Bài văn Người lái đò Sông Đà - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài văn Người lái đò Sông Đà - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN 1. Mở bài
“ Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời
mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. ” (Tố Hữu). Chất liệu
hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Và chẳng biết từ
khi nào, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ, ngân lên thành tình yêu trong
trái tim người nghệ sĩ. Để rồi, tình yêu ấy gợi tình, gợi nhạc cho những câu hát, là dòng
sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những hồn thơ, là làn gió ấm thổi vào từng áng văn chương.
Và Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ chân chính “ suốt đời đi tìm cái Đẹp ” một cách
nghiêm túc cũng bị “ say đắm ” trước vẻ đẹp của dòng Đà giang, để rồi không kìm lòng
được mà viết nên tùy bút “ Người lái đò sông Đà ”. Sức hấp dẫn của tác phẩm nằm ở
đoạn văn miêu tả … Qua đó, ta thấy được … 2. Tác giả
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn xuôi hiện đại Việt
Nam, “là định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Nét nổi bật trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đó là “ nhà văn suốt đời đi tìm cái Thật và cái
Đẹp ”. Ông thường quan sát, khám phá, miêu tả sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ;
quan sát diễn tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân thường có cảm
hứng đặc biệt với những tính cách phi thường, những phong cảnh tuyệt mĩ, những gió
bão, thác ghềnh dữ dội … Thiên nhiên, con người trong văn Nguyễn Tuân luôn phi
thường, xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt; tất cả đều có xu hướng vươn tới cái tuyệt
đích. Nguyễn Tuân là nhà văn có sở trường về thể loại tùy bút. Với cá tính tự do, phóng
khoáng Nguyễn Tuân đến với thể tùy bút như cá gặp nước. Ông gọi tùy bút là lối chơi
độc tấu. Ông đã đưa thể văn tùy bút lên một trình độ nghệ thuật cao. Nguyễn Tuân được
mệnh danh là phù thủy ngôn từ. Văn của ông là tòa lâu đài chữ nghĩa với kho từ vựng
phong phú, chất văn tranh nhã cổ kính vừa sắc sảo vừa hiện đại.
3. Hoàn cảnh sáng tác
Nhà văn An-đéc-xen từng phát biểu: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do cuộc sống viết nên”. Đúng vậy, mỗi một tác phẩm là một lát cắt của hiện thực
thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ và tác phẩm văn học nào cũng âm vang
hiện thực cuộc đời. Vì vậy, trước khi bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm chúng ta
cần tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. Nguyễn Tuân với tập tùy bút Sông Đà
trong đó có bài Người lái đò sông Đà ra đời trong hoàn cảnh hết sắc đặc biệt năm 1960,
gồm 15 tùy bút. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được
trong chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Chuyến đi này không chỉ thỏa
mãn niềm khát khao xê dịch của Nguyễn Tuân mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của
thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc. Ngoài Người
lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân thì trong những năm tháng miền Bắc bước vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội và hàn gắn vết thương chiến tranh cũng có nhiều nghệ sĩ đã đến 1 lOMoARcPSD|45316467
với Tây Bắc góp phần kiến thiết miền Tây và cho ra đời những tác phẩm văn học đặc sắc:
Nguyễn Khải với Mùa lạc, Tô Hoài với tập “Truyện Tây Bắc” trong đó tiêu biểu nhất là
Vợ chồng A Phủ…Quả thực, Tây Bắc là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra nguồn
năng lượng dồi dào cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. 4. Lời đề từ
Lời đề từ là bộ phận nằm ngoài văn bản, đứng sau nhan đề và đứng trước phần văn
bản. Lời đề từ có chức năng khái quát nội dung tư tưởng của tác phẩm và cho thấy phong
cách nghệ thuật của nhà văn. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân
đã mượn những câu thơ của những nhà văn khác viết vào phần đầu văn bản, qua đó tác
giả muốn khẳng định cá tính độc đáo của mình trong dòng sông văn chương. Trước hết,
nhà văn đã mượn câu thơ của nhà thơ cách mạng Ba Lan để bộc lộ cảm xúc đang trào
dâng mãnh liệt trong lòng “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Tiếng hát trên dòng
sông có thể hiểu là tiếng hát của người lái đò sông Đà nói riêng và của những người dân
Tây Bắc nói chung. Hay là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn
Nguyễn Tuân trước vẻ đẹp của dòng sông. Như vây, lời đề từ thứ 1 đã thể hiện cảm hứng
chủ đạo của tùy bút: tình yêu đắm say, thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người trên dòng sông Đà.
