Bài tự học chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lênin về chính trị. Bản chất của chính trị, đấu tranh chính trị và cách mạng chính trị. Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị. Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết chính trị Mác– Lênin vào điều kiện Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------
BÀI TỰ HỌC SỐ 1
MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Họ và tên sinh viên: Hồ Minh Anh Mã sinh viên: 235801002
Lớp tín chỉ: CT01001_43_9 Hà Nội, 2023 Bài tự học số 1:
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị:
(1) Bản chất của chính trị, đấu tranh chính trị và cách mạng chính trị:
a) Bản chất của chính trị:
- Chính trị luôn mang bản chất giai cấp:
+ Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp.
+ Chính trị ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có phân chia giai cấp
- Chính trị mang tính dân tộc:
+ Các nội dung về vấn đề dân tộc, đấu tranh giải phóng dân tộc, chống kỳ thị dân
tộc là nội dung quan trọng của hoạt động chính trị.
+ Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại.
Vì tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn đến chủ nghĩa biệt phái, tuyệt đối hóa vấn đề
dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
- Chính trị có tính nhân loại:
+ Vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại.
+ Giải phóng giai cấp, dân tộc xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau của nền chính trị vô sản và trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.
b) Đấu tranh chính trị:
Đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là hiện
tượng tất yếu của lịch sử. Cuộc đấu tranh này trải qua ba giai đoạn, phản ánh trình
độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác, từ sự thỏa mãn
những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.
* Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế:
- Xảy ra khi mâu thuẫn kinh tế xảy ra (hình thức: bãi công, biểu tình…) đấu tranh vì lợi ích kinh tế
- Trình độ thấp nhất nhưng lại quan trọng vì là trường học thực tiễn cho phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân trưởng thành.
- Dễ dàng bị thỏa hiệp, rơi vào chủ nghĩa kinh tế thuần tuý.
* Giai đoạn thứ hai của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận:
- Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, giai cấp vô sản không những phải đấu tranh chống
mọi thứ lý luận phản động của giai cấp tư sản, mà còn phải đấu tranh chống trào lưu
tư tưởng cơ hội chủ nghĩa dưới mọi màu sắc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin
- Cần trang bị hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin cho giai cấp công nhân (vì
chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân
* Giai đoạn thứ ba (cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị:
- Nhiệm vụ cơ bản: thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nền chuyên chính mới và
sử dụng chính quyền đó để xây dựng xã hội mới.
- Điều kiện: giai cấp vô sản phải có lý luận, có đội tiên phong là Đảng cộng sản,
giai cấp vô sản phải là lực lượng chính trị độc lập và đối lập trực tiếp với giai cấp tư
sản, giai cấp; Đảng phải có cơ sở xã hội và vấn đề chính quyền đặt ra một cách trực tiếp.
c) Cách mạng chính trị:
- Theo C.Mác, bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào đều có tính chất chính trị vì
nó trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề quyền lực chính trị, trực tiếp tuyên chiến với thể chế cũ.
- Mặt khác bất cứ một cuộc cách mạng chính trị nào cũng đều có tính chất xã hội vì
nó đặt vấn đề cải tạo các quan hệ xã hội cũ, xây dựng các quan hệ xã hội mới.
(2) Lý luận về tình thế và thời cơ cách mạng:
a) Tình thế cách mạng:
- Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng.
+ Một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào khủng
hoảng dường như không còn kiểm soát được xã hội.
+ Hai là, quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng, sự chịu đựng đã đến
giới hạn cuối cùng,không thể chịu đựng hơn nữa, buộc phải đi đến một hành động có tính thời sự.
+ Ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng, đứng
về phía tiên tiến cách mạng.
⇒Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế cách mạng thì cách mạng ở trong khả
năng rất gần.Nhưng cách mạng muốn nổ ra thì phải có thời cơ cách mạng.
b) Thời cơ cách mạng:
- Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng, khi cả 3 dấu hiệu
của tình thế cách mạng phát triển đến đỉnh điểm, xã hội khủng hoảng trầm trọng.
- Theo V.I.Lênin, tình thế cách mạng là khách quan, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết
đoán của chủ thế cách mạng.
- Thời cơ cách mạng mang tính chủ quan, gắn liền với các sự kiện, những tình
huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng đến bước ngoặt quyết định, nó gắn với
thời điểm cụ thể, tức là gắn với không gian, thời gian chính trị. Thời cơ xuất hiện rất
nhanh và trôi cũng rất mau. Sau đó cách mạng nổ ra hay không và có thành công
hay không sẽ phụ thuộc ở vai trò của chủ thể, ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng.
- Ví dụ: thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga do Đảng Bonsevich và V.I.Lênin
lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng tám ở Việt Nam do Đảng cộng sản
Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình
của nghệ thuật xử lí tình thế và thời cơ cách mạng.
