-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo nghiệm thu Rèn nghề chăn nuôi II | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào chăn nuôi gia cầm, bao gồm đặc điểm hình thái và tập tính của gia cầm, quy trình chăn nuôi, sử dụng thức ăn, an toàn sinh học, bệnh thường gặp và các loại vaccine.
Chăn nuôi 7 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Báo cáo nghiệm thu Rèn nghề chăn nuôi II | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào chăn nuôi gia cầm, bao gồm đặc điểm hình thái và tập tính của gia cầm, quy trình chăn nuôi, sử dụng thức ăn, an toàn sinh học, bệnh thường gặp và các loại vaccine.
Môn: Chăn nuôi 7 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
----------------------------*****---------------------------
BÁO CÁO NGHIỆM THU
RÈN NGHỀ CHĂN NUÔI 2
Giáo viên hướng dẫn : Giang Hoàng Hà Họ tên : Đinh Trọng Dũng Mã sinh viên : 652082 Nhóm thực hành : Nhóm 04 Lớp. : K65CNTYB HÀ NỘI 2023 MỤC LỤC Trang
A. Đặt vấn đề ......................................................................... 3
B. Nội dung ........................................................................... 4
I. Đặc điểm hình thái và tập tính của gia cầm ..................... 4
II. Quy trình chăn nuôi gia cầm và thiết kế chuồng trại ..........13
III. Sử dụng thức ăn chăn nuôi gia cầm ở từng gia đoạn. ..........26
IV. Sự khác biệt cơ bản trong chăn nuôi các đối tượng gia cầm :
gà, vịt, chim bồ câu, chim trĩ ......................................... 35
V. Nguyên tắc an toàn sinh học để kiểm soát mầm bệnh trong
chăn nuôi gia cầm ...................................... 36
VI. Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm và cách
phòng trị ............................................... 39
VII. Các loại vaccine và thuốc khử trùng dùng trong chăn nuôi gia
cầm ................................................ 48
C. Kết luận .............................................................................. 51
D. Tài liệu tham khảo. .......................................................... 51 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn học được đề ra với mục tiêu giúp người học áp dụng được
các kiến thức về chăn nuôi gia cầm giống, gia cầm thương phẩm ( gà,
vịt, chim bồ câu, chim trĩ ) vào chăn nuôi đồng thời áp dụng được các kĩ
năng bao gồm các kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hằng ngày, điều trị
một số bệnh thông thường, tiêm phòng, vệ sinh thú y. Ngoài ra còn giúp
em rèn luyện được thái độ thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, thể
hiện trách nhiệm của cá nhân về giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, môi
trường chăn nuôi và tuân thủ pháp luật thú y trong chăn nuôi gia cầm. . 3 B. NỘI DUNG
I. Đặc điểm hình thái và tập tính của gia cầm
1. Một số giống gà nội
a. Giống gà Ri
Là giống gà phổ biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong
quá trình chăn nuôi mà giống này hình thành nên các dòng gà Ri có thể hình,
màu sắc khác nhau ít nhiều ở mỗi địa phương.
Thông thường và phổ biến nhất, thì gà mái có lông màu vàng và nâu nhạt,
điểm các đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều
màu nhất là lông cổ và đuôi chiếm ưu thế nhất là lông màu vàng đậm và tía sau
đó là vàng nhạt hoặc trắng ở cổ. Rất ít khi thấy gà Ri có màu lông thuần nhất.
Gà con mọc lông sớm chỉ hơn 1 tháng gà đã đầy đủ lông như gà trưởng thành.
Gà Ri là giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 - 1,8 kg, gà trống: 1,8 - 2,3 kg. Gà trống
thiến nuôi lâu có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Gà Ri có dáng thanh, chân nhỏ, đầu
nhỏ, cổ và lưng dài, ngực sâu (gà mái chân rất thấp), mỏ vàng, vẩy chân vàng
(có khi đen - nhất là gà miền núi). Sức đẻ: 90 - 120 trứng/mái/năm. Khối lượng
trứng bình quân: 38 - 42 gam. Nếu nuôi bán chăn thả, sản lượng trứng gà Ri có
thể đạt 125 - 130 quả/ mái/năm.
Gà Ri thành thục sinh dục sớm (14,l ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần
cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, nuôi con khéo,
thịt có hương vị thơm ngon nhất là gà mái tơ.
Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn thả,
hoặc bán chăn thả. Trong tương lai khi mà ngành gia cầm nuôi các giống cao
sản phát triển, thì gà Ri có thể sẽ được coi như là một đặc sản.
b. Giống gà Văn Phú
Là giống gà địa phương được hình thành từ lâu đời ở xã Vàn Phú, xã Sai
Ngã, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phú nay là tỉnh Phú Thọ. Hiện nay gà phân bố
không rộng và phần lớn pha tạp. Giống gà này được hình thành trong vùng đất
đai màu mỡ ven sông Hồng, hàng năm bị lũ lụt đe dọa, địa hình Trung du, đồi 4
thấp xen kẽ với đất trồng trọt. Nhiệt độ trong năm chênh lệch không lớn. Tháng
thấp nhất (tháng 1) là 17ºc và tháng cao nhất (tháng 7,8) là 29ºc, ẩm độ biến
thiên từ 83 - 86%. Chính điều kiện khí hậu trên kết hợp với chọn lọc và chăm
sóc đã tạo nên giống gà Văn Phú. Do có tập quán thi gà, nên từ lúc gà mới nở đã
được chọn lọc ngay. Gà Văn Phú lông trên lưng màu đen, nhưng gốc trắng,
vùng bụng, đùi có màu tro nhạt, mào phát triển.
Trước đây nhờ có sự chọn lọc và nuôi dưỡng tốt nên nhân dân ta ở vùng
này đã tạo ra giống gà đen có ngoại hình đẹp, cân đối, đầu vừa phải. Mào và
tích tai phát triển, màu đỏ mào đơn 5 -6 khía dựng đứng, chân cao, thanh, có 2 -
3 hàng vẩy. Khi trưởng thành gà cân nặng 3,5 kg. Gà Văn Phú vừa có khả năng
cho thịt vừa có khả năng cho trứng. Sức đẻ 60 - 65 trứng/mái/năm. Khối lượng
trứng trung bình 50 - 55 gam. Gà Văn Phú ấp trứng và nuôi con vụng về, tỷ lệ
nở và tỷ nuôi sống gà con thấp. Ngày nay giống gà này còn lại không nhiều.
c. Giống gà Đông Cảo
Gà có nguồn gốc từ thôn Đông Cảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, Hải
Hưng nay là Hưng Yên. Những nắm 1945 - 1947 gà phát triển mạnh. Hiện nay
gà bị lai tạp nhiều. Trước đây gà Đông Cảo được chọn lọc nghiêm ngặt phục vụ
cho lễ hội. Gà có tầm vóc to thô, cổ mình ngắn, ngực bụng ít lông, da đỏ, chân,
đầu to, mào nụ. Cơ thể có dáng khối vuông. Tính tình gà hiền lành, chậm chạp.
Con trống có màu lông xanh đen điểm sắc tím ở cánh, cổ. Con mái có màu lông
vàng nhạt. Lúc trưởng thành con trống cân nặng 3,5 - 4,0 kg, con mái 2,5 - 3,0
kg. Sức đẻ trứng bình quân 60 - 70 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50 - 60 gam.
Gà ấp và nuôi con vụng. Tỷ lệ ấp nở thấp. Gà Đông Cảo thiên về hướng thịt rõ
rệt, có thể lai với các giống gà khác tạo gà nuôi thịt. Giống gà này được nuôi
nhiều ở Hưng Yên và Hải Dương.
d. Giống gà Hồ
Giống gà này có ở làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Gà Hồ phân bố không rộng và được hình thành trong điều kiện tự nhiên của
Bắc Ninh. Nhiệt độ trung bình 23,5ºC. Lượng mưa bình quân 1500 mm. 5
Thuận Thành thuộc vùng hạ lưu sông Cầu, đất đai màu mỡ nên có năng suất
lúa cao. Điều kiện này ảnh hưởng tốt đến quá trình hình thành gà Hồ. Mặt
khác tập quán chăn nuôi ở đây có khá lâu đời, các hội thi gà chọi gà trước đây
hàng năm vẫn diễn ra. Tiêu chuẩn chọn lọc để có gà to, đẹp, hiền lành, rất
nghiêm ngặt. Bộ lông gà trống Hồ điển hình có 3 màu: sắc tía ở cổ, chỗ tiếp
giáp giữa lưng và đuôi có màu mận chín, xen kẽ màu xanh biếc ở lưng và
cánh. Đầu to, dẹt, mào nụ tích tai dài và màu đỏ, mỏ ngắn, mắt nâu, ngực nở,
lườn dài, bụng tròn, chân cao to, xù xì, có 2 - 4 hàng vảy. Gà mái có tầm vóc
cân đối mào nụ hoặc mào xoăn, lông màu nâu nhạt toàn thân. Lúc trưởng
thành con trống cân nặng 3,5 - 4,0 kg, con mái: 3,0 3,5 kg. Gà đẻ muộn
thường sau 7 - 8 tháng mới đẻ quả trứng đầu tiên. Sức đẻ 50 - 60
trứng/mái/năm. Tỷ lệ ấp nở thấp.
e. Giống gà Mía
Gà được hình thành lâu đời ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, Hà Tây
(nay là xã Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây).
Gà Mía phát triển mạnh vào những năm 1952 - 1953. Hiện nay giống gà
thuần rất ít, hầu như pha tạp nhiều như các giống gà khác. Gà Mía được hình
thành ở vùng Trung du, đồi núi thấp, xen kẽ đất canh tác. Nhiệt độ chênh lệch
không lớn lắm tháng thấp nhất là 16,2ºC, tháng cao nhất 28,8ºC. Ẩm độ 81 -
87%. Lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8. Ngoài điều kiện tự nhiên, ở
đây có tập quán thi gà ở chợ Mía đã ảnh hưởng đến việc chọn lọc gà. Gà Mía to
nhưng thiếu cân đối. Mình ngắn, ngực rộng nhưng không sâu, mào đơn, 5 khía
răng cưa, tích tai phát triển. Dáng đi nhanh nhẹn hơn gà Hồ, Chân màu vàng có
3 hàng vảy. Gà trống tai có phủ một lớp lông đen, lông thường có 3 màu: Mận
chín, đỏ tía và màu xanh đen. Gà mái đầu nhỏ, cổ thanh, ngực nông, mào đơn 4
khía, lông có màn nâu thâm, hay trắng ngà. Gà sinh trưởng nhanh, thành thục
muộn sau 6 tháng mới đẻ. Lúc trưởng thành gà trống nặng 3,0 - 3,5 kg, gà mái
2,6 - 3,0 kg. Sức đẻ trứng 70 - 80quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50 - 58 gam.
Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở thấp. Gà có đặc điểm mọc lông chậm (gà mái đến 6
12 tuần tuổi và gà trống đến 15 tuần tuổi mới mọc phủ kín lông).
Các giống gà Hồ, Đông Cảo, Mía tuy có năng suất thịt cao nhưng không
phổ biến rộng được (chỉ quanh quẩn ở một số địa phương gần nơi xuất xứ) do
khả năng sinh sản kém, tính năng động và sức chống chịu kém thua gà Ri.
Ngoài các giống gà nội kể trên, ở một số địa phương còn một số giống gà
khác. Ở các tỉnh Nam Bộ có giống gà ác (lông trắng, mỏ, chân đen), vùng đồng
bào H' Mông có giống gà Mèo, nhưng giá trị kinh tế không có gì đặc biệt và ít
phổ biến. Các giông gà khác đáng chú ý chỉ có giống gà Tre (ở Nam Bộ) là
giống gà cảnh có thân hình bé, đuôi dài, lông màu xám lẫn màu trắng. Ngoài ra
còn có một số giống như: giống gà ta vàng, tàu vàng, gà chọi, gà ta lai, gà miên...
2. Một số giống vịt
2.1 Các giống vịt hướng thịt
a. Giống vịt Bắc Kinh
Đây là giống vịt thịt nổi tiếng được nuôi ở hầu khắp thế giới. Vịt Bắc Kinh
được nhập vào nước ta đợt đầu tiên năm 1960 , sau đó năm 1987 lại được nhập
tiếp từ Cộng hòa dân chủ Đức. Hiện nay giống vịt này đang được nuôi ở một số
vùng để sản xuất vịt thương phẩm thịt và lai tạo với vịt địa phương để sản xuất
vịt lai nuôi lấy thịt. Vịt Bắc Kinh có màu lông trắng tuyền, đầu dài, trán tương
đối dốc, sâu và rộng. Mỏ màu vàng da cam, dài trung bình. Mắt to và sáng, cổ to
vừa phải và tương đối dài, hơi cong và ưỡn ra phía trước. Thân dài, rộng và sâu.
Ngực nở nang, sâu, rộng. Bụng của con cái hơi xệ. Vịt dễ nuôi và khả năng cho
thịt lớn. Vào lúc 56 ngày tuổi vịt trống đạt 2,3 - 2,5 kg, vịt mái nặng 2,0 - 2,2
kg. Lúc trưởng thành vịt trống nặng 2,8 - 3,0 kg, vịt mái 2,4 - 2,7 kg. Vịt thành
thục sinh dục 175 - 180 ngày. Sản lượng trứng đạt 130 - 140 quả/mái/năm. Khối
lượng trứng 75 - 85 gam. Tiêu tốn thức ăn cho l kg tăng trọng là 2,8 - 3,2 kg.
b. Giống vịt Anh Đào (Cherry Vatley)
Giống vịt này được tạo ra ở Anh hơn 20 năm gần đây. Vịt Anh Đào có
nhiều dòng khác nhau. Nhìn chung vịt có hình dáng nặng nề, đầu to và rộng. 7
Mình dài, ngực rộng, lông màu trắng tuyền. Chân, mỏ màu da cam. Vịt Anh
Đào được nhập vào nước ta nhiều đợt, từ nhiều nguồn khác nhau . Năm 1970
nhập từ Hungari, năm 1982 - 1983 vịt Cherry Valley lại được nhập vào Việt
Nam từ Anh. Khả năng cho thịt của Vịt Anh Đào rất lớn, lúc 49 ngày tuổi có thể
đạt 2,7 - 3,2 kg. Tiêu tốn thức ăn cho l kg thịt là 2,4 - 2,8 kg. Sản lượng trứng
đạt 150 - 155 quả/mái/năm. Trong điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam vịt đạt
khối lượng cơ thể 2,2 - 2,3 kg lúc 75 ngày tuổi, sản lượng trứng đạt 120 - 130
quả/mái/năm. Cho đến nay vịt Anh Đào vẫn được nuôi ở một số địa phương.
c. Giống vịt Szarvas
Vịt Szarvas được nhập vào nước ta năm 1990, từ Hungary. Vịt có màu
lông trắng tuyền, chân mỏ màu vàng. Khả năng cho thịt lớn. Lúc 49 ngày tuổi
khối lượng cơ thể đạt 2,4 - 2,8 kg. Tiêu tốn thức ăn cho lkg tăng trọng là 2,8 -
3,2 kg. Sản lượng trứng đạt 140 quả/mái/8tháng. Giống vịt này đang được nuôi
dưỡng chọn lọc ở Xí nghiệp giống Cẩm Bình và ở một số tỉnh Phía Bắc và phía Nam.
d. Giống vịt C.V. super M
Đây là giống vịt siêu thịt được tạo ra từ công ty Cherry Valley Vương
Quốc Anh vào năm 1976. Hiện nay giống này đang được nuôi phổ biến trên thế giới.