Đến với lời đề từ thứ hai “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu” là hai câu
thơ chữ Hán của Nguyễn Quang Bích. Hai câu thơ đề cập đến một nét độc đáo của sông Đà,
khi mọi dòng sông đều chảy theo hướng đông thì chỉ có sông Đà một mình chảy theo hướng
bắc. Với hai lời đề từ, Nguyễn Tuân cho người đọc hướng khai mở bước vào tác phẩm trên
hai bình diện: tình yêu đắm say, thiết tha của nhà văn với thiên nhiên, con người Tây Bắc
rộng ra là với quê hương, đất nước; đồng thời chúng ta cũng thấy rõ phong cách nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
5. Hình tượng nghệ thuật
“ Hình tượng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà văn, làm cho văn bản ngôn
từ trở thành tác phẩm nghệ thuật ” (Trần Đình Sử), là nơi tập trung cao độ dụng công
nghệ thuật của nhà văn. Nó là một trong những phương tiện chủ đạo để nhà văn gửi gắm
những nội dung, tư tưởng, kí thác những thông điệp về đời sống và con người. Qua hình
tượng dòng sông Đà hung bạo, dữ dằn, nhà văn đã cho thấy rõ được chất vàng của thiên
nhiên Tây Bắc và chất vàng trong tâm hồn người dân Tây Bắc đã qua thử lửa.
Trong sự phong phú, đa dạng của hình tượng nghệ thuật thì hình tượng nhân vật là
tiêu biểu và phổ biến hơn cả vì đối tượng chung của văn học là cuộc đời mà con người
luôn giữ vị trí trung tâm. “ Văn học là nhân học ”, cái quyết định chất lượng của một tác
phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng: “
Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác ”. Qua vẻ đẹp
… của Đà giang ta thấy được vẻ đẹp … của người lái đò …
6. Hình tượng dòng sông Đà 2 lOMoARcPSD|45316467
Nguyễn Tuân đã miêu tả dòng sông Đà không chỉ có vẻ đẹp của cảnh sắc thiên
nhiên, không chỉ có diện mạo, ngoại hình mà còn sống dậy cả tâm hồn, tính cách, thậm
chí là cá tính độc đáo. Con sông ấy qua ngòi bút của Nguyễn Tuân như oằn mình, cựa
quậy trên trang viết. Bằng sự tìm hiểu cặn kẽ và nghiêm túc, tác giả đã cho người đọc
biết sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, Trung Quốc. Trước khi chảy vào Việt Nam,
sông Đà chảy qua một vùng núi hiểm trở của Trung Quốc, bởi vậy mà sự dữ dằn, hung
tợn của dòng sông đã được hun đúc từ thượng nguồn. Sông Đà cũng là nạn nhân của
chiến tranh khi thực dân Pháp ngang nhiên “ đè ngửa ” dòng sông ra và đổ vào đó một
thứ mực đen đúa, bẩn thỉu khi viết tên dòng sông Đà trên bản đồ là sông Đen. Ngoài ra,
bọn lang đạo thổ ti ở miền núi vì tham lam đã chia cắt dòng sông thành nhiều mảnh
khiến cho dòng sông tực giận và càng trở nên hung bạo hơn. Bằng kiến thức địa lí, xã
hội, Nguyễn Tuân đã giải thích cặn kẽ, hợp lí cho tính cách hung bạo của Đà giang. Đi
đến tận ngọn nguồn của vấn đề, Nguyễn Tuân cho người đọc thấy ông không chỉ là một
người nghệ sĩ tài hoa mà còn là một người lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc.
