-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo hội nhập - Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo hội nhập - Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Báo cáo hội nhập và cam kết quốc tế 2 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo hội nhập - Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo hội nhập - Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Báo cáo hội nhập và cam kết quốc tế 2 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ MÔN HỌC
HỘI NHẬP VÀ CAM KẾT QUỐC TẾ LỚP 2543
BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN NGỌC QUỲNH TÊN ĐỀ TÀI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP CPTPP
Thành viên của nhóm:
1. Trần Mạnh Hiếu - 22002702
2. Nguyễn Trần Hoàng Vy - 2172613
3. Nguyễn Nhựt Phi – 22014756
4. Đặng Trần Phúc Thịnh - 2197832
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC HỌ VÀ TÊN MSSV
NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG TRẦN MẠNH HIẾU 22002702
Phần 3, tổng hợp, chỉnh sửa báo cáo NGUYỄN TRẦN HOÀNG VY 2172613
Phần 1, hỗ trợ nội dung NGUYỄN NHỰT PHI 22014756 Phần 4 ĐẶNG TRẦN PHÚC THỊNH 2197832 Phần 2 2 MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT............................................................................5
TRÍCH YẾU.................................................................................6
LỜI CẢM ƠN...............................................................................7
1. Nội dung của Hiệp định CPTPP liên quan đến ngành du
lịch...............................................................................................8
1.1. Tổng quan về CPTPP........................................................................................8
1.1.1. Quá trình hình thành.................................................................................8
1.1.2. Nội dung về thương mại dịch vụ - đầu tư xuyên biên giới......................9
1.2 Tình hình mở cửa của ngành du lịch của Việt Nam........................................9
2. Cam kết của Việt Nam về mở cửa của ngành du lịch trong
CPTPP......................................................................................13
2.1. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới.............................................................13
2.2. Cam kết trong danh mục NCM.....................................................................16
2.2.1. Phụ lục 1....................................................................................................16
2.2.2. Phụ lục 2....................................................................................................17
3. Tình hình thực thi cam kết của ngành du lịch Việt Nam
trong Hiệp định CPTPP..........................................................19
3.1. Mục tiêu............................................................................................................19
3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu.....................................................................................19
3.3. Tổ chức thực hiện............................................................................................20
3.4. Các công việc triển khai thực hiện theo hiệp định CPTPP của các bộ đối
với ngành du lịch....................................................................................................21
4. Cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch khi Việt Nam
tham gia Hiệp định CPTPP....................................................22
4.1. Cơ hội và thách thức.......................................................................................22
4.1.1. Đối với chính phủ......................................................................................23
4.1.2. Đối với doanh nghiệp................................................................................24
4.1.3. Đối với người tiêu dùng............................................................................25
4.1.4. Một số giải pháp........................................................................................26
KẾT LUẬN.................................................................................28 3
Tài liệu tham khảo:.................................................................29
Dữ liệu quét Turnitin:.............................................................30 4 LỜI CAM KẾT
“Chúng tôi đã đọc và hiểu được về các hành vi vi phạm liêm
chính học thuật. Chúng tôi cam đoan bằng danh dự cá nhân rằng
bài làm này do chúng tôi tự thực hiện và không có vi phạm về liêm chính học thuật.” Ngày 16 tháng 7 năm 2022 5 TRÍCH YẾU
Bài báo cáo này cung cấp góc nhìn khái quát từ nội dung tìm hiểu
được về cơ hội thách thức ngành du lịch của Việt Nam đang gặp
phải khi Việt Nam trở thành đối tác của Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (còn được gọi tắt là
CPTPP). Để hoàn thành bài báo cáo này, nhóm chúng tôi đã dùng
nhiều cách để tìm kiếm những thông tin trên mạng cũng như
những trang báo chính thống từ chính phủ và báo mạng điện tử.
Quá trình đó đã mang lại cho nhóm chúng tôi hiểu một cách khái
quát về Hiệp định CPTPP cũng những những tác động, kết quả,
nguyên nhân và cơ hội thách thức đến ngành du lịch Việt Nam sau
khi trở thành một thành viên trong Hiệp định này. 6 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo về cơ hội và thách thức đối
với hoạt động du lịch của Việt Nam khi hội nhập vào CPTPP. Lời
đầu tiên nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến giảng viên
dạy bộ môn Hội nhập & cam kết Quốc tế đã dạy cho chúng tôi
hiểu được nhiều bài học để giúp chúng tôi hoàn thành tốt môn
học. Bên cạnh đó cũng là sự cố gắng của các thành viên trong
nhóm đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ được giao. Vì nhóm
chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót nên chưa có thể đáp ứng đủ nhu
cầu kiến thức chuyên sâu mong được thông cảm từ quý thầy cô
cũng như những người đọc được bài báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn! 7
1. Nội dung của Hiệp định CPTPP liên quan đến ngành du lịch
1.1. Tổng quan về CPTPP
1.1.1. Quá trình hình thành
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - CPTPP là một hiệp
định thương mại tự do giữa Canada và 10 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương: Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc, New zealand, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico
và Việt Nam. Sau khi đàm phán thành công và kí kết hiệp định, các quốc gia trong hiệp
định sẽ trở thành một khối thương mại đại diện cho gần 500 triệu người tiêu dùng và
chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu, cung cấp quyền hưởng ưu đãi ở các thị trường
thương mại ở tại Châu Á và Châu Mỹ - Latinh.
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đầu tiên tại sáu quốc gia: Canada, Nhật Bản,
Úc, Mexico, New Zealand và Singapore đã đồng ý thoả thuận vào ngày 30 tháng 12
năm 2018. Đối với Việt Nam, CPTPP có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019.
Hình 1: bản đồ các nước có ký cam kết CPTPP 8
1.1.2. Nội dung về thương mại dịch vụ - đầu tư xuyên biên giới
CPTPP cung cấp cho Canada quyền thâm nhập vào các thị trường thương mại tại các
quốc gia khác trong các lĩnh vực cụ thể như:
Dịch vụ chuyên nghiệp (Pháp lý, kỹ thuật, kiến trúc) và vận chuyển
Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
Dịch vụ liên quan đến máy tính Dịch vụ xây dựng Dịch vụ môi trường Dịch vụ khai thác
Dịch vụ phân phối năng lượng
Mỗi Quốc gia trong hiệp định CPTPP có các biện pháp cho các hoạt động lĩnh vực cụ
thể có thể bảo lưu hoặc được liệt kê trong phần phụ lục I, II trong thoả thuận.
Ở phần Phụ lục I, mỗi quốc gia CPTPP sẽ có phần danh sách biện pháp được nhắc đến
trong hiệp định. Các biện pháp này sẽ được áp dụng khi quốc gia thực hiện thoả thuận
làm ảnh hưởng đến dịch vụ đầu tư tại quốc gia đó, nếu CPTPP tại quốc gia đó có hiệu
lực và duy trì quan hệ liên quan trong hiệp định. Các biện pháp này không cần phải thay
đổi cho dù không phù hợp với nghĩa vụ đối tác. Các quốc gia cũng đưa ra cam kết nếu
không tuân thủ các biện pháp sẽ bị hạn chế trong tương lai.
Trong phụ lục II, CPTPP có bảo lưu cho các lĩnh vực hoạt động mà quốc gia đó duy trì
linh hoạt cho chính sách thoả thuận hoà thiện hơn trong tương lai. Phần này cho phép
Canada duy trì chính sách trong các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến văn hoá bản địa,
dịch vụ xã hội, chính sách chính phủ tại quốc gia đối tác, y tế xã hội, bảo hiểm, dịch vụ
vận chuyển,… Chính sách bảo lưu trong phụ lục II cho Canada có quyền thay đổi hoặc
đưa ra biện pháp mới có hiệu quả hơn tại các quốc gia đối tác nếu có liên kết trong lâu
dài, điều này dựa trên những ưu tiên trong nước kể đến cam kết CPTPP với Canada.
1.2 Tình hình mở cửa của ngành du lịch của Việt Nam 9
Hình 2: biểu đồ phân tích đo lường sự phục hồi du lịch những khu vực năm 2020
(Nguồn: Skift Research)
Do sự ảnh hưởng Covid - 19, các khu vực có liên kết chặt chẽ với du lịch sẽ bị giảm nếu
số ca tăng, và ngược lại nếu các ca giảm và có biện pháp cụ thể sẽ tăng được số lượng khách du lịch
Hình 3: Tổng thu du lịch khách hàng giai đoạn 2011 - 2020
Những cam kết CPTPP đối với du dịch Việt Nam: 10
Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Việt Nam ban hành biện pháp liên quan đến
dịch vụ bay (trừ bay thương mại), dịch vụ sân bay, điều hành mặt đất. Tổng vốn góp
hoặc cổ phần được sở hữu bởi đônước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn chế ở mức dưới
30% đối với tổng vốn điều và cổ phần hãng hàng không ở Việt Nam.
Đối với dịch vụ đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển: hạn chế đầu tư nước
ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách các đường này. Khi đã thông qua hợp
đồng hợp tác kinh doanh thương mại hoặc liên doanh hoặc có cổ phần thuộc về doanh
nghiệp Việt Nam, phần vốn nước ngoài tuyệt đối không vượt qua 49%.
Đối với dịch vụ giải trí: không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ (bao
gồm: trình diễn nhạc, nhà hát và diễn xiếc). Nhưng đối với các đối tác đầu tư nước
ngoài thông qua liên doanh hoặc sở hữu cổ phần tương tự như dịch vụ đường bộ, đường
biển và đường thuỷ nội địa, phải chiếm cổ phần dưới 49%. Như vậy, đầu tư nước ngoài
sẽ dưới 1 tỷ USD trong lĩnh vực xây dựng, quản lý các công viên giải trí và công viên
theo chủ đề sẽ được duyệt và chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Đối
tác liên kết phải trình bày được khoản đầu tư đó mang lại lợi ích gì cho Việt Nam. Đầu
tư trên 1 tỷ sẽ không phải qua bước này.
Đối với dịch vụ phân phối, mua sắm hàng hoá: Việt Nam đã bảo lưu quyền áp
dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến việc thành lập, quản lý sàn giao dịch
hàng hoá và chợ truyền thống.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng duy trì biện
pháp liên quan đến hỗ trợ địa điểm sản xuất, vấn đề pháp lý, nguồn nhân lực, hỗ trợ
nghiên cứu, cung cấp thông tin thị trường và công nghệ trang bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 11
Hình 4: Khách quốc tế đến Việt Nam từ 6 thị trường trọng điểm CPTPP
Sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam, ngành du lịch nước ta đã phát triển mạnh mẽ, tích cực.
Năm 2011-2018, tốc độ phát triển khách du lịch khá cao chiếm 14,5% năm đối với
khách quốc tế và 14% đối với khách trong nước. Năm 2019, Việt Nam đón khoảng 15,5
triệu khách quốc tế (gấp 3 lần so với năm trước đó).
Tổng doanh thu từ khách du lịch đến Việt Nam tăng lên từ 140 nghìn tỷ đồng năm 2011
tăng lên 610 nghìn tỷ đồng năm 2018, chiến tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24%/năm. GDP tăng từ 3% đến 8%..
Có sự đóng góp từ CPTPP, GDP năm 2018 tăng từ 8% lên 9,1% (tăng 1,1%). Ngoài ra
ngành du lịch Việt còn nhận được các giải như: “Điểm đến hàng đầu thế giới 2019,
Điểm đến ngành GOLF tốt nhất thế giới 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á,..”
CPTPP đóng góp cụ thể vào các chính sách phát triển du lịch, ngành đầu tư phát triển,
doanh nghiệp phát triển kinh doanh du lịch, lao động và việc làm du lịch, thị trường khách du lịch
Các chuyên gia đã đánh giá và nhận định Du lịch là ngành được tác động mạnh nhất là
các Doanh nghiệp du lịch, thị trường đầu tư FDI ngành du lịch, vận tải hàng không và
xuất cảnh cho khách du lịch,… 12
2. Cam kết của Việt Nam về mở cửa của ngành du lịch trong CPTPP
2.1. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới Điều 10.1:
Ngành khai thác đường bay là việc sử dụng nhà gas, đường bay. sân bay và các cách
khai thác kết cấu hạ tầng của các máy bay khác theo thu phí hoặc hợp đồng. Dịch vụ sử
dụng sân bay nhưng không có dịch vụ hỗ trợ chuyến bay.
Dịch vụ đặt trước trên internet là nơi được cung ứng và sử dụng bởi dữ liệu máy tính
chứa các dữ liệu thông tin về giờ khởi hành của chuyến bay, chuyến bay, tình trạng còn
chỗ, giá cả và những quy luật đã đặt ra bởi dịch vụ hàng không về thành của các chuyến
bay, qua đó hầu hết chúng ta có thể đặt trước bằng internet.
Thương mại qua biên giới hoặc cung ứng các giao dịch xuyên qua biên giới là việc sử
dụng và cung ứng các dịch vụ:
Từ quốc gia này sang quốc gia khác
Về một phía trên một quốc gia bởi người dân của một phía trên quốc gia của phía kia
Tuy nhiên, nó không gồm về các khoản bổ sung về đầu tư vào việc cung cấp
dịch vụ trong quốc gia của một phía trên.
Doanh nghiệp được định nghĩa tại điều khoản 1.3 (các định nghĩa chung) và là một chi
nhánh trong những chi nhánh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp của một bên được hiểu là một bên tổ chức và được mở doanh nghiệp
theo luật pháp và quyền hạn của bên đó, cũng như một chi nhánh thực hiện các hoạt
động kinh doanh hợp pháp trên các quốc gia của một bên.
Dịch vụ xử lý mặt đất là các dịch vụ được cung cấp tại sân bay theo hợp đồng hoặc thu
phí và bao gồm: đại diện cho các hãng hàng không, vận hành và thực hiện giám sát,
quản lý những người hành khách, xử lý hành lý, giao nguyên vật liệu (trừ việc chuẩn bị
thực phẩm), vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu bằng máy bay và thư, tiếp tế nhiên
liệu cho máy bay, vệ sinh và bảo dưỡng các dịch vụ hàng không, di chuyển trên mặt đất,
các chuyến bay vận tải, quản lý chuyến bay, phi hành đoàn và định tuyến chuyến bay. 13
Các hoạt động trên đường bay không có hoạt động an ninh, bảo trì lối đường bay, bảo
trì và bảo dưỡng máy móc, máy bay và quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng hàng không và
trung tâm như: hệ thống phân phối nhiên liệu và hệ thống di chuyển trong sân bay.
Biện pháp được thực hiện hoặc tiếp tục là các biện pháp được thực hiện hoặc tiến hành bởi:
Chính quyền nhà nước hay các cơ quan ban ngành có thẩm quyền trung ương,
khu vực hoặc địa phương
Các cơ quan làm việc với tổ chức phi chính phủ với việc tiếp tục thực hiện
quyền đã được cấp chính phủ nhà nước hoặc cơ quan ban ngành.
Giao dịch và marketing dịch vụ vận chuyển đường bay là nơi để máy bay có thể tự
do vận chuyển, nguyên vật liệu và tiếp thị bằng đường hàng không, và hầu hết các khía
cạnh của marketing như ngâm cứu thị trường, quảng cáo và vận chuyển.
Các dịch vụ được cung ứng để thực hiện quyền lực, phương tiện của chính phủ, cho
mỗi bên, hầu hết cái nào được cung cấp hàng không, không trên thương mại hoặc cạnh
tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp.
Hàng không đặc biệt là thực hiện mang tính đột phá nhất là đã sử dụng máy bay và các
hãng hàng không vào mục tiêu quan trọng không chỉ duy nhất là vận chuyển sản phẩm
hay người trên chuyến bay.
Điều 10.2: Phạm vi thực hành chỉnh sửa
Các biện pháp này bao gồm ảnh hưởng đến:
Sản xuất, điều hướng, marketing, bán hoặc cung cấp dịch vụ
Mua, bán hoặc sử dụng, giao dịch cho các dịch vụ
Tiếp cận thực hiện và áp dụng các mạng lưới, phân phối nguyên vật liệu, vận
chuyển hàng hóa hoặc thông tin liên quan đến chuỗi cung cấp dịch vụ
Sự xuất hiện của nhà cung ứng dịch vụ của bên ký kết khác tại bên ký kết đó
Cung cấp các loại trái phiếu, cổ phiếu hoặc các hình thức bảo đảm khác như một
điều kiện để cung cấp các điều khoản dịch vụ.
Điều 10.3: Đối xử quốc gia 14
1. Mỗi bên buộc ứng xử với các giao dịch khác và nhà cung ứng của bên kia không
ít ưu ái hơn so với các dịch vụ và nhà cung ứng của chính mình trong các trường hợp tương tự.
2. Để cải thiện sự chắc chắn của chính quyền địa phương, sự hành xử với các nhà
cung ứng các chuỗi yêu cầu của bên thứ ba đã cùng liên doanh với chính phủ
trong những việc gần như sẽ không thấp hơn sự đối xử được đưa ra.
Điều 10.4: Đối xử tối huệ quốc
Mỗi phía buộc phải lấy nhà cung ứng dịch vụ hoặc một phía hoàn toàn không phải
không đối xử không thấp hơn thuận lợi hơn so với mức phía đó đã dành được, trong
hoàn cảnh gần giống với hoàn cảnh này, cho dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ của một
phía nào cũng được hoặc quốc gia không phải là phía nào khác.
Điều 10.5: Tiếp cận thị trường
Không Bên ký kết nào, dù là khu vực hay lãnh thổ, sẽ thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện các biện pháp:
a) Áp đặt các hạn mức
Số lượng các nhà cung ứng các dịch vụ, cho dù ở dạng danh ngạch định lượng,
độc tôn, hoàn toàn sử dụng quyền cung cấp dịch vụ, có thể thực hiện các mục
đích để đáp ứng cung ứng về kinh tế.
Tổng số liệu thực hiện của giao dịch dịch vụ hoặc tiền theo hạn ngạch định
lượng hoặc các đề nghị để thực hiện nhu cầu kinh tế.
Tổng đề nghị dịch vụ hoặc tổng khối lượng hành hóa dịch vụ được biểu thị bằng
đơn vị dưới dạng danh ngạch hoặc các yêu cầu về nhu cầu kinh tế.
Những yêu cầu thiết thực hay có quan hệ cụ thể đến việc cung ứng một dịch vụ chủ thể
có thể được cung cấp dưới hình thức danh ngạch hoặc các đề nghị về cung cầu trong
kinh tế cụ thể hoặc tổng số thể nhân được phép làm việc.
b) Một số hình thức pháp nhân hoặc liên doanh hạn chế hoặc yêu cầu nhà
cung cấp các dịch vụ cung cứng giao dịch.
Điều 10.6: Hiện diện tại nước sở tại 15
Không phía nào bất kỳ được đề nghị người cung ứng dịch vụ bởi phía bất kỳ khác mà
buộc thành lập hoặc thực hiện về đại diện trên bất kỳ hình thức giao dịch nào, trên quốc
gia sinh sống phía đó như là một yêu cầu để cung ứng các giao dịch xuyên quốc gia.
Điều 10.7: Các biện pháp không phù hợp
a. Mọi biện pháp hầu như không được phù hợp nào được một phía tiếp tục ở cấp:
Trung ương ban ngành, như đã được phía đó viết trong nội dung cam kết của mình trong Phụ lục I
Nơi đã thông qua phía đó đưa ra trong cam kết đã được viết trong Phụ lục I Cấp xã, phường
b. Việc duy trì hoặc gia hạn bởi mọi yêu cầu không tương thích để được dẫn ra trong đoạn.
2.2. Cam kết trong danh mục NCM 2.2.1. Phụ lục 1
Dịch vụ xuyên biên giới
Người cung ứng dịch vụ ở ngoại quốc không có cấp quyền cung cấp dịch vụ kiểm toán,
họ sẽ được đáp ứng các tiêu chuẩn nếu họ thực hiện về hiện diện tại nước sở tại là Việt Nam. .
Dịch vụ thông tin vệ tinh
Người cung cấp các giao dịch ngoại quốc không có cấp quyền truy cập, giao dịch dịch
vụ về viễn thông vệ tinh ngoài trường hợp giao dịch được thực hiện bằng cách thực hiện
giao dịch thương mại với người cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh trên toàn thế giới
được cấp phép của Việt Nam, nhưng đối với khách hàng thương mại ngoại quốc, cơ
quan ban ngành chính phủ, người cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, dịch vụ viễn thông vệ
tinh do đài các đài, trừ đài truyền hình, cơ quan đại diện lớn, tổ chức trên thế giới, cơ
quan ban ngành ngoại giao, lãnh sự quán, nơi phát triển các phần mềm, nơi cung ứng
các công nghệ cao, công ty, doanh nghiệp đa quốc gia được phép sử dụng đài vệ tinh mặt đất. 16
b. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao
Đầu tư ngoại quốc không được phép cung cấp dịch vụ internet game player, trừ trường
hợp được cấp phép đối tác kinh doanh hay thành lập liên doanh với nhà doanh nghiệp
Việt Nam được cấp phép cung ứng các giao dịch hoặc mua bán cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp Việt Nam.
Không hơn 2 năm kể từ ngày bắt đầu hiệp định CPTPP được thực hiện, Việt Nam sẽ cho
phép hơn 50% vốn đầu tư ngoại quốc về cung cấp dịch vụ game play qua Internet.
Việt Nam được cấp quyền sử dụng và thực hiện bất kỳ biện pháp nào dành cho các lãnh
thổ có sự đối xử khác biệt phù hợp với các cam kết quốc tế.
c. Dịch vụ cung ứng năng lượng
Người cung ứng các dịch vụ ngoại quốc không cấp quyền về dịch vụ gần giống với vận
chuyển năng lượng. Người ngoại quốc không được đầu tư vào các dịch vụ này 2.2.2. Phụ lục 2
Dịch vụ xuyên biên giới . Mọi ngành
Việt Nam có quyền thực hiện bất kỳ biện pháp đối với hành xử khác biệt nào:
Quốc gia có hiệp ước quốc tế đa phương hoặc song phương đã ký kết trước ngày
hiệp định và đã có hiệu lực.
Các thành viên liên hiệp ASEAN là theo hiệp định ASEAN bất kỳ các quốc gia
thành viên ASEAN có thể trở thành thành viên, hiệp định này đã được ký kết
trước ngày Hiệp định này có hiệu lực, hoặc đã có hiệu lực.
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ và quyền thực hiện và áp dụng bất hành xử khác biệt nào đối
với các nước theo các hiệp định quốc tế đa phương và song vẫn đã và đang được ký kết
hoặc có hiệu lực. Trong các lĩnh vực:
Hoạt động đường biển (hàng hải), bao gồm cả cứu hộ
Các tài nguyên thủy hải sản Đường bay, hàng không 17
b. Dịch vụ giao thông
Nước ta bảo lưu nghĩa vụ thực hiện hoặc ra quyết định với biện pháp nào gần với:
Dịch vụ đường bay hàng không đặc biệt
Điều hành các dịch vụ mặt đất
Dịch vụ vận hành điều khiển sân bay và đường hàng không
c. Thi công, điều khiển và quản lý cảng hàng không và cảng biển
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ và thực hiện tiếp tục bất kỳ biện pháp nào gần giống với
việc thi công, điều khiển và điều hành cảng hàng không và cảng biển
Bảo lưu này sẽ không được phép áp dụng để vô hiệu hóa các quyền hạn đặt ra trong Phụ lục I.
d. Dịch vụ phân phối
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ về áp dụng với bất kỳ các biện pháp nào gần giống với việc cung cấp qua biên giới:
Dịch vụ đại lý huê hồng Dịch vụ buôn bán
Dịch vụ bán sỉ và lẻ
Về việc vận chuyển các sản phẩm, hàng hóa không phải là hàng hóa liên quan đến nhu
cầu mục đích cho khách hàng sử dụng ha các ứng dụng được viết thành phần mềm trên
máy tính được cấp phép sử dụng để phục vụ mục đích cho các cá nhân, tổ chức hoặc thương mại.
e. Dịch vụ viễn thông
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ thực hiện và tiếp tục thực hiện các biện pháp gần giống đến
với vốn đầu tư, thi công, điều khiển và cung cấp mạng và thương mại viễn thông để
người dân tộc thiểu số ở vùng núi và hoang sơ ở Việt Nam.
f. Dịch vụ giáo dục
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ thực hiện và tiếp tục thực hiện các biện pháp gần giống với
đầu tư, thương mại và cung cấp các yêu cầu về dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở. Đặc
biệt không được thực hiện để ngừng sử dụng quyền và các nghĩa vụ trong Phụ lục I. 18
g. Mỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ thực hiện và thực hiện các quyền và nghĩa vụ v b à hành xử
ưu tiên trong giới nghệ sĩ và các hoạt động trong các lĩnh vực mĩ thuật, nghệ thuật biểu
diễn, đường phố và văn hóa, văn nghệ. h. Di sản văn hóa
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ thực hiện và sử dụng các biện pháp nhằm vào các mục đích
nâng nêu, tiếp tục thực hiện thi công và tu sửa di sản và vật thể ở Việt Nam đang trong
tình trạng báo động như được nêu ra Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và Luật thi công
tu bổ về Di sản văn hóa (năm 2009).
i. Sản xuất và phân phối băng đĩa hình
Việt Nam bảo lưu nghĩa vụ thực hiện các biện pháp gần giống với việc vận chuyển các
loại băng video bằng bất kỳ nguyên liệu nào.
3. Tình hình thực thi cam kết của ngành du lịch Việt Nam
trong Hiệp định CPTPP 3.1. Mục tiêu
Thúc đẩy mở rộng thị trường kinh tế, phát triển dịch vụ một cách toàn diện, có trách
nhiệm phân công và đề xuất công việc cụ thể cho các tổ chức, cơ quan đảm nhiệm. Đề
ra các kế hoạch nhằm có chính sách thích hợp trong việc điều hành, chỉ đạo triển khai
thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP. Hơn thế nữa, việc mang lại những lợi ích trong
quá trình thực thi cam kết cũng tạo điều kiện gắn kết với các đối tác quốc tế, góp phần
học hỏi, trau dồi để ngành dịch vụ Việt Nam trở nên toàn diện hơn. Mục tiêu chung là
thông qua việc thực hiện một cách nhất quán, có giá trị đối với các cam kết của nước ta
khi gia nhập các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có CPTPP là một FTA thế hệ mới.
3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu
● Quảng bá, phát triển các nền tảng xã hội nhằm phổ biến các chủ đề về hội nhập
kinh tế quốc tế, một số thông tin cần thiết về CPTPP, đặc biệt là về các ngành
dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng. 19
● Triển khai bàn luận, đề xuất xây dựng luật pháp, thể chế phù hợp với công tác
đổi mới đối với du lịch.
● Đầu tư nguồn lực có trình độ chuyên môn cao, cơ cấu lại ngành du lịch và cải
thiện, cải thiện khả năng cạnh tranh giữa các nước nhờ vào các quyền lợi mà CPTPP mang lại.
● Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ để tận dụng tiềm năng của họ đối với du lịch.
● Ứng dụng các công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng.
● Có chính sách ưu ái thích hợp với người lao động trong các doanh nghiệp, công đoàn.
● Luôn ưu tiên trong việc bảo tồn và chú tâm đặt môi trường sạch đẹp lên hàng đầu.
3.3. Tổ chức thực hiện
● Căn cứ vào những nhiệm vụ, mục tiêu được vạch sẵn trong kế hoạch, dựa trên
những mục tiêu, nhiệm vụ được giao dành cho các cơ quan có chức năng liên
quan như: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,... Họ nắm quyền chỉ đạo
xây dựng kế hoạch thực hiện của bộ, ngành, địa phương mình, gửi Bộ Công
Thương nhầm có được bản kết quả tổng và báo cáo với cấp có quyền điều hành cao nhất .
● Các bộ phần điều hành có liên quan tiến hành nâng cao chất lượng kiểm soát
trong việc tiến hành theo kế hoạch đã được đề xuất nhằm báo cáo và đưa lên kết
quả tổng kết với cấp cao để có quyết định cuối cùng. Đồng thời, đề xuất một số
phương pháp hiệu quả để kế hoạch được thuận lợi trong quá trình hoạt động và
hiệu quả một cách tối ưu nhất.
● Bộ Công Thương kết hợp với cơ quan của Chính phủ nhằm giám sát các bộ,
ngành và một số tổ chức liên quan đến các doanh nghiệp trong nước nhằm tiến
hành kế hoạch theo đúng lộ trình.
● Nguồn tài chính được lấy từ nguồn kinh phí dự trữ của nhà nước, nguồn tiền phù
hợp về mặt pháp lý và dòng tiền được chu cấp từ phía các nhà đầu tư. Một số
các bộ phận chuyên môn có liên quan liên kết với Bộ Tài chính và Công Thương
để triển khai thực hiện và có phương pháp thích hợp để sử dụng nguồn tiền lưu
thông để tiến hành theo đúng lộ trình. 20