Báo Cáo Cuối Kì- Lớp 0200-22003 627 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo Cáo Cuối Kì- Lớp 0200-22003 627 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
15 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo Cáo Cuối Kì- Lớp 0200-22003 627 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo Cáo Cuối Kì- Lớp 0200-22003 627 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

39 20 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN
--- * ---
BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
Môn học : HỘI NHẬP VÀ CÁC CAM
KẾT QUỐC TẾ
Lớp MH : 0200
Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Duy
Giảng viên hướng dẫn : Trần Ngọc
Quỳnh Phương
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
1
TÁC
ĐỘNG
CỦA HỘI
NHẬP ĐẾN
THỊ
TRƯỜNG
Ô TÔ
NHẬP
KHẨU
CỦA VIỆT
NAM
Lời mở đầu
Nghành công nghiệp ô của Việt Nam vẫn nghành non trẻ, Chính phủ Việt
Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển nghành công nghiệp ô với
mong muốn đưa nghành công nghiệp ô trở thành nghành mũi nhọn vào năm
2020. Trong những năm qua Nhà nước đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của
nghành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế luôn tạo điều kiện
thuận lợi thông qua việc thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến
khích các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu vào sản xuất ô phụ
tùng. Nhưng sau hơn 20 năm xây dựng phát triển nghành, công nghiệp ô
Việt Nam dường như vẫn chưa đi được bao xa so với điểm xuất phát. Tính cho
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện, phụ tùng
nhằm đáp ứng cho nhu cầu lắp ráp cho các loại ô trong nước. Giá của ô
thước dạng đắt nhất thế giới, gây ra rất nhiều thiệt thòi cho người tiêu dùng nội
địa. Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các Bộ nghành liên quan xem xét
lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạt được cũng như những
hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát
triển nghành. Trong đó hoạt động nhập khẩu ô một lĩnh vực đặt biệt quan
trọng bối cảnh Việt Nam đang càng ngày hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc
tế. Chínhnhững do đặc biệt đã khiến người viết lựa chọn đề tài “ Tác động
của hội nhập đến thị trường nhập khẩu ô tô của Việt Nam”.
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Trần Ngọc Quỳnh Phương giảng viên giảng
dạy môn học Hội Nhập & Các Cam Kết Quốc Tế đã giảng dạy chúngi một cách
tận tình dễ hiểu nhất để sinh viên thể áp dụng kiến thức một cách hữu dụng
hiệu quả vào bài điển cứu này. Đồng thời, Cô đã hướng dẫn chúng em một cách chi tiết
1
về cách thực hiện điển cứu cũng như tạo hội để sinh viên thể thực hiện điển cuối
kì một cách tốt nhất dựa trên khả năng của mình.
2
MỤC LỤC
Contents
Lời mở đầu...................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1
MỤC LỤC....................................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH.....................................................................................................3
Phần I: Nội dung các hiệp định Việt Nam tham gia liên quan đến tác
động của hội nhập đến thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam................................3
a) Cam kết với EVFTA.........................................................................................3
b) Cam kết với WTO............................................................................................4
c) Các cam kết trong hiệp định ASEAN- Hàn Quốc.............................................5
d) Các cam kết trong ASEAN và các hiệp định ASEAN +1.................................5
e) Đối với cam kết theo TPP.................................................................................5
Phần II: Cam kết của Việt Nam..................................................................................6
Cam kết của Việt Nam với các hiệp định về nhập khẩu ô tô......................................6
Các hàng rào phi thuế quan dựng lên để bảo hộ ngành ô tô trong nước.....................6
Chính phủ duy trì chính sách bảo hộ ngành ô tô khi gia nhập EFTA.........................6
Việt Nam đã cam kết về thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô..............................6
Phần III: Tình hình thực thi các cam kết của Việt Nam..............................................7
Đối với CPTPP và EVFTA........................................................................................7
Cung ô tô nhập khẩu..................................................................................................9
Phần IV: Những điểm thuận lợi và bất lợi của Việt Nam khi thực hiện cam kết........9
Về thuận lợi...............................................................................................................9
Về mặt bất lợi..........................................................................................................10
Đe doạ sản xuất trong nước.....................................................................................10
3
KẾT LUẬN.................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11
Bibliography...............................................................................................................11
NỘI DUNG CHÍNH
Phần I: Nội dung các hiệp định Việt Nam tham gia liên quan đến tác động
của hội nhập đến thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam
a) Cam kết với EVFTA
Theo điều khoản của Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ dần dở bỏ xoá bỏ thuế nhập
khẩu xe châu Âu, mỗi năm giảm từ 6,8%-7%. Trước khi EVFTA, ô nhập khẩu từ
châu Âu về Việt Nam phải chịu mức thuế 70% tính theo gia trị khai báo hải quan áp
dụng theo thuế suất tối huệ quốc (MFN) trong các thành viên WTO. Theo lộ trình giảm
thuế của hiệp định EVFTA thì 1/8/2020 Việt Nam sẽ cắt giảm thuế trong vòng 10 năm,
mỗi năm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm về 0%.
Bảng 1: Lộ trình cắt giảm thuế của EU Và Việt Nam đối các mặt hàng ô tô
4
Ý nghĩa các ký hiệu
A: Thuế cơ sở được xoá bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực
B7: Thuế cơ sở được xoá bỏ sau 8 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm hiệp
định có hiệu lực.
B9: Thuế sở được xoá bỏ sau 10 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm
hiệp định có hiệu lực.
B10: Thuế cơ sở được xoá bỏ sau 11 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm
hiệp định có hiệu lực
5
b) Cam kết với WTO
Mức cam kết thuế nhập đối với ô tô nguyên chiếc không giống nhau giữa nhóm
cam kết. Cụ thể xem bảng dưới đây
6
Bảng 2: Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô nguyên
chiếc và phụ tùng nhập khẩu ô tô
c) Các cam kết trong hiệp định ASEAN- Hàn Quốc
Hầu hết những chiếc xe trong danh sách đều được miễn giảm thuế. Đối với
các loại xe thiết kế chuyên dụng như xe chở rác, xe đông lạnh, cam kết giảm
xuống 0% trong năm 2016.
d) Các cam kết trong ASEAN và các hiệp định ASEAN +1
Mức thuế nhập khẩu Việt Nam cam kết thấp hơn hẳn so với những cam kết
trong WTO. Đặc biệt đến năm 2018, hầu hết mức thuế nhập khẩu ô từ những
quốc gia trong ASEAN +1 sẽ về 0%.
Bảng 3: Các cam kết về cắt giảm thuế trong ASEAN các hiệp định ASEAN
+1 đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc
e) Đối với cam kết theo TPP
Việt Nam cam kết mở cửa thị trường ô tô với xe từ 3.0L trở lên, theo lộ trình về
0% sau 10 năm, nhưng không đề cập đến các dòng xe dung tích xi lanh dưới
3.0L.
7
Phần II: Cam kết của Việt Nam
Cam kết của Việt Nam với các hiệp định về nhập khẩu ô tô
Đối với các hàng rào phi thuế quan, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham
gia đều đặt ra các quy định chung về việc loại bỏ hạn nghạch nhập khẩu, các hạn chế
định lượng và các rào cản phi thuế quan khác. Cụ thể, Việt Nam sẽ xoá bỏ tất cả các hạn
chế về số lượng, hạn chế về ngoại hối. Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được Việt
Nam xoá dần trong vòng chậm nhất mười năm sau khi sản phảm được hưởng ưu đãi
hầu hết các hiệp định. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải thống nhất các tiêu chuẩn chất
lượng, công khai chính sáchthừa nhận các chứng nhận chất lượng của các nước đối
tác. Trong trường hợp khẩn cấp khi số lượng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương
hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán, Việt Nam vẫn thể áp
dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng nhập khẩu. Việt Nam vẫn có thể
áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp trong trường hợp điều tra phát
hiện có hành động thương mại không công bằng từ các đối tác.
Các hàng rào phi thuế quan dựng lên để bảo hộ ngành ô tô trong nước
Trước sự cạnh tranh gay gắt của ô nhập khẩu, đặc biệt khi thuế suất khẩu ô nhập
khẩu từ khu vực ASEAN được giảm về 0%. Chính phủ đã ban hành một số chính sách
với mục tiêu bảo hộ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa. Ví dụ: Nghị định 116 thắt chặt
điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩi ô tô; Thông 03/2018 quy định
về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường đói với ô nhập khẩu;
Nghị định 125 về giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô điều kiện về sản lương theo
từng năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các hãng xe lắp ráp nội địa
Chính phủ duy trì chính sách bảo hộ ngành ô tô khi gia nhập EFTA
Nhìn vào lộ trình cắt giảm thuế của hai phía đối với mặt hàng ô tô có thể thấy Việt Nam
đang thực thi chính sách bảo bộ nghành sản xuất, lắp ráp ô tô, với mức thuế sở cao,
và thời gian bảo hộ kéo dài.
8
Việt Nam đã cam kết về thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
Đối với cam kết trong WTO, mức cam kết về thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng
ô 12%- 25%, tuỳ theo chủng loại. Theo đó, mức thuế suất bình quan đối với phụ
tùng ô sẽ giảm 24.3% tại thời điểm gia nhập (2007) xuống còn 20.5% thời điểm
cuối cùng ( sau 3 đến 5 năm).
Đối với CEPT/ AFTA, mức cam kết 5% tại thời điểm 1/1/2006 giảm xuống 0%
vào năm 2015; đối với ASEAN- Trung Quốc mức giảm cuối cùng là 5% vào năm 2018.
Phần III: Tình hình thực thi các cam kết của Việt Nam
Đối với CPTPP và EVFTA
Hai hiệp định FTA quan trọng là CPTPP và EVFTA, Việt Nam đều cam kết giảm và bỏ
thuế xe nhập rất nhanh từ 7 đến 13 năm tới. Cụ thể, năm 2018, Việt Nam và 10 quốc gia
khác, trong đó Nhật Bản, Úc, Canada, Singapore,, Mexico,… đã chính thức kết
Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPPTPP) với hiều
chế mở cửa về thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ và môi trường…
Theo Nghị định 57/2019 của Chính phủ về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2019-2022,
mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ từ Mexico sẽ xuống mức thấp nhất
56% vào năm 2022.
Theo Nghị định 57/2019 của Chính phủ về biểu quyết thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2019-
2022, mức thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ từ Mexico sẽ xuống
mức thấp nhất 56% vào 2022.
Hiện Việt Nam nhập khẩu xe con dưới 9 chỗ từ Nhật rất hạn chế, chủ yếu tập trung một
vài dòng xe sang; xe nhập từ Nhật chủ yếu là loại se chuyên dùng, xe khách. Xe dưới 9
chỗ ngồi của các thương hiệu Nhật như Honda, Mitsubishi, Toyota, Subaru về Việt Nam
chủ yếu được nhập từ Thái Lan, Indonesia nên thuế suất 0% từ năm 2018.
9
Theo hướng dẫn của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành mới đây về
miễn thuế xuất khẩu hàng hoá theo EVFTA giai đoạn 2020-2022, thuế suất thuế nhập
khẩu xe hơi từ EU, chủ yếu Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển… về Việt Nam sẽ giảm trung
bình từ 6,8% đến 7,4%/năm (tuỳ theo dung tích).
Với mức thuế xe EU hiện nay đang bị đánh từ 67-70,9% vào Việt Nam, thế với lộ
trình cắt giảm từ 6,8%-7,4%/năm, xe EU về Việt Nam sẽ phải mất từ 9-10 năm để bỏ
thuế. bắt đầu từ năm thứ 3 đến năm thứ 5, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh
hơn vài chục %.
Ngoài thị trường xe mới, Hiệp định CPTPP còn quy định cho phép nhập khẩu ô
qua sử dụng (sử dụng không quá 5 năm tại nước xuất khẩu). Cụ thể, năm 2019, Việt
Nam được phép nhập 66 chiếc xe qua sử dụng đấu giá hạn ngạch thuế quan, trong đó
Bộ Công Thương đã đấu gá thành công 33 xe có dung tích trên 3.000 cc, 33 xe có dung
tích dưới 3.000 cc.
10
Cung ô tô nhập khẩu
- Nghị định 116 khiến lượng ô tô nhập khẩu sụt giảm trong năm 2018. Năm 2018
lượng ô tô nhập khẩu giảm hơn 6% so với năm 2017, chủ yếu là do tác động của
nghị định 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu
linh kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định này đã
tình” trở thành một rào cản đối với các doanh nghiệp kinh doanh phân
phối xe nhập khẩu.
- Ô nhập khẩu từ Thái Lan Indonesia tăng mạnh nhờ hiệp định ATIGA. 6
tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu tới 75.437 chiếc ô nguyên chiếc
các loại, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2017. Kim nghạch ô6 tháng đầu
năm 2018 đạt 1,68 tỷ USD, tăng 5 lần so với cùng kì năm 2017. Trong đó, lượng
ô nhập khẩu chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan Indonesia, do 2 nước này
được hưởng thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA hiệu lực từ ngày
01/01/2018.
Phần IV: Những điểm thuận lợi và bất lợi của Việt Nam khi thực hiện cam kết
Về thuận lợi
Không còn vướng về thủ tục, lợi thế thuế giảm khiến lượng xe nhập khẩu tiếp tục gia
tăng nhanh chóng trong năm 2019 khi lượng ô trung bình hàng tháng luôn đạt trên
11.000 xe, cao điểm tháng lên tới 14-15.000 xe. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã
75.438 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam, đạt giá trị 1,68 tỷ USD.
11
Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng số ô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm
đến hết tháng 8/2019 đạt 96.000 chiếc, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 229% về lượng và tăng
205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
CPTPP cho phép nhập khẩu xe (sử dụng không quá 5 năm tại nước xuất khẩu),
song chỉ theo hạn ngạch tối thiểu 66 chiếc tăng bình quân 6 chiếc /năm. Như vậy,
nhiều khả năng các mẫu xe khó khả năng tràn ngập Việt Nam, gây rủi ro môi
trường và điều này cũng không tác động nhiều đến thị trường xe cũ.
Về mặt bất lợi
Đe doạ sản xuất trong nước
Điều mà trong nước đang quan tâm đóviệc đe doạ đến sản xuất thị trường ô tô trong
nước. Trong nước đã nhiều sự nỗ lực trong việc đầu cũng như nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, tung ra nhiều sản phẩm mới để cạnh tranh với sản phẩm
nhập khẩu. Sản xuất ô tô trong ước đã bước đầu khẳng định được vai trò, vị trí đối với
thị trường ô trong nước từng bước phát triển về lượng chất. Tuy nhiên với
chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam vẫn đang khá cao, vì vậy việc doanh nghiệp ô
sản xuất xe ô trong nước khó cạnh tranh đối với xe nhập khẩu từ thị
trường ASEAN do được hưởng ưu đãi thuế.
KẾT LUẬN
Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan của các hiệp định mà Việt Nam đã kí với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới mở ra cánh cửa hàng hoá được thông quan dễ
dàng hơn không chịu nhiều thuế trước khi không những hiệp định. Bên cạnh đó
người dân thể tiếp cận xe ô nhập khẩu với mức giá phải chăng không mắc hơn
trước không mắc hơn trước khi chưa hiệp định. Tác động của thị trường nhập nhập
khẩu ô đã gây sức ép thị trường cạnh tranh làm ngành công nghiệp ô trong nước
12
khó khăn. Nếu trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ ô tô từ nước ngoài để đáp
ứng nhu cầu trong nước, thì đến na, một phần nhu cầu đã được doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp trong nước đáp ứng. Do lượng xe nhập về nhiều khiến cho doanh nghiệp sản
xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô
phải chịu sự canh tranh gay gắt với thị trường ô tô nhập khẩu nên doanh nghiệp lắp ráp
trong nước cũng phải dừng nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bibliography
(2020). BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH Ô TÔ. ASEAN SECURITIES.
Anh, M. (1/2018). Thuế nhập khẩu ô từ ASEAN chính thức còn 0%.
tapchitaichinh online.
Hà, N. (9/2019). Thuế nhập khẩu giảm theo cam kết: Lo cho sản xuất ô tô trong
nước. .haiquanonline.com
(n.d.). HỆ THỐNG NGẮN GỌN VỀ WTO CÁC CAM KẾT KHI GIA NHẬP.
PHÒNG THUONG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
Hoàn, L. V. (4/2019). TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU -Báo Cáo nghành ô tô.
PHÂN TÍCH . TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH .
Ngà, L. (6/2021). Những thách thức của ngành công nghiệp ô Việt Nam.
Doanh nghiệp hội nhập .
Nguyên, A. (8/2020). Lần đầu tiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô
cũ. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Thuỷ, T. (5/2021). EVFTA: Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm giá nhưng vẫn
khó cạnh tranh. Báo Công Thương.
Trí, D. (2020). Ký loạt FTA, bao giờ xe của các 'thiên đường ô tô' được bỏ thuế ở
Việt Nam? Vietnamnet.
Từ Thuý Anh, Phạm Xuân Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Hương . (11/2017).
NHẬP KHẨU Ô CỦA VIỆT NAM TỪ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN
13
CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) .
Trường Đại Học Ngoại Thương.
14
| 1/15

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN --- * ---
BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HỌC ĐỀ TÀI: Môn học : HỘI NHẬP VÀ CÁC CAM TÁC KẾT QUỐC TẾ Lớp MH : 0200 ĐỘNG
Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Duy CỦA HỘI
Giảng viên hướng dẫn : Trần Ngọc
NHẬP ĐẾN Quỳnh Phương THỊ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022 TRƯỜNG Ô TÔ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 1 Lời mở đầu
Nghành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn là nghành non trẻ, Chính phủ Việt
Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển nghành công nghiệp ô tô với
mong muốn đưa nghành công nghiệp ô tô trở thành nghành mũi nhọn vào năm
2020. Trong những năm qua Nhà nước đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của
nghành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện
thuận lợi thông qua việc thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến
khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ
tùng. Nhưng sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển nghành, công nghiệp ô tô
Việt Nam dường như vẫn chưa đi được bao xa so với điểm xuất phát. Tính cho
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện, phụ tùng
nhằm đáp ứng cho nhu cầu lắp ráp cho các loại ô tô trong nước. Giá của ô tô
thước dạng đắt nhất thế giới, gây ra rất nhiều thiệt thòi cho người tiêu dùng nội
địa. Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các Bộ nghành liên quan xem xét
lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạt được cũng như những
hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát
triển nghành. Trong đó hoạt động nhập khẩu ô tô là một lĩnh vực đặt biệt quan
trọng bối cảnh Việt Nam đang càng ngày hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc
tế. Chính vì những lý do đặc biệt đã khiến người viết lựa chọn đề tài “ Tác động
của hội nhập đến thị trường nhập khẩu ô tô của Việt Nam”. LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Trần Ngọc Quỳnh Phương – giảng viên giảng
dạy môn học Hội Nhập & Các Cam Kết Quốc Tế vì đã giảng dạy chúng tôi một cách
tận tình và dễ hiểu nhất để sinh viên có thể áp dụng kiến thức một cách hữu dụng và
hiệu quả vào bài điển cứu này. Đồng thời, Cô đã hướng dẫn chúng em một cách chi tiết 1
về cách thực hiện điển cứu cũng như tạo cơ hội để sinh viên có thể thực hiện điển cuối
kì một cách tốt nhất dựa trên khả năng của mình. 2 MỤC LỤC Contents
Lời mở đầu...................................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 3
NỘI DUNG CHÍNH.....................................................................................................3
Phần I: Nội dung các hiệp định mà Việt Nam có tham gia liên quan đến tác
động của hội nhập đến thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam................................3 a)
Cam kết với EVFTA.........................................................................................3 b)
Cam kết với WTO............................................................................................4 c)
Các cam kết trong hiệp định ASEAN- Hàn Quốc.............................................5 d)
Các cam kết trong ASEAN và các hiệp định ASEAN +1.................................5 e)
Đối với cam kết theo TPP.................................................................................5
Phần II: Cam kết của Việt Nam..................................................................................6
Cam kết của Việt Nam với các hiệp định về nhập khẩu ô tô......................................6
Các hàng rào phi thuế quan dựng lên để bảo hộ ngành ô tô trong nước.....................6
Chính phủ duy trì chính sách bảo hộ ngành ô tô khi gia nhập EFTA.........................6
Việt Nam đã cam kết về thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô..............................6
Phần III: Tình hình thực thi các cam kết của Việt Nam..............................................7
Đối với CPTPP và EVFTA........................................................................................7
Cung ô tô nhập khẩu..................................................................................................9
Phần IV: Những điểm thuận lợi và bất lợi của Việt Nam khi thực hiện cam kết........9
Về thuận lợi...............................................................................................................9
Về mặt bất lợi..........................................................................................................10
Đe doạ sản xuất trong nước.....................................................................................10 3
KẾT LUẬN.................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11
Bibliography...............................................................................................................11 NỘI DUNG CHÍNH
Phần I: Nội dung các hiệp định mà Việt Nam có tham gia liên quan đến tác động
của hội nhập đến thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam
a) Cam kết với EVFTA
Theo điều khoản của Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ dần dở bỏ và xoá bỏ thuế nhập
khẩu xe châu Âu, mỗi năm giảm từ 6,8%-7%. Trước khi có EVFTA, ô tô nhập khẩu từ
châu Âu về Việt Nam phải chịu mức thuế 70% tính theo gia trị khai báo hải quan áp
dụng theo thuế suất tối huệ quốc (MFN) trong các thành viên WTO. Theo lộ trình giảm
thuế của hiệp định EVFTA thì 1/8/2020 Việt Nam sẽ cắt giảm thuế trong vòng 10 năm,
mỗi năm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm về 0%.
Bảng 1: Lộ trình cắt giảm thuế của EU Và Việt Nam đối các mặt hàng ô tô 4 Ý nghĩa các ký hiệu
A: Thuế cơ sở được xoá bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực
B7: Thuế cơ sở được xoá bỏ sau 8 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm hiệp định có hiệu lực.
B9: Thuế cơ sở được xoá bỏ sau 10 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm
hiệp định có hiệu lực.
B10: Thuế cơ sở được xoá bỏ sau 11 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm
hiệp định có hiệu lực 5 b) Cam kết với WTO
Mức cam kết thuế nhập đối với ô tô nguyên chiếc không giống nhau giữa nhóm cam kết. Cụ thể xem bảng dưới đây 6
Bảng 2: Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô nguyên
chiếc và phụ tùng nhập khẩu ô tô
c) Các cam kết trong hiệp định ASEAN- Hàn Quốc
Hầu hết những chiếc xe trong danh sách đều được miễn giảm thuế. Đối với
các loại xe thiết kế chuyên dụng như xe chở rác, xe đông lạnh, cam kết giảm xuống 0% trong năm 2016.
d) Các cam kết trong ASEAN và các hiệp định ASEAN +1
Mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam cam kết thấp hơn hẳn so với những cam kết
trong WTO. Đặc biệt đến năm 2018, hầu hết mức thuế nhập khẩu ô tô từ những
quốc gia trong ASEAN +1 sẽ về 0%.
Bảng 3: Các cam kết về cắt giảm thuế trong ASEAN và các hiệp định ASEAN
+1 đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc
e) Đối với cam kết theo TPP
Việt Nam cam kết mở cửa thị trường ô tô với xe từ 3.0L trở lên, theo lộ trình về
0% sau 10 năm, nhưng không đề cập đến các dòng xe dung tích xi lanh dưới 3.0L. 7
Phần II: Cam kết của Việt Nam
Cam kết của Việt Nam với các hiệp định về nhập khẩu ô tô
Đối với các hàng rào phi thuế quan, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham
gia đều đặt ra các quy định chung về việc loại bỏ hạn nghạch nhập khẩu, các hạn chế
định lượng và các rào cản phi thuế quan khác. Cụ thể, Việt Nam sẽ xoá bỏ tất cả các hạn
chế về số lượng, hạn chế về ngoại hối. Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được Việt
Nam xoá dần trong vòng chậm nhất mười năm sau khi sản phảm được hưởng ưu đãi ở
hầu hết các hiệp định. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải thống nhất các tiêu chuẩn chất
lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của các nước đối
tác. Trong trường hợp khẩn cấp khi số lượng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương
hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán, Việt Nam vẫn có thể áp
dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng nhập khẩu. Việt Nam vẫn có thể
áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp trong trường hợp điều tra và phát
hiện có hành động thương mại không công bằng từ các đối tác.
Các hàng rào phi thuế quan dựng lên để bảo hộ ngành ô tô trong nước
Trước sự cạnh tranh gay gắt của ô tô nhập khẩu, đặc biệt khi thuế suất khẩu ô tô nhập
khẩu từ khu vực ASEAN được giảm về 0%. Chính phủ đã ban hành một số chính sách
với mục tiêu bảo hộ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa. Ví dụ: Nghị định 116 thắt chặt
điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩi ô tô; Thông tư 03/2018 quy định
về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đói với ô tô nhập khẩu;
Nghị định 125 về giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô có điều kiện về sản lương theo
từng năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các hãng xe lắp ráp nội địa
Chính phủ duy trì chính sách bảo hộ ngành ô tô khi gia nhập EFTA
Nhìn vào lộ trình cắt giảm thuế của hai phía đối với mặt hàng ô tô có thể thấy Việt Nam
đang thực thi chính sách bảo bộ nghành sản xuất, lắp ráp ô tô, với mức thuế cơ sở cao,
và thời gian bảo hộ kéo dài. 8
Việt Nam đã cam kết về thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
Đối với cam kết trong WTO, mức cam kết về thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng
ô tô là 12%- 25%, tuỳ theo chủng loại. Theo đó, mức thuế suất bình quan đối với phụ
tùng ô tô sẽ giảm 24.3% tại thời điểm gia nhập (2007) xuống còn 20.5% ở thời điểm
cuối cùng ( sau 3 đến 5 năm).
Đối với CEPT/ AFTA, mức cam kết là 5% tại thời điểm 1/1/2006 và giảm xuống 0%
vào năm 2015; đối với ASEAN- Trung Quốc mức giảm cuối cùng là 5% vào năm 2018.
Phần III: Tình hình thực thi các cam kết của Việt Nam
Đối với CPTPP và EVFTA
Hai hiệp định FTA quan trọng là CPTPP và EVFTA, Việt Nam đều cam kết giảm và bỏ
thuế xe nhập rất nhanh từ 7 đến 13 năm tới. Cụ thể, năm 2018, Việt Nam và 10 quốc gia
khác, trong đó có Nhật Bản, Úc, Canada, Singapore,, Mexico,… đã chính thức ký kết
Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPPTPP) với hiều cơ
chế mở cửa về thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ và môi trường…
Theo Nghị định 57/2019 của Chính phủ về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2019-2022,
mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ từ Mexico sẽ xuống mức thấp nhất 56% vào năm 2022.
Theo Nghị định 57/2019 của Chính phủ về biểu quyết thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2019-
2022, mức thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ từ Mexico sẽ xuống
mức thấp nhất 56% vào 2022.
Hiện Việt Nam nhập khẩu xe con dưới 9 chỗ từ Nhật rất hạn chế, chủ yếu tập trung một
vài dòng xe sang; xe nhập từ Nhật chủ yếu là loại se chuyên dùng, xe khách. Xe dưới 9
chỗ ngồi của các thương hiệu Nhật như Honda, Mitsubishi, Toyota, Subaru về Việt Nam
chủ yếu được nhập từ Thái Lan, Indonesia nên thuế suất 0% từ năm 2018. 9
Theo hướng dẫn của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành mới đây về
miễn thuế xuất khẩu hàng hoá theo EVFTA giai đoạn 2020-2022, thuế suất thuế nhập
khẩu xe hơi từ EU, chủ yếu là Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển… về Việt Nam sẽ giảm trung
bình từ 6,8% đến 7,4%/năm (tuỳ theo dung tích).
Với mức thuế xe EU hiện nay đang bị đánh từ 67-70,9% vào Việt Nam, vì thế với lộ
trình cắt giảm từ 6,8%-7,4%/năm, xe EU về Việt Nam sẽ phải mất từ 9-10 năm để bỏ
thuế. Và bắt đầu từ năm thứ 3 đến năm thứ 5, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh hơn vài chục %.
Ngoài thị trường xe mới, Hiệp định CPTPP còn có quy định cho phép nhập khẩu ô tô
qua sử dụng (sử dụng không quá 5 năm tại nước xuất khẩu). Cụ thể, năm 2019, Việt
Nam được phép nhập 66 chiếc xe qua sử dụng đấu giá hạn ngạch thuế quan, trong đó
Bộ Công Thương đã đấu gá thành công 33 xe có dung tích trên 3.000 cc, 33 xe có dung tích dưới 3.000 cc. 10
Cung ô tô nhập khẩu -
Nghị định 116 khiến lượng ô tô nhập khẩu sụt giảm trong năm 2018. Năm 2018
lượng ô tô nhập khẩu giảm hơn 6% so với năm 2017, chủ yếu là do tác động của
nghị định 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu
linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định này đã “
vô tình” trở thành một rào cản đối với các doanh nghiệp kinh doanh và phân
phối xe nhập khẩu. -
Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia tăng mạnh nhờ hiệp định ATIGA. 6
tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu tới 75.437 chiếc ô tô nguyên chiếc
các loại, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2017. Kim nghạch ô tô 6 tháng đầu
năm 2018 đạt 1,68 tỷ USD, tăng 5 lần so với cùng kì năm 2017. Trong đó, lượng
ô tô nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, do 2 nước này
được hưởng thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Phần IV: Những điểm thuận lợi và bất lợi của Việt Nam khi thực hiện cam kết Về thuận lợi
Không còn vướng về thủ tục, lợi thế thuế giảm khiến lượng xe nhập khẩu tiếp tục gia
tăng nhanh chóng trong năm 2019 khi lượng ô tô trung bình hàng tháng luôn đạt trên
11.000 xe, cao điểm có tháng lên tới 14-15.000 xe. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có
75.438 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam, đạt giá trị 1,68 tỷ USD. 11
Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm
đến hết tháng 8/2019 đạt 96.000 chiếc, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 229% về lượng và tăng
205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dù CPTPP cho phép nhập khẩu xe cũ (sử dụng không quá 5 năm tại nước xuất khẩu),
song chỉ theo hạn ngạch tối thiểu 66 chiếc và tăng bình quân 6 chiếc /năm. Như vậy,
nhiều khả năng các mẫu xe cũ khó có khả năng tràn ngập Việt Nam, gây rủi ro môi
trường và điều này cũng không tác động nhiều đến thị trường xe cũ. Về mặt bất lợi
Đe doạ sản xuất trong nước
Điều mà trong nước đang quan tâm đó là việc đe doạ đến sản xuất thị trường ô tô trong
nước. Trong nước đã có nhiều sự nỗ lực trong việc đầu tư cũng như nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, tung ra nhiều sản phẩm mới để cạnh tranh với sản phẩm
nhập khẩu. Sản xuất ô tô trong ước đã bước đầu khẳng định được vai trò, vị trí đối với
thị trường ô tô trong nước và có từng bước phát triển về lượng và chất. Tuy nhiên với
chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam vẫn đang khá cao, vì vậy việc doanh nghiệp ô
tô sản xuất xe ô tô trong nước khó mà cạnh tranh đối với xe nhập khẩu từ thị
trường ASEAN do được hưởng ưu đãi thuế. KẾT LUẬN
Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan của các hiệp định mà Việt Nam đã kí với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới mở ra cánh cửa hàng hoá được thông quan dễ
dàng hơn không chịu nhiều thuế trước khi không có những hiệp định. Bên cạnh đó
người dân có thể tiếp cận xe ô tô nhập khẩu với mức giá phải chăng không mắc hơn
trước không mắc hơn trước khi chưa ký hiệp định. Tác động của thị trường nhập nhập
khẩu ô tô đã gây sức ép thị trường cạnh tranh làm ngành công nghiệp ô tô trong nước 12
khó khăn. Nếu trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ ô tô từ nước ngoài để đáp
ứng nhu cầu trong nước, thì đến na, một phần nhu cầu đã được doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp trong nước đáp ứng. Do lượng xe nhập về nhiều khiến cho doanh nghiệp sản
xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô
phải chịu sự canh tranh gay gắt với thị trường ô tô nhập khẩu nên doanh nghiệp lắp ráp
trong nước cũng phải dừng nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bibliography
(2020). BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH Ô TÔ. ASEAN SECURITIES.
Anh, M. (1/2018). Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN chính thức còn 0%. tapchitaichinh online.
Hà, N. (9/2019). Thuế nhập khẩu giảm theo cam kết: Lo cho sản xuất ô tô trong
nước. haiquanonline.com.
(n.d.). HỆ THỐNG NGẮN GỌN VỀ WTO VÀ CÁC CAM KẾT KHI GIA NHẬP.
PHÒNG THUONG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
Hoàn, L. V. (4/2019). Báo Cáo nghành ô tô. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU -
PHÂN TÍCH . TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH .
Ngà, L. (6/2021). Những thách thức của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Doanh nghiệp hội nhập .
Nguyên, A. (8/2020). Lần đầu tiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô
cũ. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Thuỷ, T. (5/2021). EVFTA: Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm giá nhưng vẫn
khó cạnh tranh. Báo Công Thương.
Trí, D. (2020). Ký loạt FTA, bao giờ xe của các 'thiên đường ô tô' được bỏ thuế ở Việt Nam? Vietnamnet.
Từ Thuý Anh, Phạm Xuân Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Hương . (11/2017).
NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM TỪ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN 13
CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) .
Trường Đại Học Ngoại Thương. 14