7. Hình tượng người lái đò
Hình tượng người lái đò được đặt song song với hình ảnh con sông Đà từ đầu đến
cuối tác phẩm. Khi thì là quan hệ đối lập, ngoại trừ; khi thì là quan hệ bổ sung, hỗ trợ tô đậm
vào cái dữ dội, hung bạo của sông Đà. Thực chất đó là cách để làm nổi bật những phẩm chất
tốt đẹp của người lái đò. Nguyễn Tuân không đặt tên cho nhân vật của mình một cái tên cụ
thể mà gọi theo nghề nghiệp là ông lái đò. Tác giả muốn tạo nên một chân dung vô danh dễ
lẫn vào đám đông, những con người bình dị ẩn khuất giữa núi rừng nhưng chứa đựng chất
vàng mười đích thực của tài năng và nhân cách. Đồng thời, tác giả muốn ngợi ca những
người lao động vô danh đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến để xây dựng đất nước trên mảnh
đất Tây Bắc nói riêng và trên mọi miền tổ quốc nói chung. Sau này, trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng không đặt tên cho nhân vật của mình mà
gọi tên nhân vật một cách phiếm chỉ đó là “người đàn bà hàng chài” với dụng ý: hình ảnh
người đàn bà hàng chài trong tp là sự khái quát cho rất nhiều hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé,
bình dị, vô danh trên mọi miền đất nước với những khổ đau, bất hạnh trên hành trình kiếm
tìm hp, trong những nhọc nhằn của gánh nặng mưu sinh.
Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gia khổ
và hiểm nguy. “ Thời Tây, Tàu … ông chở đò dọc tải chè mạn, chè cối từ Mường Lay cho
đến hết cửa rừng hòa bình …”. Ngoại hình của ông lái đò được miêu tả sống động và đầy ấn
tượng. Chân dung của ông lái đò mang dấu ấn nghề nghiệp: “ tay ông lêu nghêu như cái sào
”, “ chân ông lúc nào cũng như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng ”, “ nhỡn giới ông vòi
vọi ”,… Những nét ngoại hình trên cho thấy ông lái đò dường như được sinh ra từ sóng thác.
Đó là diện mạo của một người lái đò đích thực mang linh hồn của sông nước. Vẻ đẹp khỏe
khoắn, kiện tráng của người anh hùng trên sông nước vừa bình dị, vừa phi thường. 8. Nội dung
Nhà văn Nga Sê-khốp từng giãi bày: “ Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người
đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó có thể trở 3 lOMoARcPSD|45316467
thành nhà văn thực thụ ”. Mỗi một nhà văn thwujc thụ phải có lối đi riêng, mang dấu ấn
cá nhân riêng. Những nhà văn đó phải thể hiện được sự sáng tạo trong chính “ đứa con
tinh thần ” của mình, lưu lại những nét độc đáo, mới lạ trong tim độc giả. Còn nếu nhà
văn “ thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào ” thì anh ta khó có thể trở thành nhà văn thực thụ.
Sông Đà (1960) là một mốc son trong lộ trình nửa thế kỉ sáng tác, đánh dấu bước
chuyển quan trọng của nhà văn Nguyễn Tuân đi từ thế giới của cái “tôi” đến thế giới của
cái “ta”. Qua đoạn văn, ta cảm nhận được một con sông Đà hung bạo, ghê gớm. Đó là
biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dôi của thiên nhiên Tây Bắc. Hình tượng con sông Đà
trong đoạn văn cũng cho ta cảm nhận về ngòi bút tài hoa độc đáo và uyên bác của
Nguyễn Tuân, khiến cho bài tùy bút trở nên xuất sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ.
Bằng sự tài hoa và uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc họa một dấu ấn không thể mờ
phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo, vừa dữ dằn. Và nổi lên trên thác dữ là vẻ
đẹp của một chiến binh miền sông nước với tay lái ra hoa đã vượt bao trùng vi thạch trận
như một người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh. 9. Nghệ thuật
Có ý kiến cho rằng: “ Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh
con người qua hình thức nghệ thuật độc đáo ”. Như vậy, sức sống lâu bền của một tác
phẩm văn học có được chính là nhờ vào giá trị nội dung với ý nghĩa tôn vinh con người
dựa trên những phương diện nghệ thuật độc đáo.