(3) Phương thức giành chính quyền và nghệ thuật thỏa hiệp:
- Các nhà kinh điển mác xít chỉ ra hai phương thức (hai khả năng) giành quyền lực chính trị:
+ Phương thức giành chính quyền bằng bạo lực là phương thức phổ biến trong lịch
sử. Cần lưu ý rằng, quan điểm mác xít không đồng nhất bạo lực cách mạng với
chiến tranh. Bạo lực ở đây bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, là
gắn kết sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất..
+ Phương thức giành chính quyền bằng con đường hòa bình là rất quý và hiếm.
Rất quý vì không đổ máu, rất hiếm vì xưa nay nó chưa có tiền lệ và chưa từng xảy
ra. Các nhà kinh điển cũng đồng thời đưa ra chỉ dẫn có tính phương pháp: nêu khả
năng giành quyền lực bằng con đường hòa bình xuất hiện, dù là mầm mống, thì
cũng hết sức tận dụng.
- Hiện nay phương thức đấu tranh giành quyền lực đang là tiêu điểm của cuộc đấu
tranh tư tưởng giữa những người mácxít chân chính và những kẻ cơ hội mọi màu sắc.
- Đây là một vấn đề khoa học, cũng đồng thời là nghệ thuật xử lý tình huống. Việc
lựa chọn phương pháp nảy sinh vấn đề thỏa hiệp. Lênin đã chỉ ra có hai loại thỏa
hiệp: thỏa hiệp có nguyên tắc và thỏa hiệp vô nguyên tắc.
(4) Xây dựng thể chế sau thắng lợi của cách mạng chính trị:
- Xác lập cơ sở kinh tế - xã hội của thế chế mới. Đó là việc xác lập quan hệ sản
xuất mới, tạo cơ sở xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, đồng thời phát triển lực lượng toàn xã hội.
- Đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng hối lộ, thực hành dân chủ.
- Xây dựng đảng cộng sản cầm quyền đạt tầm cao trí tuệ vững mạnh cả về chính trị
tư tưởng tổ chức là bảo đảm tiên quyết cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
(5) Chuyên chính vô sản là hình thức tổ chức quyền lực chính trị quá độ đi tới xã
hội không còn giai cấp và nhà nước:
- C.Mác – Lênin cho rằng “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là
mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người thành giai
cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành chính quyền”.
- Chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực, mà nhiệm vụ chủ yếu của nó – quyết
định thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, là tổ chức xây dựng
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự thống trị của giai cấp công nhân
chính là giai cấp công nhân giành quyền lực chính trị về tay mình không phải để
tiếp tục duy trì sự thống trị, thay thế áp bức này bằng một áp bức khác, mà sự thống
trị ấy chỉ là một phương tiện, một điều kiện cần thiết để đi tới hủy bỏ sự thống trị, đi
tới giải phóng con người.
2. Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị:
* Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
- Đây là tư tưởng nổi bật và bao trùm nhất không chỉ trong lĩnh vực đường lối
chính trị mà còn trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người, trong chỉnh thể tư
tưởng – lý luận – phương pháp – phong cách Hồ Chí Minh.
+ Dân tộc đó thoát khỏi nô lệ bằng con đường cách mạng do chính dân tộc đó tiến hành.
- Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết.
+ Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự chứ không phải giả hiệu với các
giá trị thật sự như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng.
+ Độc lập chính trị gắn liền với sự phồn thịnh mọi mặt” Kinh tế - Văn hoá – Xã hội.
+ Phải tự giành lấy con đường cách mạng tự lực, tự cường.
Gắn liền độc lập dân tộc với CNXH, đó là giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trong
cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH còn là sự lựa chọn con đường phát triển của cách mạng VN.
- Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với CNXH, trong
đó độc lập là tiền đề để đi đến CNXH, còn CNXH bảo đảm chắc chắn nhất, thực chất nhất.
* Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Người đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nghĩa xã hội
đối lập với tư tưởng chủ nghĩa cá nhân. Muốn xây dựng thành công CNXH thì phải
chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Người đã phân biệt chủ nghĩa cá nhân và cá nhân,
chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ nhận cá nhân, trái lại những gì
thuộc về lợi ích, nhu cầu hợp lý, chính đáng của con người trong tư cách cá nhân
của nó, nếu không trái với lợi ích thì đều có khẳ năng phát triển và khuyến khích họ.
* Tư tưởng về đại đoàn kết:
- Hồ Chí Minh coi sức mạnh là ở đoàn kết toàn dân, sự đồng lòng của xã hội.
- Đoàn kết trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện trên mọi phương diện
đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Đoàn kết phải dựa trên cơ sở có lý, có tình, có nghĩa.
- Đoàn kết lấy liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích tối cao
của dân tộc làm điểm quy tụ để đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích.