Vịt C.V super M được nhập vào nước ta từ năm 1989 và đang được chọn
lọc nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Hà Tây, Trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi - Thành phố Hồ Chí
Minh. Vịt C.V. Super M có màu lông trắng tuyền, mỏ và chân có màu vàng da
cam. Cổ to, dài, thân hình nở nang, ngực sâu, rộng, đầu to, lưng phẳng, đùi lườn
phát triển. Năng suất giống tại Anh: Vịt bố mẹ thành thục sinh dục lúc 26 tuần
tuổi, lúc này vịt mái nặng 3,1 kg. Sản lượng trứng trong 40 tuần đẻ là 220 quả/mái.
Tỉ lệ ấp nở 78%. Vịt thương phẩm lúc lúc 49 ngày tuổi nặng 3,0 - 3,2
kg, tiêu tốn thức ăn cho l kg thịt hơi là 2,8 kg. Trong điều kiện chăn nuôi của
nước ta đạt các chỉ tiêu năng suất như sau: Tuổi thành thục sinh dục và khối 8
lượng vịt mái đạt tương đương ở Anh. Tuy nhiên sản lượng trứng chỉ đạt 170 -
180 quả/mái/năm. Vịt thương phẩm nuôi đến 56 ngày tuổi đạt 2,8 - 3,1 kg.
Trong điều kiện chăn thả lúc 75 ngày tuổi đạt khối lượng sống 2,8 - 3,0 kg. Có
thể nói C.V. Super M là giống vịt thịt cao sản nhất đang được nuôi ở nước ta.
Vào năm 1992, trên cơ sở giống vịt C.V. Super M, hãng Cherry Valley đã
chọn lọc và tạo ra đàn vịt C.V. Super M2 có năng suất thịt còn cao hơn giống
C.V. Super M. Nuôi tập trung thâm canh đến 49 ngày tuổi vịt có thể đạt khối
lượng cơ thể 3,2 - 3,3 kg. tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi là 2,4 kg.
2.2 Các giống vịt hướng trứng
a. Giống vịt cỏ
Vịt cỏ còn gọi là vịt đàn. Ở miền Nam còn gọi là vịt Tàu. Đây là một trong
những giống vịt nội được nuôi lâu đời và phổ biến nhất ở nước ta, phân bố khắp
mọi miền đất nước. Vịt có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hóa và chọn lọc tự nhiên mà hình thành nên.
Vịt Cỏ có màu lông đa dạng từ sẻ sẫm, trắng tuyền, xám hồng, xám đá, đến
màu đen tuyền, tuy nhiên phổ biến vẫn là màu lông cánh sẻ. Vịt có đầu thanh,
mỏ dẹt, dài màu vàng nhạt, ở một số con đực có mỏ màu xanh lá cây nhạt và cổ
có màu lông xanh biếc. Thân mình thon dài, ngực lép. Dáng đi của vịt Cỏ nhanh
nhẹn,thích hợp với lối chăn thả. Vịt Cỏ thành thục sinh dục sớm ( 135 - 140
ngày ), có những con 124 ngày tuổi đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng có thể đạt
220 - 240 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 60 - 65 gam. Trứng có phôi cao từ 80
- 85%. Tỉ lệ nở 78 - 82%. Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng 2,0 - 2,3 kg. Khả
năng sản xuất thịt của vịt Cỏ thấp. Nuôi đến 63 ngày tuổi vịt trống chỉ đạt 1,2 -
1,3 kg và vịt mái đạt 1,0 - 1,2 kg. Vào lúc trưởng thành vịt trống đạt 1,5 - 1,8 kg
và vịt mái đạt 1,4 - 1,5 kg. Vịt cỏ chiếm 70 - 75% tổng đàn vịt của cả nước.
Hướng sử dụng vịt cỏ: Chọn lọc nhân thuần để nâng cao năng suất trứng và có
thể làm mái nền để lai tạo với một số giống vịt khác để cải tạo năng suất thịt.
b. Giống vịt Khaki Campbell
Đây là giống vịt chuyên trứng nổi tiếng của thế giới được tạo ra ở Vương 9
Quốc Anh do lai giữa giống vịt trời với vịt Orpington và vịt chạy Ấn Độ. Vịt
này được nhập vào nước ta lần đầu vào năm 1958, từ Hà Lan và gần đây là
Thái Lan. Vịt có màu lông vàng nhạt đầu to vừa phải, mắt đen, mỏ của con
trống có màu xanh lá cây sẫm, của con mái màu xám đá đen. Thân dài, ngực
rộng và sâu. Chân màu da cam. Vịt có tầm vóc vừa phải lúc trưởng thành con
đực nặng 2,2, - 2,4 kg, con mái nặng 2,0 - 2,2 kg. Vịt Khaki Campbell chịu
đựng kham khổ tốt, trong điều kiện chăn thả vịt bắt đầu đẻ 140 - 50 ngày tuổi.
Năng suất trứng đạt 250 - 280quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 75 gam.
Hiện nay vịt Khaki Campbell được nuôi rộng rãi khắp các tỉnh trong cả nước
đặc biệt ở khu vực duyên hải miền Trung.
c. Giống vịt Ômôn
Đây là giống vịt địa phương có nguồn gốc ở huyện Ô môn, tỉnh Vĩnh
Long. Số lượng vịt không nhiều. Ngoại hình tương tự vịt Cỏ. Khối lượng trung
bình lúc 63 ngày tuổi 1,3-1,6 kg và lúc trưởng thành là 2,2 kg. Sản lượng trứng
bình quân 150 - 170 quả/mái/năm. Khối lượng trứng đạt 55 - 60 gam.
d. Giống vịt CV2000 Layer
Được nhập vào nước ta năm 1977 từ Anh. Vịt có lông trắng tuyền mỏ và
chân vàng; Sản lượng trứng 250 quả/mái/52 tuần đẻ. Khối lượng quả trứng 72-
73 gam. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng:3,0kg.
2.3 Các giống vịt kiêm dụng
a. Giống vịt Bầu
Vịt Bầu được phân bố khá rộng rãi ở miền Bắc và cả ở miền Nam, đồng
thời có nhiều ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung nước ta. Vịt Bầu có đầu to, mỏ
màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây, và lông cổ màu xanh biếc, một số
con có vòng lông trắng ở cổ. Vịt có thân mình dài, rộng, bụng sâu, dáng đi nặng
nề, lạch bạch. Cũng như vịt Cỏ vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong
thời gian dài, do đó màu lông có sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến
màu nâu xám. Ớ miền Nam vịt Bầu còn được gọi là vịt Sen (Sen cò, Sen Ô...).
Vịt Bầu vừa được nuôi lấy thịt vừa được nuôi lấy trứng, tuy nhiên sản lượng 10
trứng thấp hơn vịt Cỏ, đạt trung bình 100 - 130 quả/mái/năm, khối lượng trứng
70 - 80 gam. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,5 - 2,6 kg. Tỷ lệ trứng có
phôi thấp 75 - 80%. Khả năng cho thịt của vịt Bầu tương đối tốt, tỉ lệ thịt so với
khối lượng sống đạt 50 - 52%. Nuôi đến 63 ngày tuổi vịt trống đạt 1,5 - 1,8 kg,
vịt mái đạt 1,3 - 1,5 kg, lúc trưởng thành con trống đạt 2,5 - 3,0 kg, con mái 2,2 - 2,5 kg.
b. Giống vịt Kỳ Lừa
Giống vịt này có nguồn gốc ở Lạng Sơn, được phân bố rộng ở các tỉnh miền
núi Trung Du Bắc Bộ. Vịt có màu lông không đồng nhất, ở con mái mỏ
màu xám hoặc vàng, còn con trống có mỏ màu xanh nhạt và cổ có màu lông
xanh biếc. Vịt có thân hình không dài, ngực sâu, bụng sâu vừa phải. Dáng đi
của vịt lúc lắc sang 2 bên, thân hơi dốc so với mặt đất.
Vịt kỳ lừa thành thục sinh dục sớm thường là 150 - 160 ngày. Sản lượng
trứng đạt trung bình 110 - 120 quả/mái/năm. Khối lượng trứng đạt trung bình
70-75 gam. Tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ nở khá cao. Khả năng sinh trưởng và phát
triển của giống vịt này trung bình. Khối lượng cơ thể lúc 63 ngày đạt bình quân
1,2 - 1,6 kg và lúc trưởng thành con trống đạt 2,8 - 3,0 kg, con mái 2,2 - 2,5 kg.
Nhìn chung giống vịt này chưa được phổ biến rộng rãi và số lượng không lớn.
c. Giống vịt Bạch Tuyết
Đây là giống vịt tạo ra do kết quả lai tạo giữa vịt mái Cỏ và vịt trống Anh
Đào, vịt được chọn lọc qua nhiều thế hệ, nên tương đối ổn định về năng suất. Vịt
có màu lông trắng tuyền, tầm vóc trung bình, ngực sâu rộng, cổ thanh nhẹ. Lúc
trưởng thành vịt có khối lượng cơ thể trung bình của con trống là 2,2 - 2,3 kg và
của con mái là 1,7 - 2,0 kg. Vịt bắt đầu đẻ lúc 150 ngày tuổi. Sản lượng trứng
đạt 140 - 160 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 79 gam. Vịt có khả năng mò
lặn tốt, thích hợp với phương thức nuôi chăn thả.
3. Chim bồ câu
Chim Bồ Câu đã được nuôi dưỡng từ lâu ở nước ta, những năm gần đây đã
được người dân nuôi nhiều để giết thịt (ở một số nước Châu Âu, Mỹ... người ta 11
không giết thịt chim Bồ Câu). Người ta phân chia chim Bồ Câu làm 3 loại hình:
Chim nuôi thịt, chim cảnh, chim đưa thư. Trên thế giới có khoảng 150 nòi Bồ
Câu khác nhau. Chim Bồ câu ở nước ta có những đặc điềm sau: Màu lông
không đồng nhất, chủ yếu màu lông đen, trắng, nâu, khoang, xanh nhạt, cườm
trắng. Khối lượng cơ thể trung bình đạt 350 - 400 gam lúc trưởng thành. Sản
lượng trứng đạt 10 - 12 quả/mái/năm. Bồ Câu khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa,
mỗi lứa đẻ 2 trứng. Chim mới nở nặng 12 - 16 gam, trên thân mình rất ít lông
tơ, ít cử động, mắt nhắm nghiền, không tự mổ được thức ăn mà phụ thuộc vào
sự mớm mồi cửa chim bố và chim mẹ bằng sữa diều và sau 7 -8 ngày là hỗn hợp
sữa và hạt, từ 12 ngày trở đi hoàn toàn là hạt. Sau 30 ngày tuổi chim con đạt
khối lượng 350 - 370 gam. Thời kỳ đầu (0 - 12 ngày tuổi) chim lớn rất nhanh, sau đó chậm lại 4. Chim trĩ
Kích thước và hình dáng: Chim trĩ có kích thước nhỏ, với chiều dài từ 20 đến 25
cm và trọng lượng từ 200 đến 300 gram. Hình dáng của chúng khá nhỏ gọn và hơi
tròn. Chúng có cơ thể thon nhỏ, đầu nhỏ, mỏ ngắn và chân mạnh mẽ.
Lông và màu sắc: Lông chim trĩ có màu sắc đa dạng và phụ thuộc vào loài và giới
tính. Một số loài chim trĩ có lông sặc sỡ và đầy màu sắc như chim trĩ đỏ (Red
junglefowl) với lông màu đỏ rực và chim trĩ xanh (Green jungle fowl) với lông
xanh óng ánh. Lông của chúng có hoa văn, dải màu hoặc các đốm trên cơ thể, giúp
chúng tạo ra sự ngụy trang trong môi trường tự nhiên.
Mỏ và mắt: Mỏ của chúng có kích thước nhỏ và hơi cong xuống. Mỏ mạnh mẽ
giúp chúng tìm thức ăn và cắn đập vào mặt đất để tìm côn trùng hoặc hạt. Mắt
chim có kích thước trung bình và thường có màu nâu hoặc vàng tùy thuộc vào loài.
Mắt của chúng rất sắc sảo và nhạy bén trong việc tìm kiếm thức ăn và đề phòng nguy hiểm.
Tập tính sinh sống: Chim trĩ thường sống trong các vùng rừng, bụi cây và đồng cỏ.
Chúng thích ẩn náu trong rừng và tìm kiếm thức ăn trên mặt đất. Chúng cũng là
loài chim ưa sống đơn độc hoặc sống theo đàn nhỏ, và thường di chuyển trên mặt
đất bằng cách đi bộ hoặc bay lượn ngắn.
Khả năng sinh sản: Chim trĩ có mùa sinh sản vào mùa xuân và mùa hè. Trong thời
gian này, chim trống thường thể hiện sự đẹp mắt và cạnh tranh để thu hút chim
mái. Chúng sẽ xây tổ ở một vị trí an toàn trên mặt đất, thường là dưới tán cây hoặc 12
trong các bụi cây dày đặc. Chim mái đẻ trứng và ấp trứng trong tổ, và chim trống
thường thay phiên nhau giữ việc ấp trứng và săn mồi.
II. Quy trình chăn nuôi gia cầm và thiết kế chuồng trại
1. Chăn nuôi gà 1.1 Hướng thịt
a. Chuẩn bị điều kiện để chăn nuôi
Trước khi đưa gà về nuôi cần phải hoàn thành các công việc sau:
- Chuồng gà phải được rửa sạch tẩy uế bằng thuốc sát trùng, có bạt che quanh chuồng.
- Chất độn chuồng (trấu + phoi bào...) phải phơi khô mới đưa vào chuồng,
và được phun thuốc sát trùng Foóc môn 2%, Sunfat đồng 0,5% (để diệt nấm).
- Kho đựng thức ăn, dụng cụ máng ăn, máng uống, phương tiện vận
chuyển, đồ bảo hộ lao động... phải được vệ sinh sát trùng sạch sẽ.
- Có phồng tắm rửa, thay quần áo được sát trùng cho người chăn nuôi và khách khi vào chuồng gà.
- Cửa chuồng gà, cửa kho phải có hố sát trùng.
- Hệ thống nước, điện chụp sưởi, quây gà phải được chuẩn bị đầy đủ và
được vệ sinh sát trùng trước khi đưa gà vào nuôi.
- Thức ăn phải được chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng và được
chuyển vào kho muộn nhất trước khi đưa gà con về nuôi 1 ngày.
Bật đèn sưởi trước khi đưa gà về nuôi ít nhất 1 giờ, nước uống sạch được
pha đường Glucô 0,5% và Vitamin B1, Vitamin C để san trong quây trước khi đưa gà về nuôi.
- Chuồng gà phải được xây dựng nơi cao ráo , thoáng mát
b. Định mức thiết bị, diện tích nuôi 1000 con gà sinh sản giai đoạn hậu bị
(gà con, gà dò)
- Diện tích chuồng nuôi (m2): 100 - Chụp sưởi (chụp) : 2 - Máng ăn dài (m): 60 - Máng ăn tròn (cái): 20
- Máng uống tròn - pan (cái): 10
- Máng uống tự động núm (cái): 100 - Ánh sáng (W): 275
- Nhiệt độ chuồng (°C): 25- 30
- Khay ăn gà con *(cái): 10
- Máng uống gà con* 4 lit (cái): 10
- Lớp đệm chuồng (cm): 15
c. Nhiệt độ và ẩm độ nuôi gà 13
Gà phải được đi lại tự do ở nhiệt độ 28ºC trong chuồng và 32-35ºC trong chụp
sưởi. Ẩm độ trong chuồng phải đảm bảo 65-70%.
d. Chương trình chiếu sáng
Để đạt tỷ lệ đẻ 5% lúc 24 tuần tuổi trong điều kiện nuôi thông thoáng có
sự can thiệp của người chăn nuôi, cần phải thực hiện chế độ chiếu sáng nghiêm
ngặt ở giai đoạn gà con , gà dò từ 1- 140 ngày tuổi. Ở Việt Nam chế độ chiếu
sáng ban ngày vào khoảng 12- 13 giờ/ ngày, việc điều chỉnh thời gian chiếu
sáng và độ chiếu sáng là khó khăn tuy vậy có thể khắc phục một phần là che bạt
phía có ánh nắng chiếu vào chuồng trong mùa hè và che bạt kín quanh chuồng
vào mùa đông. Khi gà lên đẻ (sau 20 tuần tuổi) thì lại phải tăng dần thời gian
chiếu sáng hàng tuần, cứ mỗi tuần 30 phút, để đạt độ chiếu sáng lúc gà vào đẻ
đạt cao nhất (Chật đẻ) là 15- 16 giờ 1 ngày, với cường độ chiếu sáng 3w/m2 nền
chuồng (hay là 30 LUX). Muốn đảm bảo thời gian chiếu sáng cho gà đẻ, ngoài
tận dụng hết giờ chiếu sáng tự nhiên, còn phải bổ sung chiếu sáng đèn điện
công suất 40w/bóng. Tốt nhất dùng bóng đèn thường (ánh sáng đỏ), có thể
dùng đèn Nêon (đèn ống ánh sáng trắng).
e. Những điều cần thực hiện khi nuôi gà dò hậu bị đẻ (gà con, gà dò)
- Khi chọn gà con lên gây đàn gà đẻ, đẻ cho ăn hạn chế (sau 2 tuần tuổi với
con trống và 3 tuần tuổi với con mái), phải chọn gà đồng đều, hoặc phân loại
theo khối lượng cơ thể.
Các biện pháp tăng độ đồng đều của gà là :
+ Rải thức ăn vào các máng ăn nhanh, các máng ăn có thể nâng lên, hạ
xuống cùng một lúc qua hệ thống ròng rọc.
+ Hạn chế số lượng hoặc thức ăn từ 2-3 tuần tuổi ( đã nói ở phần thức ăn gà đẻ)
+ Tăng số lượng máng ăn để đảm bảo 100 % số gà có chỗ đứng ăn.
+ Phân loại gà theo khối lượng lúc 10 tuần tuổi và 20 tuần tuổi để đạt độ
đồng đều 80 + 10% Độ đồng đều cao, gà đẻ cao và đúng lịch.
+ Cắt mỏ gà lúc 7- 10 ngày tuổi, có thể cắt lúc 1 ngày tuổi, để mỏ gà không
mọc lại và đỡ Stress (gà sợ). Cắt mỏ bằng dao sắc nung đỏ hoặc bằng máy cắt,
mục đích là để gà không mổ cắn nhau gây chết khi cho gà ăn, không nên cắt bỏ mỏ gà trống.
+ Hai tuần (tốt nhất là 1 tuần) cân khối lượng cơ thể một lần, để kiểm tra
xem có đạt khối lượng cơ thể chuẩn không- không đạt phải cho ăn tăng, quá tiêu
chuẩn phải giảm thức ăn. Tách những gà khối lượng cơ thể quá thấp so với tiêu
chuẩn để nuôi chế độ riêng. Gà đạt KLCT chuẩn sẽ đẻ tốt. Đây là việc làm quan
trọng quyết định năng suất đẻ trứng của gà. 14
+ Chỉ dùng Vacxin phòng bệnh lúc đàn gà khoẻ mạnh. Sau khi dùng vacxin cho gà
uống nước pha vitamin B tổng hợp, vitamin C và nước điện giải.
+ Nếu nhiệt độ trong chuồng lạnh dưới 16ºC với gà dò 6 - 7 tuần tuổi vẫn phải bật đèn sưởi
+ Cho uống nước hạn chế theo thức ăn. Mùa đông xuân lượng nước uống
gấp 2 lần thức ăn còn mùa hè gấp 3-4 lần (1 Lít nước nặng bằng 1 Kg thức ăn).
Mục đích của hạn chế gà uống nước là để tăng sức khoẻ và tiêu hóa cho chúng,
chống ỉa loãng và ướt nền nhà .
+ Thực hiện chiếu sáng đúng quy định, tránh chiếu sáng nhiều giờ cho gà
dò gây phát dục sớm, ảnh hưởng đến sức đẻ ứng và sản lượng trứng sau này.
f. Những điều kiện cần thực hiện khi nuôi gà đẻ
- Chuẩn bị chuồng, ổ đẻ, hệ thống chiếu sáng, các điều kiện chăn nuôi
(Máng ăn, uống, thức ăn, nước uống...) cho đủ quy mô đàn gà định nuôi.
- Chuyển gà dò sau khi chọn lọc đạt ngoại hình và KLCT sang chuồng gà
đẻ lúc 20- 21 tuần tuổi giúp cho gà quen với môi trường mới trước khi đẻ bói.
- Tốt nhất khi gà đạt 24 tuần tuổi hãy thả gà trống lẫn mái (ghép trống mái)
có thể ghép trống mái lúc 20-21 tuần tuổi.
Khi cân gà và chuyển chuồng, gà bị Stress giảm cân, nên khi chuyển sang
chuồng gà đẻ cần cho gà ăn tự do 2-3 ngày để phục hồi sức khoẻ và khối lượng
cơ thể, sau đó cho gà ăn táng từ từ (đã nói từ phần thức ăn cho gà đẻ).
- Không được cho gà đẻ đạt 5% trước 24 tuần tuổi và sau 26 tuần tuổi.
- Sau 24 tuần tuổi cho gà trống ăn trong thức ăn trong máng riêng, số lượng
thức ăn thấp hơn gà mái, bình quân 125-130g/ gà/ ngày (đã nói ở phần thức ăn
cho gà trống). - Bảo đảm thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng theo quy
định (mục l.4), để kích thích gà đẻ.
- Bảo đảm mật độ máng ăn, máng uống, mật độ nuôi, ổ đẻ (Theo chỉ dẫn ở
hai bảng dưới), để tránh Stress và chen lấn nhau.
- Đệm lót ở ổ đẻ phải thay thường xuyên 1 lần/tuần, để tránh làm bẩn trứng giống.
- Có hệ thống làm mát trong chuồng (khi nhiệt độ trong chuồng quá 30ºC ) như:
trên mái chuồng phải có hệ thống phun nước, trồng cây bóng mát (xa hiên
chuồng 3 m), che bạt có quạt trần hoặc quạt ngang (quạt cây), tăng 20 % số
máng uống, đủ và dư nước uống trong sạch và mát, chất đệm chuồng khô.
- Khi nhiệt độ môi trường quá 29ºC, gà ăn giảm do đó phải cho gà ăn lúc
trời còn mát- chiều tối hoặc gần sáng để đảm bảo gà ăn đủ, cần tăng mật độ
năng lượng l00Kcal/Kg thức ăn và 1,5-2 %protein . Bổ sung vitamin nhóm B
và C. Nếu không đảm bảo gà ăn đủ lượng thức ăn, gà sẽ đẻ giảm, trứng nhỏ và mỏng.
- Điều chỉnh thức ăn theo tuổi gà đẻ và tỷ lệ đẻ trứng.
- Hai tuần cân mẫu (cân 30% số gà trong đàn) một lần, để kiểm tra KLCT 15
gà, nếu KLCT gà giảm hoặc tăng hơn so với KLCT chuẩn thì phải tăng hoặc
giảm số lượng và chất lượng thức ăn đề đạt KLCT chuẩn của gà đẻ (Đã trình
bày ở mục thức ăn và KLCT của gà đẻ), như vậy mới duy trì được khả năng đẻ trứng cao.
g. Những điều kiện thực hiện khi nuôi gà trống giống
- Nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi đến kết thúc 140 ngày tuổi.
- Gà trống cùng tuổi với gà mái.
- Mật độ nuôi gà không quá 4 cm/m2 nên khi gà được 4 - 5 tuần tuổi.
Nuôi tối đa 400 - 500 con/ô chuồng..
- Cho ăn hạn chế từ sau 2 tuần tuổi, hàng tuần cân KLCT để điều chỉnh
mức ăn - làm sao đạt KLCT chuẩn đề ra. Không được để gà trống béo (đã
trình bày ở mục thức cần).
- Gà trống được bổ sung Vitamin D và B1, gà ngoài 6 tuần tuổi cho ăn
hạt ngũ cốc (thóc, mỹ) 5 - 10 g/con/ngày, tốt nhất rải ra nền chuồng, để gà rãi
bới làm chân gà cứng và khoẻ sau đạp mái tốt.
- Gà trống sau 16 tuần, mào dựng đỏ mới là gà trống khoẻ, và thành thục tốt.
- Gà trống được 14 -15 tuần tuổi được cắt móng ngón chân thứ 3 về phía
lườn gà, để tránh khi đạp làm rách lưng gà mái. Không nên cắt mỏ gà trống,
tuy nhiên theo một số hãng nuôi gà của Pháp khuyên cắt 1/3 mỏ phía đầu nhọn lúc gà được 7 ngày tuổi.
- Lúc 30 tuần tuổi, loại những gà trống không có khả năng đạp mái.
- Gà trống rất quí, vì 1 trống ghép 8 - 10 mái nếu trống chết hoặc bị loại
không đảm bảo tỷ lệ trống/mái nêu trên, sẽ làm giảm tỷ lệ có phôi của trứng
giống. Để phòng ngừa, cần phải nuôi trống dự trữ để bổ sung khi trống bị chết, bị loại.
- Khi trống đạp mái, phải thường xuyên cho uống hoặc trộn vào thức ăn
Vitamin A, D, E và 5 gam thóc mầm/con/ngày cho cả đàn gà mái và trống, để
tăng tỷ lệ có phôi của trứng giống.
h. Yêu cầu chế độ không khí và thông thoáng trong chuồng nuôi
Gia cầm nói chung và gà sinh sản nói riêng có cường độ trao đổi chất
nhanh, đồng hoá, dị hoá cao, đồng thời thải ra một lượng khí độc lớn như CO2,
H2S, NH3...Cho nên phải có thiết bị làm thông khí: đẩy khí độc, bẩn ra ngoài,
hút khí trong lành vào chuồng.
1.2. Hướng trứng
- Mọi yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại, chế độ nhiệt độ môi trường, chế độ
chiếu sáng, vệ sinh phòng bệnh tương tự như gà sinh sản hướng thịt.
- Chỉ khác về mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống.
+ Mật độ nuôi trên nền đệm lót: 0 - 8 tuần tuổi 11 - 20 con/m2, 9 - 18 tuần tuổi 16
8 -9 con/m2 và sau 18 tuần tuổi 3,5 - 4,0 con/m2. Nếu nuôi trên lồng lúc 9 - 18
tuần tuổi 9 - 10 gà/m2 và sau 18 tuần tuổi (lên đẻ) 5 - 6 gà/m2
+ Mật độ máng ăn: 0 -2 tuần tuổi 100 gà/ khay ăn 50 - 60 cm, 3 - 18 tuần
tuổi 8 - 10 cm miệng máng 11 gà. Sau 18 tuần tuổi 13 - 15 cm miệng máng/l gà,
máng tự động (tải băng) 3 - 18 tuần tuổi 6 - 8 cm miệng máng/l gà. Sau 18 tuần tuổi 10 cm/gà.
+ Mật độ máng uống: 0 - 3 tuần tuổi 100 gà/1 máng galon 4 lít, 4 - 8 tuần
tuổi 1,5 cm máng/l gà, 9 - 18 tuần tuổi 2,0 cm/1 gà, sau 18 tuần tuổi 2,5 cm/gà.
2. Chăn nuôi vịt
2.1. Vịt con từ 1 – 56 ngày tuổi
2.1.1 Chuẩn bị chuồng nuôi
Trước khi đưa vịt con vào nuôi trong chuồng, thì chuồng phải được rửa
sạch phân, bụi, sau đó quét vôi tường, nền. Sau khi chuồng khô. đưa dăm bào
hoặc trấu vào với độ dầy 15 cm, và phun thuốc sát trùng Formalin (Foocmon)
dung dịch 0,3 - 0.4% để khử trùng dăm bào .
- Có thể nuôi vịt trên sàn lưới, khắc phục vịt làm ướt chất độn ở nền
chuồng gây ô nhiễm. Vì vịt uống và vẩy nước nhiều, phân loãng.
- Trước cửa chuồng có sân chơi, trên sân chơi làm bể sâu so với mặt sân 30
- 40 cm, còn rộng ngang tùy diện tích sân rộng hay hẹp. Bể này để vịt sau 1 tuần
tuổi có thể thả ra ngoài bơi lội.
- Cạnh sân chơi là ao, hồ hoặc sông, lạch để khi vịt được 3 tuần tuổi có thể thả ra đó kiếm mồi.
- Sân chơi, ao, hồ...phải được vệ sinh thường kỳ.
2.1.2 Các điều kiện chăn nuôi * Chế độ nhiệt: Ngày tuổi
Nhiệt độ quanh chụp sưởi 1 – 3 30 – 32 º C 4 – 14 Giảm dần 30 – 24 º C Sau 15 24 – 17 hoặc 18ºC 17
- Chụp sưởi đường kính trên dưới 50 cm, mỗi chụp có 2 bóng sưởi 250 W, sưởi cho 140 vịt/chụp.
- Trong đầu tuần phải giữ độ ấm, nếu lạnh vịt bỏ ăn, sẽ bị chậm lớn và còi cọc sau này * Chế độ ánh sáng
- Hai tuần tuổi đầu chiếu sáng 24 h/24 h, sau đó giảm 18h/24 h (ngày).
- Cường độ chiếu sáng:
+ Vịt con 1 - 10 ngày tuổi 3 W/m2 nền hay 20 - 30 lux.
+ Vịt 11 - 56 ngày tuổi 1,5 W/m2 nền hay 10 lux.
- Chỉ bổ sung ánh sáng đèn điện vào ban đêm, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên. * Chế độ ẩm:
- Ẩm độ trong chuồng thích hợp cho vịt là 60 - 70%, ở nước ta ẩm độ cao
vào mùa hè (mùa mưa) có lúc tới 100%, bình thường 80 - 90 %, ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe của vịt Vì vậy phải dọn chuồng thường xuyên, tạo thông thoáng trong chuồng tốt
* Mật độ nuôi trong chuồng với điều kiện có ao hồ chăn thả: Ngày tuổi Phương thức nuôi Mật độ (con/m2 nền chuồng) 1 – 10 Nhốt hoàn toàn 32 11-28 Nhốt + thả sân chơi 28 29 - 56 Nhốt + thả ao hồ 6
Nếu nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp), có sân chơi và bể tắm nhân tạo, thì
mật độ nuôi nhốt có thể nâng lên ở giai đoạn sau 14 ngày tuổi. * Chế độ thông thoáng.
Trong chuồng nuôi và từ 1 - 114 ngày tuổi phải có độ thông thoáng, tốc độ
gió 0,3 m/giây. Lượng khí phải ở dưới mức:
Nồng độ H2S trong chuồng < 7ppm
Nồng độ NH3 trong chuồng < 34 ppm
Nồng độ CO2 trong chuồng < 2500 ppm 18 * Nhu cầu nước uống 1 - 7 ngày tuổi 120 ml/con/ngày 8 - 14 ngày tuổi 250 ml/con/ngày 15 - 21 ngày tuổi 350 ml/con/ngày 22 - 56 ngày tuổi 500 ml/con/ngày
Trong 3 ngày đầu cần hòa thêm Vitamin B1 và C vào nước uống cho vịt để
chống Stress và tiêu lòng đỏ nhanh, vịt con ăn khỏe.
* Chế độ thức ăn: Tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng thức ăn đã trình
bầy ở phải thức ăn cho vịt. Ở đây cần chú ý: Vịt rất nhạy cảm với thức ăn bị
mốc và có chất độ( (Aflatoxin). Vì vậy không cho vịt con ăn thức ăn bị mốc,
hôi. Không cho ăn khô dầu lạc, dùng ít ngô (15 - 20%). Tốt nhất là dùng gạo
lức, và thức ăn động vật. Vịt trên 4 tuần tuổi có thể cho ăn thóc ngâm hoặc thóc luộc.
- Cách cho ăn: 2 tuần đầu vịt ăn thức ăn trong máng ăn (dài hoặc tròn), với
phạm v máng 12,5 cm/con cho ăn 4 - 5 lần/ngày.
Tuần thứ 3 trở đi, rải thức ăn trên tấm ni lông, hoặc lia, mẹt...làm sao tất cả
số vị nuôi đều có chỗ đứng ăn, và ăn chế độ tự do đối với vịt nuôi thịt.
Nếu vịt nuôi sinh sản thì sao 4 tuần tuổi phải cho ăn hạn chế, để đảm bảo
khối lượng chuẩn, chống vịt béo sớm, làm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng và khối
lượng trứng của vịt. Khối lượng cơ thể (KLCT) thấp hơn KLTC chuẩn đề ra thì
cho ăn thêm 5 gan thức ăn/con/ngày, ngược lại KLTC cao hơn KLTC chuẩn thì
giảm 5 gam/con/ngày. Lúc vịt được 8 tuần tuổi, cần phân loại những vịt quá gầy
để nuôi chế độ ăn riêng tố hơn, để vịt nhanh chóng đạt KLCT bình quân cùng
đàn, và đạt số lượng vịt chuyển lên hậu bị đẻ
2.2 Vịt hậu bị đẻ ( 8 – 25 tuần )
Ở giai đoạn này vịt phải được ăn hạn chế:
9 - 11 tuần tuổi: 150g/con/ngày ± 5 gam
12 - 5 tuần tuổi: 160 ± 5 gam
16 – 18 tuần tuổi: 165 ± 5 gam 19
19 - 22 tuần tuổi: 170 ± 5 gam
23 - 24 tuần tuổi: 180 ± 5 gam
Đến 23 tuần tuổi trở lên ăn khẩu phần vịt đẻ đảm bảo 17 - 18 % protein, 2750 - 2800 Kcal/kg. Chế độ ánh sáng:
- Vịt 8 - 18 tuần tuổi sử dụng hoàn toàn thời gian và cường độ chiếu sáng tự nhiên.
- Vịt 19 - 24 tuần tuổi thời gian chiếu sáng 17 giờ/ ngày đêm.
Chuồng vịt: Chuồng vịt hậu bị đẻ phải luôn sạch sẽ khô ráo. Chất độn bị
ướt phải thay chất độn mới khô và không được mốc.
Kiểm tra sức khỏe đàn vịt:
Sáng sớm phải quan sát tình trạng sức khỏe đàn vịt. Nếu đàn vịt khoẻ
mạnh ăn uống đều là vịt không bị mắc bệnh gì. Nếu đàn vịt có con chết, ủ rũ,
kém ăn, phải báo cáo với cán bộ thú y để có biện pháp xử lý.
2.3 Nuôi vịt đẻ
- Chuẩn bị chuồng và chuyển vịt hậu bị sang chuồng vịt đẻ đã được vệ sinh
sạch sẽ, có đầy đủ máng ăn, ổ đẻ. Cứ 3 - 4 vịt mái/1 ổ đẻ .
Ổ đẻ có kích cỡ 35 x dài 40 x cao 40 cm và sâu so với bề mặt nền chuồng
5 cm. Một dãy ổ đẻ gồm 5 ổ. Ổ đẻ xây bằng gạch. Đáy ổ lót phoi bào, trấu hoặc
rơm rạ cắt ngắn. Mật độ nuôi đối với vịt đẻ chăn thả tự nhiên 4 - 5 vịt/m2. Còn
nuôi công nghiệp 2,5 - 3 cm/m2 nền.
- Chế độ chiếu sáng: Vịt đẻ phải được chiếu sáng 17 giờ/ ngày. Như vậy
ngoài việc sử dụng chiếu sáng tự nhiên, buổi tối phải chiếu sáng 3 - 4 giờ nữa.
Cường độ chiếu sáng 4 - 5 W/m2 nền chuồng ( tương ứng 19 - 20 lux).
- Nước uống: Vịt có đặc tính vừa ăn vừa uống, vì vậy nước sạch trong phải để sẵn
ở sân chơi. Đề duy sức đẻ trứng và tăng tỷ lệ có phôi nước uống cần pha thêm
vitamin A,D,E và Vitamin nhóm B.
Thu nhặt trứng: Thu nhặt trứng vào lúc 6 - 7 giờ sáng, vì vịt đẻ vào ban
đêm là chủ yếu thỉnh thoảng có con đẻ ngoài bãi chăn hoặc trong chuồng.
Sau khi thu nhặt trứng, ta phân loại trứng. Trứng đạt tiêu chuẩn giống 20
được lau nhẹ bằng khăn thấm dung dịch Foocmôn 2%, sau đó được xông bằng
thuốc tím + foocmon trong phòng kín. sau đó mới bảo quản trong kho lạnh ở
nhiệt độ 15 - 18ºC. độ ẩm 70 - 75%.
Trứng của dòng vịt nào, ngày nào được ghi ký hiệu trên vỏ trứng bằng bút
chì mỡ (để không gây sây sát vỏ), tránh để lẫn ảnh hưởng đến chất lượng con giống.
- Kiểm tra vịt đẻ vào buổi sáng: Kiểm tra sức khỏe, ăn uống... có gì khác
thường phải kịp thời xử lý.
Định kỳ 1 tháng/1lần loại vịt không có khả năng đẻ.
2.4 Nuôi chăn thả ( Phương pháp truyền thống)
* Một số phương pháp nuôi vịt chăn thả:
Gột vịt: Vịt con từ 1 -2 ngày tuổi được nuôi dưỡng trong quây ở chuồng,
vsân,mái nhà gọi là giai đoạn gột vịt con. Thức ăn gột vịt là cơm gạo lức (gạo
xuay) bún, ngô mảnh trộn lẫn bột cá moi, tép, ốc luộc, vitamin tổng hợp đảm
bảo lượng protein 19% trong thức ăn.
Ở miền Nam có kinh nghiệm gột vịt như sau:
- Hai ngày tuổi đầu vịt ăn cơm hoặc bún dấp nước (để trơn mỏ), cho
uống nước sạch. Vịt được nhốt trong quây với đệm lót bằng rơm. rạ , sưởi ấm. chống gió lùa.
- Vịt từ 3 - 1 0 ngày tuổi được ăn cơm gạo lức nấu vừa chín tới, hoặc gạo
ngâm qua đêm trộn với thức ăn có chúứ protein(.ạm cao) theo công thức: 30 kg
gạo + 15 kg ruốc cá khô (hoặc 60-70 kg đầu tôm tép tươi -sản phẩm phụ của chế biến tôm đông lạnh).
Lượng thức ăn cho 100 vịt ăn trong 7 ngày (tất nhiên phối chế ngày nào cho ăn ngày đó .
Mỗi ngày cho vịt con ăn 5-6 bữa , tập cho vịt ăn rau xanh như bèo tấm, rau băm nhỏ.
- Vịt từ 11- 20 ngày tuổi được ăn gạo ngâm trộn với thức ăn giàu đạm. Vịt
từ 16 ngày tuổi trở đi cho ăn dần thóc luộc theo công thức: 60 kg thóc luộc + 21
28-30 kg bột cá. Nếu tính tỷ lệ thì 68% thóc luộc + 32% bột cá. Mỗi ngày cho
vịt ăn 3-4 bữa. Ở Hải phòng chỉ cần cho ăn thóc luộc sau đó lùa ra bãi nước lợ
để vịt kiếm mồi như cua, ốc, rong, rạn....
- Sau 21 ngày tuổi đến lúc bán thịt, vịt được thả tự do trên các bãi chăn gần
xa . Cho vịt ăn bổ sung khi vịt ở đồng về chuồng vào buổi tối, mỗi vịt ăn 80- 100g.
Mùa hè lùa vịt ra đồng sớm, trưa dồn vịt về nơi ao hồ có bóng mát, chiều
thả muộn và về chuồng muộn. Có thể làm lều lán trại ngay ở ngoài đồng, bãi
chăn để vịt trú buổi tối hoặc tránh mưa bão, giảm đi lại chống Stress, tiết kiệm
năng lượng do đi lại xa (từ đồng về nhà), bảo đảm tăng trọng và sinh sản tốt.
3. Nuôi chim bồ câu
3.1 Xây dựng chuồng
Chọn địa điểm nuôi thoáng mát, sạch sẽ, phù hợp môi trường tự nhiên cho chim,
có đủ ánh sáng mặt trời. Chuồng có mái cao ráo, tránh được mưa gió và được đặt ở nơi yên tĩnh.
Mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng sinh học không mùi hôi
Chuồng nuôi chim sinh sản (trên 6 tháng tuổi): Được làm bằng nan tre, ghép lại
thành phên. Nên chia thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim. Kích thước mỗi ô: cao 40
cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng
đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới, bởi trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu có
thể tiếp tục đẻ. Ổ đẻ có đường kính 20 – 25 cm, cao 7 – 8 cm. Ổ có thể làm bằng
gỗ, nhựa; khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh, thay rửa thường xuyên. Phía trước ô chuồng
khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim ra vào.
Chuồng chim hậu bị (2 – 6 tháng tuổi): dài 6 m; rộng 3,5 m; cao 5,5 m.
Chuồng nuôi chim thịt (21 – 30 ngày): cao 60 cm, rộng 50 cm. Mật độ nuôi 45 –
50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn.
Thông thường trong diện tích 200 m2 có thể nuôi 70 cặp chim bố mẹ; trong đó có
50 m2 làm tổ cho bồ câu đẻ, ấp, còn lại là khu nuôi bồ câu thịt, khu vực bồ câu
nghỉ ngơi trước khi đẻ.
3.2 Kỹ thuật chọn giống và mật độ nuôi
Để chim bồ câu đẻ nhiều, nuôi con tốt, cần chọn chim bố mẹ khỏe mạnh, mỏ xẻ,
không dị tật, hoạt động nhanh nhẹn, đuôi nhọn, lông dày và mượt… Nên chọn
chim đã được ghép đôi. 22
Nếu nuôi nhốt, mỗi ô chuồng nuôi là 1 đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong
chuồng lớn, mật độ là 6 – 8 con/m2. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (gọi
là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi chim sinh sản.
3.3 Chế độ ăn và cách cho ăn
Nên cố định giờ cho chim ăn để tạo thói quen, thông thường cho chim ăn 2 – 3 lần/
ngày vào 6 giờ sáng và 13 giờ chiều. Chim bồ câu ưa chuộng ngô, thóc, gạo, đậu
xanh, đỗ tương… Lượng thức ăn thích hợp khoảng 0,1 – 0,15 g/con. Cần cho chim
ăn đầy đủ, nhất là thức ăn tổng hợp. Có thể cho ăn ngô, bột đậu xanh, lúa trộn với
thức ăn công nghiệp cho gà, vịt. Thức ăn cho chim bồ câu có thể phối trộn theo
công thức: 40% đậu xanh, 30% ngô, 20% gạo và 10% lúa. Cũng có thể trộn gạo,
lúa với thức ăn công nghiệp dành cho gà để giảm chi phí.
Cùng đó, cần tăng cường thêm một số chất khoáng vào khẩu phần ăn của chim để
đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn
tốt. Khoáng bổ sung được trộn theo công thức: khoáng premix 85%, muối ăn 5%.
Luôn đủ nước cho chim uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ và được thay thường
xuyên. Có thể bổ sung vào nước, vitamin để phòng bệnh cho chim. Để đơn giản và
tối ưu hóa được hiệu quả chăn nuôi, cho chim uống 2 ngày 1 lần bằng chế phẩm
sinh học vườn sinh thái.
Mô hình nuôi chim câu làm giàu bằng Chế phẩm Vườn Sinh Thái của nhà anh
Khanh tại Lạng Giang – Bắc Giang
Sử dụng máng ăn, máng uống để nuôi chim bố, mẹ. Máng ăn dài 15 cm, rộng 5
cm, sâu 5 – 10 cm, có thể dùng máng bằng tre, gỗ hoặc bằng tôn. Máng uống có
đường kính 5 – 6 cm, cao 8 – 10 cm, đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng cốc nhựa, lon bia… 3.4 Chăm sóc
Trong quá trình nuôi chim sinh sản, cần thường xuyên theo dõi, đồng thời tuyển
chọn trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Sau khi trứng đẻ 5 ngày, soi trứng, nếu
thấy không có trống cần loại bỏ ngay, sau đó dồn trứng cùng đẻ 1 ngày để ấp. Cứ 3
cặp chim nở, dồn cho 2 cặp nuôi, cặp còn lại 7 ngày sau cho đẻ tiếp.
Chim bồ câu có tập tính đẻ vào 3 – 5 giờ chiều, vì vậy cần giữ yên lặng, không đi
lại xung quanh tổ, vì nếu hoảng loạn thì chúng sẽ ngừng đẻ. Trong quá trình nuôi
cần thường xuyên chăm sóc cho chim để chim gần gũi với chủ hơn, tránh các tác
động. Nuôi chim từ lúc càng non càng tốt.
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh
sáng nhưng việc ấp trứng lại bị ảnh hưởng rất nhiều. Bản năng ấp trứng của chim
bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày, thời gian chiếu sáng tối
thiểu là 13 giờ. Do đó, yêu cầu thiết kế chuồng trại thoáng, đảm bảo cung cấp đầy
đủ ánh sáng cho chim. Vào mùa đông, ở miền Bắc cần lắp bóng đèn chiếu sáng
vào ban đêm trong thời gian chim ấp. 23
Pha nước muối nhạt để chống rệp cho chim, định kỳ 1 lần/tuần. Chuồng trại lồng
làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng. 3.5 Phòng bệnh
Để chim khỏe mạnh, đề kháng tốt, bà con có thể sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn
Sinh Thái cho chim uống 2 ngày 1 lần. Đồng thời chú ý tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.
Định kỳ 2 – 3 tháng dọn dẹp lại chuồng trại cho chim, sửa chữa, làm mới những
chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng.
Hàng ngày rửa máng ăn, máng uống để tránh chim uống phải nước bẩn, thức ăn bị
lên men. Trước khi vận chuyển chim cần sát trùng lồng vận chuyển.
4. Nuôi chim trĩ
4.1 Kỹ thuật làm chuồng trại
Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu . Việc làm
chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu chuồng nuôi
cũ , hoặc nhà kho , sưởng, sau đó cải tạo lại , miễn sao đảm bảo vệ sinh , thoáng
mát ,và kín để chim không bay đi mất
Với chim non từ 1 -3 tháng tuổi : nuôi , úm trong chuồng lưới mắt cáo , hoặc dải
chấu ,hạn chế tiếp đất , nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh
và cách ly phòng ngừa bệnh dịch , Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận
+ Mật độ nuôi úm trong chuồng nhỏ : Chim 0 – 30 ngày tuổi : 40 – 15 con /m2 :
30 – 60 ngày tuổi : 12 – 6 con / m2
60 – 90 ngày tuổi : 4 – 2 con /m2
Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2
+ Làm chuồng cho chim lớn :
Lên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi
bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim :
Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau :
Rộng ngang : 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m .
Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản ,
hoặc 30 – 40 cá thể chim hậu bị
Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40 , lưới mắt cáo . Trên lóc sử dụng các
loại tấm lợp broxi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương . Miễn sao đảm
bảo chim không thoát ra ngoài
Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát . ( sử dụng loại cát Vàng ) để
chim tắm cát và làm ổ đẻ .
Phần còn lại có thể sự dụng bằng nền betong , hoặc trồng cỏ trong khoảng sân trơi .
Mái che có thể lập toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè ,
ấm về mùa đông , Với các địa phương khu vực phía bắc thường có rét đậm rét hại
vào mùa đông ,hoặc xương muối ,Nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng 24
vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim . Với các tỉnh khu vực phía Nam và
Tây nguyên nới khi hậu nóng ấm quanh năm hạn chế phải che phủ chuồng trại
hơn , tuy nhiên nên lưu ý đến các đợt mưa tạt , gió lùa vì đây là những thời điểm
chim rễ mắc các bệnh về hô hấp , tiêu chảy ...
4.2 Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở
- Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng ( tháng 1 -
4 âm lịch ), Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến
khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ .
- Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .
- Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố : là chất lưng phôi trứng , và kỹ thuật ấp .
- Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ :
+ Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng , gà
mái hoa mơ , gà tre ..vv ) . Cách này đơn giản cho tỷ lệ thành công thấp
+ Dùng máy ấp : Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp . Thời
gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai
đoạn :Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 55 % Tuần thứ 2 Nhiệt độ
37,3 độ C , Độ ẩm 60 % . Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 % phương
thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85% .
4.3 Nuôi chim trĩ con ( 1 – 3 tháng tuổi )
Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo , Sử dụng bóng điện hoặc đèn
sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa , mưa
tạt , Che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn
công : Chó ,mèo , chuột . Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối
thiểu 15- 20 ngày/ lần . Thức ăn : sử dụng loại cám viên dùng cho gà con , sử dụng
loại máng ăn , uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh . .
Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay
nước mới , Tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2 . Với chim nhỏ sức đề kháng yếu
ta sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống .
4.4 Nuôi chim trĩ trưởng thành
Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng
thành ,gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc .
Tỉ lệ fa tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim : có thể dùng tới 60%thóc trong khẩu phần thức ăn .
Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống , rau lang , thân cây chuối thái nhỏ ..vv .
Hạn chế cho các loại thức ăn lạ : tôm , cua , cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy .
Trong quá trình nuôi đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn , mổ nhau : Vị trí mổ
thường tập chung vào mắt ,đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt ,
Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau : 25
+ Tách riêng cá thể chim bị đánh , hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày
.Sau đó thả lại bình thường
+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất : Ca , Zn . Có thể sử dụng loại thuốc
trống cắn ,mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim
+ Cắt hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim 4.5 Phòng bệnh
Với chim trĩ giống mới nở : Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà vào nước
uống với liều lường bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì ( dùng Vime-Coam; ; Coliquin .. )
Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt , mũi bằng vaccin lasota . mỗi cá thể
chim từ 1 – 2 giọt ( nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày )
Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống.
Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng .
Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần \Vị trí tiêm : tiêm dưới da vào ức ,
lườn chim ,không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm
không đúng kỹ thuật Với các dạng cúm gia cầm , tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương.
III. Sử dụng thức ăn chăn nuôi gia cầm ở từng giai đoạn
1. Thức ăn chăn nuôi cho gà 1.1 Hướng thịt
1.1.1. Thức ăn cho gà con 0 - 6 tuần tuổi: (hoặc 0 - 4 tuần tuổi)
Gà con giai đoạn này sinh trưởng, tăng trọng nhanh. Vì vậy chất lượng và
số lượng thức ăn phải đảm bảo theo đúng nhu cầu sinh lý của chúng. Thức ăn
tốt, gà khỏe mạnh, sức sống cao, chọn lên đàn hậu bị nhiều (bảng 3).
Chế độ cho gà ăn tự do 23 - 24 giờ /ngày ở 0 - 2 hoặc 3 tuần tuổi đầu. Sau
đó rút số lượng thức ăn từ từ. Có thể kéo dài ăn tự do đến 5 - 6 tuần tuổi. Nếu
sức khoẻ và trọng lượng gà không đảm bảo, riêng giống gà thuần và bố mẹ được
thuần dưỡng ở Việt Nam như BE88, HV85, kể cả gà bố mẹ nhập nội AA, ISA.
Chia làm 2 KPTA, KPTA khởi động 0 - 2 (hoặc 3) tuần tuổi và 3 (hoặc 4) - 6 tuần tuổi.
Nuôi gà trống giống, tách riêng gà mái ngay từ 1 ngày tuổi, được hướng dẫn ở bảng 1 26
Bảng 1: Yêu cầu dinh dưỡng thức ăn cho gà con mái
và trống hậu bị 0 - 6 (4) tuần tuổi (viêt tắt TT) Thành phần dinh dưỡng Gà nhập nội Gà AA. Gà Isavedette trong 1 BE88,AA,ISA 0 - 4 TT 0 - 6 TT kg thức ăn , Lohman. Roos- 308 0 - 6 TT Protêin thô % 19 - 20 17 - 18 18 NLTĐ. Kcal/kg 2850 - 2950 2800 - 2915 2800 Mỡ thô, % tối thiểu. 3,00 3,00 3,00 - 4,00 Xơ thô. % 3,00 - 5,00 3,00 - 5,00 3,00 - 5,00 Canxi. % 0,90 - 1,00 0,90 - 1,00 1,05 - 1,1 Phốt pho HT, % 0,45 - 0,50 0,45 - 0,50 0,50 Muối ăn (Nacl). %. 0,45 - 0,50 0,45 - 0,50 0,45 Lyzin. % 0,95 - 1,00 0,90 - 0,95 0,86 Metionin, % 0,35 - 0,37 0,34 - 0,36 0,44 Metionin + xystin, % 0,69 - 0,74 0,68 - 0,72 0,75 Tryptophan, % - 0,18 - 0,19 0,17 - 0,18 0,20 Khoáng vi lượng Man gan (Mn), mg 66 66 60 Kêm (Zn), mg , 44 44 50 Sắt (Fe), mg 44 44 50 I - ốt (l), mg 1,1 1,1 1,0 Đồng (Cu), mg 5,0 5,0 5,0 Selen (Se), mg 0,10 0,10 0,2 Vitamin Vtamin A (Ul) 11000 11000 1300 Vtamin D3 (Ul) 3300 3300 3000 Vitamin E (Ul) 22 22 30 Vtamin K3 (mg) 2,2 2,2 2,0 Thiamin - Broiler (mg) 5,5 5,5 2,0 Riboflavin - B2 (mg) 11,0 11,0 8,0
axit pantotenic - B3 (mg) 33,0 33,0 10,0 Niaxin - 1,1 1,1 60,0 B5 (mg) 0,11 0,11 3,0 Pyridoxin - Be (mg) 0,13 0,13 0,15 Biotin - H (mg) 4,40 4,40 1000 Cholin (mg) 0,88 0,88 0,02 Mtamln - B12 (mg) + 0,66 +0,66 0,50 Axlt follc - B9 (mg) 120 - 27
Các chất chống oxy hoá - Antaoxldan othoxyquln hoặc Equlvalent (mg)
Bảng 2:Lượng thức ăn và khối lượng cơ thể(KLCT) của gà con
hậu bị (đơn vị g) Tuần Các giống gà nhập nội Gà AA Gà ISA dòng lùn chân Tuổi Trống Mái Trống Mái Trống Mái KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ ngày ngày ngà ngày ngà ngày y y 1 100 Tự do 90 - 114 - 91 - 130 - 110 - 2 270 Tự đo 190 - 295 - 180 - 250 35 230 - 3 410 Tự do 320 - 450 36 318 28 380 39 320 36 4 605 44 410 42 613 44 409 31 500 43 420 39 5 740 48 510 46 744 48 499 34 620 46 520 40 6 860 54 600 50 864 52 590 37 750 48 620 42
1.1.2 Thức ăn cho gà dò 7-19 tháng tuổi
- Đặc điểm gà giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhưng tích luỹ mỡ
nhiều. Nhưng đối với gà hậu bị sinh sản (gà bố mẹ) lại phải kìm hãm sự tăng
khối lượng và chống béo để khi lên đẻ mới cho sức đẻ trứng, khối lượng trứng
và ấp nở cao. Vì vậy phải hạn chế lượng thức ăn và giảm năng lượng và protein
hàng ngày, mới đạt được mục đích trên. Mức năng lượng và protein được qui
định trong khoảng 2600- 2850 Kcal ME/kg thức ăn và 15 - 16%. Số lượng thức
ăn giảm còn 50 70% so với gà ăn tự do ở giai đoạn gà dò này.
Bảng 3: Yêu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cho gà dò hậu bị mái và trống 7 -
20 tuần tuổi Thành phần dinh dưỡng các giống gà Gà AA. Mỹ Gà Isavedette trong 1 kg thức ăn nhập 5 - 20TT Pháp 7 - 21 TT nội (VN) 7 - 19 tuấn tuổi NLTĐ. Kcal/kg 2700- 2850 2640 - 2860 2750 Protêin thô % 15,5 - 16,0 15,0 - 15,5 15,5 Mỡ thô, % tối thiểu. 3,0 3,0 3,0 Xơ thô. % 3-5 3 – 5 3,5 - 4,0 Metionin, % 0,34 - 0,36 0,30 - 0,31 0,34 Metionin + xystin, % - 0,60 - 0,62 0,64 Lyzin, % 0,8 - 0,85 0,72 - 0,74 0,74 28 Tryptophan, % 0,16 - 0,17 0,16 - 0,17 0,17 Canxi, % 0,90 - 1,0 0,85 - 0,90 1,0 Phốt pho HT, % 0,40 - 5,0 0,38 - 0,45 0,45 Man gan (Mn), mg 66 66 60 Kẽm (Zn), mg 44 44 50 Sắt (Fe), mg 44 44 50 Đồng (Cu), mg 5 5 5 Selen (Se), mg 0,1 0,1 0,4 I - ốt (l) 1,1 1,1 1,0 Vtamin Vtamin A (Ul) 11000 11000 10000 Vtamin D3 (Ul) 3300 3300 2000 Vitamin E (Ul) 22 22 20 Vitamin K3 (mg) 2,2 2,2 2,0 B2, mg 11,0 11,0 5,0 Biotin - H (mg) 0,13 0,13 0,15 Cholin (mg) 440 440 1000 Vitamin - B12 (mg) axit 0,88 0,88 0,02 folic - B9 (mg) - - - Chất chống oxy hoá, mg - 120 - Muối ăn (Nacl), % 0,45 - 0,50 0,45 - 0,50 0,45 - 0,50
Bảng 4: Lượng thức ăn và khối lượng cơ thể gà dò (hậu bị) 7 - 20 TT
( đơn vị g ) Tuần Các giống gà nhập nội Gà AA( Mỹ) Gà ISA dòng lùn thân Tuổi ( Pháp) Trống Mái Trống Mái Trống Mái KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ KL TA/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ CT con/ ngày ngày ngày ngày ngày ngày 7 988 58 710 54 986 56 681 40 880 52 710 46 8 1113 62 810 57 1110 59 772 43 102 56 800 49 9 1239 65 910 60 1236 62 863 46 0 60 885 51 10 1361 68 1010 63 1364 65 953 49 116 65 975 53 11 1497 71 1110 66 1494 68 104 52 0 70 105 56 12 1629 74 1210 69 1626 71 4 56 130 76 5 59 13 1763 77 1310 72 1760 74 113 61 0 82 114 62 14 1899 80 1410 76 1896 77 5 66 145 88 0 65 15 2037 83 1520 80 2034 81 124 71 0 95 122 68 29 16 2137 86 1620 85 2174 85 9 76 161 95 0 71 17 2322 90 1720 90 2319 90 136 82 0 100 130 74 18 2475 95 1820 95 2469 95 2 88 177 100 0 77 19 2635 100 1930 100 2624 100 147 94 0 105 138 80 20 2803 108 2040 105 2785 105 6 100 193 105 0 83 158 0 146 9 210 0 170 0 154 3 226 0 181 0 162 6 242 0 193 0 170 0 258 0 204 0 178 3 274 0 0 290 0
1.1.3 Thức ăn cho gà thời kỳ đẻ trứng
Gà sinh sản ở thời kỳ đẻ trứng chia làm 3 giai đoạn (còn gọi là pha đẻ).
* Giai đoạn đẻ khởi động (Prelager) 19 - 22 TT:
Có một số tài liệu nước ngoài và một số xí nghiệp gà trong nước đưa ra
khuyến cáo giai đoạn đẻ khởi động có thể từ 18 - 22 hoặc 21 - 25 TT (do điều
kiện nuôi dưỡng và tình trạng sức khoẻ của đàn gà mà kéo dài hoặc rút ngắn số
tuần nuôi dưỡng của giai đoạn) Gà trống ăn tách riêng gà mái..
Đặc điểm của giai đoạn này là gà dò chuyển lên đẻ. Cơ thể còn gầy cần
phải tăng trọng nhanh để đạt KLCT chuẩn khi vào đẻ. Bình quân KLCT là
2500g - 2900g/giai đoạn này.. Vì vậy cần tăng chất lượng thức ăn như protein
18 - 19%, NLTĐ 2850 - 2900 Kcal/1kg, còn số lượng thức ăn tăng từ trên dưới
100 lên đến 135g lúc 23 tuần tuổi. Mục đích để gà mau chóng thành thục về
tính (sinh dục) và về chất ( sức khoẻ và tích luỹ chất dinh dưỡng) Để tăng sức
đẻ trứng giai đoạn tiếp theo. (Bảng 5.5 )
* Giai đoạn đẻ 23 - 40 TT (fa I).
Tuỳ theo mỗi nước mà khoảng cách mỗi fa (số tuần khai thác trứng mỗi
fa) ngắn hơn hoặc dài hơn 20 tuần. Đặc điểm của giai đoạn này năng suất trứng
cao nhất, cơ thể hầu như đã thành thục hoàn toàn. Cho nên số lượng và chất
lượng thức ăn chủ yếu tập trung cho sản xuất trứng và cho duy trì cơ thể, ngoài
ra còn phần ít cho tăng trọng (bình quân tăng trọng 10 - 15g/ngày). Vì vậy số
lượng thức ăn phải tăng dần theo tỉ lệ từ 145 - 165g/ngày (lúc đẻ cao nhất). Gà
trống ăn tách riêng với số lượng thức ăn và protein thấp hơn so với gà mái bằng 30
hệ thống máng ăn treo cao chỉ gà trống ăn được cồn máng ăn của gà mái có
chụp chắn để gà mái chui đầu vào ăn được còn gà trống thì không thể.
* Giai đoạn đẻ fa II 41 - 66 TT.
Ở các nước, kết thúc đối với gà đẻ hướng thịt vào 66 TT. Vì đến tuổi này
gà đẻ dưới 50% không còn hiệu quả nữa. Còn ở Việt Nam, thị trường và hiệu
quả không ổn định hàng năm, cho nên gà đẻ fa II thường kết thúc trên dưới 60
TT, lúc này gà đẻ chỉ còn 35 - 45%
- Đặc điểm của gà giai đoạn này là tích luỹ mỡ, đặc biệt là mỡ bụng rất
nhanh, tăng cân là do tăng mỡ, hơn nữa gà đẻ giảm dần từ trên dưới 80% xuống
còn 45 - 50% cho nên phải giảm dần số lượng thức ăn từ 165g còn 145 - 149g ở
những TT 56 - 64. Thời gian này chống béo cho gà trống và gà mái là vấn đề
đặc biệt chú ý. Vì gà mái quá béo sẽ đẻ giảm nhanh chóng, khả năng chống
nóng kém và loại thải nhiều, gà trống đạp mái kém làm giảm tỉ lệ thụ tinh.
- Gà trống ăn tách riêng gà mái với số lượng và chất lượng thức ăn thấp
với số lượng thức ăn 110 - 130g/ngày/con. Trong đó năng lượng trao đổi là
2800 - 2850 Kcal/kg, protein thô 12 - 13%, Can xi 0,85 - 0,90%, phốt pho hấp
thu 0,35 - 0,37%..... Khẩu phần này áp dụng cho tất cả gà trống đạp mái giống thịt. 1.2 Hướng thịt
T*hức ăn và nuôi dưỡng cho gà hướng trứng (chuyên đẻ trứng) ở thời kỳ
sản xuất hầu như giống gà đẻ hướng thịt. Chỉ khác chút ít ở giai đoạn gà con,
gà dò do khối lượng của chúng nhỏ chỉ bằng 50% khối lượng gà đẻ hướng thịt,
nên thức ăn cung cấp về lượng là thấp hơn.
Đối với gà chuyên trứng thương phẩm chia 3 - 5 giai đoạn nuôi (tuỳ theo
giống gà, tuỳ theo mỗi nước) như sau:
- Thức ăn giai đoạn gà con 0 - 6 (hoặc 9) tuần tuổi.
- Thức ăn gà dò hậu bị đẻ 7 (10) đến 19 tuần tuổi.
Gà trống có độ tuổi từ 7-20 tuần với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg cần ăn khoảng
58-108g /con/ngày; Gà mái từ 7 – 20 tuần tuổi nặng từ 0,7-2kg thì ăn khoảng 54- 105g/con/ngày.
- Thức ăn giai đoạn gà đẻ từ 20 - 74 tuần tuổi.
*Ở giai đoạn gà đẻ một số hãng gia cầm trên thế giới lại chia thành 2 hoặc 3 pha.
Đẻ khởi động 20 - 22 tuần tuổi - ăn thức ăn đẻ khởi động.
Đẻ pha I 23 - 40 tuần tuổi - thức ăn gà đẻ pha I.
Đẻ pha II 41 - 74 tuần tuổi - thức ăn gà đẻ pha II.
Đối với gà đẻ hướng trứng, thức ăn cho gà sinh sản cũng tương tự như
thức ăn cho gà đẻ thương phẩm qua các giai đoạn nuôi. Chỉ khác đối với gà đẻ
sinh sản (nuôi để lấy trứng giống ấp để tạo đàn bố mẹ), ở thời kỳ thu trứng ấp
thay thế cần bổ sung thường xuyên vitamin A, D, E hơn so với gà đẻ thương 31 phẩm.
- Đẻ khởi động 20-22 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn
chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn
như protein, năng lượng... lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp
ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn
bị cho giai đoạn đẻ cao.
- Đẻ pha I từ 23-40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành
thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản
xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất
lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô
và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn
lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.
- Đẻ pha II từ 41-74 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo
giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng
nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức
ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.
+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất.
Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng
thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.
+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn
định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng cho gà uống
nước điện giải và vitamin C.
2. Thức ăn chăn nuôi cho vịt
2.1. Thức ăn cho vịt nuôi thịt ( Broiler )
Thức ăn cho vịt thịt chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn cung cấp khẩu
phần thức ăn (KPTA) tương ứng để phù hợp với sinh lý phát triển cơ thể theo
từng giai đoạn của vịt. Tiêu chuẩn dinh dưỡng trình bày ở bảng 5
- KPTA vịt con 0 - 2 tuần tuổi.
- KPTA vịt tăng trưởng 3-7 (hoặc 8) tuần tuổi.
Bảng 5. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vịt thịt (broiler ) Thành phần dinh dưỡng 0 -2 tuần tuổi 4- 7 tuần tuổi trong thức ăn LNTD ( Kcal/kg ) 3010 3110 Protein thô (%) 22 16 32 Năng lượng/ Protein - - Xơ thô (%) - - Canxi (%) 0,65 0,60 PhotphoHT (%) 0,40 0,35 Lysine (%) 1,20 1,0 Methionine + Cys (%) 0,80 0,8 Methionine (%) 0,47 0,35
2.2 Thức ăn cho vịt nuôi trứng
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn cho vịt cũng được chia theo giai đoạn tuổi:
giai đoạn vịt con 0 - 8 tuần tuổi, vịt dò (hậu bị đẻ) 9 - 24 tuần tuổi và vịt đẻ từ 25
- 66 tuần tuổi đối với vịt bố mẹ hưởng thịt và 25 - 72 tuần tuổi đổi với vịt hướng
trứng. Tiêu chuẩn chất dinh dưỡng trong thức ăn trình bầy ở bảng 6
Những nguyên liệu dùng làm thức ăn cho vịt là những nguyên liệu truyền
thống sẵn có ở nước ta: Ngô, thóc, khô dầu đậu tương, cám, bột cá (tôm, cua),
ốc, giun, rau xanh...Nhưng thức ăn hỗn hợp đều phải ở dạng khô nghiền. Vịt thịt
ăn thức ăn viên như thức ăn viên hãng "Con cò" - C64 hoặc ĐĐ6.
Chú ý: Thức ăn tuyệt đối không mốc.
Tốt nhất không nên dùng lạc và sản phẩm phụ của nó (hay có mốc)
Bảng 6: Yêu cầu vật chất dinh dưỡng trong thức ăn cho vịt Thành phần dinh 0 - 8 TT 9 - 24 TT 25 - 66 TT dưỡng trong TĂ NLTD( KCal/Kg) 2800 – 2900 2800 2750 Protein thô (%) 20-22 14-16 16-18 Xơ thô (%) - - - Can xi (%) 0,9-1,0 0,9 2,7 - 2,9 Photpho TS (%) 0,6-0,8 0,5-0,6 0,7- 0,8 Photpho HT (%) - - - Lyzine (% ) - 0,9 1,0 Methionine (%) 1,1 0,4 0,4 Methionine 0,5 - - Cystin (%)
3. Thức ăn nuôi bồ câu
3.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho bồ câu
Trước hết, để có thể biết được rõ ràng rằng chim bồ câu ăn gì thì người nuôi cần
phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài chim này. Hiểu rõ được các
chất dinh dưỡng cần thiết cho chim bồ câu chính là cơ sở quan trọng để có thể lựa
chọn được nguồn thức ăn phù hợp nhất. Về cơ bản, có thể thống kê các chất dinh
dưỡng cần cung cấp cho một chú chim bồ câu trong thời gian sinh sản như sau: 33
Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cần đạt mức 3000 calo trên mỗi kilogam thức ăn.
Protein thô cần đạt 14 phần trăm tổng khối lượng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Canxi cần có khoảng 2.5 phần trăm mới đạt yêu cầu.
Ngoài ra, thức ăn chúng ta cung cấp cũng cần có một số thành phần nhỏ nhưng rất
cần thiết như photpho, nacl, methionine, lysine…
Ngoài ra, khi nuôi chim bồ câu thì việc cung cấp thêm các chất vitamin là điều hết
sức có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ.
Chỉ với việc nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của chim bồ câu, chúng ta đã có cơ sở
quan trọng để xác định chim bồ câu ăn gì là hợp lý nhất, từ đó giúp quá trình chăm
sóc chúng đạt kết quả cao, hiệu quả như ý muốn.
3.2 Thức ăn tự nhiên
Lúa, ngô là nguồn thức ăn chủ yếu của chim bồ câu trong tự nhiên và khi nuôi
chim bồ cầu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chính nguồn thực phẩm này bởi lẽ đây
là loại ngũ cốc rất dễ kiếm, giá thành rẻ.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của chim bồ câu thì người
nuôi cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch, không nhiễm chất bảo vệ thực vật, chất hóa
học. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý tuyệt đối không cho chim bồ câu ăn thóc,
ngô bị mối mọt bởi đây là nguyên nhân rất lớn khiến cho bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh thóc và ngô thì người nuôi cũng có thể cho bồ câu ăn bổ sung một số loại
thức ăn cho chim khác như đậu xanh, đỗ đen hoặc đậu nành… Đặc biệt, có một
điều mà khá nhiều người nuôi chim thường bỏ sót khi cho chim bồ câu ăn đó chính
là sỏi. Trong tự nhiên, chim bồ câu thường xuyên ăn các hạt sỏi nhỏ bởi nó có tác
dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của chim. Vì thế nếu nuôi chim bồ câu thì bạn cũng
không nên bỏ qua điều này.
3.3 Thức ăn pha trộn
Ngoài việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho chim bồ câu thì chúng ta cũng có thể sử
dụng các loại thức ăn pha trộn, đây cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho vấn đề
chim bồ câu ăn gì. Hiện nay, người nuôi có thể sử dụng nhiều công thức pha trộn
thức ăn khác nhau nhưng nhìn chung, ta nên áp dụng 2 phương pháp chính như sau:
Pha trộn thức ăn với nguyên liệu thô là biện pháp khá phổ biến, được nhiều người
sử dụng bởi lẽ nguồn thức ăn thô cho chim rất phổ biến và dễ kiếm với giá thành
rẻ. Khi nuôi chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản thì chúng ta có thể lựa chọn pha
trộn thức ăn với tỷ lệ đó là: ngô xay 55 phần trăm, đậu xay 25 phần trăm cùng với
20 phần trăm còn lại là thóc hoặc gạo. 34
Ngoài ra, pha trộn thức ăn tinh cũng là một giải pháp khá hiệu quả khi nuôi chim
bồ câu. Ở phương pháp này, người nuôi có thể lựa chọn những thành phần thức ăn
chủ yếu đó là cám viên, ngô, gạo hoặc thóc theo tỷ lệ cụ thể đó là 1- 2- 2- 1.
4. Thức ăn nuôi chim trĩ
Thức ăn chim trĩ đơn giản, tương tự nhưng ít hơn của gà, chúng chỉ ăn một lượng
bằng nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành chỉ tiêu tốn lượng thức ăn
khoảng 6 – 7 kg/lứa trong khoảng 5 tháng.
Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì thêm tiếp. Thức ăn có thể là
những nguồn có thể tận dụng được như thóc, đậu, ngô, rau… Hết sức hạn chế cho
ăn cám vì sẽ giảm đáng kể chất lượng thịt, trứng và giá trị kinh tế của loài chim này
IV. Sự khác biệt cơ bản trong chăn nuôi các đối tượng gia
cầm : Gà, Vịt, Chim bồ câu, chim trĩ. Gà Vịt Bồ câu Chim trĩ Chuồng nuôi Nhiều loại
Chuồng nuôi Chuồng hở và Chuồng kín chuồng khác công nghiệp, chuồng kín
nhau; chuồng chăn thả tự kín, chuồng do trên ao, hở, chuồng hồ, sông, lồng, chuồng ngòi... nền Thức ăn Thức ăn đa Cám công Ngô, thóc, Ngô, lúa, dạng: cám nghiệp, ốc, sâu bọ... cám, rau... công nghiệp cá, ngô... hoặc tự phối trộn thức ăn Thời gian Gà ta nuôi 45-50 ngày 24 ngày tuổi Thời gian nuôi trong các hộ với vịt thịt, có thể xuất nuôi lâu: 8 gia đình: từ 21 tuần với bán thịt, 4- 5 tháng 4-7th, gà vịt đẻ tháng bắt đầu công nghiệp: đẻ 45 ngày, ( 120 ngày 35 với gà công nghiệp hướng trứng Hướng sản Lấy thịt, Lấy thịt, Lấy thịt, Lấy thịt, làm xuất trứng trứng trứng, làm cảnh cảnh Thị trường Dễ tiêu thụ Dễ tiêu thụ Dễ tiêu thụ Chưa phổ tiêu thụ biến Hình thức
Nuôi ở các hộ Nuôi ở các hộ Hộ dân, trang Hộ dân, trang nuôi gia đình, thả
gia đình, chăn trại quy mô trại quy mô vườn, nuôi thả, bán chăn nhỏ nhỏ công nghiệp thả, công nghiệp
- Gà là đối tượng nuôi phổ biến nhất trong các đối tượng.
- Vịt là loài thủy cầm nên phải có môi trường phù hợp với tập tính của chúng nên
phải có ao hồ để vịt bơi lội tắm rửa hoặc kiếm ăn.
- Chim bồ câu có thể làm ổ rồi để chúng tự do bay lượn vì chúng thường quay về ổ.
V. Nguyên tắc an toàn sinh học để kiểm soát mầm bệnh trong
chăn nuôi gia cầm.
1- Thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng trại. Trong trường hợp khó
khăn, áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng.
- Đối với trại gia cầm thương phẩm nên nuôi khép kín, có nghĩa là trong mỗi trại
chỉ có 1 giống gia cầm và tất cả đều cùng một độ tuổi. Như vậy sẽ giảm thiểu số
lượng các tác nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, xuất nhập vật tư,
sản phẩm, … Quan trọng hơn, chế độ nuôi khép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm chéo giữa đàn gia cầm giống này với đàn gia cầm giống khác, hay giữa đàn
ở lứa tuổi này với đàn ở lứa tuổi khác.
- Đối với các trại gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau.
2- Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại:
- Tại mỗi khu vực chăn nuôi có thể có một hoặc một số dãy chuồng được dùng để
nuôi một đàn gia cầm nào đó khác với khu vực khác ở trong trại.
- Tất cả người và phương tiện khi vào khu vực phải đi qua hố sát trùng ở lối vào 36 khu vực.
- Tất cả người và phương tiện khi đi vào từng dãy chuồng phải đi qua hố sát trùng ở đầu chuồng.
- Cọ rửa ủng và bánh xe ngay khi ra khỏi dãy chuồng và sau đó đi qua hố sát trùng ở đầu dãy.
- Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ dùng riêng cho từng dãy chuồng. Cọ rửa và
phơi khô sau khi sử dụng.
- Cố định công nhân theo dãy chuồng hoặc khu vực chăn nuôi.
3- Sử dụng con giống an toàn dịch bệnh:
Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn về bệnh Cúm và các bệnh truyền
nhiễm quan trọng như Niu-cát-xơn, Gumboro, Marek, …
4- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại:
Trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập
trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu. Trong thời gian này, nếu thấy
đàn gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào
khu vực chăn nuôi của trại.
5- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Tùy theo giống, thực hiện các chương trình tiêm phòng vắc xin khác nhau.
- Đối với các giống gà nội, tiêm vắc xin phòng các bệnh:Cúm gia cầm,Niu-cát-xơn, Tụ huyết trùng.
- Đối với gà lông màu và gà công nghiệp, tiêm phòng các bệnh:Cúm gia cầm, Niu-
cát-xơn, Tụ huyết trùng,Gumboro,Marek, Viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Viêm
thanh khí quản truyền nhiễm (LT),Hội chứng giảm đẻ (EDS)CRD, …
6- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi:
- Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi.
- Trong điều kiện không có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần 1 lần
đối với toàn bộ khu trại, kể cả khu vực đệm.
7- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi:
Ngay sau mỗi đợt nuôi, cần phải quét dọn, chùi rửa và sát trùng đối với:Chuồng,
Khu vực xung quanh chuồng, Các khu vực phụ, Các lối đi, Khu vực đệm, Hệ thống rãnh thoát, …
7.1- Kiểm soát côn trùng, sâu bọ:
- Ngay sau khi đưa đàn gia cầm ra khỏi chuồng (hay còn gọi “khi chuồng vẫn còn
ấm”), lập tức phun chất diệt côn trùng thuộc nhóm phốtpho hữu cơ vào các góc,
ngóc ngách của chuồng, toàn bộ phân và độn chuồng, toàn bộ phần chân
tường/vách ở phạm vi từ nền lên 1m.
- Để nguyên hiện trạng cho thuốc tác động trong 24 giờ.
7.2- Tháo dỡ, di chuyển và xử lý trang thiết bị, độn chuồng:
- Làm sạch nước trong ống và bồn chứa nước uống rồi rửa phía ngoài bằng dung 37
dịch xà phòng, tiếp đến cho dung dịch a-xít loãng vào bên trong ngâm trong 6 giờ,
sau đó rửa đường ống 2 lần bằng nước sạch.
- Các loại thiết bị như máng ăn, máng uống, ổ đẻ cần được tháo dỡ đưa đến khu rửa dụng cụ.
- Các loại thiết bị không chịu nước như hệ thống thông gió, chụp sưởi, … cần được
hút bụi và lau chùi khô.
- Quét dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng đưa đến khu xử lý riêng.
7.3- Rửa chuồng và thiết bị:
Phải đảm bảo rằng nước thải từ quá trình rửa thiết bị được dẫn đến hố chứa, không
để bị thấm, chảy ra các lối đi hay các khu vực xung quanh chuồng. 7.3.1- Rửa chuồng:
- Cọ rửa bằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn và để ướt vài giờ.
- Phun nước nóng 75oC bằng máy có áp lực > 50kg/cm2 từ trần xuống tường và xuống sàn, nền.
7.3.2- Rửa máng ăn, máng uống và ổ đẻ:
- Cọ rửa và ngâm trong dung dịch xà phòng diệt khuẩn.
- Sục rửa kỹ nhiều lần.
- Ngâm vào dung dịch sát trùng trong 24 giờ.
- Hong trên nền bê tông khô.
7.4- Lắp đặt thiết bị trở lại chuồng:
Phương tiện dùng để chở những thiết bị này phải sạch và đã được sát trùng.
7.5- Khử trùng:
8.5.1- Khử trùng bên trong hệ thống bồn và ống nước:
Đổ đầy dung dịch Clo nồng độ 200 ppm bồn và ống nước, ngâm 24 giờ rồi xả.
8.5.2- Khử trùng chuồng và trang thiết bị:
Phun dung dịch sát trùng với lượng 1lít/1m2.
8.5.3- Silo chứa thức ăn:
Cạo, cọ, rửa toàn bộ silo rồi để khô. Sau đó, xông formol.
8.5.4- Khử trùng khu vực xung quanh chuồng, lối đi và khu vực đệm:
Phun dung dịch sát trùng với lượng 1lít/1m2.
Hoặc rắc bột natri carbonate: 50 – 100 kg/ 1.000m2
Hoặc rắc bột vôi: 400 kg/ 1.000m2
7.6- Để trống chuồng:
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, để trống chuồng ít nhất 10 ngày.
7.7- Trước khi nhập đàn mới:
- Trước khi nhập đàn 3 ngày, phun thuốc diệt côn trùng trên toàn bộ bề mặt chuồng.
- Phun sát trùng và thuốc diệt côn trùng cho toàn bộ chất độn chuồng mới.
- Lắp đặt thiết bị vào khu vực úm.
- 24 giờ trước khi nhập đàn mới, bật các nguồn nhiệt. 38
8- Xử lý chất thải: - Xử lý biogas.
- Xử lý bằng vôi: tính dung tích chất thải trong bể chứa rồi bổ sung vôi cục hoặc
vôi bột vào bể sao cho đạt nồng độ 10%.
9- Xử lý, tiêu huỷ gia cầm ốm và chết:
- Phải có khu vực riêng để xử lý gia cầm ốm. Sau mỗi lần xử lý phải phun sát trùng.
- Tiêu huỷ gia cầm ốm, chết bằng cách chôn hoặc đốt theo hướng dẫn của thú y.
10- Kiểm soát các sự di chuyển ra vào trại:
- Các phương tiện vào trại phải được rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao. Sau
đó, đi qua hố sát trùng.
- Người vào trại bắt buộc phải vệ sinh theo qui trình sau:
+ Thay quần, áo, mũ, ủng. + Tắm và gội đầu.
+ Mặc quần, áo, mũ, ủng mới của trại đã được giặt và sát trùng.
+ Đi qua hố sát trùng để vào trại.
11- Chống sự xâm nhập của động vật:
- Hàng rào ranh giới ở ngoài vùng đệm phải đảm bảo chắc chắn và độ dày để ngăn
cản sự xâm nhập của gia súc, gia cầm và thú hoang.
- Chuồng phải có bộ vách/lưới chống sự xâm nhập của chuột bọ, chim hoang.
- Có biện pháp thích hợp để ngăn cản chim hoang lui tới và xâm nhập khu trại.
- Cần đặt hệ thống bẫy chuột quanh các dãy chuồng và vùng chăn nuôi.
12- Huấn luyện nhân viên:
Hướng dẫn mọi cán bộ và công nhân của trại để họ hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện
tốt tất cả các biện pháp an toàn sinh học áp dụng ở trại.
VI. Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm và
cách phòng trị. STT Tên bệnh Đặc điểm bệnh Điều trị 1 Bệnh Bệnh do vi khuẩn gram âm
Khi gà mắc bệnh thường rất yếu, nếu đưa
ORT (hay còn gây ra với dấu hiệu như hắt
ngay kháng sinh vào không những không gọi hắt hơi ở
hơi chảy nước mắt nước mũi. đem lại hiệu quả điều trị còn làm cho gà trở gà)
Gà khó thở rướn cổ lên để nên yếu hơn. ngáp, đớp không khí
Đầu tiên cần hạ sốt, trợ sức, giải độc và
thông khí quản bằng các thuốc đặc hiệu.
Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng
trại, máng ăn máng uống và môi trường
xung quanh hạn chế tác nhân gây bệnh.
Cuối cùng khi đàn gà khỏe hơn thì dùng 39
kháng sinh đặc hiệu để điều trị. Bệnh do Mycoplasma gây ra
với các dấu hiệu như gà khó Đầu tiên tiến hành vệ sinh khử trùng thường Bệnh
thở, thở có tiếng rít khi rướn xuyên khu chăn nuôi. Sau đó dùng kháng CRD_ 2
cổ để thở. Gà chậm lớn hay Hen gà
sinh Tylosin kết hợp với Doxycyline liên tục vẩy mỏ.
trong 5 ngày kết hợp dùng vitamin, điện
Nếu ghép với bệnh E.coli gà giải và men tiêu hóa cho con vật
sẽ bị tiêu chảy kéo dài.
Bệnh này thường làm cho gà
ủ rũ, lười đi lại, lông xù, uống Thay đệm lót chuồng, phun thuốc sát trùng nhiều nước.
1 ngày/1 lần. Dùng thuốc đặc trị cầu trùng
Bệnh thường có 2 thể:Cầu
gà (tùy theo màu phân để phân loại cầu
trùng ruột non: phân lúc đầu trùng manh tràng hay cầu trùng ruột non) 3
Bệnh cầu trùng màu trắng, xanh, sau một thời cuối cùng cung cấp thuốc bổ và chất điện
gian chuyển sang màu nâu có giải cho con vật. trường hợp gà mắc cầu lẫn máu và nhầy
trùng manh tràng cần bổ sung thêm thuốc
Cầu trùng manh tràng: gà đi chống xuất huyết ỉa
ra máu tươi, hậu môn dính
bết máu, đôi con còn có triệu chứng thần kinh
Bệnh xảy ra lúc giao mùa,
thời tiết thay đổi đột ngột và
hay thấy ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.
Vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn
Thể quá cấp tính: phổ biến,
máng uống. Dùng kháng sinh dòng
Bệnh Tụ huyết gà sốt cao ủ rũ bỏ ăn xù lông, Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin để 4
trùng gà( bệnh miệng chảy ra nước nhớt có điều toi gà)
lẫn bọt và máu.. con vật khó
trị. Bổ sung chất điện giải, B-complex thở, mào tím tái
vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Thể mạn tính: gà gầy, có
hiện tượng viêm khớp mạn
tính, gà thường xuyên thải ra
chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ. 40
Hiệu quả không cao, gà khỏi bệnh thường
Gà 8-10 ngày tuổi: gà ỉa phân hay mang trùng.Dùng các dẫn xuất của
trắng , phân có nhiều chất Bệnh thương
nhầy, phân lợn cợn hạt cám.. Sulfamid 0,2- 0,5% trộn trong thức ăn hay 5 pha trong thức uống. hàn gà
Gà đẻ: trứng méo, dễ vỡ, chất Hoặc
lượng trứng rất kém. Vỏ bị
có thể dùng các kháng sinh khác như biến màu
Tetramycin, Collistin, Imequil, Pulmequil, Furazolidon,… 6 Bệnh IC_sổ
Gà giảm ăn, giảm uống, tiêu Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang mũi truyền
chảy, giảm sức sản xuất.
điều trị rất có hiệu quả (khi sử dụng nhiễm
Chảy nước mũi loãng đến
Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu nhày.
hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề
Viêm kết mạc mắt, phù mặt, kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). yếm.
Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế Thở có âm ran
tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra cần chú ý
– Luôn quan sát và quản lý đàn gà để kịp
thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần
những con nghi nhiễm (dựa vào dấu hiệu bên ngoài) ra khỏi đàn.
– Sử dụng các chất điện giải, vitamin C
nâng cao sức đề kháng cho gà.- Bắt từng
con và tiến hành cho uống kháng sinh.
Trong trường hợp số lượng ít và mang tính
nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con
nên sử dụng phương pháp này để nâng cao
khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).
– Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong
điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt
chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần
thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công
vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn
làm cho gà không thể hô hấp bình thường
được. Vì vậy việc giúp gà có thể thở được
sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều
trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng
cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ
đó dễ dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt 41 hại kinh tế
Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để
tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường,
định kỳ 3 ngày một lần
+gà con: gà ủ rũ, bỏ ăn, sốt
cao, tiêu chảy phân trắng dễ Vệ sinh môi trường thức ăn nước uống, khử
nhầm với bệnh bạch lỵ
trùng chuồng nuôi và môi trường xung Bệnh tiêu chảy
quanh. Dùng một trong các loại thuốc sau: 7
+gà lớn: gà ốm, chết rải rác, do E.coli xác chết gầy
Coli-200, Ampicoli, Gentadox… dùng trong
+gà đẻ: giảm năng suất chất 3-5 ngày liên tục. Bổ sung thuốc trợ sức, trợ
lượng trứng do buồng trứng lực tăng cường sức đề kháng. bị viêm
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh
là biện pháp hiệu quả nhát hiện nay.
Gà giảm đẻ đột ngột, trứng dị Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng Hội
hình, nhạt màu, vỏ lụa mỏng, chứng giảm
ăn, máng uống sạch sẽ, tiêm phòng vaccin 8 đẻ nhăn nheo, dị hình. đầy đủ. Lòng trắng trứng loãng.
Bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa
Tỷ lệ ấp nở giảm rất mạnh
vào những thời điểm nhạy cảm của gà tránh
hiện tượng stress, thay đổi thời tiết, duy trì
sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà. 9 Bệnh đậu gà
Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt
Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước
đậu ở đầu, mắt quanh miệng, muối loãng mồng.
+ Hàng ngày bôi dung dịch
Đôi khi làm mù cả mắt hoặc 1%Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày
nổi mụn trong miệng làm gà mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
đau đớn không ăn uống được + Nếu gà bị vết loét ở niêm mạc miệng bôi
thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.
+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát
trùng nhẹ như Glycerin10%, CuSO4 5%
Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch
màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng
nhẹ hay kháng sinh . Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt
+ Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin- A.
+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh
phòng vi khuẩn bội nhiễm.
+ Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, 42 chất độn ổ đẻ.
+ Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.
+ Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở
khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.
Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị.
Có thể gặp các trường hợp
Nên dùng một trong các loại thuốc sau: như sau:
Gentacostrin pha 1g/2 lít nước uống hoặc Sưng
trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 10 Bệnh Marek dây thần kinh đùi, gà không đi lại được.
60-120mg/kg trọng lượng cơ thể; Syxavet
Liệt chân và cánh, gà vẹo cổ pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha
mắt mù ốm yếu rồi chết
1g/lít nước uống; Cosmixfortte pha 1g/lít nước uống.
Gà sốt cao, uống nhiều nước.
Mào thâm tím, tụt mào hoặc xoăn lại.
Viêm sưng phù đầu mặt, gà
Tiêu hủy toàn đàn khi phát hiện bệnh Bệnh cúm gia 11
khó thở, há mỏ để thở. cầm
Phòng bệnh là biện pháp duy nhất hạn chế
Tiêu chảy phân xanh, phân dịch bệnh xảy ra vàng đôi khi lẫn máu.
Đặc điểm nhận dạng nhanh
nhất: chân gà bị xuất huyết rất rõ
Phải thực hiện 2 việc đồng thời:- Uống hoặc
nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT-
Laringo vào đàn gà bệnh.
Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2.
Gà lắc đầu hắt hơi, khó thở, Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ: Bệnh ILT _
ngáp, vươn cổ lên để thở.
Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g viêm thanh khí Chảy
Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super 12
nước mắt nước mũi, có quản truyền
máu ở mỏ, trên tường và nền vitamin pha chúng vào 1l nước cho gà uống nhiễm chuồng.
cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi. Lông xơ xác.
Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp
1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g
Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả
ngày, uống 4-5 ngày là khỏi.
Bổ sung chất điện giải, thuốc bổ và chống xuất huyết. 13
Bệnh viêm phế Gặp nhiều ở gà trên 1 tháng Bệnh do virus gây ra không có thuốc điều 43 trị đặc hiệu.
tuổi: sốt, ủ rũ, xù lông, giảm Đầu tiên phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ
chuồng trại, máng ăn máng uống và môi quản
ăn, chảy nước mắt nước mũi. truyền trường xung quanh. nhiễm_IB
Gà đẻ giảm sản lượng và chất
lượng quả trứng, số lượng
Dùng thuốc trợ sức trợ lực, điện giải. trứng dị hình tăng
Cung cấp năng lượng. sau 2 ngày sử dụng
kháng sinh để điều trị bệnh kế phát ở đường hô hấp.
Bệnh do virus gây ra do đó không có thuốc
điều trị đặc hiệu. Các biện pháp sau đây nếu
thực hiện tốt sẽ hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất:
Túi huyệt (sau hậu môn) sưng – Cung cấp qua nước uống đầy đủ chất điện
to, cơ vùng hậu môn co bóp giải và vitamin bằng cách sử dụng một
mạnh, giống như gà muốn đi trong các sản phẩm của Anova như: NOVA-
Bệnh Gumboro ỉa nhưng không được. ELECTROVIT hoặc NOVA 14
_viêm túi huyệt Phân gà trắng loãng, sau đó – AMINOLYTES kế hợp với NOVA-C truyền nhiễm
chuyển sang màu vàng trắng, PLUS dùng liên tục trong 5 ngày.
xanh vàng đôi khi lẫn máu.
– Hòa 25-50g đường Glucose vào nước cho
Sau 6-8h gà xơ xác, xù lông uống; kết hợp sử dụng Anti- gum cho uống run rẩy.
liên tục trong 5 ngày. Đồng thời tiêm kháng
thể Gumboro theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Lưu ý: Không nên sử dụng kháng sinh
trong thời gian đàn gà mắc bệnh.
Khi cá thể gà đầu tiên có dấu hiệu mắc bệnh
nhanh chóng đưa vaccin Lasota vào cho
toàn đàn gà kể cả đàn gà vừa mới được làm
Kém ăn bỏ ăn, lông xù, sã vaccin.
cánh ỉa chảy phân xanh, phân Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng vàng, mào thâm.
trại máng ăn, máng uống, môi trường xung Bệnh Newcastle 15
Chảy nước mắt nước mũi. quanh. _gà rù
Diều càng phồng nước và
Bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao
thức ăn, khi dốc ngược gà
sức đề kháng cho con vật.
xuống dưới thấy có nước
Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm chảy ra. trùng kế phát.
Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì
cho con vật uống thuốc giải độc gan thận
nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 44
Gà bị bệnh giun đũa có thể dùng các thuốc tẩy sau:
– Hỗn hợp Phenothiazin 500mg/kgTT +
Adipinat piperazin 200mg/kgTT. Theo L.
Gà kém ăn, bỏ ăn, chậm lớn. Nemeri (1968) hỗn hợp thuốc này có hiệu
Đi ỉa phân loãng, sau đó có
quả rất tốt với giun đũa gà và giun kim gà.
hiện tượng thiếu máu, mào
– Mebendazol liều: 0,5g/kgTT Bệnh giun đũa 16 nhợt.
– Nova – Levasol liều: 1g/5 – 6kgTT, dùng gà
Mổ khám gà tìm thấy giun
một liều duy nhất. Trộn vào thức ăn hoặc
trong ống ruột, niêm mạc một ít nước cho uống.
ruột sưng, tụ huyết và xuất
Có thể dùng thuốc này để phòng bệnh: gà huyết
con 2 tháng dùng một lần, gà lớn 6 tháng dùng một lần.
Khi tẩy giun ở gà nên kết hợp với cả dùng
thuốc trợ sức, trợ lực và kháng sinh phòng
chống nhiễm khuẩn kế phát
-Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-
violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dung
+gà con: mệt mỏi, kém ăn,
dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự
mắt lim dim, đứng tách đàn. lan truyền bệnh. –
Gà thở khó, chảy nhiều nước
Dùng các kháng sinh: Nystatin,
Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. mũi Bệnh nấm phổi
Không dùng các kháng sinh có nguồn gốc 17
+gà lớn: gầy yếu, giảm cân, ở gà
khát nước, gà thở nặng nhọc, từ nấm: Penicillin, Streptomycin,…
khó khăn, há mỏ để thở. Phổi – Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước
và túi khí có những chấm tổn hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước thương
uống giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi
màu trắng, vàng, xanh sức khỏe. lá.
-Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB 18 Bệnh thiếu – Vitamin A: Giảm sản
Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì vitamin(vtm)
lượng trứng, lòng đỏ nhạt,
phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và tăng trọng kém.
nước uống các loại premix vitamin – Vitamin D3: vỏ trứng
mỏng, giảm sản lượng trứng
và tỷ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn. – Vitamin E: Sưng khớp, 45
giảm khả năng sinh sản. – Vitamin K: Máu chậm
đông, xuất huyết trong cơ. – Vitamin B1: Giảm tính
thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
– Vitamin B2: Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn,
giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở.
– Vitamin B5: Viêm da nhẹ,
đóng vảy cứng ở mỏ và chân. – Vitamin PP: Sưng khớp,
tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng. – Vitamin B6: Giảm sản
lượng trứng và tỷ lệ ấp nở.
– Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
– Folic acid: Chậm lớn, thiếu
máu, lông xơ xác, giảm sản
lượng trứng và tỷ lệ ấp nở,
ống dẫn trứng giảm co bóp.
– Vitamin H: Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt Bệnh
Trong cám gà có thành phần Không có biện pháp can thiệp. Phòng bệnh trúng độc 19 muối muối ăn
cao (ví dụ như trộn lẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Hạn chế việc quá nhiều bột cá)
phối trộn thức ăn không theo khẩu phần. 20
Bệnh trúng độc Là bệnh xảy ra khi gà ăn phải Bệnh thường có 2 thể là thể cấp tính và thể Aflatoxin
thức ăn bị hư hỏng, lên nấm mãn tính.
mốc, gà có dấu hiệu rụng
Đối với thể cấp tính khó can thiệp kịp thời
lông tơ mổ gà thấy thận xuất do bệnh tiến triển quá nhanh.
huyết, nhu mô gan thoái hóa. Đối với thể mãn tính thì dấu hiệu lâm sàng
Tá tràng bị chảy nước.
không rõ ràng chính vì vậy phòng bệnh là biện pháp tốt nhất.
Không cho vật nuôi ăn thức ăn có nấm mốc,
kiểm tra nguyên liệu chế biến thức ăn cẩn thận.
Cần có phương pháp bảo quản thức ăn tốt, 46
tránh hiện tượng nấm mốc trong thức ăn.
Kiểm tra mật độ đàn, nhiệt độ chuồng nuôi,
lượng thức ăn nước uống, cân đối khẩu
Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi
trên cơ thể như đầu, cánh, phần thức ăn. Bệnh mổ cắn đuôi
Gà bị hấp dẫn bởi máu và vết thương nên 21 và hậu môn.. gây chảy nhau
cần nhanh chóng tách riêng gà bị thương ra máu. khỏi đàn.
Máu chảy tiếp tục là nhân tố
kích thích gà mổ cắn nhau.
Biện pháp cắt mỏ là biện pháp hữu hiệu
nhất hiện nay. Bổ sung các chất khoáng và vitamin cho toàn đàn.
Gà gầy, giảm ăn, ủ rũ, xơ xác
tiêu chảy mào tích nhợt nhạt.
Với gà đẻ giảm đẻ rất rõ.
Bệnh do virus không có thuốc điều trị đặc 22
Bệnh Leucosis Có khối u hình thành ở gan, hiệu. Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất lách, ruột. hiện nay
Đặc điểm khối u là không có
ranh giới rõ ràng với các vùng
khác trên bề mặt phủ tạng
Thực hiện ngay việc sát trùng tiêu độc
chuồng để giảm thiểu mầm bệnh trong
chuồng, tránh nhiễm bệnh kế phát.
Vi khuẩn E.coli tồn tại sẵn
Thực hiện cùng lúc các biện pháp sau:
trong cơ thể con vật gây viêm – Bù nước: làm giảm mất nước và tăng Bệnh nhiễm
ruột, viêm niêm mạc ruột, đến cường giải độc sẽ có kết quả tốt Vime C 23 trùng máu do các xoang gây viêm thanh
Electrolyte 1g /2-4 lít nước E.coli
dịch tơ huyết, con vật bị
hoặcElectrosol 1ml/ 1 lít nước.
nhiễm độc gan, ngộ độc toàn – Kháng sinh: Chọn 1 trong các loại kháng
thân trúng độc rồi chết.
sinh đặc hiệu với dòng vi khuẩn E.coli
(do E.coli rất nhanh lờn thuốc).
– Thuốc tiêu viêm: Tăng sức đề kháng, con vật nhanh hồi phục 24
Bệnh đầu đen Gà sốt cao, lù rù, đi ỉa phân Hiện trên thị trường có rất nhiều bộ sản
sáp vàng, sáp đen, đôi khi lẫn phẩm trị bệnh. Viêm gan ruột truyền nhiễm
máu giống bệnh cầu trùng.
– bệnh đầu đen – bệnh kén ruột.
Nếu chỉ dựa vào dấu hiện bên Dù sử dụng bất cứ bộ sản phẩm của công ty
ngoài rất dễ nhầm lẫn với các nào, bà con nên điều trị liệu trình ít nhất 4
bệnh ký sinh trùng đường
ngày cho toàn đàn gà, kết hợp với giải độc máu.
gan thận lách và hạ sốt để mang lại hiệu quả
Tiến hành mổ khám gà quan cao nhất. 47
sát các dấu hiệu: gan có
những đám hoại tử màu trắng Khi kết thúc liệu trình bà con nên cho gà trên bề mặt.
uống monosunfa kết hợp với ivermectin 1% Manh tràng sưng to, chất
pha 1ml vào 1lit nước cho đàn gà uống.
chứa bên trong nó rắn, có màu trắng.
– Calci, phospho: Xương yếu,
vẹo xương ở gà con, vỏ trứng
mỏng, giảm khả năng ấp nở.-
Magne: Co giật, chết đột
ngột.- Mangan: Có dấu hiệu
thần kinh, chân run, đứng Bệnh
Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì do thiếu 25
không vững, giảm khả năng phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và khoáng
ấp nở.- Sắt, đồng: Thiếu máu- nước uống các loại premix khoáng.
Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc.
– Cobalt: Chậm lớn, thiếu
máu, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn.
– Selenium: Tích nước dưới da.
VII. Các loại vaccine và thuốc khử trùng dùng trong chăn
nuôi gia cầm.
1. Lịch tiêm phòng cho gà, vaccine, liều lượng và cách sử dụng:
1 ngày tuổi: Phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), pha 10ml nước cất + 1
lọ vaccin IB chủng H120, 100 liều sau đó, 2 giọt/con, nhỏ mũi hoặc miệng.
3 ngày tuổi: phòng bệnh Niu-cát-xơn (bệnh gà rù), pha 10ml nước sinh lý mặn đã
làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn chủng F 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc
mắt ( mỗi bên mắt 1 giọt).
7 ngày tuổi: phòng bệnh đậu gà, pha 1ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ
vaccin đậu gà lọ 100ml dùng kim chủng nhúng vào lọ vaccin, chủng vào mặt trong cánh gà.
10 ngày tuổi: Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro, pha 10ml nước sinh lý mặn đã
làm mát + 1 lọ vaccin Gumboro lọ 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc mắt (mỗi bên mắt 1 giọt).
15 ngày tuổi: Phòng bệnh Cúm gia cầm, tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liều
0.3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm có thể lây sang người nên thú y viên cần chú ý tiêm đúng lịch. 48
21 ngày tuổi: tiêm nhắc lại bệnh Niu-cát-xơn chủng Lasota, pha 10ml nước sinh lý
mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn chủng Lasota, 100 liều, nhỏ mắt 2
giọt/con, hoặc pha 500ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5ml/con.
24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vaccin Gumboro, pha 500ml nước
sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con
40 ngày tuổi: Phòng bệnh Tụ huyết trùng: vaccin Tụ Huyết trùng, liều 0.5ml/con,
tiêm dưới da cổ hoặc da ức.
2 tháng tuổi: Phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vaccin Niu-cát-xơn chủng M, pha
50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, liều 0.5ml/con, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực.
2. Thuốc khủ trung dùng trong chăn nuôi gia cầm:
- Cồn iot: Cồn i ốt là dung dịch thuốc sát trùng dùng nhiều trong thú y để sát trùng
vết thương, vết mổ và điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú ở nồng độ. Dung dịch
được pha iốt trong cồn 900 ở nồng độ khác nhau từ 0,1 - 10% tùy theo mục đích sử dụng.
Cách sử dụng: Chà xát thuốc lên da gia súc: Dùng cồn Iod 5%; Thụt rửa bộ phận
bị bệnh: Dùng Lugol 1% để thụt, rửa trong trường hợp viêm tử cung, âm đạo.
- Cồn trắng: Cồn trắng có màu trắng, trong, hòa tan trong nước, dễ bay hơi ở điều kiện thường.
Tác dụng: Phá hủy men hoặc những chất cần thiết để sinh trưởng của tế bào vi
khuẩn, từ đó làm vi khuẩn chết.
Cách sử dụng: Chà xát thuốc lên da, vết thương, thường dùng cồn 70; ngâm sát
trùng dụng cụ thú y trong chậu thủy tinh.
- Thuốc tím: Thuốc tím có dạng kết tinh lăng trụ ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan
trong nước. Có tính ăn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải.
Đây là loại thuốc sát trùng có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ
ngăn cách. Phá hủy các chất hữu cơ (máu, mủ...) làm mất mùi hôi thối và se da.
Dung dịch đậm đặc có thể gây cháy các tổ chức hữu cơ bề mặt, gây đau, đồng thời tác dụng cầm máu.
Cách sử dụng: Rửa vết mổ, vết thương với dung dịch thuốc tím 1%, hoại tử hôi
thối trước khi xử lý, cắt bỏ tổ chức... Khử nọc độc của rắn bằng cách tiêm dung
dịch 1% xung quanh vết rắn cắn và tiêm vào tĩnh mạch (ở ngựa với liều 500 ml).
Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím 1% để thụt rửa tử cung, âm
đạo trong trường hợp bị viêm nhiễm hoặc bảo lưu thai. Xông khử trùng: Dùng
dung dịch: thuốc tím (20 g) + formol (30 ml) + nước (20 ml) để xông khử trùng
buồng cấy vi khuẩn, buồng ấp trứng.
- Xanh methylen: Thuốc dạng bột kết tinh, màu xanh, dễ hút ẩm, rất ít độc. Dễ tan trong nước hoặc cồn.
Cách sử dụng: Chà xát hoặc bôi thuốc lên da, vết thương nhiễm trùng, các mụn
đậu, tổ chức da bị viêm loét... Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dưới da với dung dịch 49
1% trong trường hợp gia súc bị ngộ độc sắn: Trâu, bò: 1 - 1,5 g; Ngựa: 1 g; Dê,
cừu: 0,5 - 0,6 g; Lợn: 0,2 - 0,4 g; Chó: 0,1 - 0,2 g. - Vôi bột:
Tác dụng: Có tính chất sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu
khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn...
Cách sử dụng:
Rắc nền chuồng, đường đi, cống rãnh, cổng ra, vào chuồng chăn nuôi; rắc trên nền
đất và trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng (rắc trên đất trước khi đưa chất độn
chuồng vào) với tỷ lệ trung bình 100 g/m2. Chuồng lợn: 150 – 200 g/m3; Chuồng
trâu, bò: 100 – 150 g/m3; Chuồng gà: 20 – 25 g/m3, 2 lần trong tuần.
Quét hoặc phun vôi: Dùng nước vôi 5% hoặc 20% quét tường chuồng, nền chuồng,
máng ăn, dụng cụ chăn nuôi... - Cloramin B:
Dạng bột, màu trắng hay hơi trắng ngà, có mùi “clo” nhẹ, dễ tan trong nước.
Tác dụng: Sát trùng, tiêu độc, diệt hầu hết các loại vi khuẩn hiếu khí, yếm khí,
nấm mốc và siêu vi khuẩn. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi,
rửa bầu vú bò sữa, khử trùng tay, khử trùng nước, tóc, lông, vải, quần, áo... Tiêu
độc, tẩy uế chuồng trại thường xuyên hoặc những vùng xẩy ra ổ dịch các bệnh do
vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây nên. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trường.
Cách sử dụng: Sát trùng chuồng trại dùng nồng độ 0,3 - 0,5% (3 - 5 g pha với 1 lít
nước). Phun đều lên bề mặt chuồng trại, tường, vách... Cứ 250 lít dung dịch này
phun cho 1.000 m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nước sạch. 50 C. KẾT LUẬN
Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm nói riêng và chăn
nuôi nói chung chúng ta phải thực hiện tốt các phương pháp chăn nuôi.
Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm sinh thái và tập tính của từng
loài để đưa ra các chế độ nuôi phù hợp với các loài. Học tập nghiên cứu
sâu các quy trình chăn nuôi để áp dụng triệt để vào thực tiễn, vận dụng
được cách sử dụng thức ăn cho gia cầm ở các giai đoạn khác nhau để đạt
hiệu quả chăn nuôi, hiệu quả kinh tế tốt nhất bên cạnh đó phải chú ý
phòng bệnh hơn chữa bệnh lên lịch trình tiêm vaccine phun khử trùng
đầy đủ. Quan trọng nhất phải để ý các nguyên tắc an toàn sinh học, nó
không những ảnh hưởng đến chính người chăn nuôi mà nó còn ảnh
hưởng đến người xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường. Qua môn học
này cho em học thêm được rất nhiều về các vấn đề trên. Em chân thành cảm ơn ! 51
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình chăn nuôi gia cầm
https://www.mard.gov.vn/Pages/an-toan-sinh-hoc-trong-chan-nuoi-gia-cam- 470.aspx
https://higlum.com/gia-dinh/vat-nuoi/chim-tri/ 52