Bắn Hạ B52 Trong Chiến Dịch “Hà Nội 12 Ngày Đêm” - Niềm Tự Hào 50 Năm Của Người Việt | Bài tập lớn môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bắn Hạ B52 Trong Chiến Dịch “Hà Nội 12 Ngày Đêm” - Niềm Tự Hào 50 Năm Của Người Việt | Bài tập lớn môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHỦ ĐỀ:
BẮN HẠ B52 TRONG CHIẾN DỊCH “HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM” - NIỀM
TỰ HÀO 50 NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT
Nhóm 4:
Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Hằng
Thành viên nhóm: Phạm Thị Phương (Leader)
Nguyễn Thị Quỳnh
Hoàng Thị Hà Vy
Phạm Thị Liên
Dương Thu Hương
Đoàn Thị Ngọc Anh
Phạm Huy Hoàng
Trần Quang Lợi
Nguyễn Mạnh Cường
Bùi Minh Quang
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2022
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ
ngàn xưa, chúng ta luôn tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Dân tộc
ta đã phải vượt bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay
vòng, chiến tranh - hòa bình - chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng
nề tàn bạo của giặc Tàu, giặc Tây, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ
chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. Ông cha ta, những người anh hùng
dân tộc, đã kiên cường, bất khuất chống trả, chẳng tiếc xương máu để dựng nên
trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời.
Mãi đến ngày 30-4-1975, nước ta mới thực sự giành được độc lập và thống nhất
đất nước. Để làm được điều đó, nước ta đã trải qua biết bao những trận đánh trường
kì gian khổ, một trong những trận đánh kinh điển không thể không nhắc đến là trận
chiến “Điện Biên Phủ trên không – Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử”. Quân ta đã bắn
hạ được siêu pháo đài bay B52 mạnh nhất bằng tất cả sự mưu lược và dũng cảm, từ
đó từng bước giành lại hòa bình trên bầu trời Bắc Việt. Đây là niềm tự hào và cảm
phục vô cùng lớn của nhân dân ta trong suốt 50 năm đã qua (1972-2022).
Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, trau dồi hiểu biết về lịch
sử dân tộc là trách nhiệm của mỗi sinh viên, từ đó, làm tiền đề xây dựng đất nước.
2
MỤC LỤC
I. B52- SIÊU PHÁO ĐÀI BAY THƯỢNG ĐẲNG............................................4
1. Khái quát......................................................................................................4
2. Đặc điểm kĩ thuật.........................................................................................4
3. Đánh giá.......................................................................................................4
II. NGHỆ THUẬT BẮN HẠ B52.......................................................................5
1. Bối cảnh của nước ta....................................................................................5
1.1. Tình hình quốc tế:.................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước:...........................................................................5
1.3. Tương quan về lực lượng......................................................................6
2. Nghệ thuật bắn hạ B52 của ta......................................................................6
2.1. Sự chuẩn bị của quân ta......................................................................6
2.2. Kế hoạch tác chiến của ta....................................................................8
III. DIỄN BIẾN..................................................................................................10
IV. TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH.........................................................................11
1. Đối với Mỹ.................................................................................................11
2. Đối với Việt Nam.......................................................................................12
V. 50 NĂM NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT...........................................12
1. Mốc son chói lọi.........................................................................................12
1.1. Giá trị lịch sử......................................................................................12
1.2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................13
2. Trách nhiệm của sinh viên.......................................................................13
3
I. B52- SIÊU PHÁO ĐÀI BAY THƯỢNG ĐẲNG
1. Khái quát
Máy bay B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm xa, rất nổi
tiếng của Không quân Hoa Kỳ, do hãng Boeing sản xuất từ năm 1954.
Máy bay B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường và có thể
tham gia trong các loại chiến tranh thế giới tổng lực và chiến tranh khu vực.
2. Đặc điểm kĩ thuật
- Khối lượng cất cánh tối đa: 221,35 tấn.
- Tốc độ tối đa: 1.046 km/h.
- Sải cánh: 56,39 m.
- Cao: 12,4m.
- Dài: 40,5m.
- Kíp bay 6 người.
- Mang tới 30 tấn bom.
- Tầm bay: B-52G - tới 12.000 m, B-52H - tới 16.000 m so với mặt đất.
Đặc biệt, sức mạnh của không quân chiến lược Mỹ không chỉ ở tính chất ồ ạt
với số lượng lớn máy bay B52, mà còn ở hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh, tạo
thành cái áo giáp điện tử vững chắc, che giấu toàn bộ lực lượng tiến công, biến mỗi
chiếc B52 thành một máy bay tàng hình đúng nghĩa. Địch sử dụng nhiều loại nhiễu,
cả nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực.
Nhiễu tiêu cực là hàng triệu triệu sợi kim loại màu trắng bạc, cực mỏng, nhẹ
như tơ, tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc, một bức tường nhiễu khổng lồ cao
5-7km, dày 1-2km, dài 40-70km chắn ngang mọi cánh sóng rađa của ta.
Nhiễu tích cực là nhiễu bằng sóng điện tử phát ra từ những chiếc máy bay bay
ở vòng ngoài cách mục tiêu khoảng 60-100km để gây nhiễu mạnh từ xa.
3. Đánh giá
Bay với tốc độ 1.000km/h với độ cao lên tới 15.240m (máy bay thương mại bay
với độ cao khoảng 10.000m), có thể mang hàng trăm bom thường và 32 tên lửa hạt
nhân hành trình. B-52 có thể nạp nhiên liệu trên không trung, điều này mang lại
cho nó khả năng không kích không giới hạn. Có thể nói, B-52 đã tạo nên một
4
“chiếc ô hạt nhân” cho Mỹ trong chiến tranh Lạnh - thời kỳ “Bên miệng hố chiến
tranh”.
Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo
đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ
dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là
500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng
cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom
cao như vậy xác suất hủy diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.
Trước những đặc điểm của B52, các tướng lĩnh Mỹ huênh hoang tuyên bố:
Bằng kỹ thuật điện tử không lực Hoa kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống rađa của
Bắc Việt. Họ khẳng định máy bay B52 là bất khả xâm phạm, B52 chỉ có thể bị rơi
do thời tiết hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của
bộ đội phòng không và không quân Bắc Việt.
II. NGHỆ THUẬT BẮN HẠ B52
1. Bối cảnh của nước ta
1.1. Tình hình quốc tế:
Năm 1972, Liên Xô hợp tác với Mỹ. Vì vậy, Liên Xô đã giảm bớt lượng vũ khí
hạng nặng cung cấp cho Việt Nam: đạn tên lửa SAM-2 giảm từ 45 cơ số/năm
xuống 12 cơ số/năm, phụ tùng MiG-21 từ 50 đơn vị/năm xuống còn 20 đơn vị/năm
và không đưa các loại vũ khí mới hơn cho Việt Nam.
28/2/1972, Trung Quốc và Mỹ ký với nhau bản Thông cáo chung Thượng Hải.
Trung Quốc không còn phản đối chính sách của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam,
bên cạnh đó Trung Quốc đã thay đổi chính sách viện trợ kinh tế đối với Việt Nam,
từ cam kết “cung cấp bất kỳ thứ gì cần thiết cho Việt Nam”, sang việc nhấn mạnh
“để Trung Quốc nghỉ xả hơi” và lấy lí do Việt Nam sử dụng hàng viện trợ lãng phí,
không hiệu quả để cắt bỏ viện trợ.
28/4/1972, Mỹ tiếp tục rút 20000 quân Mỹ viễn chinh khỏi miền Nam, nhưng
vẫn việc trợ cho chính quyền miền Nam: về tài chính, viện trợ 2 tỷ 382,5 triệu USD
– cao nhất trong các năm chiến tranh Việt Nam; về quân sự, viện trợ 700 máy bay
các loại, 540 khẩu pháo, 400 xe tăng và hơn 2 triệu tấn bom, đạn, khí tài.
5
1.2. Tình hình trong nước:
Ở miền Bắc, nhân dân khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chấp hành các
nghị quyết của Đảng, tiềm lực mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc được tăng
cường,
Ở miền Nam, cách mạng miền Nam từng bước vượt qua khó khăn gian khổ,
củng cố lại lực lượng cách mạng, giữ vững và phát triển thế tiến công, tiến công
địch trên cả ba vùng chiến lược, gây cho địch những tổn thất to lớn.
1.3. Tương quan về lực lượng
Về lực lượng và khí tài thì Việt Nam hoàn toàn yếu thế trước đế quốc Mỹ.
Với những thành tựu trong lĩnh vực quân sự vượt bậc, Mỹ vô cùng tự tin về
thắng lợi trước một đất nước nhỏ bé như Việt Nam. Vậy nên chúng tỏ rõ thái độ
khinh thường đối với Việt Nam. Theo đúng những gì đã thỏa thuận, hiệp định
Pari phải được ký kết ngày 26/10/1972, nhưng Mỹ đã chủ đích xin rời thời gian
ký kết, và sau đó lại đòi sửa đổi hơn 60 điều trong bản hiệp định, ép ta thực hiện
các điều khoản có lợi cho Mỹ. Đó cũng là nguyên nhân khiến ta và Mỹ gặp nhau
trên vùng trời Miền Bắc cuối năm 1972.
2. Nghệ thuật bắn hạ B52 của ta
2 .1. Sự chuẩn bị của quân ta
2.1.1. Tầm nhìn xa trông rộng
Phân tích những âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ, Bộ Chính trị nhận
định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả
năng chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng… Kế hoạch
chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy bay B52 được quân và dân ta triển khai
khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết, trong đó, lực lượng nòng cốt là
quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhằm tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó,
trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ
Tổng tham mưu, 5/1966, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức
cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52.
Ngày 17/9/1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu
đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta
luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B52, với phương châm
là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không
- Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường
không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5
6
năm tới. Có thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân
sự Việt Nam. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha
gì về kế hoạch tiến công ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B52. Lúc đầu, tuy còn sơ
lược, nhưng qua chiến đấu thực tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch
được hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ 30 trang
đánh máy mang tên Cách đánh B52” của bộ đội tên lửa.
2.1.2. Chính sách nhân đạo với tù binh Mỹ
Những người lính Mỹ ở nhà ngục Hỏa Lò được hưởng chế độ đãi ngộ đặc
biệt, được chăm lo về cả đời sống vật chất và tinh thần. Binh lính được ăn suất
ăn 1,6 đồng/ngày, có những trường hợp đặc biệt được ăn đến 3,2 đồng/ngày
(trong khi đó cán bộ Việt Nam chỉ được suất ăn 0,68 đồng/ngày). Họ được chơi
thể thao, được đọc sách, tắm nắng, được nghe đài giao lưu văn nghệ. Những phi
công gặp những vết thương khi nhảy dù xuống đều được các bác sĩ giỏi nhất
bệnh viên 103 điều trị. Những ngày lễ của Mỹ như ngày lễ Tạ ơn, Noel, Tết
Dương lịch, trại mời mục sư đến để làm nghi thức tôn giáo cho những người
theo đạo. Phi công còn được viết thư và nhận thư từ gia đình.
Đặc biệt, họ được ta cho đi xem những nơi mà Mỹ đã thả bom vào để họ
hiểu những tội ác của Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam. Willam Conlee, một
7
trung tá điều khiển điện tử B52 đã thừa nhận rằng: “Chúng tôi được đến tận nơi
xem một dãy phố dài, một bệnh viện lớn. Chúng tôi rất ngạc nhiên và rất hổ
thẹn. Chúng tôi đã bị cấp trên lừa. Vâng!!! Đúng là sự lừa dối. Họ bảo là mục
tiêu quân sự nhưng thực ra là vùng đông dân. Bom ném theo bản đồ được đánh
dấu rất kĩ, không thể nhầm lẫn”.
Nhờ vậy, chúng ta đã biết được những tính năng, ưu nhược điểm, đội hình
cơ bản biên đội B52, khu vực tiếp dầu trên không, sở chỉ huy trên không, đường
rút lui của B52, kết hợp với việc mày mò sáng tạo của bộ đội ta, quân ta đã phát
hiện cực kỳ quan trọng là B52 chưa gây nhiễu ở dải sóng 3cm. Qua phát hiện đó
đã giúp chúng ta nắm chắc chiến thắng trong tay.
2.2 . Kế hoạch tác chiến của ta
2.2.1. Tập kích căn cứ B52 của không quân Mỹ
Sân bay Utapao – (1/1972)
Utapao là một sân bay quân sự của Thái Lan được quân đội Mỹ đầu tư thành
một căn cứ không quân chiến lược để sử dụng trong chiến lược quân sự của Mỹ
ở khu vực Đông Nam Á. Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công xác định phải dùng
một lực lượng nhỏ những người lính đặc công đang hoạt động trên đất Thái Lan
thì mới có điều kiện tiếp cận, điều tra nghiên cứu và tấn công mục tiêu.
Trong tháng 10-1971, đồng chí Vũ Công Đài và Bùi Văn Phương (là hai
người sẽ trực tiếp thực hiện trận đánh) đã gặp nhau bàn bạc thống nhất kế hoạch,
nội dung và phương pháp trinh sát sân bay Utapao. Ngày 9/1/1972 hai đồng chí
bắt đầu thâm nhập vào mục tiêu. Kết quả 8 chiếc máy bay B- 52 của Mỹ đã bị
phá hủy.
Sân bay Udon (10/1972)
Tháng 7-1972, Đoàn A54 cử 23 cán bộ, chiến sĩ lập một trạm chỉ huy nghiên
cứu tình hình, mở hành lang vào khu vực sân bay Udon. Đoàn A54 thực hiện kế
hoạch: vừa trinh sát mục tiêu, vừa đưa đội hình chiến đấu đi theo, trinh sát tới
đâu, hoàn chỉnh phương án chiến đấu đến đó, nếu thời cơ cho phép sẽ tiến hành
đánh ngay. Dựa trên kế hoạch tác chiến đó, từ tháng 9/1972 đến 3/10/1972, với
sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, ta đã phá hủy được 23 máy
bay B-52 của Mỹ, 1 trạm điện, và 1 kho xăng.
Sân bay Ubon (10/1972)
Ngày 2/10/1972, một đội hình chiến đấu gồm 27 người của Tiểu đoàn Đặc
công biệt động 1A được thành lập. Tiểu đoàn đến vị trí sân bay, bí mật triển khai
trận địa, đội hình chiến đấu nổ súng theo đúng kế hoạch đã định. 40 quả đạn
mang theo, 5 quả không nổ do ảnh hưởng thời tiết mưa gió ẩm ướt, 35 quả đạn
8
còn lại đã nổ trúng mục tiêu phá hủy đài chỉ huy sân bay, xưởng sửa chữa và
một số thiết bị sân bay.
Hàng chục máy bay B-52 bị phá hủy tại sân bay Utapao, Udon, Ubon chỉ
trong thời gian vài tháng đã khiến cho người Mỹ hoang mang về cách đánh đặc
công của ta. Những trận đánh này đã diễn ra đúng thời điểm, đúng ý định của Bộ
Tư lệnh Binh chủng Đặc công là đánh trúng các mục tiêu quan trọng có ý nghĩa
chiến lược.
2.2.2. Vạch nhiễu tìm thù
a) Nhiễu tiêu cực
Nhiễu tiêu cực là hàng triệu triệu sợi kim loại màu trắng bạc, cực mỏng, nhẹ
như tơ bung ra từ những quả “bom” do các máy bay F4 đến trước. Mỗi quả bom
này mang 450 bó nhiễu, mỗi bó bung ra hàng triệu sợi kim loại bay lơ lửng
giăng kín bầu trời, tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc chắn ngang mọi cánh
sóng rađa của ta.
Giải pháp: chỉ cần các sợi dây lắng xuống ta đã xác định được chính xác
được tọa độ máy bay địch để bắn, ngoài ra những sợi dây kim loại này không
thể hiệu quả trong thời tiết xấu.
b) Nhiễu tích cực
Mỹ đã sử dụng rất nhiều phương án với tiêu biểu là 2 phương án sau
Phương án 1 : Mỹ sử dụng máy bay EB-66 – “B52 không mang bom” để
gây nhiễu, máy bay này không bị phụ thuộc vào thời tiết, ngoài ra nó có khả
năng gây nhiễu liên tục với phạm vi cực xa. Địch còn thực hiện gây nhiễu giả
máy bay B52 bằng máy bay F4 hoặc F111 bay thành từng tốp, cũng bay thăng
bằng, tốc độ ổn định ở độ cao khoảng 10km giống như B52. Nhiễu trắng xóa cả
màn hiện sóng, che lấp mọi tín hiệu phản xạ, khiến cho các chiến sĩ ta không thể
nhìn thấy tín hiệu mục tiêu.
Giải pháp: Chúng ta xác định được vị trí đứng gây nhiễu của máy bay EB-
66 để đặt trận địa pháo phòng không đánh chặn, vì vậy chúng ta đã kết hợp cùng
với máy bay MIG-21 đi tấn công, với sự cơ động của MIG-21 những chiếc EB-
66 bị tiêu diệt ngày càng nhiều khiến Mỹ buộc phải kéo dãn đội hình của mình.
Bên cạnh đó, tổ cán bộ nghiên cứu đã đề xuất một công trình cải tiến kỹ thuật là
bộ khí tài mang ký hiệu KX. Tháng 1-1972, bộ khí tài đưa ra ứng dụng, đã thu
được kết quả tốt và được đánh giá là đủ khả năng chỉ ra chính xác mục tiêu, giúp
đài điều khiển tên lửa phát hiện máy bay B52 để tiêu diệt.
Phương án 2 : Mỹ đã triển khai 1 loại tên lửa mang tên Shrike, tên lửa tự
động và hoạt động theo nguyên tắc phát hiện bức xạ sóng điện từ và sẽ lao thẳng
vào trận địa phòng không của ta, sau đó Mỹ đã nâng cấp Shrike 2 với khả năng
9
nhớ vị trí mục tiêu gây ra rất nhiều thiệt hại cho quân ta. Sau khi nguyên cứu kỹ
về loại tên lửa này chúng ta đã có được cách đánh được loại tên lửa này.
Giải pháp: Tên lửa V-750 với tốc độ bay nhanh hơn Shrike, tên lửa của ta
sẽ gặp mục tiêu trước và sau đó sẽ ngắt ra-đa và quay đài ăng-ten đi là xong.
Tuy nhiên những chiến sĩ điều khiển ra-đa chỉ có vài giây để quyết định có nên
điều khiển tiếp tên lửa để đánh trúng mục tiêu hay là tắt ra-đa để Shrike không
bắn trúng. Vậy nên nhờ tinh thần quả cảm của các chiến sỹ mà khả năng bắn
trúng của Shrike từ 100% xuống còn 50%.
Đối với tên lửa Shirke 2 là thay vì bật ra-đa liên tục ngày đêm thì ta chỉ bật
vào những lúc quan trọng, bằng những đài quan sát địch được bố trí cách chúng
ta hàng trăm km để phát hiện máy bay địch, cứ khi nào máy bay địch bay qua 1
cứ điểm ta lại liên lạc với các cứ điểm khác vừa liên lạc vừa ước chừng khi nào
máy bay bay đến để bật ra-đa lên đánh, qua đó hạn chế được nhiều khả năng của
Shrike 2. Ngoài ra chúng ta còn thay đổi tần số ra-đa liên tục để tên lửa địch
không được xác định được mục tiêu và từ đó Shrike 2 đã bị vô hiệu hóa.
2.2.3. Bố trí lực lượng
Mặc dù, nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” vừa bảo đảm an
toàn cho vũ khí, khí tài, vừa tập trung được hỏa lực đánh địch nhưng chúng ta
không thể tập trung được hỏa lực ở mọi thời điểm, nhất là khi cơ động chuyển
hóa thế trận Thay vào đó ta sử dụng nguyên tắc “hỏa khí tập trung, hỏa lực tập .
trung” nhằm tăng mật độ hỏa lực chồng, nâng cao hiệu suất diệt B-52.
Theo đó, 2 cụm tên lửa được hình thành:
Cụm 1, bảo vệ Hà Nội, gồm 3 trung đoàn tên lửa (257, 261, 274) của Sư
đoàn 361. Trung đoàn 261 bảo vệ hướng chủ yếu là Tây Bắc, đường bay chủ
yếu từ Tam Đảo xuống và ngã ba Sông ở Việt Trì vào; đồng thời, sử dụng một
bộ phận đánh địch từ hướng Đông Bắc xuống. Trung đoàn 257 bảo vệ hướng
chủ yếu là Tây và Tây Nam, đường bay chủ yếu từ Tu Vũ, Ba Vì và từ Đồi Bù
Viên Nam (Hòa Bình) vào. Cùng với đó, sử dụng một bộ phận đánh địch ở
hướng Nam, Đông Nam.
Cụm 2, bảo vệ Hải Phòng, gồm 2 trung đoàn tên lửa (238, 285) của Sư đoàn
363. Lực lượng này còn sẵn sàng cơ động một số tiểu đoàn tên lửa (71, 72 của
Trung đoàn 285) chi viện cho cụm bảo vệ Hà Nội.
Như vậy, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sự linh hoạt trong kế sách, ta đã tạo
nên một chiếc bàn đạp lớn cho thế trận sắp tới. Đây cũng chính là lí do quân ta
hoàn toàn không bị bất ngờ và bối rối trước sự tấn công của địch, mọi thứ đều đã
được chuẩn bị và sắp xếp, chỉ còn bước cuối cùng là đối đầu với đế quốc Mỹ
trên bầu trời Bắc Việt.
10
III. DIỄN BIẾN
Ngày 18/12/1972, nhiều tốp máy bay B.52 liên tiếp dội bom xuống các khu
vực: sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm… Cuộc chiến đấu ác liệt
của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội đã mở đầu chiến dịch 12
ngày đêm lịch sử.
Ngày và đêm 19/12/1972, ta tiêu diệt 1 máy bay F.4. Cùng thời gian, Tiểu
đoàn 77 (Trung đoàn tên lửa 257) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B.52.
Ngày 20/12/1972, từ 19 giờ, địch huy động 78 lượt B.52 và hơn 100 lượt
máy bay cường kích các loại đánh phá vào Hà Nội. Trong đêm 20 rạng ngày
21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B.52.
Đến ngày 21/12: số lượt B-52 tấn công Hà Nội đã giảm sút nhiều.
Kể từ đêm 22/12, tần suất, cường độ tấn công B-52 và máy bay chiến thuật
của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. Ta bắn rơi tại chỗ 3 máy bay B-52
Từ 21 - 22/12: bắn rơi 1 chiếc máy bay F11 “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ.
Ngày 23/12/1972: Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật; ban đêm 33
chiếc B-52, 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F11; hướng biển, có 7
máy bay chiến thuật. Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B-52, 1 F4, 1A7.
Ngày 24/12, quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy
bay ( trong đó có 1 chiếc B-52, 2 chiếc F4 và 2 chiếc A7).
Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm
ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút
kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.
Ngày 25/12/1972, lúc 0 giờ không quân địch ngừng ném bom miền Bắc.
Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị
quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1 và phổ biến tình hình
nhiệm vụ giai đoạn tới.
Ngày 26/12: Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng.
Sáng ngày 27/12: địch cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt
đánh phá dữ dội. Trong ngày và đêm 27/12, quân và dân ta bắn rơi 14 máy bay
(5 chiếc B.52, 5 chiếc F.4, 2 chiếc A.7, 1 chiếc A.6 và 1 HH53).
Ngày 28/12/1972, địch huy động 131 lượt máy bay chiến thuật. Ta bắn rơi 3
máy bay trong đó có 2 chiếc B.52, 1 chiếc RA.5C.
Ngày 29/12/1972, địch sử dụng 36 máy bay chiến thuật. Tiểu đoàn tên lửa
79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi 1 máy bay B.52, 1 máy bay F.4.
11
Ngày 30/12/1972, 7 giờ sáng, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom
từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị mở lại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.
Ngày 27/01/1973: Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Việt Nam được kí
kết.
IV. TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH
1. Đối với Mỹ
Tổn thất về máy bay: tỷ lệ tổn thất về máy bay của Mỹ chỉ tính riêng B-52
đã lên tới 17,6% (34/193 chiếc). Toàn chiến dịch có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn
rơi,( trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 chiếc F-111). Riêng ở Thủ đô Hà Nội, ta
bắn rơi 30 máy bay (trong đó có 23 B-52 và 2 F-111).
Tổn thất về nhân lực: Chỉ hơn 10 ngày, không quân Hoa Kỳ đã mất hàng
trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã bay hàng ngàn giờ, cùng
với 43 giặc lái (trong đó có 33 phi công lái máy bay chiến lược B-52)
2. Đối với Việt Nam
Tổn thất: Giết hại 4.025 người, làm bị thương 3.327 dân thường, phá hủy
hoàn toàn 5.480 ngôi nhà, san bằng 24 trường học, 5 bệnh viện, nhiều rạp hát,
chùa chiền, di tích lịch sử...
Tuy nhiên, ta đã giành thắng lợi trước một nước đế quốc sừng sỏ, bắn rơi
được loại pháo đài bay có sức sát thương vô cùng lớn, đưa Mỹ lên bàn đàm phán
dựa trên những điều khoản có lợi cho ta. Chiến dịch đã hoàn toàn thắng lợi.
V. 50 NĂM NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Mốc son chói lọi
1.1. Giá trị lịch sử
1.1.1. Đối với dân tộc
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ
đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn
độc lập tự do” của Bác Hồ.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của sức mạnh chính
trị, tinh thần của toàn dân tộc Việt Nam, là thắng lợi của đường lối đấu tranh
nhân dân, của “thế trận phòng không nhân dân”, của trí thông minh và lòng
dũng cảm của dân tộc ta.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của nghệ thuật lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, phòng tránh, đánh trả cuộc tập
kích đường không của đế quốc Mỹ.
12
Từ đó, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.
1.1.2. Chiến thắng mang ý nghĩa thời đại.
Đây là chiến thắng của chế độ xã hội chủ nghĩa, là đòn đánh lịch sử, mở
đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới; góp phần làm tăng thêm sức
mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế
quốc; đem lại lòng tin cho nhân loại tiến bộ trên trái đất đang đấu tranh vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến thắng đã chứng minh sức sống của học thuyết Mác - Lê nin về chiến
tranh cách mạng trong thời đại ngày nay và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong
cách mạng Việt Nam.
1.2. Bài học kinh nghiệm
1. Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chỉ thị, mệnh lệnh của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng
“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
2. “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp
4. Bố trí, sử dụng các lực lượng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tất cả các lực
lượng, các loại vũ khí trang bị hiện có tạo thành lưới lửa phòng không nhiều
tầng, nhiều lớp, đánh địch ở mọi độ cao, mọi hướng.
5. Phát huy nhân tố chính trị tinh thần, tăng cường sức mạnh, ý chí chiến
đấu, dám đánh, quyết đánh và quyết đánh thắng của quân và dân ta
2. Trách nhiệm của sinh viên
50 năm đã qua đi kể từ ngày bầu trời Hà Nội không còn mưa bom đạn, nhân
dân ta vẫn một lòng tự hào và biết ơn sâu sắc mỗi khi nhắc lại chiến thắng “Điện
Biên Phủ trên không” – trang sử vàng chói lọi của nghệ thuật quân sự phòng
không không quân. Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử, UBND
Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về tổ chức các
hoạt động kỷ niệm với mục đích tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang về chiến thắng “Hà Nội -
Điện Biên Phủ trên không”.
Bên cạnh các hoạt động kỉ niệm lớn, UBND thành phố còn có kế hoạch tổ
chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” trong đối tượng học sinh, sinh viên, đội viên, đoàn viên, thanh
niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, việc tham gia tham quan
các bảo tàng lịch sử, các di tích của chiến thắng cũng là một cách thú vị để
13
tưởng nhớ đến chiến công oanh liệt, như Bảo tàng chiến thắng B52, Bảo tàng
phòng không-không quân, Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên và các di tích cách
mạng kháng chiến khác có liên quan. Đây là cơ hội để thế hệ trẻ chúng ta có thể
học hỏi và có thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc, để tầm vóc của chiến dịch không
chỉ dừng lại ở con số 50 năm đã qua mà còn trường tồn mãi mãi về sau.
14
KẾT LUẬN
“Dân ta phải biết sử ta”. Nắm giữ được lịch sử dân tộc là nắm giữ được
xương sống của quốc gia. Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, dũng cảm trong
chiến đấu, linh hoạt trong kế sách tác chiến,...- những bài học để lại sẽ là kim chỉ
nan dẫn đường cho một quốc gia hùng mạnh, củng cố nền độc lập dân tộc, đưa
đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh, tiến bộ, công bằng, văn minh.
