-
Thông tin
-
Quiz
Bài tự học số 2 tâm lí học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu tài liệu chương 4 và phân tích: Tri giác xã hội? Ý nghĩa của tri giác xã hội đối với hoạt động truyền thông. Nghiên cứu chương 5 và phân tích: Các dạng ảnh hưởng xã hội? Trong hoạt động truyền thông đã ứng dụng các dạng ảnh hưởng xã hội này như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tự học số 2 tâm lí học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu tài liệu chương 4 và phân tích: Tri giác xã hội? Ý nghĩa của tri giác xã hội đối với hoạt động truyền thông. Nghiên cứu chương 5 và phân tích: Các dạng ảnh hưởng xã hội? Trong hoạt động truyền thông đã ứng dụng các dạng ảnh hưởng xã hội này như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tâm lí học xã hội 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỀN
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ----- -----
BÀI TỰ HỌC SỐ 2 MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Họ và tên thành viên Nhóm 2: Bùi Phượng Anh Trịnh Minh Hòa Vũ Hà Dương Hoàng Thị Thùy Linh Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp tín chỉ: TG01007_K42.5
Giảng viên: Vũ Thùy Hương ĐỀ BÀI:
Câu 1. Nghiên cứu tài liệu chương 4 và phân tích: Tri giác xã hội? Ý nghĩa của tri giác xã hội
đối với hoạt động truyền thông.
Câu 2. Nghiên cứu chương 5 và phân tích: Các dạng ảnh hưởng xã hội? Trong hoạt động
truyền thông đã ứng dụng các dạng ảnh hưởng xã hội này như thế nào? (Có thể lựa chọn 1 trong
các dạng ảnh hưởng xã hội đó để cho thấy đã được vận dụng trong truyền thông). BÀI LÀM: CÂU 1:
1. Phân tích tri giác xã hội 1.1. Tri giác xã hội
Giới thiệu về tri giác xã hội: Đối với những người ta mới làm quen, mọi lời nói và hành động
của họ đều là một bí ẩn đối với chúng ta. Vì thế, chúng ta thường có xu hướng quan sát những
dấu hiệu phi ngôn ngữ của họ như biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, dáng điệu cơ thể, các cử chỉ,
điệu bộ,… nhằm cố gắng tìm hiểu những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng hiện tại của họ. Sau
đó, ta lý giải những động cơ và mục đích đằng sau những hành động vừa quan sát được từ
người kia. Đây chính là một quy trình của tri giác xã hội.
Hoàn cảnh ra đời: Thuật ngữ “Tri giác xã hội” được nhà Tâm lý học người Mỹ G.Bruner
đưa ra vào năm 1947, nhằm giải thích tính quy định xã hội trong tri giác và sự phụ thuộc của
tri giác vào đối tượng tri giác, bối cảnh tri giác cũng như mục đích, kinh nghiệm, động cơ, giá
trị cá nhân của người tri giác.
Khái niệm: Tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, đánh giá của chủ thể tri giác về đối tượng xã hội.
Ví dụ: 1 giáo viên mang lại cho sinh viên những hình dung về hình dáng, tính cách.
Nhờ thị giác cũng như sự cảm nhận và đánh giá, sinh viên có thể nhận biết được về
hình dáng, chiều cao, tính cách, hành động…của giáo viên đó. Tuy nhiên, do mỗi
người sẽ có 1 quan điểm, 1 cách nhìn nhận khác nhau, cùng với đó là sự tác động của
những yếu tố xung quanh nên tri giác của mỗi người về người giáo viên ấy là không giống nhau.
Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủ thể tri giác, đối
tượng tri giác, quá trình tri giác và kết quả tri giác, sự ảnh hưởng của tri giác xã hội tới sự
điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân, của các nhóm xã hội.
1.2. Phân biệt tri giác xã hội và tri giác vật thể
Tri giác xã hội: Tri giác xã hội là khả năng của con người nhận thức và hiểu biết về các vấn
đề xã hội, quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cũng như ảnh hưởng của xã hội đến cá nhân và
ngược lại. Nó liên quan đến việc nhìn thấu qua mặt nạ xã hội và nhận ra rằng mọi hành vi và
quyết định của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội xung quanh.
