Nạn đói Ất Dậu 1945 | Tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nạn đói Ất Dậu 1945 | Tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Đề tài: Nạn đói Ất Dậu 1945
A.MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta vẫn
không thể quên những đâu thương, mất mát của dân tộc mình. Những người đang
sống hạnh phúc hôm nay, ai cũng nhớ đến nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất sau lịch
sử dân tộc Việt Nam với hơn hai triệu đồng bào đã chết, trong sự đày đoạ của cái
đói. Năm đó, 1945, cũng là năm ất dậu cũng là một vòng quay cách đây tròn 1
vòng quay 78 năm của vũ trụ. Ngoại trừ một “ nghĩa trang người chết đói” năm
khuất đâu đó giữa các ngõ Hà Nội, ngoại trừ các bài báo và các dịp kỷ niệm ,ngoại
trừ những bức ảnh của cụ Võ An Ninh, hình như số phận bi thương của hàng triệu
con người đã bị ta bỏ quên. Hiện nay đất nước đã đọc lập tự do và hạnh phúc, các
bạn trẻ luôn sống trong cơm no áo ấm mà “ vô tình” quên lãng đi nỗi đau mà
không thể bù đắp đó. Bởi vậy nhóm em làm về nạn đói năm 1945. Bài học bi
thương đó cần được mọi người ghi nhớ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.Mục đích:
Để hiểu thêm về nguyên nhân và diễn biến cũng như những hậu quả mà nạn đói đã
mang lại. Qua đó giúp chúng ta hiểu hơn và trân trọng những gì mình đang có,
đồng thời tưởng nhớ những con người phải gánh chịu nỗi đau “ dân tộc” ấy.
2.2 Nhiệm vụ:
Làm rõ được nạn đói năm 1945, chính sách và những biện pháp khắc phục lúc bấy
giờ.
3.Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân dẫn đến nạn đói năm 1945, tập chung phân
tích và thống kê những tổn thất về người cũng như của mà thực trạng thảm cảnh
nạn đói năm 1945 gây ra. Bên cạch đó cũng tìm hiểu về những chính sách, biện
pháp của Đảng chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra một cách hết sức đúng
đắn và sáng suốt thể hiện tầm nhìn xa trong rộng hết sức chiến lược giải quyết tình
hình nạn đói năm ấy, để đưa ra đất nước cũng như đời sống nhân dân ra khỏi tình
cảnh khó khăn, hết sức đen tối bấy giờ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp logic
3.3.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: sự kiện nạn đói và những giải pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chỉ Minh đề ra nhằm giải quyết tình hình đói kém của nhân dân ta
+ Về thời gian nghiên cứu: sự kiện nạn đói diễn ra từ cuối năm 1944 đến giữa năm
1945.
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Lên án dã tâm và sự tàn ác của bọn giặc cướp nước. Bên cạnh đó cũng là tấm
gương về lòng yêu dân tộc yêu giống nòi, biết được tinh thần quật khởi kiên trung,
bất khuất của dân tộc, thắp sáng ngọn lửa đoàn kết, yêu nước, không trùng bước
trước khó khăn và run sợ trước kẻ thù. Từ đó cho cá nhân nói riêng và cả đất nước
Việt Nam nói chung, biết rằng dân tộc ta đã từng gánh chịu một thảm cảnh đau
thương như thế nhưng vẫn hiên ngang không lùi bước trước khó khăn, gian khổ
thậm chí là cả cái chết. Bên cạnh đó cũng biết được sự tài tình của những vì sao
sáng trong cơ quan lãnh đạo đất nước ta, nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B.NỘI DUNG:
1.Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giớ ivà Việt Nam
không tránh khỏi tác động của cuộc chiến này. Tháng 9 năm 1939 Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ. Ở châu âu, năm 1940 phát xít Đức kéo vào nước Pháp.Chính
phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.Ở Viễn Đông, quân Nhật đẩy mạnh xâm lượt
Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt – Trung.
- Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách
mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát
xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9-1940) , rồi mở cửa cho chúng vào Đông
Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông
Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23-7-1941, tại Hà
Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật – Hiệp ước
phòng thủ chung Đông Dương.
- Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ
đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành
chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc
quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ
để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các
loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến
năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.
- Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối
cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một
phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra
nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta,
chủ yếu là nông dân ở miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945.
=> Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta
bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
2.Nguyên nhân:
2.1 Nguyên nhân trực tiếp:
- Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính
sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường
lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh
tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt
và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được
hưởng lợi. Hậu quả là trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn
chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác
Khi Chiến tranh thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản
bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam
Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và
Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt
Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh
giành quyền kiểm soát kinh tế.
2.2. Nguyên nhân gián tiếp :
- Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng nên
bị quân Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các
tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao
thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì
đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường
thiên lý bắc nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã
gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng
không giao thương được.
- Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đầu
giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm
1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng.
Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải
cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945
Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ
chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó
thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhậtđược khiến
chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải
bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi
nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc.
- Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu
khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương
Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở
sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc
bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được
trả 25 đồng. Bản thân lực lượng quânn quản Nhật cũng thi hành chính
sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản
xuất quân trang, quân phục.
- Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm
1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã. Việc tiếp
vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói
từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim
làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy động việc cứu
đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần
nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm
được hậu quả ghê gớm của nạn đói.
1.3. Nguyên nhân tự nhiên
- Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài
Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng
miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đôngxuân từ
năm1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra
làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt
thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra
những yếu tố tai ác chồng chất giữa bố cảnh chiến tranh thế giới.
2.Hậu quả:
* Nạn đói Ất Dậu năm 1945 đã từng được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong
lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. Mặc dù đã
70 năm trôi qua, nhưng những nỗi đau từ sự hủy diệt đó vẫn còn là một cơn ác
mộng, nỗi nhức nhối khó quên trong kí ức của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cuộc
bùng nổ đó cũng đã để lại cho đất nước ta những hậu quả vô cùng khốc liệt và
thảm hại nặng nề.
Tuy nhiên, lại không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói
này, một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị
chết đói tại miền bắc Việt Nam
- Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra,
trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông nhất như Thái Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Nặng nhất là tỉnh Thái Bình, đây là nơi diễn ra
nạn đói trầm trọng và có số người chết đói lớn nhất nước ta.
- Để chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân đã ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ
cây, giết cả trâu bò, chó mèo của mình .Khi không còn gì để ăn thì họ ngồi chờ
chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi.
- Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3 năm 1945, người dân đã lũ lượt bỏ làng chạy
đói đến các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường và ly tán khắp
nơi để kiếm ăn. Nhiều gia đình chết hết không còn một ai, có dòng họ chỉ còn một
vài người sống sót, đến khi chết cũng trở thành những cái xác vô danh.
- Nhiều nhân chứng sống sót còn kể lại rằng họ gặp rất nhiều cảnh thương tâm khi
người mẹ đã chết đói nhưng con nhỏ vẫn cố tìm hơi ấm và sữa từ ngực của người
mẹ để uống. Có những đứa trẻ còn thoi thóp đã bị vứt lên xe bò chở xác cùng với
người mẹ đã chết để đem hất ra bãi tha ma.
- Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam đã ước
đoán dân số chết đói của Việt Nam ta là từ 1-2 triệu người.
- Nhiều làng xã chết 50-80% dân số. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái
Bình) lúc bấy giờ có hơn 1.000 người thì chết vì đói hết 956 người. Chỉ trong 5
tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số của
tỉnh. Bên cạnh đó, tại phủ Nghĩa Hưng ( Nam Định ) mỗi ngày cũng chết 400
người; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết; trong 6.161 hộ
thì có 1.571 hộ chết không còn người nào.
-Số liệu thống kê trong cuốn “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích
lịch sử của GS Văn Tạo” cũng đã cho biết “Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn
ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là
cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ số người chết đói ở Thái Bình cùng với
Nam Định là hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000 người và Hà Nam là 50.000
người.
=> Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng
Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực.
=> Hậu quả của nạn đói đã để lại cho cả đồng bào Việt Nam một di chứng nặng nề.
Dòng họ của mọi quần chúng nhân dân bị suy kiệt, một thế hệ trẻ em không thể
trưởng thành, những giá trị văn hóa vô hình và hữu hình bị tàn phá, và cả những
ảnh hưởng lâu dài khó thể thay đổi về tâm lý của người Việt Nam ta.
3.Hành động của Đảng:
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra
đời đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn và thử thách:nền kinh tế xác xơ,tiêu
điều;bộ máy chính quyền mới còn non trẻ,yếu kém,luôn bị các thế lực nội phản
trong nước chống phá;Nhật-Pháp vơ vét xác xơ,chiến tranh tàn phá; các hủ tục lạc
hậu, thói hư tật xấu chưa được khắc phục.Nhưng có lẽ nạn đói cuối năm 1944,đầu
năm 1495 là điều kinh hoàng nhất đối với nước nhà lúc bấy giờ.Hơn hai triệu đồng
bào chết đói (chiếm khoảng một phần mười dân số cả nước khi ấy, nếu chỉ tính ở
miền bắc thì số người chết chiếm khoảng một phần sáu dân số); công nghiệp-
thương nghiệp đình đốn.Những con số biết nói đó đã làm cho chúng ta thấy rằng
nạn đói đã cướp đi rất nhiều thứ,mà có lẽ,sinh mạng là thứ mà quý giá hơn cả và
chúng ta thực sự không muốn sự mất mát đó xảy ra.Trước tình cảnh “ ngàn cân
treo sợi tóc” đó,Đảng cùng với nhà nước ta,mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
đã có những hành động nhằm đẩy lùi nạn đói:
Thứ nhất,thi hành những biện pháp hành chính nhằm cứu đói nhân dân.
-Mở đầu chiến dịch cứu đói, Đảng và nhà nước ta cho phép vận chuyển thóc gạo,
nghiêm cấm những hành vi đầu cơ, tích trữ thóc gạo, cấm dùng gạo vào những
công việc không cần thiết như nấu rượu, làm bánh;cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu;
thành lập một tổ chức chuyên lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc.
-2/11/1945 Bộ trưởng Bộ Cứu tế thành lập Hội cứu đói có cơ sở tận các làng.
-Tiếp theo, ngày 28-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký Sắc lệnh số 67 cho thiết
lập “Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế” của Chính phủ. Uỷ ban này được phép toàn
quyền hành động để thực hiện công cuộc cứu tế và tiếp tế trên toàn quốc.
=>Những biện pháp trên mang lại hiểu quả thiết thực trong việc vận chuyển thóc
gạo và giảm bớt sự lãng phí thóc gạo trong nhân dân.Trong 3 tháng cuối năm 1945
chúng ta đã vận chuyển được hơn 700 tấn gạo từ các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ ra
cứu đói ở Bắc Bộ. Nhiều làng ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã tự nguyện bỏ
hủ tục tiệc tùng lãng phí để tiết kiệm lương thực. Các làng Cốm ở vùng Hoài Đức
(Hà Đông), Dịch Vọng (Từ Liêm, Hà Nội) cũng ngừng hoạt động để đỡ lãng phí
thóc gạo nhằm giúp đỡ dân nghèo.
Thứ hai, khơi dậy truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết, tương thân, tương
ái,”nhường cơm sẻ áo” của toàn thể dân tộc.
- 28/9/1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” đăng
trên Tờ Cứu quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay,
ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng
thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói
khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và
tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem
gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có
bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng
đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị
nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”. (1)
-Dân ta từ lâu đã có tinh thần “ lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách
nhiều”,chính vì thế,khi nghe được bài kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào
cả nước đã có những hành động hết sức ý nghĩa và đáng được trân trọng:
+ Ở Hà Nội, Nam Định và các địa phương khác xuất hiện các xe bò “Bác ái” đi lạc
quyên khắp phố, phường
+Nhân dân thành phố, tỉnh, huyện... nhận kết nghĩa đỡ đần nhau.
+ Nhân dân Hưng Yên giúp đỡ nhân dân Thái Bình.
+ Đồng bào Đà Nẵng cấp tốc đưa các chuyến tàu gạo ra Hà Nội.
+ Các địa phương bỏ hẳn tệ nạn nhậu nhẹt, rượu chè, cờ bạc…
+ Công tác vận động các nhà tư sản, địa chủ bỏ tiền của, thóc gạo ra sức cứu đói
cũng thu được kết quả tốt. Rất nhiều địa chủ đã nhiệt tình, hăng hái đóng góp. Có
hộ tự nguyện góp tới 50 tấn thóc. Lại có hộ góp trên 600 mẫu ruộng.
+ Những đêm biểu diễn văn hoá nghệ thuật ra đời nhằm lạc quyên tiền gạo của các
nhà hảo tâm, để cứu đói được tổ chức ở nhiều nơi.
-Bên cạnh đó, 11/10/1945, Bác Hồ đã góp bát gạo đầu tiên rồi dự lễ xuất phát của
“Đoàn quân tiễu trừ giặc đói” tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phong trào đã được đông
đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực.
=>Phong trào”nhường cơm sẻ áo” ngày càng trở nên rộng lớn và sôi nổi, thu hút
nhiều thành phần xã hội tham gia:từ người già,đến những người địa chủ tri
thức,hay kể cả các đảng phái,tôn giáo.Tất cả cùng đồng lòng,trái tim cùng đập
chung một nhịp,cùng hướng về một mục đích cao cả và duy nhất đó chính là diệt
“giặc đói,đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào cả nước.
Thứ ba,phát động phong trào tăng gia sản xuất
- “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu
hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc
lập”.Câu khẩu hiệu của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy,làm khát khao lao động
của người dân được đẩy lên cao trào.Dần dần các phong trào tăng gia sản xuất
ngày càng phát triển mạnh mẽ:
+Đầu tiên phải kể đến phong trào khai hoang”tấc đất tấc vàng”; phong trào”không
một tấc đất bỏ hoang” đã được phát động trên toàn quốc
+ Bộ Kinh tế ra Thông tư cho Uỷ ban nhân dân các cấp về phương pháp khẩn cấp
chấn hưng nông nghiệp.(2)
+ Bộ Kinh tế quốc dân ra quy định việc kê khai số ruộng đất vắng chủ, số ruộng
công và ruộng tư không làm hết, tạm cấp cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu
ruộng.