Với nghệ thuật nhân hóa và liên tưởng phong phú, cùng với ngòi bút miêu tả độc
đáo, con sông Đà từ một đối tượng vô tri vô giác, khi bước vào trang văn Nguyễn Tuân
đã trở thành một sinh thể có tính cách rất ghê gớm, đáng sợ, mang linh hồn của con
người với tâm địa xảo quyệt. Qua đó ta có thể hình dung những vất vả, gian lao mà
những người lái đò phải vượt qua, từ đó ta càng khâm phục bởi ý chí kiên cường và tài trí
của họ trong việc chinh phục con sông, bắt nó phải quy phục và cống hiến cho cuộc sống
của con người. Ngôn ngữu giàu chất tạo hình, những câu văn dài, những từ ngữ giàu sức
biểu cảm. Với kiến thức phong phú, uyên thâm về các lĩnh vực địa lí, lịch sử, thể thao,
quân sự, điện ảnh … Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công một cách chân thực hình ảnh
một con sông Đà hung bạo – kẻ thù số một của con người. Quả thực, Nguyễn Tuân “ là
người thợ kim hoàn của chữ ”, ông như một viên tướng điều khiển tài tình trận nước, như
một nhạc trưởng điều khiển một giàn giao hưởng chơi thật hùng tráng , sôi nổi bài ca của
gió thác xô sóng đá khiến người đọc vừa choáng ngợp vừa vô cùng thú vị.
Đoạn văn trên thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: khả năng
so sánh, liên tưởng phong phú, lối diễn đạt mới mẻ, cuốn hút, sử dụng đa dạng kiến thức
của nhiều lĩnh vực … Đặc biệt, với thể tùy bút, lối viết tự do phóng túng phù hợp với cá
tính, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp trữ tình nên thơ của dòng Đà giang.
Từ ngữ phong phú, sống động giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng,
giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình… 4 lOMoARcPSD|45316467
Đoạn văn trên thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: khả
năng so sánh, liên tưởng phong phú, lối diễn đạt mới mẻ, cuốn hút, sử dụng đa dạng kiến
thức của nhiều lĩnh vực … Đặt nhân vật trong một tình huống độc đáo, chú ý khai thác
phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của nhân vật bằng hệ thống ngôn ngữ cá tính giàu chất tạo
hình. Hình tượng người lái Đò được khắc họa bằng cách sử dụng nhiều thuật ngữ, nhiều
động từ, câu văn “ co duỗi nhịp nhàng ”, tiết tấu nhanh… mang trong mình vẻ đẹp người
dân lao động cần cù, dũng cảm, mưu trí, tài hoa nghệ sĩ trong cuộc sống bình dị, hi sinh
cống hiến thầm lặng cho đất nước. Qua đó thể hiện sự tài hoa, uyên bác và tình cảm yêu
mến, trân trọng của nhà văn với người lao động Tây Bắc. 10. Kết bài
“ Văn học luôn nằm ngoài quy luật của sự băng hoại chỉ mình nó không thừa nhận
cái chết ”(Sê-đrin). Quả thực, thời gian vô cùng nghiệt ngã, thời gian có thể làm biến đổi
tất cả, nhưng những gì là văn chương, nghệ thuật đích thực sẽ còn lại mãi với thời gian.
Tùy bút Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của mình,
để lại biết bao cảm xúc bâng khuâng trong lòng bạn đọc. Cùng với sự nuôi nấng màu mỡ
của bao tầng lớp phù sa văn hóa để lại, Người lái đò sông Đà không chỉ ca ngợi vẻ đẹp
hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị,
anh hùng về tài hoa của những người dân lao động nơi đây. Quan trọng hơn, đến với
những trang văn, những “ tờ hoa ” trong Người lái đò sông Đà, mỗi người chúng ta có cơ
hội bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và khắc sâu thêm ý niệm Nguyễn Tuân là một
định nghĩa về người nghệ sĩ bởi ông đã mở đường dẫn lối đưa người đọc bước vào “ xứ sở của cái Đẹp ”. 11. Mở rộng
a, Vách đá hai bên bờ sông – “ cảnh đá bờ sông dựng vách thành ”
Nét khắc họa này khiến ta nhớ đến sông Hương trong trang viết của Hoàng
Phủ Ngọc Tường: " Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách ".
