bài tố tụng dân sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo đơn khởi kiện  cùng các tài liệu, chứng cứ  trong hồ sơ, quá trình giải quyết vụ án  tại phiên tòa, ông  Văn Lường trình bày.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ BÀI:
Theo đơn khởi kiện ng các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, quá trình giải quyết
vụ án tại phiên tòa, ông Văn Lường trình bày:
Ông Văn Lường làm đơn khởi kiện chính quyền tổ dân phố số 10, phường Ngọc
Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với nội dung: Gia đình ông L một đất thuộc
thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19, diện tích 340m2 (địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân,
thành ph Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), Nguồn gốc thửa đất trên do tổ tiên ông để lại, gia
đình ông quản sử dụng n định, không tranh chấp từ năm 1950 đến năm 1996,
ông làm giấy chia đất cho con gái quản sử dụng. Tuy nhiên còn 1 phần đất khoảng
100m2 trong thửa 123, tờ bản đồ số 19, ông không chia cho các con, vẫn thuộc quyền
quản sử dụng của ông. Năm 1999, y ban nhân dân phường Ngọc Xuân khu dân
tiến hành xây dựng nhà văn hóa, lấn chiếm vào phần đất của gia đình ông. Ông yêu cầu
chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành ph Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trả lại cho
ông quyền được quản lý sử dụng diện tích đất nói trên. Tại phiên a ông u cầu trả lại
diện tích đất chính xác 115 m2 tại Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng.
Vụ việc đã được xóm, Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân, Ủy ban nhân dân thành
phố Cao Bằng, Ủy ban nhân n tỉnh Cao Bằng, Thanh tra tỉnh Cao Bằng giải quyết
nhưng ông không đồng ý với kết luận này.
Ông yêu cầu chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành ph Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng trả lại cho ông quyền được quản sử dụng đất với diện tích 115m2 thuộc thửa đất
số 123, tờ bản đồ số 19 năm 1995, địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Tại bản tự khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Chính quyền Tổ 10,
phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (đại diện ông Nông Chí
Nghệ) trình bày:
Về phần đất tranh chấp từ xưa đến nay là đất thổ công của dân làng Gia Cung. Năm
1999, xây dựng nhà văn hóa, gia đình ông Văn ờng cho rằng phần đất này thuộc
đất gia đình nên đã xảy ra tranh chấp. Vụ việc đã được xóm, Ủy ban nhân n phường
Ngọc Xuân, Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
Thanh tra tỉnh Cao Bằng giải quyết được Ủy ban nhân dân thị Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng (nay thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) công nhận phần đất tranh chấp xây
dựng nhà văn hóa đất thổ công với diện ch 158m2 theo Quyết định số 369/QĐ.UB
ngày 30/11/2000.
Chính quyền T 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng không
đồng ý với yêu cầu của ông Văn Lường trả lại 115m2 đất thuộc thửa đất số 123, tờ
bản đồ số 19, năm 1995, địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng, đề nghị Tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân trình bày: phần đất xây dựng nhà văn
hóa m Gia Cung (nay t 10, phường Ngọc Xuân) đất thổ công của làng, phần đất
này có ngôi Miếu thờ chung. Năm 1999, tiến hành xây dựng nhà văn hóa, được sự nhất
trí của Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân sự hỗ trợ kinh phí xây dựng, Ủy ban
nhân dân phường Ngọc Xuân xác định đây phần đất công, không thuộc phần đất của
ông n Lường. Bởi, phần đất của gia đình ông ờng đã chia cho con trai ông
Văn En quản lý sử dụng đúng với thực tế kê khai và sử dụng đất. Ủy ban nhân dân
phường Ngọc Xuân xác định đây là phần đất ng giao cho tổ dân phố quản lý; Ủy
ban phường đang tiến hành khai thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với
quan nhà nước thẩm quyền; nay với yêu cầu khởi kiện của ông Văn Lường
không sở để chấp nhận.
