư tín
dụng chứng từ L/C, với tỷ lệ cao nhất thuộc về phương thức thanh toán chuyển tiền do
phương thức này có tốc độ thanh toán nhanh và chi phí thấp. Nhưng phương thức này
thường được sử dụng trong mua bán giữa các đối tác có sự tin tưởng lẫn nhau, chuyển trả
các khoản dịch vụ hoặc giao dịch giữa công ty mẹ và ông ty con. Và Việt Nam hiện nay
đang chứng kiến sự bùng nổ của các dịch vụ thanh toán điện tử như Momo, Zalo Pay,
Viettel Pay…Những dịch vụ này không chỉ giúp người dùng có thể thanh toán nhanh
chóng, tiện lợi mà còn giúp họ có thể thực hiện các giao dịch quốc tế một cách dễ dàng.
Nó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dịch vụ như du lịch, hợp tác
quốc tế, thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. Có hai phương thức thanh toán
quốc tế chính đang được áp dụng tại Việt Nam:
1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Nhà nhập khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản của mình, yêu cầu ngân
hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu. Có 2 phương thức
chuyển tiền đó là : chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện.Phương thức chuyển
tiền bằng thư ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Phương thức chuyển tiền bằng
điện này có nhiều điểm thuận lợi: bảo mật, phí thấp, thủ tục đơn giản.Phương thức
chuyển tiền có thể gây rủi ro cho cả hai bên, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Người
nhập khẩu và xuất khẩu có thể hạn chế rủi ro bằng cách kết hợp chuyển tiền trả trước và
chuyển tiền trả sau vào trong một hợp đồng bằng cách quy định cho bên nhập khẩu trả
trước một phần, sau đó trả phần còn lại sau khi nhận hàng trong một thời gian nhất định
1.2.2 Phương thức nhờ thu
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng bên
người xuất khẩu sẽ đóng vai trò là ngân hàng thu hộ tiền (căn cứ trên hối phiếu và/ hoặc
các hợp đồng thương mại) cho người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng 12 lOMoARcPSD|46342985
Phương thức thanh toán nhờ thu có 2 loại: Nhờ thu trơn (Clean collection) ít được
sử dụng và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) được sử dụng rộng rãi hơn.
Mặc dù, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ an toàn và được sử dụng rộng rãi
hơn nhưng vẫn có bất lợi đi kèm cho người xuất khẩu nếu người nhập khẩu thoái thác
không chịu trả tiền, không nhận hàng hoặc không thanh toán khi hối phiếu đến kì hạn.
Trong trường hợp này, hàng hóa đã gửi đi nước ngoài người xuất khẩu vẫn phải chịu tổn
thất và phí vận chuyển cùng các chi phí liên quan.
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C):
Đây là phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân
hàng. L/C giúp nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà
nhập khẩu nhận được hoá đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Thư tín dụng là một thỏa
thuận dù cho như nào cũng không thể hủy bỏ và đây là cam kết chắc chắn của ngân hàng
phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. Thư tín dụng là cam kết thanh
toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành L/C bảo đảm người xuất khẩu phải
thực hiện hợp đồng và người nhập khẩu nhận hàng hóa.
Ngoài ra, thanh toán điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tổng giá
trị giao dịch của thanh toán điện tử tại Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD trong năm 2021
cùng với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Sự phát triển của
thanh toán điện tử tại Việt Nam được thúc đẩy bởi sự gia tăng của số lượng và chất lượng
người sử dụng thanh toán điện tử.
1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam không ngừng gia tăng qua
các năm tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển. Theo báo
cáo tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam năm 2022 của Bộ Công Thương,
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đã tăng gấp 3 lần sau 1 thập kỷ 13 lOMoARcPSD|46342985
HÌNH 2.1: KIM NGẠCH XUẤT - NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 2011- 2021 Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Bộ Công Thương
Dẫu rằng tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng cao sau 1 thập kỷ nhưng dù sao thì Việt Nam
vẫn là nước đang phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là vào thanh toán
vẫn còn nhiều rào cản. Nhưng cùng sự phát triển của thế giới việc áp dụng công nghệ
thông tin vào thanh toán quốc tế là điều quan trọng và cần thiết đòi hỏi nhà nước, doanh
nghiệp cùng chung tay góp sức. Thanh toán quốc tế là yếu tố gián tiếp đem GDP của Việt
Nam cao hơn từng năm cũng là yếu tố để Việt Nam có thể “hóa rồng” trong thời gian tới.
Nhưng cùng với sự phát triển và tiện lợi thanh toán quốc tế mang lại chính nó cũng gây
ra rào cản, thách thức về quản lý rủi ro, bảo mật dữ liệu và tuân thủ pháp luật và bị lừa
đảo bởi các công ty ma. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những thách
thức này là rất cần thiết.
