Báo cáo học đường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo học đường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông (vb)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHOA THIẾT KẾ& NGHỆ THUẬT
ĐỒỒ ÁN CUỒỐI KÌ NHÓM 2: B O L Ạ ỰC HỌC Đ NG ƯỜ
Ngành: Quản trị công nghệ truyền thông
Môn học: Tư duy phản biện Lớp: DC202DV01
Giảng viên: Trương Kiều Trinh Nhóm: 2
Nguyễn Thái Quỳnh Như – 22004639
Hoàng Vi Yến Nhi – 22001191 Đặng Minh Tiến - 22001297
Huỳnh Thanh Sang – 22000661 Dương Vĩnh Tiến – 22013233
Lữ Thị Phương Quyên – 22005911 Nguyễn Ngọc Minh Thư - 22001202
Triệu Thu Thủy – 22008700
Phạm Vũ Hoài Thảo - 22001202 MỤC LỤC
1. Bạo lực học đường là gì?............................................................................2
2. Những đối tượng nào có thể là nạn nhân của bạo lực học đường?.......3
3. Dẫn chứng bạo lực học đường..................................................................4
4. Hậu quả của bạo lực học đường...............................................................7
5. Vấn đề này ảnh hưởng đến đời sống xã hội như thế nào?......................8
6. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường...............................................10
7. Tại sao có những trường hợp cố tình lờ đi nạn bạo lực học đường?...11
8. Phải làm gì để khắc phục?.......................................................................12 BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở cái tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường càng không khó tránh khỏi
những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè, thầy cô,... Trước đây, đó chỉ
là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận tìm ra
cái sai của mỗi người để rồi cuối cùng là nói tiếng “xin lỗi”, “cảm ơn”
hay có khi ta lại biết thêm bạn mới. Nhưng hiện tại thì khác những vấn đề
này không còn đơn thuần là tranh cãi nằm trong phạm vi nhà trường mà
nó đã vượt ra và có tầm ảnh hưởng của pháp luật. Đó chính là vấn đề về
“Bạo lực học đường”, một vấn đề làm biết bao nhiêu các nhà quản lý giáo
dục và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đau đầu, nhức óc với
những chuyện này của các cô cậu học sinh.
Thời gian vừa qua, những hình ảnh, video về bạo lực học đường như: nữ
sinh bị đánh hội đồng phải nhập viện, nam sinh bị bạn đâm dẫn đến tử
vong,… như một minh chứng về vấn nạn bạo lực học đường, không chỉ
riêng ở Việt Nam mà còn đáng báo động đến với cả thế giới. Vấn nạn bạo
lực học đường là một trong những vấn đề gây bức xúc và gây ra nhiều tác
động đến hình ảnh của ngành giáo dục. Đây không phải là một hiện tượng
mới nhưng điều đáng lo ngại là trong thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra
ngày càng nhiều ở các trường học. Bạo lực đôi khi đơn giản chỉ là va
chạm trong lúc chơi đùa, mâu thuẫn bạn bè với nhau,… Tình trạng bạo
lực học đường hiện nay có chiều hướng tăng dần và có nhiều diễn biến
hết sức phức tạp. Đó giống như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhà
trường, các bậc phụ huynh và xã hội cần quan tâm, có biện pháp thích
hợp đẩy lùi vấn nạn này. Do đó, việc tuyên truyền về thực trạng này là hết
sức cần thiết, thiết thực.
1. Bạo lực học đường là gì?
Chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất của bạo lực học đường là những
hành vi gây nên ảnh hưởng đến thể xác và tinh thần cũng như sức khỏe.
Ví dụ: đánh đập hay những hành vi xúc phạm như chửi bới đều là những
hình thức của bạo lực học đường cần phải lên án
Bạo lực học đường xuất hiện ở mọi ngõ ngách các cơ sở giáo dục. Đây là
hành vi đáng lên án và xấu hổ mà chúng ta cần phải bài trừ. Tuy nhiên khi
nhắc đến vấn đề này, nhiều người thường e ngại và che mặt quay đi vì
những hành vi mà tuổi trẻ bồng bột họ gây ra.
Chắc hẳn chúng ta vẫn không thể quên hình ảnh các cô cậu học sinh
thanh lịch trên tà áo dài hay chiếc sơ mi trắng tay cầm “dùi cui” và những
vũ khí đánh nhau. Và cũng chắc chắn rằng chúng ta không quên khỏi ám
ảnh của bạo lực học đường diễn ra một cách chi tiết. đầy tính hiện thực
thông qua các bộ phim truyền hình. Và đó chỉ là một phần rất nhỏ mà
chúng ta thấy, bức tranh xám xịt này còn gây đau đầu cho các gia đình,
nhà trường, cho ngành giáo dục và cả xã hội.
Tuy nhiên, bạo lực học đường không chỉ là vấn nạn bạo hành giữa học
sinh với học sinh. Bạo lực học đường gồm cả những hành vi như xúc
phạm giữa học sinh đối với giáo viên và ngược lại. Trường hợp này diễn
ra nhiều ở mẫu giáo, tiểu học. Bởi lẽ, ở độ tuổi non dại này, các em còn
qua nhỏ chưa thể ý thức được vấn đề bạo lực học đường. Hơn nữa lại
thêm tâm lí sợ thầy cô thế nên các em không dám lên tiếng cho những hành vi sai trái ấy. 2
Có thể nói, các hình thức của bạo lực học đường ngày một da dạng và
diễn ra hết sức phức tạp với nhiều đối tượng khác nhau. Như vậy ta có thể
định nghĩa bạo lực học đường là hành vi cố ý gây thương tích cho người
về mặt thể chất cũng như tinh thần tại trường học. Những hành vi này gây
ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lí khiến nạn nhân bị lo sợ, ám ảnh và không
dám tới trường lớp. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức, suy nghĩ,
hành động ứng xử trong tương lai.
2. Những đối tượng nào có thể là nạn nhân của bạo lực học đường?
Tình trạng bạo lực hiện nay ngày càng đa dạng , kèm theo đó những đối
tượng của bạo lực học đường cũng tăng nhiều số lượng và đa dạng hơn.
Bạo lực học đường thì tất nhiên đối tượng chủ yếu là học sinh của tất cả
các cấp học trong trường , từ những học sinh nam cho đến những học
sinh nữ , thậm chí không chỉ là bạo lực giữa các học sinh với nhau mà
còn tình trạng bạo lực giữa các giáo viên với học sinh , thậm chí là giáo
viên khác . Bạo lực học đường không chỉ là sự qua lại do mâu thuẫn giữa
các cá nhân với nhau, mà những đối tượng học sinh khác cũng bị lôi kéo
vào cuộc ẩu đã và đã trở thành những nạn nhân của bạo lực học đường .
Những đối tượng đó chủ yếu là những học sinh hiền lành , ít hoặc thậm
chí không có những nhóm bạn , những người bạn thân và tinh cách của
họ thường nhút nhát ,rụt rè, rất dễ trở thành mục tiêu của các nhóm , các 3
đối tượng học sinh cá biệt chuyên ăn hiếp , hành hung và trấn lột như tiền
, đồ dùng ,vv . Ngoài các học sinh cá biệt ra thì thậm chí có những giáo
viên cũng tìm mọi cách như uy hiếp cũng để trấn lột , dìm những học sinh
xuống . Nhiều khi đối tượng đó bị uy hiếp , bạo hành cũng để làm thỏa
mãn , xả stress cho một số thành phần . Trong thời đại công nghệ phát
triển như hiện nay , thì không chỉ riêng bạo lực học đường trong trường ,
lớp học mà còn bạo lực học đường trên internet . Theo thống kê hiện
nay , đa số những vụ ẩu đả , mâu thuẩn dẫn đến bạo lực với nhau chủ yếu
xuất phát từ trên mạng xã hội .Qua các ứng dụng đang được thịnh hành
như Facebook , Twitter , instagram , … các vụ mâu thuẫn diễn ra rất
thường xuyên và càng ngày càng gia tăng . Các học sinh có thể lời qua
tiếng lại với lại với người kia thậm chí dễ dàng hơn là ở trong môi trường
lớp học khi mà truy cập internet hiện nay là cực kì dễ dàng. Và theo khảo
sát ý kiến của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra rằng
hơn một phần ba thanh thiếu niên là nạn nhân của sực bắt nạt trong trên
internet . Sự bắt nạt đó không còn là một phạm vi trong lớp học , mà
những học sinh đó còn phải hứng chịu những thứ đó trên mạng , thậm chí
chúng còn đáng sợ hơn là bạo lực truyền thống . Những đối tượng đó bị
lăng mạ , chửi rủa đến tàn nhẫn và như một hiệu ứng domino , chúng
ngày càng lan ra đến nhiều người hơn và hậu quả gây ra cực kì khủng khiếp .
3. Dẫn chứng về bạo lực học đường
Thực chất có rất nhiều vấn nạn về bạo lực học đường xảy ra quanh chúng
ta. Nhưng mọi người lại dửng dưng bởi vì không phải ai cũng sẽ bị vấn
nạn ấy. Những vấn đề bạo lực học đường là một mặt tối mà không phải ai
cũng gặp. Nên chắc hẳn nói thì mọi người sẽ không hiểu hết, nên nhóm
mình đã tìm được một vài dẫn chứng cụ thể để thể hiện rõ được mặt tối ấy.
Vấn nạn thứ nhất đó là bị gắn mác “Bệnh ngôi sao” “Con nhà người ta”.
Theo VIVA Network (27/04/2020), đây là những dẫn chứng của vấn nạn
đầu tiên mà nhóm mình tìm được từ một chương trình cũng khá nổi tiếng
bây giờ đó là Thiếu Niên Nói :
Nguyễn Hoàng Minh, học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Trần Phú
– Hoàn Kiếm (Hà Nội), là đại diện cho trường THPT Trần Phú
tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Sau khi trở về từ
cuộc thi, Minh gặp phải những bình luận và phản hồi tiêu cực về
bản thân. Minh bị coi như một người chỉ biết học mà không biết
chơi, hoặc khi Minh bị điểm kém thì nói ra mọi người thường
không tin, cho rằng những người như Minh phải giỏi toàn diện vì
trong mắt mọi người, Minh đã trở thành hình mẫu “con nhà người 4
ta”. Khi tham gia cuộc thi, khi lên sóng truyền hình, Minh cố gắng
thể hiện tốt nhất những gì Minh có để chứng minh khả năng của
mình, tuy nhiên sau đó lại bị gắn mác “Bệnh ngôi sao”. Những
điều này khiến Minh bị bạn bè có định kiến, khó hoà nhập vào tập
thể lớp, hoà nhập vào trường học, lâu dần dẫn tới tâm lý rụt rè, e dè
khi tiếp xúc với mọi người.
Tiếp đến là một vấn nạn cũng rất thường hay xảy ra trong môi trường học
đường đó là bị bạn bè xa lánh, phân biệt đối xử vì khuyết điểm cơ thể.