+ Chính phủ cho nhân dân vay thóc,vay tiền,cử cán bộ thú y về nông thôn chống
bệnh cho gia súc, gia cầm; khuyến khích những người có sẵn vốn cho dân nghèo
vay, khuyến khích dân khai khẩn đất hoang, củng cố lại những quãng đê bị vỡ, đắp
thêm đê mới để phòng lũ lụt...
+ Đồng bào cả nước đã sáng tạo và cùng nhau tìm cách khắc phục khủng hoảng
thực phẩm bằng cách tự sản xuất thực phẩm trên nhiều nông trại và vùng sản xuất.
Họ đã làm việc chăm chỉ để tự cung cấp thực phẩm cho gia đình và cộng đồng.
=>Sự nỗ lực của Đảng và nhà nước,đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh,phong trào
tăng gia sản xuất đã đạt được kết quả to lớn.Nền nông nghiệp nhanh chóng phục
hồi một cách đáng kể và có bước phát triển hơn trước.
=>Nạn đói được đẩy lùi,đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước,đặc biệt là
nhân dân lao động.
4.Bài học tuyên truyền:
Nạn đói năm 1945 thật sự là một sự hủy diệt đối với con dân Việt Nam. Để nói về
tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp-Đức, thì:
“Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh”
-Hồ Chí Minh-
Dù đã gần 80 năm trôi qua nhưng nỗi kinh hoàng ấy vẫn ám ảnh trong tiềm thức
người Việt không thể nào nguôi ngoai. Biết bao nhiêu bóng người nằm vật vờ khắp
mọi ngỏ ngách, hàng ngàn người xin ăn, xác người nằm la liệt không thể nào đếm
xuể,…
Với tình hình đó Đảng ta đã quyết định đứng lên chủ trương các chính sách đẩy lùi
nạn đói. Hàng trăm kho thóc được phá, hàng nghìn tấn thóc được chia cho dân
nghèo; phát động “ ngày đồng tâm” lập “ hủ gạo cứu đói” dân nghèo; tăng gia sản
xuất,.... Bởi vậy, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, nhân dân Việt Nam đều ủng hộ,
cùng nhau đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
Từ hoạt động cứu đói năm Ất Dậu năm 1945, chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài
học bổ ích như:
Tinh thần yêu nước: Để đấu tranh chống lại kẻ thù, trước nhất chúng ta phải
có lòng yêu nước sâu sắc nó như ngọn lửa làm bùng lên tinh thần yêu nước của
nhân dân, quyết tâm giành lại lãnh thổ. Nó là chìa khóa vạn năng giúp cho đất
nước ta ngày càng đi lên.
Tinh thần tương thân tương ái : Trong hoàn cảnh đó, hầu hết phần lớn người
dân Việt Nam đều đói tuy vậy mọi người đều chung tay hưởng ứng phong trào “
hủ hạo cứu đói” cùng với Bác. Cùng nhau góp gạo để giúp đỡ những người đói
khổ hơn mình dù chỉ là một nắm gạo nhỏ. Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Sự đoàn kết sẽ giúp chúng ta có được
nhiều sức mạnh hơn về mọi mặt, cùng nhau chống llaij kẻ thù xâm chiếm đất nước.
Tinh thần bất khuất: Trong hoàn cảnh khó khăn như thế chúng còn có thể
đứng dậy đấu tranh giành chiến thắng mang lại sự độc lập tự do cho quê hương thì
chỉ cần hiện tại và tương lai chúng ta nỗ lực không ngừng, dám đối đầu với khó
khăn thì chắc chắn ta sẽ hái được quả ngọt xứng đáng với công sức ta bỏ ra.
Sự tin tưởng, đồng hành giữa Đảng và dân: Đây là một trong những vai trò
quan trọng góp phận làm nên thành công trong các hoạt động. Đảng và người dân
phải có sự tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau chung tay thực hiện thì mới có thể
hoàn thành công việc đấu tranh chóng cái dốt, cái đói và lũ ngoại xâm. Nếu không
có sự tin tưởng thì nội bộ sẽ sinh ra nhiều vấn đề và không thể nào đánh bại kẻ thù.
Tính tiết kiệm: Hạt gạo được nhân dân ta ví như hạt ngọc trời, bởi nó được
sinh ra từ mồ hôi, nước mắt của những người nông dân cùng với đó nó được gọi
như vậy là vì khi nạn đói hoàng hoành việc có gạo ăn là điều hết sức viễn vông. Dù
vậy bấy giờ rất nhiều người không biết trân quý hạt ngọc trời, họ thản nhiên vứt đi
lượng lớn thức ăn dù ngoài kia rất nhiều người thiếu thốn. Vì vậy ta nên học cách
quý trọng đồ ăn.
Sự thận trọng: Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta đều phải tính toán kỹ
càng đặc biệt là trong hoàn cảnh “ ngàn cân treo sợi tóc”. Sự thận trọng sẽ giúp cho
bạn được mọi người tin tưởng hơn và sẽ tránh những sai sót nhỏ nhất trong cuộc
sống.
Cách mạng tháng 8 đã diễn ra hơn 70 năm, nhưng tinh thần cách mạng của nhân
dân Việt Nam vẫn còn le lói trong tim mỗi người. nó như là ngọn đuốc dẫn dường,
soi sáng để phát triển đất nước. Vì quê hương nhân dân Việt Nam có thể làm bất cứ
gì để bảo vệ lãnh thổ. Tinh thân yêu nước, bất khuất dù bao năm trôi đi chăng nữa
thì nó vẫn tồn tại trong nhân dan Việt Nam.
5.Liên hệ thực tiễn:
Dân tộc Việt Nam ta đã phải gồng mình lên để đối mặt, vượt qua và thoát khỏi
những tình huống oái ăm, khó khăn chồng chất khó khăn tưởng chừng đã phải ngã
gục, nói cách khác, hai chữ “phi thường” đã đồng hành bên cạnh dân tộc Việt qua
bao năm tháng. Để có thể thoát khỏi hố đao biển lửa, không thể không nói đến
công lao của Đảng và cách mạng ta, nhờ có Đảng, có Việt Minh đã đưa ra những
mục tiêu, đường lối, chính sách đúng đắn cùng với sự đồng lòng, đoàn kết, tin
tưởng của nhân dân mới có thể vượt qua khó khăn này đến khó khăn khác.
Con số biết nói trong nạn đói 1945 ở thời chiến đã để lại những nỗi đau không
thành lời trong lòng dân tộc. Song thời bình hiện nay, Việt Nam ta đã phải đối mặt
với “cuộc chiến lịch sử” đại dịch Covid – 19, và vượt qua nó nhờ những chính sách
đúng đắn của Chính Phủ cùng sự tin tưởng, đồng lòng, chấp hành của nhân dân.