b, Cảm giác khi đi qua lòng sông
Nhà văn đã miêu tả một cách tinh tế, chính xác về cái tăm tối, lạnh lẽo đột ngột
khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành qua chi tiết độc
đáo: “ ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng
nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện…”. Cách miêu tả ấy có lẽ chưa có nhà văn nào
ngoài Nguyễn Tuân làm được, giống như nhà văn Đỗ Kim Hồi từng nói: “ Cách miêu tả
tinh tế, chính xác như vậy không thể có ở "một sức bút bình thường". Phải đi nhiều lần,
đọc nhiều tài liệu, phải có tài năng và sống hết mình với con sông thì Nguyễn Tuân mới
miêu tả được như thế ”.
c, Tiếng " thở " của lòng sông 5 lOMoARcPSD|45316467
Đến đây, ta dường như nghe trong cái âm vang của Đà giang như một quái vật
đang giận dữ đến ghê người dưới ngòi bút Nguyễn Tuân có một chút hội ngộ với Homerơ
trong cuốn sử thi Ô-đi-xê bất hủ, khi viết về cái hung bạo của chốn eo biển xa xôi nào đó
thời cổ đại: " Biển khơi chuyển động, sôi lên như nước trong cái chảo đặt trên một bếp lửa hồng ".
d, Sức mạnh của hút nước, thác nước
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định: " Nguyễn Tuân là nhà văn của
những cảm giác mạnh "
e, Cảnh tượng hùng vĩ trên sông Đà
Là tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, từng xuất hiện trong những câu
ca dao xưa của người dân lao động nơi đây:
" Đường lên Mường Lễ bao xa Trăm
bảy mươi thác trăm ba mươi ghềnh " f, Người lái đò
Tiêu biểu cho hình ảnh người lao động Tây Bắc và người lao động trên khắp
đất nước trong thời kì đổi mới. Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung
trên các miền đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm,
họ vẫn luôn hiện diện thầm lặng và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất tổ quốc Việt Nam.
Đó cũng là những con người đối mặt với thiên nhiên hung dữ, tận dụng sức mạnh thiên
nhiên làm lên cuộc sống và tham gia chiến đấu chống kẻ thù ở miền Nam, như ông lão
bán rắn, Phường săn cá sấu trong "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi hay Chín Kiên,
ông Sáu già trong "Rừng U Minh" của Nguyễn Văn Bổng…
12. Cái nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, M. Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm
thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu
tính phát hiện về con người và đời sống. Qua đoạn trích, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái nhìn
mang tính phát hiện về dòng sông Đà đầy mới mẻ. Nhà văn nhìn sông Đà không còn là con
sông tự nhiên vô tri vô giác, mà là một sinh thể có linh hồn, có cá tính đối lập, như con
người: vừa hung bạo, dữ dằn; vừa trữ tình, đằm thắm. Tác giả đã khám phá vẻ đẹp hùng vĩ,
hung bạo của dòng sông ở nhiều góc độ nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều
ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, điện ảnh… đầy ấn tượng. Bên cạnh nét cá tính như thế,
con sông Đà còn mang vẻ đẹp diễm lệ, lãng mạn với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, hiện lên như
một dải lụa hiền hòa. Nhà văn đã tìm thấy được chất vàng của núi sông Tây Bắc. Qua hình
tượng con sông ấy, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên đất nước.
Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và
miêu tả sông Đà đã giúp Nguyễn Tuân chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác của chính mình. Hình
tượng Đà giang chính là phông nền cho sự xuất hiện 6 lOMoARcPSD|45316467
và tôn vinh nét đẹp của người lao động trong chế độ mới. Đọc “ Người lái đò sông Đà ta
có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong
nghệ thuật ngôn từ ” (Phan Huy Đông).