2..2 Những vấn đề đặt ra:
Tất cả những sự việc trên đời này đều có 2 mặt: mặt lợi và mặt hại. Việc ứng dụng
công nghệ trong thanh toán quốc tế thời kỳ chuyển đổi số tại Việt Nam có lợi là thanh
toán nhanh gọn thì cũng đang đối mặt với các mặt hại. 14 lOMoARcPSD|46342985
Một trong những vấn đề lớn nhất là vấn đề về an ninh mạng. Việc giao dịch trực tuyến
đồng nghĩa với việc thông tin cá nhân và thông tin tài chính của người dùng có thể bị tiếp
xúc với các mối đe dọa từ mạng internet. Trong năm 2023, theo tổng hợp của công ty
công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) đã có 13.900 vụ tấn công an ninh
mạng vào các tổ chức của Việt Nam tăng 9,5% so với 2022.Cùng với đó, tỷ lệ máy tính
tại Việt Nam bị mã độc tấn công trong năm 2023 là 43,6%, tuy có giảm nhẹ 8,6% so với
năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao của thế giới. Và ghi nhận Việt Nam đã có nỗ lực liên tục
không ngừng nghỉ giảm tỷ lệ máy tính bị nhiễm mã độc qua từng năm, vì những năm
trước vào năm 2018, tỷ lệ lây này còn ở mức rất cao tới hơn 60%.Cùng với đó tình trạng
lộ dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng tại Việt Nam ở mức báo động. Theo thống kê
năm 2023, Bộ Công An đã phải phát đi cảnh báo về việc xử lý hàng chục triệu vụ việc có
liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân. Nghiêm trọng hơn, các dữ liệu này còn
được rao bán trên các diễn đàn, trên cả trên cả các hội nhóm Telegram. Theo đó, chỉ cần
bỏ ra vài nghìn đồng là có được dữ liệu cá nhân của một người thông qua số điện thoại liên lạc.
Vấn đề thứ hai công nghệ kỹ thuật: Các ngân hàng phải giải quyết các vấn đề công nghệ
kỹ thuật đang gặp phải trong quá trình thanh toán quốc tế. Ứng dụng công nghệ số là xu
hướng tất yếu, mọi tổ chức đều tận dụng tính ưu việt của công nghệ tiên tiến để nâng cao
hiệu quả hoạt động, cạnh tranh với đối thủ điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải tìm ra cách
cải thiện công nghệ kỹ thuật của mình. Bên cạnh đó, công tác quản lý được tốt hơn nhờ
vào nguồn thông tin quản lý dồi dào, hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời và hiệu quả,
từ đó người quản lý có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, năng suất lao
động được cải thiện. Bằng đó ưu điểm của chuyển đổi số lẽ nào ngân hàng lại chịu chỉ vì
số ít vấn đề công nghệ kỹ thuật mà rào cản ta hay sao.
Tâm lý doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vẫn còn mang nặng tâm lý chỉ bản gốc thể hiện
ở dạng giấy tờ có chữ ký tươi mới có giá trị chân thực nhất và trở thành bằng chứng bảo vệ
quyền lợi của doanh nghiệp. Nhưng xã hội xoay vòng ai không theo kịp xã hội sẽ bị đào thải.
Youtube ra đời đĩa CD dần biến mất. Vì thế tâm lý doanh nghiệp cần được thay đổi từ người
đứng đầu “chúng ta không làm người mạnh nhất chúng ta làm người thích ứng nhanh nhất ”.
Khi doanh nghiệp thay đổi ảnh hưởng đến số dư tài khoản mọi thứ sẽ dễ thích ứng rất nhiều
vì khoảng cách địa lý chữ ký tươi quá tốn kém chi phí chúng ta dần 15 lOMoARcPSD|46342985
chuyển đổi thành chữ ký số vẫn có giá trị, vẫn kiếm ra tiền. Đã là doanh nghiệp đã làm
kinh tế thì phải mang theo tư duy cởi mở thay đổi.
Hệ thống tổ chức tín dụng của ngân hàng: Rào cản còn lại đến từ sự khó khăn trong việc
thuyết phục các ngân hàng chấp thuận cung cấp dịch vụ cho các giao dịch thanh toán sử
dụng e-B/L.E-B/L hay còn có tên gọi là vận đơn kỹ thuật số, là thông điệp dữ liệu được
tạo lập trên một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) sử dụng các công nghệ hiện đại
như công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing). E-B/L
là phiên bản điện tử sở hữu đầy đủ đặc điểm và chức năng của B/L.
Tóm lại chuyển đổi số tạo ra nhiều việc làm mới hơn, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực,
tài nguyên, gia tăng xuất khẩu và cải thiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giao
thông. Tuy nhiên các chuyển đổi số không phải đổi mới một công nghệ duy nhất, trên
thực tế, nó là một loạt các công nghệ khác nhau có khả năng kết hợp với nhau và được
trưởng thành đến một mức độ mà chúng có thể được sử dụng để thương mại hóa, công nghiệp cho xã hội. 16