Báo cáo môn Thực tập nhận thức| Môn Thực tập nhận thức| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Báo cáo môn Thực tập nhận thức| Môn Thực tập nhận thức| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 12 trang giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Công ty FPT - Software GVHD:
TS: Nguyễn Hữu Trung Sinh viên: Dương Minh Chiến Lớp: CN ĐTTT 01-K57 MSSV: 20125409 Hà Nội, 1-2014 1 Mục lục
A/ Mục đích thực tập B/ Nội dung
Thực tập tại công ty FPT Software, tòa nhà FPT-Duy Tân-Cầu Giấy-Hà Nội.
1/ Giới thiệu về công ty. 2/ Tổ chức. 3/ Nhân lực.
4/ Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
5/ Các vị trí công việc mà khi ra trường sinh viên có thể xin vào làm
tại công ty. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với mỗi vị trí công việc đó bao gồm
yêu cầu về kiến thức chuyên môn và yêu cầu về kỹ năng mềm. Và cảm nhận của
sinh viên về đợt thực tập nhận thức tại công ty FPT-software. 2
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
A/ MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
Mục đích của đợt thực tập nhận thức là giúp sinh viên tìm hiểu thực tế
hoạt động của các công ty trong lĩnh vực điện tử viễn thông, tìm hiểu các vị trí
công việc sẽ làm trong tương lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như
kỹ năng mềm để có thể đáp ứng được các vị trí công việc đó. Qua đợt thực tập
nhận thức, sinh viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học
tập tốt hơn và có đam mê trong học tập. B/ NỘI DUNG
1/ Giới thiệu về công ty
FPT Software là một thành viên thuộc Tập đoàn FPT thành lập ngày
13/1/1999, hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm của Việt nam.
Với các quy trình chuẩn của thế giới về sản xuất phần mềm, quản lý chất lượng và
bảo mật thông tin như CMMI-5, ISO 9001:2000, ISO 27001:2005, FPT Software
là một công ty phần mềm có các quy trình chuẩn thế giới hàng đầu tại Việt nam.
Hiện tại, FPT Software có 7 công ty thành viên tại Nhật bản, Singapore, Pháp, Mỹ,
Malaysia, Australia, và ở Việt Nam với 3 chi nhánh tại Hà Nội, Đà nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Với sự lãnh đạo của:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Hoàng Nam Tiến Tổng Giám Đốc: Nguyễn Thành Lâm Nhân sự: 4600 người hiện nay Doanh thu: 1.640 tỷ đồng
Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi người FSOFT đều trân trọng giữ gìn: 3
+) Làm khách hàng hài lòng: Tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để
đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.
+) Con người là cốt lõi: Tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành
viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả
về vật chất và tinh thần
+) Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm.
+) Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Công ty,
có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân
thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
Năm năm đầu , công ty có những mức tăng trưởng khó khăn do mới thành
lập công ty có ít nhân lực, vốn ít và thiếu khinh nghiệm . Nhưng từ năm 2004 đến
nay , công ty đã có những bước tăng trưởng vượt trội. 2/ Tổ chức Nguyên tắc tổ chức:
FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm -
Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
● Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành
cao nhất là Tổng Giám đốc.
● Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh: Giám đốc.
● Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung tâm.
● Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi
Trung tâm. Chức danh: Trường Phòng.
● Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị dự án.
Đầu năm 2006, FSOFT có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà Nội, 3 tại TP. Hồ
Chí Minh và 1 tại Thành phố Đà Nẵng. Tại Hà Nội: 4
● G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản.
● G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương
● G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan)
● G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft)
● G13: Thị trường Nhật
● G21: Thị trường Nhật Tại Tp. Đà Nẵng:
● G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp Tại Tp. Hồ Chí Minh:
● G3: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản
● G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương
● G9: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business
Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế toán,
Nhân sự đào tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thông Nhật bản, Mạng và Công nghệ.
