Báo cáo kiến tập Trung ương Hội Nông dân Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giới thiệu chung về Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Lịch sử phát triển của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Trung ương Hội Nông dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ ----------
BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đơn vị kiến tập: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Quỳnh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Bảo Chi
Mã sinh viên: 1951050058
Lớp: Truyền Thông Đại Chúng K39A2
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... .2
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP ............................... 3
1.1. Giới thiệu chung về Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ................. 3
1.2. Lịch sử phát triển của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam .............. 4
1.3. Nhiệm vụ của Trung ương Hội Nông dân ............................................ 6
1.4. Cơ cấu Ban lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: .............. 7
1.5. Cổng thông tin điển tử Trung ương Hội nông dân Việt Nam ............ .8
2. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẬP ....................................................................... 10
2.1. Vị trí kiến tập....................................................................................... .10
2.2. Những công việc trong thời gian kiến tập .......................................... 11
2.2.1. Thảo luận đánh giá đề xuất cải thiện giao diện và tăng lượt truy
cập Cổng thông tin Hội .............................................................................. 11
2.2.2. Biên tập nội dung cho chuyên trang được phân công................. .15
2.2.3. Tham dự các Hội nghị của Trung ương Hội Nông dân lấy tin viết
bài về sự kiện cho Cổng thông tin ............................................................. 16
3. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP . 19
3.1. Khó khăn trong quá trình kiến tập ..................................................... .19
3.2. Thuận lợi trong quá trình kiến tập ..................................................... .20
4. BÀI HỌC CHO BẢN THÂN .................................................................. 22
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 24
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình kiến tập tại Cổng thông tin điện tử, em xin chân thành
cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Trung ương Hội Nông dân đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực
tập tại đây. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của anh
Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng Ban biên tập, chị Trần Thị Tuyết Minh – Phó
trưởng Ban biên tập, chị Trần Thị Ngọc Thủy – Ban biên tập chuyên trách và
các anh chị làm việc trong Ban biên tập Cổng thông tin điện tử.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảng
viện tại khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chỉ dạy cho em
những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng cần có để hoàn thành đợt kiến tập
này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em
yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức các
thầy cô giáo đã giảng dạy.
Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích
trong việc báo chí – truyền thông để giúp ích cho công việc sau này của bản
thân. Đặc biệt là Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh – người đã trực tiếp tạo điều kiện,
giúp đỡ, quan tâm và hướng dẫn em trong quá trình đi thực tập, từ những thủ
tục giấy tờ đến khoảng thời gian tham gia hoạt động tại cơ quan báo chí.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Cổng thông tin điện tử, em đã có
nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc nhưng vẫn không thể tránh khỏi các
sai sót. Em rất mong sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy cô cũng như của các anh chị trong Ban biên tập Cổng thông tin để
em có thể hoàn thiện mình hơn trong tương lai. 1
MỞ ĐẦU
Việc học lý thuyết và thực hành luôn phải song hành cùng nhau, đặc
biệt là đối với sinh viên đại học. Bởi vì luôn có khoảng cách nhất định giữa
những kiến thức được học tại trường và việc ứng dụng thực tế, do đó, sinh
viên càng được thực hành, cọ sát nhiều với công việc ngay khi còn ngồi tại
ghế nhà trường, thì họ sẽ càng dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc và
gặp ít khó khăn hơn khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong tương lai. Vì lí do đó
Bốn tuần kiến tập tại Cổng thông tin điện tử của Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam là cơ hội cho em được vận dụng những kiến thức đã học tại nhà
trường kết hợp với công việc thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng
như được trải nghiệm môi trường làm việc hoàn toàn mới. Tuy chỉ có khoảng
thời gian một tháng ngắn ngủi, nhưng qua quá trình kiến tập, em đã được mở
rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc.
Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát với thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp
sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn.