15
16
| 1/16

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ:
BẮN HẠ B52 TRONG CHIẾN DỊCH “HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM” - NIỀM
TỰ HÀO 50 NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Nhóm 4:
Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Hằng
Thành viên nhóm: Phạm Thị Phương (Leader) Nguyễn Thị Quỳnh Hoàng Thị Hà Vy Phạm Thị Liên Dương Thu Hương Đoàn Thị Ngọc Anh Phạm Huy Hoàng Trần Quang Lợi Nguyễn Mạnh Cường Bùi Minh Quang
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2022 1 LỜI MỞ ĐẦU
Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ
ngàn xưa, chúng ta luôn tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Dân tộc
ta đã phải vượt bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay
vòng, chiến tranh - hòa bình - chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng
nề tàn bạo của giặc Tàu, giặc Tây, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ
chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. Ông cha ta, những người anh hùng
dân tộc, đã kiên cường, bất khuất chống trả, chẳng tiếc xương máu để dựng nên
trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời.
Mãi đến ngày 30-4-1975, nước ta mới thực sự giành được độc lập và thống nhất
đất nước. Để làm được điều đó, nước ta đã trải qua biết bao những trận đánh trường
kì gian khổ, một trong những trận đánh kinh điển không thể không nhắc đến là trận
chiến “Điện Biên Phủ trên không – Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử”. Quân ta đã bắn
hạ được siêu pháo đài bay B52 mạnh nhất bằng tất cả sự mưu lược và dũng cảm, từ
đó từng bước giành lại hòa bình trên bầu trời Bắc Việt. Đây là niềm tự hào và cảm
phục vô cùng lớn của nhân dân ta trong suốt 50 năm đã qua (1972-2022).
Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, trau dồi hiểu biết về lịch
sử dân tộc là trách nhiệm của mỗi sinh viên, từ đó, làm tiền đề xây dựng đất nước. 2 MỤC LỤC
I. B52- SIÊU PHÁO ĐÀI BAY THƯỢNG ĐẲNG............................................4
1. Khái quát......................................................................................................4
2. Đặc điểm kĩ thuật.........................................................................................4
3. Đánh giá.......................................................................................................4
II. NGHỆ THUẬT BẮN HẠ B52.......................................................................5
1. Bối cảnh của nước ta....................................................................................5
1.1. Tình hình quốc tế:.................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước:...........................................................................5
1.3. Tương quan về lực lượng......................................................................6
2. Nghệ thuật bắn hạ B52 của ta......................................................................6
2.1. Sự chuẩn bị của quân ta......................................................................6
2.2. Kế hoạch tác chiến của ta....................................................................8
III. DIỄN BIẾN..................................................................................................10
IV. TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH.........................................................................11
1. Đối với Mỹ.................................................................................................11
2. Đối với Việt Nam.......................................................................................12
V. 50 NĂM NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT...........................................12
1. Mốc son chói lọi.........................................................................................12
1.1. Giá trị lịch sử......................................................................................12
1.2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................13
2. Trách nhiệm của sinh viên.......................................................................13 3
I. B52- SIÊU PHÁO ĐÀI BAY THƯỢNG ĐẲNG 1. Khái quát
Máy bay B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm xa, rất nổi
tiếng của Không quân Hoa Kỳ, do hãng Boeing sản xuất từ năm 1954.
Máy bay B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường và có thể
tham gia trong các loại chiến tranh thế giới tổng lực và chiến tranh khu vực. 2. Đặc điểm kĩ thuật -
Khối lượng cất cánh tối đa: 221,35 tấn. -
Tốc độ tối đa: 1.046 km/h. - Sải cánh: 56,39 m. - Cao: 12,4m. - Dài: 40,5m. - Kíp bay 6 người. - Mang tới 30 tấn bom. -
Tầm bay: B-52G - tới 12.000 m, B-52H - tới 16.000 m so với mặt đất.
Đặc biệt, sức mạnh của không quân chiến lược Mỹ không chỉ ở tính chất ồ ạt
với số lượng lớn máy bay B52, mà còn ở hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh, tạo
thành cái áo giáp điện tử vững chắc, che giấu toàn bộ lực lượng tiến công, biến mỗi
chiếc B52 thành một máy bay tàng hình đúng nghĩa. Địch sử dụng nhiều loại nhiễu,
cả nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực.
Nhiễu tiêu cực là hàng triệu triệu sợi kim loại màu trắng bạc, cực mỏng, nhẹ
như tơ, tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc, một bức tường nhiễu khổng lồ cao
5-7km, dày 1-2km, dài 40-70km chắn ngang mọi cánh sóng rađa của ta.
Nhiễu tích cực là nhiễu bằng sóng điện tử phát ra từ những chiếc máy bay bay
ở vòng ngoài cách mục tiêu khoảng 60-100km để gây nhiễu mạnh từ xa. 3. Đánh giá
Bay với tốc độ 1.000km/h với độ cao lên tới 15.240m (máy bay thương mại bay
với độ cao khoảng 10.000m), có thể mang hàng trăm bom thường và 32 tên lửa hạt
nhân hành trình. B-52 có thể nạp nhiên liệu trên không trung, điều này mang lại
cho nó khả năng không kích không giới hạn. Có thể nói, B-52 đã tạo nên một 4
“chiếc ô hạt nhân” cho Mỹ trong chiến tranh Lạnh - thời kỳ “Bên miệng hố chiến tranh”.
Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo
đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ
dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là
500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng
cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom
cao như vậy xác suất hủy diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.
Trước những đặc điểm của B52, các tướng lĩnh Mỹ huênh hoang tuyên bố:
Bằng kỹ thuật điện tử không lực Hoa kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống rađa của
Bắc Việt. Họ khẳng định máy bay B52 là bất khả xâm phạm, B52 chỉ có thể bị rơi
do thời tiết hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của
bộ đội phòng không và không quân Bắc Việt.
II. NGHỆ THUẬT BẮN HẠ B52 1.
Bối cảnh của nước ta 1.1.
Tình hình quốc tế:
Năm 1972, Liên Xô hợp tác với Mỹ. Vì vậy, Liên Xô đã giảm bớt lượng vũ khí
hạng nặng cung cấp cho Việt Nam: đạn tên lửa SAM-2 giảm từ 45 cơ số/năm
xuống 12 cơ số/năm, phụ tùng MiG-21 từ 50 đơn vị/năm xuống còn 20 đơn vị/năm
và không đưa các loại vũ khí mới hơn cho Việt Nam.
28/2/1972, Trung Quốc và Mỹ ký với nhau bản Thông cáo chung Thượng Hải.
Trung Quốc không còn phản đối chính sách của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam,
bên cạnh đó Trung Quốc đã thay đổi chính sách viện trợ kinh tế đối với Việt Nam,
từ cam kết “cung cấp bất kỳ thứ gì cần thiết cho Việt Nam”, sang việc nhấn mạnh
“để Trung Quốc nghỉ xả hơi” và lấy lí do Việt Nam sử dụng hàng viện trợ lãng phí,
không hiệu quả để cắt bỏ viện trợ.