Công ty còn có 6 công ty cá nhân ở nước ngoài. 3/ Nhân lực 5
Nhân sự của đơn vị đã tăng trưởng hơn 30% so với năm 2011. Trung bình
mỗi tháng công ty tuyển 100-120 người. Việc tuyển dụng này được tập trung vào
các nhân lực chất lượng cao nhằm đào tạo và chuẩn bị kỹ năng tốt nhất cho các dự
án lớn mà FPT Software đầu tư.
Hướng tới mốc doanh thu trên 100 triệu USD năm 2013, dự kiến FPT
Software sẽ tuyển thêm 2.000-2.500 nhân viên cho các vị trí kỹ sư phần mềm, quản
trị dự án, kỹ sư cầu nối, biên dịch và phiên dịch tiếng Nhật. Cũng trong năm tới,
công ty dự kiến có gần 2.000 lượt nhân viên được cử đi công tác nước ngoài tại
Mỹ, Nhật, Singapore, châu Âu.
Hiện nay công ty đã có hơn 4600 nhân viên với 4000 nhân viên chính
thức và 600 nhân viên thời vụ 6 Sơ đồ tổ chức 7
Việc tái cấu trúc tổ chức được triển khai ngay từ tháng 2/2012 nhằm giúp
FPT Software trở thành công ty phần mềm Việt đầu tiên đạt doanh số trên 100 triệu
USD với 5.000 lập trình viên vào năm 2013.
Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) Hoàng Nam Tiến vừa kí quyết
định thay đổi tổ chức và thành lập một số đơn vị mới, xóa bỏ hình thức và tư cách
pháp nhân của các công ty thành viên, chuyển hướng sang mô hình đơn vị phần
mềm chiến lược (FPT Software Strategic Unit - FSU).
Theo đó, FPT Software sẽ có 6 đơn vị phần mềm chiến lược gồm FSU1, FSU3,
FSU11, FSU13, FSU15, FSU17, được tổ chức theo lĩnh vực kinh doanh, theo thị
trường hoặc theo khách hàng.
Chia sẻ với ICTnews về mô hình mới này, ông Nguyễn Thành Lâm, Tổng Giám
đốc FPT Software cho biết: "13 năm trước đây, trước khi chính thức thành lập và
có tên FPT Software thì chúng tôi cũng được gọi là FSU (FPT Strategic Unit). Sau
đó, chúng tôi thành lập nhiều đơn vị FSU mới và thay FPT bằng FSoft. Nay lại tiếp
tục phân thành 6 FSU. Về mặt “tâm linh” thì ngoài việc “quay về cội nguồn”,
chúng tôi cũng mong muốn thể hiện sự tiếp nối cũng như sự lớn mạnh của công ty.
Còn về mặt quản trị thì FSU chỉ đơn giản là các đơn vị kinh doanh con (P/L sub
unit). FPT Software là công ty có quy mô lớn nên cần phải phân cấp quản trị, mỗi
đơn vị FSU cũng có từ vài trăm đến hàng ngàn người. Các công ty quy mô nhỏ hơn
thì cũng không nhất thiết phải phân chia thành FSU".
Lí giải thêm về các con số cách quãng 1 - 3 - 11 - 13 - 15 - 17 của các FSU, ông
Lâm nói: Việc đánh số các đơn vị phần mềm như vậy là do có ý nghĩa lịch sử.
Trước đây, FPT Software được chia thành nhiều nhóm (groups) và được đánh số,
ví dụ G1, G2… Ngày nay, khi thành lập các đơn vị mới, phần lớn lấy số của các
group nòng cốt ngày trước, ví dụ FSU11 bắt nguồn từ group 11.
Theo công bố của FPT Software, với việc tái cấu trúc, công ty đang hướng tới mục
tiêu trở thành công ty phần mềm Việt đầu tiên đạt doanh số trên 100 triệu USD với
5.000 lập trình viên vào năm 2013.
