Bài tự học Tâm lí học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hiện tượng tâm lý xã hội : là hiện tượng tâm lý chung của 1 nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong nhóm. Hiện tượng tâm lý xã hội gắn liền với sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
4 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tự học Tâm lí học xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hiện tượng tâm lý xã hội : là hiện tượng tâm lý chung của 1 nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong nhóm. Hiện tượng tâm lý xã hội gắn liền với sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
Bài tự học TLHXH – 11/01/2025
Tổng quan cơ chế hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội
Tham khảo tài liệu 3 : Phạm Văn Tư (2014), Tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Sư phạm
1, Khái niệm :
- Hiện tượng tâm lý xã hội : là hiện tượng tâm lý chung của 1 nhóm xã hội cụ thể nảy sinh
trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong
nhóm
- Hiện tượng tâm lý xã hội gắn liền với sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã
hội. Nó chi phối nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân, dẫn tới chi phối hoạt động sống
của cá nhân với các mối quan hệ trong cộng đồng nhất định.
- Hiện tượng tâm lý xã hội còn có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của cá nhân, hoạt động của nhóm xã hội thông qua tác động đến các quá trình xã hội.
- Có thể hiểu về hiện tượng tâm lý xã hội thông qua ví dụ : Các học sinh lớp 12 thường có
tâm trạng lo lắng khi tham gia kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và định hướng nghề
nghiệp tương lai.
2, Quy luật, cơ chế hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội :
2.1, Quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội :
- Quy luật thứ nhất : Các hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành và phát triển từ
nguồn gốc tồn tại của xã hội.
Tồn tại xã hội thế nào thì hiện tượng tâm lý xã hội như thế. Tồn tại xã hội bao gồm các
quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và lợi ích chung. Sự đoàn kết tạo nên tập thể vững
mạnh, trong khi mâu thuẫn gây phản kháng và giảm hiệu quả. Các hiện tượng tâm lý xã
hội được định hình bởi xu hướng, tâm trạng, tư tưởng, hứng thú, ước muốn, nguyện vọng,
ý chí của nhóm người.
- Quy luật thứ hai : Cái chung, cái riêng, đơn nhất thống nhất trong các hiện tượng tâm
lý xã hội.
Cái chung là những hiện tượng tâm lý xã hội chi phối đến mọi người, mang tính phổ biến,
ví dụ như : nhu cầu, lợi ích, định hướng xã hội,...
Cái riêng được hiểu theo ba cách : Cách 1, cái riêng nằm trong cái chung như nhu cầu, lợi
ích, .... Cách 2, mỗi nhóm xã hội trong từng giai đoạn phát triển đều có những hiện tượng
tâm lý riêng nổi lên điều chỉnh hành vi của từng thành viên trong nhóm tiến tới sự ổn
định hoặc dẫn đến sự tan rã. Cách 3, biểu hiện những hiện tượng tâm lý xã hội đều có quy
mô, hình thức khác nhau.
Cái đơn nhất được thể hiện qua quy mô của các hiện tượng tâm lý xã hội không lặp lại
giống nhau mà chịu chi phối của tồn tại xã hội, hoàn cảnh và quan hệ xã hội nhất định tại
thời điểm lịch sử đó.
Ví dụ : Tệ nạn xã hội ở chế độ xã hội nào cũng có mức độ thể hiện khác nhau, cách hạn
chế khác nhau, mỗi nhóm xã hội với tồn tại xã hội cụ thể có cách giải quyết khác nhau.
- Quy luật kế thừa :
Các thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm phát triển thông qua công cụ, phương tiện lao
động, di sản văn hóa, nghệ thuật... Những giá trị này hình thành ý thức, tư tưởng của xã
hội. Các hiện tượng tâm lý, thiết chế xã hội của thế hệ sau được xây dựng trên cơ sở kế
thừa và đổi mới từ các thế hệ trước, đảm bảo sự phát triển liên tục. Sự kế thừa về nội
dung, hình thức biểu hiện các hiện tượng tâm lý xã hội được biểu hiện qua chính các khái
niệm. Sự kế thừa có tính chọn lọc,phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì.
Tính kế thừa chọn lọc ở các nhóm xã hội có quy mô phát triển khác nhau.
- Quy luật về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với con người trong quá
trình giao tiếp - là yếu tố hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội :
Nguồn gốc của mọi hiện tượng tâm lí xã hội thuộc về mỗi cá nhân, không thể có hiện
tượng tâm lí nằm ngoài cá nhân, tập thể và nhóm nhất định. Hiện tượng tâm lý xã hội nảy
sinh và phát triển từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong hoạt động chung, vì mục
tiêu cụ thể. Trên nền tảng của mối quan hệ liên nhân cách thông qua giao tiếp, các hiện
tượng tâm lý được hình thành và phát triển, duy trì sự ổn định của các nhóm xã hội, giúp
các nhóm xã hội hình thành nội dung, hình thức mới, phù hợp với quan hệ xã hội thực tế.
