-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hiến pháp 1959 - Bàn luận về chuyển đổi số,vai trò trong sản xuất ,kinh doanh - Xã hội học | Trường Đại Học Công Đoàn
1959 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời và phát triển được 14 năm - Ngay sau khi Quốc Hội thông qua hiến pháp năm 1946 thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh Để xâm lược nước ta một lần nữa - chiến thắng Điện Biên Phủ và hội nghị Gionevo thắng lợi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền - 1959-1957 miền Bắc đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Xã hội học đại cương (ĐHCĐ) 9 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Hiến pháp 1959 - Bàn luận về chuyển đổi số,vai trò trong sản xuất ,kinh doanh - Xã hội học | Trường Đại Học Công Đoàn
1959 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời và phát triển được 14 năm - Ngay sau khi Quốc Hội thông qua hiến pháp năm 1946 thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh Để xâm lược nước ta một lần nữa - chiến thắng Điện Biên Phủ và hội nghị Gionevo thắng lợi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền - 1959-1957 miền Bắc đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Xã hội học đại cương (ĐHCĐ) 9 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985 1 Hoàn cảnh ra đời -
1959 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời và phát triển được 14 năm -
Ngay sau khi Quốc Hội thông qua hiến pháp năm 1946 thực dân Pháp lại gây ra
chiến tranh Để xâm lược nước ta một lần nữa -
chiến thắng Điện Biên Phủ và hội nghị Gionevo thắng lợi miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền -
1959-1957 miền Bắc đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế -
1958 là bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế ba năm nhằm phát triển và cải tạo nên
kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội -
Về kinh tế văn hóa có những tiến bộ lớn -
Quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc thay đổi
+Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đo
+Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được cùng cố và vững mạnh -
Với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ mệnh
cần được bổ sung và thay đổi -
Trong kì họp 6 quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa một quyết định sửa
đổi hiến pháp 1946thành lập ban dự thảo hiến pháp sửa đổi -
Tháng 7/1958 bản dự thảo đưa ra thảo luận trong các cán bộ trung cấp, cao
cấp thuộc cơ quan Quân , Dân , Chính Đảng -
1/4/1959 dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng -
31/12/1959 quốc hội đã nhất trí thông qua hiến pháp sửa đổi -
1/1/1960 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố hiến pháp
2. Nội dung cơ bản hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 rồi có lời nói đầu là 112 điều chia làm 10 chương
Lời nói đầu : - sáng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ lạng Sơn đến Cà Mau
-khẳng định những truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam
-lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam
-xác định bản chất Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền
tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo
Chương I : nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quận 8 điều quy định các vấn đề cơ bản sau đây
- Hình thức chính thể của Nhà nước là cộng hoà dân chủ (Điều
2). => Hiến pháp xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân.
- Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và hội
đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân (Điều 4)
- Quy định Quốc hội và hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước
khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4)
- - Cũng như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 khẳng định
đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt (Điều 1) lOMoARcPSD|46342985
- Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên
đất nước Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp
bức, chia rẽ các dân tộc (Điều 3)
- Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 5)
- Xác định nguyên tắc tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào
nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6)
=> Chế độ chính trị :
- hình thức chính thể Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa , Hình
thức cấu trúc là đơn nhất
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Chương II: Chế độ kinh tế và xã hội, gồm 13 điều quy định những
vấn đề liên quan đến nền kinh tế- xã hội của Nhà nước
- Xác định đường lối kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn này là biển
nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến.
- Quy định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là không
ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân (Điều 9).
-Quy định các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất trong thời
kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: (Điều 11).
+Sở hữu nhà nước (tức là của toàn dân)
+sở hữu của hợp tác xã (tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động)
+ sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc
- Xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân,
giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên lOMoARcPSD|46342985
-. Các hầm mỏ, sông ngòi, những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu của toàn dân (Điều 12).
- Quy định việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư
liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14)
- bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ
công và những người lao động riêng lẻ khác (Điều 15)
- bảo hộ quyền sởhữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc (Điều 16)
- bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18)
- bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân (Điều19).
Nhận xét : So với Hiến pháp năm 1946 thì Chương II là một chương hoàn
toàn mới. Chương này được xây dựng theo mô hình của hiến pháp các
nước Xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, ngoài việc quy định kinh tế quốc doanh giữ vai
trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, Hiến pháp còn quy định Nhà nước
lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
-Thừa nhận tồn tại 4 hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất: sở hữu nhà nước,
sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
- Bốn thành phần kinh tế
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ một nền kinh tế lạc hậu
thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ( phát triển công nghiệp, nông nghiệp
hiện đại, khoa học kĩ thuật tiến tiến)
-Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân và lao động là cơ sở để phát
triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
Chương III: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
- tên gọi và thứ tự của chương quyền công dân trong Hiến
pháp năm 1959 có sự thay đổi.
- Khác với Hiến pháp năm 1946, nội dung về quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp năm 1959 xếp vị trí thứ 3, sau hai lOMoARcPSD|46342985
chương về “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” và “Chế độ kinh tế và xã hội”
-cụm từ “quyền lợi” đứng trước “nghĩa vụ” và có thêm từ “cơ bản”.
Việc thay đổi này thể hiện sự đề cao việc thụ hưởng các quyền
của nhân dân Việt Nam cũng như nhấn mạnh những quy định
trong chương này chỉ nhằm tạo cơ sở chứ không giới hạn phạm vi hưởng quyền của nhân
- Các quyền về chính trị và tự do dân chủ:
● Điều 23 Quyền bầu cử và ứng cử
● Điều 22 quyền bình đẳng trước pl
● Điều 25 quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình
● Điều 29 quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước
nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước
-Các quyền về dân sự ,kinh tế , văn hoá , xã hội ● Điều 30 Quyền làm vc
● Điều 31 quyền nghỉ ngơi
● Điều 32 quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh
tật, hoặc mất sức lao động
● Điều 33 quyền học tập
● Điều 34 quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học,
nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác
● Điều 26 quyền tự do tín ngưỡng
Các quyền về tự do cá nhân
● Điều 27 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của tòa án
nhân dân họ sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân
+Quyền bất khả xâm phạm về nhà
ở +quyền bí mật thư tín
+Quyền tự do cư trú và tự do đi lại
Các nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của hiến pháp
● Điều 39 nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao
động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội.
● Điều 40 nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.
● Điều 41 nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật lOMoARcPSD|46342985
● Điều 42 nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
Hiến pháp năm 1959 đã mở rộng phạm vi hưởng quyền của nhân
dân thêm nhiều lĩnh vực. Bên cạnh việc quy định các quyền của công
dân , Hp còn xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đảm bảo cho
các quyền đó được thực hiện . HP 1959 có quy định thêm những
quyền và nghĩa vụ.mới mà trong HP 1946 chưa thể hiện.
-Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung thêm một số quyền công
dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở kế
thừa những quy định đã có từ Hiến pháp năm 1946. Các quyền mới gồm:
● Quyền được pháp luật bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 24);
● quyền được bảo hộ bà mẹ và trẻ em (Điều 24);
● quyền biểu tình (Điều 25);
● quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 29); quyền làm việc (Điều 30);
● quyền nghỉ ngơi (Điều 31);
● quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật (Điều 32);
● quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật (Điều 34)
=> Tuy nhiên, dù phạm vi quyền của công dân được mở rộng hơn so
với Hiến pháp năm 1946, đa số các quyền dân sự của người dân
không được quy định trực tiếp trong Chương III Hiến pháp năm 1959
mà nằm rải rác trong Chương II “Chế độ kinh tế và xã hội”
- Mặt khác, quyền sở hữu tài sản - một quyền rất quan trọng
của công dân lại được quy định gián tiếp trong chương về
chế độ kinh tế và xã hội với những hạn chế nhất định
- Bỏ quy định liên quan đến thủ tục phúc quyết trong Hiến pháp
năm 1946 →nhân dân không còn được tham gia vào quá
trình sửa đổi Hiến pháp hay quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước bằng thủ tục phúc quyết.
- Chưa có sự phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và
“quyền công dân” khi chỉ để cập đến đối tượng là công dân Việt Nam trong Chương III.
-So với HP1946 , chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong HP1959 là một bước phát triển mới . lOMoARcPSD|46342985
Chương 4: Quốc hội,bao gồm 18 điều quy định các vấn đề
liên quan đến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
- Vị trí của Quốc hội trong hiến pháp 1959:
+ Theo Hiến pháp năm 1959, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất không gọi là Nghị viện nhân dân như trong Hiến pháp năm
1946, mà gọi là Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cũng tại kì họp thứ 11, ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội
đã ra nghị quyết khẳng định rằng:
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tính chất thống nhất
của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranh đầu của nhân dân cả hai miền Nam - Bắc".
+ Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn
đề quan trọng nhất của đất nước.
So với nhiệm kì của Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946 thì
nhiệm kì của Quốc hội dài hơn (nhiệm kì của Nghị viện là 3
năm, còn nhiệm kì của Quốc hội là 4 năm).
Hiến pháp năm 1959 quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn.
- Theo Điều 50 Hiến pháp năm 1959 thì Quốc hội có
những quyền hạn sau đây:
● Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; ● làm pháp luật;
● giám sát việc thi hành Hiến pháp;
● bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước;
● theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam quyết định cử Thủ tướng Chính phủ;
● theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ quyết định cử Phó
Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; lOMoARcPSD|46342985
● theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Phó Chủ tịch
nước và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; ● bầu Chánh án TANDTC;
● bầu Viện trưởng VKSNDTC;
● bãi miễn Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó
Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính
phủ, Phó Chủ tịch và những thành viên khác của Hội đồng
quốc phòng, Chánh án TANDTC, Viện trưởng,VKSNSTC
● quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước
● ; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của nhà nước
● ; ấn định các thứ thuế.
● Ngoài ra, Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác
như: Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ
● phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu tự trị và
thành phố trực thuộc trung ương
● ; quyết định đại xá
● ; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình
● ; những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội định.
-Quốc hội có cơ quan thường trực của mình là UBTVQH do Quốc
hội bầu ra. UBTVQH gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư kí, các uỷ viên
- Quyền hạn của UBTVQH cũng được quy định rõ ràng tại Điều 53 Hiến pháp năm 1959.
- Quốc hội có thể trao cho UBTVQH những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.
-UBTVQH có các quyền hạn sau đây:
● Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội
● ; triệu tập Quốc hội
● ; giải thích pháp luật ● ; ra pháp lệnh
● ; quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân
● ; giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của TANDTC và của VKSNDTC lOMoARcPSD|46342985
● ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của
Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh
● ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng
của HĐND trong trường hợp các HĐND đó làm thiệt hại đến
quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.
-UBTVQH có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Chánh án, thẩm phán TANDTC
● ; bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Viện trường và kiểm sát viên VKSNDTC;
● bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại
giao của nước ta ở nước ngoài
● ; quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước
kí với nước ngoài (trừ trường hợp mà UBTVQH xét cần
phải trình Quốc hội quyết định).
- Ngoài ra, UBTVQH còn có thẩm quyền quy định hàm và cấp
quân sự, ngoại giao, những hàm và cấp khác;
● quyết định đặc xá;
● quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và
danh hiệu vinh dự của Nhà nước
● ; quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
● quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Trong thời gian Quốc hội không họp, UBTVQH có quyền
● quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Thủ tướng
và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ;
● có quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong
trường hợp nước nhà bị xâm lược.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, ngoài UBTVQH, Quốc
hội còn thành lập các uỷ ban chuyên trách như
● Uỷ ban dự án pháp luật,
● Uỷ ban kế hoạch và ngân sách,
● Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu và các uỷ ban khác lOMoARcPSD|46342985
mà Quốc hội thấy cần thiết để giúp Quốc hội và UBTVQH (Điều 56 và 57)
Nhan xet : Từ Hiến pháp năm 1959, bắt đầu một quan niệm mới về
vị trí, tính chất của Chính phủ so với Hiến pháp 1946, bằng việc
quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”:
- Điều 43, 44, 50 quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", là cơ
quan duy nhất “có quyền lập pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và
sửa đổi Hiến pháp. Làm pháp luật. Giám sát việc thi hành Hiến
pháp... của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
=>Nội dung các điều đó cho thấy vị trí, vai trò của Quốc hội đã
được tăng cường, được nâng cao trong tổ chức bộ máy quyền
lực nhà nước và đã thay đổi căn bản so với chế định Nghị viện
nhân dân trong Hiến pháp 1946.
- Từ điều 51-60 Uỷ ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ
quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra đã có những
thẩm quyền rộng rãi và những thẩm quyền này theo Hiến pháp
1946 là do Chủ tịch nước thực hiện.
Chương V (từ Điều 61 đến Điều 70) quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
So với Hiến pháp năm 1946 thì đây là một chương mới.
-Theo Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch
nước không nằm trong thành phần của Chính phủ.
- Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ
tịch nước chỉ là người đứng đầu nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại.
=>chế định Chủ tịch nước được quy định thành một chương riêng.
- không đề cập số nhiệm kỳ liên tiếp, Độ tuổi ứng cử là từ 35 tuổi.
+ người do Quốc hội bầu ra (được bầu trong nhân dân) chứ không
phải là người được chọn trong Quốc hội. lOMoARcPSD|46342985
+ "người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại",
+ quyền hạn hạn hẹp hơn, không điều hành quản lý đất nước.
- Trong Hiến pháp 1959, chức danh Chủ tịch nước vẫn kế thừa
theo quy định của Hiến pháp 1946, nhưng Chủ tịch Nước phải
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không còn ở trong thành phần Chính phủ.
- Đây là một chức danh tiêu biểu, chủ yếu làm nhiệm vụ nguyên thủ quốc gia.
- Khác với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 quy định
tuổi tối thiểu để có thể ứng cử chức vụ Chủ tịch nước là 35,
còn Hiến pháp năm 1946 không quy định cụ thể, mặt khác
- theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước phải được chọn
trong Nghị viện nhân dân, tức là trong số các nghị sĩ, còn
Hiến pháp năm 1959 không đòi hỏi ứng cử viên phải là đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là
người đứng đầu Chính phủ. Còn theo Hiến pháp năm
1959, chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã
chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Hiến pháp năm 1959 quyền hạn của Chủ tịch
nước vẫn rất lớn. Ví dụ:
● Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc,
giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65).
● Chủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ
tọa Hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67).
● Chủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và
chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ (Điều 66). lOMoARcPSD|46342985
Chế định Chủ tịch Nước theo Hiến pháp 1959, “là sự phát triển hợp quy luật khi đất nước đang xây
dựng CNXH, phù hợp với những quan điểm quyền hành rộng rãi trong nhà nước XNCN không thể
giao cho một cá nhân”, và đó thực sự là một tư duy lập hiến không bắt nguồn từ tính chủ quan, mà
xuất phát từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Chương VI: ( từ Điều 71 đến Điều 77) Vị trí và tính chất Chính phủ:
. -Tên gọi có sự thay đổi so với năm 1946 “ Hội đồng chính phủ” -
Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ( Điều 71 ) -
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung thống
nhất vào Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân.
Quy định này cũng cho thấy Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp năm
1959 được tổ chức hoàn toàn theo mô hình chính phủ của các nước XHCN - Cơ cấu gồm ( Điều 72 ) - Thủ tướng, - Các Phó Thủ tướng, - Các Bộ trưởng,
- Các Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước,
- Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chứ c củ a Hội đồng Chính phủ do luật định
- Quyền hạn của Hội đồng Chính phủ:
1- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
2- Thống nhất lãnh đạo công tác của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.
3- Thống nhất lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính các cấp.
4- Sử a đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các Bộ, các cơ quan thuộc
Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính các cấp. lOMoARcPSD|46342985
5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu
tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc
bãi bỏ những nghị quyết ấy.
6- Chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước.
7- Quản lý nội thương và ngoại thương.
8- Quản lý công tác văn hoá, xã hội.
9- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân.
10- Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước.
11- Quản lý công tác đối ngoại.
12- Quản lý công tác dân tộc.
13- Phê chuẩn sự phân vạch địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.
14- Thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước.
15- Bổ nhiệm và bãi miễn các nhân viên cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về thành phần của Hội đồng Chính phủ theo quy định tại Điều 72 khác cơ
bản so với trước đây là không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và không có các Thứ trưởng Chương VII:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP
( từ Điều 78 đến Điều 91) - Các đơn vị hành chính:
+ Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã;
+ Huyện chia thành xã, thị trấn -
Các đơn vị hành chính đều thành lập hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính -
Ủy ban hành chính cấp nào do hội đồng nhân dân cấp đó bao ra. -
Không phân biệt Địa bàn nông dân đô thị.
Như vậy, theo Hiến pháp năm 1959, cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ) được bãi bỏ. lOMoARcPSD|46342985
Khác với Hiến pháp năm 1946 chỉ có cấp tỉnh và cấp xã mới có
HĐND, Hiến pháp năm 1959 quy định tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã đều có HĐND.
Ngoài ra, Hiến pháp còn ghi rõ HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Theo quy định của Hiến pháp, uỷ ban hành chính được thành lập ở
tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã.
Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của HĐND địa
phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH Ở CÁC KHU TỰ TRỊ
( các khu tự trị tồn tại đến tháng 12/1975 )
( điều 92 đến điều 96)
- Tổ chứ c Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu vực căn cứ vào
nhữ ng nguyên tắc cơ bản về t ổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp quy định. -
Hội đồng nhân dân sẽ có số đại biểu thích đáng của các dân tộc.
- Đặt kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá thích hợp với tình hình địa phương,
quản lý tài chính, tổ chức các lực lượng dân quân tự vệ và công an của địa phương.
- Đặt ra điề u lệ t ự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở
địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. -
Cơ quan Nhà nước cấp trên bảo đảm quyền tự trị và giúp đỡ các dân tộc
thiể u số tiến hành thuận lợi việc xây dựng chính trị, kinh tế và văn hoá của Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu vực tự trị.
Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực của nhân dân và nhân dân
sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Song tại Hiến pháp
1959, tính chất, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội và mối quan hệ của Quốc hội với các
cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng đã có sự thay đổi so với chế định Nghị viện nhân dân
trong Hiến pháp 1946. Đồng thời Hiến pháp 1959 cũng quy định rõ những biện pháp cụ thể, tạo cơ
sở pháp lý cho việc thiết lập thiết chế chính trị dân chủ cần thiết, bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ
hơn các quyền và nghĩa vụ công dân.
Chương VIII - Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân, gồm
15 điều (từ Điều 97 đến Điều 111). lOMoARcPSD|46342985
So với Hiến pháp năm 1946, Chương này cũng có nhiều thay đổi.
Theo Hiến pháp năm 1959, hệ thống toà án ở nước ta bao gồm:
TANDTC,TAND địa phương và toà án quân sự.
- trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể
quyết định thành lập toà án đặc biệt.
- Chế độ bổ nhiệm thẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu.
-Việc xét xử ở các TAND có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật.
-Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước XHCN, Hiến
pháp năm 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống VKSND để
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
- Hệ thống viện kiểm sát bao gồm VKSNDTC, VKSND địa phương
và viện kiểm sát quân sự.
- VKSND tổ chức theo chế độ thủ trưởng trực thuộc một chiều.
- Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện kiểm sát cấp
trên và tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của VKSNDTC. lOMoARcPSD|46342985
- VKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,
trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH.
Tòa án tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ:
- Chế độ thẩm phán bầu. * Viện kiểm sát:
- Quy định thành lập Viện kiểm sát, có chức năng kiểm sát chung
và kiểm sát các hoạt động tư pháp
Chương XI: quy định về quốc kỳ quốc huy và Thủ đô
QUỐC KỲ - QUỐC HUY - THỦ ĐÔ Điều 109
Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điều 110
Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hình tròn, nền đỏ, ở giữa có
ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe
răng cưa và dòng chữ "Việt Nam dân chủ cộng hoà". Điều 111
Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Hà Nội. *Nhận xét:
- Màu đỏ của quốc kỳ thường được liên kết với cách mạng, sự hy sinh, và
sức mạnh; trong khi ngôi sao vàng năm cánh đại diện cho các tầng lớp
công nhân, nông dân, trí thức, quân đội, và thanh niên. Thiết kế này mang
ý nghĩa biểu thị sự đoàn kết và thống nhất của các giai cấp trong xã hội. (Điều 109)
- Ngôi sao vàng năm cánh trong quốc huy giống như trên quốc kỳ, nhấn
mạnh các lớp xã hội chính trong xã hội.Bông lúa tượng trưng cho nông lOMoARcPSD|46342985
nghiệp, nơi nông dân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội.
Nửa bánh xe răng cưa đại diện cho công nghiệp, phản ánh sự phát triển
công nghiệp và sự hiện diện của công nhân trong xã hội. Dòng chữ "Việt
Nam dân chủ cộng hoà" khẳng định tên chính thức của quốc gia và sự hiện
diện của chế độ dân chủ cộng hòa.(Điều 110)
- Hà Nội đã được xác nhận là thủ đô từ trước khi Hiến pháp 1959 được
ban hành và vẫn giữ vai trò là thủ đô của các quốc gia kế thừa như nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Việc xác định Hà Nội là thủ đô trong
Hiến pháp 1959 phản ánh sự kế thừa truyền thống và tiếp tục phát huy vai
trò trung tâm chính trị, văn hóa, và kinh tế của thành phố này. (Điều 111) Chương X
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Điều 112
Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được
ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31
tháng 12 năm 1959, hồi 15 giờ 50. *Nhận xét:
- Theo quy định của hiến pháp chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến
pháp với điều kiện phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành Nhận xét chung
Tóm lại, Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp được xây dựng theo mô
hình hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa
đầu tiên của nước ta.