-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo Hiệu suất sử dụng tổng vốn tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (vnm) - Phân tích báo cáo tài chính | Trường Đại Học Công Đoàn
Hiệu suất sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sử dụng vốn đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Xã hội học đại cương (ĐHCĐ) 9 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Báo cáo Hiệu suất sử dụng tổng vốn tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (vnm) - Phân tích báo cáo tài chính | Trường Đại Học Công Đoàn
Hiệu suất sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sử dụng vốn đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Xã hội học đại cương (ĐHCĐ) 9 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN ---□□&□□---
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TỔNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM(VNM) Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Lớp : KT15C
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 lOMoARcPSD|46342985 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã sinh viên 1. Vũ Minh Anh 204D4031143 2. Hồ Thị Thu Hằng 204D4031189 3. Nguyễn Thị Hương 204D4031241 4. Nguyễn Hoài Thu 204D4031373 5. Đàm Thị Thuỳ 204D4031380 6. Nguyễn Thị Huyền Trang 204D4031402 lOMoARcPSD|46342985 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VNM)....1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...................................................1
1.1.1. Thông tin chung...............................................................................................1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty......................................................1
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh..........................................................................3
Lĩnh vực kinh doanh chính.......................................................................................3
PHẦN II: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................4
PHẦN III: PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN........................................7 lOMoARcPSD|46342985 LỜI MỞ ĐẦU
Hiệu suất sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất
cả các hoạt động sử dụng vốn đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp,
ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá
trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu
quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình sử dụng vốn cho
tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm
mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những
tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có
thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài
chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Với
một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều
mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục
tiêu mà công ty đề ra. Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành
nên như vốn, nhân lực, công nghệ v…v. Một trong những việc cần làm là phân tích
được báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy đươc tầm quan trọng của vấn đề
nên nhóm 5 quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Vinamilk”
nhằm giúp làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty Vinamilk nói riêng và của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung. 1 lOMoARcPSD|46342985
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VNM) 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Thông tin chung
Công ty được đăng ký với tên đầy đủ : Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Tên tiếng anh : Viet Nam Dairy Products Joint Stock Company Tên khác : VINAMILK
Ngày thành lập : 20/08/1976
Mã số thuế : 0300588569
Vốn điều lệ: 24,382,309,830,000 đồng
Địa chỉ : Số 10 Tân Trào, P.Tân Phú, Q.7, T.P Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-54155555 Fax: 028-54161226
Người công bố thông tin: Bà Mai Kiều Liên
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Website: http://www.vinamilk.com.vn
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Năm 1976: Tiền thân của công ty là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng
Cục thực phẩm được thành lập.
Năm 1982: Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp
Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I.
Tháng 03/1992: Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. 1 lOMoARcPSD|46342985
Ngày 01/10/2003: Chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên
gọi là CTCP Sữa Việt Nam.
Năm 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (là Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay).
Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE. Thành lập Phòng khám An Khang tại TP.HCM.
Năm 2010: Góp vốn 10 triệu USD (19.3% vốn điều lệ) vào công ty Miraka Limited.
Năm 2012: Thành lập nhà máy sữa Đà Nẵng.
Năm 2013: Khánh thành Nhà máy sữa bột Việt Nam, Nhà máy sữa Việt Nam (Mega);
Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa trở thành một công ty con của Vinamilk
với 96.11% VĐL do Vinamilk nắm giữ; Mua 70% cổ phần Driftwood Dairy Holdings
Corporation tại bang California, Mỹ.
Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan. Góp 51% vốn thành lập Công ty AngkorMilk tại Campuchia.
Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19.3% lên 22.8%.
Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên
100%. Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Chính thức ra mắt
thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực
ASEAN; Góp 18% vào CTCP APIS.
Năm 2017: Đầu tư nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam và 25% góp vốn
vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
Năm 2018: Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam; Đầu tư nắm giữ 51% cổ
phần của Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd. . 2 lOMoARcPSD|46342985
Năm 2019: Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của Công ty Cổ phần GTNFoods, qua đó
tham gia điều hành Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu; Tăng gấp đôi vốn đầu tư vào
Driftwood Dairy Holding Corporation từ 10 triệu USD lên 20 triệu USD.
Năm 2020: Chính thức niêm yết trên sàn UPCoM (mã chứng khoán “MCM”) Cổ phiếu
Sữa Mộc Châu vào tháng 12/2020; Đưa vào sử dụng 1 Trang trại bò sữa tại Quảng Ngãi với đàn bò 4,000 con.
Tháng 4/2021: Ra mắt hệ thống trang trại Vinamilk Green Farm.
Tháng 8/2021: Công bố Công ty liên doanh tại thị trường Philippines.
Năm 2022 : năm Công ty được Hội đồng Quản trị mới điều hành và Vinamilk đã tiếp
tục nâng giá trị thương hiệu lên 2,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trở thành thương
hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu (theo Brand Finance) và duy trì thứ hạng trong Top 40
doanh nghiệp sữa lớn nhất toàn cầu về doanh thu (theo Plimsoll).
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty như sau:
+ Chế biến, sản xuất và kinh doanh: sữa tươi, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa
chua, sữa đặc, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa. Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung
cấp sữa tươi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty.
+ Có hơn 200 sản phẩm được chia thành các ngành hàng sau: Sữa nước, Sữa chua,
Sữa bột, Bột ăn dặm, Ca cao lúa mạch, Sữa đặc, Kem ăn, Phô mai, Sữa đậu nành, Nước giải khát. 3 lOMoARcPSD|46342985
PHẦN II: LÝ DO CHỌN ĐỀ
TÀI Biến động vốn của cty năm 2021- 2022
- Năm 2021, Vinamilk đã vươn lên hạng 36 trong danh sách các công ty sữa lớn
nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll, Anh Quốc); là đại diện duy nhất của khu vực
Đông Nam Á lọt vào Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 5 thương hiệu
thực phẩm mạnh nhất toàn cầu với giá trị thương hiệu 2,4 tỷ USD (theo Brand Finance, Anh Quốc)
- Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ
đồng, đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu thuần xuất
khẩu đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các công ty con
ở nước ngoài đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
- Lợi nhuận sau thuế (“LNST”) hợp nhất Q2/2021 đạt 2.862 tỷ đồng, tăng 10,2%
so với Quý 1/2021. Biên LNST hợp nhất đạt 18,2%, giảm 147 điểm so với quý trước.
Mức sụt giảm biên này do việc tăng cường chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp
như nêu trên, và một số ưu đãi thuế đã kết thúc nên thuế suất TNDN hiệu lực tăng lên
18,1% (Quý 2/2020: 16,9%; Q1/2021: 17,7%). Dự kiến mức thuế suất TNDN hiệu lực
của cả năm sẽ rơi vào khoảng 18-18,5%.
- Đối với MCM, LNST Quý 2/2021 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 47,4% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 87 tỷ đồng. Bên cạnh yếu tố giá nguyên vật liệu sản
xuất, những yếu tố khác giúp MCM đạt tăng trưởng lợi nhuận cao hai chữ số gồm 1) Cơ
cấu chi phí vận hành tiếp tục được tối ưu và duy trì ổn định, và 2) Doanh thu tài chính
tăng nhờ số dư tiền gửi ngân hàng dồi dào.
- Lũy kế 6 tháng /2021: Biên LNG hợp nhất của Vinamilk đạt 43,6%. LNST hợp
nhất đạt 5.459 tỷ đồng và hoàn thành 49% kế hoạch năm, tương đương EPS đạt 2.313
VNĐ. Biên LNST giảm nhẹ 88 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2020 ở mức 18,9%. Đối với
MCM, LNST đạt 137 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7% so với cùng kỳ 2020 và hoàn thành
43% kế hoạch năm, tương đương EPS đạt 1.392 VNĐ. Biên LNST của MCM đạt 9,7%,
tăng 191 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2020.
- Doanh thu nội địa công ty mẹ đạt 11.841 tỷ đồng, tăng 19,8% so với Quý 1/2021
nhờ tăng cường các hoạt động kích cầu và yếu tố thời tiết mùa hè nên sức tiêu thụ các sản
phẩm đồ uống tốt hơn. So với cùng kỳ năm trước, sự bùng phát mạnh của làn sóng 4 lOMoARcPSD|46342985
Covid 19 mới và các biện pháp cách ly xã hội được áp dụng tăng cường ở nhiều thành
phố lớn từ giữa tháng 5 đã tác động đáng kể đến sức mua của người tiêu dùng dẫn đến
doanh thu giảm nhẹ. Tuy nhiên, đà tăng trưởng so với Q1/2021 và mức giảm so với
cùng kỳ đã được thu hẹp trong Quý 2/2021 đánh dấu sự phục hồi của mảng kinh doanh
nội địa sau 3 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn.
- Vinamilk đạt doanh thu hơn 60.000 tỷ đồng năm 2022, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 40%
- Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) công bố báo cáo tài chính
Q4/2022 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.081 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, tổng
doanh thu hợp nhất đạt 60.075 tỷ đồng. Trong đó doanh thu thuần Nội địa/Xuất
khẩu/Các chi nhánh nước ngoài đạt lần lượt 50.704; 4.828; 4.424 tỷ đồng.
- Trong Q4/2022, biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 38,8%. Chi phí bán hàng &
quản lý doanh nghiệp hợp nhất là 3.784 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 25,1% trên doanh
thu thuần và thấp hơn 199 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong nỗ lực tối ưu hóa chi phí
vận hành của Công ty. Doanh thu tài chính hợp nhất Q4/2022 là 379 tỷ đồng, tăng
17,5% so với cùng kỳ trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thuận lợi hơn.
- Theo đó, lợi nhuận sau thuế (“LNST”) hợp nhất Q4/2022 đạt 1.869 tỷ đồng,
tương ứng biên LNST hợp nhất 12,4%. Tính cả năm 2022, LNST hợp nhất đạt 8.578 tỷ
đồng, tương ứng biên LNST 14,3% và thu nhập mỗi cổ phần 3.632 đồng.
- Dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 sẽ là gần 40% tính trên mệnh giá và trên
90% tính trên lợi nhuận phân phối cho cổ đông Công ty Mẹ (đã chốt danh sách tạm ứng
cổ tức 2 đợt trong năm 2022, đợt cuối sẽ thực hiện sau Đại hội đồng cổ đông thường
niên tổ chức vào tháng 4/2023). Nguồn tiền mặt dồi dào là cơ sở dể Công ty tiếp tục duy
trì chính sách cổ tức cao cho nhà đầu tư.
- Tại ngày 31/12/2022, số dư tiền ròng hợp nhất đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, chiếm
hơn 30% tổng tài sản. Tỷ lệ khoản vay trên tổng tài sản được kiểm soát ở mức khoảng
10%, thấp nhất trong 3 năm gần nhất và phù hợp với bối cảnh lãi suất tăng mạnh trong thời gian gần đây.
- Trong năm 2022, tổng đầu tư vốn hợp nhất đạt gần 1,5 nghìn tỷ đồng để mở
rộng, nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường tự động hóa trong các nhà máy. Ngoài 5 lOMoARcPSD|46342985
ra, các dự án trọng điểm cùng công ty thành viên Villico cũng đã được giải ngân trong
Q4/2022 để triển khai giai đoạn đầu.
=> Vinamilk cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Châu Á đạt được kết quả này.
Chiến lược liên tục khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được doanh
nghiệp xác định sẽ là mũi nhọn để phát triển và xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Kết quả kinh doanh này được củng cố nhờ mức tiêu dùng ngành sữa ổn định trở
lại. Đồng thời, Vinamilk cũng đang triển khai nhiều dự án tái định vị, tái cấu trúc mạnh
mẽ để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và tối đa hóa các lợi thế sẵn có về thương hiệu,
quy mô kinh tế, sức mạnh tài chính trong bối cảnh môi trường cạnh tranh tăng cao. Nhờ đó:
Kênh truyền thống-kênh phân phối chủ lực của Vinamilk ghi nhận tăng trưởng nhẹ
sau khi Công ty cải tiến các chính sách thương mại nhằm cân bằng lợi ích và lành mạnh
hóa hệ thống phân phối đa kênh. Việc này trong dài hạn sẽ giúp công ty đồng thời khai
thác hiệu quả độ phủ của kênh truyền thống đã được xây dựng bài bản và vẫn bám sát
xu hướng tiêu dùng dịch chuyển sang kênh hiện đại một cách có chiến lược.
Theo báo cáo của Brand Finance,Vinamilk được định giá 2,814 tỷ USD, tăng ấn
tượng 18% so với năm 2021 trở thành là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”. Đặc biệt,
Vinamilk đã vượt qua 2 thương hiệu lớn khác để dành vị trí thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu.
Đại diện Brand Finance trao chứng nhận "Vinamilk - Thương hiệu sữa lớn thứ 6
thế giới” cho bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Vinamilk
Trong danh sách Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững năm 2022, thực hành
ESG và các kế hoạch về phát triển bền vững như chuyển đổi năng lượng xanh - tái tạo,
chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nguyên - nhiên liệu mà Vinamilk đang đẩy
mạnh được cho là sẽ tạo được các hiệu quả về kinh tế lâu dài.
Trong tháng 10, thương hiệu này tiếp tục chiếm sóng các bảng xếp hạng. Vinamilk
là thương hiệu tỷ đô duy nhất dẫn đầu top 25 ngành hàng F&B của Forbes Việt Nam
công bố. Mộc Châu Milk - công ty thành viên của Vinamilk, cũng góp mặt trong danh
sách này với thứ hạng 16. 6 lOMoARcPSD|46342985
PHẦN III: PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN
(trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 31/12/2022 của CTCP sữa Việt Nam (VNM))(1) 7 lOMoARcPSD|46342985
(trích từ Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2021 và Bảng cân đối kế toán
ngày 31/12/2022 của CTCP Sữa Việt Nam (VNM))(1)(2)
Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch
1. Hiệu quả sử dụng vốn (K) 1,135 1,177 -0,042 ( vòng ) a, Doanh thu 51.469.557 53.440.708 -1.971.151 ( triệu đồng) b, Vốn bình quân 42.909.740 47.813.425 -4.903.685 ( triệu đồng)
2. Hệ số đầu tư (Hđ) 0,570 0,608 -0,039 (lần)
c, Tài sản ngắn hạn bình quân 24.438.490 29.091.665 -4.653.175 ( triệu đồng)
3. Hiệu suất sử dụng tài sản 2,106 1,837 0,269 ngắn hạn (Klđ) ( lần) 8 lOMoARcPSD|46342985
Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích K1 = 1.199 K0=1,118
Bước 2. Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích ∆K=K1 - K0 = 0,082
Bước 3. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
∆K(Hđ)= (Hđ1 - Hđ0) x Klđ0 = -0,039 x 2,106 = - 0,071
∆K(Klđ)= Hđ1 x ( Kldd-Klđ0) = 0,57 x 0,269 = 0,153
Bước 4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
∆K(Hđ) + ∆K(Klđ) = -0,071 + 0,153 = 0,082 = ∆K Bước 5. Nhận xét
Nhìn vào kết quả tính toán ta thấy ∆K= 0,082 có nghĩa là tốc độ luân chuyển
tổng vốn năm 2022 so với năm 2021 đã tăng 0.042 vòng cho thấy là số vòng luân chuyển
vốn của công ty đã nhanh hơn. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác về hiệu suất sử dụng
tổng vốn của công ty ta đi vào phân tích các nhân tố tác động sau:
Hệ số đầu tư (Hđ= TSNH bq/ Vốn bq)
Hệ số đầu tư năm 2022 so với năm 2021 giảm 0,039 lần đã làm hiệu suất sử dụng
vốn giảm 0,071 vòng. Như vậy nhân tố hệ số đầu tư (Hđ) có mối quan hệ cùng chiều và
tác động tiêu cực đến hiệu suất sử dụng tổng vốn (K).
Hệ số đầu tư (Hđ) giảm làm giảm hiệu suất sử dụng tổng vốn (K), điều này là do
trong quá trình đầu tư vào tài sản, công ty đã thu hẹp quy mô tài sản.
Dựa vào Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ngày 31/12/2022 (1) và số liệu phân
tích ta thấy Tổng tài sản cuối năm 2022 so với đầu năm 2022 giảm 4.903.685 triệu đồng
và quy mô thu hẹp tài sản năm 2022 khá lớn (chiếm 4.903.685/47.813.425= 10,26%),
chủ yếu giảm ở hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn. Tài sản ngắn
hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn trong cả năm 2021 và
năm 2022, dù vậy trong năm 2022 ta thấy công ty vẫn đang thực hiện tốt công tác phân
bổ nguồn vốn bởi lẽ tài sản ngắn hạn là tài sản nhanh chuyển đổi thành tiền, giúp công
ty nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên năm 2022 tổng tài sản giảm của công ty chủ yếu
là giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn (tỷ lệ giảm chiếm tới 4.653.175/4.903.685= 94,9% 9 lOMoARcPSD|46342985
trong tổng số tài sản thu hẹp). Xét năm 2022 là năm các doanh nghiệp đang phục hồi
sau dịch Covid 19, theo như Thuyết minh trên Báo cáo tài chính thì tại ngày
31/12/2022(1) Tập đoàn còn 10 công ty con, đã giải thể 2 công ty con so với năm 2021
là 12 công ty con đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tài sản ngắn hạn của
công ty. Thêm vào đó các tài sản ngắn hạn như khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền, hàng tồn kho năm 2022 đều giảm.
Đơn vị tính: triệu đồng
(Trích từ Thuyết minh Báo cáo tài chính riêng ngày 31/12/2022)(1) 10 lOMoARcPSD|46342985
Tiền, tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 3.660 tỷ đồng so với đầu năm
nhưng vẫn đang ở mức 19.714 tỷ đồng chiếm 40,7% Tổng Tài sản. Khoản phải thu,
hàng tồn kho vẫn được kiểm soát tốt lần lượt chiếm tỷ trọng 12,6% và 11,4% Tổng Tài
sản. Hàng tồn kho giảm 18,2% so với đầu năm (CTCP SỮA VIỆT NAM (HOSE -
VNM)_Báo cáo cập nhật_02.2023)(4).
( Trích CTCP SỮA VIỆT NAM (HOSE - VNM)_Báo cáo cập nhật_02.2023)(4)
Đây là hệ quả trực tiếp do dịch gây ra. Sau năm 2021 thời kỳ dịch phát triển mạnh
mẽ gây hậu quả nặng nề đến tình hình kinh doanh của toàn bộ các công ty trong và
ngoài nước thì Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam dù là một công ty lớn cũng không tránh
khỏi những rủi ro do dịch gây ra. Điều này dẫn đến việc giảm tiền dự trữ để phục hồi
kinh tế và giảm lượng hàng hóa sản xuất sau thời kỳ buộc phải tạm ngưng kinh doanh
theo chính sách cách ly toàn xã hội của nhà nước. Thêm vào đó do đứt gãy chuỗi cung
ứng toàn cầu và nhu cầu tích trữ hàng hóa tăng mạnh tại một số quốc gia, giá nguyên
vật liệu, giá thức ăn chăn nuôi, cước phí vận chuyển...đều tăng cao và làm giảm hiệu
quả kinh doanh của Vinamilk (Báo cáo phân tích CTCP Sữa Việt Nam –Tài chính lành
mạnh, triển vọng lạc quan ngày 16/09/2022)(3).
Giá sữa nguyên liệu đã giảm từ quý 3/2022 và vẫn đang trong xu thế giảm:
Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng từ quý 4/2022 nhưng do lượng hàng nguyên
liệu tồn kho được chốt ở giá cao vẫn còn khiến việc hồi phục bị chậm lại(4). Theo
báo cáo của Rabobank, giá bột sữa nguyên liệu toàn cầu đã đạt đỉnh trong
1H2022, sau đó được kỳ vọng sẽ giảm dần. Nguyên nhân chính là Trung Quốc 11 lOMoARcPSD|46342985
giảm nhập khẩu các mặt hàng sữa, bắt nguồn từ việc dự trữ hàng tồn kho nhiều và nhu
cầu suy yếu do liên quan đến chính sách phong tỏa vì dịch Covid-19. Vào tháng 7/2022,
giá bột sữa nguyên kem là 3.757 USD / tấn (+0,7% YoY; -8,9% MoM). Nhìn chung,
các công ty sản xuất sữa đều đã chốt giá của các hợp đồng mua nguyên liệu trong quý
1/2022 cho đến quý 3/2022 (Ngành sữa - Nhu cầu quay về mức bình thường trong
2022)(5). Đây là nguyên nhân khách quan gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặc dù lạm phát cao và theo sau chi phí sản xuất tăng do bản chất của ngành hàng
tiêu dùng thiết yếu, khi xem xét mức nguyên vật liệu của một số công ty ngành sữa:
( Trích Thuyết minh báo cáo tài chính ngày 31/12/2022 của Công ty Cổ phần
Giống bò sữa Mộc Châu)(6) 12 lOMoARcPSD|46342985
( trích Thuyết minh Báo cáo tài chính ngày 31/12/2022 của Công ty cổ phần sữa Quốc Tế)(7)
Mức nguyên vật liệu trong hàng tồn kho của VNM năm 2021 là 0.6, năm 2022
là 0,5 giảm 0.1 tuy nhiên khi so sánh với các doanh nghiệp trong cùng
ngành( Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là 0,79; Công ty Cổ phần sữa
Quốc tế là 0.5) thì mức dự trữ này được cho là không quá thấp và có xu hướng
bằng với một số công ty cùng ngành sữa.
Mặt khác khi tính toán Vốn lưu chuyển năm 2022:
+ Vốn lưu chuyển đầu năm = TSNH – Nợ Phải trả = 29.091.665 – 15.812.637=
13.279.028 triệu đồng > 0
+ Vốn lưu chuyển cuối năm = 24.438.490 – 13.895.815 = 10.542.675 triệu đồng > 0
Ta thấy hoạt động tài trợ cả cuối năm và đầu năm 2022 của công ty đều đã an toàn vì
khi chi trả cho Nợ ngắn hạn buộc công ty phải dùng tài sản lưu động để thanh toán và
theo số liệu tính toán trên công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng được. Trong tình hình
lãi suất ngân hang tăng mạnh. VNM đã chủ động giảm Vay nợ ngắn và dài hạn 4525
đồng so với đầu năm, trong đó vay ngắn hạn giảm 4.515 tỷ đồng, vay dài hạn giảm 9,6
tỷ đồng xuống chỉ ở mức 66 tỷ đồng . Tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn chỉ ở mức 9,3%
( CTCP SỮA VIỆT NAM (HOSE - VNM) (4). Điều này cho thấy rằng công ty luôn thúc
đẩy quá trình huy động vốn để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động tài trợ đồng thời thể 13 lOMoARcPSD|46342985
hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn đang rất tốt, nguy cơ phá sản thấp. Tình
hình tài chính lành mạnh Vinamilk có lượng tiền dồi dào để chủ động hoạt động kinh
doanh cũng như chi trả cổ tức cho cổ đông và các khoản vay nợ ngắn hạn (Trích Báo
cáo phân tích CTCP Sữa Việt Nam –Tài chính lành mạnh, triển vọng lạc quan ngày
16/09/2022 của cafef)(3). Vì vậy việc đầu tư của công ty vào tài sản được đánh giá là
hợp lý. Bên cạnh đó, hoạt động tài chính chủ yếu năm 2022 vẫn là đầu tư góp vốn đây là
hoạt động đầu tư vào khoản dài hạn (Thuyết minh báo cáo tài chính 31/12/2022)(1), do
đó công ty cần phải phân bổ chính sách đầu tư hợp lý hơn nữa trong các năm tới để tăng
nhanh tốc độ luân chuyển vốn .
Đồng thời thì Vinamilk tiếp tục duy trì vị thế số 1 trong ngành sữa Việt Nam và tiến
tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Với
danh mục sản phẩm đa dạng trên 250 chủng loại mặt hàng cùng hệ thống phân phối
mạnh, Vinamilk hiện đang đứng đầu các ngành hàng sữa chủ lực như sữa nước, sữa
đặc, sữa chua uống và sữa bột trẻ em. Năng lực sản xuất lớn với việc sở hữu 14 trang
trại bò với tổng đàn lên tới 160 nghìn con cùng với 13 Nhà máy sữa hiện đại. Vinamilk
đã vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu, tiến lên vị thứ 6
trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và tiếp tục góp mặt trong Top 5
thương hiệu sữa mạnh nhất toàn cầu với vị trí thứ 2 do đó cần phải chủ động hơn nữa
trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động thời kì sau dịch. Đây
là một trong những giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời
giúp huy động đủ vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất và hoạt
động tài trợ được an toàn.
Khó khăn vĩ mô có thể làm nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại khiến doanh thu sẽ
tăng chậm. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh đang có các động thái khiến thị phần
của VNM ở một số phân khúc sản phẩm bị đe dọa nên công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng
giá bán sản phẩm.( CTCP Sữa Việt Nam_ Báo cáo cập nhật 02/2023)(4)
Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá năm 2021 là điều kiện để
biên lợi nhuận của VNM tăng trở lại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải điều chỉnh giá thu
mua sữa tươi từ nông trại và chi phí bao bì thêm khoảng từ 1,5%-5%.( CTCP Sữa Việt
Nam_ Báo cáo cập nhật 02/2023)(4
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Klđ= TSNH bq/ Vốn bq) 14 lOMoARcPSD|46342985
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2022 so với năm 2021 tăng 0,269 lần đã làm
cho hiệu suất sử dụng tổng vốn (K) của công ty tăng 0,153 vòng . Như vậy nhân tố hiệu
suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Klđ) có mối quan hệ cùng chiều với và tác động tích cực
đến hiệu suất sử dụng tổng vốn (K).
Điều này có được là do trên từng đồng tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) được đầu tư
vào công ty trong năm 2022 thu về nhiều đồng doanh thu hơn so với năm 2021 cụ thể:
+ Năm 2021: 1 đồng TSNH được đầu tư thu về được 2,106 đồng doanh thu
+ Năm 2022: 1 đồng TSNH được đầu tư thu về được 1.837 đồng doanh thu
Từ kết quả này cho thấy khả năng luân chuyển thành tiền từ tài sản ngắn hạn trong
năm 2022 của công ty đã tăng lên. Nhằm hướng tới mục tiêu lọt vào TOP 30 Công ty
sữa hàng đầu thế giới & đạt 86,000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2026, ngay từ năm bản
lề này, Vinamilk đã triển khai nhiều dự án lớn giúp mở rộng và chủ động nguồn nguyên
liệu và nâng cao năng suất sản xuất như Dự án Nhà máy sữa Hưng Yên, Dự án chăn
nuôi và chế biến thịt bò tại Vĩnh Phúc và Dự án Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu quy
mô mở rộng giúp công ty tăng doanh thu (Báo cáo phân tích CTCP Sữa Việt Nam – Tài
chính lành mạnh, triển vọng lạc quan ngày 16/09/2022)(3) . Xét năm 2022 là năm phục
hồi kinh tế sau dịch do đó hoạt động bán hàng - hoạt động chính của doanh nghiệp, sản
lượng tiêu thụ và doanh thu thu được đang được doanh nghiệp thúc đẩy. Dựa trên
Thuyết minh báo cáo tài chính ngày 31/12/2022(1) doanh thu thu được chủ yếu từ việc
tiêu thụ hàng hóa cho các công ty con và các công ty liên kết ( Công ty TNHH Liên
doanh Thực phẩm và Đồ uống Vibev, Công ty TNHH chăn nuôi Việt Nhật, Công ty
Miraka Holdings Limited, Công ty Cổ phần APIS, Công ty Del Monte).
Năm 2022 nhìn vào các khoản giảm trừ trên Thuyết minh báo cáo(1),(2), chiết khấu
thương mại của công ty cho khách hàng hưởng tăng lên so với năm 2021 năm 2022:
65.568 triệu đồng, năm 2023: 54.732 triệu đồng) do đó doanh thu tăng là do trong năm
2022 công ty đã thực hiện tốt chính sách tín dụng thương mại. Tuy tốc động tăng doanh
thu chưa đủ để đưa doanh nghiệp quay về vị thế như thời kì trước dịch nhưng đây vẫn
được đánh giá là thành tích của công ty trong công tác bán hàng. Công ty nên tiếp tục
đưa ra những chính sách tín dụng thương mại khác nữa trong các kì tới để tăng sản lượng tiêu thụ. 15