COVID - 19 là một căn bệnh corona 2019, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở
người được gây ra bởi một chủng virus corona, phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán,
Trung Quốc. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây
lan sang người. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường
hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong
Tại Việt Nam, ngày 23/01/2020, hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện,
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh là hai cha con người Trung
Quốc. Kể từ đó đến nay, Việt Nam trải qua bốn lần bùng phát dịch COVID-19. Đợt
dịch thứ tư đã âm ỉ và lây lan rộng trong cộng đồng, tại các trại cai nghiện, cơ sở
tôn giáo, khu nhà trọ của công nhân nơi tập trung đông người, rất khó truy vết,
khoanh vùng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.707 ca COVID-19, đứng thứ 13/231
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam
đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có
117.466 ca nhiễm). Tính đến ngày 01/10/2023, tổng số ca được điều trị khỏi là
10.640.815 ca, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là
43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ
26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp
thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu
Á (xếp thứ 5 ASEAN). (4)
Chính sách xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam xác định việc chống dịch như
chống giặc. tinh thần chủ động, sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể địa phương. Phương châm là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng
dập dịch và điều trị tích cực. Mô hình điều trị tháp ba tầng được duy trì thay thế
cho tháp năm tầng được áp dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh và thống nhất trên cả
nước. (5)
Chỉnh phủ đã huy động mọi nguồn viện trợ, nhập khẩu thông qua cơ chế song
phương hoặc thông qua Covax để Việt Nam có được vaccine sớm nhất, nhiều nhất.
Đến ngày 31/8/2021, tổng số liều vaccine các loại đã về đến Việt Nam là 27.3 triệu
liều. Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ đã quy định vaccine
được tiêm miễn phí cho mọi đối tượng. Trong đó, ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu
chống dịch, đối tượng dễ bị tổn thương nếu nhiễm bệnh như người mắc các bệnh
mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo…; ưu tiên cho vùng có dịch. Tính đến
30/8/2021, cả nước đã tiêm được hơn 17 triệu. Nghị quyết 21/NQ-CP và thực tiễn
triển khai tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc cho thấy quyền tiếp cận vaccine của
người dân được bảo đảm công bằng, minh bạch. (6)
Ban Chỉ đạo phòng, chống các cấp luôn túc trực chỉ đạo, thực hiện liên tục 24/24.
Tất cả các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đồng bộ, quyết
tâm, hành động quyết liệt vì mục tiêu bảo vệ tính mạng. Lực lượng tuyến đầu là
các y bác sĩ và các tình nguyện viên, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ từ các cán bộ, chiến sĩ
Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ,... luôn có mặt để tiến hành, hướng dẫn, động
viên nhân dân “chống dịch như chống giặc”
Ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NĐ-CP, “về một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19” với tổng số tiền hỗ trợ lên đến 26.000 tỉ đồng. Các gói hỗ trợ này
đã nhanh chóng đến tận tay người lao động, người yếu thế trong xã hội, giúp họ
vượt qua khó khăn trong dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, hàng trăm nghìn túi hàng an sinh, gói thực phẩm cứu trợ
được trao trực tiếp đến từng hộ gia đình; hàng chục nghìn tỉ đồng mà doanh
nghiệp, người dân cả nước quyên góp đã được chuyển đến đúng người, đúng nơi
(7)
Trong thời điểm các nước ban bố lệnh phong tỏa, yêu cầu giãn cách xã hội, khó
khăn muôn vàn nhưng Chính Phủ đã chủ động liên hệ công dân Việt Nam ở nước
ngoài, sắp xếp và tổ chức hàng trăm chuyến bay trợ giúp kiều bào rời khỏi vùng
dịch về nước an toàn. Trong nước, các tỉnh hỗ trợ người dân về quê tránh dịch,
hình ảnh đi đầu là các lực lượng cảnh sát, theo sau là hàng trăm, hàng ngàn bà con
đi xe máy nối đuôi nhau cùng về quê chống dịch, thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ
nhau của đồng bào dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và “phục vụ” dân từ
xưa đến nay, từ thời chiến đến thời bình. Song trong hơn 70 năm kể từ nạn đói kinh
hoàng và ám ảnh ấy, thời nay đồng bào ta cũng đã trải qua không ít sóng gió dưới
sự che chở của Đảng. Tuy gần một thế kỉ đã qua đi, nhưng nỗi đau về sự mất mát,
ra đi của đồng bào trong cả nạn đói, cả đại dịch đều in hằn trong tâm trí người dân
Việt Nam. Qua đó cũng thể hiện vai trò, công lao to lớn của Đảng và Nhà nước
trong tình hình chống dịch, cũng như tinh thần đoàn kết, một lòng của nhân dân
cùng sự tin tưởng của dân đối với Đảng và Nhà nước, Việt Nam ta lại một lần nữa
thoát khỏi “cửa tử” trong tay thần chết.
C.KẾT LUẬN:
Nhắc về nạn đói 1945 là nhắc về số phận đồng bào dân tộc Việt Nam bị chà đạp, áp
bức, bòn rút đến sức cùng lực kiệt, sống một cách dằn vặt, đau đớn bởi sự tàn ác
của thế lực thù địch. Nhờ có công lao của Việt Minh, của cách mạng, của cả dân
tộc, Việt Nam ta phi thường vượt qua cái đói, chiến thắng kẻ thù. Qua đi gần một
thế kỉ nhưng nỗi xót xa, ám ảnh khi nhắc về nạn đói vẫn tồn tại mãi. Sau gần 80
năm, nước ta lại một lần nữa đứng dưới lằn ranh sinh tử khi đối diện với đại dịch
Covid - 19, cũng nhờ vào sự lãnh đạo, tham gia quyết liệt của Đảng và Nhà nước,
cùng sự tin tưởng và ý thức chống dịch của người dân, Việt Nam ta lại vượt qua đại
dịch. Song tuy hai thời khác nhau, nhưng tinh thần đoàn kết dân tộc một lòng của
đồng bào ta vẫn vang dội và hùng hồn như thuở đầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Báo QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:Tác giả NGUYỄN HỮU
ĐẠO,ngày viết 15/12/2006
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/day-lui-nan-doi-
chuan-bi-khang-chien-8-1945-12-1946-mot-ky-tich-cua-dan-toc-viet-nam-425710
(2) Báo điện tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:tác giả không đề cập,ngày viết
1/10/2019
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-
lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chinh-phu-lam-thoi-
phat-dong-chien-dich-cuu-doi-va-tang-gia-san-xuat-537758.html
(3)Trạm y tế phường Bình Trị Đông
https://tytphuongbinhtridong.medinet.gov.vn/Default.aspx
(4)Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 1/10 của Bộ Y tế
https://s.net.vn/oJ62
(5) Trường đại học An Ninh Nhân Dân http://dhannd.edu.vn/phong-chong-covid-
19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396
(6) Trường đại học An Ninh Nhân Dân http://dhannd.edu.vn/phong-chong-covid-
19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396
(7) Tạp chí Quốc Phòng toàn dân https://s.net.vn/73S7
| 1/17

Preview text:

Đề tài: Nạn đói Ất Dậu 1945 A.MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta vẫn
không thể quên những đâu thương, mất mát của dân tộc mình. Những người đang
sống hạnh phúc hôm nay, ai cũng nhớ đến nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất sau lịch
sử dân tộc Việt Nam với hơn hai triệu đồng bào đã chết, trong sự đày đoạ của cái
đói. Năm đó, 1945, cũng là năm ất dậu cũng là một vòng quay cách đây tròn 1
vòng quay 78 năm của vũ trụ. Ngoại trừ một “ nghĩa trang người chết đói” năm
khuất đâu đó giữa các ngõ Hà Nội, ngoại trừ các bài báo và các dịp kỷ niệm ,ngoại
trừ những bức ảnh của cụ Võ An Ninh, hình như số phận bi thương của hàng triệu
con người đã bị ta bỏ quên. Hiện nay đất nước đã đọc lập tự do và hạnh phúc, các
bạn trẻ luôn sống trong cơm no áo ấm mà “ vô tình” quên lãng đi nỗi đau mà
không thể bù đắp đó. Bởi vậy nhóm em làm về nạn đói năm 1945. Bài học bi
thương đó cần được mọi người ghi nhớ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích:
Để hiểu thêm về nguyên nhân và diễn biến cũng như những hậu quả mà nạn đói đã
mang lại. Qua đó giúp chúng ta hiểu hơn và trân trọng những gì mình đang có,
đồng thời tưởng nhớ những con người phải gánh chịu nỗi đau “ dân tộc” ấy. 2.2 Nhiệm vụ:
Làm rõ được nạn đói năm 1945, chính sách và những biện pháp khắc phục lúc bấy giờ.
3.Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân dẫn đến nạn đói năm 1945, tập chung phân
tích và thống kê những tổn thất về người cũng như của mà thực trạng thảm cảnh
nạn đói năm 1945 gây ra. Bên cạch đó cũng tìm hiểu về những chính sách, biện
pháp của Đảng chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra một cách hết sức đúng
đắn và sáng suốt thể hiện tầm nhìn xa trong rộng hết sức chiến lược giải quyết tình
hình nạn đói năm ấy, để đưa ra đất nước cũng như đời sống nhân dân ra khỏi tình
cảnh khó khăn, hết sức đen tối bấy giờ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu + Phương pháp phân tích + Phương pháp lịch sử + Phương pháp logic
3.3.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: sự kiện nạn đói và những giải pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chỉ Minh đề ra nhằm giải quyết tình hình đói kém của nhân dân ta
+ Về thời gian nghiên cứu: sự kiện nạn đói diễn ra từ cuối năm 1944 đến giữa năm 1945.
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Lên án dã tâm và sự tàn ác của bọn giặc cướp nước. Bên cạnh đó cũng là tấm
gương về lòng yêu dân tộc yêu giống nòi, biết được tinh thần quật khởi kiên trung,
bất khuất của dân tộc, thắp sáng ngọn lửa đoàn kết, yêu nước, không trùng bước
trước khó khăn và run sợ trước kẻ thù. Từ đó cho cá nhân nói riêng và cả đất nước
Việt Nam nói chung, biết rằng dân tộc ta đã từng gánh chịu một thảm cảnh đau
thương như thế nhưng vẫn hiên ngang không lùi bước trước khó khăn, gian khổ
thậm chí là cả cái chết. Bên cạnh đó cũng biết được sự tài tình của những vì sao
sáng trong cơ quan lãnh đạo đất nước ta, nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B.NỘI DUNG:
1.Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giớ ivà Việt Nam
không tránh khỏi tác động của cuộc chiến này. Tháng 9 năm 1939 Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ. Ở châu âu, năm 1940 phát xít Đức kéo vào nước Pháp.Chính
phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.Ở Viễn Đông, quân Nhật đẩy mạnh xâm lượt
Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt – Trung.
- Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách
mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát
xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9-1940) , rồi mở cửa cho chúng vào Đông
Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông
Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23-7-1941, tại Hà
Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật – Hiệp ước
phòng thủ chung Đông Dương.
- Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ
đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành
chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc
quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ
để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các
loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến
năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.
- Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối
cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một
phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra
nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta,
chủ yếu là nông dân ở miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945.
=> Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta
bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. 2.Nguyên nhân:
2.1 Nguyên nhân trực tiếp:
- Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính
sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường
lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh
tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt
và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được
hưởng lợi. Hậu quả là trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn
chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác
Khi Chiến tranh thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản
bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam
Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và
Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt
Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh
giành quyền kiểm soát kinh tế.
2.2. Nguyên nhân gián tiếp :
- Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng nên
bị quân Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các
tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao
thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì
đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường
thiên lý bắc nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã
gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không giao thương được.
- Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đầu
giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm
1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng.
Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải
cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945
Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ
chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó
thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhậtđược khiến
chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải
bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi
nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc.
- Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu
khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương
Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở
sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc
bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được
trả 25 đồng. Bản thân lực lượng quânn quản Nhật cũng thi hành chính
sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản
xuất quân trang, quân phục.
- Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm
1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã. Việc tiếp
vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói
từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim
làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy động việc cứu
đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần
nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm
được hậu quả ghê gớm của nạn đói.
1.3. Nguyên nhân tự nhiên
- Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài
Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng
miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đôngxuân từ
năm1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra
làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt
thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra
những yếu tố tai ác chồng chất giữa bố cảnh chiến tranh thế giới. 2.Hậu quả:
* Nạn đói Ất Dậu năm 1945 đã từng được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong
lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. Mặc dù đã
70 năm trôi qua, nhưng những nỗi đau từ sự hủy diệt đó vẫn còn là một cơn ác
mộng, nỗi nhức nhối khó quên trong kí ức của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cuộc
bùng nổ đó cũng đã để lại cho đất nước ta những hậu quả vô cùng khốc liệt và thảm hại nặng nề.
Tuy nhiên, lại không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói
này, một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị
chết đói tại miền bắc Việt Nam
- Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra,
trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông nhất như Thái Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Nặng nhất là tỉnh Thái Bình, đây là nơi diễn ra
nạn đói trầm trọng và có số người chết đói lớn nhất nước ta.
- Để chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân đã ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ
cây, giết cả trâu bò, chó mèo của mình .Khi không còn gì để ăn thì họ ngồi chờ
chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi.
- Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3 năm 1945, người dân đã lũ lượt bỏ làng chạy
đói đến các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường và ly tán khắp
nơi để kiếm ăn. Nhiều gia đình chết hết không còn một ai, có dòng họ chỉ còn một
vài người sống sót, đến khi chết cũng trở thành những cái xác vô danh.
- Nhiều nhân chứng sống sót còn kể lại rằng họ gặp rất nhiều cảnh thương tâm khi
người mẹ đã chết đói nhưng con nhỏ vẫn cố tìm hơi ấm và sữa từ ngực của người
mẹ để uống. Có những đứa trẻ còn thoi thóp đã bị vứt lên xe bò chở xác cùng với
người mẹ đã chết để đem hất ra bãi tha ma.
- Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam đã ước
đoán dân số chết đói của Việt Nam ta là từ 1-2 triệu người.
- Nhiều làng xã chết 50-80% dân số. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái
Bình) lúc bấy giờ có hơn 1.000 người thì chết vì đói hết 956 người. Chỉ trong 5
tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số của
tỉnh. Bên cạnh đó, tại phủ Nghĩa Hưng ( Nam Định ) mỗi ngày cũng chết 400
người; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết; trong 6.161 hộ
thì có 1.571 hộ chết không còn người nào.
-Số liệu thống kê trong cuốn “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích
lịch sử của GS Văn Tạo” cũng đã cho biết “Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn
ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là
cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ số người chết đói ở Thái Bình cùng với
Nam Định là hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000 người và Hà Nam là 50.000 người.
=> Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng
Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực.
=> Hậu quả của nạn đói đã để lại cho cả đồng bào Việt Nam một di chứng nặng nề.
Dòng họ của mọi quần chúng nhân dân bị suy kiệt, một thế hệ trẻ em không thể
trưởng thành, những giá trị văn hóa vô hình và hữu hình bị tàn phá, và cả những
ảnh hưởng lâu dài khó thể thay đổi về tâm lý của người Việt Nam ta.
3.Hành động của Đảng:
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra
đời đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn và thử thách:nền kinh tế xác xơ,tiêu
điều;bộ máy chính quyền mới còn non trẻ,yếu kém,luôn bị các thế lực nội phản
trong nước chống phá;Nhật-Pháp vơ vét xác xơ,chiến tranh tàn phá; các hủ tục lạc
hậu, thói hư tật xấu chưa được khắc phục.Nhưng có lẽ nạn đói cuối năm 1944,đầu
năm 1495 là điều kinh hoàng nhất đối với nước nhà lúc bấy giờ.Hơn hai triệu đồng
bào chết đói (chiếm khoảng một phần mười dân số cả nước khi ấy, nếu chỉ tính ở
miền bắc thì số người chết chiếm khoảng một phần sáu dân số); công nghiệp-
thương nghiệp đình đốn.Những con số biết nói đó đã làm cho chúng ta thấy rằng
nạn đói đã cướp đi rất nhiều thứ,mà có lẽ,sinh mạng là thứ mà quý giá hơn cả và
chúng ta thực sự không muốn sự mất mát đó xảy ra.Trước tình cảnh “ ngàn cân
treo sợi tóc” đó,Đảng cùng với nhà nước ta,mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
đã có những hành động nhằm đẩy lùi nạn đói:
Thứ nhất,thi hành những biện pháp hành chính nhằm cứu đói nhân dân.
-Mở đầu chiến dịch cứu đói, Đảng và nhà nước ta cho phép vận chuyển thóc gạo,
nghiêm cấm những hành vi đầu cơ, tích trữ thóc gạo, cấm dùng gạo vào những
công việc không cần thiết như nấu rượu, làm bánh;cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu;
thành lập một tổ chức chuyên lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc.
-2/11/1945 Bộ trưởng Bộ Cứu tế thành lập Hội cứu đói có cơ sở tận các làng.
-Tiếp theo, ngày 28-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký Sắc lệnh số 67 cho thiết
lập “Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế” của Chính phủ. Uỷ ban này được phép toàn
quyền hành động để thực hiện công cuộc cứu tế và tiếp tế trên toàn quốc.
=>Những biện pháp trên mang lại hiểu quả thiết thực trong việc vận chuyển thóc
gạo và giảm bớt sự lãng phí thóc gạo trong nhân dân.Trong 3 tháng cuối năm 1945
chúng ta đã vận chuyển được hơn 700 tấn gạo từ các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ ra
cứu đói ở Bắc Bộ. Nhiều làng ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã tự nguyện bỏ
hủ tục tiệc tùng lãng phí để tiết kiệm lương thực. Các làng Cốm ở vùng Hoài Đức
(Hà Đông), Dịch Vọng (Từ Liêm, Hà Nội) cũng ngừng hoạt động để đỡ lãng phí
thóc gạo nhằm giúp đỡ dân nghèo.
Thứ hai, khơi dậy truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết, tương thân, tương
ái,”nhường cơm sẻ áo” của toàn thể dân tộc.
- 28/9/1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” đăng
trên Tờ Cứu quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay,
ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng
thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói
khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và
tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem
gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có
bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng
đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị
nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”. (1)
-Dân ta từ lâu đã có tinh thần “ lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách
nhiều”,chính vì thế,khi nghe được bài kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào
cả nước đã có những hành động hết sức ý nghĩa và đáng được trân trọng:
+ Ở Hà Nội, Nam Định và các địa phương khác xuất hiện các xe bò “Bác ái” đi lạc quyên khắp phố, phường
+Nhân dân thành phố, tỉnh, huyện... nhận kết nghĩa đỡ đần nhau.
+ Nhân dân Hưng Yên giúp đỡ nhân dân Thái Bình.
+ Đồng bào Đà Nẵng cấp tốc đưa các chuyến tàu gạo ra Hà Nội.
+ Các địa phương bỏ hẳn tệ nạn nhậu nhẹt, rượu chè, cờ bạc…
+ Công tác vận động các nhà tư sản, địa chủ bỏ tiền của, thóc gạo ra sức cứu đói
cũng thu được kết quả tốt. Rất nhiều địa chủ đã nhiệt tình, hăng hái đóng góp. Có
hộ tự nguyện góp tới 50 tấn thóc. Lại có hộ góp trên 600 mẫu ruộng.
+ Những đêm biểu diễn văn hoá nghệ thuật ra đời nhằm lạc quyên tiền gạo của các
nhà hảo tâm, để cứu đói được tổ chức ở nhiều nơi.
-Bên cạnh đó, 11/10/1945, Bác Hồ đã góp bát gạo đầu tiên rồi dự lễ xuất phát của
“Đoàn quân tiễu trừ giặc đói” tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phong trào đã được đông
đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực.
=>Phong trào”nhường cơm sẻ áo” ngày càng trở nên rộng lớn và sôi nổi, thu hút
nhiều thành phần xã hội tham gia:từ người già,đến những người địa chủ tri
thức,hay kể cả các đảng phái,tôn giáo.Tất cả cùng đồng lòng,trái tim cùng đập
chung một nhịp,cùng hướng về một mục đích cao cả và duy nhất đó chính là diệt
“giặc đói,đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào cả nước.
Thứ ba,phát động phong trào tăng gia sản xuất
- “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu
hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc
lập”.Câu khẩu hiệu của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy,làm khát khao lao động
của người dân được đẩy lên cao trào.Dần dần các phong trào tăng gia sản xuất
ngày càng phát triển mạnh mẽ:
+Đầu tiên phải kể đến phong trào khai hoang”tấc đất tấc vàng”; phong trào”không
một tấc đất bỏ hoang” đã được phát động trên toàn quốc
+ Bộ Kinh tế ra Thông tư cho Uỷ ban nhân dân các cấp về phương pháp khẩn cấp
chấn hưng nông nghiệp.(2)
+ Bộ Kinh tế quốc dân ra quy định việc kê khai số ruộng đất vắng chủ, số ruộng
công và ruộng tư không làm hết, tạm cấp cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng.
+ Chính phủ cho nhân dân vay thóc,vay tiền,cử cán bộ thú y về nông thôn chống
bệnh cho gia súc, gia cầm; khuyến khích những người có sẵn vốn cho dân nghèo
vay, khuyến khích dân khai khẩn đất hoang, củng cố lại những quãng đê bị vỡ, đắp
thêm đê mới để phòng lũ lụt...
+ Đồng bào cả nước đã sáng tạo và cùng nhau tìm cách khắc phục khủng hoảng
thực phẩm bằng cách tự sản xuất thực phẩm trên nhiều nông trại và vùng sản xuất.
Họ đã làm việc chăm chỉ để tự cung cấp thực phẩm cho gia đình và cộng đồng.
=>Sự nỗ lực của Đảng và nhà nước,đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh,phong trào
tăng gia sản xuất đã đạt được kết quả to lớn.Nền nông nghiệp nhanh chóng phục
hồi một cách đáng kể và có bước phát triển hơn trước.
=>Nạn đói được đẩy lùi,đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước,đặc biệt là nhân dân lao động.
4.Bài học tuyên truyền:
Nạn đói năm 1945 thật sự là một sự hủy diệt đối với con dân Việt Nam. Để nói về
tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp-Đức, thì:
“Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh” -Hồ Chí Minh-
Dù đã gần 80 năm trôi qua nhưng nỗi kinh hoàng ấy vẫn ám ảnh trong tiềm thức
người Việt không thể nào nguôi ngoai. Biết bao nhiêu bóng người nằm vật vờ khắp
mọi ngỏ ngách, hàng ngàn người xin ăn, xác người nằm la liệt không thể nào đếm xuể,…
Với tình hình đó Đảng ta đã quyết định đứng lên chủ trương các chính sách đẩy lùi
nạn đói. Hàng trăm kho thóc được phá, hàng nghìn tấn thóc được chia cho dân
nghèo; phát động “ ngày đồng tâm” lập “ hủ gạo cứu đói” dân nghèo; tăng gia sản
xuất,.... Bởi vậy, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, nhân dân Việt Nam đều ủng hộ,
cùng nhau đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
Từ hoạt động cứu đói năm Ất Dậu năm 1945, chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài học bổ ích như: •
Tinh thần yêu nước: Để đấu tranh chống lại kẻ thù, trước nhất chúng ta phải
có lòng yêu nước sâu sắc nó như ngọn lửa làm bùng lên tinh thần yêu nước của
nhân dân, quyết tâm giành lại lãnh thổ. Nó là chìa khóa vạn năng giúp cho đất
nước ta ngày càng đi lên. •
Tinh thần tương thân tương ái : Trong hoàn cảnh đó, hầu hết phần lớn người
dân Việt Nam đều đói tuy vậy mọi người đều chung tay hưởng ứng phong trào “
hủ hạo cứu đói” cùng với Bác. Cùng nhau góp gạo để giúp đỡ những người đói
khổ hơn mình dù chỉ là một nắm gạo nhỏ. Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Sự đoàn kết sẽ giúp chúng ta có được
nhiều sức mạnh hơn về mọi mặt, cùng nhau chống llaij kẻ thù xâm chiếm đất nước. •
Tinh thần bất khuất: Trong hoàn cảnh khó khăn như thế chúng còn có thể
đứng dậy đấu tranh giành chiến thắng mang lại sự độc lập tự do cho quê hương thì
chỉ cần hiện tại và tương lai chúng ta nỗ lực không ngừng, dám đối đầu với khó
khăn thì chắc chắn ta sẽ hái được quả ngọt xứng đáng với công sức ta bỏ ra. •
Sự tin tưởng, đồng hành giữa Đảng và dân: Đây là một trong những vai trò
quan trọng góp phận làm nên thành công trong các hoạt động. Đảng và người dân
phải có sự tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau chung tay thực hiện thì mới có thể
hoàn thành công việc đấu tranh chóng cái dốt, cái đói và lũ ngoại xâm. Nếu không
có sự tin tưởng thì nội bộ sẽ sinh ra nhiều vấn đề và không thể nào đánh bại kẻ thù. •
Tính tiết kiệm: Hạt gạo được nhân dân ta ví như hạt ngọc trời, bởi nó được
sinh ra từ mồ hôi, nước mắt của những người nông dân cùng với đó nó được gọi
như vậy là vì khi nạn đói hoàng hoành việc có gạo ăn là điều hết sức viễn vông. Dù
vậy bấy giờ rất nhiều người không biết trân quý hạt ngọc trời, họ thản nhiên vứt đi
lượng lớn thức ăn dù ngoài kia rất nhiều người thiếu thốn. Vì vậy ta nên học cách quý trọng đồ ăn. •
Sự thận trọng: Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta đều phải tính toán kỹ
càng đặc biệt là trong hoàn cảnh “ ngàn cân treo sợi tóc”. Sự thận trọng sẽ giúp cho
bạn được mọi người tin tưởng hơn và sẽ tránh những sai sót nhỏ nhất trong cuộc sống.
Cách mạng tháng 8 đã diễn ra hơn 70 năm, nhưng tinh thần cách mạng của nhân
dân Việt Nam vẫn còn le lói trong tim mỗi người. nó như là ngọn đuốc dẫn dường,
soi sáng để phát triển đất nước. Vì quê hương nhân dân Việt Nam có thể làm bất cứ
gì để bảo vệ lãnh thổ. Tinh thân yêu nước, bất khuất dù bao năm trôi đi chăng nữa
thì nó vẫn tồn tại trong nhân dan Việt Nam.
5.Liên hệ thực tiễn:
Dân tộc Việt Nam ta đã phải gồng mình lên để đối mặt, vượt qua và thoát khỏi
những tình huống oái ăm, khó khăn chồng chất khó khăn tưởng chừng đã phải ngã
gục, nói cách khác, hai chữ “phi thường” đã đồng hành bên cạnh dân tộc Việt qua
bao năm tháng. Để có thể thoát khỏi hố đao biển lửa, không thể không nói đến
công lao của Đảng và cách mạng ta, nhờ có Đảng, có Việt Minh đã đưa ra những
mục tiêu, đường lối, chính sách đúng đắn cùng với sự đồng lòng, đoàn kết, tin
tưởng của nhân dân mới có thể vượt qua khó khăn này đến khó khăn khác.
Con số biết nói trong nạn đói 1945 ở thời chiến đã để lại những nỗi đau không
thành lời trong lòng dân tộc. Song thời bình hiện nay, Việt Nam ta đã phải đối mặt
với “cuộc chiến lịch sử” đại dịch Covid – 19, và vượt qua nó nhờ những chính sách
đúng đắn của Chính Phủ cùng sự tin tưởng, đồng lòng, chấp hành của nhân dân.
