Báo cáo kiến tập nghề nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hình thành. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội. Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển. Những kiến thức thu nhận được từ quá trình khảo sát về cơ sở kiến tập. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN BÁO CÁO:
KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC 2021 – 2022
Thời gian: Từ ngày 26/04/2022 đến ngày 20/05/2022
Sinh viên kiến tập : Đặng Khánh Ly
Mã số sinh viên : 1955300029 Lớp : QLHDTTVH K39 HÀ NỘI – 2022 1 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4
A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG KIẾN TẬP................5
I. Lịch sử hình thành............................................................................................5
II. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội..............................................................6
III. Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển...........................................7
B. NỘI DUNG........................................................................................................11
I. Những kiến thức thu nhận được từ quá trình khảo sát về cơ sở kiến........11
tập.........................................................................................................................11
I.1. Chức năng..................................................................................................11
I.2. Nhiệm vụ....................................................................................................11
I.3. Đội ngũ lãnh đạo.......................................................................................13
I.4. Thành tích kết quả nổi bật........................................................................13
II. Nội dung các công việc cá nhân đã thực hiện trong quá trình kiến.........15
tập........................................................................................................................15
II.1. Kế hoạch kiến tập.....................................................................................15
II.2. Nhật ký kiến tập.......................................................................................16
II.3. Những kết quả lĩnh hội được...................................................................18
II.4. Một số kiến nghị đề xuất đối với Học viện báo Chí và Tuyên Truyền...19
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................20 2 LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên năm 3 của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền em xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến: Các cô chú Đ/c Lê Thị Thủy - Ủy viên thường vụ -
Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy, Đ/c Vũ Văn Hoạt – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Quận Ủy, Đ/c Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy và 3
anh chị chuyên viên ở Ban Tuyên giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm
hiểu thực tiễn trong suốt quá trình kiến tập ở Ban Tuyên Giáo quận ủy Cầu Giấy.
Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn kiến tập vì sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình của cô trong suốt thời gian em thực hiện báo cáo kiến tập này.
Sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo - những người đã
tham gia giảng dạy và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tại trường.
Do bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm và thời gian học tập còn hạn chế
nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô cũng như nhà trường! 3 A. LỜI MỞ ĐẦU
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG KIẾN TẬP
Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996
của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997, phía Đông giáp
quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận NamTừ Liêm và Bắc Từ
Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới
thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự
nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, , Nghĩa Đô Nghĩa Tân, và 3 Mai Dịch xã: , Dịch Vọng Yên Hòa T
, rung Hòa thuộc huyện Từ Liêm, diện tích đất tự nhiên
của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người. Ngày 05/01/
, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP 2005 về việc
điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở
điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng,
từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó
đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa
Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa, phường Dịch Vọng Hậu.
Tính đến tháng 01/2018 dân số của Quận là 269.637 người.
I. Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn
Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, chia
nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, Cầu Giấy thuộc
Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889, thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, 4
tỉnh Hà Nội. Năm 1915, huyện Hoàn Long của Hà Nội sáp nhập vào tỉnh Hà Đông;
Năm 1918, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943, Cầu Giấy lại tách
khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội (Đại lý Hoàn Long).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại đơn
vị hành chính và qua nhiều lần đổi tên. Tháng 5/1946, Cầu Giấy thuộc khu Đại La,
ngoại thành Hà Nội, năm 1947 thuộc quận IV, sau đó là huyện Trấn Tây; từ năm
1949 đến năm 1954 thuộc quận ngoại thành. Sau ngày Thủ đô được giải phóng, từ
năm 1956 thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận lập ra
4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại,
gồm đất quận V và quận VI. Nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ Liêm, trên
đất Cầu Giấy có thể phân ra thành mấy vùng dân cư cổ: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa
Đô), vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch), vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên
Hòa), vùng Giàn Kính Chủ (Trung Hòa).
II. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng
phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề
truyền thống: Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để
viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng, nghề dệt lĩnh, lụa
sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm), Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa
cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời,
sản xuất kẹo mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương....
Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại
Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có
công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân
(Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu
biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở
Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư
Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công
Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng;
phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình 5
Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hà Nội....
Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, là một trong những cái nôi
văn hiến, có rất nhiều người học giỏi, đỗ cao, nhiều vị tiến sĩ đã làm rạng rỡ đất
nước, quê hương như: Hoàng Quán Chi đỗ Đệ nhất Thái học sinh, khoa Quý Dậu
đời Trần (1393) được tham dự triều chính; Nguyễn Quang Minh đỗ Đệ nhất Thái
học sinh đời Hồ (1400), làm quan tới chức Nội thị hành khiển; Nguyễn Như Uyên
đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (1469), từng giữ chức Tham tụng Lại Bộ thượng thư trưởng
lục bộ sử, kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, các cụ đều ở làng Cót (Yên
Hòa). Ở Nghĩa Đô, có Nguyễn Lan đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông,
niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472); Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị tiến sĩ đời Lê Hiển
Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ năm (1502). Ở Dịch Vọng, có Nguyễn Sần còn
gọi là Nguyễn Tiên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê (1554); Lê Thế Lộc đỗ Tam giáp
tiến sĩ đời Mạc (1586); cử nhân, tú tài thì cả vùng có tới hàng trăm. Cầu Giấy còn
là vùng đất thơ văn, các tác giả để lại các tác phẩm thơ văn, lịch sử có giá trị đối
với quê hương và đối với cả nước: tiến sĩ văn học, nhà thơ Nguyễn Khả Trạc (Mai
Dịch); soạn chế, biểu, chiếu, thơ, phú có Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô). Thời cận
đại có Hoàng Thúc Trâm - bút danh Hoa Bằng (Yên Hòa), biên soạn nhiều tác
phẩm có giá trị, đặc biệt tác phẩm Quang Trung (1788-1792), viết trước cách
mạng, được tái bản năm 1988 với tiêu đề “Quang Trung người anh hùng dân tộc”,
tác phẩm được giải Thưởng nhà nước năm 2000. Thời hiện đại, ở Cầu Giấy còn có
nhiều người nổi danh trong cả nước với sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật văn
hóa, giáo dục như giáo sư Hoàng Xuân Sáng - chuyên gia vật lý nguyên tử thuộc
Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pari, nữ Giáo sư - Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính…
III. Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển
Từ vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội của Quận chưa đồng bộ. Sau hơn 20 năm qua, kế thừa và phát huy truyền
thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo vượt
qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển Quận về mọi mặt theo hướng
văn minh – hiện đại; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ;
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng
cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch
quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ
- Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Năm 1997, giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị 6
hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị sản
xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.982,487 tỷ đồng và không còn thành phần
kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng xã hội đạt 206.137,270 tỷ đồng. Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp
nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh
nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu
Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thương mại -
Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài
chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông. Thu ngân sách tăng từ gần 35 tỷ đồng
năm 1998 lên hơn 6.850 tỷ đồng năm 2017 (tăng gần 196 lần).
Sự nghiệp văn hóa - xã hội liên tục đạt được những thành tựu quan trọng.
Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục
toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ
đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu
tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường
THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo
dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và
đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo
quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành
phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất
lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y
tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y
tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.
Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phường
đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố
đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và
thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa,
di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi
được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời
sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã
hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn
người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm. Năm 2017, quận Cầu Giấy không
còn hộ nghèo theo tiêu chí trên địa bàn.
Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng đi vào
nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật đô thị, đã đầu tư có hiệu quả phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội
với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều
khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, 7
Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải
nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ
thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ
như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh
Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu
Giấy, công viên Nghĩa Đô được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của
nhân dân không chỉ của quận Cầu Giấy mà còn của nhân dân các vùng lân cận, đã
làm thay đổi sâu sắc diện mạo đô thị của quận.
Luôn coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang – công an, quân đội,
các ngành nội chính trong sạch vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và
thế trận An ninh nhân dân vững chắc; công tác huấn luyện, diễn tập được duy trì
thường xuyên, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai. An ninh chính
trị - trật tự an toàn xã hội của quận luôn được đảm bảo, là cơ sở cho việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được xác định là nhiệm
vụ then chốt. Hai mươi năm qua Đảng bộ quận không ngừng trưởng thành về mọi
mặt. Khi mới thành lập, Đảng bộ quận có 33 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 3.600
đảng viên, đến tháng 6 năm 2018, Đảng bộ có 42 tổ chức cơ sở Đảng với 16.776
đảng viên; các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên được củng cố, kiện toàn,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; chất lượng hoạt động, năng lực quản lý,
điều hành của bộ máy chính quyền được nâng cao, hoạt động ngày càng hiệu lực,
hiệu quả, đổi mới tác phong, phong cách làm việc trước hết là cải cách thủ tục
hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; chất lượng hoạt
động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao đáp ứng
nhu cầu công việc. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội
luôn được đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt
trong các phong trào thi đua của Quận.