Tri giác vật thể: Tri giác vật thể là khả năng của con người nhận thức và hiểu biết về các vấn
đề vật chất, đối tượng và môi trường xung quanh. Nó liên quan đến khả năng nhìn thấy, nghe
thấy, chạm vào và cảm nhận các đối tượng, hiện tượng và sự tồn tại của thế giới vật chất.
—> Tóm lại, tri giác xã hội và tri giác vật thể đều là những khả năng nhận thức và hiểu biết,
nhưng nói về hai khía cạnh khác nhau của thế giới. Tri giác xã hội liên quan đến hiểu biết về
xã hội và quan hệ giữa con người, trong khi tri giác vật thể liên quan đến hiểu biết về thế giới
vật chất và các đối tượng xung quanh chúng ta.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tri giác xã hội a. Ấn tượng ban đầu:
Theo Fischer, sự hình thành ấn tượng ban đầu là một quá trình xác định các đặc trưng của một
người nhất định thành một tập hợp có tổ chức, xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt. Hầu
hết mọi người đều cho rằng ấn tượng ban đầu người ta tạo nên ở người khác là rất bền vững.
Cơ chế hình thành ấn tượng ban đầu:
Đặc điểm trung tâm: Trong quá trình ứng xử xã hội, giao tiếp thông thường ở mỗi cá
nhân có nổi lên một đặc điểm nào đó và chúng ta đã lấy nó để suy luận về họ.
Nhân cách tiềm ẩn: Trong cuộc sống, do tiếp xúc ứng xử, chúng ta thường có một
cách thức hay gán ghép các yếu tố với nhau thành một nhân cách. Sơ đồ nhân cách
ngầm ẩn nó phụ thuộc vào: kinh nghiệm, động cơ, hoàn cảnh cụ thể.
Các hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu: Hiệu ứng bối cảnh. Hiệu ứng hào quang. Hiệu ứng Pygmalion. b. Sự quy gán xã hội:
Các nguyên tắc quy gán xã hội:
Nguyên tắc tâm lý ngây thơ: Theo Frit Heider, khi tri giác, chúng ta luôn tìm cách
khám phá nguyên nhân hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp xảy ra với mong muốn
có thể giám sát được con người và mọi sự kiện xung quanh.
Nguyên tắc suy diễn tương ứng: Khi quan sát hành vi của người khác, ta luôn tìm
cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy. Nếu chúng ta
càng có nhiều thông tin về mục đích hoạt động của đối tượng thì sự suy diễn tương ứng càng chính xác.
Nguyên tắc suy diễn nhân quả: thường biểu hiện bởi 3 yếu tố: chủ quan, khách quan, đối tượng.
Ví dụ: Khi ta thành công thì thường quy gán là do năng lực, phẩm chất của ta. Ngược lại, khi
ta thất bại, ta thường đổ lỗi cho khách quan. Còn đối với người khác, thì khi họ thành công,
chúng ta hay quy gán cho là do khách quan, nhưng khi họ thất bại, ta lại quy gán là do chủ quan của họ.
2. Ý nghĩa của tri giác xã hội đối với hoạt động truyền thông. a. Ý nghĩa tích cực:
Tri giác xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Nó đề cập đến
khả năng hiểu và nhận thức về các vấn đề xã hội, nhân văn, và quan hệ giữa con người trong xã hội.
Tri giác xã hội giúp các nhà báo, nhà viết bài, và nhà làm phim hiểu sâu hơn về các
vấn đề xã hội đang diễn ra. Điều này cho phép họ truyền tải thông điệp một cách
chính xác và tác động mạnh mẽ hơn đến công chúng. Khi tri giác xã hội được áp dụng
trong truyền thông, nó giúp tạo ra những bài viết, tin tức, hoặc phim ảnh mang tính xã
hội cao, nhằm tạo ra nhận thức và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong xã hội.
Tri giác xã hội cũng giúp xây dựng lòng tin và đáng tin cậy trong hoạt động truyền
thông. Khi công chúng cảm nhận được sự hiểu biết và sâu sắc của các nhà thông tin
đối với các vấn đề xã hội, họ sẽ tin tưởng và chấp nhận thông điệp mà các phương tiện
truyền thông truyền tải.
Ngoài ra, tri giác xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ý thức
cộng đồng. Hoạt động truyền thông có thể sử dụng tri giác xã hội để tạo ra những tác
phẩm nhằm khuyến khích cộng đồng hành động và tham gia vào các vấn đề xã hội.
