Bài tiểu luận : Vai trò của tiền tệ | Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM
Bài tiểu luận : Vai trò của tiền tệ | Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM. Tài liệu gồm 8 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa Mác lê nin ( DCT)
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH -----------------------
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Bài tiểu luận
VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC TỰ NHÓM ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ
Nguyễn Hoàng Anh Vũ Tìm tài liệu và thiết kế bài tiểu luận Lê Hoàng Sơn
Tìm tài liệu và phụ thiết kế Lê Xuân Trường Tìm tài liệu Nguyễn Cao Sang Tìm tài liệu
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu trong xã hội hiện tại, bất kỳ ai
đều cần có tiền tệ, dù ít hay nhiều họ đều cần phải có tiền để có thể trang
trải được cuộc sống của mình. Không tiền họ sẽ không làm được gì, mãi là
người không được xã hội biết đến và không thể nào hòa nhập được vào xã
hội coi trọng tiền tệ này. Ở một hình thức nào đó, con người dùng tiền để
đánh giá và quan hệ với nhau, cho nên không tiền bạn sẽ dần bị cô lập trong thế giới này.
Ở vai trò vĩ mô và thị trường xã hội, không tiền mọi giao dịch sẽ bị ách
động không thể thực hiện được, không có sự lưu hành của tiền tệ trong thị
trường thì mọi giao dịch và trao đổi đồng loạt sẽ bị gián đoạn. Nền kinh tế
sẽ bị lũng đoạn và sự trị trệ cũng như khủng hoảng sẽ kéo đến khi đồng tiền
mất giá hàng loạt vấn đề sẽ phát sinh, giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát
xuất hiên và làm xã hội đi vào thời kì đen tối từ kinh tế đến chính trị.
Cho nên dù là trong cuộc sống hay là trong nền kinh tế thị trường, tiền
tệ chiếm một vai trò quan trọng không thể thiếu được, nếu như không muốn
nói rằng không tiền bạn không thể sống được. Đó cũng là lý do nhóm chọn
đề tài tiểu luận là “Vai trò của tiền tệ”. NỘI DUNG
I. Biểu hiện của vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường:
1. Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa
2. Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế
3. Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
II. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế
1. Góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế
2. Công cụ tích lũy và tập trung vốn cho xã hội
3. Góp phần phất triển các quan hệ kinh tế quốc tế
4. Công cụ quản lý kinh tế vĩ mô I. B
iểu hiện của vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
1. Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa
- C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như
không có tiền và sự vận động của nó.
- Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là
cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và
thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách
trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người
sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh,
thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh.
- Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy
luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
2. Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh
tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế
xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ
phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng
các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia
trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực
kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
3. Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối
quan hệ kinh tế - xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều
không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiên tiền tệ trở thành công
cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền
kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế.
Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai
đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế
lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
L à công cụ quản lý vĩ mô : thể hiện qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Với chính sách tiền tệ:
Chính sách mở rộng: khi nền kinh tế thiếu tiền thì Ngân hàng Nhà nước
sẽ bơm một lượng tiền vào nền kinh tế qua các ngân hàng thương mại
bằng các công cụ điều tiết vĩ mô như: lãi xuất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ trường mở, lãi suất cơ bản.
Chính sách thu hẹp: khi nền kinh tế thừa tiền thì Ngân hàng Nhà nước
sẽ rút bớt một lượng tiền ra khỏi nền kinh tế cũng qua các ngân hàng
thương mại và bằng các công cụ điều tiết…
Với chính sách tài khóa: Ngân hàng Nhà nước điều tiết bằng chính sách
thuế, các chi tiêu chính phủ C
ông cụ thể hiện chủ quyền quốc gia :
Cho đến cuối thế kỹ XIX, đầu thế kỷ XX ở các quốc gia khác nhau
đều có loại tiền riêng và nó đã trở thành một công cụ thể hiện chủ quyền
quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm chủ quyền kinh tế chính trị của riêng
mình nếu nước ấy có thể phát hành một loại tiền riêng.
Khi tiền tệ đã gắn liền với chủ quyền quốc gia, công dụng của nó đã
vượt khỏi 2 lĩnh vực: trung gian trao đổi và bảo tồn giá trị. Lịch sử phát triển
các nền kinh tế trê thế giới cho thấy rằng một khi tiền tệ trở thành công cụ
của chính quyền thì chính quyền có thể dùng công cụ ấy để đạt được nhiều
mục tiêu. Chẳng hạn tái phân phối lợi tức, huy động tài sản của nhân dân,…
Để duy trì được hệ thống tiền tệ các quốc gia đã đặt ra những bộ luật, quy
định,..bảo vệ an ninh về tài chính, đảm bảo an toàn cho đồng tiền của mình. II. V
ai trò của tiền tệ trong nền kinh tế
1. Góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế
Sự phát hiện của tiền tệ đã thay thế một cách hoàn hảo từ nên kinh tế trao đổi
trực tiếp sang nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. những lợi thế của nền kinh tế tiền tệ so
với kinh tế trao đổi trực tiếp được thể hiện ở chính vai trò của tiền tệ thông qua các chức năng của nó:
- Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã tạo nên sự dễ dàng và thuận lợi
hơn khi so sánh giá trị giữa các hàng hóa.
- Với chức năng trao đổi, tiền tệ giúp tiết kiệm thời gian phải chi cho quá
trình mua bán hàng hóa, do đó làm giảm chi phí giao dịch cho toàn xã hội.
- Với chức năng trao đổi, tiền tệ với tư cách là trung gian trong trao đổi đã
tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội ngày càng cao.
Tiền tệ thông qua chức năng của nó là cơ sở để hình thành nên hoạt động tài
chính tín dụng nhằm phân phối lại vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế một cách có hiệu quả.
2. Công cụ tích lũy và tập trung vốn cho xã hội
Với chức năng tích lũy, tiền tệ giúp các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện
mục tiêu tích lũy tập trung vốn dễ dàng tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở rộng tái xuất và chi tiêu.
Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống ngân hàng phát triển, thị trường tài chính
phát triển, các chủ thể không chỉ nắm giữ tiền tệ dưới dạng tiền mặt, mà còn có
thể cất giữ dưới hình thức bút tệ tại ngân hàng, hoặc các công cụ tài chính, vừa an
toàn, vừa sinh lợi, do đó còn thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung vốn cho toàn bộ nền kinh tế.
3. Góp phần phất triển các quan hệ kinh tế quốc tế
Với chức năng tiền tệ thế giới hoặc tiền tệ quốc tế, tiền tệ trở thành công cụ
hữu ích giúp một quốc gia mở rộng các mối quan hệ kinh tế của mình ra thế giới,
đồng thời thu hút các nguồn lực thế giới của quốc gia mình.
Trong điều kiện xu thế quốc tế hóa kinh tế thế giới ngày càng cao, tiền tệ
trở thành công cụ quan trọng nhất trong điều hành các chính sách kinh tế đối
ngoại, đo lường hiệu quả của các quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó, các quan hệ tỷ
giá, quan hệ tín dụng quốc tế, quan hệ đầu tư quốc tế, quan hệ thanh toán quốc tế
là những quan hệ chủ yếu và quan trọng để hình thành chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước.
4. Công cụ quản lý kinh tế vĩ mô
Trước hết, tiền tệ được sử dụng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
quốc dân và thiết lập các mối quan hệ cân đối về mặt giá trị trong toàn bộ nền kinh tế.
Tiền tệ được sử dụng làm công cụ xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô
như: chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và
chính sách tiền tệ. Các chính sách này tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô
trung gian như: thuế, chi tiêu ngân sách, giá cả, thu nhập, tỷ giá, lượng tiền cung
ứng và lãi suất, qua đó đạt được các mục tiêu của nền kinh tế.
Tiền tệ còn là công cụ để xây dựng một hệ thống chi tiêu kiểm soát về mặt
giá trị đối với mọi mặt hoạt động kinh tế, là căn cứ để thanh tra giám sát và xử lí
các vi phạm nhằm bảo đảm sự ổn định và hiệu quả các hoạt động kinh tế của một quốc gia.