28/4/1972, Mỹ tiếp tục rút 20000 quân Mỹ viễn chinh khỏi miền Nam, nhưng
vẫn việc trợ cho chính quyền miền Nam: về tài chính, viện trợ 2 tỷ 382,5 triệu USD
– cao nhất trong các năm chiến tranh Việt Nam; về quân sự, viện trợ 700 máy bay
các loại, 540 khẩu pháo, 400 xe tăng và hơn 2 triệu tấn bom, đạn, khí tài. 5
1.2. Tình hình trong nước:
Ở miền Bắc, nhân dân khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chấp hành các
nghị quyết của Đảng, tiềm lực mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc được tăng cường,
Ở miền Nam, cách mạng miền Nam từng bước vượt qua khó khăn gian khổ,
củng cố lại lực lượng cách mạng, giữ vững và phát triển thế tiến công, tiến công
địch trên cả ba vùng chiến lược, gây cho địch những tổn thất to lớn. 1.3.
Tương quan về lực lượng
Về lực lượng và khí tài thì Việt Nam hoàn toàn yếu thế trước đế quốc Mỹ.
Với những thành tựu trong lĩnh vực quân sự vượt bậc, Mỹ vô cùng tự tin về
thắng lợi trước một đất nước nhỏ bé như Việt Nam. Vậy nên chúng tỏ rõ thái độ
khinh thường đối với Việt Nam. Theo đúng những gì đã thỏa thuận, hiệp định
Pari phải được ký kết ngày 26/10/1972, nhưng Mỹ đã chủ đích xin rời thời gian
ký kết, và sau đó lại đòi sửa đổi hơn 60 điều trong bản hiệp định, ép ta thực hiện
các điều khoản có lợi cho Mỹ. Đó cũng là nguyên nhân khiến ta và Mỹ gặp nhau
trên vùng trời Miền Bắc cuối năm 1972.
2. Nghệ thuật bắn hạ B52 của ta 2 .1. Sự chuẩn bị của quân ta
2.1.1. Tầm nhìn xa trông rộng
Phân tích những âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ, Bộ Chính trị nhận
định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả
năng chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng… Kế hoạch
chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy bay B52 được quân và dân ta triển khai
khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết, trong đó, lực lượng nòng cốt là
quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhằm tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó,
trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ
Tổng tham mưu, 5/1966, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức
cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52.
Ngày 17/9/1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu
đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta
luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B52, với phương châm
là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không
- Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường
không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5 6
năm tới. Có thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân
sự Việt Nam. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha
gì về kế hoạch tiến công ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B52. Lúc đầu, tuy còn sơ
lược, nhưng qua chiến đấu thực tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch
được hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ 30 trang
đánh máy mang tên Cách đánh B52” của bộ đội tên lửa.
2.1.2. Chính sách nhân đạo với tù binh Mỹ
Những người lính Mỹ ở nhà ngục Hỏa Lò được hưởng chế độ đãi ngộ đặc
biệt, được chăm lo về cả đời sống vật chất và tinh thần. Binh lính được ăn suất
ăn 1,6 đồng/ngày, có những trường hợp đặc biệt được ăn đến 3,2 đồng/ngày
(trong khi đó cán bộ Việt Nam chỉ được suất ăn 0,68 đồng/ngày). Họ được chơi
thể thao, được đọc sách, tắm nắng, được nghe đài giao lưu văn nghệ. Những phi
công gặp những vết thương khi nhảy dù xuống đều được các bác sĩ giỏi nhất
bệnh viên 103 điều trị. Những ngày lễ của Mỹ như ngày lễ Tạ ơn, Noel, Tết
Dương lịch, trại mời mục sư đến để làm nghi thức tôn giáo cho những người
theo đạo. Phi công còn được viết thư và nhận thư từ gia đình.
Đặc biệt, họ được ta cho đi xem những nơi mà Mỹ đã thả bom vào để họ
hiểu những tội ác của Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam. Willam Conlee, một 7
trung tá điều khiển điện tử B52 đã thừa nhận rằng: “Chúng tôi được đến tận nơi
xem một dãy phố dài, một bệnh viện lớn. Chúng tôi rất ngạc nhiên và rất hổ
thẹn. Chúng tôi đã bị cấp trên lừa. Vâng!!! Đúng là sự lừa dối. Họ bảo là mục
tiêu quân sự nhưng thực ra là vùng đông dân. Bom ném theo bản đồ được đánh
dấu rất kĩ, không thể nhầm lẫn”.

Nhờ vậy, chúng ta đã biết được những tính năng, ưu nhược điểm, đội hình
cơ bản biên đội B52, khu vực tiếp dầu trên không, sở chỉ huy trên không, đường
rút lui của B52, kết hợp với việc mày mò sáng tạo của bộ đội ta, quân ta đã phát
hiện cực kỳ quan trọng là B52 chưa gây nhiễu ở dải sóng 3cm. Qua phát hiện đó
đã giúp chúng ta nắm chắc chiến thắng trong tay. 2.2
. Kế hoạch tác chiến của ta
2.2.1. Tập kích căn cứ B52 của không quân Mỹ
Sân bay Utapao – (1/1972)
Utapao là một sân bay quân sự của Thái Lan được quân đội Mỹ đầu tư thành
một căn cứ không quân chiến lược để sử dụng trong chiến lược quân sự của Mỹ
ở khu vực Đông Nam Á. Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công xác định phải dùng
một lực lượng nhỏ những người lính đặc công đang hoạt động trên đất Thái Lan
thì mới có điều kiện tiếp cận, điều tra nghiên cứu và tấn công mục tiêu.
Trong tháng 10-1971, đồng chí Vũ Công Đài và Bùi Văn Phương (là hai
người sẽ trực tiếp thực hiện trận đánh) đã gặp nhau bàn bạc thống nhất kế hoạch,
nội dung và phương pháp trinh sát sân bay Utapao. Ngày 9/1/1972 hai đồng chí
bắt đầu thâm nhập vào mục tiêu. Kết quả 8 chiếc máy bay B- 52 của Mỹ đã bị phá hủy. Sân bay Udon (10/1972)
Tháng 7-1972, Đoàn A54 cử 23 cán bộ, chiến sĩ lập một trạm chỉ huy nghiên
cứu tình hình, mở hành lang vào khu vực sân bay Udon. Đoàn A54 thực hiện kế
hoạch: vừa trinh sát mục tiêu, vừa đưa đội hình chiến đấu đi theo, trinh sát tới
đâu, hoàn chỉnh phương án chiến đấu đến đó, nếu thời cơ cho phép sẽ tiến hành
đánh ngay. Dựa trên kế hoạch tác chiến đó, từ tháng 9/1972 đến 3/10/1972, với
sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, ta đã phá hủy được 23 máy
bay B-52 của Mỹ, 1 trạm điện, và 1 kho xăng. Sân bay Ubon (10/1972)
Ngày 2/10/1972, một đội hình chiến đấu gồm 27 người của Tiểu đoàn Đặc
công biệt động 1A được thành lập. Tiểu đoàn đến vị trí sân bay, bí mật triển khai
trận địa, đội hình chiến đấu nổ súng theo đúng kế hoạch đã định. 40 quả đạn
mang theo, 5 quả không nổ do ảnh hưởng thời tiết mưa gió ẩm ướt, 35 quả đạn 8
còn lại đã nổ trúng mục tiêu phá hủy đài chỉ huy sân bay, xưởng sửa chữa và
một số thiết bị sân bay.