Bằng cách truyền tải thông điệp về sự quan tâm, nhân văn, và trách nhiệm xã hội, tri
giác xã hội giúp thúc đẩy lòng yêu nước và tinh thần cộng đồng trong xã hội.
Ví dụ: Trong cuộc bầu cử 2021, đã có những hoạt động truyền thông nhằm vào đối tượng
chính là các bạn trẻ với nhiều hình thức như vũ điệu bầu cử, bài ca bầu cử… Nó đã truyền tải
thông điệp tích cực và mang tới một không khí mới mẻ và trẻ trung, cổ vũ cho cuộc bầu cử
Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Thông qua đó nâng cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm của các bạn trẻ đối với những vấn
đề quan trọng của đất nước như bầu cử quốc hội. b. Ý nghĩa tiêu cực:
Tri giác xã hội cũng có thể được sử dụng vào các hành vi xấu. Dưới đây là một số ví dụ:
Ví dụ 1: Nước ta là 1 đất nước mà người dân có niềm tin với tín ngưỡng, tôn giáo.
1 trong số đó là hình thức xem bói. Những thầy bói có ý đồ xấu sẽ lợi dụng lòng tin của
người dân (những người này đang gặp vấn đề và cần nhờ đến tâm linh để an ủi tinh thần
và giải quyết vấn đề của họ) để thao túng tâm lý, trục lợi về tiền bạc. Thậm chí sẽ lôi kéo
họ đi theo con đường sai trái (Hội Thánh Đức chúa trời)
Ví dụ 2: Tri giác xã hội có thể được sử dụng để hiểu và đọc được người khác, từ
đó lợi dụng những điểm yếu của họ với mục đích đe dọa, thao túng tâm lý hoặc thậm chí là trục lợi cá nhân. 3. Kết luận:
Tri giác xã hội không chỉ là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tâm lý xã hội và triết
học xã hội, nó còn được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày khi ta luôn phải
dùng để thích ứng với mọi người xung quanh. Tri giác xã hội có ý nghĩa quan trọng đối
với hoạt động truyền thông bởi nó giúp ta hiểu và nhận thức sâu sắc về vấn đề các vấn đề
xã hội, tạo ra thông điệp tác động và xây dựng lòng tin, cũng như định hình ý thức cộng
đồng và khuyến khích sự tham gia xã hội. CÂU 2:
1. Khái niệm ảnh hưởng xã hội
Giới thiệu ảnh hưởng xã hội: Trong nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy khi có những
người khác ở xung quanh, hành vi của cá nhân có khác đi so với khi họ ở một mình. Khi ở
một mình, con người có thể tự do hơn trong việc lựa chọn hành vi ứng xử với một đối
tượng nào đó. Nhưng khi ở trong nhóm, họ phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, vào chuẩn
mực của nhóm, vào ý kiến của những người xung quanh để hành động. Rõ ràng, con
người không thể hoàn toàn tự quyết định hành động của mình khi có những người xung
quanh, ít nhiều họ phải chịu ảnh hưởng bởi những người khác trong nhóm. Hay nói cách
khác, hành vi của một người (nhóm người) trở thành sự định hướng, chỉ dẫn cho hành vi
của người khác. Đó chính là ảnh hưởng xã hội.
→ Khái niệm: Ảnh hưởng xã hội là tác động của những người xung quanh lên hành vi
của cá nhân khi họ ở trong một nhóm xã hội nhất định. Ảnh hưởng xã hội là một hiện
tượng tâm lý bao quát tất cả các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Hễ có tương tác
xã hội là có ảnh hưởng xã hội. Ảnh hưởng xã hội phụ thuộc vào văn hóa, lối sống, đặc
điểm cá nhân và cường độ tương tác. Ảnh hưởng xã hội tác động đến lời nói, hành vi phi
ngôn ngữ và hành động của người khác. Quá trình ảnh hưởng xã hội là sự thay đổi thái
độ, tình cảm, niềm tin của cá nhân khi ở trong nhóm.