Tuy nhiên, "100 triệu USD/5.000 người chỉ là những mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu
lâu dài chúng tôi phấn đấu là có tốc độ tăng trưởng cao để đạt được quy mô lớn
hàng chục ngàn người, so sánh được với Ấn Độ, Trung Quốc; tạo thật nhiều công
ăn việc làm có giá trị cao, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn thanh niên Việt Nam
được làm việc với các công ty hàng đầu thế giới, được đi khắp năm châu để học 8
hỏi cho bản thân, đóng góp cho quốc gia. Việc tái cơ cấu này cũng chỉ là một bước
trên con đường mà chúng tôi đi, luôn thay đổi để tiến bộ. Ban lãnh đạo trước của
công ty đã bắt đầu và chúng tôi đang tiếp tục để đạt được mục tiêu lớn", ông
Nguyễn Thành Lâm khẳng định.
Bộ máy mới của FPT Software sau khi tái cấu trúc
Kể từ nay, FPT Software sẽ có 6 đơn vị phần mềm chiến lược được tổ chức theo
lĩnh vực kinh doanh, theo thị trường hoặc theo khách hàng.
Trong đó, Đơn vị phần mềm chiến lược số 1 (FSU1) với “quân số” hơn 900 người,
chuyên về thị trường các nước nói tiếng Anh, sẽ hoạt động dưới sự điều hành của
Giám đốc Hoàng Việt Anh. FSU1 có nhiệm vụ đảm bảo tốc độ tăng trưởng
40%/năm theo định hướng chung của công ty, giúp FPT Software xây dựng một số
năng lực kĩ thuật theo hướng chuyên môn hóa như chuyển đổi ứng dụng
(migration), điện toán đám mây (cloud)...
Đơn vị phần mềm chiến lược số 3 (FSU3) được thành lập từ Công ty TNHH Giải
pháp Phần mềm Doanh nghiệp (FPTSS) do ông Hoàng Thanh Sơn làm Giám đốc
sẽ tập trung phục vụ khách hàng doanh nghiệp.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 11 (FSU11) được thành lập từ Công ty TNHH
Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm FPT (FRD), Giám đốc là ông Trần Đăng Hòa.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 13 (FSU13) được thành lập từ Công ty TNHH
Giải pháp Phần mềm Kinh doanh Trực tuyến FPT (FDM) và Trung tâm
FDN.DMC, Giám đốc là ông Nguyễn Hoài Nam.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 15 (FSU15) được thành lập từ Công ty FPT
Medical Information System (FMIS) và Trung tâm phần mềm FSE.BU3. Tổng
Giám đốc FPT Software Nguyễn Thành Lâm sẽ kiêm nhiệm chức Giám đốc
FSU15, đưa FSU này gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực y tế.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 17 (FSU17) được thành lập từ Công ty TNHH
Công nghệ Phần mềm FPT (FSE), các trung tâm sản xuất phần mềm của FPT
Software chi nhánh Đà Nẵng và 2 bộ phận thuộc FMIS. Giám đốc của FSU17 là
ông Lê Vĩnh Thành. FSU 17 có nhiệm vụ tập trung phát triển khách hàng chiến
lược của FPT Software là Tập đoàn Hitachi. 9
4/ Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty:
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT là công ty chuyên về lĩnh vực gia công
phần mềm , chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả dịch vụ liên quan như ● Xuất khẩu phần mềm ● Giải pháp phần mềm
● Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin ● Tích hợp hệ thống
● Cung cấp các giải pháp ,dịch vụ viễn thông và internet
● Triển khai và Tư vấn dịch vụ ERP
● Phát triển hệ thống nhúng ● Các dịch vụ khác
Lĩnh vực văn hóa
Công ty đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội. Công ty còn
tổ chức được các câu lạc bộ sở thích: võ thuật, cuộc thi ảnh chào mừng ngày sinh
nhat công ty . Để tạo môi trường dân chủ và cởi mở công ty còn lập trang
chodua.com để các thành viên trong và ngoài công ty tự do góp ý giúp công ty ngày càng phát triển. 10
5/ Các vị trí công việc mà khi ra trường sinh viên có thể xin vào làm tại công
ty. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với mỗi vị trí công việc đó bao gồm yêu
cầu về kiến thức chuyên môn và yêu cầu về kỹ năng mềm. Và cảm nhận của
sinh viên về đợt thực tập nhận thức tại công ty FPT – SOFTWARE.