Tuy nhiên, do thời gian kiến tập có hạn, kiến thức của bản than còn
chưa sâu sắc cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, vì vậy trong quá trình
kiến tập tại Công thông tin điện tử Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và
làm bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ các anh chị trong Ban biên tập, quý thầy cô
để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. 2 NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP
1.1. Giới thiệu chung về Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng
và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc
xây dựng nông thôn mới. Phát huy những thành tích đạt được, giai cấp nông
dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phấn đấu, đoàn kết với giai
cấp công nhân, tầng lớp trí thức, nhân dân lao động quyết tâm thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới
giàu mạnh, góp phần cùng với cả nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 3
Hội Nông dân Việt Nam ra đời với ba chức năng quan trọng, đó là:
, tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền
làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
, đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông
dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông
dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong
khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Lịch sử phát triển của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về
việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay).
Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số
02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 người: Hồ
Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái,
Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.
Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết
số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó có
Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), 4
Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy,
Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.
Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính
thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành
lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.
Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu
nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành
một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (thực chất là
một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo)
nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo
phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí
thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 thành viên:
Ngô Duy Đông (Trưởng ban), Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), Lê Du là Ủy viên.
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức
Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.
Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42
– QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. 5
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14
tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo
Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).
Từ lúc thành lập đến nay, tổ chức Hội Nông dân đã thay đổi với nhiều
tên gọi khác nhau như: Nông hội đỏ, Nông hội, Việt Nam nông dân cứu quốc
Hội, Hội Nông dân giải phóng miền Nam (ở miền Nam), Hội Liên hiệp nông
dân tập thể Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam. Sự thay đổi về tên gọi ở
từng giai đoạn khác nhau nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng
như thực tiễn cách mạng.
1.3. Nhiệm vụ của Trung ương Hội Nông dân
Nhiệm vụ của Hội là tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên,
nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;
nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý
chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần
của hội viên, nông dân. Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân
hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết,
chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng,
tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham
gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư
nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân
chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối 6
đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và
tinh thần của hội viên, nông dân.
Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện
các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong
nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp
nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động;
nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Mở rộng hoạt động đối ngoại
theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập
kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá
Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các
tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1.4. Cơ cấu Ban lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: -
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Lương Quốc Đoàn. -
Các Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:
Đinh Khắc Đính, Phạm Tiến Nam, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Xuân Định. 7
1.5. Cổng thông tin điển tử Trung ương Hội nông dân Việt Nam
Em được kiến tập tại Ban biên tập – Cổng thông tin điện tử Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam, nằm ở tầng 4, tòa nhà Trung ương Hội, số 9, phố
Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cổng thông tin điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có địa
chỉ: http://www.hoinongdan.org.vn , bao gồm các chuyên mục: Tin tức –
chính trị ; Hoạt động Hội; Phong trào nông dân; Nhà nông mới, Nhà nông cần biết và Văn bản Hội.
Cổng Thông tin điện tử Trung ương Hội là địa chỉ tổng hợp các ứng
dụng của Hội Nông dân Việt Nam như thư điện tử, chia sẻ tài liệu, lịch công
tác thông qua giao diện web. Nơi đây thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lớn
là: Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Hội Nông dân
Việt Nam; đầu mối kết nối mạng thông tin hành chính điện tử của Trung ương
Hội với Tổ chức Hội Nông dân các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan; tích
hợp thông tin cần thiết đến với nông dân trên toàn quốc. Thông qua mạng
Internet công chúng đặc biết là với nông dân có thể dễ dàng tiếp cận những
thông tin, tin tức một cách dễ dàng.Cổng thông tin trở thành công cụ đắc lực
cho các hoạt động của Hội, giúp người dùng có thể tận dụng tối đa những tài
nguyên có sẵn và nâng cao giá trị của thông tin.
Cơ cấu Ban biên tập Cổng thông tin: -
Phó Chánh văn phòng Trung ương Hội, Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tuấn Anh -
Phó Trưởng phòng Tổng hợp, Thông tin và Lưu trữ thuộc Văn phòng
Trung ương Hội, Phó trưởng Ban biên tập: Mai Văn Tưởng 8 -
Chuyên viên chính Văn phòng Trung ương Hội, Phó trưởng Ban biên
tập: Trần Thị Tuyết Minh -
Nhân viên Văn phòng Trung ương Hội, Ban biên tập chuyên trách: Trần Thị Ngọc Thủy -
Chuyên viên Văn phòng Trung ương Hội, Ban biên tập, quản trị viên: Đào Duy Phú 9