Ví dụ: Khi giảng viên yêu cầu sinh viên làm bài trên lớp lấy điểm cá nhân, thì tất cả đều
phải làm, tự cá nhân ý thức được các bạn xung quanh cũng đang làm bài hăng say nên họ
sẽ cố gắng làm nhanh hơn. Trong khi cũng bài tập cá nhân đó nếu giao về nhà, cá nhân sẽ
làm chậm hơn vì mất đi sự ganh đua và tâm lý hứng khởi đám đông.
Ý nghĩa tích cực của ảnh hưởng xã hội:
Khích lệ xã hội: Sự có mặt của các cá nhân khác là động lực để con người thực hiện
tốt hơn nếu công việc đó không quá phức tạp. Tuy nhiên đối với công việc đòi hỏi sự
phức tạp hơn, thì hiệu năng làm việc có thể giảm do trong thực tế tâm lý: Một người
không thể chú ý làm cùng một lúc 2 hoặc nhiều nhiệm vụ và sự hiện diện của người
khác có thể gây mất tập trung. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây vẫn là một điểm tích
cực của ảnh hưởng xã hội bởi theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được thể hiện bản
thân cũng như được xã hội công nhận được xếp vào hàng cao nhất trong số 5 nhu cầu
cơ bản của con người. Vậy nên, con người luôn lo sợ là mình làm không tốt trước mặt
người khác và bị đánh giá thấp.
Ví dụ: Khích lệ xã hội được thể hiện rõ nhất trong môi trường làm việc, nhất là
trong quá trình thực tập của nhân viên. Khi chưa thành nhân viên chính thức, mỗi
cá nhân tham gia quá trình thực tập đều cố gắng ghi điểm trong mắt mọi người
xung quanh, đặc biệt là sếp của mình. Họ sợ bị đánh giá thấp năng lực làm việc
của mình, chính vì vậy, họ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như
đóng góp những giá trị mới cho công ty.
Ý nghĩa tiêu cực của ảnh hưởng xã hội:
Lười biếng xã hội: Lười biếng xã hội xảy ra khi các cá nhân trở thành thành viên
nhóm, hòa nhập nhưng sau đó lại trở thành một bản ngã bị hoà tan vào nhóm. Khi có
quá nhiều người trong một nhóm hay cộng đồng, cá nhân đó cảm thấy những hành vi/
kết quả của mình sẽ không bị để ý hay đánh giá bởi những cộng sự vì kết quả nhóm
mới là thứ để người ta đánh giá. Vậy nên, các cá nhân lười biếng có xu hướng ỷ lại
hay làm ít hơn người khác bởi họ nhận thức được rằng sự hiện diện của người khác có
thể giúp hoàn thành công việc
Ví dụ: Trong các hoạt động hội thảo mang tính bắt buộc của các trường đại học,
một vài sinh viên hay có tư tưởng “mình chỉ là một cá nhân vô danh". Vì thế, họ
chỉ đến có mặt đầu giờ để tránh ảnh hưởng tới điểm rèn luyện, sau đó trốn về
trước. Bởi họ cho rằng: giữa một hội trường rộng lớn với hơn nghìn sinh viên
tham gia, việc một cá nhân biến mất cũng không thể gây sự chú ý đến ban cán sự trường.
Phi cá nhân hóa: Trong thực tế, con người làm một số việc khi họ ở trong nhóm,
nhưng nếu ở một mình thì họ có thể không bao giờ làm. Phi cá nhân hoá là mất đi bản
sắc của từng cá nhân. Những người bị phi cá nhân hoá ít có khả năng tự quan sát đến
bản thân và ít có sự quan tâm tới cách xã hội đánh giá mình. Điều đó dẫn tới các hành
vi lệch chuẩn những giá trị đạo đức của họ như: phá hoại tài sản, hành hung hay giết
người vô cớ. Phi cá nhân hoá sẽ mạnh hơn nếu nhóm càng lớn vì trong nhóm lớn, con
người thường có khuynh hướng cảm thấy vô danh về mặt thể chất và tâm lý.
Ví dụ: Trong một gia đình càng đông con, sự quản lý và bảo bọc của bố mẹ dành
cho mỗi người con càng trở nên ít ỏi. Vì thế, một trong số những đứa con dễ có
những hành vi nổi loạn hay trở nên hư hỏng khi lớn lên. Chúng khó có thể điều
chỉnh hành vi và lời nói của mình khi ở ngoài xã hội bởi chúng cảm thấy vô danh
trong gia đình (đặc biệt khi bố mẹ dành nhiều tình yêu thương cho các anh chị em khác).
2. Các dạng ảnh hưởng xã hội Tuân thủ
Tuân thủ xảy ra khi con người đáp lại các yêu cầu hoặc đòi hỏi cụ thể nào đó, thường
sự việc này liên quan đến mối quan hệ quyền lực không cân bằng. Người có quyền lực
hơn có cách thức hay phương tiện nào đó mang tính khuyến khích hoặc ép buộc người
kia tuân thủ theo mong muốn hay yêu cầu của mình. Có những quyền lực mang tính
cưỡng bức - việc dùng sức mạnh thể chất hay dấu hiệu không đồng ý kèm theo hành động trừng phạt.
Khi phải tuân thủ, con người không phản ứng từ mong muốn, tình cảm hay thái độ mà
bởi vì quan hệ mang tính quyền lực giữa cá nhân và người đưa ra yêu cầu. Tuy nhiên,
ở một số trường hợp người ta tuân theo yêu cầu mà chẳng cần lý do chính đảng bởi có
lẽ tính cách chấp nhận của họ.
Ví dụ: Để thiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong môi trường học đường, nhà trường đã tạo
ra nhiều luật lệ cũng như hình phạt để răn đe giáo viên và học sinh, buộc họ phải tuân
theo những nội quy nhà trường. Điều này buộc giáo viên phải quản lý được học sinh,
còn học sinh phải quản lý được chính mình.
Ý nghĩa tích cực của tuân thủ:
Tuân thủ thể hiện sức mạnh quyền lực của pháp luật. Việc tuân thủ pháp
luật thể hiện một xã hội văn minh, đời sống con người được quay đúng quỹ
đạo của nó. Tuân thủ pháp luật cũng thể hiện những giá trị đạo đức, dân trí của
một quốc gia được nâng cao. Biết tuân thủ pháp luật, con người sẽ dễ dàng
hơn trong việc uốn nắn bản thân để tuân theo các quy tắc hay luật lệ trong các
nhóm hoặc cộng đồng lớn nhỏ
Tuân thủ giúp cuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung có
sự kỷ luật. Việc tuân thủ nghiêm ngặt một lối sống, một lộ trình, v.v sẽ nâng
cao giá trị của mỗi con người, giúp cuộc sống của họ lành mạnh và phát triển
hơn. Chính bởi những nỗ lực đầu tư vào những giá trị tích cực và hướng bản
thân đi theo con đường ấy là những yếu tố kiên quyết hướng các cá nhân tới thành công.
Ý nghĩa tiêu cực của tuân thủ:
Tuân thủ quá mức có thể khiến con người mất tính linh hoạt và mềm dẻo
trong nhiều trường hợp. Nếu như điều các cá nhân quan tâm chỉ là luật lệ hay
quy định, họ dễ trở nên cứng nhắc và thiếu tính linh động. Họ mất khả năng
nhìn nhận vấn đề, khó bao dung với người khác bởi “đánh kẻ chạy đi không ai
đánh người chạy lại". Điều này ảnh hưởng tiêu cực các mối quan hệ xung
quanh của họ, đặc biệt đối với người có chức vụ hay quyền lực cao, họ khó có
thể kiếm được những người trợ lý trung thành bởi vì tính cách khô khan của họ.
Tuân thủ có thể làm phi cá nhân hoá. Những đối tượng có nét tính cách dễ
dàng tuân theo những điều kiện hay yêu cầu của người khác mà không tính cân
nhắc, thường là những đối tượng không chính kiến và cái tôi riêng của mình.
Dần dà, các cá nhân ấy thường chọn cách chấp nhận và hoà tan bản ngã vào
nhóm hay cộng đồng nào đó. Điều này có thể tạo ra một xã hội độc tài - một
xã hội mà bị thâu tóm quyền lực bởi một người hay một nhóm người - nếu như
mỗi cá nhân thiếu đi màu sắc và quan điểm riêng của mình. Adua
Adua là khi cá nhân thay đổi hành vi của mình như là kết quả của áp lực từ người
khác. Có thể hiểu, trong một nhóm xã hội nhất định, khi bắt gặp áp lực từ môi trường
xung quanh (có thể là trực tiếp từ người khác, hoặc bầu không khí của số đông) thì
con người có xu hướng bắt chước, làm theo một người hoặc những người đang nắm
giữ sự đồng tình của số đông. Áp lực khiến rất ít người mạo hiểm làm khác đi, bởi vì
điều đó sẽ không được chấp nhận, ủng hộ trong nhóm.
Trong số các yếu tố hỗ trợ cho adua chuẩn mực gồm có kích cỡ nhóm, sự đồng lòng
về quan điểm của nhóm và mức độ cam kết đối với nhóm tham chiếu. Tuy nhiên,
nghiên cứu về sự đồng lòng chỉ ra rằng, người ta sẽ cảm thấy dễ kháng cự hơn khi chỉ
cần có thêm một đồng minh.
Để tránh mắc phải những sai lầm xuất phát từ adua thông tin, chúng ta luôn cần
phải có một người trong nhóm, tổ chức có thể tranh luận trái chiều, đưa ra những ý
kiến phản biện để nhóm có cái nhìn đa chiều hơn và đi đến quyết định đúng đắn nhất.
Ví dụ: Ta dễ dàng gặp phải Adua trong lớp học, khi có một học sinh ra đáp án khác so
với các bạn còn lại. Lúc này, dù không tìm được lỗi sai nào trong bài làm của bản thân
nhưng vì áp lực từ kết quả giống nhau của các bạn khác, học sinh ấy đành giấu nhẹm
bài của mình đi mà vội kết luận rằng bài làm của các bạn mới đúng. Trong khi thật ra,
sự thật là đáp án của học sinh đó mới đúng, và phần đông lớp đã làm sai phương pháp
làm bài mà giáo viên đã dạy.
Bản chất của adua là phần lớn mọi người đều đi theo số đông. Điều này khiến adua
mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực:
Tích cực: Trong nhiều nền văn hóa, adua rất quan trọng đối với sự hòa hợp
giữa con người với nhau và đối với sự vận hành một cách hiệu quả của toàn xã
hội. Adua giúp nhóm xã hội có thể thống nhất các thành viên và đưa ra các
quyết định chung nhanh chóng dựa trên sự đồng tình của tất cả mọi người, khi
có xung đột giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm, khắc phục sự xung đột này
dẫn đến có lợi cho nhóm.
Tiêu cực: Adua thể hiện các hành vi thiếu suy xét trong nhóm xã hội nhất
định. Những người có mức độ tự trọng thấp, hay có tư tưởng “gió chiều nào,
theo chiều ấy” có thể thiếu tự tin để chống lại các áp lực, nên dễ adua hơn.
Hành vi adua, bắt chước khi chưa suy nghĩ kĩ càng, đi theo số đông mà không
có tư duy phản biện để tìm ra cách giải quyết khách quan nhất cho vấn đề có
thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
nhóm hay các cá nhân liên quan. Phục tùng
Phục tùng là khi ta buộc phải nhượng bộ trước một ảnh hưởng nào đó mang tính
quyền lực; hay miễn cưỡng tuân thủ theo các hành vi mang tính mệnh lệnh, yêu cầu
đến từ người có quyền lực đưa ra. Đôi khi nó đem lại hậu quả xấu khi ta chấp hành
những yêu cầu đó bất kể đúng sai.
Ví dụ: Trong trường lớp, vấn nạn bạo lực học đường vẫn luôn là một vấn đề nhức
nhối được nhiều phụ huynh và học sinh vô cùng quan tâm. Khi một đứa trẻ là một nạn
nhân của bạo lực học đường, em sẽ phải miễn cưỡng nghe theo mệnh lệnh hay yêu
cầu của những cá nhân hay hội nhóm tự xưng là những “chị đại”, “anh đại” chuyên đi
bắt nạt những học sinh khác. Những lời yêu cầu có thể vô lí một cách lộ liễu, nhưng
những học sinh yếu thế đều phải nghe theo vì nếu không sẽ bị chúng trêu trọc đến
mức xấu hổ hay đánh đập một cách dã man. Ít những ai là nạn nhân của bạo lực học
đường dám dũng cảm để lên tiếng, bởi “đừng hòng nói chuyện này với bất cứ ai” cũng
là một trong những yêu cầu quái thai của bọn chúng.
Ý nghĩa của sự phục tùng:
Tích cực: Trong một tập thể hay một cơ quan đoàn thể, việc phân chia cấp trên cấp
dưới rõ ràng và cấp dưới phục tùng cấp trên sẽ tạo nên một khối đoàn kết vững chắc,
cùng hướng đi và việc cùng nhau chạm đến mục tiêu đề ra cũng trở nên dễ dàng, nhất quán hơn.
Tiêu cực: Tuy vậy, việc phục tùng một cách mù quáng, bất chấp đúng sai sẽ dẫn đến
một tập thể mờ nhòa, không mang đậm cá tính riêng mà còn bị bão hòa bởi những
người khác. Không những thế, nó còn làm giảm đi khả năng chủ động khi ta luôn cần
đến sự ra lệnh từ người khác mới đứng dậy làm việc, hay giảm đi khả năng sáng tạo.
3. Ứng dụng của các dạng ảnh hưởng xã hội đối với hoạt động truyền thông
Tuân thủ: Sự việc VTV trực tiếp chỉ mặt điểm tên những sản phẩm âm nhạc mang
ý nghĩa và hình ảnh với tính chất phản cảm, không phù hợp.
VTV - ông lớn trong truyền thông Việt Nam, đã đi đầu trong việc chỉ mặt điểm tên
những sản phẩm âm nhạc, nội dung số dành cho trẻ em được cho là “rác phẩm".
Chúng thường được đưa lên với lý do như: hình ảnh phản cảm, gợi dục; ca từ sáo rỗng
hoặc văng tục chửi bậy quá nhiều mà không có những cảnh báo hay giới hạn độ tuổi
người xem. Nhà đài không ngần ngại đưa những hình ảnh của nghệ sĩ/ MV ca nhạc
hẳn lên sóng truyền hình cùng với các nhận định không nể nang ai. Những cái tên có
độ phủ sóng lớn được vinh hạnh lên VTV phải kể đến như: NTN, Độ Mixi, Chi Pu,
Bình Gold, hay thậm chí là Sơn Tùng MTP Phân tích sự việc:
Việc làm trên phần nào có sự ảnh hưởng đến nghệ sĩ Việt Nam. Phần nhiều khán giả
cho rằng đây chính là sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức sáng tạo của nghệ sĩ trẻ, khi mà
họ không được thỏa sức thể hiện cái tôi. Tuy nhiên, phần còn lại cho rằng, việc làm
trên đã thể hiện tiếng nói và quyền lực của Nhà đài, khiến cho các nhà sáng tạo nội
dung hay nghệ sĩ phải tuân thủ theo các tuần phong mỹ tục, cũng như tránh tiêm
nhiễm những nội dung không phù hợp với người trẻ. Sự tuân thủ được thể hiện rõ ở
điểm, khi được réo tên trên sóng truyền hình, nhiều nghệ sĩ đã có động thái ghi nhận
và sửa đổi như: Độ Mixi thừa nhận lỗi sai trên sóng stream và đã tích cực sửa sai;
Bình Gold ẩn các MV có nội dung nhạy cảm, thay vào đó cho ra những sản phẩm âm
nhạc có phần tiết chế những lỗi sai mà Nhà đài đã chỉ ra, v.v…
Adua: Ảnh hưởng của hãng dao cạo nổi tiếng Gillette đến nỗi mặc cảm về lông cơ
thể của người phụ nữ kéo dài hơn một thế kỷ
Vào năm 1901, dao cạo an toàn ra đời, Gillette là cái tên được đông đảo công chúng
biết đến. Tuy nhiên khi đó dao cạo của Gillette chỉ được sử dụng bởi đàn ông, họ
muốn mở rộng thị trường của mình hơn, hướng đến nữ giới, để tăng doanh số. Cùng
với sự thay đổi của thời trang thế kỷ 19, phụ nữ chuyển sang mặc những chiếc váy sát
nách và có đường viền ngắn hơn, Gillette bắt đầu thúc đẩy quan điểm rằng lông trên
cơ thể phụ nữ là một “vấn đề cá nhân đáng xấu hổ”. Các quảng cáo sau đó của Gillette
hầu hết đều hướng dư luận theo hướng này, khiến phụ nữ cảm thấy mặc cảm, tự ti về
lông trên cơ thể mình. Theo như Hub Spot, đến những năm 1960, 98% phụ nữ Hoa Kỳ
trong độ tuổi từ 15 đến 44 chia sẻ rằng họ đã cạo đi một ít lông cơ thể. Phân tích sự việc:
Gillette đã thực hiện việc định hướng công chúng để tạo ra hiệu ứng adua trên diện
rộng. Áp lực từ báo chí truyền thông do Gillette tạo ra đã gây sức ép trực tiếp lên
những người phụ nữ, khiến cho họ cảm thấy việc có một làn da không mịn màng,
không trắng trẻo và có lông là sai và cần phải được khắc phục. Không chỉ gây tác
động đến những người phụ nữ, không ít người đàn ông thời bấy giờ cũng mặc định
phụ nữ đẹp là phải có làn da mịn màng không tì vết. Cách này đã đẩy mạnh doanh số
của Gillette, tuy nhiên cũng để lại định kiến sâu sắc. Cho đến ngày hôm nay – mặc
cảm về lông cơ thể vẫn là một nỗi xấu hổ của phụ nữ, và đàn ông vẫn giữ định kiến
như xưa dù hơn một thế kỉ đã trôi qua.
Phục tùng: Những sự kiện “phong sát”, “thanh lọc” các sao Hoa Ngữ của Trung Quốc những năm vừa qua.
Trong hai năm 2021-2022, giới chức Trung Quốc đã mạnh tay trong việc trừng phạt
những nghệ sĩ vướng nhiều bê bối, nhằm "thanh lọc" nền giải trí Hoa Ngữ. Thậm chí,
"phong sát" đã trở thành câu chuyện không còn xa lạ với fan hâm mộ và người dân
nơi đây. Hàng loạt quy định khắt khe đã được đặt ra với mục đích quản lý nghiêm,
chấn chỉnh các hoạt động của nghệ sĩ. Nghệ sĩ vi phạm đạo đức, pháp luật sẽ bị cấm
ngôn tạm thời trên mạng xã hội, thậm chí nếu phạm pháp quá nặng còn bị cấm sóng
vĩnh viễn, không được quay trở lại giới nghệ thuật.
Trong thời gian này, rất nhiều người nổi tiếng dính tới các cáo buộc đã bị "phong sát",
gạch tên và nghiêm cấm quay trở lại hoạt động. Những cái tên nổi bật phải chịu sự
trừng phạt của giới chức Trung Quốc có thể kể đến như Trịnh Sảng – với hành vi trốn
thuế và gây sốc dư luận khi bí mật có con nhưng sau đó lại từ chối đứa con của chính
mình; hay Ngô Diệc Phàm - hiện đang lĩnh án tù vì nhiều tội danh như lạm dụng trẻ vị
thành niên, cưỡng hiếp tập thể, sử dụng ma túy, môi giới mại dâm.. Phân tích sự việc:
Với sự dứt khoát và mạnh mẽ này của giới chức Trung Quốc, truyền thông ở Trung
Quốc buộc phải thay thế hoặc xóa bỏ mọi phương tiện truyền thông có liên quan đến
các nghệ sĩ bị phong sát một cách hoàn toàn. Về mặt các nghệ sĩ đó, dù muốn bắt đầu
lại hay không thì cũng đã quá muộn. Họ phải miễn cưỡng tuân lệnh theo quy định
của nhà nước ban hành - hay cũng được gọi là phục tùng theo pháp luật nhà nước.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM: Họ và tên Công việc Bùi Phượng Anh (trưởng
Thực hiện toàn bộ nội dung phần Phục tùng (câu 2) nhóm)
Phân việc cho các thành viên
Tổng hợp và biên soạn bản Word của nhóm Trịnh Minh Hòa
Thực hiện toàn bộ nội dung phần Adua (câu 2) và phần
định nghĩa, ví dụ của Ảnh hưởng xã hội Vũ Hà Dương
Thực hiện toàn bộ nội dung phần Tuân thủ (câu 2) và
phần ý nghĩa tích cực, tiêu cực của Ảnh hưởng xã hội Hoàng Thị Thùy Linh
Thực hiện toàn bộ nội dung phần Nội dung của tri giác
xã hội đối với truyền thông và phần phân tích Định
nghĩa tri giác xã hội (câu 1 ) Nguyễn Thị Thanh Huyền
Thực hiện toàn bộ nội dung phần Ý nghĩa tri giác xã
hội và phần phân tích Định nghĩa tri giác xã hội. (câu 1)