2.2, Cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lí xã hội :
- Cơ chế bắt chước :
Khái niệm : Bắt chước là sự mô phỏng, lặp lại hành vi, tam trạng, cách suy nghĩ,
cách ứng xử của người khác hay của một nhóm người nào đó. Nó có tính năng động
và tuyển chọn.
Đặc điểm :
Tạo ra sự nhất trí, tương đối thống nhất hành vi, hoạt động của các thành viên
trong nhóm xã hội, cộng đồng theo một định hướng nhất định.
Là sự phản ánh tồn tại xã hội, các quan hệ giữa người với người dưới hình
thức hành vi, hành động.
Để cùng nhau hoạt động được trong nhóm xã hội, cần được thống nhất hành
động theo mục tiêu nào đó, nhiều trường hợp con người chưa kịp nhận ra ý
nghĩa của hoạt động mà làm theo mọi người.
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mức độ bắt chước khác nhau : Từ bắt chước thao
tác đến hành vi, hành động; vô thức đến có ý thức; nó diễn ra suốt quá trình
xã hội hóa con người
Ví dụ : 1,Trẻ con trong quá trình tập nói thường bắt chước, nói lại theo lời nói,
ngữ điệu của người lớn trong gia đình hoặc những người lớn thân quen với chúng.
Dần dần, qua quá trình bắt chước, khả năng ngôn ngữ của trẻ được xây dựng và
hoàn thiện, phần nhiều chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.
2, Nhân viên mới thường để ý, bắt chước cách giao tiếp, cách làm việc của
đồng nghiệp để nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa công ty, biết cách ứng xử với
đồng nghiệp và cấp trên nhằm có được thiện cảm và sự tin tưởng của mọi người.
Vai trò :
Bắt chước hành vi, hành động là một nhu cầu đồng nhất giữa các cá nhân
với nhau, chính là nhu cầu cộng đồng.
Bắt chước hành vi là phương thức hòa nhập mình vào nhóm xã hội, cội
nguồn nảy sinh các hiện tượng tâm lí xã hội.
Bắt chước là một cơ chế trong quá trình xã hội hóa, quá trình tạo nên các
giá trị, chuẩn mực của nhóm.
- Cơ chế thỏa hiệp và sự hình thành tâm lí xã hội :
Khái niệm : Thỏa hiệp là cơ chế tâm lí dặc trưng cách ứng xử của cá nhân trong
nhóm; là sự nhân nhượng của cá nhân trước những áp lực thực tế hay áp lực
tưởng tượng của nhóm, làm cá nhân thay đổi cách ứng xử phù hợp với đa số, xuất
hiện khi ý kiến của cá nhân khác biệt với ý kiến của nhóm.
Phân loại :
Thỏa hiệp bề ngoài ( thỏa hiệp hình thức ) : là sự thỏa hiệp mà cá nhân
buộc phải thay đổi cách ứng xử theo đa số, nhưng thâm tâm không chấp
nhận ý kiến của nhóm, không muốn thay đổi.
Thảo hiệp bên trong ( thỏa hiệp thực tâm ) : là cá nhân quy phục hoàn toàn
và chấp nhận ý kiến của nhóm.
Vai trò :
Đem lại sự có lợi cho nhóm và ưu thế của số đông thắng thế.
Cân bằng lợi ích khác nhau của cá nhân và nhóm, các nhóm xã hội với
nhau, làm giảm mâu thuẫn, duy trì sự ổn định.
Ví dụ : Trong một nhóm phụ huynh tổ chức sự kiện tại trường học, một số người
muốn tổ chức ngoài trời, số khác muốn tổ chức trong nhà. Cuối cùng, họ thỏa
hiệp bằng cách chọn một địa điểm có cả không gian ngoài trời và trong nhà.
Cơ chế thỏa hiệp và hình thành tâm lí xã hội :
Về phía nhóm : thường tạo ra áp lực của mình đối với một số ít cá nhân để
thực hiện mục tiêu nào đó.