Theo VIVA Network (27/04/2020) :
Nguyễn Thuỳ Dương, học sinh lớp 10D6 – Trường THPT Trần
Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội). Dương chia sẻ rằng, trong suốt thời
gian học cấp 2, Dương bị cong vẹo cột sống khiến cơ thể Dương có
một khối u rất lớn trên lưng, vì thế Dương nhìn khác biệt so với các
bạn. Bị các bạn trong lớp dần xa lánh. Dương bị các bạn soi mói,
nhìn chằm chằm vào ngoại hình khác thường của mình, Dương còn
phải nghe những lời khiếm nhã, miệt thị từ các bạn. Dương đã cố
níu kéo mối quan hệ với các bạn nhưng điều đó là vô nghĩa. Dần
dần, Dương đến lớp chỉ biết học và học mà không có bất cứ một
người bạn nào để trò chuyện hay tâm sự. Sau khi trải qua 2 cuộc
phẫu thuật vào năm lớp 9 thì cuộc đời Dương dường như bước
sang trang khác. Ngoại hình bình thường khiến các bạn cởi mở,
hoà đồng với Dương hơn, không còn nghe những lời chỉ trỏ, bàn
tán sau lưng, các mối quan hệ cũng dần được cải thiện.
Và cái đáng nói nhất đó là nạn nhân của “Bạo lực học đường”. Theo VIVA Network (27/04/2020) :
Đoàn Hùng Mạnh, học sinh lớp 12D4 – Trường THPT Trần Phú –
Hoàn Kiếm (Hà Nội) Vào những năm cấp 2, khi đi học Mạnh đã bị
các bạn chà đạp vào người khiến chiếc áo trắng học sinh in đầy
những vết giày, dép. Trong lớp của Mạnh có những bạn lớn hơn
tuổi, cậy sức khoẻ nên đã bắt nạt Mạnh. Mạnh đã từng bị các bạn
tuột quần ở giữa trường hay ở trước lớp, thậm chí còn quay video
lại và đăng lên các trang mạng xã hội. Một lần khác, Mạnh lại bị
các bạn nhổ nước bọt vào mặt. Với một đứa trẻ học cấp 2, hơn ai
hết lúc này các em cần một sự giúp đỡ từ những người xung quanh
nhưng mọi thứ lại đi ngược lại, Mạnh không hề nhận một sư giúp
đỡ nào từ mọi người xung quanh, thậm chí mọi người còn cười cợt,
hả hê xem Mạnh bị đối xử như thế nào. Việc này có thể vui với một
số bạn nhưng đối với Mạnh, đây là một nỗi xấu hổ. May mắn hơn
những người khác, Mạnh không bị ám ảnh về tâm lý, Mạnh chọn
cho mình con đường khác, thi đỗ vào một ngôi trường cấp 3 văn 5
minh, lành mạnh để tránh xa những người kia, để chứng minh cho
họ thấy năng lực của bản thân.
Sau đó tụi mình cũng thu thập thêm được rất nhiều bài báo lên án về
những trường hợp bạo lực học đường ấy
Theo Hải (2020), phóng viên của Báo Kênh14 cho biết : “vào ngày
30/11/2020 tại trường THPT Mỹ Đức C, em Bùi Chiến Th. (học sinh lớp
11) cùng một số bạn trong lớp xuống phòng học lớp 12 chơi. Lúc này Th.
bị một số học sinh lớp 12 lao vào đánh hội đồng. Sau đó Th. được đưa
vào điều trị tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức. Nam sinh
bị rách vùng miệng phải khâu 7 mũi và gãy 1 phần răng cửa. ”
Theo Nguyên (2020), phóng viên của Báo Kênh14 cho biết : “Trưa
1/10/2020 tại trường THCS Hội Sơn. Em Lê Ngọc A. (học sinh lớp 8B) bị
một nhóm nữ sinh cùng lớp chửi bới, đấm đá, thậm chí dùng cả mũ bảo
hiểm đánh vào đầu ngay trước cổng trường. Sự việc xuất phát từ một hiểu
nhầm nhỏ nhặt giữa A. với nhóm nữ sinh. Một nữ sinh trong nhóm khen
một mẫu áo mới ra đẹp, song A. lại phản bác với lý do cái áo này hơi
mỏng, nếu mặc thì hở hang quá.”
Theo Quyển (2020), phóng viên của Báo Kênh14 cho biết : “Trên đường
đi học về, nữ sinh lớp 8 bị đã bị bạn chặn đánh, đạp liên tục vào người
dấn tới chấn thương cột sống cổ phải nhập viện cấp cứu. Nạn nhân là nữ
sinh tên P.Đ.T. học sinh lớp 8 Trường THCS Trung Mầu (Gia Lâm, Hà
Nội). Theo thông tin từ bạn bè của 2 học sinh, vụ việc xảy ra do mâu
thuẫn cá nhân, cụ thể bạn này thích bạn kia, bạn kia lại thích bạn khác (ở
đây có thể là P.Đ.T.) rồi xảy ra lời qua tiếng lại, dẫn đến mâu thuẫn.” 6
Theo Báo Người Lao Động (2020),chiều 28/9/2020, nữ sinh bị đánh tên
N. học lớp 10A3, nữ sinh đánh N. tên là V. cùng 2 bạn học lớp 10A6 của
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên TP Bến Tre.
Đoạn clip được tung lên mạng xã hội cho thấy một nữ sinh ngồi bẹp
xuống nền gạch trong phòng học bị nhóm bạn nữ đấm đá túi bụi, một nữ
sinh cầm ghế nhựa đánh nhiều cái vào đầu và nhiều nữ sinh khác xé rách
áo dài trắng của nữ sinh bị đánh.
Theo Phương (2020), vào ngày 7/11/2020 tại trường THCS Phước Thạnh,
thuộc xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu. Một nhóm 5 em học sinh nữ gồm:
Đ.G.H. (lớp 6D), T.T.T.T. (lớp 8B), Đ.T.T.H, H.T.N, T.T.M.T (cùng lớp
8C). Cả 5 nữ sinh này đã đánh em N.T.M.H (lớp 7C). Ngoài ra có sự
chứng kiến của 11 học sinh khác và 1 học sinh quay đoạn clip. Nạn nhân
liên tục bị nhóm người dùng nón bảo hiểm đánh nhiều cái rất mạnh vào
vùng đầu, vai, lưng mà không dám phản kháng. Không chỉ vậy, nạn nhân
còn bị đánh đấm vào đầu , mặt, bị đá vào người trong lúc đã ngã xuống,
ngồi trên nền gạch. Các nữ sinh liên tục thay phiên nhau đến đánh, giật
tóc nữ sinh này. Có rất nhiều học sinh chứng kiến vụ việc nhưng không
dám can ngăn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trước đó, M. đã
đánh hai em học sinh lớp 6 và 7, cả 2 lần đều có clip ghi lại nhưng không đăng lên mạng xã hội.
4. Hậu quả của bạo lực học đường 7
Bạo lực học đường luôn gây hậu quả cực kì khó lường và đau lòng ,
không chỉ đơn giản là những vết thương về mặt thể chất , mà nó còn gây
ra thêm về mặt tinh thần cho rất nhiều người trong cuộc. Thứ nhất, khi
mà việc tác động bạo lực lên người khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng và để
lại các dư chấn , các vết thương trên cơ thể . Những vết thương này cho
dù là nặng hay nhẹ cũng sẽ khiến cho cơ thể của người bị hại phải chịu
những tổn hại nhất định, Thứ hai là việc ảnh hưởng đến tâm lý , các đối
tượng bị tác động bởi bạo lực học đường sẽ rât dễ để lại những triệu
chứng san chấn tâm lý , những vết tổn thương tinh thần mà sau này rất
khó , thậm chí là không thể phục hồi lại bình thường được . Và không chỉ
riêng bạo lực truyền thống , bạo lực internet trong học đường cũng gây ra
những vết thương và hậu quả khó lường ; tuy hầu như không có sự bạo
lực về thể chất nhưng các bạo lực về tinh thần trên internet gây ra có thể
nguy hiểm hơn cả những bạo lực từ thể chất . Thực tế mà nói, đa số bạo
lực học đường xảy ra thường là do ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan
hệ của các đối tượng với nhau trong môi trường lớp học. Khi đã là nạn
nhân của bạo lực học đường, học sinh sẽ bị ám ảnh bởi "bóng ma" tâm lý.
Các biểu hiện sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng
thái phổ biến của các nạn nhân. Những hậu quả này không chỉ trong thời
gian ngắn mà còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học và thậm chí
ảnh hưởng đến tính mạng , gây xáo trộn trong cuộc sống. Điển hình là
việc mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong
trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người… dẫn đến sức học giảm
sút, ngại đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về thần kinh. Bản thân
các học sinh là chủ thể của bạo lực cũng phải chịu những hậu quả tiêu
cực do việc làm của mình gây ra về sự phát triển nhân cách và vấn đề học
tập của các em. Bởi các học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng
bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân cũng như của các bạn cùng học ,
và khi giọt nước tràn ly , khi mà chịu nhiều những vết thương quá lớn, rất
dễ để những nạn nhân đó đưa ra những quyết định chấm dứt cuộc đời của
mình .Tóm lại, dù cho là ảnh hưởng về thể chất hay tinh thần, bạo lực học
đường luôn để lại những mối lo khó lường.
5. Vấn đề này ảnh hưởng đến đời sống xã hội như thế nào? 8
Bạo lực học đường là vấn nạn mà cả toàn xã hội phải lên án và cần được
loại bỏ. Nguyên do là bởi ở độ tuổi đó đối với học sinh mà nói thì mặt
cảm xúc, tâm lý rất nhạy cảm. Các bạn ấy cũng chưa có đủ kinh nghiệm,
cách ứng xử nhạy bén để tự nhìn nhận, điều khiển chính tâm trạng của
bản thân, để biết được khi nào cần làm gì và không nên làm gì. Thực chất
việc tự điều khiển chính cảm xúc của bản thân thì ngay cả người lớn cũng
chưa chắc gì đã khống chế được nên với các bạn ở độ tuổi “bom nổ
chậm” chưa ổn định về nhận thức và việc nên hiểu cho tâm lý của các bạn
ấy cũng chiếm vai trò rất quan trọng. Không chỉ dừng lại ở đó mà các
biện pháp giáo dục cũng là điều không thể không nhắc đến, hiện nay, các
giáo trình do thầy cô soạn ra rất khô khan, cứng nhắc hay có phần giống
với ở trên mạng mà như vậy sẽ khiến việc học của học sinh có phần nhàm
chán dẫn đến việc chán ghét việc học ở trên lớp, không chú ý vào bài
giảng của thầy cô. Bởi vậy, trong nhà trường, thầy cô cần tránh giáo điều
khô cứng mà phải tế nhị, linh hoạt thích hợp để khiến cho học sinh cảm
thấy có hứng thú với việc học hơn. Tránh những trường hợp vì mâu thuẫn
trong học tập giữa thầy cô với học sinh mà thầy cô cảm cũng cảm thấy
chán ghét những học sinh đó, rồi dẫn đến những việc làm không đáng có
như: dì học sinh, có những biện pháp phạt học sinh có phần quá tay…
Không chỉ những biện pháp ở ngoài xã hội mà chính cả ở các bậc phụ
huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn tới con cái, hiểu con em mình cần
những gì, cũng không nên la mắng hay có những lời thô tục khi con mình
làm điều gì đó sau mà nên giải thích cặn kẽ những việc làm của con mình
sai hay đúng như thế nào để từ đó mà các bạn biết được và hoàn thiện bản
thân tốt hơn. Trên lớp học, giáo viên cũng cần sâu sát với học sinh và tạo
điều kiện chia sẻ với nhau nhiều hơn, từ đó xây dựng môi trường lớp học
luôn cởi mở, thân thiện và gần gũi giữa các học trò với nhau và giữa thầy
cô với các học trò. Ngoài ra, nhà trường cùng phụ huynh cũng nên trang
bị những kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường cho các bạn học sinh. 9