Tại Bản án dân sự thẩm, Tòa án đã quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của ông
Văn Lường. Ngày 28/11/2019, bị đơn đơn kháng cáo toàn bộ bản án thẩm.
TÓM TẮT: Ông ờng kiện chính quyền tổ dân ph về việc lấn chiếm thửa đất số
123 của gia đình ông để y nhà văn hóa. Ông yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất cho ông.
Tuy nhiên Chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
không đồng ý với u cầu của ông Văn ờng đây phần đất thổ ng của dân
làng đã được công nhận theo Quyết định số 369/QĐ.UB ngày 30/11/2000.
CÂU HỎI :
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Theo quy định tại điều 26 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp v dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa nhân với nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao ng nghệ, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp v bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không
đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, tr trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt
hại được giải quyết trong v án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy
định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật v đất đai; tranh chấp về quyền sở
hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật
về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết qu bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng mua tài sản
bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. c tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án này, ông n Lường khởi kiện chính quyền tổ dân phố số 10, phường
Ngọc Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với yêu cầu tr lại cho ông quyền được quản
sử dụng diện tích đất 115m2 thuộc thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19, năm 1995, địa chỉ:
Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Xét thấy, nội dung yêu cầu khởi kiện của ông Lường nhằm bảo vệ quyền sử dụng
đất của mình đối với diện tích đất tranh chấp. Do đó, quan hệ pháp luật tranh chấp trong
vụ án này quan hệ tranh chấp quyền s dụng đất.
2. Xác định Tòa án thẩm quyền giải quyết vụ án theo th tục thẩm?
đây tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với i sản bất động sản nên việc xác
định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án như sau:
- Thẩm quyền theo cấp: Theo Điều 270 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2015 quy
định về xét xử phúc thẩm việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xem xét bản án
cấp thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường
hợp này, ông Lường đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án thẩm vậy thẩm
quyền t xử sẽ tòa cấp phúc thẩm là Tòa dân sự thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh
theo điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật T tụng Dân sự 2015.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: đây vụ án tranh chấp đối ợng bất động sản
nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền sẽ
thuộc Tòa án i bất động sản đó.
- Thẩm quyền theo vụ việc: nguyên đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất nên
đay tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Tóm lại Tòa án thẩm quyền giải quyết vụ án trên sẽ Tòa dân sự a án nhân dân
Tỉnh Cao Bằng.
3. Xác định các đương sự trong vụ án?
Đương sự trong vụ án này :
- Nguyên đơn: Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nguyên đơn
người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. vậy nguyên đơn trong
vụ án này ông L.
- Bị đơn: Theo khoản 3 Điều 68 B luật Tố tụng dân sự 2015 quy định bị đơn
người hoặc cơ quan, tổ chức bị nguyên đơn khởi kiện. vậy bị đơn trong vụ án
này tổ dân phố s 10, phường Ngọc Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Người quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Vì vụ án này tranh chấp trên 115 m2 trong
khi ông L ch phần đất khoảng 100 m2, phần còn lại phần đất đã sang tên cho
con gái ông. vậy khoảng 15 m2 còn thừa thể là phần đất của con gái ông.
Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì con gái ông ơng sẽ
người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Tranh chấp này thuộc trường hợp phải được hòa giải tại y ban nhân dân
cấp trước khi nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án hay không? Tại sao?
Trường hợp tranh chấp đất đai này thuộc loại phải được hòa giải tại Ủy ban nhân
dân cấp trước khi nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân n cấp nơi
đất tranh chấp. Nếu không hòa giải tại y ban nhân dân cấp , nguyên đơn sẽ không
được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải
quyết. Cụ thể, Khoản 2 Điều 3 Ngh quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: Đối với tranh
chấp trong việc xác định ai người quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại
UBND cấp nơi đất tranh chấp thì được xác định chưa đủ điều kiện khởi kiện
Điều này nhằm giải quyết những vụ việc tranh chấp nhỏ, tính chất phức tạp không
cao tiết kiệm thời gian, công sức cho cả hai bên Tòa án. Trong trường hợp hòa giải
không thành, nguyên đơn mới quyền khởi kiện tại Tòa án.
5. Xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án?
Căn cứ pháp : Điều 6 BLTTDS năm 2015; Khoản 1 Khoản 4 Điều 91 BLTTDS
năm 2015.
Căn cứ vào c tài liệu, chứng cứ trình bày của các n đương sự trong vụ án,
thể xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án như sau:
Vấn đề về nguồn gốc của đất tranh chấp:
Nguồn gốc đất tranh chấp đất thổ công hay đất của gia đình ông Văn
Lường.
Đất tranh chấp được khai, đăng sử dụng đất qua các thời kỳ hay
không.
Vấn đề về quá trình sử dụng đất tranh chấp:
Ai người sử dụng đất tranh chấp từ trước đến nay.
Đất tranh chấp được sử dụng ổn định, không tranh chấp hay không.
Vấn đề về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tranh
chấp:
Đất tranh chấp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.
Nếu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho ai.
Để chứng minh những vấn đề trên, các n đương sự th cung cấp các tài liệu,
chứng cứ sau:
Về nguồn gốc của đất tranh chp:
Giấy tờ về nguồn gốc đất, như: giấy tờ về thừa kế, tặng cho, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; bản án, quyết định của Tòa án, quan nhà
nước thẩm quyền xác định quyền sử dụng đất;
Hồ quản đất đai của chính quyền địa phương, như: sổ mục kê, sổ địa
chính, bản đồ trích đo đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Lời khai của người làm chứng, người có liên quan.
Về quá trình sử dụng đất tranh chấp:
Lời khai của các bên đương sự, người làm chứng, người có liên quan;
Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh việc sử dụng đất tranh chấp.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tranh chấp:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hồ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Xác định những chứng cứ tòa án cần thu thập để giải quyết tranh chấp?
Căn cứ vào nội dung vụ án quy định của pháp luật, Tòa án cần thu thập các
chứng cứ sau để giải quyết tranh chấp:
Chứng cứ chứng minh nguồn gốc thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19:
-
Giấy t về quyền s dụng đất của gia đình ông Văn Lường, bao gồm: Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất,…
-
Biên bản kiểm tra, xác minh hiện trạng đất của chính quyền địa phương.
-
Lời khai của các nhân chứng về nguồn gốc thửa đất.
Chứng cứ chứng minh nguồn gốc, quá trình s dụng đất của khu dân :
Giấy tờ, tài liệu do Chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân cung cấp, bao gồm:
Giấy tờ v việc cấp đất, giấy tờ về việc khai, đăng đất đai, giấy tờ về việc
chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc thế chấp quyền sử
dụng đất, giấy tờ về việc cho thuê quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc s dụng đất
do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, giấy tờ về việc sử dụng đất do Nhà
nước cho thuê trả tiền thuê hàng năm, giấy tờ về việc sử dụng đất do Nhà ớc
cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, giấy tờ v việc sử dụng đất
do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu n và tài sản khác gắn liền
với đất (theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013);
Chứng cứ khác liên quan đến vụ án, bao gồm:
- Quyết định số 369/QĐ.UB ngày 30/11/2000 của y ban nhân dân thị Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng (nay thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng);
- Bản án n sự thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân n
thành phố Cao Bằng.
7. Tòa án thẩm xử bác u cầu khởi kiện của ông Hà Văn ờng. Xác định ai
nghĩa vụ chịu án phí? Án phí được tính theo vụ án giá ngạch hay không
giá ngạch?