13. Quan niệm nghệ thuật về con người
“ Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sau
triết lí của tác phẩm ” (Huỳnh Như Phương). Quan niệm nghệ thuật về con người có thể
hiểu là “ cách lý giải, cắt nghĩa, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về con người trong văn
học ”. Con người là đối tượng trung tâm của văn học nên cũng chính là đối tượng thẩm
mĩ thể hiện quan niêm của tác giả về cuộc sống. Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân
có cách nhìn mang tính phát hiện về con người. Nhà văn khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ
đẹp con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và phẩm chất anh hùng của con người trong
cuộc sống lao động sản xuất. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong
chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng một thời” thì
đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động mới
trong cuộc sống đời thường. Khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong
công việc và niềm say mê với cộng việc mình đang làm thì có đủ tố chất trở thành một
người nghệ sĩ trong môi trường làm việc của mình. Nhà văn đã phát hiện ra chất vàng
mười đã qua thử lửa của người lao đông trong cuộc sống mới, mà ở đây là ông đò bằng
phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn
ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê... 14. Chất thơ
“ Văn xuôi cần phải có canhs, đôi cánh ấy chính là thơ ” (Pha-đê-ép). Văn học luôn
có sự giao thoa, gặp gỡ giữa các thể loại, người nghệ sĩ luôn có nhu cầu tìm tòi, tạo nên
chất thơ thấm vào những trang văn của mình. Trong Người lái đò sông Đà, chất thơ được
thể hiện một cách tinh tế bằng một lối văn trong sáng, truyền cảm; qua đó thể hiện được
những rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Cảm nhận của tác
giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây
Bắc với mái tóc dài, thật dài, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay
những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói. Vẻ
tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra
nõn búp và đặc biệt là vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của
đôi bờ biền bãi. Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữ tình: cảm
giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt, cảm giác thấy thèm
được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên… Ở những so
sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp,
như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm. Chất thơ trong
tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của
ông, nhà văn có công đi tìm cái đẹp - chất vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên
nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hoá đã ban tặng cho
con người. Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã
gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình. 7 lOMoARcPSD|45316467
15. Phong cách nghệ thuật
Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, văn học nghệ thuật đòi hỏi rất cao sự sáng tạo như
nhà văn Nam cao Từng khẳng định: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có ”. Dù khai
thác đề tài quen thuộc trong văn học, ghi nhận thành công của nhiều cây bút nhưng nhà
văn Nguyễn Tuân vẫn tạo ra được phong cách nghệt thuật riêng biệt trong dòng sông văn
chương. Nguyễn Tuân là người tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở
phương diện cái đẹp và góc độ mĩ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và
là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, còn người lái đò như một nghệ sĩ
trong việc vượt thác ghềnh. Nhà văn đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như
lịch sử, địa lí, quân sự... để viết về con Sông Đà hung dữ mà thơ mộng. Văn phong
Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, hình ảnh giàu liên tưởng
bất ngờ, độc đáo. “Người lái đò Sông Đà” thể hiện sở trường ở thể loại tuỳ bút của ngòi
bút Nguyễn Tuân. Nhờ nét độc đáo, kết hợp với sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút
Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ hơn trong lòng độc giả.
16. Cái nhìn mang tính phát hiện về con người
“ Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về
những điều những việc mà ai cũng biết cả rồi ” (Nguyễn Đình Thi). Nhà văn cần có
những khám phá và tình huống mới mẻ về con người, cuộc đời thì mới tạo nên tác phẩm
lớn làm phong phú cho nền văn học. Người lái đò sông Đà là một tác phẩm văn học lớn
bởi Nguyễn Tuân có cách nhìn con người mới mẻ, độc đáo. Qua nhân vật ông lái đò,
Nguyễn Tuân đã có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông lái đò là
tiêu biểu cho người hùng miền sông nước, là nghệ sĩ của công việc khi dám đương đầu
với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra
"chất vàng mười đã qua thử lửa" của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên
bác, với thể tùy bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng, đầy cảm
hứng, say mê. Qua cách nhìn ấy, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào
về con người lao động Việt Nam. Nếu như trước đây, tác giả thường khắc họa người anh
hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ "vang bóng
một thời" thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người
lao động thường ngày. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng đâu chỉ dành riêng cho cuộc chiến chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu
sắc trong việc xây dựng đất nước, chinh phục thiên nhiên. 8