Ghi nhận những thành tựu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu
Giấy phấn đấu và đạt được trong hơn 20 năm qua , Đảng, Nhà nước đã tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2002); Huân chương Lao động hạng Nhì
(2006); Huân chương Lao động hạng Nhất (2012); Huân chương Lao động hạng Ba lần thứ hai (2017). 8 B. NỘI DUNG
I. Những kiến thức thu nhận được từ quá trình khảo sát về cơ sở kiến tập
I.1. Chức năng
Là cơ quan tham mưu của Quận uỷ mà trực tiếp và thường xuyên là Ban
Thường vụ và Thường trực Quận uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực
chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, văn hoá, văn nghệ, khoa
giáo, biên soạn tin, bài viết, lịch sử Đảng bộ.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Tuyên giáo của Quận uỷ.
I.2. Nhiệm vụ 1) Nghiên cứu, đề xuất
Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công chức,
viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá
trên địa bàn quận; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp
thời báo cáo, tham mưu với Quận uỷ, Ban Thường vụ về phương hướng, nhiệm vụ,
nội dung, biện pháp giải quyết.
Tham gia xây dựng Nghị quyết Đại hội; chỉ thị, đề án, nghị quyết, quy định,
quyết định, quy chế của Quận uỷ, Ban Thường vụ Quận ủy về công tác tuyên giáo.
Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.
2) Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai
thực hiện các văn bản của Đảng. Kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng,
các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quận trong việc 9
thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên
và của Quận uỷ trong lĩnh vực tuyên giáo.
Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ tuyên
giáo cấp dưới. Hướng dẫn cấp uỷ cơ sở, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc Quận sưu
tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ.
Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào
thi đua yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc, Thành phố và của Quận. 3) Thẩm định, thẩm tra
Đề án, văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội quận có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa
giáo, lịch sử Đảng bộ quận, cơ quan, đơn vị thuộc quận trước khi trình Thường
trực Quận uỷ, Ban thường vụ Quận uỷ. 4) Phối hợp
Các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về công tác chính trị - tư
tưởng, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên giáo đối với các
Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Quận uỷ.
Tham gia ý kiến về công tác cán bộ, công chức đối với đội ngũ cán bộ, công
chức trong khối theo phân cấp quản lý.
Ban tổ chức Quận uỷ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận xây dựng kế
hoạch nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính trị - hành chính, nghiệp vụ công tác
Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ
thống chính trị ở cơ sở.
5) Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban thường vụ, Thường trực Quận uỷ giao 10
Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên, cộng tác viên từ Quận đến cơ sở. Tổ chức thông tin thời sự,
tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷ cấp
trên và của Quận uỷ; tổ chức sưu tầm, quản lý tư liệu và biên soạn lịch sử Đảng bộ.
Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư
tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng trên
địa bàn, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Quận uỷ giao.
I.3. Đội ngũ lãnh đạo
1. Đ/c Lê Thị Thủy - Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy
- Điện thoại liên hệ: 0243 834 1308
2. Đ/c Vũ Văn Hoạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy
- Điện thoại liên hệ: 0243 224 2259
3. Đ/c Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy
- Điện thoại liên hệ: 0243 888 7885
I.4. Thành tích kết quả nổi bật
Bằng khen "Hoàn thành tốt công tác tuyên giáo năm 2012" của Ban Chấp
hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 11-
CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 11
đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập" năm 2012 của
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội năm 2012.
Bằng khen "Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013" của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên giáo năm 2013"
của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên giáo năm 2014"
của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Giấy khen “Đã có thành tích tốt trong công tác Tuyên giáo năm 2015” của
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Giấy khen “Đã có thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021” của
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy năm 2016.
Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 21-
NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, giai đoạn 2012-2017 của Giám đốc
BHXH Thành phố Hà Nội năm 2017.
Bằng khen đã có thành tích trong các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm
20 năm ngày thành lập quận Cầu Giấy (01/9/1997 - 01/9/2017) của Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội năm 2017.
Giấy khen đã có thành tích tốt trong việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW
ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” của Ban
Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội năm 2017. 12
Tặng Cờ: “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2017” của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc năm 2017” của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
II. Nội dung các công việc cá nhân đã thực hiện trong quá trình kiến tập
II.1. Kế hoạch kiến tập Ý KIẾN NGÀY THÁNG
NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁ NHÂN - Gặp mặt lãnh đạo
- Lập kế hoạch kiến tập cho bản thân
- Làm việc với trưởng đoàn sắp xếp lịch trực
- Làm việc là trực hành chính tại văn phòng anh chị chuyên viên Tuần 1:
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho báo cáo Hoàn thành 26/4/2022 – kiến tập kế hoạch 29/4/2022
- Họp nhóm, nhận xét và rút kinh nghiệm
- Ghi chép nhật ký kiến tập
- Tham gia nghe hội nghị tập huấn, tổ chức
quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu
Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
- Tham gia nghe tập huấn công tác bình đẳng giới
- Nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho báo cáo kiến tập Tuần 2:
- Làm việc là trực hành chính tại văn Hoàn thành 4/5/2022 – phòng anh chị chuyên viên kế hoạch 6/5/2022
- Họp nhóm, nhận xét và rút kinh nghiệm
- Ghi chép nhật ký kiến tập 13
- Làm việc là trực hành chính tại văn phòng anh chị chuyên viên Tuần 3:
- Phục vụ lễ giao huy hiệu đảng 19/5 Hoàn thành 9/5/2022 –
- Phân tích các tài liệu đã có và tiến hành kế hoạch 13/5/2022 viết báo cáo kiến tập
- Họp nhóm, nhận xét và rút kinh nghiệm
- Ghi chép nhật ký kiến tập
- Tham gia nghe Hội nghị báo cao viên
tình hình Nga và Ukraine và tình hình quốc tế
- Tham gia nghe Hội nghị toàn quốc quán Tuần 4:
triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số Hoàn thành 16/5/2022 – 06 của Bộ Chính trị kế hoạch 20/5/2022
- Làm việc là trực hành chính tại văn phòng anh chị chuyên viên
- Xin nhận xét và đánh giá kết thúc kiến tập
II.2. Nhật ký kiến tập
Cá nhân đã hoàn thành nhật ký kiến tập với các đầu công việc đã triển khai
trong vòng 4 tuần kiến tập: NGÀY
NỘI DUNG THỰC HIỆN Ý KIẾN CÁ NHÂN THÁNG Trưởng ban, các phó ban,
Đều gặp lãnh đạo Ban Tuyên giáo, 26/4 và các chuyên viên phòng làm quen công việc
rất nhiệt tình giúp đỡ
Tham gia nghe hội nghị tập huấn, tổ Anh chị chuyên viên rất 27/4
chức quán triệt Nghị quyết Đại hội đại nhiệt tình chỉ bảo
biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
Tham gia nghe tập huấn công tác bình Anh chị chuyên viên rất 28/4 đẳng giới nhiệt tình chỉ bảo 14 29/4 Nghiên cứu tài liệu Anh chị chuyên viên rất nhiệt tình chỉ bảo 4/5 Nghiên cứu tài liệu Anh chị chuyên viên rất nhiệt tình chỉ bảo Anh chị chuyên viên rất 5/5 Chỉnh sửa văn bản đi nhiệt tình chỉ bảo 6/5 Nghiên cứu tài liệu
Anh chị chuyên viên nhiệt tình chỉ bảo
Anh chị chuyên viên nhiệt 9/5 Soạn thảo văn bản tình chỉ bảo
Tham gia nghe giao ban dư luận tháng Anh chị chuyên viên rất 10/5 5 nhiệt tình chỉ bảo 11/5 Anh chị chuyên viên rất
Soạn thảo văn bản, kiểm tra tài liệu nhiệt tình chỉ bảo 12/5
Anh chị chuyên viên nhiệt
Phục vụ lễ giao huy hiệu đảng 19/5 tình chỉ bảo Anh chị chuyên viên rất 13/5 Soạn thảo văn bản nhiệt tình chỉ bảo
Tham gia nghe Hội nghị báo cao viên Anh chị chuyên viên rất 16/5
tình hình Nga và Ukraine và tình hình nhiệt tình chỉ bảo quốc tế Anh chị chuyên viên rất 17/5
Rà soát, thực hiện kiểm tra tài liệu nhiệt tình chỉ bảo
Tham gia nghe Hội nghị toàn quốc Anh chị chuyên viên rất 18/5
quán triệt và triển khai thực hiện Nghị nhiệt tình chỉ bảo
quyết số 06 của Bộ Chính trị 15 Anh chị chuyên viên rất 19/5 Nghiên cứu tài liệu nhiệt tình chỉ bảo Trưởng ban, các phó ban,
Xin nhận xét và đánh giá kết thúc 20/5 và các chuyên viên phòng kiến tập
rất nhiệt tình giúp đỡ
II.3. Những kết quả lĩnh hội được
Đợt kiến tập tại Ban Tuyên Giáo quận Ủy Cầu Giấy tuy diễn ra trong một thời gian
ngắn song đã đem lại cho bản thân em những bài học quý báu, đây là cơ sở nền
tảng để em có thể vận dụng kiến thức của chuyên ngành đào tạo trong nhà trường
vào hoạt động thực tiễn.
Cũng từ đây, em nhận thức được yêu cầu đối với người cán bộ tuyên giáo của
Đảng phải thực sự vững vàng về tư tưởng - chính trị.
Phải tinh thông về lý luận, vững vàng về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ và
có sự nhạy cảm chính trị.
Và phải có phong cách làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả. Lề lối, thái độ, phong
thái làm việc thực sự là một bộ phận cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ bởi nó
chính là “biểu hiện bề ngoài” của bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức
công vụ và năng lực công tác của cán bộ.
Là một sinh viên năm thứ ba, chưa từng trải qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy,
em nhận thức được rằng ngoài việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn được đào
tạo, sinh viên cần tìm tòi, học hỏi kiến thức thực tế, học hỏi kiến thức thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Sinh viên cần nỗ lực hết mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà 16
trường để sau này ra trường có thể đảm nhận được vị trí công tác được giao. Đồng
thời cần rèn luyện cho mình kĩ năng nói trước đám đông, linh động, sáng tạo.
II.4. Một số kiến nghị đề xuất đối với Học viện báo Chí và Tuyên Truyền
Một là, Học viên Báo chí - Tuyên truyền là cái nôi đào tạo ra những cán bộ Đảng.
Vì vậy, để tạo cho sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm vị trí công tác
được giao thì yêu cầu bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, Học viện
cần tăng cường công tác dạy nghiệp vụ. Thực tế hiện nay việc cọ sát với nghiệp vụ
của sinh viên còn rất hạn chế vì vậy khi về kiến tập bản thân em vẫn chưa thể hình
thành được kĩ năng của một cán bộ Đảng và tổ chức thực hành kỹ năng giảng dạy,
thuyết giảng cho sinh viên, nhất là vào đầu năm học thứ ba Điều nàysẽ nâng cao
hiệu quả của đợt kiến tập đồng thời sớm hình thành cho sinh viênnhững kĩ năng cơ
bản nhất về nghề nghiệp.
Hai là, Học viện cần tổ chức nhiều hơn nữa những buổi đi thực tế như thế này
nhằm giúp sinh viên học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kĩ năng và tích lũy được kiến thức 17 C. KẾT LUẬN
Đợt kiến tập là một trong những thử thách cho em chương trình kiến tập rèn
luyện cho em khả năng độc lập trong tư duy và công việc. Nội dung chương trình
kiến tập đã giúp em vận dụng kiến thức mình đã học được một cách có khoa học
và sáng tạo vào cuộc sống.
Hoàn thành đợt kiến tập là một trong những bước khởi đầu là tiền đề cho đợt
thực tập sau này, là tiền đề cho hành trang vào đời của mình. Bước chuẩn bị này sẽ
giúp cho em tự tin hơn khi đi thực tập tại các cơ quan, và chứng tỏ với nơi tiếp
nhận về năng lực của bản thân. Đợt kiến tập này cũng giúp em có cơ hội để nâng
cao kiến thức về hoạt động của cán bộ Đảng và Ban Tuyên Giáo.
Do đây là lần đầu nên chúng em vẫn không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, khuyết
điểm. Mong rằng, thầy cô giáo giúp chúng em tổng kết, rút kinh nghiệm cho đợt thực tập tới
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Khoa Tuyên Truyền, Phòng Đào tạo - Học
viện Báo chí và Tuyên truyền mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em
hoàn thành tốt đợt kiến tập này. 18