* Về nghĩa vụ nộp án phí: Theo Bản án dân sự thẩm, Tòa án bác yêu cầu khởi
kiện của ông Văn Lường. Do đó, ông Văn Lường người phải chịu án phí
thẩm. Án phí được tính theo v án không giá ngạch.
Giải thích: Căn c theo Khoản 1 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy
định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự thẩm như sau:
“Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí n s sơ thm
1. Đương sự phải chịu án phí n sự thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án
chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.”
Trong vụ án này, yêu cầu khởi kiện của ông Văn Lường đã bị Tòa án bác.
Do đó, ông Văn Lường người phải chịu án phí thẩm.
* Về mức án phí: Trong trường hợp này, mức án phí không được tính theo giá
ngạch.
Giải thích: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy
định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau:
“Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự thẩm trong một số loại việc cụ thể
1….
2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản tranh chấp về quyền s dụng đất
thì nghĩa vụ chịu án phí dân s sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản tranh chấp về quyền sử
dụng đất Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản tranh
chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí n sự thẩm như đối
với trường hợp vụ án không giá ngạch…..”
8. Ông Lường kháng cáo bản án thẩm, Tòa án phúc thẩm không chấp nhận
kháng cáo của ông Lường, tuy nhiên nhận thấy Tòa án thẩm quyết định
không đúng về án phí. Hỏi Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra bản án phúc
thẩm như thế o?
Bản án phúc thẩm sẽ được Hội đồng xét xử phải xem xét lại vấn đề liên quan đến án
phí đưa ra quyết định phù hợp. Trong trường hợp ông Văn Lường kháng cáo
Hội đồng t xử phúc thẩm nhận thấy rằng Tòa án thẩm đã quyết định không đúng về
án phí, Hội đồng xét xử thể đưa ra một số quyết định sau:
Chấp nhận kháng cáo của ông Văn ờng về vấn đề án phí: Hội đồng xác định
rằng Tòa án thẩm đã quyết định không đúng về án phí, do đó chấp nhận kháng
cáo của ông Hà Văn Lường về mặt này. Bản án phúc thẩm sẽ điều chỉnh lại số tiền án p
ông Văn Lường phải thanh toán.
Không chấp nhận kháng cáo về án phí: Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm
cho rằng quyết định về án phí của Tòa án thẩm đúng, Hội đồng thể không chấp
nhận kháng cáo của ông Văn Lường về mặt này. Bản án phúc thẩm sẽ duy trì quyết
định ban đầu về án phí.
Điều chỉnh án phí một cách hợp lý: Hội đồng xét xử phúc thẩm thể quyết định điều
chỉnh số tiền án phí một cách hợp nếu thấy rằng Tòa án sơ thẩm đã đưa ra quyết định
không chính xác về vấn đề y. Điều chỉnh thể tăng hoặc giảm số tiền án phí tùy
thuộc vào các chứng cứ lập luận được trình bày trong quá trình xét xử phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm sẽ phải minh bạch ràng do cho quyết định của mình tuân
theo quy định của pháp luật để đảm bảo công bằng chính xác trong quá trình giải
quyết vụ án.
9. Vụ án này có th được giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không?
Theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự m 2015 thì “Th tục rút gọn thủ tục tố
tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải
quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật”.
Tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục
rút gọn như sau:
- Tòa án giải quyết vụ án theo th tục rút gọn khi đủ các điều kiện sau đây:
+ Vụ án tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
+ Các đương sự đều địa chỉ nơi trú, trụ sở ràng;
+ Không có đương sự trú nước ngoài, i sản tranh chấp nước ngoài, tr
trường hợp đương sự nước ngoài đương sự Việt Nam thỏa thuận đề nghị Tòa án
giải quyết theo thủ tục t gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền
sở hữu hợp pháp tài sản thỏa thuận thống nhất về việc xử tài sản.
- Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn người
sử dụng lao động quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã
rời khỏi địa chỉ nơi trú, nơi có trụ sở không thông báo cho đương sự khác, Tòa án
thì bị coi trường hợp c tình giấu địa chỉ.