* Tư tưởng về xây dựng thể chế chính trị:
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tính chất của nhà nước. Phê phán cách mạng
Pháp và Mỹ là cách mạng không đến nơi, ca ngợi cách mạng tháng 10 Nga: Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, dân
chúng được hưởng tự do và bình đẳng thật sự. Từ đó, người lựa chọn kiểu nhà nước
theo học thuyết Mác – Lênin nhưng không bệ nguyên xi, Người chủ động thành lập nhà nước CHDC.
- Hồ Chí Minh cho rằng chế độ dân chủ là phù hợp với nhà nước ta, dân chủ là dân
làm chủ, giá trị thực chất của dân chủ là phải có cơm ăn, áo mặc, học hành... Đó là
một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
+ Của nhân dân: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam.
+ Do nhân dân: Do tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra Quốc Hội; Nhân dân có
quyền kiểm soát nhà nước và quyền bãi miễn đại biểu Quốc Hội.
+ Vì nhân dân: Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
thì phải hết sức tránh. Quan tâm đến quyền lợi của nhân dân ngay cả những quyền
lợi thiết thân hành ngày. Cán bộ viên chức nhà nước không phải là những vị “ quan
cách mạng” mà là “đầy tớ” của nhân dân, phục vụ lợi ích chính đáng của dân.
- Đảng ta là đảng cầm quyền, Nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo, mang tính chất dân
chủ nhưng dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công –
nông – trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo; tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ; quản lý xã hội bằng hiến pháp và Pháp luật; thực hiện sự
thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rõ ràng.
* Lý luận về đảng cầm quyền:
- Phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đảng chính trị nói chung,
đảng của giai cấp công nhân nói riêng, Hồ Chí Minh luôn coi xây dựng Đảng của
giai cấp công nhân Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết
định trước hết đến thắng lợi của cách mạng.
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận
động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa thì
cũng như người không có trí khôn, thuyền không có bàn chỉ nam”.
- Phải có Đảng cách mệnh có nghĩa là “Đảng của giai cấp vô sản”, “Đội tiên phong
của vô sản giai cấp”, xây dựng trên những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của chủ
nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng là kim chỉ nam cho tổ
chức là hoạt động của Đảng.
- Ở Việt Nam, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là một.
Chính vì vậy, Đảng lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc.
- Đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam.
3. Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học
thuyết chính trị Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam:
* 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề
thuộc địa và dân tộc của Lênin; 1921-1929: Thông qua 2 con đường chủ yếu là
Pháp và Trung Quốc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam.
* Bằng phương pháp tiếp cận khoa học, sáng tạo, bám sát thực tiễn của đất nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt, luôn trung thành với những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lê-nin; mặt khác, vận dụng sáng tạo các nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam:
- Một là, về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa:
+ C. Mác cho rằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra và giành thắng lợi ở những nước tư
bản phát triển. Còn V.I. Lê-nin nhận định, cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng
lợi ở một số nước, thậm chí là một nước riêng lẻ của chủ nghĩa đế quốc và cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của
các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thêm một bước nhận thức lý luận khi cho
rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có quan hệ chặt chẽ với
cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính
quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể giành thắng lợi trước
cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.
- Hai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng quy luật về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, về sự hình thành Đảng Cộng sản vào việc khẳng định trọng trách của
giai cấp công nhân Việt Nam và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Hồ Chí Minh đã phân tích khá sâu sắc các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nước
ta, nhận ra được những ưu thế vượt trội và sứ mệnh trọng đại của giai cấp công
nhân Việt Nam. Người đã chỉ rõ: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách
mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc” và khẳng định giai cấp
công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển một cách sáng tạo quy luật hình thành Đảng
cộng sản vào quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu
như quy luật chung về sự ra đời của Đảng cộng sản là sự kết hợp chủ nghĩa xã hội
khoa học với phong trào công nhân thì khi vận dụng vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
bổ sung thêm nhân tố nữa là phong trào yêu nước. Giai cấp công nhân Việt Nam
mới hình thành, còn nhỏ bé về số lượng, sự kết hợp lý luận với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước có tác dụng ý nghĩa rất lớn đối với các mạng Việt
Nam, giúp cho Đảng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, phát
huy được tinh thần đoàn kết và lực lượng cách mạng, ngăn ngừa và khắc phục
những biểu hiện thành phần chủ nghĩa, công nhân chủ nghĩa hoặc chia rẽ, bè phái trong Đảng.
- Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận Mác - Lênin về tập hợp, xây
dựng lực lượng cách mạng:
Người khẳng định, động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta là
đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng
tạo tư tưởng về liên minh công - nông của chủ nghĩa Mác-Lênin để quy tụ, tập hợp
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của các lực lượng yêu nước với thế trận chiến
tranh nhân dân để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân dựa trên nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: Theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ
thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Trên nền tảng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về nhà nước kiểu mới: Tất cả mọi
quyền lực đều là của nhân dân, một nhà nước của nhân dân, chính quyền từ xã đến
chính phủ Trung ương do nhân dân cử ra; đoàn thể từ Trung ương đến xã do nhân
dân tổ chức nên, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp
luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.