Hàng chục máy bay B-52 bị phá hủy tại sân bay Utapao, Udon, Ubon chỉ
trong thời gian vài tháng đã khiến cho người Mỹ hoang mang về cách đánh đặc
công của ta. Những trận đánh này đã diễn ra đúng thời điểm, đúng ý định của Bộ
Tư lệnh Binh chủng Đặc công là đánh trúng các mục tiêu quan trọng có ý nghĩa chiến lược.
2.2.2. Vạch nhiễu tìm thù a) Nhiễu tiêu cực
Nhiễu tiêu cực là hàng triệu triệu sợi kim loại màu trắng bạc, cực mỏng, nhẹ
như tơ bung ra từ những quả “bom” do các máy bay F4 đến trước. Mỗi quả bom
này mang 450 bó nhiễu, mỗi bó bung ra hàng triệu sợi kim loại bay lơ lửng
giăng kín bầu trời, tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc chắn ngang mọi cánh sóng rađa của ta.
Giải pháp: chỉ cần các sợi dây lắng xuống ta đã xác định được chính xác
được tọa độ máy bay địch để bắn, ngoài ra những sợi dây kim loại này không
thể hiệu quả trong thời tiết xấu. b) Nhiễu tích cực
Mỹ đã sử dụng rất nhiều phương án với tiêu biểu là 2 phương án sau
Phương án 1 : Mỹ sử dụng máy bay EB-66 – “B52 không mang bom” để
gây nhiễu, máy bay này không bị phụ thuộc vào thời tiết, ngoài ra nó có khả
năng gây nhiễu liên tục với phạm vi cực xa. Địch còn thực hiện gây nhiễu giả
máy bay B52 bằng máy bay F4 hoặc F111 bay thành từng tốp, cũng bay thăng
bằng, tốc độ ổn định ở độ cao khoảng 10km giống như B52. Nhiễu trắng xóa cả
màn hiện sóng, che lấp mọi tín hiệu phản xạ, khiến cho các chiến sĩ ta không thể
nhìn thấy tín hiệu mục tiêu.
Giải pháp: Chúng ta xác định được vị trí đứng gây nhiễu của máy bay EB-
66 để đặt trận địa pháo phòng không đánh chặn, vì vậy chúng ta đã kết hợp cùng
với máy bay MIG-21 đi tấn công, với sự cơ động của MIG-21 những chiếc EB-
66 bị tiêu diệt ngày càng nhiều khiến Mỹ buộc phải kéo dãn đội hình của mình.
Bên cạnh đó, tổ cán bộ nghiên cứu đã đề xuất một công trình cải tiến kỹ thuật là
bộ khí tài mang ký hiệu KX. Tháng 1-1972, bộ khí tài đưa ra ứng dụng, đã thu
được kết quả tốt và được đánh giá là đủ khả năng chỉ ra chính xác mục tiêu, giúp
đài điều khiển tên lửa phát hiện máy bay B52 để tiêu diệt.
Phương án 2 : Mỹ đã triển khai 1 loại tên lửa mang tên Shrike, tên lửa tự
động và hoạt động theo nguyên tắc phát hiện bức xạ sóng điện từ và sẽ lao thẳng
vào trận địa phòng không của ta, sau đó Mỹ đã nâng cấp Shrike 2 với khả năng 9
nhớ vị trí mục tiêu gây ra rất nhiều thiệt hại cho quân ta. Sau khi nguyên cứu kỹ
về loại tên lửa này chúng ta đã có được cách đánh được loại tên lửa này.
Giải pháp: Tên lửa V-750 với tốc độ bay nhanh hơn Shrike, tên lửa của ta
sẽ gặp mục tiêu trước và sau đó sẽ ngắt ra-đa và quay đài ăng-ten đi là xong.
Tuy nhiên những chiến sĩ điều khiển ra-đa chỉ có vài giây để quyết định có nên
điều khiển tiếp tên lửa để đánh trúng mục tiêu hay là tắt ra-đa để Shrike không
bắn trúng. Vậy nên nhờ tinh thần quả cảm của các chiến sỹ mà khả năng bắn
trúng của Shrike từ 100% xuống còn 50%.
Đối với tên lửa Shirke 2 là thay vì bật ra-đa liên tục ngày đêm thì ta chỉ bật
vào những lúc quan trọng, bằng những đài quan sát địch được bố trí cách chúng
ta hàng trăm km để phát hiện máy bay địch, cứ khi nào máy bay địch bay qua 1
cứ điểm ta lại liên lạc với các cứ điểm khác vừa liên lạc vừa ước chừng khi nào
máy bay bay đến để bật ra-đa lên đánh, qua đó hạn chế được nhiều khả năng của
Shrike 2. Ngoài ra chúng ta còn thay đổi tần số ra-đa liên tục để tên lửa địch
không được xác định được mục tiêu và từ đó Shrike 2 đã bị vô hiệu hóa.
2.2.3. Bố trí lực lượng
Mặc dù, nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” vừa bảo đảm an
toàn cho vũ khí, khí tài, vừa tập trung được hỏa lực đánh địch nhưng chúng ta
không thể tập trung được hỏa lực ở mọi thời điểm, nhất là khi cơ động chuyển
hóa thế trận Thay vào đó ta sử dụng .
nguyên tắc “hỏa khí tập trung, hỏa lực tập
trung” nhằm tăng mật độ hỏa lực chồng, nâng cao hiệu suất diệt B-52.
Theo đó, 2 cụm tên lửa được hình thành:
Cụm 1, bảo vệ Hà Nội, gồm 3 trung đoàn tên lửa (257, 261, 274) của Sư
đoàn 361. Trung đoàn 261 bảo vệ hướng chủ yếu là Tây Bắc, đường bay chủ
yếu từ Tam Đảo xuống và ngã ba Sông ở Việt Trì vào; đồng thời, sử dụng một
bộ phận đánh địch từ hướng Đông Bắc xuống. Trung đoàn 257 bảo vệ hướng
chủ yếu là Tây và Tây Nam, đường bay chủ yếu từ Tu Vũ, Ba Vì và từ Đồi Bù
Viên Nam (Hòa Bình) vào. Cùng với đó, sử dụng một bộ phận đánh địch ở hướng Nam, Đông Nam.
Cụm 2, bảo vệ Hải Phòng, gồm 2 trung đoàn tên lửa (238, 285) của Sư đoàn
363. Lực lượng này còn sẵn sàng cơ động một số tiểu đoàn tên lửa (71, 72 của
Trung đoàn 285) chi viện cho cụm bảo vệ Hà Nội.
Như vậy, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sự linh hoạt trong kế sách, ta đã tạo
nên một chiếc bàn đạp lớn cho thế trận sắp tới. Đây cũng chính là lí do quân ta
hoàn toàn không bị bất ngờ và bối rối trước sự tấn công của địch, mọi thứ đều đã
được chuẩn bị và sắp xếp, chỉ còn bước cuối cùng là đối đầu với đế quốc Mỹ
trên bầu trời Bắc Việt. 10 III. DIỄN BIẾN
Ngày 18/12/1972, nhiều tốp máy bay B.52 liên tiếp dội bom xuống các khu
vực: sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm… Cuộc chiến đấu ác liệt
của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội đã mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử.
Ngày và đêm 19/12/1972, ta tiêu diệt 1 máy bay F.4. Cùng thời gian, Tiểu
đoàn 77 (Trung đoàn tên lửa 257) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B.52.
Ngày 20/12/1972, từ 19 giờ, địch huy động 78 lượt B.52 và hơn 100 lượt
máy bay cường kích các loại đánh phá vào Hà Nội. Trong đêm 20 rạng ngày
21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B.52.
Đến ngày 21/12: số lượt B-52 tấn công Hà Nội đã giảm sút nhiều.
Kể từ đêm 22/12, tần suất, cường độ tấn công B-52 và máy bay chiến thuật
của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. Ta bắn rơi tại chỗ 3 máy bay B-52
Từ 21 - 22/12: bắn rơi 1 chiếc máy bay F11 “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ.
Ngày 23/12/1972: Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật; ban đêm 33
chiếc B-52, 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F11; hướng biển, có 7
máy bay chiến thuật. Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B-52, 1 F4, 1A7.
Ngày 24/12, quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy
bay ( trong đó có 1 chiếc B-52, 2 chiếc F4 và 2 chiếc A7).
Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm
ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút
kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.
Ngày 25/12/1972, lúc 0 giờ không quân địch ngừng ném bom miền Bắc.
Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị
quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1 và phổ biến tình hình
nhiệm vụ giai đoạn tới.
Ngày 26/12: Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng.
Sáng ngày 27/12: địch cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt
đánh phá dữ dội. Trong ngày và đêm 27/12, quân và dân ta bắn rơi 14 máy bay
(5 chiếc B.52, 5 chiếc F.4, 2 chiếc A.7, 1 chiếc A.6 và 1 HH53).
Ngày 28/12/1972, địch huy động 131 lượt máy bay chiến thuật. Ta bắn rơi 3
máy bay trong đó có 2 chiếc B.52, 1 chiếc RA.5C.
Ngày 29/12/1972, địch sử dụng 36 máy bay chiến thuật. Tiểu đoàn tên lửa
79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi 1 máy bay B.52, 1 máy bay F.4. 11
Ngày 30/12/1972, 7 giờ sáng, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom
từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị mở lại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.
Ngày 27/01/1973: Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Việt Nam được kí kết.
IV. TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH 1. Đối với Mỹ
Tổn thất về máy bay: tỷ lệ tổn thất về máy bay của Mỹ chỉ tính riêng B-52
đã lên tới 17,6% (34/193 chiếc). Toàn chiến dịch có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn
rơi,( trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 chiếc F-111). Riêng ở Thủ đô Hà Nội, ta
bắn rơi 30 máy bay (trong đó có 23 B-52 và 2 F-111).
Tổn thất về nhân lực: Chỉ hơn 10 ngày, không quân Hoa Kỳ đã mất hàng
trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã bay hàng ngàn giờ, cùng
với 43 giặc lái (trong đó có 33 phi công lái máy bay chiến lược B-52)
2. Đối với Việt Nam
Tổn thất: Giết hại 4.025 người, làm bị thương 3.327 dân thường, phá hủy
hoàn toàn 5.480 ngôi nhà, san bằng 24 trường học, 5 bệnh viện, nhiều rạp hát,
chùa chiền, di tích lịch sử...
Tuy nhiên, ta đã giành thắng lợi trước một nước đế quốc sừng sỏ, bắn rơi
được loại pháo đài bay có sức sát thương vô cùng lớn, đưa Mỹ lên bàn đàm phán
dựa trên những điều khoản có lợi cho ta. Chiến dịch đã hoàn toàn thắng lợi.
V. 50 NĂM NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT 1. Mốc son chói lọi
1.1. Giá trị lịch sử 1.1.1. Đối với dân tộc
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ
đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn
độc lập tự do” của Bác Hồ.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của sức mạnh chính
trị, tinh thần của toàn dân tộc Việt Nam, là thắng lợi của đường lối đấu tranh
nhân dân, của “thế trận phòng không nhân dân”, của trí thông minh và lòng
dũng cảm của dân tộc ta.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của nghệ thuật lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, phòng tránh, đánh trả cuộc tập
kích đường không của đế quốc Mỹ. 12
Từ đó, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.
1.1.2. Chiến thắng mang ý nghĩa thời đại.
Đây là chiến thắng của chế độ xã hội chủ nghĩa, là đòn đánh lịch sử, mở
đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới; góp phần làm tăng thêm sức
mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế
quốc; đem lại lòng tin cho nhân loại tiến bộ trên trái đất đang đấu tranh vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến thắng đã chứng minh sức sống của học thuyết Mác - Lê nin về chiến
tranh cách mạng trong thời đại ngày nay và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam.
1.2. Bài học kinh nghiệm
1. Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chỉ thị, mệnh lệnh của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng
“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
2. “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp
4. Bố trí, sử dụng các lực lượng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tất cả các lực
lượng, các loại vũ khí trang bị hiện có tạo thành lưới lửa phòng không nhiều
tầng, nhiều lớp, đánh địch ở mọi độ cao, mọi hướng.
5. Phát huy nhân tố chính trị tinh thần, tăng cường sức mạnh, ý chí chiến
đấu, dám đánh, quyết đánh và quyết đánh thắng của quân và dân ta
2. Trách nhiệm của sinh viên
50 năm đã qua đi kể từ ngày bầu trời Hà Nội không còn mưa bom đạn, nhân
dân ta vẫn một lòng tự hào và biết ơn sâu sắc mỗi khi nhắc lại chiến thắng “Điện
Biên Phủ trên không” – trang sử vàng chói lọi của nghệ thuật quân sự phòng
không không quân. Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử, UBND
Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về tổ chức các
hoạt động kỷ niệm với mục đích tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang về chiến thắng “Hà Nội -
Điện Biên Phủ trên không”.
Bên cạnh các hoạt động kỉ niệm lớn, UBND thành phố còn có kế hoạch tổ
chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” trong đối tượng học sinh, sinh viên, đội viên, đoàn viên, thanh
niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, việc tham gia tham quan
các bảo tàng lịch sử, các di tích của chiến thắng cũng là một cách thú vị để 13
tưởng nhớ đến chiến công oanh liệt, như Bảo tàng chiến thắng B52, Bảo tàng
phòng không-không quân, Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên và các di tích cách
mạng kháng chiến khác có liên quan. Đây là cơ hội để thế hệ trẻ chúng ta có thể
học hỏi và có thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc, để tầm vóc của chiến dịch không
chỉ dừng lại ở con số 50 năm đã qua mà còn trường tồn mãi mãi về sau. 14 KẾT LUẬN
“Dân ta phải biết sử ta”. Nắm giữ được lịch sử dân tộc là nắm giữ được
xương sống của quốc gia. Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, dũng cảm trong
chiến đấu, linh hoạt trong kế sách tác chiến,...- những bài học để lại sẽ là kim chỉ
nan dẫn đường cho một quốc gia hùng mạnh, củng cố nền độc lập dân tộc, đưa
đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh, tiến bộ, công bằng, văn minh. 15 16