Vụ án này không thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn không đáp ứng các
điều kiện sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
Giá trị tranh chấp: Giá trị tranh chấp về quyền sử dụng đất phải ới 50 triệu đồng
(theo Nghị định 14/2022/NĐ-CP). Trong trường hợp này, diện tích đất tranh chấp
115m2, giá trị đất tại khu vực y cần được thẩm định để c định giá tr tranh chấp. Nếu
giá trị tranh chấp vượt quá 50 triệu đồng, vụ án không thể áp dụng thủ tục rút gọn.
Vụ án này không thuộc bất kỳ trường hợp o được nêu trên. Vụ án này liên quan
đến tranh chấp về quyền sở hữu đất, một vấn đề phức tạp hơn so với các trường hợp được
phép giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Do những do trên, vụ án này không th được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Vụ
án sẽ được giải quyết theo thủ tục thông thường tại Tòa án.
| 1/11

Preview text:

ĐỀ BÀI:
Theo đơn khởi kiện và cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, quá trình giải quyết
vụ án và tại phiên tòa, ông Hà Văn Lường trình bày:
Ông Hà Văn Lường làm đơn khởi kiện chính quyền tổ dân phố số 10, phường Ngọc
Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với nội dung: Gia đình ông L có một lô đất thuộc
thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19, diện tích 340m2 (địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân,
thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), Nguồn gốc thửa đất trên là do tổ tiên ông để lại, gia
đình ông quản lý và sử dụng ổn định, không có tranh chấp gì từ năm 1950 đến năm 1996,
ông làm giấy chia đất cho con gái quản lý sử dụng. Tuy nhiên còn 1 phần đất khoảng
100m2 trong thửa 123, tờ bản đồ số 19, ông không chia cho các con, vẫn thuộc quyền
quản lý sử dụng của ông. Năm 1999, Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân và khu dân cư
tiến hành xây dựng nhà văn hóa, lấn chiếm vào phần đất của gia đình ông. Ông yêu cầu
chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trả lại cho
ông quyền được quản lý sử dụng diện tích đất nói trên. Tại phiên tòa ông yêu cầu trả lại
diện tích đất chính xác là 115 m2 tại Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng.
Vụ việc đã được xóm, Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân, Ủy ban nhân dân thành
phố Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Thanh tra tỉnh Cao Bằng giải quyết
nhưng ông không đồng ý với kết luận này.
Ông yêu cầu chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng trả lại cho ông quyền được quản lý sử dụng đất với diện tích 115m2 thuộc thửa đất
số 123, tờ bản đồ số 19 năm 1995, địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Tại bản tự khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Chính quyền Tổ 10,
phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (đại diện là ông Nông Chí Nghệ) trình bày:
Về phần đất tranh chấp từ xưa đến nay là đất thổ công của dân làng Gia Cung. Năm
1999, xây dựng nhà văn hóa, gia đình ông Hà Văn Lường cho rằng phần đất này thuộc
đất gia đình nên đã xảy ra tranh chấp. Vụ việc đã được xóm, Ủy ban nhân dân phường
Ngọc Xuân, Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
Thanh tra tỉnh Cao Bằng giải quyết và được Ủy ban nhân dân thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng (nay là thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) công nhận phần đất tranh chấp xây
dựng nhà văn hóa là đất thổ công với diện tích 158m2 theo Quyết định số 369/QĐ.UB ngày 30/11/2000.
Chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng không
đồng ý với yêu cầu của ông Hà Văn Lường trả lại 115m2 đất thuộc thửa đất số 123, tờ
bản đồ số 19, năm 1995, địa chỉ: Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng, đề nghị Tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân trình bày: phần đất xây dựng nhà văn
hóa xóm Gia Cung (nay là tổ 10, phường Ngọc Xuân) là đất thổ công của làng, phần đất
này có ngôi Miếu thờ chung. Năm 1999, tiến hành xây dựng nhà văn hóa, được sự nhất
trí của Ủy ban nhân dân phường Ngọc Xuân và có sự hỗ trợ kinh phí xây dựng, Ủy ban
nhân dân phường Ngọc Xuân xác định đây là phần đất công, không thuộc phần đất của
ông Hà Văn Lường. Bởi, phần đất của gia đình ông Lường đã chia cho con trai là ông Hà
Văn En quản lý và sử dụng đúng với thực tế kê khai và sử dụng đất. Ủy ban nhân dân
phường Ngọc Xuân xác định đây là phần đất công và giao cho tổ dân phố quản lý; Ủy
ban phường đang tiến hành kê khai thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; nay với yêu cầu khởi kiện của ông Hà Văn Lường là
không có cơ sở để chấp nhận.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm, Tòa án đã quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Hà
Văn Lường. Ngày 28/11/2019, bị đơn có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
TÓM TẮT: Ông Lường kiện chính quyền tổ dân phố về việc lấn chiếm thửa đất số
123 của gia đình ông để xây nhà văn hóa. Ông yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất cho ông.
Tuy nhiên Chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
không đồng ý với yêu cầu của ông Hà Văn Lường vì đây là phần đất thổ công của dân
làng và đã được công nhận theo Quyết định số 369/QĐ.UB ngày 30/11/2000. CÂU HỎI :
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Theo quy định tại điều 26 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp về dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không
đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt
hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy
định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở
hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản
bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Trong vụ án này, ông Hà Văn Lường khởi kiện chính quyền tổ dân phố số 10, phường
Ngọc Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với yêu cầu trả lại cho ông quyền được quản
lý sử dụng diện tích đất 115m2 thuộc thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19, năm 1995, địa chỉ:
Tổ 10, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Xét thấy, nội dung yêu cầu khởi kiện của ông Lường là nhằm bảo vệ quyền sử dụng
đất của mình đối với diện tích đất tranh chấp. Do đó, quan hệ pháp luật tranh chấp trong
vụ án này là quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất.
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm?
Vì đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với tài sản là bất động sản nên việc xác
định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án như sau:
- Thẩm quyền theo cấp: Theo Điều 270 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2015 quy
định về xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xem xét bản án
cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường
hợp này, ông Lường đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì vậy thẩm
quyền xét xử sẽ ở tòa cấp phúc thẩm là Tòa dân sự thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh
theo điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Vì đây là vụ án tranh chấp có đối tượng là bất động sản
nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền sẽ
thuộc Tòa án nơi có bất động sản đó.
- Thẩm quyền theo vụ việc: Vì nguyên đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất nên
đay là tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Tóm lại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên sẽ là Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tỉnh Cao Bằng.
3. Xác định các đương sự trong vụ án?
Đương sự trong vụ án này là:
- Nguyên đơn: Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nguyên đơn là
người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Vì vậy nguyên đơn trong vụ án này là ông L.
- Bị đơn: Theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định bị đơn là
người hoặc cơ quan, tổ chức bị nguyên đơn khởi kiện. Vì vậy bị đơn trong vụ án
này là tổ dân phố số 10, phường Ngọc Xuân, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Vì vụ án này tranh chấp trên 115 m2 trong
khi ông L chỉ có phần đất khoảng 100 m2, phần còn lại là phần đất đã sang tên cho
con gái ông. Vì vậy khoảng 15 m2 còn thừa có thể là phần đất của con gái ông.
Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì con gái ông Lương sẽ là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Tranh chấp này có thuộc trường hợp phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân
cấp xã trước khi nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án hay không? Tại sao?
Trường hợp tranh chấp đất đai này thuộc loại phải được hòa giải tại Ủy ban nhân
dân cấp xã trước khi nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp. Nếu không hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nguyên đơn sẽ không
được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải
quyết. Cụ thể, Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: Đối với tranh
chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại
UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện
Điều này nhằm giải quyết những vụ việc tranh chấp nhỏ, tính chất phức tạp không
cao và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả hai bên và Tòa án. Trong trường hợp hòa giải
không thành, nguyên đơn mới có quyền khởi kiện tại Tòa án.
5. Xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án?
Căn cứ pháp lý: Điều 6 BLTTDS năm 2015; Khoản 1 và Khoản 4 Điều 91 BLTTDS năm 2015.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và trình bày của các bên đương sự trong vụ án, có
thể xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án như sau:
Vấn đề về nguồn gốc của đất tranh chấp:
○ Nguồn gốc đất tranh chấp là đất thổ công hay đất của gia đình ông Hà Văn Lường.
○ Đất tranh chấp có được kê khai, đăng ký sử dụng đất qua các thời kỳ hay không.
Vấn đề về quá trình sử dụng đất tranh chấp:
○ Ai là người sử dụng đất tranh chấp từ trước đến nay.
○ Đất tranh chấp có được sử dụng ổn định, không tranh chấp gì hay không.
Vấn đề về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tranh chấp:
○ Đất tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.
○ Nếu có thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho ai.
Để chứng minh những vấn đề trên, các bên đương sự có thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ sau:
Về nguồn gốc của đất tranh chấp:
○ Giấy tờ về nguồn gốc đất, như: giấy tờ về thừa kế, tặng cho, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định quyền sử dụng đất;
○ Hồ sơ quản lý đất đai của chính quyền địa phương, như: sổ mục kê, sổ địa
chính, bản đồ trích đo đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
○ Lời khai của người làm chứng, người có liên quan.
Về quá trình sử dụng đất tranh chấp:
○ Lời khai của các bên đương sự, người làm chứng, người có liên quan;
○ Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
○ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh việc sử dụng đất tranh chấp.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tranh chấp:
○ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
○ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Xác định những chứng cứ tòa án cần thu thập để giải quyết tranh chấp?
Căn cứ vào nội dung vụ án và quy định của pháp luật, Tòa án cần thu thập các
chứng cứ sau để giải quyết tranh chấp:
Chứng cứ chứng minh nguồn gốc thửa đất số 123, tờ bản đồ số 19:
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất của gia đình ông Hà Văn Lường, bao gồm: Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…
- Biên bản kiểm tra, xác minh hiện trạng đất của chính quyền địa phương.
- Lời khai của các nhân chứng về nguồn gốc thửa đất.
Chứng cứ chứng minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của khu dân cư:
Giấy tờ, tài liệu do Chính quyền Tổ 10, phường Ngọc Xuân cung cấp, bao gồm:
Giấy tờ về việc cấp đất, giấy tờ về việc kê khai, đăng ký đất đai, giấy tờ về việc
chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc thế chấp quyền sử
dụng đất, giấy tờ về việc cho thuê quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc sử dụng đất
do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, giấy tờ về việc sử dụng đất do Nhà
nước cho thuê trả tiền thuê hàng năm, giấy tờ về việc sử dụng đất do Nhà nước
cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, giấy tờ về việc sử dụng đất
do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013);
Chứng cứ khác có liên quan đến vụ án, bao gồm:
- Quyết định số 369/QĐ.UB ngày 30/11/2000 của Ủy ban nhân dân thị xã Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng);
- Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cao Bằng.
7. Tòa án sơ thẩm xử bác yêu cầu khởi kiện của ông Hà Văn Lường. Xác định ai
có nghĩa vụ chịu án phí? Án phí được tính theo vụ án có giá ngạch hay không có giá ngạch?
* Về nghĩa vụ nộp án phí:
Theo Bản án dân sự sơ thẩm, Tòa án bác yêu cầu khởi
kiện của ông Hà Văn Lường. Do đó, ông Hà Văn Lường là người phải chịu án phí sơ
thẩm
. Án phí được tính theo vụ án không có giá ngạch.
