Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế | CNXHKH
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Về kinh tế
- Chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế
độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.
-> Không tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột.
-> Khắc phục đc mâu thuẫn thuộc về bản chất của Chủ nghĩa tư bản.
- Vừa là một bộ máy chính trị - hành chính,một cơ quan cưỡng chế, vừa
là một tổ chức quản lý kinh kinh tế - xã hội của nhân dân lao động.
-> Không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc
chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng
đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Không giống với tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là bộ máy
của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập
chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm: + Sở hữu toàn dân. + Sở hữu tập thể.
Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm
cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản.
- Bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và
hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng
thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. -> Thực hiện
chế độ phân phối lợi
ích theo kết quả lao động là chủ yếu .Đó
là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này.
=> Bản chất là nâng cao đời sống của toàn xã hội và coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động.