Báo cáo pháp luật. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1 Chủ thể của vi phạm hành chính
2.2 Khách thể của vi phạm hành chính. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 45499692
Bài thu hoạch báo cáo môn học này là thành quả của một quá trình dài mà chúng em
được học tập và nghiên cứu tại trường Cao đẳng Nova. Để hoàn thành tốt bài thu hoạch
này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Trần Minh
Chương. Thầy là người đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em
trong suốt học kì vừa qua. Sự chỉ bảo dìu dắt của thầy đối với chúng em là những hành
trang vô cùng quý báu không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong quá trình làm việc sau này.
Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự nỗ lực của những thành viên trong
nhóm nói riêng và của các bạn sinh viên trong lớp nói chung. Vì kiến thức và kinh nghiệm
của chúng em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình hoàn thiện bài thu hoạch này không
thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự cảm thông và những đóng góp ý
kiến từ thầy để bài thu hoạch đạt được kết quả tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, chúng em kính chúc thầy cùng tất cả các bạn sinh viên luôn có thật nhiều
sức khỏe và đạt được những thành công tốt đẹp trong sự nghiệp của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD| 45499692 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu,3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1 Khái quát chung về vi phạm hành chính 1.2
Khái niệm pháp luật về vi phạm hành chính
1.3 Dấu hiệu của vi phạm hành chính:
1.4 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1 Chủ thể của vi phạm hành chính
2.2 Khách thể của vi phạm hành chính
2.3 Mặt khách quan của vi phạm hành chính
2.4 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính lOMoARcPSD| 45499692
2.5 Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN – GI䄃䄃I PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG
CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1 Thực trạng vi phạm hành chính hiện nay
3.2 Nguyên nhân vi phạm hành chính
3.3 Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vi phạm hành chính
PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KH䄃䄃O PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Vi phạm hành chính có thể bao gồm việc vi
phạm luật an toàn giao thông; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; chống đối
người thi hành công vụ; xâm phạm đất đai hoặc tài sản của người khác;... Những hành vi
này thoáng qua có vẻ nhỏ nhặt nhưng nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể gây
mất trật tự nơi công cộng, không chỉ gây thiệt hại về người mà còn đe dọa đến đời sống an
ninh xã hội. Do đó, việc giám sát và trừng phạt vi phạm hành chính là rất cần thiết. Vì vậy,
công tác tuyên truyền và giáo dục về việc tuân thủ pháp luật là điều vô cùng quan trọng.
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội.
Tuy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng tình hình vi phạm hành
chính hiện nay ngày một căng thẳng và phức tạp hơn rất nhiều với những thủ đoạn tinh vi
khiến người dân khó kiểm soát. Vậy nguyên nhân là do đâu? Tình hình vi phạm ngày càng
đáng báo động bắt nguồn từ ý thức tuân thủ, sự hiểu biết về pháp luật của một số ít người
dân còn hạn chế. Chủ yếu cũng là do người vi phạm chưa có việc làm ổn định để trang trải
cho cuộc sống cũng như sự xuống cấp về đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên hiện
nay. Cùng với sự tác động tiêu cực của vi phạm hành chính trong nền kinh tế dẫn đến xảy
ra nhiều trường hợp không mong muốn. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc
duy trì trật tự, an ninh và tuân thủ quy định pháp luật là một yếu tố cực kỳ quan trọng để
đảm bảo sự phát triển bền vững của một tổ chức hay một cộng đồng. Việc tuân thủ pháp
luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chỉ khi mọi
người cùng nhau tuân thủ pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh. Trong quá trình tìm hiểu, chúng em nhận thức được tầm quan trọng
của hành vi vi phạm hành chính đối với đời sống xã hội hiện nay, vậy nên để có thể hiểu
rõ hơn về các quy định pháp luật cũng như nguyên nhân, thực trạng dẫn đến các vấn đề
trên, nhóm chúng em chọn “vi phạm hành chính” là chủ điểm cho bài báo cáo này. lOMoARcPSD| 45499692
2. Đối tượng và phương ph愃Āp nghiên cứu
Bài báo cáo này nghiên cứu về những vấn đề cơ bản nhất và trách nhiệm pháp luật của
mỗi cá nhân đã có hành vi vi phạm hành chính.
Để tìm hiểu thực trạng của các vi phạm hành chính hiện nay, nhóm chúng em đã nghiên
cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, chúng em sử dụng
thêm một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, phân tích thực trạng và hậu quả
của vấn đề. Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Xác định làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng các
hành vi vi phạm hành chính. Qua đó đưa ra những phương hướng giải pháp toàn diện nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên về vi phạm hành chính.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ hai, nghiên cứu các cấu thành tạo nên vi phạm hành chính.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những phương hướng giải pháp
toàn diện nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên. lOMoARcPSD| 45499692 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1 Kh愃Āi qu愃Āt chung về vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm phá vỡ trật tự
xã hội và xâm phạm hoặc đe dọa đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh
vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp vi phạm
hành chính, họ có thể bị xử phạt thông qua các biện pháp như phạt tiền, thu hồi tài sản,
hoặc bị cấm hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Quy trình xử lý vi phạm hành
chính thường bao gồm các bước như việc kiểm tra, xác minh thông tin, lập biên bản vi
phạm, và sau đó là quyết định xử phạt. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính thường tập
trung vào việc giáo dục, kiểm soát và trừng phạt nhẹ nhàng hơn là áp dụng các biện pháp
trừng trị nghiêm ngặt như trong vụ án hình sự. Mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp
xử lý vi phạm hành chính không chỉ là để trừng phạt cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp
luật mà còn để duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích chung. Quản lý và xử lý vi phạm hành
chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội, đảm bảo tuân thủ pháp luật
và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải linh hoạt và
công bằng, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc gây phức tạp không cần thiết cho người vi phạm.
Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo
các văn bản Pháp luật sau: -
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012
củaQuốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. -
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020. -
Luật Tố tụng hành chính năm 2015. -
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
1.2 Kh愃Āi niệm ph愃Āp luật về vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật nhà nước ta quy định rõ tại khoản 1 Điều
2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020: “vi phạm hành chính là hành
vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Có thể nói hành vi vi phạm hành chính là những hành động, hành vi hoặc sự bỏ qua
các quy định, nội quy, và luật lệ trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, xã hội hoặc hành chính
mà pháp luật quy định. Đây không phải là các hành vi vi phạm hình sự mà thường liên
quan đến việc không tuân thủ các quy định hàng ngày, thông thường để duy trì trật tự xã
hội và bảo vệ lợi ích cộng đồng.
Các hành vi vi phạm hành chính có thể bao gồm: lOMoARcPSD| 45499692 -
Vi phạm giao thông: Điều này có thể là việc không đeo mũ bảo hiểm, vi phạm tốc
độ, điều khiển phương tiện không đúng quy định, uống rượu lái xe, và các hành vi gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. -
Vi phạm về môi trường: Bao gồm việc xả thải không đúng quy định, vi phạm các
luật về bảo vệ môi trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn về xử lý chất thải. -
Vi phạm thuế: Trốn thuế, không nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật. -
Vi phạm về quản lý đất đai: Xây dựng không phép, vi phạm quy định sử dụng đất
đai, không tuân thủ các quy định về quy hoạch đô thị. -
Vi phạm về an toàn lao động: Không đảm bảo an toàn cho người lao động, không
tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. -
Vi phạm kinh doanh: Bao gồm vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh, không
tuân thủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng và vi phạm quy định về tranh chấp giữa các bên. -
Vi phạm hành chính trong công tác quản lý nhà nước: Bao gồm vi phạm quy định
về thủ tục hành chính, vi phạm quy định về phân công, quản lý, sử dụng tài sản công, và
vi phạm quy định về công tác cán bộ.
Các hành vi này thường được xử lý thông qua các biện pháp như phạt tiền, thu hồi tài
sản, hoặc cấm hoạt động trong lĩnh vực có liên quan trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều này nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì trật tự xã hội.
1.3 Dấu hiệu của vi phạm hành chính:
Dưới góc độ khái niệm vi phạm hành chính thì chúng ta có thể thấy rằng một hành vi
được xác định là vi phạm hành chính khi có đầy đủ những dấu hiệu cơ bản sau: •
Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, không tuân
theo những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và xâm phạm quan hệ xã hội được
pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Tác hại do vi phạm hành chính gây ra ở mức độ thấp, chưa
nghiêm trọng đến mức phải kết thành tội phạm hình sự và được quy định trong các văn
bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm •
Dấu hiệu hành vi: Đó phải là một hành vi khách quan có khả năng gây nguy hiểm
cho xã hội thông qua việc biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động. Nó phải là
một việc thực tế chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới có ý định. Đây có thể
coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm. •
Dấu hiệu chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý: Là khả năng phải chịu trách
nhiệm pháp lý về hành vi do một cá nhân hay tổ chức thực hiện dưới sự quy định của nhà
nước. Đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm. •
Dấu hiệu lỗi: Đó là một hành vi có lỗi, nghĩa là cần xác định lỗi của chủ thể khi
thực hiện hành vi trái pháp luật. Hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức lOMoARcPSD| 45499692
được việc trái pháp luật trong hành vi của mình, nhận biết trước được hậu quả và mong
muốn hoặc cố ý cho nó xảy ra. Hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm nhận
thức được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn hoặc không
lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm
1.4 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đã được ghi rõ dưới dạng văn bản quy định
của pháp luật Nhà nước ta. Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012,
được sửa đổi 2020), bao gồm: •
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật; •
Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; •
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; •
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính
nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng; •
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng
minh mình không vi phạm hành chính; •
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tuy nhiên, theo luật định có một số trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Đó
là các trường hợp như: “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; thực hiện hành vi vi phạm
hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả
kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành
chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính”. Được quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020.
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Để xác định một hành vi xảy ra có thực sự là vi phạm hành chính hay không, chúng ta
cần xác định các dấu hiệu pháp lý cấu thành nên loại vi phạm pháp luật này. Những dấu
hiệu này được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và
xử phạt vi phạm hành chính. Như các loại vi phạm pháp luật khác, vi phạm hành chính lOMoARcPSD| 45499692
cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
2.1 Mặt kh愃Āch quan -
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những gì thể hiện ra bên ngoài của vi phạmpháp luật. -
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi
phạmhành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các
quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được
thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó pháp
luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt
hành chính. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm
hành chính hay không, bao giờ cũng có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó
phải được pháp luật quy định là sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. -
Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương
tự” trong việc xác định vi phạm hành chính. -
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan
cótính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong
hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường những yếu tố này có thể là:
a. Thời gian thực hiện hành vi vi phạm
Ví dụ: Căn cứ tại điểm 1 khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động
lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22
giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”
b. Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày o6/4/2005 của
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công
cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện,
phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công
cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm” lOMoARcPSD| 45499692
c. Công cụ phương tiện vi phạm
Ví dụ: Hành vi lạng lách đánh võng trên đường bộ trong đô thị được coi là vi phạm hành
chính theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ
d. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành chính không
nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức, cá
nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế.
Ví dụ: Hành vi làm thi công xây dựng nhà nhưng do không đảm bảo biện pháp thi công
nên làm vỡ hệ thống cấp thoát nước một khu vực được coi là hành vi hành chính theo Nghị
định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ
Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ
chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. 2.2. Mặt chủ quan -
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những gì thể hiện tâm lý bên trong của
chủthể khi có hành vi vi phạm pháp luật. -
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là lỗi của chủ thể
viphạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận
thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều
đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện
hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi,
chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. -
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính,
ởmột số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc
của một số loại vi phạm hành chính.
Ví dụ: Hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra ngoài khu tập thể, lòng đường, nơi công
cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung được coi là vi phạm hành chính tại
điểm b khoản 1 Điều 09 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ.
Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của
cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi
phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ lOMoARcPSD| 45499692
chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị
xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng
cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử
phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức
được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ được giao. Về phương diện pháp luật, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện
hành quy định chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời,
còn phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi
phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm
kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.3 Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo quy định của pháp
luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi
do pháp luật quy định, cụ thể là:
• Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường
hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có phạm
hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thông thường người thực hiện hành
vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp
luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
• Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọitrường
hợp. Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức
khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2.4 Kh愃Āch thể của vi phạm hành chính -
Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệnhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại. lOMoARcPSD| 45499692 -
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này
đãxâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
2.5 Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm
Điểm giống nhau:
- Đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
- Đều phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với mức độ vi phạm.
- Đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của chủ thể.
- Đều bao gồm những khách thể chung trong mọi lĩnh vực.
Một số điểm khác nhau: Vi phạm hành chính Tội phạm
1.Mặt chủ quan: lỗi
Gồm 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý
Gồm 4 hình thức: lỗi cố ý
trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp,
lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi cố ý do cẩu thả
2.Căn cứ ph愃Āp lý
Có bộ luật riêng và cụ thể:
Không bộ luật cụ thể nào Bộ luật Hình sự 2015 sửa
mà chỉ được quy định trong đổi, bổ sung 2017. nhiều văn bản khác nhau như:
+ Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
+ Luật Tố tụng hành chính 2015 lOMoARcPSD| 45499692
3. Chế độ xử phạt
Chỉ ở mức độ nhẹ chủ yếu
đánh vào vật chất tinh thần Là loại vi phạm pháp luật
như: cảnh cáo, phạt tiền, … nặng nhất nên hình phạt có
thể tước đi sự tự do của con người như: ngồi tù.
4. Hậu qu䄃䄃 và mức độ
nguy hiểm cho xã hội
Gây nguy hiểm đáng kể cho
Có mức độ nguy hiểm thấp xã hội như: chết người, gây
hơn tội phạm. Những thiệt thương tích với tỷ lệ cao,
hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại tài sản với giá trị
ra thiệt hại cho xã hội. lớn.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN – GI䄃䄃I PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG
CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1 Thực trạng vi phạm hành chính hiện nay
Trong xã hội ngày nay, vi phạm hành chính đã trở thành một vấn đề cấp bách cần được
giải quyết. Thật lo ngại khi chứng kiến ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức tham gia vào
các hoạt động vi phạm pháp luật và phá vỡ sự hòa hợp trong cộng đồng của xã hội.
Những vi phạm này không chỉ đe dọa đến sự an toàn và phúc lợi công cộng mà còn làm
suy yếu tính liêm chính trong hệ thống pháp luật.
Theo Hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp đã trình bày tổng kết
công tác thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính ở nước ta vào ngày 14/04/2020. Về tình
hình xử phạt vi phạm hành chính, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, nhìn chung, các vụ việc
vi phạm xảy ra cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự,
thủ tục theo quy định, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh trật tự các địa bàn trên
cả nước. Tỷ lệ số vụ việc đã bị xử phạt so với tổng số vụ việc đã bị phát hiện ngày càng
tăng (từ 66% vào năm 2014 lên đến 95% vào năm 2017).
Theo số liệu của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong
gần 05 năm (từ năm 2019 đến tháng 6/2023), lực lượng Cảnh sát đã phát hiện và tiến hành
lập biên bản xử lý khoảng 5.350.460 trường hợp vi phạm, đã thi hành 4.756.537 quyết định
xử phạt; tổng số tiền nộp phạt là 1.385,1 tỷ đồng (từ năm 2019 đến tháng 6/2023 đã thu
được 338,450 tỷ đồng). Trung bình mỗi năm phát hiện và xử lý 1.337.615 trường hợp vi
phạm. Qua nghiên cứu các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cho
thấy, xe mô tô hai bánh vi phạm chiếm tỷ lệ nhiều nhất lên đến 84,76%, số ô tô vi phạm
chiếm trung bình 15,02% và các phương tiện khác không đáng kể là 0,22%.
Tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Công an TP.HCM
vào chiều ngày 24/10. Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, đánh lOMoARcPSD| 45499692
giá số liệu về tai nạn giao thông trên địa bàn TP.HCM mỗi năm đều được kéo giảm (trừ
năm 2017). Tuy nhiên, qua sơ kết 11 tháng năm 2023 và bảy ngày ra quân tổng kiểm soát
Quốc lộ 1, tình hình tai nạn giao thông và vi phạm ATGT trên địa bàn TP.HCM vẫn còn
diễn biến phức tạp. Đáng chú ý hơn là hiện tượng người tham gia giao thông uống rượu,
bia khi lái xe hoặc sử dụng các chất kích thích khi tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm
trọng. Cần phải xử lý và kiểm soát chặt chẽ nhất là tình trạng thanh thiếu niên, trẻ vị thành
niên chưa đủ tuổi tham gia giao thông gây nên những hậu quả không lường, cụ thể như đua
xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm ngày càng nhiều.
Một trường hợp lái xe tải vi phạm nồng độ cồn bị CSGT phát hiện. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Theo đề nghị của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; các lực lượng chức năng trong thực
thi chức trách, nhiệm vụ của mình, cần phải xử lý rất nghiêm các vi phạm về an toàn giao
thông và không chấp nhận sự can thiệp vào quá trình xử lý.1
1 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị phải xử lý nghiêm các vi phạm an toàn giao thông và
không chấp nhận bất kì sự can thiệp nào. Nguồn lOMoARcPSD| 45499692
Những thông tin trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ trong thực trạng vi phạm hành chính
tại Việt Nam. Trên thực tế, không chỉ riêng lĩnh vực về giao thông đường bộ mà còn rất
nhiều lĩnh vực khác vẫn đang tồn tại những vi phạm hành chính chẳng hạn như: vi phạm
quy định về xây dựng là xây dựng trái phép, vi phạm quy định về an toàn xây dựng; vi
phạm quy định về môi trường là xả rác thải ô nhiễm, khai thác tài nguyên trái phép; và vi
phạm quy định về thương mại là hàng giả, hàng nhái, trốn thuế vẫn còn xuất hiện tràn lan
trên thị trường hàng hóa Việt Nam. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng từ
ngày để cải cách và hoàn thiện xã hội nhưng bên cạnh đó vẫn cần sự hỗ trợ đông đảo từ
phía nhân dân. Đối mặt trước những thực trạng hiện nay, vi phạm hành chính gây ra nhiều
hậu quả tiêu cực, bao gồm mất trật tự xã hội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự
an toàn của mọi người dân. Tuân thủ pháp luật không phải là nhiệm vụ của riêng một các
nhân hay tổ chức nào cả mà đó là trách nghiệm của toàn xã hội. Do đó, chúng ta cần nhắc
nhở, tuyên truyền cho nhau những kiến thức pháp luật và giúp nhau nhận ra tầm quan trọng
của việc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật là hết sức cần thiết. Chỉ khi mọi người
cùng nhau tuân thủ pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một đất nước vững mạnh, một
xã hội công bằng văn minh và phát triển.
3.2 Nguyên nhân vi phạm hành chính
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xảy ra phổ biến là do mối quan hệ
tương tác giữa các chủ thể trong xã hội hiện nay. Thông qua tìm hiểu và đánh giá từ góc
độ của cá nhân, chúng em cho rằng có ba nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc vi phạm hành chính:
Một là, người dân chưa có đủ nhận thức và tầm hiểu biết về hậu quả nghiêm trọng của
các hành vi trái pháp luật dẫn tới việc vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Nhất là ở lứa tuổi
vị thành niên, khi mà đang đứng giữa sự chuyển đổi về thể chất bên trong, các em có thể
sẽ có những hành vi thiếu suy nghĩ khiến bản thân mắc phải sai lầm mà chưa nghĩ tới những
hậu quả to lớn phải gánh chịu sau này. Không chỉ riêng mỗi người dân mà kể cả nhiều cá
nhân, doanh nghiệp có địa vị thậm chí là những quan chức cấp cao đôi khi còn coi thường
tầm quan trọng của các quy định và pháp luật. Điều này không chỉ phản ánh sự thiếu tôn
trọng pháp quyền mà còn không thể hiện được sự tuân thủ pháp luật. Việc các cá nhân,
doanh nghiệp coi thường pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn tác động
đến đời sống xã hội.
Hai là, mặc dù pháp luật Việt Nam đã phát huy được vai trò quản lý trong xã hội nhưng
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Như trong việc thực hiện các công tác kiểm
tra, giám sát các còn sơ sài mang tính đối phó hoặc cả nể mà bỏ qua các hành vi trái pháp
luật. Hơn nữa, sự khoan dung, kém hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật cũng góp
phần làm gia tăng tình trạng vi phạm hành chính hiện nay.
Ba là, do công tác tuyên truyền pháp luật trong đời sống, giáo dục còn kém hiệu quả.
Chưa đẩy mạnh, tổ chức các phong trào đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm trong và ngoài xã hội.
Ngoài ba nguyên nhân chính được nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác tác động
đến việc vi phạm hành chính như: Cuộc sống vẫn còn đan xen nhiều phong tục lạc hậu, lOMoARcPSD| 45499692
kém phát triển; đời sống vật chất của người dân còn khó khăn làm giảm chất lượng cuộc
sống; trình độ dân trí chưa cao nên chưa nhận thức rõ cũng như tiếp thu các điều luật một cách đúng đắn.
3.3 Gi䄃䄃i ph愃Āp khắc phục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vi phạm hành chính
Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả và kịp thời, nhóm chúng em xin đưa ra một
số giải pháp nhằm phòng chống và khắc phục thực trạng trên như sau:
Thứ nhất, cần ưu tiên các chiến dịch tuyên truyền phổ biến giáo dục, cung cấp các kiến
thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của không chỉ người dân mà còn các thế hệ trẻ
trong việc tuân thủ luật các quy định hành chính.
Thứ hai, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân là vô cùng quan trọng,
Nhà nước chủ trương xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, có tính toàn diện và khác quan.
Ngoài ra, đề nghị các cơ quan tổ chức phải tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên và
xử lý kịp thời các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội một cách nghiêm túc và sát sao.
Việc thực hiện các hình phạt và biện pháp cưỡng chế nghiêm ngặt và chặt chẽ có vai trò
răn đe những người có khả năng vi phạm, tạo niềm tin với nhân dân.
Thứ ba, khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan chính phủ liên quan, cơ quan thực thi
pháp luật và các bên có liên quan khác để việc phát hiện và ngăn chặn vi phạm hành chính
để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Thứ tư, tiến hành đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là
thông qua tuyên truyền miệng, phổ cập kiến thức về pháp luật qua nhà trường, phường xã
các cấp, các phương tiện truyền thông như báo chí, trang web, mạng xã hội.
Thứ năm, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường thông
qua việc nêu gương người tốt, việc tốt. Trao huân chương, cổ vũ tinh thần những tấm gương
thanh niên chấp hành tốt quy định của pháp luật. Thông qua đó, nhân rộng phong trào đồng
thời, cũng là hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả trong cộng đồng. PHẦN KẾT LUẬN
Qua sự đúc kết kiến thức từ nội dung bài học cũng như về việc tìm hiểu về nguyên nhân,
thực trạng của vi phạm hành chính hiện nay, chúng ta có thể thấy trong quá trình phát triển
xã hội vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Thực trạng vi phạm hành chính hiện
nay là một thách thức cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân cùng thực hiện bằng cách
nâng cao nhận thức của bản thân, tăng cường thực thi kiểm tra giám sát và thúc đẩy văn
hóa xã hội ngày càng phát triển hơn. Dẫu biết rằng đây là một nhiệm vụ to lớn và khó thực
hiện nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu mà toàn dân đã cố gắng, nỗ lực
để giảm thiểu tình trạng vi phạm này dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vấn đề vi
phạm hành chính trong xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng với nhiều hình thức và chiêu
trò tinh vi luôn là vấn đề nóng trên địa bàn cả nước. Bài thu hoạch với chủ điểm “Vi phạm
pháp luật” của chúng em đã tóm tắt lại những kiến thức cơ bản về pháp luật cũng như các
vấn đề liên quan đến thực tiễn trong vi phạm hành chính. Trong quá trình tìm hiểu về vi lOMoARcPSD| 45499692
phạm hành chính đã giúp chúng em nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, có thêm sự hiểu
biết và chiều sâu trong việc tiếp thu những kiến thức thực tế. Nhờ đó, giúp chúng em nâng
cao nhận thức và cải thiện những mặt tiêu cực để có thể trở thành những công dân có giá
ích cho gia đình và xã hội.