Giải thích: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy
định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:
“Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án
chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.”

⇒ Trong vụ án này, yêu cầu khởi kiện của ông Hà Văn Lường đã bị Tòa án bác.
Do đó, ông Hà Văn Lường là người phải chịu án phí sơ thẩm.
* Về mức án phí: Trong trường hợp này, mức án phí không được tính theo giá ngạch.
Giải thích: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy
định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau:
“Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể 1….
2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất
thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử
dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh
chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối
với trường hợp vụ án không có giá ngạch…. ”

8. Ông Lường kháng cáo bản án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm không chấp nhận
kháng cáo của ông Lường, tuy nhiên nhận thấy Tòa án sơ thẩm quyết định
không đúng về án phí. Hỏi Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm như thế nào?

Bản án phúc thẩm sẽ được Hội đồng xét xử phải xem xét lại vấn đề liên quan đến án
phí và đưa ra quyết định phù hợp. Trong trường hợp ông Hà Văn Lường kháng cáo và
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy rằng Tòa án sơ thẩm đã quyết định không đúng về
án phí, Hội đồng xét xử có thể đưa ra một số quyết định sau:
Chấp nhận kháng cáo của ông Hà Văn Lường về vấn đề án phí: Hội đồng xác định
rằng Tòa án sơ thẩm đã có quyết định không đúng về án phí, và do đó chấp nhận kháng
cáo của ông Hà Văn Lường về mặt này. Bản án phúc thẩm sẽ điều chỉnh lại số tiền án phí
mà ông Hà Văn Lường phải thanh toán.
Không chấp nhận kháng cáo về án phí: Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm
cho rằng quyết định về án phí của Tòa án sơ thẩm là đúng, Hội đồng có thể không chấp
nhận kháng cáo của ông Hà Văn Lường về mặt này. Bản án phúc thẩm sẽ duy trì quyết
định ban đầu về án phí.
Điều chỉnh án phí một cách hợp lý: Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể quyết định điều
chỉnh số tiền án phí một cách hợp lý nếu thấy rằng Tòa án sơ thẩm đã đưa ra quyết định
không chính xác về vấn đề này. Điều chỉnh có thể là tăng hoặc giảm số tiền án phí tùy
thuộc vào các chứng cứ và lập luận được trình bày trong quá trình xét xử phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm sẽ phải minh bạch rõ ràng lý do cho quyết định của mình và tuân
theo quy định của pháp luật để đảm bảo công bằng và chính xác trong quá trình giải quyết vụ án.
9. Vụ án này có thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không?
Theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố
tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải
quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật”.
Tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
- Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
+ Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
+ Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án
giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền
sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
- Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người
sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã
rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án
thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ.
Vụ án này không thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn vì không đáp ứng các
điều kiện sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
Giá trị tranh chấp: Giá trị tranh chấp về quyền sử dụng đất phải dưới 50 triệu đồng
(theo Nghị định 14/2022/NĐ-CP). Trong trường hợp này, diện tích đất tranh chấp là
115m2, giá trị đất tại khu vực này cần được thẩm định để xác định giá trị tranh chấp. Nếu
giá trị tranh chấp vượt quá 50 triệu đồng, vụ án không thể áp dụng thủ tục rút gọn.
Vụ án này không thuộc bất kỳ trường hợp nào được nêu trên. Vụ án này liên quan
đến tranh chấp về quyền sở hữu đất, một vấn đề phức tạp hơn so với các trường hợp được
phép giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Do những lý do trên, vụ án này không thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Vụ
án sẽ được giải quyết theo thủ tục thông thường tại Tòa án.
Document Outline

  • ĐỀ BÀI:
  • 1.Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
  • ●Về nguồn gốc của đất tranh chấp:
  • ●Về quá trình sử dụng đất tranh chấp: