-
Thông tin
-
Quiz
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA JUST– IN -TIME
Colin (2008) đã xác định 2 mục tiêu chính của JIT là loại bỏ các hoạt động không làm gia tăng giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ. Trọng tâm là tập trung vào đơn giản hóa và tăng khả năng nhận biết những hoạt đoạt không làm gia tăng giá trị sản phẩm. Giống với Akbar và cộng sự (2013), nhìn nhận mục tiêu Just-in-time đó chính là giảm số lượng hàng tồn kho những nguyên liệu thô và hàng hóa cuối cùng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học (QTH 11) 458 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA JUST– IN -TIME
Colin (2008) đã xác định 2 mục tiêu chính của JIT là loại bỏ các hoạt động không làm gia tăng giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ. Trọng tâm là tập trung vào đơn giản hóa và tăng khả năng nhận biết những hoạt đoạt không làm gia tăng giá trị sản phẩm. Giống với Akbar và cộng sự (2013), nhìn nhận mục tiêu Just-in-time đó chính là giảm số lượng hàng tồn kho những nguyên liệu thô và hàng hóa cuối cùng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học (QTH 11) 458 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49551302
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ….. …..
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA JUST– IN - TIME Lớp Tín chỉ : 47K02.2 Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Văn Hải Nhóm thực hiện : Nguyễn Huỳnh Khôi Trương Thị Thanh Thảo Trần Thị Thanh Thảo Phạm Thùy Dương Lê Thị Tiểu Vi Đà Nẵng, 2023 lOMoAR cPSD| 49551302 lOMoARcPSD| 49551302 MỤC LỤC
1. Phân tích vai trò của Just-in-Time .......................................................................... 1
1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của JIT ............................................................................................... 2
1.3. Nhân tố quan trọng của Just-in-time ................................................................ 3
1.4. Just-in-Time được vận hành như thế nào? ....................................................... 6
1.5. Vai trò ............................................................................................................... 7
1.6. Hạn chế ............................................................................................................. 9
2. Tập đoàn TOYOTA (Toyota Motor Corporation) ................................................ 11
2.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành ..................................................................... 11
2.2. Tầm nhìn triết lý ............................................................................................. 13
2.3. Ứng dụng JIT và hệ thống sản xuất Toyota (Toyota production system) ...... 15
2.4. Toyota thành công như thế nào? .................................................................... 18 lOMoARcPSD| 49551302
2.5. Bí quyết thành công của Toyota nhờ JIT ....................................................... 20 DANH MỤC BẢNG
Hình 1: Kanban system.............................................................................................3
Hình 2: Công nghệ nhóm..........................................................................................5
Hình 3: Quy trình vận hành.......................................................................................7
Hình 4: Vai trò của JIT..............................................................................................7
Hình 5: Triết lý Toyota............................................................................................13
Hình 6: Nhà sáng lập Toyota, Sakichi Toyoda.........................................................14
Hình 7: Doanh thu từ 1966-1969.............................................................................18
Hình 8: Doanh thu từ 1966-1972.............................................................................19 lOMoAR cPSD| 49551302 LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy Hoàng Văn Hải đã hướng dẫn nhóm hoàn
thành bài phân tích về vai trò của Just-in-time.
Trong quá trình thực hiện bài viết chủ yếu thu thập nguồn tài liệu tiếng Anh,
nên khi dịch có thể chưa sát nghĩa và có sai sót. Vì có một số thuật ngữ khó, nhóm
xin được sử dụng từ gốc tiếng Anh. lOMoARcPSD| 49551302
1. Phân tích vai trò của Just-in-Time 1.1. Khái niệm
Ngày nay, để ứng phó với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh thì
doanh nghiệp phải ngày càng chú trọng hơn vào việc phát triển chất lượng sản phẩm
và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Điều đó có nghĩa, doanh
nghiệp phải hướng tới việc gia tăng năng suất và giảm các chi phí không cần thiết. Vì
vậy, Just in Time (JIT), một hệ thống sản xuất với ít sự lãng phí, tối ưu hóa khả năng
sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Khái niệm Just-in-time được hình thành từ những quy trình sản xuất công
nghiệp như sắt, hóa chất, thủy tinh, giấy,…Ở những quy trình này, hàng tồn kho trong
quá trình sản xuất luôn được giữa. ở mức tối thiểu ở mỗi hệ thống. Tuy nhiên, việc
áp dụng rộng rãi kỹ thuật việc giảm hàng tồn kho để sản xuất các sản phẩm rời rạc và
mở rộng các ý tưởng JIT cho sản xuất các sản phẩm rời rạc để đưa vào trong quá trình
sản xuất là tương đối mới. Một trong những nguồn gốc đầu tiên của JIT bắt nguồn
tư cầu nói của Henry Ford: “ Chúng ta nhận thấy rằng việc mua nguyên liệu không
đáp ứng nhu cầu nào hơn việc phục vụ cho những nhu cầu tức thì… Nếu việc vận
chuyển là hoàn hảo và dòng chảy nguyên vật liệu được đảm bảo, thì không cần thiết
phải quan tâm đến bất kì chỉ số ( liên quan đến hàng tồn kho) nào nữa”(Ford, 1924,
p.143). Tuy nhiên, JIT vẫn chỉ là ý tưởng cho mãi đến năm 1950, Hãng ô tô Toyota
bắt đầu bắt tay vào thử nghiệm nó. Từ giữa những năm 1970, Tập đoàn Toyota ở
Nhật Bản đã phát triển nhiều những ý tưởng về sản xuất và các phương pháp bởi
những người dẫn đầu là Taiichi Ohno, Shigeo Shingo. Từ đó, cuối những năm của
thập niên 1970, những yếu tố quan trọng của hệ thống JIT cũng được phổ biến rộng rãi ra khắp thế giới.
Từ những thành công của những kỹ thuật quản trị sản xuất của Nhật Bản với
việc tập trung vào giảm hàng tồn kho, JIT đã nhận được sự chú ý và có rất nhiều
nghiên cứu cũng như sách viết về JIT và những yếu tố quan trọng của nó. Theo nghĩa
hẹp, thuật ngữ JIT chỉ nhấn mạnh việc giảm hàng tồn kho. Nhưng theo nghĩa rộng
hơn, thuật ngữ JIT miêu tả triết lý quản trị hướng đến thúc đẩy sự thay đổi và phát
triển thông qua việc giảm hàng tồn kho. ([ CITATION Gro93 \l 1033 ]. lOMoARcPSD| 49551302
Theo Omoregie (2022), sản xuất tức thời (Just-in-time manufacturing) được
mô tả như một triết lý quản trị dành cho việc loại bỏ lãng phí. Nó hướng đến việc
tránh tình trạng mức tồn kho vượt quá nhu cầu, dẫn đến tăng gánh nặng cho doanh
nghiệp trong việc quản lý sự tăng thêm hàng tồn kho.
Colin (2008) đã xác định 2 mục tiêu chính của JIT là loại bỏ các hoạt động
không làm gia tăng giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ. Trọng tâm là tập trung vào đơn
giản hóa và tăng khả năng nhận biết những hoạt đoạt không làm gia tăng giá trị sản
phẩm. Giống với Akbar và cộng sự (2013), nhìn nhận mục tiêu Just-in-time đó chính
là giảm số lượng hàng tồn kho những nguyên liệu thô và hàng hóa cuối cùng.
Tóm lại, Just-in-time là thuật ngữ chỉ một triết lý quản trị tập trung vào việc
giảm số lượng hàng tồn kho về mức tối thiểu bằng việc tập trung vào đơn giản hóa
quy trình sản xuất và nhận biết và loại bỏ những hoạt động không làm gia tăng giá trị
cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
1.2. Mục tiêu của JIT
Just-in-time hướng tới việc giảm thiểu hàng tồn kho thông qua việc đơn giản
hóa và loại bỏ những hoạt động và chi phí không làm gia tăng giá trị sản phẩm hoặc
dịch vụ. Sự lãng phí từ việc sản xuất vượt quá nhu cầu cần thiết và giữ hàng tồn là
điều cần tránh. Vì vậy, theo McDonough (2013), mục tiêu của JIT là sản xuất đúng
phần vào đúng thời điểm mà họ cần và đúng số lượng cần thiết. Thêm vào đó theo
như Roger và cộng sự (1998), việc sản xuất sẽ không bắt đầu cho đến khi đơn hàng
được nhận từ khách hàng đối với hệ thống Just-in-time. Adeniyi (2012) đã xác định
những mục tiêu chính của hệ thống JIT:
• Không hàng tồn kho (Zero inventory)
• Loại bỏ những hoạt động không mang lại giá trị gia tăng
(Elimination of nonvalue adding activities)
• Không lỗi (Zero defects)
• 100% vào đúng thời gian dịch vụ giao hàng (100% on time delivery service)
• Sản xuất cầu kéo (Demand pull manufacturing) lOMoARcPSD| 49551302
1.3. Nhân tố quan trọng của Just-in-time.
Những nhân tố quan trọng của một chương trình Just-in-Time bao gồm :
phương pháp kéo kết hợp với các giai đoạn sản xuất, giảm thời gian thiết lập, giảm
quy mô lô hàng, những tiêu chuẩn sản xuất, công nhân và cơ sở linh hoạt, công nghệ
nhóm hoặc bố trí di động, tập trung vào những hoạt động quản lý chất lượng, và nỗ
lực cải tiến liên tục. [ CITATION Gro93 \l 1033 ]
Các chiến lược Just-in-time cần đến một phương pháp kéo kết hợp giữa các
giai đoạn sản xuất. Phương pháp kéo được đặc trưng bởi một sự thật rằng hoạt động
sản xuất ở một giai đoạn được bắt đầu để thay thế một bộ phận được sử dụng bởi một
giai đoạn hạ nguồn, Monden (1983), Hall (1983), và Schonberger (1982,1986). Có
rất nhiều cách để triển khai một hệ thống kéo, trong đó, hệ thống phổ biến biến nhất
chính là hệ thống Kanban. Kanban là một hệ thống quản trị hàng tồn kho được sử
dụng trong việc sản xuất tức thời (Just-in-time). Hệ thống Kanban có thể được coi là
một hệ thống tín hiệu và phản hồi. Khi một mặt hàng sắp hết ở trạm vận hành, sẽ có
một chỉ định trực quan xác định số lượng đặt hàng từ nguồn cung cấp. Người sử dụng
các bộ phận làm đơn cho số lượng hàng được chỉ định bởi hệ thống Kanban và nhà
sản xuất cung cấp số lượng chính xác theo yêucầu. lOMoAR cPSD| 49551302 Hình 1: Kanban system
(Nguồn knowledgetrain.co.uk)
Tiếp theo, đó chính là việc giảm thời gian thiết lập và quy mô lô hàng, một
phần quan trọng luôn có ở các chương trình Just-in-time. Có một mối liên hệ giữa
thời gian gian thiết lập và quy mô lô hàng. Vì theo Zipkin (1986), trong sự xuất hiện
của tỉ lệ nhu cầu và tỉ lệ sản xuất, những mô hình xếp hàng đơn giản (simple queueing
models cho thất tỷ lệ thuận giữa hàng tồn kho và thời gian thiết lập (setup time).
Có rất nhiều các để có thể giảm thiểu được thời gian thiết. Trong một vài
trường hợp việc thiết lập có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng việc loại bỏ hoạt động
đơn giản bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng, thiết kế lại quy trình để kết hợp
với nhiều bước thiết lập khác, hoặc thiết kế lại các bộ phận để giảm bớt bộ phận không
cần thiết khác. Ngoài ra, còn một kỹ thuật thường dùng khác là tách biệt thiết lập nội
bộ (internal setup) và thiết lập ngoại bộ (external).
Khái niệm về tiêu chuẩn sản xuất là một thành phần rất quan trọng của JIT.
Theo khái niệm này, các hành động chính xác cần được yêu cầu để hoàn thành một
nhiệm vụ sản xuất một cách hiệu quả chính là đầy đủ các dữ liệu ( đồ thị hoặc số liệu),
và những yêu cầu về thời gian cần được xác định. Để thực hiện một cách trơn tru
nhất, các nhiệm vụ trong bảng tiêu chuẩn cần được xác định rõ ràng, bao gồm tất cả
các tiêu chuẩn để sản xuất và cần lên kế hoạch cho các mục tiêu quan trọng cần đạt
được. Đầu tiên, giảm thiểu được sự biên thiên trong thời gian sản xuất để đảm bảo
dòng chảy sản xuất được trơn tru hơn. Tiếp theo, nó hỗ trợ việc xác định chính xác
số lượng công nhân và lượng tồn kho tối thiểu dành cho sản xuất. Cuối cùng, nó đảm
bảo các tư liệu sản xuất và mô tả quy trình một cách chi tiết cho việc chuyển giao dễ dàng hơn.
Chiến lược Just-in-time là một chiến lược có mức đáp ứng nhu cầu sản xuất
trong nhà máy vô cùng cao, vì thế một yếu tố quan trọng không kém là trang thiết bị
linh hoạt, bố trí hợp lý, và đào tạo chéo công nhân là rất cần thiết. Trang thiết bị phải
có khả năng sản xuất một vài bộ phận khác nhau nếu không có các thiết bị chuyên
dụng, và các trang thiết bị cũng phải linh hoạt khi chuyển đổi mô hình sản xuất trong
thời gian ngắn nhất. Thêm vào đó thì các trang thiết bị cũng phải được sắp xếp sao
cho dễ dàng tăng giảm khả năng sản xuất để đáp ứng đúng số lượng nhu cầu bằng lOMoARcPSD| 49551302
cách tăng hoặc giảm công nhân. Để làm được việc đào tạo chéo công nhân bằng cách
luân chuyển họ để duy trì các kỹ năng ở những trang thiết bị khác nhau là việc cần thiết.
Ý tưởng nhóm gộp công nghệ (Group Technology) được phát triển đặc biệt ở
nhật vào những năm 1970s (Suresh & Meredith, 1985). Công nghệ nhóm là một kỹ
thuật sản xuất trong đó các bộ phận có sự tương đồng về vấn đề , quy trình sản xuất
và/hoặc chức năng được sản xuất tại một địa điểm bằng cách sử dụng một số lượng
nhỏ máy móc hoặc quy trình1. Nó dựa trên nguyên tắc chung là nhiều vấn đề tương
tự nhau và bằng cách nhóm các vấn đề tương tự lại, có thể tìm ra một giải pháp duy
nhất cho một tập hợp các vấn đề, tiết kiệm thời gian và công sức2. Công nghệ nhóm
là một ý tưởng quan trọng trong JIT bởi việc giảm việc vận chuyển chậm trễ, làm việc
vận chuyển trở nên ngắn nhất có thể, và kích thích việc giảm thiết lập.
Hình 2: Công nghệ nhóm
(Nguồn: https:marinerspointpro.com)
1 Definition from Businessdictionary.com
2 https://marinerspointpro.com/group-technology-definition-layout-benefits lOMoARcPSD| 49551302
Nhóm các bộ phận tương tự được gọi là họ bộ phận và nhóm máy móc được
sử dụng để xử lý một họ bộ phận riêng lẻ được gọi là ô máy. Không nhất thiết mỗi bộ
phận của một họ bộ phận phải được xử lý bởi mọi máy của ô máy tương ứng. Kiểu
sản xuất này trong đó một họ bộ phận được sản xuất bởi một ô máy được gọi là sản
xuất theo ô3. Kiểu bố trí này cắt giảm nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, giảm thời gian
vận chuyển làm cho việc kiểm soát hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn, cho phép phản
hồi nhanh hơn về chất lượng cũng như các vấn đề khác.
Một phần quan trọng nữa trong Just-in-time đó chính là việc cải tiến chất lượng
(Improving quality). Chất lượng kém dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho quá
trình sản xuất nói riêng và doanh nghiệp nói chung như: mất khách hàng, lãng phí tài
nguyên, giảm hiệu quả sản xuất và cản trở quy trình sản xuất. Vì vậy, cải tiến chất
lượng là mỗi công nhân kiểm tra chính công việc của họ đảm nhận và được giữ trách
nhiệm về chất lượng của sản phẩm đó. Những công nhân được giao trách nhiệm và
dừng ngay quy trình sản xuất nếu có vấn đề xảy ra. Những thiết bị giám sát được
trang bị vào thiết bị sản xuất tự động để ngăn chặn những sản xuất những lô hàng lỗi.
Phản hồi nhanh nên được thiết lập bằng cách yêu cầu người công nhân làm lại công
việc, và trách nhiệm về chất lượng cũng như phát triển quy trình nên được giao cho
những người công nhân sử dụng thiết bị đó.
Tổng kết, thành công trong chiến lược Just-in-time là việc có thể thực hiện tốt
được tất cả những nhân tố trên. Với những lợi ích mà từng phần của Just-in- time
mang lại, nó đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp.
1.4. Just-in-Time được vận hành như thế nào?
Quy trình vận hành trong mô hình Just-in-time (JIT):
Bước 1: Khách hàng đặt hàng với công ty
Bước 2: Sau khi công ty nhận được đơn hàng, họ sẽ đặt hàng các nguyên liệu vật
liệu/sản phẩm cần thiết từ nhà cung cấp
3 https://en.wikipedia.org/wiki/Group_technology lOMoARcPSD| 49551302
Bước 3: Các nhà cung cấp nhận đơn đặt hàng và sau đó cung cấp cho công ty các
nguyên liệu vật liệu/sản phẩm cần thiết để đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng.
Bước 4: Công ty sẽ nhận các nguyên liệu vật liệu/ sản phẩm để lắp ráp
Bước 5: Công ty sẽ vận chuyển sản phẩm và bán cho khách hàng
Hình 3: Quy trình vận hành 1.5. Vai trò
Just in time đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận cho toàn bộ chuỗi cung
ứng và sử dụng phần mềm ưu việt để thực hiện toàn bộ quy trình cho đến khi giao
hàng. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
Hình 4: Vai trò của JIT Giảm chi phí
Chi phí lưu trữ: Chi phí lưu giữ hàng tồn kho được giữ ở mức tối thiểu vì sử dụng ít không gian hơn.
Chi phí lao động: Chi phí lao động thấp hơn do số giờ lao động cần thiết để
hoàn thành đơn hàng thường ít hơn so với sản xuất toàn thời gian.
Vốn lưu động: Mức tồn kho thấp nên hạn chế lượng vốn lưu động để tài trợ cho việc mua sắm. lOMoAR cPSD| 49551302
Chi phí nguyên liệu vật liệu: Công ty chỉ đặt hàng từ nhà cung cấp khi cần,
nên công ty sẽ tránh được chi phí cho những nguyên liệu vật liệu nằm trong kho chờ được sử dụng
Ví dụ, hãy xem xét thương hiệu thời trang toàn cầu Benetton khi áp dụng mô
hình JIT, bằng cách giảm thời gian sản xuất và cải thiện việc thu thập thông tin về
nhu cầu, họ có thể điều chỉnh số lượng sản xuất quần áo thời trang trong suốt mùa.
Điều này mang lại cho Benetton lợi thế về chi phí so với các nhà sản xuất truyền
thống phải điều chỉnh số lượng sản xuất trước khi mùa bán hàng bắt đầu. Giảm chất thải
Khi nguồn cung của một mặt hàng trên thị trường vượt quá nhu cầu và dẫn đến
tích tụ hàng tồn kho không bán được. Những sản phẩm không bán được này biến
thành hàng tồn kho, làm tăng chất thải và tiêu tốn không gian tồn kho.
Vì vậy, Chiến lược Just-in-time giúp loại bỏ tình trạng sản xuất dư thừa. Theo
Omorigie (2002), việc loại bỏ lãng phí trong sản xuất tức thời có thể đạt được bằng
cách áp dụng các biện pháp như quản lý chất lượng toàn diện, nhà máy tập trung,
giảm thời gian thiết lập, hệ thống sản xuất kéo và sử dụng công nghệ hiệu quả. Ngoài
ra, khi số lượng hàng tồn kho giảm đi thì khả năng hàng tồn khi bị lỗi cũng giảm theo.
Vì các mặt hàng tồn kho bị lỗi sẽ dễ dàng xác định và sửa chữa hơn. Từ đó, cũng làm giảm chi phí phế liệu.
Dây chuyền sản xuất linh hoạt
Dây chuyền sản xuất JIT thường có thời gian sản xuất ngắn hơn các mô hình
truyền thống khác. Vì vậy, các nhà sản xuất có thể nhanh chóng chuyển từ sản phẩm
này sang sản phẩm khác. Điều này đặc biệt hữu ích cho một doanh nghiệp loại bỏ các
sản phẩm hoạt động kém một cách nhanh chóng và với chi phí thấp.
=> Tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Dựa trên nghiên cứu, việc đào tạo nhân viên có nhiều kỹ năng hơn để đảm bảo
mô hình JIT đã giúp Toyota cắt giảm thời gian thiết lập trong quá trình sản xuất từ
vài giờ xuống còn vài phút. Điều này lần lượt làm tăng tính linh hoạt trong việc đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Cải thiện chất lượng lOMoARcPSD| 49551302
Mô hình Just-in-time sẽ có xu hướng tổng số lượng sản phẩm chất lượng hơn
với tỷ lệ lỗi thấp. Vì vật liệu chỉ được cung cấp với số lượng lô nhỏ hơn nên việc điều
chỉnh sẽ dễ thực hiện hơn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất JIT
có thể thay đổi để khắc phục các vấn đề về chất lượng nhanh hơn nhiều.
Cải thiện hiệu quả
Just-in-time cải thiện hiệu quả bằng cách giảm thời gian và tiền bạc dành cho
việc quản lý hàng tồn kho. Khi một doanh nghiệp sử dụng JIT, họ chỉ đặt hàng khi
biết rằng họ sẽ cần chúng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không lãng phí tiền vào
những sản phẩm không cần thiết và hạn chế lưu trữ sản phẩm trong kho.
Ngoài ra, Just-in-time tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm các nguồn cung ứng
địa phương. Khi các nhà cung cấp ở gần cơ sở sản xuất của công ty, khoảng cách
được rút ngắn góp phần giao hàng kịp thời. Giao hàng đúng hạn, đáng tin cậy làm
giảm nhu cầu dự trữ an toàn. 1.6. Hạn chế
Just-in-time đi kèm với một số dạng rủi ro và ít đảm bảo thành công.
Theo Akbar và cộng sự (2013), sản xuất kịp thời về mặt lý thuyết là đơn giản nhưng
khó đạt được trong thực tế. Dưới đây là một số hạn chế của mô hình Just-in-time:
Gián đoạn chuỗi cung ứng
Nhược điểm lớn nhất của JIT liên quan đến khả năng gián đoạn chuỗi cung
ứng. Một nhà cung cấp đột nhiên không thể đáp ứng yêu cầu mua hàng của công ty
sẽ khiến quá trình sản xuất của công ty bị đình trệ. Điều này có thể làm trì hoãn việc
giao thành phẩm cho khách hàng cuối cùng. Chi phí cơ hội
Với ít hoặc không có hàng tồn kho, một công ty có thể không đáp ứng được
các đơn đặt hàng lớn và đột xuất ngay lập tức.
Phụ thuộc quá nhiều vào dự báo
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên rất khó thích ứng với các đợt tăng
hoặc giảm đột ngột. Tuy nhiên, hàng tồn kho trong phương pháp JIT được giữ ở mức lOMoAR cPSD| 49551302
tối thiểu. Đây là lý do tại sao rất khó để tạo ra một dự báo nhu cầu chính xác cho phương pháp này.
Sự phụ thuộc vào nhân viên
Nếu nhân viên không tuân thủ các quy trình trong JIT thì có thể ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng và các vấn đề khác. Đặc biệt, Just-in-time đòi hỏi nhân viên
phải có nhiều kỹ năng, được đào tạo chéo và gia tăng thêm trách nhiệm. Giả sử, thay
vì giao cho bộ phận kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm về chất lượng, theo JIT,
nó trở thành, như Schonberger (1986) nói, là việc của mọi người.
Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp
Công ty sử dụng hệ thống JIT phải cẩn thận trong việc chọn những nhà cung
cấp đáng tin cậy và uy tín. Vì nếu một nhà cung cấp không giao hàng đúng hạn và
đúng số lượng có thể làm gián đoạn toàn bộ quá trình sản xuất. Do đó, nhà cung cấp
cần trở nên linh hoạt hơn trong việc thực hiện nhiều đợt giao hàng nhỏ với khoảng
thời gian hạn hẹp và mức chất lượng cao là bắt buộc. Điều này yêu cầu công ty phải
đảm bảo một khối lượng mua hàng nhất định và thông báo sớm cho nhà cung cấp về
các kế hoạch sản xuất trong tương lai.
Akbar và cộng sự (2013) chỉ ra rằng Toyota, nhà phát triển của just-in-time đã
phải đóng cửa tất cả các dây chuyền lắp ráp tại Nhật Bản khi họ phát hiện ra rằng nhà
cung cấp chính cho nhà máy của họ, được gọi là nhà máy của công ty Aisin Seiki, đã
bị thiêu rụi. Vào thời điểm các nhà máy của công ty Aisin Seiki đã được khôi phục
thì Toyota đã mất khoảng 15 tỷ doanh thu. Nếu không có các nhà cung cấp đáng tin
cậy, việc triển khai JIT sẽ trở nên khó khăn.[ CITATION Lov14 \l 1033 ] Công nghệ
Các công nghệ mới nổi đã mang lại một số tăng trưởng mới trong hệ thống sản
xuất tiên tiến (Nurus et al 2012). Các cơ sở hỗ trợ công nghệ tiên tiến cao cung cấp
dự phòng cần thiết mà hệ thống JIT yêu cầu. Để vận hành hoàn toàn một hệ thống
just in time, cần có một hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến về công nghệ nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất. Khi các cơ sở như vậy không đủ khả năng chi trả hoặc
thiếu những người lao động có năng lực thực sự có thể vận hành các cơ sở này, thì
việc triển khai just-in-time thành công trở nên khó khăn. lOMoARcPSD| 49551302
Phần mềm quản lý hàng tồn kho
Một hệ thống Just-in-time phải được theo dõi và tổ chức cẩn thận, điều này sẽ
khó nếu công ty muốn thực hiện thủ công. Phần mềm quản lý hàng tồn kho nên được
áp dụng vì nó làm cho toàn bộ quá trình dễ quản lý hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng một
hệ thống phần mềm mới và đào tạo nhân viên để sử dụng hệ thống đó có thể hơi phức tạp và tốn kém.
2. Tập đoàn TOYOTA (Toyota Motor Corporation)
2.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành.
Tập đoàn Toyota (Toyota Motor Corporation), trong tiếng Nhật là トヨタ自動
車株式会社 (Toyota jidoshakabushiki geisha) có trụ sở tại thành phó Toyota, tỉnh
Aichi, Nhật Bản do ông Kiichito Toyoda sáng lập. Tập đoàn Toyota là một trong
những tập đoàn đa quốc gia sản xuất xe hơi hàng đầu trên thế giới. Các lĩnh vực kinh
doanh của tập đoàn bao gồm sản xuất ô tô, xe tải, xe buýt, và robot. Thêm vào đó,
Thương hiệu ô tô Toyota là một trong những thương hiệu xe ô tô nổi tiếng nhất thế giới.
Câu chuyện bắt nguồn từ chuyến công tác ở Mỹ để tìm hiểu phát triển dự án
máy dệt tự động, Sakichi Toyoda nhận thấy ô tô ở Mỹ rất phổ biến, trong khi Nhật
Bản lại không hề có. Đúng thời điểm đó, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên chiếc
800 xe ô tô của Ford và lòng tự tôn dân tộc của ông lại nổi lên. Sau khi về nước,
Sakichi Toyoda đã chia sẻ suy nghĩ với con trai Kichiro Toyoda và quyết định đầu tư
một khoản tiền lớn để con thành lập trung tâm nghiên cứu về ô tô do ông đứng lên
điều hành. Đến năm 1930, gia đình Toyoda lần lượt hoàn thiện dây chuyền sản xuất
thân xe, gầm xe và động cơ. Đến năm 1936, người con trai Kichiro Toyoda chính
thức tiếp quản công ty Kichiro Toyoda và tiến hành thay chữ “d” bằng chữ “t” trong
tên gọi Toyoda. Tên gọi mới “Toyota” phát âm không rõ như “Toyoda” nhưng nó lại
phù hợp hơn với tâm lý quảng cáo. Toyota có 8 nét trong khi Toyoda có 10 nét. Theo
quan niệm truyền thống của Nhật Bản, số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho
sự phát triển không ngừng. Còn số 10 lại là con số tròn trĩnh và không có chỗ cho sự
lớn mạnh, tăng trưởng và phát triển. Vào tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng lOMoAR cPSD| 49551302
ký bản quyền thương mại. Kể từ đó, thương hiệu Toyota đã trở thành một biểu tượng
và niềm tự hào của người Nhật.
Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau mang ý nghĩa
một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản
phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng.
Từ những năm 1940-1950, Toyota bắt đầu cho ra mắt hàng loại các loại xe ô
tô cỡ nhỏ như Toyopet SA đến các loại tải hạng nhẹ Toyopet SB, xe tải hạng nhẹ
Toyopet Stout, Toyopet Crown, Toyopet Master và Toyopet Corona. Khi thâm nhập
thị trường Mỹ với cái tên Crown vào năm 1957, Toyota không được đón nhận nhiều
vì cái tên có liên quan đến đồ chơi và vật nuôi.
Từ những năm 1960 đến 1970, Toyota bắt đầu xây dựng các nhà máy sản xuất
ô tô tại Mỹ. Nguyên nhân ở đây bắt nguồn từ việc Mỹ bắt đầu áp dụng “thuế gà”
(25%) đối với các xe tải hạng nhẹ nhập khẩu vào năm 1964.
Từ những năm 1980, Toyota Corolla là một trong những chiếc xe phổ biến
nhất và bán chạy nhất trên thế giới. Năm 1982, Toyota Motor Company và Toyota
Motor Sales hợp nhất thành một công ty, Toyota Motor Corporation. Hai năm sau,
Toyota liên doanh với General Motors có tên là New United Motor Manufacturing,
Inc, NUMMI, vận hành một nhà máy sản xuất ô tô ở Fremont, California. Cuối những
năm 1980, Toyota bắt đầu thành lập các thương mới, và cuối cùng là ra mắt thương
hiệu xe hạng sang Lexus vào năm 1989.
Vào những năm 1990, Toyota bắt đầu chuyển sang sản xuất những mẫu xe nhỏ
gọn. Thêm vào đó, họ cũng tung ra những phiên bản thể thao của Camry (Camry
Solara). Ở thị trường châu Âu, nhờ sự thành công của Toyota Team Europe, tập đoàn
đã quyết định thành lập Công ty Tiếp thị và Kỹ thuật Toyota Motor Châu Âu, TMME,
để giúp tiếp thị xe ở châu lục này. Vào ngày 29 tháng 9 năm 1999, công ty quyết định
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và London.
Đầu những năm 2000, Tập đoàn Toyota bị vướng vào cuộc khủng hoảng ngân
hàng tại Nhật Bản, vì trong đó có ngân hàng UFJ (hợp nhất giữa Toyo Trust Banking
của Toyota và hai ngân hàng khác) với chủ tịch của Toyota làm giám đốc. lOMoARcPSD| 49551302
Năm 2005, Toyota xếp thứ tám trong danh sách các công ty hàng đầu thế giới của
Forbes. Công ty đứng đầu về doanh số bán ô tô toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2008.
Những năm đầu 2010 lại những năm đầy khó khăn với Toyota khi phải hứng
chịu thiệt hại nặng nề từ thảm họa, thiên tai ở Thái Lan. Các nhà máy sản xuất ô tô
của Toyota ước tính đã mất sản lượng 150.000 chiếc do sóng thần và 240.000 chiếc
do lũ lụt. Vào những năm tiếp theo, tập đoàn Toyota chú trọng đầu tư vào các mảng
công nghệ lái tự động của Uber, và trí tuệ nhận tạo.
2.2. Tầm nhìn triết lý.
Kể từ khi thành lập, Toyota đã hành động theo các Nguyên tắc Chỉ đạo
(Guiding Principles) của mình để sản xuất ra những phương tiện đáng tin cậy và sự
phát triển bền vững của xã hội thông qua sự đổi mới không ngừng và cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Hình 5: Triết lý Toyota
Nguồn: global.toyota company
Năm nguyên tắc chính của nhà sáng lập Sakichi Toyoda
• Luôn trung thành với nghĩa vụ, từ đó đóng góp cho công ty và lợi ích chung. lOMoARcPSD| 49551302
• Luôn học tập và sáng tạo, phấn đấu đi trước thời đại.
• Luôn thực tế và tránh sự phù phiếm
• Luôn phấn đấu để xây dựng một bầu không khí gia đình tại nơi làm việc thật ấm áp và thân thiện.
• Luôn tôn trọng những giá trị tinh thần, và nhớ phải luôn biết ơn.
Hình 6: Nhà sáng lập Toyota, Sakichi Toyoda Sứ mệnh
TRAO HẠNH PHÚC CHO TẤT CẢ
PRODUCING HAPPINESS FOR ALL
• Chúng tôi khiến mọi người hạnh phúc là điều quan trọng đầu tiên của chúng tôi.
• Chúng tôi làm những sản phẩm tốt hơn với giá phải chăng hơn.
• Chúng tôi trân quý từng giây từng đồng xu.
• Chúng tôi nỗ lực hết mình và cống hiến tất cả sự khéo léo của mình.
• Chúng tôi nhìn về phía trước, không nhìn lại.
• Chúng tôi tin điều không thể là có thể. Tầm nhìn
TẠO SỰ LINH HOẠT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI