-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo hệ thống truyền lực ôtô | Báo cáo môn hệ thống truyền lực Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trục các đăng có tác dụng truyền moment xoắn và lực, giúp truyền động từ trục này sang trục khác mà tốc độ giao nhau của hai trục đều sự thay đổi khi oto vận hành. Lúc này, tổ hợp truyền động (gồm các khớp các đăng và trục) sẽ liên kết các trục có tâm không chung một đường và có sự thay đổi vị trí khi xe di chuyển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: hệ thống truyền lực
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BỘ MÔN THỰC TẬP HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ BÁO CÁO
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ
MÃ LỚP HỌC PHẦN: PAPS331131_23_1_04CLC
GVHD: DƯƠNG NGUYỄN HẮC LÂN THỰC HIỆN: NHÓM 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10, NĂM 2023
Danh sách thành viên thực hiện STT Họ và tên MSSV Nội dung thực hiện Hoàn thành 1
Tạ Xuân Lâm 21145636 Bộ vi sai hạn chế 100% trượt. Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung. 2 Nguyễn Duy 21145175 Bộ vi sai 100% Khoa 3 Hồ Tấn Kiệt 21145185 Bán trục 100% 4
Võ Việt Khôi 21145180 Trục các đăng 100% Phần 1/ Trục các đăng
1.1/Chức năng trục các đăng
Trục các đăng có tác dụng truyền moment xoắn và lực, giúp truyền động từ trục
này sang trục khác mà tốc độ giao nhau của hai trục đều sự thay đổi khi oto vận
hành. Lúc này, tổ hợp truyền động (gồm các khớp các đăng và trục) sẽ liên kết
các trục có tâm không chung một đường và có sự thay đổi vị trí khi xe di chuyển.
1.2/Cấu tạo trục các đăng
Trục các đăng trên ô tô được cấu tạo từ 2 bộ phận chính: phần trục và khớp nối các đăng.
1.2.1/ Phần trục các đăng
Trục các đăng là một ống thép liền thường có khớp nói ở hai đầu, được làm
bằng khớp cacbon rỗng nhẹ, có đủ độ bền, khỏe để đảm bảo trục khi bị công hay
xoắn khi hoạt động và có tác dụng truyển momen.
Hiện có hai loại kiểu trục: trục các đăng 2 khớp và trục các đăng ba khớp. Trục các đăng 2 khớp 1.2.2/Khớp các đăng 1
Khớp các đăng có tác dụng loại bỏ những biến đổi về góc do sự thay đổi về vị trí
tương đối của bộ vi sai và hộp số gây ra. Giúp cho đường truyền công suất trở
nên êm diu, và nhẹ nhàng hơn.
Các loại khớp các đăng:
+ Khớp chữ thập: kiểu nắp vòng bi cứng, kiểu nắp vòng bi mền. + Khớp nối mềm.
+Khớp vận tốc không đổi: kiểu Rzeppa, kiểu các đăng kép, kiểu Tripod, kiểu
rãnh chữ thập, kiểu khuỷu ống thép. 1.3/Nguyên lý hoạt động
Nguyên lí hoạt động của trục các đăng đó là truyền mômen giữa các cụm đặt xa
nhau và có sự thay đổi vị trí khi ô tô hoạt động như hộp số và cầu xe, động cơ ô
tô phía trước và cầu xe phía sau. 1.4/ Quy trình tháo lắp
Kiểm tra hư hỏng trục các đăng: Tiếng kêu trục các đăng, rung trục các đăng.
Kiểm tra trước và trong khi tháo lắp trục các đăng. Quy trình thực hiện:
B1: Kiểm tra hư hỏng hoặc độ đảo trục các đăng và trục trung gian
B2: Kiểm tra các vòng bi trục chữ thập
+ Xoay trục chữ thập và chắc chắn rằng nó không bị kẹp bất cứ vị trí nào.
+ Kiểm tra độ rơ hướng trục của vòng bi trục chữ thập bằng cách quay nạng khi giữ chặc lấy trục.
B3: Kiểm tra độ mòn và hư hỏng vòng bi đỡ trục các đăng 2
B4: Tiến hành vệ sinh thiết bị, bôi mỡ và lắp ráp
Thay thế vòng bi trục chữ thập:
B1: Đánh dấu và ghi nhớ vị trí trên trục và nạng B2: Tháo vòng hãm.
B3: Tháo vòng bi trục chữ thập:
+ Dùng SST cảo vòng bi ra khỏi trục các đăng
+ Kép vào vành ngoài vòng bi bằng eto và dùng búa đóng trục các đăng ra. Tháo
vòng bi đối diện bằng cách lập lại quy trình như trên.
Dùng búa đóng trục các đăng ra
+ Lắp hai vành ngoài vòng bi đã được tháo vào trục chữ thập.
+ Dùng SST, ép vòng bi ra khỏi nạng. 3
Sau khi tháo khớp chữ thập
Thay thế vòng bi đỡ trục các đăng:
B1: Tháo vòng bi đỡ trục các đăng ra khỏi trục trung gian
+ Dùng búa và đục tháo phần đai hãm của đai ốc
+ Dùng SST để giữ mặt bích, tháo đai ốc.
+ Đánh dấu ghi nhớ trên mặt bích và trục
+ Dùng SST tháo mặt bích ra khỏi trục trung gian
B2: Lắp vòng bi đỡ trục các đăng vào trục trung gian
B3: Lắp mặt bích vào trục trung gian
+ Bôi mỡ lên các then hoa của trục
+ Lắp lại mặt bích theo dấu ghi nhớ
+ Dùng SST giữ mặt bích, ép vòng bi vàpo vị trí bằng cách xiết chặt đai ốc mới xuống.
+ Dùng búa và đục hãm đai ốc. 4
*Lưu ý khi bảo dưỡng và sữa chửa phải tra cứu các tài liệu có liên quan về loại
trục các đăng đang đại kiểm tra sữa chữa để thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật
khi tháo lấp và kiểm tra. Phần 2/ Bộ vi sai
2.1/Chức năng bộ vi sai, phân loại, yêu cầu 2.1.1/Chức năng
+ Bộ vi sai là một thiết bị cho phép hai bên bánh xe quay với tốc độ khác nhau,
là hệ thống đưa công suất của động cơ xuống các bánh xe chủ động. Bộ vi sai
thường được lắp đặt trong bộ truyền lực chính nằm trong cầu chủ động của xe.
Các bánh xe chỉ cùng một tốc độ nếu xe vận hành trên đường thẳng, còn khi vào
đường vòng, các bánh xe sẽ có tốc độ khác nhau. Bánh xe phía ngoài góc cua sẽ
có tốc độ lớn hơn bánh xe phía trong, do bánh xe phía ngoài phải di chuyển với
một đoạn đường dài hơn bánh xe phía trong trong cùng một khoảng thời gian.
+ Nếu không có vi sai, khi vào cua 2 bánh hai bên khi bị khóa với nhau buộc
phải có tốc độ giống nhau. Điều này làm cho việc quay vòng của xe trở nên rất
khó, dễ xảy ra hiện tượng trượt quay bánh xe gây mòn lốp và tăng ứng suất
trong hệ thống truyền lực dẫn đến các hư hỏng. 2.1.2/Phân loại
- Bộ vi sai thường được chia thành:
+ Bộ vi sai giữa các bánh xe, là sự phân chia theo phương ngang của công
suất động cơ tới các bánh xe dẫn động của một trục.
+ Bộ vi sai giữ cầu chủ động, là sự phân chia theo chiều dọc của công suất
động cơ đến cầu chủ động của ô tô.
+ Theo kiểu cặp bánh răng có thể chia ra: - Vi sai bánh răng côn 5 - Vi sai bánh răng trụ
- Vi sai bánh răng trục vít
Loại vi sai thường được sử dụng nhiều nhất là vi sai bánh răng côn dùng cho
phân bổ momen ở các cầu chủ động. Vi sai bánh răng trụ thường dùng để phân
bổ momen không đối xứng ở các cầu chủ động khác nhau. Các loại vi sai có thể
tự khóa hoặc không tự khóa. 2.1.3/Yêu cầu
+ Phân phối mô men xoắn từ động cơ cho các bánh xe hay các cầu theo tỷ
lệ cho trước, phù hợp với mô men bám của bánh xe với mặt đường.
+ Đảm bảo số vòng quay khác nhau giữa các bánh xe chủ động khi xe quay
vòng hoặc xe chuyển động trên đường không bằng phẳng, hoặc khi bán kính lăn
của hai bánh xe chủ động ở cùng một cầu không bằng nhau. 2.2/Cấu tạo bộ vi sai
2.2.1/ Cấu tạo chung của bộ vi sai:
- Vỏ vi sai (màu xám ) & trục bánh răng vi sai
- Các bánh răng vi sai (màu đỏ)
- Các bánh răng bán trục (màu nâu) 6 Cấu tạo bộ vi sai 7 Bánh răng vành chậu Vỏ vi sai 8 Bánh răng quả dứa 2 1
Bánh răng vi sai (1) và bánh răng bán trục (2) 9
2.2.2/ Nguyên lí hoạt động của bộ vi sai
2.2.2.1/ Nguyên lí hoạt động chung
+ Xe chạy thẳng: Lực cản của mặt đường lên 2 bánh xe phải trái bằng nhau, do
đó các bánh răng hành tinh không quay trên trục của nó mà quay theo trục của bán trục.
+ Xe quay vòng: Lực cản của mặt đường lên 2 bánh xe phải trái khác nhau nhau,
do đó nó làm quay các bánh răng hành tinh quay trên trục riêng của nó, nó quay
cùng chiều với bánh răng mặt bên phía ngoài và ngược chiều với bánh răng mặt
bên phía trong, do đó bánh xe ngoài quay nhanh hơn bánh xe trong.
2.2.2.2/ Nguyên lí hoạt động của bộ vi sai hình côn đối xứng Hình 2.1
+ Hình 2.1 mô tả bộ vi sai giữa các bánh xe tại cầu chủ động, mômen xoắn Mo
được đưa vào bánh răng vành chậu lắp trên vỏ vi sai 4 và qua trục vì sai đến
bánh răng côn hành tinh 3 và đến hai bánh răng côn bán trục 1 và 2 ra hai bán
trục hai bên đến các bánh xe chủ động.
Mô men truyền tới bánh răng côn vành chậu và vỏ vi sai là Mo, phân ra hai bán
trục là M1 và M2; vận tốc quay của các chi tiết tương ứng là no, n1 và n2. Ta có
n1+n2= 2no, tức là các bán trục có thê quay với vận tốc khác nhau tùy ý theo điều
kiện chuyển động của ô tô. 10
+ Khi ô tô chuyển động thẳng và điều kiện cản ở hai bánh xe trái và phải giống
nhau thì công suất và mômen được phân đều ra hai bán trục. No =N1 + N2 với N1 = N2 và Mo = M1 + M2 với M1 = M2
+ Khi ô tô quay vòng, ví dụ nı > n2, lúc này các bánh răng hành tinh quay quanh
trục của nó và lăn trên các bánh răng bán trục 1 và 2, gây nên tổn thất năng
lượng do ma sát Nms. Lúc này sẽ có M2=M1 + Mms. Đối với các vi sai bánh răng,
nội ma sát rất nhỏ nên gần đúng có thể xem M1 = M2.
+ Tức là nếu bỏ qua nội ma sát, mômen truyền tới các bên bánh xe chủ động
luôn bằng nhau trong mọi điều kiện hay lực kéo ở hai bánh xe chủ động cũng
luôn bằng nhau. Tính chất này của vi sai làm giảm khả năng vượt lầy, thoát hiểm
của ô tô khi đi trên đường xấu. Ví dụ nếu một bên bị trượt hoàn toàn khi sa lầy
thì mô men và lực kéo tại đây bằng 0, lúc này một bên bánh xe bị trượt quay
hoàn toàn và ô tô không thể chuyển động được.
+ Bằng khóa vi sai, được kích hoạt bằng tay hoặc tự động bằng các phương tiện
cơ học, từ tính, khí nén hoặc thủy lực và chặn 100% bất kỳ sự trượt (chênh lệch)
nào bằng cách khóa bộ vi sai. Điều này làm cho trục bánh xe được nối cứng, phù
hợp ở những trường hợp không đủ lực kéo cho một bánh hoặc một trục, thường
là tự động và tạm thời.
+ Đối với bộ vi sai tự khóa, còn được gọi là bộ vi sai hạn chế trượt hoặc khóa,
cho phép truyền mô men xoắn tới một bánh xe hoặc trục xe ngay cả khi bánh xe
hoặc trục xe kia đang quay vì độ bám đường kém. Sự thích ứng được tự lựa cho
cả hai tốc độ của 2 bánh xe hai bên với quãng đường di chuyển khác nhau. Khóa
vi sai được chia thành loại điều khiển tải hoặc mômen xoắn và điều khiển tốc độ hoặc trượt 11 2.3/Tháo dỡ bộ vi sai
2.3.1/Các bước tháo dỡ bộ vi sai 1. Tháo bích nối
2. Tháo phớt dầu và vành chặn dầu
3. Tháo vòng bi phía trước và đệm vòng bi 12
4. Tháo vỏ vi sai và bánh răng vành chậu
+ Đánh dấu ghi nhớ lên nắp vòng bi vỏ đỡ vi sai (mũi tên màu cam). Sau đó,
tháo 2 khóa hãm đai ốc điều chỉnh (ở vị trí mũi tên màu đỏ) 13
Làm tương tự với mặt còn lại + Tháo nắp vòng bi
+ Tháo vòng ngoài của vòng bi 14
+ Tháo vỏ vi sai ra khỏi vỏ đỡ vi sai
5. Tháo vòng bi sau của bánh răng quả dứa 15
6. Thay thế vòng ngoài của các vòng bi trước và sau bánh răng quả dứa
7. Tháo các vòng bi bán trục ra khỏi vỏ bộ vi sai
8. Tháo bánh răng vành chậu
Tháo bộ bu-lông và bộ tấm hãm 16
Dùng búa đóng bánh răng vành chậu ra khỏi vỏ vi sai 9. Tháo vỏ vi sai 17
Dùng búa và đột để đóng chốt thẳng ra
Tháo trục bánh răng vi sai 18