-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo rèn nghề thú y 1-1 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết về các giống chó ở trại, tình hình chăm sóc và phòng bệnh cho chó, cũng như báo cáo về các công việc thực hiện tại trại chó. Ngoài ra, nó cũng cung cấp thông tin về thực đơn hàng ngày và các biện pháp phòng bệnh cần thiết.
Chăn nuôi 7 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Báo cáo rèn nghề thú y 1-1 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết về các giống chó ở trại, tình hình chăm sóc và phòng bệnh cho chó, cũng như báo cáo về các công việc thực hiện tại trại chó. Ngoài ra, nó cũng cung cấp thông tin về thực đơn hàng ngày và các biện pháp phòng bệnh cần thiết.
Môn: Chăn nuôi 7 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
MỤC LỤC I.
Các giống chó ở trại 1. Chó cảnh
2. Chó nghiệp vụ, chiến đấu, canh giữ II.
Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn chó
1. Tình hình chăn nuôi
2. Thực đơn cho chó hàng ngày 3. Tình hình dịch bệnh
III. Công tác thú y và phòng bệnh tại trại
1. Phòng bệnh bằng vaccine 2. Sổ giun
3. Phòng bệnh kí sinh trùng 4. Cân chó
IV. Báo cáo các ca bệnh và công việc thực hiện
Lịch trình làm việc từ 2.12.2021 – 6.1.2022
1. Bệnh về đường hô hấp
2. Bệnh về đường tiêu hóa 3. Bệnh ngoài da
4. Bệnh kí sinh trùng đường máu V.
Bài học kinh nghiệm
VI. Những bất cập trong quá trình rèn luyện nghề & kiến nghị
VII. Hình ảnh thực tế I.
Tìm hiểu về các giống chó ở trại
1. Các giống chó cảnh
Tên giống Nguồn gốc Đặc điểm
- Ngoại hình: thân dài, tai vểnh nhọn, đuôi dài
(thường được cắt). Mõm nhọn, nhỏ, dài, mắt to
tròn, mũi đen, miệng và hàm nhỏ nhưng rất Corgi Anh khỏe.
- Lông dài và dày gồm 2 lớp: Lớp trong ngắn,
lớp ngoài dài và dày hơn, không thấm nước
- Tính cách: hiền lành, hòa đồng
- Lông xoăn, không rụng long
- Tai dài, lông tai lượn xoắn song
- Đuôi hướng lên cao nhưng thường được cắt
- Dễ thích nghi với môi trường sống
- Trước đây, Poodle được dùng làm chó săn vịt. - 4 loại Poodle: + Toy Poodle: Cao: 25 cm ÷ 28 cm Poodle Pháp/ Đức Nặng: 6 kg ÷ 8 kg + Ting Poodle: Cao dưới 25,4 cm Nặng: 2,5 kg ÷ 4 kg
+ Teacup Poodle: Cao dưới 13 cm Nặng: 0,5 kg ÷ 1,8 kg + Standard Poodle: Cao: 45 cm ÷ 60 cm Nặng: 20 kg ÷ 35 kg - Thọ: 12 ÷ 15 năm
-Thân hình nhỏ, tai nhọn, dựng thẳng đứng
- Đuôi uốn cong lên lưng Pomerania Châu Âu
- Lông cổ, đuôi, ngực rất nhiều lông n - Nặng 1kg ÷ 6 kg (Fox sóc)
- Chia size tương tự như Poodle: Toy, Ting, Teacup
- Thân hình nhỏ, lông dài Shih tzu Trung
- Cao 20 cm ÷ 25 cm, nặng 3kg ÷ 8 kg Quốc
- Đầu tròn, tai to rủ xuống hai bên, mắt to tròn
- Mõm ngắn, mũi hếch, miệng nhỏ
- Mõm to, hàm trước khỏe, hàm trước cụp xuống ½ má Golden
- Lông dài, 2 lớp: Lớp trong ngắn, mềm; lớp Retriever Anh
ngoài dài tới khuỷu chân - Lông dễ rụng
- Mùa hè nuôi tại Việt Nam rất hôi nếu không vệ sinh sạch sẽ
-Lông ngắn, thẳng, dày, không gợn, lớp lông
có khả năng cách nhiệt, chống lạnh, ít thấm nước Canada
- Labrador Anh có thân hình chắc chắn, người Nga
dày, vuông vức trong khi Labrador Mỹ cao và Labrador Mỹ thon hơn Anh
- Con đực: Cao từ 56 cm ÷ 61 cm Nặng từ 27 kg ÷ 34 kg
- Con cái: Cao từ 53 cm ÷ 58 cm Nặng từ 25 kg ÷ 32 kg
-Thân thiện với con người
- Khung người nhỏ gọn, cơ bắp, phát triển tốt
- Lông 2 lớp: Trong ngắn, mềm; Ngoài khá cứng và xù - Đuôi vểnh
- Ưa sạch sẽ và độc lập Shiba Inu
Nhật Bản - Là giống chó cổ xưa vẫn còn tồn tại đến nay
- Con đực: Cao từ 35 cm ÷ 43 cm Nặng khoảng 10 kg
- Con cái: Cao từ 33 cm ÷ 41 cm Nặng khoảng 8 kg
- Đẻ trung bình 3 con nhỏ - Thọ: 12 ÷ 15 năm
- Thân nhỏ nhưng cơ bắp - Vai rộng, chân ngắn
- Lông ngắn, mượt, mỏng
- Tai to, mỏng và luôn dựng
- Đầu tròn, trán rộng và dô cao
- Mũi tẹt và luôn hếch lên
- Mõm ngắn, phẳng, hàm rất khỏe
- Da mặt dày và xếp thành lớp Bull Pháp Pháp
- Dễ mắc bệnh viêm da, hô hấp
- Sinh sản cần có sự can thiệp của Thú Y - Khó sinh sản tự nhiên
- Lai tạo giưa Bulldog Anh và chó Sục Pháp
- Con đực: Cao khoảng 30cm
Nặng khoảng 10 kg ÷ 14 kg - Con cái: Cao khoảng 30cm Nặng khoảng 9 kg ÷ 12 kg - Thọ: 10 ÷ 14 năm
-Thân nhỏ nhưng to mập, săn chắc
-Khung xương to, vai rộng, chân ngắn
-Đầu to tròn, các nếp nhăn xếp trồng lên nhau -Mắt lồi to, tai cụp
-Khuôn miệng rộng, xương hàm to, chắc khỏe Pug Trung
-Lông ôm sát cơ thể, siêu ngắn, mềm mượt, Quốc rụng quanh năm
-Dễ mắc bệnh hô hấp, viêm da - Cao khoảng 25 cm ÷ 40 cm
- Nặng khoảng 6 kg ÷ 8 kg - Thọ: 5 ÷ 6 năm
- Sinh sản nhìn chung cần có sự can thiệp của
Thú Y nhưng tỷ lệ sinh tự nhiên thành công
nhiều hơn Bulldog, Bull Pháp, Bully
-Mắt xếch, hình quả hạnh nhân
- Lông 2 lớp: Lớp trong xoăn nhẹ, dày; Bên
ngoài dài hơn, cứng hơn và thẳng
-Tai luôn vểnh lên, hình tam giác Husky Nga - Thọ: 12 ÷ 15 năm
- Con đực: Cao từ 54 cm ÷ 64 cm Nặng 20 kg ÷ 27 kg
- Con cái: Cao từ 50 cm ÷ 56 cm Nặng 16 kg ÷ 23 kg
- Lông dày 2 lớp. Lớp lông bảo vệ bên ngoài
thô với sợi lông vừa đủ dài để bảo vệ lớp lông lót
- Đầu và mặt: Đầu rất rộng, tai hình tam giác, Alaska Alaska
dựng lên trong tư thế cảnh giác
- Mặt bành to và bị gãy tại điểm trán giao với
mũi. Mõm to và hơi thon nhẹ từ gốc mõm về phía mũi
- Đuôi hình bông lau, cong ngược lên lưng - Bộ lông trắng tinh
- Chân khỏe mạnh, vững chắc
- Đầu nhỏ, được bao phủ bởi rất nhiều lông
xung quanh. Đôi mắt hơi híp. Lòng mắt đen Samoyed Nga
nháy trông tinh ranh. Mũi màu đen.
- Tai hình tam giác có kích thước vừa phải và luôn vểnh lên - Thọ: 12 ÷ 14 năm
- Con đực: Nặng 20 kg ÷ 30 kg
- Con cái: Nặng 16 kg ÷ 20 kg Anh
-Thân hình vừa phải, mình dài Collie
-Đuôi dài đến khuỷu chân sau
- Đầu nhỏ, mõm dài, tai hơi cụp
-Lông dài và có nhiều nhất ở bờm cổ và đuôi - Thọ: 14 ÷ 16 năm - Nặng từ 16 ÷ 34 kg
2. Các giống chó luấn luyện, canh giữ hoặc chiến đấu Tên giống Nguồn gốc Đặc điểm
-Cơ thể cân đối, vuông vắn, trọng lượng vừa phải
- Ngực sâu, lưng hơi thoải từ vai xuống
-Mõm hơi nhọn và dài. Mũi đen - Tai dựng, hình tam giác - Có 2 loại: Malinois Bỉ
+ Malinois Pháp (vàng, vện, cam)
+ Malinois Mexico (duron, đen tuyền)
- Con đực: Cao khoảng 61 cm ÷ 66 cm
Nặng khoảng 29 kg ÷ 34 kg
- Con cái: Cao khoảng 56 cm ÷ 61 cm
Nặng khoảng 25 kg ÷ 30 kg - Thọ: 15 ÷ 18 năm
- Thân hình to lớn, ngực cơ bắp, lưng dài thẳng, bụng nhỏ - Chân dài, đùi cơ bắp
- Đầu nhỏ so với thân hình, miệng vuông, Doberman Đức
mõm dài, răng nhọn, chắc khỏe
- Tai cần phải cắt và bó để dựng lên
- Đuôi cần phải cắt để đạt độ thẩm mỹ
- Con đực: Nặng khoảng 40 kg ÷ 45 kg
- Con cái: Nặng khoảng 32 kg ÷ 35 kg
-Thân hình to lớn, cơ bắp săn chắc, mạnh mẽ, cổ cao
- 4 chân thon gọn, thuận lợi cho di chuyển, chân sau cong Becgie Đứ Đức
- Đầu tròn, mắt đen, mõm vuông dài c (GSD) - Lông dài, dày
- Con đực: Nặng khoảng 30 kg ÷ 40 kg
- Con cái: Nặng khoảng 22 kg ÷ 32 kg - Thọ: 9 ÷ 13 năm
- Thân hình to, tròn, mạnh mẽ
- Đầu to, trán tròn, tai cụp - Cơ hàm phát triển Rottweiler Đức
- Thân dài, lưng thẳng, vai u
- Ngực rộng, sâu với cơ bắp phát triển, bụng
thon gọn, 4 chân to, chắc khỏe - Đuôi dài - Lông ngắn, cứng, dày
- Con đực: Nặng khoảng 50 kg ÷ 60 kg
- Con cái: Nặng khoảng 35 kg ÷ 48 kg
- Thân hình thon gọn, săn chắc
- Ngực rộng, eo thon, 4 chân nhỏ Phú Quốc
Việt Nam - Đầu to, tai thẳng
- Lưng: Có dải lông mọc ngược trên lưng
- Đuôi cong lên trên, hình cánh cung
- Chân có màng như chân vịt - Lông ôm sát cơ thể - Nặng 18 ÷ 20 kg -Lưng dài
-Ngực săn chắc, tương đối rộng
-Mõm nhọn về phía mũi, không quá dài Mông cộc
Việt Nam - Mắt nhỏ, sâu, hơi xếch lên
-Tai tam giác, dựng đứng tên đầu
- Đuôi cụt hoặc rất ngắn từ khi mới sinh - Nặng 18 ÷ 21 kg II.
Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn chó
1. Tình hình chăn nuôi:
Nhìn chung tình hình sức khỏe của đàn chó ổn định do được
cung cấp dinh dưỡng và hoạt động ổn định.
2. Thực đơn cho chó hàng ngày
- Đối với chó con: Hạt Ganador, đầu gà, 1 quả trứng
- Đối với chó trưởng thành: Hạt Fib’s, đầu gà,1 trứng vịt lộn 3. Tình hình dịch bệnh
- Do thay đổi thời tiết nên một số con chó bị viêm phổi
- Một số con chó có tình trạng ho, khạc, ăn uống kém.
III. Công tác thú y và phòng bệnh tại trại
1. Phòng bệnh bằng vaccine: - Có 2 loại vaccine: • Vaccine nhược độc:
▪ Vaccine 5 trong 1: Parvo, Care, viêm gan
truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm
▪ Vaccine 7 trong 1: Parvo, Care, viêm gan
truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm, Leptospira, Corona virus
• Vaccine vô hoạt: Phòng dại - Lịch tiêm
+ Mũi 1: Chó 35 ÷ 40 ngày tuổi: tiêm Vaccine 5 bệnh
+ Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau 3 tuần mũi 1, tiêm Vaccine 7 bệnh
+ Mũi 3: Tiêm sau mũi 2, cách 21 ngày
+ 1 năm sau tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh và 6 tháng nhắc
lại 1 lần sau khi tiêm mũi 3 Lưu ý:
+ Nếu tiêm vaccine gần nhau: chó mệt mỏi, bỏ ăn, kém vận động
+ Có thể tiêm vaccine phòng dại và nhược độc cùng nhau
* Điều kiện để tiêm vaccine:
- Chó có sức khỏe tốt, ăn uống và phân bình thường
- Thân nhiệt từ 370C ÷ 390C
- Tần số hô hấp: 20 ÷ 40 lần/ phút
- Nhịp tim: 80 ÷ 110 lần/ phút 2. Sổ giun: - Các thuốc tẩy giun:
Mebendazole, Albendazole, Praziquantel
- Thời gian tẩy: sáng sớm, khi con vật đói
- Chó dưới 6 tháng tuổi: tẩy giun 1 tháng/ lần
- Chó trên 6 tháng tuổi: tẩy giun 3 tháng / lần
3. Phòng bệnh kí sinh trùng:
- Vệ sinh chuồng trại, mương thoát nước, sân bãi
+ Dọn dẹp, quét sạch, tránh nước đọng + Phun thuốc sát trùng
+ Luôn để chuồng thoáng mát, tránh ẩm ướt
+ Lịch phun thuốc Navetkon-S vào Thứ 6 hàng tuần
Ghi chú: (Khi trại có dịch viêm phổi lây nhiễm thì phun
tăng cường thêm (Thứ 3 và Thứ 6) - Vệ sinh trên chó:
+ Tắm, chải lông cho chó
+ Cho ăn uống hoặc tiêm phòng trị bệnh 4. Cân chó:
- Lịch cân chó: Thứ 4 hàng tuần
- Mục đích: Biết mức độ tăng trọng của chó để điều chỉnh
chế độ nuôi dưỡng phù hợp với từng con.
IV. Báo cáo công việc và các ca bệnh 1. Công việc Thời gian
Nhiệm vụ / Công việc
- Được phân công vào dãy A1 ( Khu vực dành 21.12.2021 cho cảnh).
- Làm quen với công việc của trại và đàn chó. Nhận biết giống chó.
- Cho chó ăn trưa lúc 10h và ăn tối lúc 16h30 22.12.2021
- Dắt chó ra sân tập huấn luyện, đi dạo.
- Dọn dẹp chuồng trại.
- Cho chó ăn sáng lúc 10h30 và ăn tối lúc 16h30 23.12.2021 - Đưa chó ra sân tập - Thay mùn lót ổ chó.
- Cho chó ăn sáng lúc 10h và ăn tối lúc16h30 - Đưa chó ra sân tập. 24.12.2021 - Tắm định kì cho chó.
- Phun thuốc Navetkon-S định kỳ (150g/10l nước)
- Cho chó ăn sáng lúc 10h và ăn tối lúc16h30 - Đưa chó ra sân tập
- Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho chó Alaska. Tuy
nhiên, việc thụ tinh không thành công vì phát hiện 25.12.2021
ra tất cả các tinh trùng đã chết khi soi qua kính
hiển vi. Chọn con khác để lấy tinh dịch nhưng
con này còn non, tinh dịch trong suốt nên không thể phối - Vệ sinh chuồng trại.
- Đưa một con Mông cộc đi châm cứu (Mông cộc bị chân vòng kiềng)
- Cho chó ăn sáng lúc 9h và ăn tối lúc16h30 - Đưa chó ra sân tập 26.12.2021
- Quan sát điều trị một con Corgi và Poodle lai có
mũi, không ho, ăn uống tốt. Điều trị dự phòng
một con Golden cùng chuồng.
- Tiếp tục đưa con Mông cộc đi châm cứu
- Cho chó ăn sáng lúc 9h và ăn tối lúc16h30
+ Tình hình lây lan dịch rộng, không đưa chó ra ngoài để tránh lây lan
+ Sát trùng toàn bộ bát ăn và uống. 27.12.2021
+ Phun thuốc khử khuẩn Navetkon-S ( 200g/ 10l) ÷ khi có dịch 04. 01.2021
+ Rắc vôi khử khuẩn quanh trại
+ Thay toàn bộ mùn lót chuồng
+ Điều trị chó bệnh và điều trị dự phòng những con không mắc bệnh
+ Một số con khỏe mạnh thì có thể dắt ra sân tập
luyện khi dịch đã nằm trong kiểm soát
- Cho chó ăn sáng lúc 10h và ăn tối lúc16h30 - Dọn dẹp chuồng trại 05. 01.2021 - Phun khử khuẩn
- Đưa các con chó khỏe mạnh ra sân tập bình thường
- Xông thuốc điều trị viêm phổi cho một con Phốc sóc.
- Cho chó ăn sáng lúc 10h và ăn tối lúc16h30 - Dọn dẹp chuồng trại - Phun khử khuẩn 06. 01.2021
- Tiếp tục xông thuốc điều trị viêm phổi cho con Phốc sóc.
- Đàn chó đã khỏe mạnh, kiểm soát được tình hình bệnh. 2. Các ca bệnh 2.1. Viêm phổi:
a. Biểu hiện/ Triệu chứng:
+ Ho, khó thở, chảy nước mũi xanh
+ Kém ăn, uể oải, có gỉ mắt + Thân nhiệt tăng b. Điều trị:
• Cách ly chó để tránh lây nhiễm
• Dùng Tulathromycin tiêm: Mũi 1: (1ml/20 kg) Mũi 2: (1ml/40 kg)
• Dùng thuốc sức trợ lực
• Cho chó ăn đồ ăn dễ tiêu hóa
2.2. Bệnh về đường tiêu hóa
a. Biểu hiện/ Triệu chứng:
+ Phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày làm con
vật mất nước dẫn đến mệt mỏi, chán ăn
+ Có thể nôn, kiệt sức, tụt cân nhanh b. Nguyên nhân:
+ Bệnh do trùng roi gây ra + E. coli, Salmonella + Ngộ độc thức ăn c. Điều trị:
• Bù nước, Glucozo, điện giải
• Không dùng kháng sinh và men tiêu hóa đồng thời
2.3. Bệnh ngoài da ( nấm) a. Triệu chứng:
+ Da bị đỏ tấy, sưng/có mủ ra sau một thời gian ngắn
+ Da sần sùi, đóng vảy ở các vị trí: cổ, cằm, chân, bẹn, tai, đầu…
+ Lông ở các vùng bị nấm rụng
+ Nếu nặng, da bị loét có mùi hôi làm chó ngứa ngáy, khó chịu b. Điều trị:
• Cạo bỏ vùng lông bị nấm
• Rửa bằng nước muối sinh lý, làm sạch vị trí nấm
• Bôi thuốc trị nấm kết hợp kháng sinh
• Luôn để vùng da bị nấm khô ráo
2.4. Bệnh kí sinh trùng đường máu a. Triệu chứng:
+ Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt
+ Con vật mệt mỏi, có ve kí sinh + Sốt về đêm
+ Chảy máu ở các lỗ tự nhiên, máu khó đông b. Điều trị:
• Cho chó uống Doxycycline kết hợp thuốc bổ máu
• Tăng cường sức đề kháng
• Thuốc hỗ trợ sản máu Iroheart
• Tiêu diệt kí sinh trùng V.
Bài học kinh nghiệm
- Kỹ thuật khống chế chó để thăm khám.
- Hiểu biết về tập tính của các dòng chó, ngoài ra còn được
học hỏi thêm về các giống chó chiến đấu ở khu bên cạnh.
- Cách phòng bệnh sinh học.
- Kỹ thuật tiêm chích/đút thuốc cho chó
- Kỹ năng sử dụng thuốc thú y và chẩn đoán bệnh.
VI. Những bất cập trong quá trình rèn nghề và kiến nghị
1. Đối với nhà trường:
Em thấy việc đi rèn nghề này rất có ý nghĩa cho việc học tập
và rèn luyện của chúng em. Em mong muốn nhà trường quan
tâm và thường xuyên tổ chức các đợt rèn nghề cho chúng em. 2. Đối với trung tâm:
Các Thầy, Giám đốc trung tâm, các anh/ chị Thú y và các
huấn luyện viên rất nhiệt tình hướng dẫn em rèn nghề, chẩn
đoán bệnh, truyền đạt kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc,
huấn luyện chó, dạy cho em rất nhiều kiến thức thực tế.
VI. Hình ảnh thực tế