COVID - 19 là một căn bệnh corona 2019, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở
người được gây ra bởi một chủng virus corona, phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán,
Trung Quốc. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây
lan sang người. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường
hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong
Tại Việt Nam, ngày 23/01/2020, hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện,
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh là hai cha con người Trung
Quốc. Kể từ đó đến nay, Việt Nam trải qua bốn lần bùng phát dịch COVID-19. Đợt
dịch thứ tư đã âm ỉ và lây lan rộng trong cộng đồng, tại các trại cai nghiện, cơ sở
tôn giáo, khu nhà trọ của công nhân nơi tập trung đông người, rất khó truy vết, khoanh vùng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.707 ca COVID-19, đứng thứ 13/231
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam
đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có
117.466 ca nhiễm). Tính đến ngày 01/10/2023, tổng số ca được điều trị khỏi là
10.640.815 ca, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là
43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ
26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp
thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN). (4)
Chính sách xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam xác định việc chống dịch như
chống giặc. tinh thần chủ động, sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể địa phương. Phương châm là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng
dập dịch và điều trị tích cực. Mô hình điều trị tháp ba tầng được duy trì thay thế
cho tháp năm tầng được áp dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh và thống nhất trên cả nước. (5)
Chỉnh phủ đã huy động mọi nguồn viện trợ, nhập khẩu thông qua cơ chế song
phương hoặc thông qua Covax để Việt Nam có được vaccine sớm nhất, nhiều nhất.
Đến ngày 31/8/2021, tổng số liều vaccine các loại đã về đến Việt Nam là 27.3 triệu
liều. Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ đã quy định vaccine
được tiêm miễn phí cho mọi đối tượng. Trong đó, ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu
chống dịch, đối tượng dễ bị tổn thương nếu nhiễm bệnh như người mắc các bệnh
mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo…; ưu tiên cho vùng có dịch. Tính đến
30/8/2021, cả nước đã tiêm được hơn 17 triệu. Nghị quyết 21/NQ-CP và thực tiễn
triển khai tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc cho thấy quyền tiếp cận vaccine của
người dân được bảo đảm công bằng, minh bạch. (6)
Ban Chỉ đạo phòng, chống các cấp luôn túc trực chỉ đạo, thực hiện liên tục 24/24.
Tất cả các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đồng bộ, quyết
tâm, hành động quyết liệt vì mục tiêu bảo vệ tính mạng. Lực lượng tuyến đầu là
các y bác sĩ và các tình nguyện viên, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ từ các cán bộ, chiến sĩ
Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ,... luôn có mặt để tiến hành, hướng dẫn, động
viên nhân dân “chống dịch như chống giặc”
Ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NĐ-CP, “về một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19” với tổng số tiền hỗ trợ lên đến 26.000 tỉ đồng. Các gói hỗ trợ này
đã nhanh chóng đến tận tay người lao động, người yếu thế trong xã hội, giúp họ
vượt qua khó khăn trong dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, hàng trăm nghìn túi hàng an sinh, gói thực phẩm cứu trợ
được trao trực tiếp đến từng hộ gia đình; hàng chục nghìn tỉ đồng mà doanh
nghiệp, người dân cả nước quyên góp đã được chuyển đến đúng người, đúng nơi (7)
Trong thời điểm các nước ban bố lệnh phong tỏa, yêu cầu giãn cách xã hội, khó
khăn muôn vàn nhưng Chính Phủ đã chủ động liên hệ công dân Việt Nam ở nước
ngoài, sắp xếp và tổ chức hàng trăm chuyến bay trợ giúp kiều bào rời khỏi vùng
dịch về nước an toàn. Trong nước, các tỉnh hỗ trợ người dân về quê tránh dịch,
hình ảnh đi đầu là các lực lượng cảnh sát, theo sau là hàng trăm, hàng ngàn bà con
đi xe máy nối đuôi nhau cùng về quê chống dịch, thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ
nhau của đồng bào dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và “phục vụ” dân từ
xưa đến nay, từ thời chiến đến thời bình. Song trong hơn 70 năm kể từ nạn đói kinh
hoàng và ám ảnh ấy, thời nay đồng bào ta cũng đã trải qua không ít sóng gió dưới
sự che chở của Đảng. Tuy gần một thế kỉ đã qua đi, nhưng nỗi đau về sự mất mát,
ra đi của đồng bào trong cả nạn đói, cả đại dịch đều in hằn trong tâm trí người dân
Việt Nam. Qua đó cũng thể hiện vai trò, công lao to lớn của Đảng và Nhà nước
trong tình hình chống dịch, cũng như tinh thần đoàn kết, một lòng của nhân dân
cùng sự tin tưởng của dân đối với Đảng và Nhà nước, Việt Nam ta lại một lần nữa
thoát khỏi “cửa tử” trong tay thần chết. C.KẾT LUẬN:
Nhắc về nạn đói 1945 là nhắc về số phận đồng bào dân tộc Việt Nam bị chà đạp, áp
bức, bòn rút đến sức cùng lực kiệt, sống một cách dằn vặt, đau đớn bởi sự tàn ác
của thế lực thù địch. Nhờ có công lao của Việt Minh, của cách mạng, của cả dân
tộc, Việt Nam ta phi thường vượt qua cái đói, chiến thắng kẻ thù. Qua đi gần một
thế kỉ nhưng nỗi xót xa, ám ảnh khi nhắc về nạn đói vẫn tồn tại mãi. Sau gần 80
năm, nước ta lại một lần nữa đứng dưới lằn ranh sinh tử khi đối diện với đại dịch
Covid - 19, cũng nhờ vào sự lãnh đạo, tham gia quyết liệt của Đảng và Nhà nước,
cùng sự tin tưởng và ý thức chống dịch của người dân, Việt Nam ta lại vượt qua đại
dịch. Song tuy hai thời khác nhau, nhưng tinh thần đoàn kết dân tộc một lòng của
đồng bào ta vẫn vang dội và hùng hồn như thuở đầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Báo QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:Tác giả NGUYỄN HỮU ĐẠO,ngày viết 15/12/2006
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/day-lui-nan-doi-
chuan-bi-khang-chien-8-1945-12-1946-mot-ky-tich-cua-dan-toc-viet-nam-425710
(2) Báo điện tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:tác giả không đề cập,ngày viết 1/10/2019
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-
lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chinh-phu-lam-thoi-
phat-dong-chien-dich-cuu-doi-va-tang-gia-san-xuat-537758.html
(3)Trạm y tế phường Bình Trị Đông
https://tytphuongbinhtridong.medinet.gov.vn/Default.aspx
(4)Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 1/10 của Bộ Y tế https://s.net.vn/oJ62
(5) Trường đại học An Ninh Nhân Dân http://dhannd.edu.vn/phong-chong-covid-
19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396
(6) Trường đại học An Ninh Nhân Dân http://dhannd.edu.vn/phong-chong-covid-
19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396
(7) Tạp chí Quốc Phòng toàn dân https://s.net.vn/73S7