Để phục vụ mục tiêu tăng trưởng, FSOFT luôn cần tuyển thêm người cho
mọi vị trí công việc, đặc biệt là các vị trí sản xuất như Quản trị dự án (Project
Manager), Đội trưởng (team leader), Kỹ sư lập trình (developer), Kỹ sư test
(tester), Chuyên viên Kiểm soát Chất lượng (SQA) và Cán bộ truyền thông (Japanese Communicator).
Các vị trí cần tuyển của FSOFT được chia làm 2 loại chính: công việc thường
xuyên (permanent) và công việc tạm thời (contractor). Các công việc tạm thời là
các công việc ngắn hạn (thường từ 1 tháng đến 1năm) .
Ngoài ra, FSOFT còn có các chương trình định kỳ cho sinh viên thực tập
(internship). Mục đích của chương trình là tuyển chọn những sinh viên khá giỏi,
tạo điều kiện cho họ sớm tiếp xúc với môi trường sản xuất phần mềm chuyên
nghiệp, với mong muốn sau khi ra trường họ có thể ở lại Công ty và bắt tay vào
việc ngay lập tức. Trong quá trình thực tập, SVTT có quyền tham gia mọi hoạt
động của công ty và được hưởng lương nếu tham gia vào các dự án.
Qua đó chúng ta nhận thấy công việc trong Fsoft rất đa dạng và phong phú
nhưng cũng như đã giới thiệu ở trên Fsoft là công ty về giải pháp phần mềm – một
ngành đòi hỏi yêu cầu khá cao chính vì thế nên công ty cũng có những yêu cầu đòi
hỏi dành cho những vị trí trong công ty. Trước hết công ty đòi hỏi người xin việc
có kĩ năng chuyên môn đạt yêu cầu qua những đợt thi tuyển do công ty tổ chức ,
sau đó là những kĩ năng khác như ngoại ngữ , kĩ năng mềm , đặc biệt là kĩ năng
làm việc theo nhóm và đặc biệt là sự đam mê trong công việc. Nhờ vậy mà sinh
viên có cơ hội tiếp cận gần hơn với nền công nghiệp phát triển và thành viên trong
công ty trưởng thành tương ứng với công ty. 11
Cảm nhận chung:
Đợt thực tập đã giúp em biết được phần nào công việc của mình và giúp
em định hướng được những kĩ năng cần thiết trong công việc , em nhận thấy rằng
đây là một môi trường tốt cho những sinh viên ra trường cũng như sinh viên muốn
đi làm thêm để lấy kinh nghiệm với một môi trường làm việc khoa học,chuyên
nghiệp, hợp lí giúp phát triển tốt năng lực của mỗi thành viên.
Qua đấy, chúng ta có thể chọn cho mình có những định hướng nghề
nghiệp , phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng và những kiến thức cần học
hỏi trong tương lai. Để bắt kịp với những thay đổi công nghệ mà khách hàng yêu
cầu, cũng như nhu cầu thăng tiến, các nhân viên làm việc cũng sẽ thường xuyên
được phát triển bản thân, đào tạo kỹ năng mới. Trong quá trình làm việc, đóng góp
cho Công ty, nhân viên có những quyền lợi tương xứng, bao gồm thu nhập, khen thưởng.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong viện. Đồng thời em xin chân
thành cám ơn ban lãnh đạo các công ty FPT-Software và các anh chị đã trực tiếp
hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập này. Chúng em xin chân thành cám ơn! 12