Về phía cá nhân : do muốn hoà nhập vào số đông, do không muốn bị cô lập
nên đã chấp thuận theo nhóm, thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử để phù hợp
với nhóm
Cơ chế thỏa hiệp tạo ra một sự đồng thuận cao trong nhóm khi giải quyết
một vấn đề gì đó; đồng thời cũng có thể làm cho một số cá nhân không có
điều kiện bộc lộ chính kiến, quan điểm riêng; do đó, nó thường tồn tại trong
môi trường sống mà tính cá nhân của con người ít có điều kiện phát triển, ít
có cơ hội được bộc lộ.
| 1/4

Preview text:

Bài tự học TLHXH – 11/01/2025
Tổng quan cơ chế hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội
Tham khảo tài liệu 3 : Phạm Văn Tư (2014), Tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Sư phạm 1, Khái niệm :
- Hiện tượng tâm lý xã hội : là hiện tượng tâm lý chung của 1 nhóm xã hội cụ thể nảy sinh
trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong nhóm
- Hiện tượng tâm lý xã hội gắn liền với sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã
hội. Nó chi phối nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân, dẫn tới chi phối hoạt động sống
của cá nhân với các mối quan hệ trong cộng đồng nhất định.
- Hiện tượng tâm lý xã hội còn có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của cá nhân, hoạt động của nhóm xã hội thông qua tác động đến các quá trình xã hội.
- Có thể hiểu về hiện tượng tâm lý xã hội thông qua ví dụ : Các học sinh lớp 12 thường có
tâm trạng lo lắng khi tham gia kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và định hướng nghề nghiệp tương lai.
2, Quy luật, cơ chế hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội :
2.1, Quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội : -
Quy luật thứ nhất : Các hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành và phát triển từ
nguồn gốc tồn tại của xã hội.
Tồn tại xã hội thế nào thì hiện tượng tâm lý xã hội như thế. Tồn tại xã hội bao gồm các
quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và lợi ích chung. Sự đoàn kết tạo nên tập thể vững
mạnh, trong khi mâu thuẫn gây phản kháng và giảm hiệu quả. Các hiện tượng tâm lý xã
hội được định hình bởi xu hướng, tâm trạng, tư tưởng, hứng thú, ước muốn, nguyện vọng, ý chí của nhóm người. -
Quy luật thứ hai : Cái chung, cái riêng, đơn nhất thống nhất trong các hiện tượng tâm lý xã hội.
Cái chung là những hiện tượng tâm lý xã hội chi phối đến mọi người, mang tính phổ biến,
ví dụ như : nhu cầu, lợi ích, định hướng xã hội,...
Cái riêng được hiểu theo ba cách : Cách 1, cái riêng nằm trong cái chung như nhu cầu, lợi
ích, .... Cách 2, mỗi nhóm xã hội trong từng giai đoạn phát triển đều có những hiện tượng
tâm lý riêng nổi lên điều chỉnh hành vi của từng thành viên trong nhóm tiến tới sự ổn
định hoặc dẫn đến sự tan rã. Cách 3, biểu hiện những hiện tượng tâm lý xã hội đều có quy mô, hình thức khác nhau.
Cái đơn nhất được thể hiện qua quy mô của các hiện tượng tâm lý xã hội không lặp lại
giống nhau mà chịu chi phối của tồn tại xã hội, hoàn cảnh và quan hệ xã hội nhất định tại
thời điểm lịch sử đó.
Ví dụ : Tệ nạn xã hội ở chế độ xã hội nào cũng có mức độ thể hiện khác nhau, cách hạn
chế khác nhau, mỗi nhóm xã hội với tồn tại xã hội cụ thể có cách giải quyết khác nhau. - Quy luật kế thừa :
Các thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm phát triển thông qua công cụ, phương tiện lao
động, di sản văn hóa, nghệ thuật... Những giá trị này hình thành ý thức, tư tưởng của xã
hội. Các hiện tượng tâm lý, thiết chế xã hội của thế hệ sau được xây dựng trên cơ sở kế
thừa và đổi mới từ các thế hệ trước, đảm bảo sự phát triển liên tục. Sự kế thừa về nội
dung, hình thức biểu hiện các hiện tượng tâm lý xã hội được biểu hiện qua chính các khái
niệm. Sự kế thừa có tính chọn lọc,phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì.
Tính kế thừa chọn lọc ở các nhóm xã hội có quy mô phát triển khác nhau.
- Quy luật về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với con người trong quá
trình giao tiếp - là yếu tố hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội :
Nguồn gốc của mọi hiện tượng tâm lí xã hội thuộc về mỗi cá nhân, không thể có hiện
tượng tâm lí nằm ngoài cá nhân, tập thể và nhóm nhất định. Hiện tượng tâm lý xã hội nảy
sinh và phát triển từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong hoạt động chung, vì mục
tiêu cụ thể. Trên nền tảng của mối quan hệ liên nhân cách thông qua giao tiếp, các hiện
tượng tâm lý được hình thành và phát triển, duy trì sự ổn định của các nhóm xã hội, giúp
các nhóm xã hội hình thành nội dung, hình thức mới, phù hợp với quan hệ xã hội thực tế.
2.2, Cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lí xã hội :
- Cơ chế bắt chước :
Khái niệm : Bắt chước là sự mô phỏng, lặp lại hành vi, tam trạng, cách suy nghĩ,
cách ứng xử của người khác hay của một nhóm người nào đó. Nó có tính năng động và tuyển chọn.  Đặc điểm :
 Tạo ra sự nhất trí, tương đối thống nhất hành vi, hoạt động của các thành viên
trong nhóm xã hội, cộng đồng theo một định hướng nhất định.
 Là sự phản ánh tồn tại xã hội, các quan hệ giữa người với người dưới hình
thức hành vi, hành động.
 Để cùng nhau hoạt động được trong nhóm xã hội, cần được thống nhất hành
động theo mục tiêu nào đó, nhiều trường hợp con người chưa kịp nhận ra ý
nghĩa của hoạt động mà làm theo mọi người.
 Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mức độ bắt chước khác nhau : Từ bắt chước thao
tác đến hành vi, hành động; vô thức đến có ý thức; nó diễn ra suốt quá trình xã hội hóa con người
Ví dụ : 1,Trẻ con trong quá trình tập nói thường bắt chước, nói lại theo lời nói,
ngữ điệu của người lớn trong gia đình hoặc những người lớn thân quen với chúng.
Dần dần, qua quá trình bắt chước, khả năng ngôn ngữ của trẻ được xây dựng và
hoàn thiện, phần nhiều chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.
2, Nhân viên mới thường để ý, bắt chước cách giao tiếp, cách làm việc của
đồng nghiệp để nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa công ty, biết cách ứng xử với
đồng nghiệp và cấp trên nhằm có được thiện cảm và sự tin tưởng của mọi người.  Vai trò :
 Bắt chước hành vi, hành động là một nhu cầu đồng nhất giữa các cá nhân
với nhau, chính là nhu cầu cộng đồng.
 Bắt chước hành vi là phương thức hòa nhập mình vào nhóm xã hội, cội
nguồn nảy sinh các hiện tượng tâm lí xã hội.
 Bắt chước là một cơ chế trong quá trình xã hội hóa, quá trình tạo nên các
giá trị, chuẩn mực của nhóm.
- Cơ chế thỏa hiệp và sự hình thành tâm lí xã hội :
Khái niệm : Thỏa hiệp là cơ chế tâm lí dặc trưng cách ứng xử của cá nhân trong
nhóm; là sự nhân nhượng của cá nhân trước những áp lực thực tế hay áp lực
tưởng tượng của nhóm, làm cá nhân thay đổi cách ứng xử phù hợp với đa số, xuất
hiện khi ý kiến của cá nhân khác biệt với ý kiến của nhóm.  Phân loại :
 Thỏa hiệp bề ngoài ( thỏa hiệp hình thức ) : là sự thỏa hiệp mà cá nhân
buộc phải thay đổi cách ứng xử theo đa số, nhưng thâm tâm không chấp
nhận ý kiến của nhóm, không muốn thay đổi.
 Thảo hiệp bên trong ( thỏa hiệp thực tâm ) : là cá nhân quy phục hoàn toàn
và chấp nhận ý kiến của nhóm.  Vai trò :
 Đem lại sự có lợi cho nhóm và ưu thế của số đông thắng thế.
 Cân bằng lợi ích khác nhau của cá nhân và nhóm, các nhóm xã hội với
nhau, làm giảm mâu thuẫn, duy trì sự ổn định.
Ví dụ : Trong một nhóm phụ huynh tổ chức sự kiện tại trường học, một số người
muốn tổ chức ngoài trời, số khác muốn tổ chức trong nhà. Cuối cùng, họ thỏa
hiệp bằng cách chọn một địa điểm có cả không gian ngoài trời và trong nhà.
Cơ chế thỏa hiệp và hình thành tâm lí xã hội :
 Về phía nhóm : thường tạo ra áp lực của mình đối với một số ít cá nhân để
thực hiện mục tiêu nào đó.
 Về phía cá nhân : do muốn hoà nhập vào số đông, do không muốn bị cô lập
nên đã chấp thuận theo nhóm, thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử để phù hợp với nhóm
 Cơ chế thỏa hiệp tạo ra một sự đồng thuận cao trong nhóm khi giải quyết
một vấn đề gì đó; đồng thời cũng có thể làm cho một số cá nhân không có
điều kiện bộc lộ chính kiến, quan điểm riêng; do đó, nó thường tồn tại trong
môi trường sống mà tính cá nhân của con người ít có điều kiện phát triển, ít
có cơ hội được bộc lộ.