-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo đề tài chuyến tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Đây là hai câu thơ trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Báo cáo đề tài chuyến tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Đây là hai câu thơ trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834 lOMoAR cPSD| 49831834 lOMoAR cPSD| 49831834
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN
BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
––––— ––––— BÀI THU HOẠCH
Mã lớp học phần : 23C1HCM51000450
Phòng-buổi : N2-305 sáng thứ 4
Giảng viên : ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Bảo Ngọc
Mã số sinh viên : 31221024169 Lớp : AU001
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2023 2 3 lOMoAR cPSD| 49831834 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 6
I.Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: ....................................................... 7
1.Tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh: ............................................ 7
2.Cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác: .................................... 8
II.Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh: .............................................. 9
III. Bộ đồ giản dị của Bác: ............................................................ 10
1.Chiếc áo kaki bạc màu: .............................................................. 10
2. Đôi dép cao su sờn quai: ........................................................... 11
3. Chiếc mũ cát quen thuộc: .......................................................... 12
4. Chiếc gậy song thường dùng: ................................................... 14
IV.Bài học thực tiễn cho thế hệ thanh niên Việt Nam ngày
nay:13 ........................................................................................... 14
KẾT LUẬN ................................................................................... 16
TƯ LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 17 lOMoAR cPSD| 49831834 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị
Thảo Nguyên-giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh! Cảm ơn UEH đã
giúp em có cơ hội được học tập, tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh!
Trong quá trình tham quan và tìm hiểu bộ môn này, em đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô và được cô truyền cảm
hứng rất nhiều qua từng bài giảng. Qua buổi tham quan ấy, đã giúp em
tích lũy thêm nhiều kiến thức và có cái nhìn đa chiều hơn về môn học
này cũng như có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Buổi tham quan khiến cho em có rất nhiều cảm xúc khó tả khi lần đầu
được ngắm nhìn những kỉ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Có lẽ
kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi con người là hữu
hạn, luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình làm bài
tập này có lẽ em sẽ khó tránh khỏi sự thiếu sót. Bản thân em rất mong
được nhận những góp từ cô để bài tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ạ! 5 lOMoAR cPSD| 49831834 LỜI MỞ ĐẦU
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đây là hai câu thơ trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử một cách tường
tận, rõ ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có
lỗi với lịch sử. Hiểu được đạo lí đó, bản thân tôi luôn biết ơn sâu sắc những thế hệ
đi trước hết lòng bảo vệ tổ quốc. Từ đó không ngừng cố gắng học tập, tự rèn luyện
các phẩm chất để trở thành một công dân có ích cho đất nước.
Hồ Chí Minh- một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng thế giới,
quan tâm nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức.Trong cuộc đời hoạt động
cách mạng, Người luôn xem trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức
là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, do
đó, rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô
giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Không những bàn về đạo đức, mà chính cuộc đời của
Người là một tấm gương sáng phản ánh một cách mẫu mực những tư tưởng và khát
vọng đạo đức do chính mình đặt ra. Giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề
nổi bật trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức trong sự nghiệp trồng người.
Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đang cần những thế hệ công dân tốt và đội
ngũ cán bộ có đủ cả đức lẫn tài. Cho nên, việc tăng cường công tác giáo dục đạo
đức là một trong những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, là đòi hỏi
cấp thiết của sự nghiệp phát triển con người trong giai đoạn mới ở nước ta.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những kỉ vật quý báu của lịch sử dân tộc
Việt Nam và là bằng chứng khẳng định về sự cống hiến to lớn, lối sống giản dị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tại buổi tham quan bảo tàng em đã được chứng kiến
rất nhiều tư liệu và hình ảnh về Bác, nhưng có lẽ đọng lại trong em ấn tượng nhiều
nhất là bộ đồ giản dị của Bác, hình ảnh ấy như Bác hiện lên ngay trước mắt em và
khiến cho em có cảm xúc nghẹn ngào một cách kì lạ. Sau đây em xin được trình
bày về bộ đồ giản dị của Bác và ý nghĩa thực tiễn rút ra từ buổi tham quan ấy. 6 lOMoAR cPSD| 49831834
I.Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại:
1.Tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890, mất ngày
2/9/1969. Có tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung.
Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng
và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một
chiến sĩ cộng sản quốc tế.
Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba
Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
trong thời gian 1951 – 1969.
Gia đình Hồ Chí Minh
Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở
làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thân sinh của Bác Hồ
Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 –
1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên
trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng
Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình
bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định.
Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết
sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng
Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.
Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân
Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người
Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở
Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu
lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay
nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với
sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm
1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở 7 lOMoAR cPSD| 49831834
Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ.
1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.
Các anh chị em của Bác Hồ
Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ
Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng.
Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt
Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình
2.Cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác:
Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ
Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con
đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo
vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920- 1924)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính
đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924 – 1930);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ
chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng
lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1930 – 1945); 8 lOMoAR cPSD| 49831834
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức
và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững
chính quyền Cách mạng và kháng chiến
chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách
Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc
và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969).
II.Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh:
Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi là
“Bến Nhà Rồng”. Bảo tàng nằm tại
số 65 Lý Tự Trọng, Phường Bến
Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh – là một chi nhánh nằm trong
hệ thống các bảo tàng và di tích lưu
niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Theo lời của người hướng dẫn thì
Bảo tàng là một trong những công
tr.nh đầu tiên do thực dân Pháp xây
dựng sau khi chiếm được Sài Gòn.
Công trình với lối kiến trúc phương
Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai
con rồng theo mô típ “Lưỡng long
chầu nguyệt” – cũng vì vậy mà người dân thường gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên
là Bến cảng Nhà Rồng. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên
truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư
liệu, hiện vật của Bảo tàng. Ở phòng đầu tiên là những câu chuyện và hình ảnh về gia đình của
Bác, hoạt động lúc còn là học sinh ở Việt Nam. Đặc biệt ở gian phòng này còn trưng bày những
mô hình ngôi nhà của Bác ở Nghệ An cùng mô hình chiếc tàu mà Bác lúc này lấy tên là Văn Ba
đã theo đó sang Pháp. Tiếp theo đó là những cuộc bôn ba của chàng thanh niên Nguyễn Tất
Thành qua các châu lục, những khó khăn mà Người đã trải qua. Ở phòng này cũng có rất nhiều 9 lOMoAR cPSD| 49831834
hình ảnh về hoạt động của Bác ở Pháp, Liên Xô, Hội nghị Versailles, cùng h.nh ảnh một số hiện
vật như báo Le Paria (Người cùng khổ), “Bản án chế độ thực dân Pháp”,…. Bước vào căn
phòng thứ 3, là những hình ảnh về vụ án của Nguyễn Ái Quốc ở HongKong cùng với sự giúp
đỡ của các bạn bè quốc tế,... Trong những bức thư của Bác ở phần cuối, tôi luôn nhìn thấy dòng
chữ Bác gửi cháu chiếc hôn, điều đó thể hiện Bác có tình yêu vô vàn dành cho thiếu nhi.
Đây là nơi đánh dấu cho một thời khắc lịch sử quan trọng mà chính thời khắc đó đã làm thay
đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Chính tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba ở nước ngoài hơn 30 năm, Nguyễn Tất
Thành đã trở thành một nhà cách mạng tài ba, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giành độc
lập, mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của độc lập – tự do và chủ nghĩa xã hội.
III. Bộ đồ giản dị của Bác:
1.Chiếc áo kaki bạc màu:
Chiếc áo được trưng bày
trong bảo tàng là một trong
hai bộ do anh chị em nhân
công ở xí nghiệp may Mười
may tặng cho Bác nhân dịp
Bác sắp đi thăm nước bạn Indonexia vào ngày
27/2/1959. Chiếc áo được
may dựa trên bản mẫu là bộ
quần áo Bác mặc trong ngày
2/9/1945. Khi nhận được ,
Bác đã viết thư cảm ơn và
động viên anh chị em công nhân trong xí nghiệp may.
Bộ quần áo được tặng Bác
chỉ mặc khi thăm các địa phương
trong nước, các nước anh em, dự
hội nghị và các cuộc họp của
Chính Phủ, tiếp khách quốc tế. Chiếc áo ấy đã theo Bác trên mọi sự kiện Bác tham dự, mọi hoạt
động cách mạng Bác chỉ huy. Chiếc áo cho dù có cũ, sờn, bạc màu nhưng Bác vẫn một lòng giữ
gìn cẩn thận chứ không bỏ đi.
Thế mới thấy cuộc đời của vị Cha già của dân tộc Việt Nam cần, kiệm, liêm, chính như thế
nào. Nhìn vào bộ quần áo đó, tôi như phần nào thấy được sự giản dị bên trong cuộc đời vĩ đại 10 lOMoAR cPSD| 49831834
của Bác. Lối sống giản dị, đức tính cần kiệm của Bác không chỉ dừng lại ở bộ quần áo mà còn ở
nhiều phương diện khác.
Chiếc áo được làm bằng vải thô, trắng, thứ vải rẻ tiền hồi bấy giờ. Tham quan các đồ dùng của
Bác, trong lòng ai cũng xúc động trước cuộc sống thanh bạch, trong sáng của Người. Một lãnh
tụ của đất nước mà chỉ có vài bộ trang phục, trong đó có bộ ka-ki đã trở nên thân thuộc với
đông đảo nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Chiếc áo sơ-mi cộc tay cuối cùng của Bác Hồ đang
được lưu giữ rất cẩn thận. Khi lấy chiếc áo ra khỏi cơ thể Người, các bác sĩ đã phải cắt phần áo
ở lưng, mở trước mới kéo được áo ra. Trên áo vẫn còn lưu dấu vết máu. Ðể bảo quản chiếc áo
này, các nhà khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phải nghiên cứu rất công phu, lựa chọn
những biện pháp kỹ thuật tối ưu. Các nhà khoa học đã phải lấy mẫu tương đương chất liệu vải
của áo, nuôi cấy vi sinh vật để tìm thuốc khử diệt nhằm tránh nấm, mốc, vi sinh vật phá hủy áo.
Ðặc biệt, vết máu trên áo của Bác cũng được nghiên cứu bảo quản, lưu giữ nguyên vẹn như khi
mới được lấy ra. Nhờ sự bảo quản công phu nên mỗi khi nhìn thấy chiếc áo của Bác, ai cũng
cảm thấy như còn hơi ấm của Người.
2. Đôi dép cao su sờn quai:
Trong khi Chủ tịch các nước bạn mặc đồ tây, giày đen sang trọng thì Bác Hồ của chúng ta lại
không giày đen, không giày tây giống họ mà thay vào đó là bộ quần áo kaki đã phần nào sờn
bạc và đôi dép cao su đã cũ của mình.
Đôi dép cao su của Bác “ra đời” từ năm 1947, được làm từ một chiếc lốp ô tô quân sự của
thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Nhìn bề ngoài, đôi dép có cấu tạo khá đơn
giản. Nó được làm bằng cao su nom rất dẻo, có đôi còn được tận dụng từ những chiếc lốp ô tô
của bọn giặc Mĩ. Chỉ một điều ấy thôi mà nó đã gợi lên bao thiếu thốn, vất vả chồng chất của
những người chiến sĩ thời chiến, phải tận dụng từng đồ vật xung quanh để trang bị đầy đủ cho 11 lOMoAR cPSD| 49831834
mình. Đế dép được cắt rất khéo, từng
đường cắt mềm mại uốn lượn bao bọc lấy
đôi chân người chiến sĩ. Quai dép dày
khoảng hơn 1 cm, phần trước được vắt
chéo vào nhau để tạo độ thẩm mĩ. Sau đó
còn có hai dây quai được vắt ngang thân
dép để chân đi dép chắc chắn hơn. Chỉ
đơn giản là thế mà nó đã chứa đựng bao
độ khéo léo của người làm ra nó. Những
đường cắt mềm mại, dứt khoát là minh
chứng của một đôi tay tài hoa. Dép có
màu đen hoặc nâu và vì thế, dẫu đi đường
rừng nhiều sỏi đất, dép có thể được gột
rửa dễ dàng.Bác đã cùng đôi dép đó băng
rừng, lội suối, vượt mọi chông gai trở ngại
trên con đường giải phóng dân tộc. Khi đến thăm các
trường học, các xí nghiệp, nhà máy, thăm đôi
các cô các bác nông dân khắp đất nước
thì dép cao su vẫn luôn là vật dụng bất ly thân
của Bác vì Bác không bao giờ để đôi dép ấy ở nhà. Đôi dép cao su đó còn được mệnh danh là
“đôi hài vạn dặm” vì đôi dép ấy theo Bác đi khắp nơi: đi công tác, đi hành quân, thậm chí là đi
thăm các nước bạn trên thế giới thì “đôi hài” ấy cũng không hề vắng mặt. Những lúc Bác ra
chiến trường để trực tiếp chỉ huy anh em chiến đấu, “đôi hài vạn dặm” thần kì ấy cũng vẫn theo
Người, nâng đỡ, đưa Bác đi từ hào này đến hào khác, từ ngóc ngách này đến ngóc ngách khác,
từ chiến trường này đến chiến trường khác mà không hề biết mệt mỏi. Cho đến những ngày hân
hoan của dân tộc Việt Nam khi cùng Bác đón mừng tin thắng trận từ chiến trường. Có những
lúc các chiến sĩ cảnh vệ thương Bác đã đôi ba lần “xin” Bác đổi dép nhưng vẫn nhận được câu
trả lời muôn thuở “vẫn còn đi được”. “Đôi hài vạn dặm” trong truyền thuyết ấy đã đi theo Bác
trên suốt đoạn đường hoạt động cách mạng của Bác và trên suốt con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam để đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập, tự do.
3. Chiếc mũ cát quen thuộc:
Trong bài thơ “Hành quân thần tốc” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, hình ảnh chiếc mũ cối
được miêu tả rất giản dị, gần gũi:
“ Nước chưa kịp nấu bi đông cạn
Ngầm rộng: Xe đi chậm đội hình 12 lOMoAR cPSD| 49831834
Ta múc nước sông mời nhau uống tạm
Mũ cối chuyền tay tôi với anh…”
Mũ cứng ra đời từ nhiệm vụ xây dựng quân đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có
nhiều hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ, chiễn sĩ
khi đi thị sát chiến trường, kiểm tra các đơn vị đầu đội mũ trắng, hình dáng gần giống như mũ
cứng bây giờ. Tuy nhiên, đó không phải là mũ cứng; nhân dân gọi loại mũ này là mũ cát. Mũ
cát được sản xuất ở Pháp và châu Phi, sau đó nhập vào nước ta. Cốt mũ được làm bằng li-e
hay cây dút, chỏm làm bằng vải chéo xếp lớp, dán dính cẩn thận. Người ta phết ét- xăng (tinh
dầu của một loại cây) rồi bôi thêm nhựa crêp cho kín, không phải một tầng mà nhiều tầng liên
tiếp để chống chọi với cái nắng, mưa xứ nóng,…chiếc mũ cát hình bầu dục, ngoài bọc vải kaki
màu trắng nhạt. Đỉnh mũ chia làm 4 múi, có chóp, 4 lỗ thoát hơi. Giáp vành và đỉnh có 10 nếp
gấp, phía trong lót vải màu đỏ và xanh.
Hình ảnh chiếc mũ cát đã không còn xa lạ với dân tộc Việt Nam, chiếc mũ tuy nhỏ bé nhưng
là vật dụng có đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh giành lạo độc lập cho đất nước. Khi
được tận mắt nhìn thấy hình ảnh chiếc mũ cát qua khung kính của bảo tàng, một cảm xúc khó tả
trào dâng trong lồng ngực vì bất giác những hình ảnh thân thương của Bác hiện ra trong tâm trí
em một cách thật gần gũi, chân thực. Khoảnh khắc ấy thật xúc động và đọng lại trong em đến
tận hôm nay- khi viết những dòng văn này. 13 lOMoAR cPSD| 49831834
4. Chiếc gậy song thường dùng:
Ngoài ra, trong khu trưng bày về hiện vật của Bác còn có một số hiện vật đã rất quen thuộc
với Bác, đó là chiếc gậy song có chiều dài 92cm, đường kính 2cm, một đầu uốn cong dùng làm
chỗ tay cầm chi chống, màu vàng óng, pha nâu do Hợp tác xã thủ công sản xuất hàng mây tre
xuất khẩu ở xã châu Khê – Tiên Sơn – Hà Bắc làm năm 1966. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử
dụng chiếc gậy này khoảng từ tháng 8.1966 – 8.1969.
Chiếc gậy đã đồng hành cùng Bác trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng Người lúc
trèo đèo, lội suối, lúc “chống gậy lên non xem trận địa”, có lúc chiếc gậy lại trở thành dây phơi
quần áo di động. Nhà thơ Thanh Tịnh đã viết những dòng thơ xúc động về hình ảnh dung dị của
vị lãnh tụ dân tộc ở Việt Bắc:
”Nhớ một tối giữa rừng Việt Bắc
Được xuống đò theo Bác sang sông
Đó là Bác mà sao biết trước
Tưởng Cụ già miền ngược ven sông
Dao rừng cài gọn bên hông
Gậy song cắp nách, túi vòng qua vai.”
Sau này khi Người về Hà Nội, chiếc gậy song vẫn là người bạn thân thiết của Người, đặc biệt
trong những ngày cuối khi sức khỏe đã giảm sút chiếc gậy càng cần thiết hơn trong cuộc sống
thường ngày, cùng Người
tập luyện chống lại bệnh tật. Ở bên Bác, chiếc gậy
song – tưởng như vô tri vô giác cũng mang tính
chiến đấu và thấm đẫm lòng yêu thương, bác ái của Người
IV.Bài học thực tiễn cho thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay:
Qua những gì đã được tham quan và tìm hiểu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, em cảm nhận được sự
giản dị, mộc mạc của Bác
hiện lên qua từ bộ quần áo kaki bạc màu và những vật dụng đơn sơ. Phong cách sống giản dị 14 lOMoAR cPSD| 49831834
của Bác là bài học vô cùng quý báu đối với thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay, bởi lẽ xã hội
ngày nay đang phát triển một cách nhanh chóng, điều đó đồng nghĩa với việc văn hóa các nước
du nhập vào Việt Nam ngày một phong phú.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người,
đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Ta
đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối
sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng
phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích
cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có
đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó
góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội.
Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây
thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển
mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên
cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là
không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích,
luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống
đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi
người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu,
không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây
ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích,
biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi
từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ
tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì
vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với
bản thân và đất nước.
Và chúng tôi, một thế hệ học sinh sinh viên của đất nước Việt Nam hôm nay sẽ cố gắng học
tập và rèn luyện để noi gương theo Bác – “một vĩ nhân” nhưng có lối sống giản dị, cả một đời
không xa xỉ, hoang phí đồng thời cũng là một hình tượng cao đẹp của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. 15 lOMoAR cPSD| 49831834 KẾT LUẬN
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác luôn nói nhân
dân ta còn nghèo tiết kiệm được gì thì tiết kiệm vậy nên Bác luôn sống một cuộc sống giản dị,
tiết kiệm, luôn lấy cuộc sống của nhân dân đặt lên hàng đầu. Khi nh.n vào Bác Hồ th. khó có thể
tin đây là một vị Chủ tịch nước vì Bác quá giản dị. Với cương vị là một người đứng đầu của
một nước nhưng Bác chưa bao giờ đòi hỏi cho bản thân mình bất cứ thứ gì xa hoa, sang trọng.
Khi nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến hai từ “giản dị” cũng như khi người ta nhắc đến hai từ “giản
dị” thì không ai quên hình ảnh Bác Hồ. Bác giản dị từ con người, tác phong, đến lối sống và
trong cả cách ăn mặc của bản thân người. Bác là người không thích sự phô trương, hào nhoáng
nên lúc Bác đến thăm bất cứ nơi nào mà những nơi đó phô trương để chào đón Bác thì Bác luôn
nhắc nhở, thẳng thừng góp, khuyên mọi người tiết kiệm để giúp cho cuộc sống tốt hơn. Cho đến
khi Người nhắm mắt xuôi tay Người vẫn một lòng suy nghĩ cho nhân dân, trong di chúc Người
không muốn nhân dân tổ chức phúng điếu linh đình sau khi Bác mất. Dù cho đôi dép lốp cao su
gắn bó hơn 11 năm với Bác đã mòn, đã rợt, dù cho bộ quần áo kaki đã cũ, đã bạc màu nhưng đó
vẫn là những vật dụng được Bác mang theo trên suốt chặng đường Bác đã đi chỉ với mục đích
duy nhất đó là cứu nước, giải phóng dân tộc.
Chính con người mộc mạc, chân chất đó đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam tạo nên một kì
tích, đó là đưa dân tộc Việt Nam – một dân tộc với biết bao thế hệ sống dưới ách kìm kẹp, đô hộ
trở thành một dân tộc độc lập, một dân tộc tự do, có quyền quyết định cuộc sống của chính
mình. Người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho nhân dân, cho đất nước mà không có một
lời than thở nhọc nhằn. Chỉ có Bác, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vị lãnh tụ vĩ đại và là hình
tượng sáng mà biết bao thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Và, “mảnh đất miền Nam
thân thương” đã có vinh dự được trưng bày những hiện vật những hình ảnh khoắc họa lại cuộc
đời của Bác. Hôm nay, khi nghe về cuộc đời của Bác trong tôi tràn ngập cảm giác bồi hồi xúc
động khi nh.n lại đôi dép lốp cao su, bộ đồ kaki sờn bạc đó thì hình ảnh của một con người vĩ
đại như được khắc họa và hiện lên trước mắt một cách chân thực và sống động. Những hiện vật
đó là những vật chứng thích hợp nhất để chứng minh cho cuộc sống giản dị, tiết kiệm của Bác.
Bác luôn là người “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, luôn làm việc theo nguyên tắc “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong trái tim cả dân tộc Việt Nam thì
những lời Bác nói, những điều Bác dạy vẫn hòa chung vào từng nhịp đập, từng hơi thở, vẫn
cháy trong huyết quản của từng con người đang sống trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và ở
khắp nơi trên thế giới, Trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam luôn vang lên lời dạy của
Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và nghe
theo lời dạy ấy mà mỗi con người Việt Nam vẫn đang cố gắng phấn đấu dù trong thời chiến hay trong thời bình. 16 lOMoAR cPSD| 49831834 TƯ LIỆU THAM KHẢO https://baotanghochiminh.vn/
http://www.baotanghochiminh-nr.vn/tieu-su-
sunghiep.html http://phuong6govap.gov.vn/cuoc-
doi-va-sunghiep/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-ho-
chu-tich https://dangbo.uel.edu.vn/tu-lieu-ve-chu-
tich-hochi-minh/hinh-anh-tu-lieu-xuc-dong-ve-bac- ho 17