Bản chất của phạm trù | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Bản chất của phạm trù của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
3 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bản chất của phạm trù | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Bản chất của phạm trù của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

81 41 lượt tải Tải xuống
2.Bản chất của phạm trù:
Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của phạm trù. Có
nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Cantơ - nhà triết học
người Đức. Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù)
có trước các sự vật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá biệt đó. Các
nhà duy danh ngược lại cho rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không
có nội dung, chỉ có những sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực, v.v. Những quan
niệm trên đều chưa đúng.
+ Những người thuộc phái duy thực cho rằng: Phạm trù là những thực thể ý niệm,
tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
+ những người thuộc phái duy danh lại cho rằng: Phạm trù chỉ là những từ trống
rỗng, do con người tưởng tượng ra, không biểu hiện một cái gì của hiện thực.
+ Cantơ và những người thuộc phái của ông lại coi phạm trù chỉ là những hình
thức tư duy vốn có của con người, có trước kinh nghiệm, không phụ thuộc vào
kinh nghiệm, được lý trí của con người đưa vào giới tự nhiên.
Những quan niệm trên đều chưa đúng. Các phạm trù không có sẵn trong nhận thức
của bản thân con người một cách bẩm sinh, tiên nghiệm như Cantơ quan niệm,
cũng không tồn tại sẵn ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người như quan
niệm của những người duy thực, mà được hình thành trong quá trình hoạt động
nhận thức và thực tiễn của con người. Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của
quá trình nhận thức trước đó, đồng thời lại là bậc thang cho quá trình nhận thức
tiếp theo của con người để tiến gần đến nhận thức đầy đủ hơn bản chất của sự vật.
Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa
những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Do vậy,
nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan, mặc dù hình thức thể hiện của nó là
chủ quan. V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính
trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong
chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”.
Điều này trái với quan niệm của phái duy danh trong lịch sử triết học, họ coi phạm
trù là những từ trống rỗng không có nội dung hiện thực.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng phạm trù mang bản chất:
+ Là kết quả nhận thức của con người
+ Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Luôn vận động và phát triển
V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng
của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong
quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”
Phạm trù triết học có 2 tính chất. Đó là tính khách quan và tính biện chứng. Về
tính khách quan: Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên nội
dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện thực khách quan mà
phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù khách quan về
cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của
phạm trù.Về tính biện chứng. Tính biện chứng được thể hiện ở nội dung mà phạm
trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên
tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau. Tính biện chứng của
hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù.
Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt,
mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển. Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận
thức của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách
quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con người, mà còn luôn vận động,
phát triển, chuyển hóa lẫn nhau. Mặt khác, khả năng nhận thức của con người cũng
thay đổi ở mỗi giai đoạn lịch sử. Do vậy các phạm trù phản ánh thế giới khách
quan cũng phải vận động và phát triển. Không như vậy, các phạm trù không thể
phản ánh đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan được. Vì vậy, hệ thống phạm
trù của phép biện chứng duy vật không phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà
nó thường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triển
của thực tiễn và của nhận thức khoa học.
Phạm trù triết học có tính chất:
+ Tính khách quan: Nội dung mà các phạm phù phản ánh là khách quan. Phạm trù
khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản
ánh chủ quan của phạm trù
+ Tính biện chứng:
+) Nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng
vận động, thay đổi liên tục, không đứng im
+) Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.
+) Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện
chứng của phạm trù.
Sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển
chuyển.
| 1/3

Preview text:

2.Bản chất của phạm trù:

Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của phạm trù. Có nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Cantơ - nhà triết học người Đức. Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù) có trước các sự vật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá biệt đó. Các nhà duy danh ngược lại cho rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không có nội dung, chỉ có những sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực, v.v. Những quan niệm trên đều chưa đúng.

+ Những người thuộc phái duy thực cho rằng: Phạm trù là những thực thể ý niệm, tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.

+ những người thuộc phái duy danh lại cho rằng: Phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, không biểu hiện một cái gì của hiện thực.

+ Cantơ và những người thuộc phái của ông lại coi phạm trù chỉ là những hình thức tư duy vốn có của con người, có trước kinh nghiệm, không phụ thuộc vào kinh nghiệm, được lý trí của con người đưa vào giới tự nhiên.

Những quan niệm trên đều chưa đúng. Các phạm trù không có sẵn trong nhận thức của bản thân con người một cách bẩm sinh, tiên nghiệm như Cantơ quan niệm, cũng không tồn tại sẵn ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người như quan niệm của những người duy thực, mà được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của quá trình nhận thức trước đó, đồng thời lại là bậc thang cho quá trình nhận thức tiếp theo của con người để tiến gần đến nhận thức đầy đủ hơn bản chất của sự vật. Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Do vậy, nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan, mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan. V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”. Điều này trái với quan niệm của phái duy danh trong lịch sử triết học, họ coi phạm trù là những từ trống rỗng không có nội dung hiện thực.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng phạm trù mang bản chất:

+ Là kết quả nhận thức của con người

+ Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+ Luôn vận động và phát triển

V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”

Phạm trù triết học có 2 tính chất. Đó là tính khách quan và tính biện chứng. Về tính khách quan: Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện thực khách quan mà phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của phạm trù.Về tính biện chứng. Tính biện chứng được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau. Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển. Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con người, mà còn luôn vận động, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau. Mặt khác, khả năng nhận thức của con người cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn lịch sử. Do vậy các phạm trù phản ánh thế giới khách quan cũng phải vận động và phát triển. Không như vậy, các phạm trù không thể phản ánh đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan được. Vì vậy, hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà nó thường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức khoa học.

Phạm trù triết học có tính chất:

+ Tính khách quan: Nội dung mà các phạm phù phản ánh là khách quan. Phạm trù khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của phạm trù

+ Tính biện chứng:

+) Nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im

+) Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.

+) Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù.

  • Sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển.