-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo tài chính của lufhansa và thể hiện hiểu quả | Học viện Hàng Không Việt Nam
Báo cáo tài chính của lufhansa và thể hiện hiểu quả | Học viện Hàng Không Việt Nam được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Quản trị chiến lược hàng không 2 tài liệu
Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Báo cáo tài chính của lufhansa và thể hiện hiểu quả | Học viện Hàng Không Việt Nam
Báo cáo tài chính của lufhansa và thể hiện hiểu quả | Học viện Hàng Không Việt Nam được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Quản trị chiến lược hàng không 2 tài liệu
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hàng Không Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ TIỂU LUẬN
VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HÃNG
HÀNG KHÔNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA LUFTHANSA CARGO
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
Mã học phần: 010100023803 Lớp: 19ĐHQTVT2
TP. Hồ Chí Minh – 2022
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ TIỂU LUẬN
VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HÃNG
HÀNG KHÔNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA LUFTHANSA CARGO
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
Sinh viên thực hiện
Mã học phần: 010100023803 Đỗ Bình An 1951010319 Lớp: 19ĐHQTVT2 Nguyễn Quỳnh Trâm 1951010318
Nguyễn Thị Cẩm Đoan 1951010296 Trần Thị Hoài 1951010404 Lưu Phước Anh 1951010396 Lương Thị Thúy 1951010309
TP. Hồ Chí Minh – 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................. Ngày 2 tháng 11 năm 2022
Giáo viên chấm bài 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 2
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................. Ngày 2 tháng 11 năm 2022
Giáo viên chấm bài 2 iii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN Mã số sinh
Tỉ lệ % hoàn thành STT Họ và tên Lớp viên công việc 1 Đỗ Bình An 19ĐHQTVT03 1951010319 100 2 Lưu Phước Anh 19ĐHQTVT03 1951010396 100 3 Trần Thị Hoài 19ĐHQTVT03 1951010404 100 4 Lương Thị Thuý 19ĐHQTVT03 1951010309 100 5 Nguyễn Quỳnh Trâm 19ĐHQTVT03 1951010318 100 6 Nguyễn Thị Cẩm Đoan 19ĐHQTVT03 1951010296 100 iv LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Quản trị kinh
doanh, Học viện Hàng không Việt Nam, đã trang bị cho chúng tôi kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong thời gian chúng tôi theo học tại Học viện.
Chúng tôi chân thành cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thanh Tuấn -
Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Hàng không Việt Nam. Thầy là người đã
truyền đạt kiến thức giúp chúng tôi tìm hiểu về Vận tải hàng hóa hàng không, nhờ sự chỉ dạy
tận tình của thầy mà chúng tôi đã hoàn thành tiểu luận này.
Lời tiếp theo, chúng tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ cho chúng tôi
rất nhiều trong thời gian học tập. Đặc biệt, chúng tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình,
những người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập.
Bài tiểu luận có thể còn những khuyết điểm, phân tích còn hạn chế, chúng em mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa trong công
việc và định hướng trong tương lai. v
DANH MỤC VIẾT TẮT STT
Ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ 1 IATA
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế 2 FTKs
Lượng tấn hàng trên số kilometer 3 AFTKs
Số tấn hàng hóa sẵn có trên số kilometer chuyên chở 4 DHL Dalsey, Hillblom và Lynn 5 ISO
International Organization for Standardization 6 DEG
Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft 7 LCSC
The Lufthansa Cargo Service Center 8 LCCC
The Lufthansa Cargo Cool Center 9 GDP
Tổng sản phẩm quốc nội 10 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 11 Destatis
Cơ quan Thống kê liên bang Đức 12 ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu 13 Eurozone
Khu vực đồng tiền chung euro 14 IMF International Monetary Fund 15 CO2 Carbon dioxide 16 LBA Luftfahrt-Bundesamt 17 EC Regulation 18 EEA Khu vực Kinh tế Châu Âu 19 Luft StG Luftverkehrsteuergesetz 20 EU Liên minh châu Âu 21 m Meter vi 22 km Kilometer 23 EUR Euro 24 EBIT
Earnings Before Interest and Taxes 25 UPS United Parcel Service 26 Fed
Cục Dự trữ liên bang Mỹ 27 S Strong 28 W Week 29 O Opportunities 30 T Threats 31 TVC Television Commercials 32 SAF
Nhiên liệu Hàng không Bền vững 33 SYD
Sân bay Quốc tế Kingsford Smith - Sydney 34 MEL Sân bay Melbourne 35 PER Sân bay Perth 36 ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 37 FedEx Federal Express 38 SDGs
Mục tiêu Phát triển Bền vững vii MỤC LỤC Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................................ viii
MỤC LỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU ................................................................................... xi
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.5. Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................................. 2
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
Chương 1: Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan thị trường vận tải hàng hóa hàng không .................................................. 3
1.2. Giới thiệu về hãng hàng không Lufthansa Cargo ...................................................... 4
1.2.1. Thông tin chung .................................................................................................. 4
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 4
1.2.3. Sứ mệnh .............................................................................................................. 5
1.2.4. Sản phẩm ............................................................................................................. 5
1.2.5. Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................. 5
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo ........................ 6
2.1. Phân tích môi trường.................................................................................................. 6
2.1.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................................ 6
a, Môi trường kinh tế ................................................................................................ 6 viii
b, Môi trường chính trị - pháp luật ......................................................................... 10
c, Môi trường dân số ............................................................................................... 13
d, Môi trường văn hóa xã hội .................................................................................. 13
e, Môi trường công nghệ ......................................................................................... 14
f, Môi trường tự nhiên ............................................................................................. 14
2.1.2. Môi trường vi mô .............................................................................................. 15
a, Nhà cung cấp ....................................................................................................... 15
b, Trung gian Marketing ......................................................................................... 16
c, Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................... 16
d, Khách hàng ......................................................................................................... 17
e, Công chúng trực tiếp ........................................................................................... 18
2.2. Tình hình hoạt động của Lufthansa Cargo từ năm 2021 đến nay ............................ 19
2.2.1. Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động ......................................................... 19
a, Quy mô công ty ................................................................................................... 19
b, Tình hình nhân sự ............................................................................................... 21
c, Khả năng cạnh tranh ........................................................................................... 22
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.................................................. 23
a, Thực trạng doanh thu .......................................................................................... 23
b, Thực trạng lợi nhuận ........................................................................................... 26
c, Thực trạng chi phí ............................................................................................... 29
2.3. Phân tích SWOT ...................................................................................................... 32
2.3.1. Điểm mạnh (S) .................................................................................................. 32
2.3.2. Điểm yếu (W) ................................................................................................... 33
2.3.3. Cơ hội (O) ......................................................................................................... 34 ix
2.3.4. Thách thức (T) .................................................................................................. 34
2.3.5. Phân tích SWOT ............................................................................................... 35
a, S-O ...................................................................................................................... 36
b, S-T ....................................................................................................................... 36
c, W-O ..................................................................................................................... 37
d, W-T ..................................................................................................................... 38
Chương 3: Giải pháp ........................................................................................................... 40
3.1. Giải pháp .................................................................................................................. 40
3.1.1. Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm mạnh .............................................................. 40
3.1.2. Sự kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ ........................................................... 41
3.1.3. Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm yếu ................................................................. 42
3.1.4. Sự kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ .............................................................. 44
3.2. Định hướng phát triển tới năm 2030 ........................................................................ 45
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 50 x
MỤC LỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Thị phần vận tải hàng không năm 2021.................................................................... 3
Hình 1.2: Tăng trưởng hàng hóa quốc tế và hàng hóa vận tải bằng đường hàng không .......... 4
Hình 2.1: GDP của Đức qua các năm ....................................................................................... 6
Hình 2.2: Lãi suất của ECB qua các năm ................................................................................. 9
Hình 2.3: Quy mô hạm đội của Lufthansa Cargo ................................................................... 20
Hình 2.4: Quy mô mạng đường bay của Lufthansa Cargo ..................................................... 21
Hình 2.5: Thành viên ban điều hành của Lufthansa Cargo .................................................... 21
Hình 2.6: Các chỉ số doanh thu quan trọng của Lufthansa Cargo năm 2021 ......................... 24
Hình 2.7: Các chỉ số khai thác Logistics của Lufthansa Cargo năm 2021 ............................. 25
Hình 2.8: Doanh thu của Lufthansa Cargo 6 tháng đầu năm 2022 ......................................... 26
Hình 2.9: Logistics: Phát triển doanh thu, EBIT hiệu chỉnh bằng triệu EUR và EBIT hiệu
chỉnh theo % Lufthansa Cargo ................................................................................................ 27
Hình 2.10: Lợi nhuận sau thuế của Lufthansa Cargo năm 2021 ............................................ 28
Hình 2.11: Các chỉ số chi phí chính của Lufthansa Cargo năm 2021 .................................... 30
Hình 2.12: Chi phí khai thác của Lufthansa Cargo năm 2021 ................................................ 31
Hình 2.13: Chi phí khai thác của Lufthansa Cargo 6 tháng đầu năm 2022 ............................ 32
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân tích SWOT của Lufthansa Cargo ......................................................... 35 xi A. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc
vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh
nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh. Việc phân tích hoạt động kinh doanh là một tác vụ
rất quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Nó giúp
doanh nghiệp đánh giá được tình hình phát triển của mình từ đó có thể xây dựng các phương
án nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, để đánh
giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh
doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các
biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn cơn
sốt về nhu cầu vận chuyển hàng hóa toàn cầu ngày càng lên cao, việc phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, điển hình là vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không càng cần được chú trọng nâng cao.
Những kiến thức, giải pháp mang tính cập nhật về quản lý kinh doanh vận tải hàng
hóa hàng không của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một trong những nội dung
quan trọng trong công trình đào tạo sinh viên tại các học viện, đại học có chuyên ngành về
Kinh tế, đặc biệt có liên quan đến ngành Hàng không. Và đó cũng là một đòi hỏi vô cùng
bức thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, việc thực hành phân tích
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không ở sinh viên Kinh tế chuyên ngành Vận tải hàng không là rất cần thiết, mang ý nghĩa
thực tiễn lâu dài cho ngành Vận chuyển hàng hóa hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc đưa ra giải pháp cho
doanh nghiệp từ việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp dịch
vụ vận chuyển hàng hóa hàng không, nhóm tác giả đã lựa chọn một doanh nghiệp phù hợp
để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của nhóm. Chúng tôi tiến hành lựa chọn phân tích đơn
vị vận chuyển hàng hóa hàng không của Đức - Hãng hàng không Lufthansa với tên đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hãng hàng không vận chuyển 1
hàng hóa Lufthansa Cargo”. Tất cả những kiến thức được trình bày trong bài tiểu luận
hoàn toàn đảm bảo tính khoa học, mang tính tổng hợp cao và có thể áp dụng đối với các loại
hình doanh nghiệp có hình thức sở hữu cũng như quy mô tương tự.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Lufthansa
Cargo - một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Từ kết quả
nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp này.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa Lufthansa Cargo
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp từ các
bản Báo cáo của công ty, các bài báo trên internet, chọn lọc và xử lý các số liệu cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp so sánh: Phân tích kết quả kinh doanh của Lufthansa Cargo có gia tăng
qua các năm hay không. Từ đó, đề xuất giải pháp cải thiện kết quả kinh doanh cho tương lai.
1.5. Kết cấu bài nghiên cứu
Kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 phần như sau: A. Mở đầu
B. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo Chương 3: Giải pháp C. Kết luận 2
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan thị trường vận tải hàng hóa hàng không
Trên thế giới vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng trưởng nhờ khối lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu tăng mạnh. Mặc dù khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng
không chỉ chiếm chưa đến 1%, nhưng lại chiếm đến 35% giá trị hàng xuất khẩu quốc tế.
Năm 2021, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ghi nhận mức tăng mạnh mẽ so với
trước khi dịch bệnh bùng phát.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố những số liệu về thị trường vận
tải hàng không toàn cầu cho thấy rằng nhu cầu, được đo lường bằng lượng tấn hàng trên số
kilometer (FTKs) tăng 6,1% so với 2020.
Hình 1.1: Thị phần vận tải hàng không năm 2021 Nguồn: IATA
Công suất vận tải hàng hóa, được đo lường bởi bằng số tấn hàng hóa sẵn có trên số
kilometer chuyên chở (AFTKs) tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, năm 2021, lượng hàng hóa
vận chuyển bằng đường hàng không tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2020, ghi nhận mức
cao thứ hai kể từ khi chuỗi hoạt động của IATA bắt đầu vào năm 1990 (sau năm 2010). Khối
lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng không cao hơn 3,5% so với mức đỉnh trước khủng hoảng 2018.
Mức tăng trưởng này đến từ mức tăng trưởng thương mại hàng hóa quốc tế. Năm
2021, nhu cầu hàng hóa quốc tế tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020. Hậu đại dịch, các hãng
sản xuất phải sử dụng dịch vụ vận tải hàng không để kịp thời bổ sung hàng tồn kho bị thiếu 3
hụt bởi đại dịch. Vận chuyển Vaccine và dược phẩm tăng mạnh bởi đại dịch cũng là lý do
khiến vận tải hàng không tăng mạnh trong 2 năm qua.
Hình 1.2: Tăng trưởng hàng hóa quốc tế và hàng hóa vận tải bằng đường hàng không
Nguồn: Số liệu của IATA
1.2. Giới thiệu về hãng hàng không Lufthansa Cargo
1.2.1. Thông tin chung
Lufthansa Cargo AG là một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa của Đức và là
công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Lufthansa. Hãng vận hành các dịch vụ hậu cần và
vận tải hàng không trên toàn thế giới. - Thành lập: 30/11/1994
- Trụ sở chính: Tại Sân bay Frankfurt, trung tâm chính của Lufthansa
- Tên công ty mẹ: Lufthansa Group
- Trang web: https://lufthansa-cargo.com/
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 06/01/1926: Thành lập Deutsche Lufthansa AG
Năm 1990: Lufthansa đầu tư vào DHL: Lufthansa và Japan Airlines mua 5% mỗi bên
trong dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, do đó mở rộng phạm vi sản phẩm của họ.
Ngày 30/11/1994: Thành lập Lufthansa Cargo AG.
Năm 1997: Hầu hết tất cả các cơ sở bán hàng và xử lý trên toàn thế giới của
Lufthansa Cargo đều đạt được chứng chỉ ISO 9001.
Năm 2008: Vận chuyển hàng hóa điện tử: Lufthansa Cargo gửi lô hàng vận tải hàng
không không cần giấy tờ đầu tiên từ thị trường Đức. 4
Năm 2012: Trao giải thưởng: Lufthansa Cargo được Air Cargo News và Hellmann
vinh danh là hãng hàng không vận chuyển hàng hóa tốt nhất châu Âu. 1.2.3. Sứ mệnh
Lufthansa Cargo đang theo đuổi mục tiêu trở thành hãng hàng không vận chuyển
hàng hóa bền vững nhất thế giới. Để đạt được điều này, công ty dựa vào các công nghệ hiện
đại và đầu tư liên tục vào lĩnh vực bền vững. 1.2.4. Sản phẩm
Các sản phẩm của Lufthansa Cargo bao gồm vận chuyển: Hàng hóa nói chung, hàng
hóa cần kiểm soát nhiệt độ, hàng hóa nguy hiểm, vật có giá trị, dễ bị hư hỏng, động vật sống,
chuyển phát nhanh, khẩn cấp và đường hàng không/ thương mại điện tử.
1.2.5. Lĩnh vực hoạt động
Lufthansa Cargo tập trung vào hoạt động kinh doanh từ cảng đi đến cảng đến (Airport
to Airport). Mạng lưới đường bay bao phủ khoảng 361 điểm đến tại hơn 100 quốc gia.
Lufthansa Cargo sử dụng cả máy bay chuyên chở và sức chở hàng từ máy bay chở khách do
Lufthansa, Austrian Airlines, Brussels Airlines, Eurowings Discover và SunExpress khai
thác, cũng như xe tải. Phần lớn hoạt động kinh doanh hàng hóa được thực hiện thông qua
cảng hàng không Frankfurt (Đức). 5
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo
2.1. Phân tích môi trường
2.1.1. Môi trường vĩ mô
a, Môi trường kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành Hàng không
Năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức lên tới 3.570,62 tỷ EUR, tăng
2,7% sau một năm nữa trải qua đại dịch Covid-19 với các biện pháp hạn chế phòng dịch
cũng như áp lực lớn đối với chuỗi cung ứng. Kết quả này đảo chiều mạnh mẽ so với mức sụt
giảm 4,6% của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2020 - năm đầu tiên Đức áp dụng
các biện pháp phong tỏa toàn quốc và nhiều biện pháp hạn chế xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa trở về mức trước khủng hoảng. Tăng trưởng của Đức
năm 2021 vẫn thấp hơn khoảng 2,0% so với thời điểm năm 2019. Điều này cho thấy nền
kinh tế vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch. Bên cạnh đó, số liệu GDP mới nhất cũng
cho thấy Đức đang phục hồi chậm hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu như Pháp,
Italy và Tây Ban Nha. Dù vậy, Đức vẫn đang nằm trong số năm quốc gia dẫn đầu trong bảng
xếp hạng GDP thế giới.
Hình 2.1: GDP của Đức qua các năm Nguồn: Statista 6
Theo Cục Thống kê Liên bang (Destatis), tốc độ tăng trưởng của vận tải hàng không
đã đảo ngược xu hướng đi lại của hành khách. Năm 2021, kỷ lục 5,3 triệu tấn hàng hóa vận
chuyển bằng đường hàng không, bao gồm cả đường hàng không, đi qua các sân bay của
Đức, tăng 17,5% so với năm trước. Con số năm 2021 cũng tăng 12,7% so với mức trước đại
dịch năm 2019. Chỉ số CPI và tỷ lệ lạm phát
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Giá năng lượng tại Đức đã tăng 22,1% trong tháng 11/2021 so với cùng kỳ năm
ngoái. Tốc độ tăng giá năng lượng đã liên tục tăng trong 5 tháng liên tiếp. Trong đó, giá dầu
sưởi tăng nhanh nhất và hiện đã cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá nhiên
liệu tăng 43,2%. Giá hàng hóa ở Đức tăng trên mức trung bình với 7,9% trong tháng 11. Giá
thuê ròng, vốn chiếm một phần lớn trong chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình chỉ tăng 1,4% và
có tác động giảm đối với lạm phát nói chung.
Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê liên bang Đức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở
Đức trong tháng 8/2022 đã tăng lên mức 7,9 % so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng
cao nhất ở nước này kể từ mùa Thu năm 1981 và tăng hơn 0,4% so với tháng 7/2022. CPI
tăng cao chủ yếu do tác động từ xung đột ở Ukraine khiến giá năng lượng và vật liệu thô
tăng mạnh. Đối với ngành công nghiệp Đức giá các sản phẩm công nghiệp đắt hơn 37,2%,
giá khí đốt tự nhiên đặc biệt tăng mạnh 163,8% so với tháng 7/2021. Bên cạnh đó, giá các
mặt hàng thực phẩm cũng đồng loạt tăng giá do nguồn cung bị gián đoạn cùng với hậu quả của đại dịch COVID-19.
- Tỷ lệ lạm phát
Trong tháng 12/2021, tỷ lệ lạm phát của nước này tiếp tục tăng so với tháng 11 trước
đó, lên mức 5,3%. Tính trung bình cả năm 2021, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đạt 3,1%.
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) mới công bố, tỷ lệ lạm
phát của Đức đã chạm mốc 7,9% trong tháng 5/2022. Đây là mức cao nhất kể từ khi nước
Đức thống nhất, và dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới nếu giá cả tiếp tục nhảy vọt.
Lạm phát đang là rủi ro lớn đối với nền kinh tế nước này. Hiện Đức đang dồn mọi nguồn lực
nhằm giải quyết bài toán kinh tế đặc biệt phức tạp, sau khi ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục
trong 5 thập kỷ vừa qua - Hệ quả của đại dịch Covid-19 và chiến sự tại Ukraine. 7 - Lãi suất
Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel (Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức) đã kêu
gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có hành động kiên quyết để kiềm chế giá cả tăng
vọt. ECB cho biết đã thực hiện “các bước đi quan trọng” để đảm bảo đưa lạm phát quay trở
lại mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương đề ra. Nhằm hưởng ứng các nỗ lực kiềm
chế lạm phát mà các ngân hàng trung ương khác đang tiến hành, ECB đã quyết định tăng lãi
suất trong những tháng tới nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao tại nhiều quốc gia châu
Âu. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của ECB trong hơn 10 năm qua.
ECB tăng lãi suất tiền gửi 50 điểm cơ bản lên 0%, vượt mức dự kiến trước đó là 25
điểm cơ bản, khi cùng với các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu tăng chi phí đi vay.
ECB đã quyết định nâng lãi suất mạnh hơn dự kiến khi tăng lên 0,5% nhằm kiểm soát lạm
phát, khi nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) chịu tác động từ xung đột tại Ukraine.
Kết thúc 8 năm áp dụng lãi suất âm, ECB cũng tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5% và
có thể sẽ tiếp tục tăng tại cuộc họp tới. ECB cũng nhất trí hỗ trợ bổ sung cho các nước có
mức nợ cao trong Eurozone, phê chuẩn cơ chế mua trái phiếu mới có tên gọi Công cụ bảo vệ
trong giai đoạn chuyển đổi, nhằm khống chế mức tăng chi phí đi vay và hạn chế sự phân mảnh về tài chính.
ECB cho biết việc tiếp tục bình thường hóa lãi suất là quyết định phù hợp. Việc kết
thúc thời kỳ lãi suất âm cho phép ECB chuyển sang cách tiếp cận theo từng cuộc họp trong
các quyết định lãi suất. 8
Hình 2.2: Lãi suất của ECB qua các năm Nguồn: VnEconomy
- Tỷ lệ thất nghiệp
Tại Đức, bất chấp làn sóng đại dịch COVID-19 thứ 4 đang bùng phát, thị trường lao
động nước này vẫn đang tiếp tục phục hồi với số người thất nghiệp giảm mạnh trong những
tháng qua. Đây tiếp tục là một tín hiệu tốt của nền kinh tế hàng đầu châu Âu này. Số liệu từ
Cơ quan Việc làm Liên bang Đức cho biết, số người thất nghiệp ở nước này trong tháng
11/2021 là 2,31 triệu, giảm hơn 60.000 người so với tháng trước đó và giảm 382.000 người
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở thời điểm tháng 11/2021 ở mức 5,1%, thấp
hơn 0,1% so với tháng trước và 0,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 2/2022 tỷ lệ thất nghiệp tại nước này ở mức 5%, tương đương mức ghi
nhận vào tháng 2/2020 khi đại dịch COVID-19 chưa tàn phá nền kinh tế. Chủ tịch BA Detlef
Scheele cho biết tỷ lệ người lao động có việc làm tại Đức cũng tiếp tục duy trì đà tăng ổn
định. Về số liệu thô, trong tháng 2/2022, Đức có 2,4 triệu lao động không có việc làm, cao
hơn khoảng 32.000 người so với tháng 2/2020. Số người mất việc trong tháng 2/2022 là
476.000 người, thấp hơn mức ghi nhận tháng 2/2021 khi nền kinh tế Đức phải hứng chịu
những tác động nặng nề nhất của đại dịch.
Bên cạnh đó, những tác động từ tình hình xung đột tại Ukraine có thể sẽ khiến thị
trường việc làm dao động. Do đó, Đức cần xem xét kỹ để tránh nguy cơ thiếu hụt lao động,
dẫn tới lạm phát dai dẳng hơn. Mặt khác, thất nghiệp thấp đồng nghĩa nhu cầu thanh toán
lương tăng, càng tác động đến xu hướng tăng giá trong toàn bộ nền kinh tế Đức. 9 - Khái quát:
Nhìn chung, theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Đức có sự phục hồi
nhẹ và đạt tăng trưởng 0,1%. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm đang trở
nên mờ nhạt. Cho đến nay, theo đánh giá của IMF, Đức đã vượt qua hoàn cảnh đầy thách
thức một cách tốt đẹp, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro đặc biệt là trong thị trường năng lượng.
Mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng kinh tế Đức là sự cắt giảm liên tục và hoàn toàn xuất
khẩu khí đốt của Nga sang Đức và châu Âu nói chung. Điều này có thể làm giảm hoạt động
kinh tế của Đức và lạm phát sẽ tiếp tục tăng.
b, Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị Thế giới
Sau khi hậu quả nặng nề cả về kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 cơ bản kiểm
soát và mở cửa trở lại trên đà phục hồi, nhưng cũng phát sinh những tình huống mới, vẫn có
nguy cơ dịch chồng dịch đầu năm 2022. Xung đột chính trị gần đây nhất là xung đột quân sự
giữa Nga và Ukraine. Nó đã làm trầm trọng thêm những khó khăn thế giới phải đương đầu
về đứt gãy chuỗi cung ứng làm giá năng lượng và lương thực tăng cao.
Chính những tác động của đại dịch cũng như những xung đột chính trị quốc tế gây
ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế đối với các quốc gia Châu Âu nói chung và Đức nói
riêng. Xung đột chính trị gây đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn thị trường lao động, tăng giá
nguyên liệu đầu vào. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong ổn định sản xuất kinh
doanh và vận chuyển hàng hóa.
Cộng hoà Dân chủ Đức
Cộng hoà Dân chủ Đức là một quốc gia có nền dân chủ nghị viện và liên bang, hệ
thống chính trị của nước này được xây dựng vào năm 1949 khi Cộng hoà liên bang Đức
được thành lập. Vốn là một đất nước đi lên từ sự sụp đổ sau thế chiến thứ II, Đức luôn đáp
ứng đủ 05 yếu tố để giữ một nền chính trị vững mạnh: (1) Ngăn ngừa hình thành chế độ độc
tài (2) Ngăn ngừa đảo chính (3) Bảo đảm chính quyền ổn định và làm được việc (4) Ngăn
cản việc thực thi các chính sách tồi tệ (5) Kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công. 10
Việc bãi bỏ quy định là một trong những vấn đề chính xung quanh các công ty hàng
không trong ngành hàng không. Tuy nhiên, chính phủ cung cấp trợ cấp nhiên liệu cho các
công ty hàng không. Chính phủ cũng tham gia vào việc quy định việc ấn định giá vé và
phạm vi giá vé. Hơn nữa, chính phủ cũng tham gia vào việc sử dụng các tuyến đường có thể
để hoàn thành việc hoàn thành trong nước. Chính phủ cũng kiểm soát rủi ro duy trì các yêu
cầu đối với khách du lịch và người nhập cư.
Ngoài ra còn có một số ràng buộc liên quan đến việc tuân thủ các quy định của chính
phủ. Chẳng hạn như cam kết đã được chính phủ Vương quốc Anh thực hiện nhằm giảm
lượng khí thải CO2 khoảng 60% và điều này đã được đề cập trong dự luật về biến đổi khí
hậu của Vương quốc Anh. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh khí thải của EU cũng đã được phát
triển vào năm 2012, hạn chế phát thải khí cacbonic với tỷ lệ 3,15 kg CO2 trên mỗi kg nhiên
liệu mà các hãng hàng không sử dụng. Cuối cùng, có nhiều chính sách của chính phủ đang
được thiết lập không khuyến khích việc hợp nhất xuyên biên giới.
Môi trường pháp luật
Ở Đức, luật Hàng không chủ yếu được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế và luật
Châu Âu. Đức là thành viên của các hiệp định đa phương có liên quan đến các công ước,
hiệp định về vận tải quốc tế sau đây:
- Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế (Chicago);
- Hiệp định Vận chuyển Dịch vụ Hàng không Quốc tế (Chicago);
- Công ước về Thống nhất các quy tắc nhất định liên quan đến Vận chuyển quốc tế
bằng đường hàng không (Warsaw);
- Công ước, bổ sung cho Công ước Warsaw, để thống nhất các quy tắc nhất định liên
quan đến quốc tế vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện bởi một người
không phải là người vận chuyển theo hợp đồng (Guadalajara);
- Công ước Thống nhất các quy tắc nhất định liên quan đến Vận chuyển quốc tế bằng
đường Hàng không (Montreal);
Cơ quan Hàng không Dân dụng Đức (Luftfahrt-Bundesamt - LBA) ở Braunschweig
là cơ quan chính phủ quản lý ngành Hàng không. Có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện bay và giấy phép hoạt động. Đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký máy bay và
cho phép nhập cảnh. Nó cũng giải quyết các vấn đề môi trường, an toàn và an ninh hàng 11
không cũng như nhân viên hàng không. LBA cũng là Cơ quan Giám sát chính trong ngành
Hàng không và cũng là Cơ quan Thực thi Quốc gia về các Quy định khác nhau của Châu Âu.
Hơn nữa, các Quy định của Châu Âu về luật Hàng không được áp dụng ở Đức.
Đức là Quốc gia Thành viên của EU nên Quy chế (EC) số 1008/2008 cũng được quốc
gia này áp dụng và các hoạt động được cấp phép chịu sự điều chỉnh của Quy chế nêu trên.
- Theo Điều 3 Khoản 1 của Quy chế (EC) số 1008/2008, "Không có cam kết nào được
thiết lập trong Cộng đồng EU sẽ được phép vận chuyển hành khách bằng đường hàng
không, thư hoặc hàng hóa để trả thù lao hoặc thuê trừ khi nó đã được cấp giấy phép hoạt động thích hợp".
- Theo Điều 15 của Quy chế (EC) số 1008/2008, các hãng hàng không từ các Quốc gia
Thành viên Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) được quyền khai thác các chuyến bay
trong Cộng đồng; một ứng dụng hoặc thông báo đặc biệt là không cần thiết. Điều này
cũng áp dụng cho các hãng hàng không từ Thụy Sĩ.
Trường hợp các điều ước và quy định quốc tế không được áp dụng, luật Quốc gia
Đức sẽ được áp dụng, đặc biệt là Đạo luật Không lưu Đức (Luftverkehrs Gesetz - LuftVG),
Quy chế Không lưu (Luftverkehrs-Ordnung - Luftvo) và Đạo luật An ninh Hàng không (Luft
Sicherheits Gesetz - LuftSiG).
- Theo Điều 3 của LuftVG, một chiếc máy bay chỉ có thể được đăng ký trong Sổ đăng
bạ tàu bay Đức nếu nó thuộc sở hữu độc quyền của công dân EU hoặc công dân Đức.
Trong trường hợp sở hữu bởi các pháp nhân có đăng ký tại Đức, phần vốn chính và
quyền kiểm soát thực tế phần vốn đó phải thuộc sở hữu của công dân EU hoặc Đức
và phần lớn đại diện hoặc cổ đông chịu trách nhiệm cá nhân phải là công dân EU hoặc Đức.
- Theo Đạo luật Thuế Giao thông Hàng không của Đức (Luftverkehrs Steuergesetz -
Luft StG), các hãng vận chuyển có địa điểm kinh doanh đăng ký không phải ở Đức
hoặc ở EU phải xác định đại diện thuế có trụ sở tại Đức. LuftVG yêu cầu các hãng
hàng không phải trả thuế cho mỗi hành khách khởi hành từ Đức trên các chuyến bay
của họ; số tiền thuế được tính trên cơ sở quãng đường bay. Đại diện thuế do các hãng
hàng không ngoài Liên minh Châu Âu chỉ định là người trung gian giữa cơ quan thuế 12
và hãng hàng không phải chịu các nghĩa vụ như chính hãng hàng không đó. Người
đại diện thuế cũng là người nợ thuế bên cạnh hãng hàng không. Đối với các hãng
hàng không của Đức hoặc EU, không cần chỉ định đại diện thuế như vậy.
c, Môi trường dân số
Dân số hiện tại của Đức là 83.849.803 người vào ngày 22/10/2022 theo số liệu mới
nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Đức hiện chiếm 1,05% dân số thế giới. Đức đang đứng thứ
19 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Mật độ: Mật độ dân số của Đức là 241 người/km vuông tính đến 22/10/2022. Trong
đó tới 77.45% dân số là sống ở những khu đô thị (tương đương với 64.893.179 người vào
năm 2019 – theo số liệu của Liên Hợp Quốc).
Lý do khiến cho tỷ lệ dân số nước Đức có % người sống ở thành thị nhiều hơn nông
thôn chủ yếu do ở các thành thị có khả năng xin việc sẽ cao hơn và có nhiều cơ hội phát triển
bản thân hơn cho nên phần lớn mọi người đều đổ xô về các khu đô thị sinh sống.
Cơ cấu dân số của nước Đức đa phần là người nhập cư và Đức cho rằng người nhập
cư là chìa khóa cho tương lai của họ và những người này có trình độ tay nghề khá cao, tuy
nhiên do tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cũng khá lớn, đây cũng là cơ hội để Lufthansa Cargo
có thể sử dụng nhân công chất lượng với mức lương không quá cao.
d, Môi trường văn hóa xã hội Văn hóa
Là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, nhu cầu giao
thương hàng hóa hai chiều giữa Đức – Việt Nam ngày càng phổ biến. Thêm vào đó, việc mở
rộng và đa dạng của các hình thức kinh doanh cũng tác động đến tâm lý thói quen sử dụng
các sản phẩm nhập khẩu vào trong nước. Khiến nhu cầu nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đức tăng nhanh trong những năm gần đây. Xã hội
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có sự gia tăng mạnh mẽ nhất
kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế
(IATA), nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bắt đầu tăng trưởng trở lại
mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không đạt mức cao nhất vào 03/2022 cao hơn 4,4% so với cùng kỳ 2019. Trong giai 13
đoạn đầu của đại dịch, việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu như thuốc men, thiết bị bảo hộ cá
nhân và các lô hàng thương mại điện tử chiếm phần lớn khối lượng vận tải của các hãng bay
không thể không nhắc đến Lufthansa Cargo.
e, Môi trường công nghệ Công nghệ tàu bay
Ngày nay, công nghệ trên thế giới thay đổi nhanh chóng, và điều này mang lại cho
doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Công nghệ mới có thể
giúp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp ra một cách tốt hơn, tối ưu hơn, tiếp nhận
thông tin nhanh hơn… Vì vậy sự phát triển của công nghệ tàu bay trong lĩnh vực hàng
không dân dụng đã tác động mạnh mẽ đến thị trường nói chung và các hãng hàng không nói
riêng, sự ra đời của tàu bay mới như Boeing 777 Freighter, 767-300 Freighter, 787, 777-8
Freighter thay thế cho các dòng cũ như Boeing 727, 737, 747 hay Airbus A321P2F, 350F,
380, 330-200F, 330P2F thay thế cho các dòng như Airbus A320, 318, 340….
Nhờ có sự phát triển của công nghệ tàu bay mới sẽ giúp các hãng tạo ra các dịch vụ
mới cạnh tranh hơn so với các dịch vụ hiện có, giảm thiểu chi phí khai thác trên các đơn vị
cung ứng, giảm thiểu chi phí bảo trì bảo dưỡng, gia tăng lợi nhuận thay đổi hành vi tiêu
dùng của khách hàng nhờ việc cung cấp đội tàu bay trẻ, an toàn, có tầm bay xa, tiết kiệm nhiên liệu.
Bên cạnh đó, với xu hướng kinh doanh bền vững, các nhà sản xuất tàu bay hướng đến
việc tập trung vào những công nghệ giúp giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường bằng
cách chế tạo các loại tàu bay sử dụng pin nhiên liệu hydrogen hay tàu bay sử dụng động cơ
điện trong tương lai. Điều này giúp hãng hàng không thực hiện được mục tiêu phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường và tối ưu hóa chi phí.
Lufthansa Cargo thêm vào một dịch vụ bổ sung “Sự lựa chọn bền vững” cho khách
hàng có thể lựa chọn để giảm lượng khí thải CO2. Và dịch vụ bổ sung này có sẵn trên các
tuyến đường với phân khúc chuyên chở hàng hóa, dành cho tất cả các nhóm sản phẩm và tất
cả khách hàng trên toàn thế giới.
f, Môi trường tự nhiên
Nước Đức nằm giữa vùng đồng bằng được hình thành từ thời kỳ băng hà (Ice Age) ở
phía Bắc và dãy núi cao Alpen ở phía Nam là một vùng rừng núi với độ cao trung bình trải 14
rộng ở miền trung. Nơi thấp nhất nước Đức là Neuendorf - Sachsen Bande ở Wilstermarsch
với 3,54m dưới mực nước biển. Ngọn núi cao nhất là Zugspitze với độ cao 2.962 m.
Những sông chính là Rhein, Donau, Elbe, Weser và Oder. Điều kiện khí hậu khắc
nghiệt giống như hạn hán, gió xoáy, bão, thời tiết băng giá hay nóng bức thường ít xảy ra ở
đây vì nước Đức thuộc vào khu vực khí hậu ôn đới. Động đất với hậu quả nghiêm trọng
cũng chưa hề có, nếu có cũng chỉ ở mức độ không đáng kể.
Cộng Hoà Liên Bang Đức là một trong các nước công nghiệp hoá nhiều nhất trên thế
giới, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan,
Cộng hòa Czech, Áo, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Ở phía Bắc, nước Đức nằm giáp
ranh với biển Baltic và Bắc Hải. Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin, một số
trụ sở của các bộ liên bang nằm tại Bonn. Nước Đức có tất cả 16 tiểu bang.
2.1.2. Môi trường vi mô
a, Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp công nghệ
Cung cấp tàu bay của Lufthansa Cargo là Boeing và Airbus
Máy bay được thiết kế riêng biệt để vận chuyển hàng hóa sàn của máy bay Freighter chịu
được lực lớn hơn so với passenger.
Nhà cung cấp bảo dưỡng: Lufthansa Technik là nhà cung cấp của hãng với các dịch vụ
bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và sửa đổi cho máy bay.
Lufthansa Technik là một tổ chức bảo trì, sản xuất và phát triển được cấp phép quốc tế.
Bảy đơn vị kinh doanh của Lufthansa Technik (Bảo trì, Đại tu, Dịch vụ linh kiện, Dịch vụ
động cơ, Dịch vụ VIP, Dịch vụ bánh răng hạ cánh và Đổi mới thiết bị gốc) phục vụ khoảng
800 khách hàng trên toàn thế giới.
- Nhà cung cấp dịch vụ
Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Lufthansa Cargo tự cấp
+ Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa + Dịch vụ hải quan + Dịch vụ sân đỗ
+ Và rất nhiều dịch vụ khác…
Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không: Lufthansa Cargo 15
Lufthansa là một “nhà cung cấp của các nhà cung cấp” từ máy bay cho đến pallet.
b, Trung gian Marketing
Lufthansa Cargo cung cấp các dịch vụ của mình thông qua các hoạt động thương mại,
các trung gian marketing như các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành quảng bá và truyền thông
các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mà hãng mang đến cho khách hàng. Từ đó, giúp
doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng.
Hiện nay có rất nhiều loại trung gian Marketing hàng không, xét riêng về vận chuyển hàng hóa ta có:
- Trung gian phân phối: Đại lý hàng hóa.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ và logistic: Các công ty kinh doanh về kho bãi, lưu kho,
đóng gói hàng hóa, bưu điện.
- Các nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị: Các công ty truyền thông.
- Trung gian liên quan đến tài chính: Ngân hàng, tổ chức tài chính
c, Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trực tiếp - Quốc tế
Về đối thủ cạnh tranh, Lufthansa Cargo phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên
các mạng đường bay quốc tế như Turkish Airlines, Finnair, Air France KLM, Delta Cargo,
United Cargo, Swissworld Cargo, Emirates Sky Cargo, Afkl Cargo, American Airlines
Cargo…đây là một số hãng lớn cạnh tranh với Lufthansa Cargo trên các tuyến đường. - Quốc nội.
Hiện nay, thị trường vận tải hàng không tại Đức có sự xuất hiện của các hãng hàng
không như TUI fly, AeroLogic, CargoLogic, European Air Transport Leipzig,....
Trong đó, AeroLogic GmbH là một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa của Đức. Hãng
là một liên doanh giữa DHL và Lufthansa Cargo. Và đặc biệt hơn là European Air Transport
Leipzig GmbH là một hãng hàng không thuộc sở hữu hoàn toàn của Deutsche Post, vận hành
các dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu kiện mang thương hiệu DHL của tập đoàn. Đây là
hãng cạnh tranh trực tiếp chính với Lufthansa Cargo ở các đường bay quốc nội.
Cạnh tranh thay thế 16
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành thì Lufthansa Cargo còn phải
đối mặt với các phương thức vận tải thay thế khác như: đường sắt, đường biển, đường
bộ…trong việc vận chuyển hàng hóa trong thị trường Đức. Mỗi phương thức đều có ưu
nhược điểm riêng, so với các phương thức vận tải khác, vận tải hàng không có lợi về thời
gian vận chuyển, an toàn và tiện nghi.
Hiện nay, lưu lượng giao thông ở Đức, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa, ở mức rất
cao do vị trí trung tâm của châu Âu. Đức có hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức
vận tải, bao gồm 43.468 km đường sắt (trong đó ít nhất 19.973 km được điện khí hóa),
650.000 km đường bộ (trong đó 231.000 km đường quốc lộ), 7.467 km đường thủy với các
con sông chính bao gồm sông Rhine và Elbe; Kênh Kiel… nhằm phục vụ cho các hoạt động
vận chuyển hàng hóa hay hành khách.
Trong năm 2020, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa ở Đức
giảm 4,6 tỷ tấn-km (-9,04%) vào năm 2020 so với năm trước. Khối lượng vận chuyển hàng
hóa bằng đường sắt ở Đức giảm xuống còn 108,4 tỷ tấn-km kể từ năm trước. Điều này có
nghĩa là sẽ giảm 20,8 tỷ tấn-km (-16,07%) vào năm 2020. Về vận tải đường bộ ở Đức giảm
7,3 tỷ tấn-km (-2,33%) kể từ năm 2019. Vận tải hàng không của Đức là 5.454,6 triệu tấn-
km. Vận tải hàng không của Đức tăng từ 532,9 triệu tấn-km năm 1971 lên 5.454,6 triệu tấn-
km năm 2020, tăng trưởng bình quân hàng năm 5,42%. d, Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu phục vụ, là mối quan tâm hàng đầu của hãng hàng không
Lufthansa Cargo. Sự lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ đánh giá ưu thế của sản
phẩm và quyết định sự tồn tại và phát triển của hãng hàng không.
Lufthansa Cargo là một trong những công ty hàng đầu thế giới về vận tải hàng không.
Mạng lưới đường bay bao phủ khoảng 361 điểm đến tại hơn 100 quốc gia. Do đó, khách
hàng Lufthansa Cargo là tổ chức, đại lý, doanh nghiệp và khách hàng lẻ, những người có
nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trên khắp thế giới. Lufthansa Cargo luôn
cung cấp cho khách hàng giải pháp phù hợp với lịch trình và ngân sách, vận chuyển hàng
hóa đến đúng nơi, đúng lúc, bất kể kích thước và trọng lượng với bí quyết và nhiều năm kinh
nghiệm của hãng trong việc xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa. 17
e, Công chúng trực tiếp
Công chúng trực tiếp của hãng Lufthansa Cargo là những tổ chức có mối quan tâm và
có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo. Đồng thời họ cũng là những
khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Công chúng trực tiếp của Lufthansa Cargo bao gồm:
- Công chúng tích cực: Đây là nhóm công chúng có thiện chí đối với Lufthansa Cargo.
Lufthansa Cargo cần phát huy sự ủng hộ của họ. Các công chúng trực tiếp bao gồm:
+ Công chúng tài chính như: Ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính, các quỹ đầu
tư, các công ty môi giới của Sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông... Giới này có
ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đảm bảo nguồn vốn cho Lufthansa Cargo để giải
quyết các nhiệm vụ chiến lược.
+ Công chúng nội bộ: Bao gồm công nhân viên, các nhà quản lí, ban giám đốc...
cũng là những lực lượng có ảnh hưởng tốt hay xấu đến hiệu quả các quyết định
marketing của công ty. Nếu lực lượng này được động viên, khuyến khích thường
xuyên thì sự hưng phấn trong công việc của họ sẽ lan tỏa ra công chúng bên ngoài.
+ Khách hàng trung thành: Khách hàng trung thành là nhóm khách hàng đã và đang
cam kết thực hiện hành vi sử dụng dịch vụ nhiều lần tại một thương hiệu. Họ
không dễ dàng quay lưng với thương hiệu mà họ đang trung thành dù cho đối thủ
có dùng mọi cách thức nhằm thay đổi hành vi mua hàng hiện tại của họ.
+ Đối tác: Đối tác là một tổ chức hay cá nhân có quan hệ làm việc với doanh nghiệp,
cùng xây dựng, tham gia, chia sẻ một loại hoạt động để hướng tới mục đích chung
và hợp tác win - win cả hai cùng có lợi.
- Công chúng tìm kiếm: Đây là nhóm công chúng chưa có phản ứng rõ ràng, Lufthansa
Cargo phải tìm cách thu hút, lôi kéo họ. Các công chúng tìm kiếm bao gồm:
+ Các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí,
mạng xã hội... Nhóm này sẽ đưa những thông tin có lợi hoặc bất lợi cho Lufthansa Cargo. 18
+ Các cơ quan Nhà nước có khả năng tác động đến các hoạt động marketing. Tùy
theo chức năng của mình mỗi cơ quan có thể tác động đến các khía cạnh khác
nhau của hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Công chúng phản ứng: Đây là những nhóm người không có thiện chí đối với
Lufthansa Cargo và Lufthansa Cargo cần đề phòng phản ứng của họ. Công chúng phản ứng như:
+ Khách hàng không có thiện chí: Đây là những khách hàng có thể đã từng sử dụng
dịch vụ của Lufthansa Cargo, tuy nhiên không hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Hoặc có thể là những khách hàng nghe thông tin truyền miệng từ những khách
hàng không có thiện chí khác và sinh ra ác cảm với Lufthansa Cargo.
2.2. Tình hình hoạt động của Lufthansa Cargo từ năm 2021 đến nay
2.2.1. Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động
a, Quy mô công ty
Lufthansa Cargo là một trong những hãng hàng không vận chuyển hàng hóa hàng đầu
Châu Âu Ngoài Lufthansa Cargo AG, các chuyên gia hậu cần của Lufthansa Group, mảng
Logistics bao gồm chuyên gia quản lý vận tải hàng không vận chuyển container Jettainer,
công ty con Time - chuyên về các lô hàng đặc biệt khẩn cấp, công ty con Heyworld - chuyên
cung cấp các giải pháp phù hợp cho lĩnh vực thương mại điện tử và khoản đầu tư cổ phần
vào hãng hàng không vận chuyển hàng hóa AeroLogic. Lufthansa Cargo cũng có các khoản
đầu tư cổ phần vào các công ty xử lý khác nhau và các công ty nhỏ hơn liên quan đến các
khía cạnh kỹ thuật số hóa trong lĩnh vực này.
Trọng tâm hoạt động của Lufthansa Cargo nằm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải
hàng không từ cảng đến cảng (Airport to Airport). Danh mục sản phẩm của Lufthansa Cargo
bao gồm vận chuyển hàng hóa tiêu chuẩn và chuyển phát nhanh cũng như các sản phẩm
chuyên dụng. Các chuyến hàng thương mại điện tử xuyên biên giới là phân khúc vận tải
hàng không phát triển nhanh nhất. Bao gồm các việc vận chuyển các động vật sống, hàng
hóa có giá trị, bưu phẩm và hàng hóa khó khăn, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường đối với việc vận chuyển hàng hóa được kiểm soát nhiệt độ. Công ty có cơ sở 19
hạ tầng chuyên biệt tại Sân bay Frankfurt để xử lý những hàng hóa này, bao gồm phòng chờ
động vật và Trung tâm Dược phẩm Lufthansa Cargo.
Ngoài 16 chuyên cơ vận tải Boeing 777F, Lufthansa Cargo tận dụng tải của Lufthansa
German Airlines, Austrian Airlines, Brussels Airlines, Eurowings Discover và SunExpress
để vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, liên doanh AeroLogic tại Leipzig điều hành 20 chuyên
cơ vận tải 777F thay mặt cho hai cổ đông là Lufthansa Cargo và DHL Express. Lufthansa
Cargo chịu trách nhiệm tiếp thị năng lực của bốn chiếc máy bay này.
Quy mô đội tàu bay: Tính đến tháng 9 năm 2022, đội bay Lufthansa Cargo bao gồm
các máy bay sau: 16 chiếc Boeing 777F và 2 chiếc Airbus A321F.
Hình 2.3: Quy mô hạm đội của Lufthansa Cargo
Nguồn: Lufthansa Cargo
Mạng đường bay: Lufthansa Cargo khai thác 361 điểm đến trên thế giới và 3 Hubs ở
Châu Âu (Frankfurt, Munich, Vienna).
Một số đối tác của Lufthansa Cargo: Các hãng hàng không Áo, Các hãng hàng không
Brussels, Eurowings Discover, Swiss World Cargo, ANA, Cathay Pacific, United Cargo… 20
Hình 2.4: Quy mô mạng đường bay của Lufthansa Cargo
Nguồn: Lufthansa Cargo
b, Tình hình nhân sự
Dorothea von Boxberg là Giám đốc điều hành của Lufthansa Cargo kể từ ngày 1
tháng 3 năm 2021. Trước đó, bà là thành viên Ban điều hành Lufthansa Cargo chịu trách
nhiệm bán hàng toàn cầu, lập kế hoạch mạng lưới và phát triển sản phẩm. Công ty hiện sử
dụng khoảng 4.200 nhân viên trên toàn thế giới.
Nhân viên của Lufthansa Cargo đại diện cho các mục tiêu và giá trị của bản thân mỗi
ngày. Họ mang đến sự cam kết và thái độ trong giao dịch với khách hàng, đồng nghiệp và
đối tác là những gì làm nên thành công của công ty….
Thành viên ban điều hành:
Hình 2.5: Thành viên ban điều hành của Lufthansa Cargo
Nguồn: Lufthansa Cargo 21
Lufthansa Cargo được quản lý bởi ban điều hành gồm ba thành viên.
Chủ tịch Hội đồng Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành cũng như Giám đốc Tài
chính của Lufthansa Cargo: Dorothea von Boxberg.
Thành viên Ban Điều hành kiêm Giám đốc Thương mại: Ashwin Bhat
Thành viên Ban Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành và Giám đốc Nhân sự, Giám
đốc Lao động: Dietmar Focke
Các nhân viên của Lufthansa Cargo sẵn sàng phấn đấu và đi xa hơn nữa vì sự thành
công của toàn bộ Lufthansa Cargo. Mặc dù hầu hết nhân viên làm việc cho một đơn vị kinh
doanh cụ thể, nhưng việc nhìn thấy “bức tranh toàn cảnh” và hiểu cách thúc đẩy sự hiệp lực
và tạo ra giá trị cho khách hàng cũng như toàn bộ nhóm là chìa khóa.
c, Khả năng cạnh tranh
Lufthansa cargo là hãng vận tải hàng hóa lớn thứ 15 trên thế giới tính theo hàng tấn -
km vào năm 2022, họ đã xử lý 7,2 tỷ tấn/km với hệ số tải trung bình là 71%.
Lĩnh vực vận chuyển hàng không vốn đã hoạt động với mức thâm hụt 10% công suất
do các hãng hàng không chở khách phải vật lộn để phục hồi sau COVID và nhu cầu vận
chuyển dữ dội trước cuộc khủng hoảng Ukraine. Các hãng vận chuyển hàng hóa của Nga
như Volga-Dnepr và công ty AirBridgeCargo không thể bay đến châu Âu và Mỹ, các công
ty phương Tây sẽ tránh họ ở các khu vực khác trên thế giới để đảm bảo họ không vi phạm
các lệnh trừng phạt khác đối với Nga.
Bên cạnh đó sự khác biệt đối với các hãng hàng không khác là Lufthansa Cargo sẽ
không áp dụng phụ phí chiến tranh đối với các chuyến hàng.
Lufthansa Cargo cung cấp dịch vụ đưa đón bằng xe tải miễn phí với hàng cứu trợ cho
người Ukraine và những người tị nạn Ukraine ở châu Âu, và công ty con Logistics fast hỗ
trợ vận chuyển hàng hóa đến kho hàng chính của chính phủ ở Ba Lan.
Lufthansa Cargo đã báo cáo kết quả tốt nhất từ trước đến nay, với doanh thu tăng
37,7% lên 4,3 tỷ USD và điều chỉnh thu nhập trước lãi và thuế là 1,7 tỷ USD, tăng 93,4%.
Lufthansa Cargo đã tận dụng tốt việc liên danh cũng như đối tác kinh doanh với nhiều
hãng hàng không vận chuyển khác với mục tiêu chung. Bên cạnh đó, Lufthansa Cargo đã đạt
được những bước tiến lớn trong việc phát triển kỹ thuật số, phần lớn hoạt động của nhằm để 22
cải thiện khả năng hiển thị chuỗi cung ứng, bao gồm việc giới thiệu của riêng mình, cùng với
quan hệ đối tác với các công ty kỹ thuật số hiện có.
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
a, Thực trạng doanh thu Năm 2021
Trong năm 2021, thị trường vận tải hàng không tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng về
khả năng vận chuyển hàng hóa do đại dịch COVID-19. Lufthansa Cargo cũng đang thiếu
một phần lớn năng lực của các hãng hàng không thuộc Tập đoàn vốn thường vận chuyển
một nửa tổng khối lượng hàng hóa. Việc lập kế hoạch mạng lưới linh hoạt, việc sử dụng máy
bay chở khách làm chuyên cơ vận tải thuần túy chỉ có thể bù đắp một phần cho những ảnh
hưởng này. Do nhu cầu đối với tải cung ứng vận chuyển hàng hóa vẫn tiếp tục tăng đáng kể
do nguồn cung toàn cầu bị tắc nghẽn và sự gián đoạn trong lưu thông vận tải đường biển,
nên có thể đạt được mức giá trung bình và hệ số tải cao chưa từng có trong lịch sử. Doanh
thu và thu nhập do đó đạt được mức kỷ lục mới.
Trong năm 2021, doanh thu tăng 38% so với cùng kỳ năm trước do giá cả và số lượng
lên 3.800 triệu EUR vào năm 2021 (năm trước: 2,757 triệu EUR). Thu suất cao hơn do giảm
công suất trong toàn ngành là nguyên nhân tăng. Doanh thu trong việc khai thác tăng 37%
lên 3.865 triệu EUR (năm trước: 2.826 triệu EUR).
Doanh thu khai thác tăng do doanh số và thu suất cao hơn nên tăng tổng cộng 40%
lên 3.644 triệu EUR (năm trước: 2.596 triệu EUR). Doanh thu khai thác tăng ở tất cả các khu vực. 23
Hình 2.6: Các chỉ số doanh thu quan trọng của Lufthansa Cargo năm 2021
Nguồn: Báo cáo thường niên 2021
Hệ số tải hàng hóa được cải thiện 1,7% nên năm 2021 đạt 71,0% (năm trước: 69,3%).
So với mức trước khủng hoảng vào năm 2019, thu suất đã cao hơn 100,4%.
Lufthansa Cargo đã cung cấp thêm tải luân chuyển trong năm 2021 thêm 9% so với
năm trước. Khi so sánh với năm trước khủng hoảng 2019, tải cung ứng đã thấp hơn 30%.
Tải thừa được tận dụng trong các chuyến bay vận chuyển hành khách trong năm báo cáo đã
dần phục hồi, trong khi năng lực của người vận chuyển hàng hóa được duy trì ở mức gần
như tương tự thông qua việc đưa vào hai chiếc 777F để so sánh với việc ngừng hoạt động
của những chiếc MD-11F cuối cùng còn lại. Doanh số bán hàng tăng 11% so với năm trước. 24
Hình 2.7: Các chỉ số khai thác Logistics của Lufthansa Cargo năm 2021
Nguồn: Báo cáo thường niên 2021
6 tháng đầu năm 2022
Hiệu quả hoạt động của mảng Logistics vẫn ở mức cao kỷ lục; tổng công suất vận
chuyển hàng hóa trên thị trường tiếp tục giảm do đại dịch COVID-19 và hậu quả là không có
sức chứa trên máy bay chở khách; nhu cầu về năng lực vận chuyển hàng hóa còn duy trì ở
mức cao; Với sự gia nhập thị trường, Lufthansa Cargo đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
từ ngành thương mại điện tử và do đó có thể cung cấp cho khách hàng nhiều tải cung ứng hơn
Lufthansa Cargo đang đầu tư mở rộng năng lực đội tàu chở hàng của mình; hãng
hàng không đã đặt hàng tổng cộng 10 chuyên cơ vận tải, bao gồm ba chiếc Boeing 777F với
công nghệ hiện đại và bảy chiếc 777-8F, thế hệ tiếp theo của máy bay vận tải Boeing; chiếc
Boeing 777F đầu tiên được giao vào tháng 6 năm 2022 và đang được phục vụ tại Aerologic;
Hợp đồng thuê hai máy bay chở hàng Boeing 777F sẽ hết hạn vào năm 2024 cũng được gia
hạn thêm bảy năm đến năm 2031.
Tải cung ứng của Lufthansa Cargo đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa
đầu năm 2022, chủ yếu nhờ vào việc tận dụng tải thừa do phục hồi các chuyến bay chở
khách; doanh số bán hàng tăng 3%; hệ số tải hàng hóa giảm 10,3% xuống còn 64,2%; thu
suất được điều chỉnh do ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tăng ở tất cả các hoạt động vận tải 25
Lufthansa Cargo và cao hơn 38,1% so với năm trước; điều này thể hiện một kỷ lục mới
trong lịch sử của Lufthansa Cargo.
Doanh thu khai thác cũng tăng ở tất cả các khu vực giao thông do doanh số bán hàng
cao hơn và số lượng cao hơn, tăng 740 triệu EUR tương đương 46% lên 2.335 triệu EUR
(năm trước: 1.595 triệu EUR); giá trị tăng 755 triệu EUR tương đương 45% lên 2.426 triệu
EUR (năm trước: 1,671 triệu EUR).
Hình 2.8: Doanh thu của Lufthansa Cargo 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Báo cáo quý II Lufthansa Cargo
b, Thực trạng lợi nhuận Năm 2021
Được hỗ trợ bởi quản lý chi phí chặt chẽ và lợi nhuận kỷ lục trong kinh doanh hàng
hóa, lỗ hoạt động giảm nhiều hơn một nửa so với năm trước (năm 2020). EBIT được hiệu
chỉnh trong kỳ báo cáo đạt –2.349 triệu EUR (năm trước: –5,451 triệu EUR). Điều này bao
gồm các chi phí không định kỳ cho tái cơ cấu 581 triệu EUR (năm trước: 233 triệu EUR) và
chi phí khai thác bất thường cho các thủ tục pháp lý 103 triệu EUR (năm trước: 0 triệu
EUR). EBIT đã hiệu chỉnh tỷ suất lợi nhuận lên tới –14,0% (năm trước: –40,1%). EBIT đạt
tới –2.316 triệu EUR (năm trước: –7.353 triệu EUR).
Chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay còn
gọi là lợi nhuận trước thuế được thể hiện thông qua lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh 26
doanh. EBIT bao gồm tất cả những lợi nhuận mà trước khi tính vào các khoản thanh toán
tiền lãi và thuế thu nhập. Vai trò của EBIT là loại bỏ được sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và
tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp khác nhau.
Lufthansa Cargo tạo ra một kết quả kỷ lục đạt tổng trị giá 1.493 triệu EUR. Cụ thể,
EBIT điều chỉnh tăng tương ứng 93% vào năm 2021 lên 1.493 triệu EUR (năm trước: 772
triệu EUR). Do đó, Lufthansa Cargo cần nỗ lực hơn nữa để duy trì mức tăng trưởng về EBIT
đã được tạo ra trong 2021.
Hình 2.9: Logistics: Phát triển doanh thu, EBIT hiệu chỉnh bằng triệu EUR và
EBIT hiệu chỉnh theo % Lufthansa Cargo
Nguồn: Báo cáo tài chính 2021
EBIT vốn là chỉ số giúp các nhà đầu tư áp dụng trong việc so sánh hai hoặc nhiều
công ty thuộc cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau. Việc
sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan
nhất về hiệu suất hoạt động và tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty. Vậy nên,
Lufthansa Cargo cần cải thiện hơn nữa về thu nhập kỷ lục được tạo ra trong năm trước. Biên
EBIT điều chỉnh được cải thiện thêm 11,3% đến 39,3% (năm trước: 28,0%). EBIT đạt 1.497
triệu EUR vào cuối năm báo cáo (năm trước: 717 triệu EUR).
Lợi nhuận sau thuế (Profit/loss after income taxes)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) là tỷ suất thực hiện tài
chính, tính bằng cách chia thu nhập ròng theo doanh thu thuần. Nghĩa là phần còn lại sau khi
lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí để làm ra sản phẩm (bao gồm cả thuế thu nhập 27
doanh nghiệp). Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty càng hoạt động ổn định, con số này
cũng cho thấy một phần các công ty đang kiểm soát chi phí của mình như thế nào.
Mặc dù lợi nhuận của Lufthansa Cargo vẫn đang ở mức âm, tuy nhiên đây là một kết
quả đáng khen từ sự nỗ lực của Lufthansa Cargo khi lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng
67,48% từ -6,766 triệu EUR lên thành -2,193 triệu EUR vào năm 2021. Do đó, Lufthansa
Cargo cần nỗ lực hơn nữa để duy trì mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế được tạo ra trong 2021.
Để làm được điều này, Lufthansa Cargo cần sử dụng tối ưu chi phí vận hành doanh
nghiệp, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giá hợp lý nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình và
đảm bảo phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần
phải áp dụng các biện pháp khác. Cụ thể như nâng cao năng lực sản xuất, tăng thời gian làm
việc của nhân viên hay mở rộng quy mô phát triển.
Hình 2.10: Lợi nhuận sau thuế của Lufthansa Cargo năm 2021
Nguồn: Báo cáo tài chính 2021
6 tháng đầu năm 2022
Bắt đầu từ năm tài chính 2022, việc điều chỉnh từ EBIT sang “EBIT hiệu chỉnh” đã
điều chỉnh chi phí tái cấu trúc dưới hình thức thanh toán thôi việc và chi phí của các thủ tục
pháp lý cùng với các giao dịch của công ty không phát sinh trong quá trình kinh doanh bình
thường, cũng như và các chi phí quan trọng không định kỳ khác do các yếu tố ngoại cảnh bất thường. 28
Lufthansa Cargo cũng được hưởng lợi từ điều này trong quý II. Cụ thể, Lufthansa
Cargo báo cáo “EBIT” đạt 482 triệu EUR (492 triệu đô la) cho quý thứ hai kết thúc vào ngày
30 tháng 6 năm 2022, tức tăng 48% so với quý 2 năm 2021 do nhu cầu vận chuyển hàng hóa
cao hơn và sản lượng trung bình trong ngành vận tải hàng không cao hơn mức trước khủng hoảng.
Trong nửa đầu năm 2022, Lufthansa Cargo đã đạt được kỷ lục mới “EBIT đã điều
chỉnh” đạt tới 977 triệu EUR (996 triệu đô la) so với 641 triệu EUR (654 triệu đô la) trong
nửa đầu năm 2021. Doanh thu từ lưu lượng truy cập đã tăng 46% lên 2,3 tỷ EUR (2,3 tỷ USD).
Vậy, EBIT hiệu chỉnh được cải thiện thêm 336 triệu EUR hoặc 52% thành EUR 977
triệu (năm trước: 641 triệu EUR), chủ yếu nhờ sản lượng và doanh số cao hơn, cho phép
Lufthansa Cargo đạt được một kết quả kỷ lục khác trong nửa năm đầu của Năm 2022; EBIT
cải thiện 313 triệu EUR hay 49% lên 956 triệu EUR (năm trước: 643 triệu EUR); sự khác
biệt để EBIT hiệu chỉnh chủ yếu do chi phí tái cơ cấu.
Về mặt tài chính, Lufthansa Cargo đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong nửa đầu
năm 2022. Lufthansa Cargo đã giảm đáng kể lỗ hoạt động so với năm trước và tạo ra EBIT
hiệu chỉnh dương gần 400 triệu EUR trong quý II. Đặc biệt, Lufthansa Cargo đã có những
đóng góp tích cực với một kết quả kỷ lục khác, Lufthansa Technik và tiến trình của công ty
trong việc triển khai chương trình giảm chi phí.
Đối với cả năm 2022, Lufthansa Cargo hiện kỳ vọng có thể đạt được EBIT điều chỉnh
dương ít nhất nửa tỷ EUR, giả sử không có thay đổi quan trọng nào trong môi trường kinh tế
ở nửa năm sau. Trên hết, quý II với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ liên tục tại hãng hàng
không hành khách và hiệu suất thu nhập liên tục mạnh mẽ tại Lufthansa Cargo dự kiến sẽ đóng góp vào việc này.
c, Thực trạng chi phí Năm 2021
Chi phí khai thác của Lufthansa Cargo 2021 đã tăng 15% lên 2.396 triệu EUR trong
khi năm 2020 là 2.082 triệu EUR. 29
Hình 2.11: Các chỉ số chi phí chính của Lufthansa Cargo năm 2021
Nguồn: Báo cáo hàng năm 2021
Chi phí vật liệu và dịch vụ tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020 lên 1,665 triệu EUR
(năm trước: 1,300 triệu EUR). Chi phí nhiên liệu tăng 44% lên 251 triệu EUR do các yếu tố
tải trọng trên đội xe và giá cả cao hơn (năm trước: 174 triệu EUR). Chi phí thuê chuyến tăng
do sức chứa ngày càng tăng của các máy bay chở khách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
gia tăng chi phí phải trả cho các công ty thuộc Tập đoàn lên 43% tương đương 945 triệu
EUR (năm 2020: 660 triệu EUR).
Chi phí nhân viên đã giảm 2% xuống 369 triệu EUR vào năm 2021 (năm 2020: 377
triệu EUR). Số lượng nhân viên trung bình giảm 5% đã được khắc phục khi kết thúc thời
gian làm việc ngắn hạn ở Đức.
Khấu hao giảm 16% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 149 triệu EUR (năm 2020: 178 triệu EUR)
Chi phí khai thác khác giảm 6% xuống 213 triệu EUR, chủ yếu do ảnh hưởng của tiền
tệ (năm trước: 227 triệu EUR) 30
Hình 2.12: Chi phí khai thác của Lufthansa Cargo năm 2021
Nguồn: Báo cáo hàng năm 2021 của Lufthansa Group
6 tháng đầu năm 2022
Chi phí khai thác tăng 432 triệu EUR lên 1.504 triệu EUR (tương đương 40%), phần
lớn là do chi phí nhiên liệu và chi phí quản lý cao hơn dùng để trả cho các công ty thuộc Tập
đoàn (năm trước: 1.072 triệu EUR).
Chi tiêu vốn cho bộ phận đạt 221 triệu EUR trong nửa đầu năm 2022 (năm trước: 28 triệu EUR).
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, số lượng nhân viên giảm 4% xuống còn 4.068 (năm trước: 4.216). 31
Hình 2.13: Chi phí khai thác của Lufthansa Cargo 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Báo cáo quý II Lufthansa Cargo 2.3. Phân tích SWOT
2.3.1. Điểm mạnh (S)
Nhìn vào các thế mạnh của Lufthansa Cargo trong hoạt động kinh doanh, ta có thể
thấy được một số yếu tố quan trọng trong thế mạnh của thương hiệu bao gồm vị thế tài
chính, lực lượng lao động có kinh nghiệm và chuyên môn hóa, tính độc đáo của dịch vụ đa
dạng và tài sản vô hình như giá trị thương hiệu. Dưới đây là Điểm mạnh trong Phân tích SWOT của Lufthansa Cargo:
S1. Đa dạng loại hình dịch vụ: Bao gồm dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm,
chuyển phát nhanh, nhiên liệu bền vững… Với Lufthansa Cargo thì việc vận chuyển bất cứ
thứ gì cũng được, chỉ cần hợp lệ đều được vận chuyển, dù là hoa hồng hay trái cây, dù là tua
vít hay tranh nghệ thuật. Chỉ cần có nhu cầu vận chuyển thì Lufthansa sẽ hỗ trợ tận tình.
S2. Mức độ nhận diện thương hiệu cao: Lufthansa Cargo là một thương hiệu lớn
chuyên vận chuyển hàng hóa hàng đầu Châu Âu. Với sự liên kết, liên doanh đối tác với các
đối tác toàn cầu như DHL, UPS... và rất nhiều đơn vị toàn cầu khác, Lufthansa Cargo đã tận
dụng lợi thế mạng lưới này và phủ rộng khắp thế giới. 32
S3. Mạng đường bay rộng khắp: Lufthansa Cargo có hơn 361 điểm đến trên thế
giới và 3 Hubs ở Châu Âu (Frankfurt, Munich, Vienna). Các điểm mà Lufthansa Cargo khai thác bao gồm:
Tại Châu Phi: Đông Phi, Nam Phi, phía tây Châu Phi.
Tại Châu Mỹ: Ca-ri-bê, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ.
Tại Châu Á: Trung Á, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á.
Tại Châu Âu: Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu.
2.3.2. Điểm yếu (W)
Điểm yếu của Lufthansa Cargo là những khía cạnh hoạt động kinh doanh mà hãng có
thể cải thiện để nâng cao vị thế của mình hơn nữa. Dưới đây là những điểm yếu trong của Lufthansa Cargo:
W1. Chi phí khai thác cao: Lufthansa cargo cho biết giá nhiên liệu liên tục biến
động làm ảnh hưởng nghiêm trọng chi phí khai thác của hãng. Bên cạnh đó, tỷ giá tiền tệ
cũng ảnh hưởng không kém, nguyên nhân do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều Ngân
hàng trung ương lớn đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều
hành do xung đột Nga - Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng
dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến
động lớn trên thị trường quốc tế và trong nước. Phí và lệ phí sân bay liên tục ảnh hưởng đến Lufthansa Cargo.
W2. Phản ứng chậm với các mối đe dọa về cạnh tranh: Mặc dù Lufthansa Cargo
có mối quan hệ đối tác với các hãng hàng không với mục tiêu làm đa dạng hơn khu vực khai
thác. Tuy nhiên, Một số hãng hàng không hàng hóa khác ngày càng có sự cải tiến và phát
triển vượt trội. Bên cạnh đó có thêm nhiều hãng hàng không mới, làm cho thị trường bị chia
sẻ và ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn.
W3. Thường xuyên xảy ra đình công: Tình trạng đình công xảy ra liên tục, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến Lufthansa Cargo. Các nhân viên của hãng liên tục nghỉ việc do
bệnh và lương không được thỏa thuận hợp lý. Bên cạnh đó các phi công của toàn bộ tập
đoàn Lufthansa đã lên tiếng cảnh báo sẽ tiếp tục đình công bất cứ lúc nào nếu hãng không
đáp ứng được yêu cầu của công đoàn. Bao gồm việc tăng lương 5,5% trong năm 2022 cho
các phi công và tự động bù lạm phát sau đó. 33 2.3.3. Cơ hội (O)
Cơ hội đề cập đến những môi trường xung quanh doanh nghiệp mà Lufthansa Cargo
có thể tận dụng để tăng lợi nhuận của mình. Cơ hội ở đây chính là thương hiệu mà bất kỳ các
hãng nói chung và Lufthansa Cargo nói riêng bao gồm các lĩnh vực cải tiến để nâng cao hoạt
động kinh doanh. Một số cơ hội bao gồm:
O1. Gia tăng thị phần ở các thị trường khác nhau: Lufthansa Cargo thâm nhập
vào nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt trong thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không. Việc vận chuyển hàng hóa đã tăng lên vì nhu cầu của khách hàng ngày một
tăng. Điều này dẫn đến việc nhiều hãng hàng không trong đó có Lufthansa Cargo mở rộng
các đường bay ở các nước đang phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa.
O2. Cải thiện trải nghiệm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng: Thông qua
việc đánh giá chất lượng vận chuyển hàng hóa của khách hàng, Lufthansa Cargo tập trung
nhiều hơn vào việc cải tiến dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
2.3.4. Thách thức (T)
Các mối đe dọa đối với Lufthansa Cargo là những yếu tố có thể tác động tiêu cực đến
hoạt động kinh doanh, gây bất lợi cho sự phát triển của hãng trong việc vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không, một số mối đe dọa bao gồm:
T1. Sự cạnh tranh gia tăng: Lufthansa Cargo có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong
lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hàng không như Turkish Airlines, Finnair, Air France KLM,
Delta Cargo, United Cargo, Swissworld Cargo, Emirates Sky Cargo, Afkl Cargo, American
Airlines Cargo… Đức sở hữu hệ thống giao thông hiệu quả, việc vận tải hàng hóa kết hợp
với các phương thức vận chuyển: đường bộ, đường sắt, đường hàng không ngày càng phát
triển. Đức có hệ thống cảng biển Hamburg là cảng biển lớn nhất tại Đức và cũng là một
trong 3 cảng lớn nhất thế giới. Hệ thống cảng được bố trí phủ khắp, tận dụng tất cả vùng
biển trong việc vận tải hàng hóa. Trong số 10 bạn hàng lớn nhất của cảng Hamburg có tới 5
bạn hàng là các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Bắc Triều
Tiên. Bên cạnh đó rất nhiều công ty logistics như Doerrenhaus, Hellmann Worldwide
Logistics hay DHL International phát triển dịch vụ vận tải bằng xe rơ moóc từ nửa cuối năm 34
2020, DHL một tuần điều khoảng 30 - 50 xe, còn của Doerrenhaus là khoảng 30 xe/tháng.
Chính vì việc vận tải hàng hóa kết hợp với các phương thức vận chuyển ngày càng phát triển
đã làm gia tăng cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường và nắm giữ thị phần của
Lufthansa Cargo trong việc vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
T2. Giá nhiên liệu gia tăng: Sự gia tăng của chi phí nhiên liệu đã gây khó khăn cho
hãng trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. (Nhân tố môi trường có thể
tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.)
Một mối đe dọa lớn là giá nhiên liệu vì tiêu thụ nhiên liệu vẫn là một trong những chi
phí chính của toàn ngành hàng không. (Xung đột quân sự Ukraine - Nga diễn ra căng thẳng).
Hơn nữa, mối đe dọa về chi phí bảo hiểm đội tàu bay của Lufthansa cao.
2.3.5. Phân tích SWOT
Bảng 2.1: Bảng phân tích SWOT của Lufthansa Cargo
O1. Gia tăng thị phần ở các thị T1. Gia tăng cạnh tranh trường khác nhau
T2. Giá nhiên liệu gia tăng
O2. Cải thiện trải nghiệm và dịch vụ
chất lượng cao cho khách hàng
S1. Đa dạng loại S(1,3) & O1: Thâm nhập vào thị S(1,2,3) & T1: Đẩy mạnh hình dịch vụ trường mới. marketing thông qua các TVC
S2. Mức độ nhận S2 & O(1,2): Đẩy mạnh chiến lược quảng cáo ngắn hoặc qua
diện thương hiệu thương hiệu toàn cầu. Website. cao
S3 & T1: Xây dựng lịch bay S3. Mạng đường linh hoạt bay rộng khắp
S(2,3) & T2: Khuyến khích
khách hàng sử dụng nhiên liệu bền vững
W1. Chi phí khai O1 & W(1,2): Mở rộng mạng W2 & T1: Chú ý sâu sắc đến thác cao đường bay.
sự thay đổi của môi trường W2. Phản
ứng O2 & W(1,2): Chú trọng mở rộng xung quanh.
chậm với các mối dịch vụ chăm sóc khách hàng.
W(1,2) & T2: Sử dụng nhiên đe dọa về cạnh
liệu bền vững thay thế hoặc pha tranh trộn W3. Thường xuyên xảy ra đình công
Nguồn: Nhóm tác giả 35 a, S-O
S(1,3) & O(1): Kết hợp Điểm mạnh 1 (S1) và điểm mạnh 3 (S3) với Cơ hội 1 (O1):
Sử dụng điểm mạnh đa dạng loại hình dịch vụ và mạng đường bay rộng khắp để khai thác cơ
hội Gia tăng thị phần ở các thị trường khác nhau.
Lufthansa Cargo có đa dạng loại hình dịch vụ với mạng đường bay rộng khắp thế
giới. Lufthansa Cargo có hơn 316 điểm đến ở hơn 100 Quốc gia.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng tăng sau đại dịch.
Lufthansa Cargo sử dụng lợi thế về nguồn lực, về đa dạng loại hình dịch vụ, về mạng đường
bay kết hợp cùng với cơ hội gia tăng thị phần ở các thị trường khác nhau để thâm nhập vào
các thị trường mới nhằm phát triển thành hãng hàng không hàng hóa toàn cầu.
S2 & O(1,2): Kết hợp Điểm mạnh 2 với Cơ hội 1 (O1), cơ hội 2 (O2): Mức độ nhận
diện thương hiệu cao để khai thác cơ hội Gia tăng thị phần ở các thị trường khác nhau và Cải
thiện trải nghiệm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Chiến lược thương hiệu toàn cầu là những nhóm giải pháp, hướng dẫn và kế hoạch
với mục tiêu khẳng định vị thế độc tôn của thương hiệu Lufthansa Cargo trong tâm trí khách
hàng, mà không xa vời so với nguồn lực sẵn có của Lufthansa Cargo. Lufthansa Cargo tận
dụng điểm mạnh kết hợp với những cơ hội để đưa dịch vụ của Lufthansa Cargo đến với tất
cả khách hàng trên thế giới. b, S-T
S1S2S3 & T1: Với sự kết hợp thế mạnh 1,2,3 (S1S2S3) và thách thức 1 (T1): Tận
dụng thế mạnh về đa dạng loại hình dịch vụ vận chuyển, với độ nhận diện thương hiệu cao
và mạng lưới đường bay bao phủ khoảng 361 điểm đến tại hơn 100 quốc gia để hạn chế sự cạnh tranh gia tăng.
Lufthansa Cargo với đa dạng loại hình dịch vụ vận chuyển, kết hợp với độ nhận diện
thương hiệu cao và mạng lưới đường bay bao phủ khoảng 361 điểm đến tại hơn 100 quốc
gia. Mặt khác, thị trường vận tải hàng không với nhiều hãng cạnh tranh nhau vô cùng khốc
liệt, cùng với cơ sở hạ tầng giao thông ở Đức đang ngày càng phát triển và đa dạng các
phương thức vận chuyển, dẫn tới sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như đường bộ,
đường thủy, tàu điện… cũng đáng bận tâm. Với những thế mạnh trên, hãng có thể tận dụng
để đẩy mạnh marketing thông qua các TVC quảng cáo ngắn hoặc qua Website. Nhằm xây 36
dựng thương hiệu tốt hơn nữa, thu hút được sự chú ý của đông đảo người quan tâm và quảng
bá rộng rãi đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau để có thể cạnh tranh với các hãng
cũng như các phương thức vận chuyển khác.
S3 & T1: Với sự kết hợp thế mạnh 3 (S3) và thách thức 1 (T1): Tận dụng mạng
đường bay rộng khắp để hạn chế sự cạnh tranh gia tăng.
Vì khách hàng thường thích lựa chọn hãng có tần suất chuyến bay cao hơn cũng như
lịch bay linh hoạt hơn để gửi hàng. Do đó, hãng có thể tận dụng thế mạnh mạng đường bay
rộng, bao phủ khoảng 361 điểm đến tại hơn 100 quốc gia, kết hợp với việc tăng tần suất
chuyến bay của một số đường bay phổ biến, xây dựng lịch bay phù hợp, thuận tiện với nhu
cầu khách hàng để tăng sức cạnh tranh với các hãng khác và tăng doanh thu, lợi nhuận.
S(2,3) & T2: Với sự kết hợp thế mạnh 1,2 (S1S2) và thách thức 2 (T2): Tận dụng thế
mạnh về mạng đường bay rộng khắp, với độ nhận diện thương hiệu cao để hạn chế chi phí nhiên liệu gia tăng.
Do xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine mà giá nhiên liệu đang ngày càng gia tăng.
Lufthansa Cargo với đa dạng loại hình dịch vụ vận chuyển, kết hợp với độ nhận diện thương
hiệu cao, hãng cần hiện đại hóa hạm đội để tiết kiệm nhiên liệu, Bên cạnh đó, hãng cần đẩy
mạnh sử dụng nhiên liệu bền vững (SAF) vừa hạn chế được chi phí nhiên liệu ngày càng gia
tăng vừa giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường. Điều này góp phần giúp Lufthansa Cargo
tiến gần hơn với vận tải hàng không bằng nhiên liệu hàng không bền vững. c, W-O
O1 & W12: Với sự kết hợp Cơ hội 1 (O1) và Điểm yếu 1,2 (W1,2): tận dụng cơ hội
khi gia tăng thị phần ở các thị trường khác nhau để khắc phục điểm yếu chi phí khai thác cao
và phản ứng chậm với các mối đe dọa về cạnh tranh.
Các hãng có thị phần cao ở các thị trường khác nhau thường nhận được mức giá tốt
hơn từ các nhà cung cấp, do nhiều khách hàng có nhu cầu đặt hàng nhiều hơn dẫn đến họ
cũng tăng sức mua. Từ đó có thể giảm một phần chi phí khai thác nhờ giảm chi phí đầu vào,
đồng thời cước phí cho các loại dịch vụ cũng sẽ giảm nhờ việc tối ưu hóa được chi phí khai
thác, gia tăng mức độ cạnh tranh với các hãng khác. Phản ứng một cách nhanh chóng với các
mối đe dọa cạnh tranh về giá cước hay thị phần trên các mạng đường bay… 37
O2 & W12: Với sự kết hợp Cơ hội 2 (O2) và Điểm yếu 1,2 (W1,2): tận dụng cơ hội
của việc cải thiện trải nghiệm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng để khắc phục điểm
yếu chi phí khai thác cao và phản ứng chậm với các mối đe dọa về cạnh tranh.
Phản hồi của khách hàng là một phần thiết yếu để hiểu trải nghiệm của khách hàng.
Việc theo dõi các phản hồi của khách sẽ giúp Lufthansa Cargo xác định cách khách hàng của
cảm nhận về dịch vụ của hãng; giúp hãng cải thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ của
mình; đồng thời làm cho khách hàng của hãng nhận ra rằng hãng quan tâm, và đồng cảm với
nhu cầu của họ. Khi thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hãng có thể giảm được chi
phí khai thác đáng kể. Cụ thể là giảm chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, chi phí tiếp
thị, quảng bá… Mặt khác, hãng còn giảm được chi phí về thời gian, công sức và cả tiền bạc
để xử lý những khiếu nại, phàn nàn của khách. Đây là một cơ hội tốt giúp hãng có thể khắc
phục điểm yếu về chi phí khai thác cao của mình. Đơn giản vì khi hãng cung cấp một dịch
vụ nào đó, chỉ có khách hàng mới có thể cho hãng biết các dịch vụ của họ đang chưa tốt ở
đâu, vướng mắc chỗ nào, để từ đó cải thiện và phát triển dịch vụ của mình một cách chuyên
nghiệp hơn cũng góp phần tối ưu hóa chi phí khai thác và gia tăng doanh thu.
Hơn nữa cơ hội này cũng khắc phục việc phản ứng chậm với các mối đe dọa về cạnh
tranh của mình, vì khi một khách hàng vui vẻ và hài lòng là một khách hàng được duy trì và
trung thành, người sẵn sàng giới thiệu hãng với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè của họ.
Lòng trung thành của khách hàng có thể giúp ngăn chặn việc khách hàng rời bỏ Lufthansa
Cargo để đến với hãng khác. Hơn nữa, hãng có thể tăng thêm số lượng khách hàng của mình
nhờ vào việc tiếp thị truyền miệng.
Đồng thời việc này cũng hỗ trợ gia tăng cơ hội 1 (gia tăng thị phần ở các thị trường
khác nhau). Xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại bằng cách nuôi
dưỡng lòng trung thành của họ là một chiến lược thông minh để giành thị phần. d, W-T
Ta không thể bỏ qua sự kết hợp đặc sắc nhất, làm tiền đề nghiên cứu chiến lược loại
bỏ yếu điểm hiệu quả: W-T. Ở đây, ta nhận biết nhận Rủi ro (Threat - T) đi cùng Thế mạnh
(Strong - S) thì chỉ là Rủi ro (S-T) tuy nhiên khi kết hợp cùng Yếu điểm (Weakness - W), nó
sẽ trở thành Mối đe dọa (W-T) thực sự cho một doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt. 38
Dưới đây là chiến lược nhóm chúng tôi đề xuất để loại bỏ “Mối đe dọa” của hãng
hàng không vận chuyển hàng hóa Lufthansa Cargo. Nhưng thực tế, bạn không thể loại bỏ
được hoàn toàn các Mối đe dọa. Thế nhưng, việc đối phó và theo dõi các “Mối đe dọa” phải
là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, bất kể khả năng kiểm soát của bạn
đối với các “Mối đe dọa” ra sao. Và đối với mỗi “điểm yếu - mối đe dọa” khác nhau sẽ cần
chiến lược xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:
Điểm yếu: có thể được xác định trong lĩnh vực chi phí cố định cao và giá cả cao hơn
cũng như sự phụ thuộc vào đối tác
W2 & T1: Việc cạnh tranh trong thị trường ngày càng gia tăng (T1) kết hơp với sự
thiếu nhạy bén với việc cạnh tranh của Lufthansa Cargo (W1) cho thấy đây sẽ là mối nguy
hại lâu dài cho hãng. Bởi lẽ, về dài hạn ngành vận tải hàng không hay bất cứ ngành nghề
kinh doanh nào khác khi thiếu sự thích ứng để nỗ lực cạnh tranh cũng như cải tiến liên tục
để cạnh tranh thì đều nhanh chóng dẫn hãng đến kết quả thất bại bất ngờ. Đó thực sự là một
“mối đe dọa” tiềm tàng ẩn sâu bên trong hãng này.
Ngành hàng không cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vì vậy, Lufthansa nên chú ý sâu sắc
đến sự thay đổi của môi trường xung quanh nó, đặc biệt chú ý đến các đối thủ cạnh tranh.
Hãng phải xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào do môi trường gây ra và thực hiện các
biện pháp thích hợp để giải quyết chúng. Sự cạnh tranh gay gắt ngày nay và những thay đổi
nhanh chóng trên thị trường đã buộc các hãng hàng không phải áp dụng các chiến lược mới.
W1 & T2: Chi phí tăng, đặc biệt là chi phí khai thác tăng cao như giá nhiên liệu tăng,
chi phí lao động cao và các quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tỷ suất lợi
nhuận. Đây là mối đe dọa lớn đến tài chính của doanh nghiệp cả trong ngắn và dài hạn.
Trước đó, Boeing từng thực hiện thành công các chuyến bay thử nghiệm bằng 100%
nhiên liệu bền vững thay cho xăng máy bay, trước những thách thức khẩn cấp do biến đổi
khí hậu. Lufthansa Cargo có thể nghiên cứu hydro lỏng để làm nhiên liệu cho máy bay hoặc
dùng nhiên liệu máy bay bền vững được pha trộn trực tiếp với nhiên liệu thường với tỷ lệ
50/50, mức tối đa được phép theo các chỉ dẫn kỹ thuật hiện nay. Nhằm thực hiện cam kết
giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2050 so với mức của năm 2005, các hãng hàng
không cần sử dụng 100% nhiên liệu bền vững trước năm trước năm 2050. 39
Chương 3: Giải pháp 3.1. Giải pháp
3.1.1. Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm mạnh
Thâm nhập thị trường mới
Thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đang dần phục hồi sau đại dịch
Covid-19. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không rất lớn, tăng trưởng
khoảng 4,1% mỗi năm từ 2020 đến 2039 (Boeing, 2020).
Lufthansa Cargo có tài nguyên công ty dồi dào.
- Nhân lực: Lufthansa Cargo có hơn 4200 nhân viên chất lượng cao ở trên khắp thế giới.
- Vật lực: Lufthansa Cargo có tới 18 chiếc máy bay hiện đại bao gồm 16 chiếc
Boeing 777F và 2 chiếc Airbus A321F.
- Tài lực: Vốn chủ sở hữu của Lufthansa Cargo rất lớn, tính đến tháng 6/2022, vốn
chủ sở hữu của Lufthansa Cargo có 7927 triệu EUR.
Với nguồn lực dồi dào, Lufthansa Cargo có khả năng để thâm nhập vào thị trường
mới nhằm mục đích tăng doanh thu và rút ngắn thời gian trở thành hãng hàng không vận
chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới. Lufthansa Cargo có mạng đường bay rộng lớn với hơn
316 điểm đến, hơn 100 Quốc gia. Tuy nhiên, Lufthansa Cargo chưa có điểm đến ở Châu Úc.
Lufthansa Cargo có thể sử dụng điểm mạnh đa dạng loại hình dịch vụ và mạng đường bay
rộng khắp để khai thác cơ hội thâm nhập vào thị trường Châu Úc, đặc biệt là nước Úc.
Ngành vận tải hàng không ở Úc không ngừng lớn mạnh và phát triển bao gồm xuất
nhập khẩu và nội địa. Trong năm 2021, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không tới Úc khoảng 895 nghìn tấn. Năm 2022, IBISWorld dự đoán rằng, quy mô thị
trường, được đo bằng doanh thu, của ngành Dịch vụ Vận tải Hàng không ở Úc là 10,1 tỷ đô
la và tốc độ phát triển của ngành Dịch vụ Vận tải Hàng không ở Úc tăng khoảng 9,3% so với
năm 2021. Hiện tại, ở Úc có 6 doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành Dịch vụ Vận tải
Hàng không, bao gồm: Australian airExpress, Express Freighters Australia, HeavyLift Cargo
Airlines, Pionair Australia, Qantas Freight và Tasman Cargo Airlines.
Lufthansa Cargo dùng chiến lược thâm nhập thị trường để thâm nhập vào thị trường
nước Úc, cạnh tranh với các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa ở nước này. Nhóm tác 40
giả đề xuất, trong năm đầu tiên thâm nhập vào thị trường Úc, Lufthansa Cargo nên mở 9
đường bay từ 3 Hub của Lufthansa Cargo tới 3 sân bay ở Úc như: Sân bay Quốc tế
Kingsford Smith - Sydney (SYD); Sân bay Melbourne (MEL) và sân bay Perth (PER).
Sân bay Quốc tế Kingsford Smith - Sydney (SYD)
Kingsford Smith là một trung tâm vận tải hàng hóa chính đến và đi từ Úc, xử lý
khoảng 45% lưu lượng hàng hóa quốc gia. Nó có các phương tiện vận chuyển hàng hóa
phong phú bao gồm bảy nhà ga hàng hóa chuyên dụng do một số nhà vận tải điều hành.
Năm 2019, Sân bay Sydney đã xử lý 521.014 tấn hàng hóa đường hàng không quốc tế và
23.260 tấn thư từ bằng đường hàng không quốc tế. Sân bay Perth (PER)
Perth là cửa ngõ cho giao thông hàng hóa vào bang Tây Úc. Sân bay bận rộn thứ tư ở
Úc về lưu lượng hành khách và cũng là nơi cung cấp tổng lượng hàng hóa xuất khẩu theo giá
trị và xuất khẩu vàng tính theo giá trị lớn nhất. Perth có tổng khối lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường hàng không khoảng 47,7 nghìn tấn với tổng khối lượng hàng hóa xuất
khẩu khoảng 66 nghìn tấn.
Sân bay Melbourne (MEL)
Sân bay Melbourne là sân bay quốc tế chính phục vụ khu vực đô thị Melbourne. Về
lưu lượng hành khách, đường bay Melbourne-Sydney là đường hàng không có lượng hành
khách đi lại nhiều thứ ba trên thế giới. Đối với hàng hóa, YMML xử lý hơn 30% thị trường
vận tải hàng không quốc tế của Úc và được đánh giá là nhà nhập khẩu lớn thứ hai của Úc theo giá trị.
3.1.2. Sự kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ
Hiện đại hóa đội tàu bay, đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu bền vững (SAF)
Đối mặt với đại dịch COVID-19 và vấn đề xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine hiện
nay, khủng hoảng năng lượng xuất hiện kéo theo lạm phát, khiến giá nhiên liệu năng lượng
đang tăng cao và ngày càng trở nên khan hiếm. Với ngành hàng không nói chung và
Lufthansa Cargo nói riêng, thì chi phí nhiên liệu là khoản tiền rất lớn và chiếm tỉ trọng cao
trong tổng chi phí khai thác. Giá nhiên liệu tăng cao chính là thách thức lớn đến tài chính
của Lufthansa Cargo trong cả ngắn và dài hạn. Do đó, hãng cần có những giải pháp để 41
đương đầu với tình trạng khan hiếm nhiên liệu và đảm bảo hoạt động khai thác diễn ra bình thường.
Vào năm 2021, các cột mốc quan trọng đã đạt được, chẳng hạn như việc sử dụng đội
bay toàn B777F. Hãng cần tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa đội bay và vận hành các loại
máy bay chở hàng mới nhất và tiết kiệm nhiên liệu nhất trên thị trường như: B777F, B777- 8F…
Từ việc thu gom nguyên liệu thô như rác thải sinh hoạt, dầu ăn đã qua sử dụng, phế
thải lâm nghiệp, qua sản xuất công nghiệp của nhà máy sản xuất nhiên liệu và tạo ra được
nguyên liệu bền vững SAF. Nhiên liệu hàng không bền vững được pha trộn trực tiếp với
nhiên liệu máy bay thông thường theo tỷ lệ 50/50, là mức tối đa được phép theo các chỉ dẫn
kỹ thuật hiện nay. Khi hãng sử dụng SAF để khai thác vừa có thể cắt giảm được chi phí
nhiên liệu, vừa giảm bớt lượng khí CO2 thải ra môi trường. Vì so với nhiên liệu hóa thạch,
SAF giảm tới 80% lượng khí thải CO2.
Bên cạnh đó, Lufthansa Cargo cần đẩy mạnh kế hoạch trang bị cho đội bay B777 của
mình lớp màng AeroSHARK mới được phát triển bằng công nghệ đặc biệt. Ước tính công
nghệ này sẽ giúp Lufthansa cắt giảm hơn 1% tổng lượng khí phát thải, tương ứng gần 11.700
tấn khí thải CO2 và tiết kiệm 3.700 tấn nhiên liệu máy bay hằng năm.
Với mục tiêu trở thành hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bền vững nhất thế giới,
hãng cần hướng tới khai thác chuyến bay bằng 100% nhiên liệu bền vững thay cho xăng
máy bay. Trong giai đoạn tới, Lufthansa Cargo có thể nghiên cứu hydro lỏng để làm nhiên
liệu cho máy bay và mở rộng chương trình Nhiên liệu Hàng không Bền vững để giảm lượng
khí thải CO2 hơn nữa. Thông qua các dự án chất lượng cao không chỉ liên quan đến các biện
pháp bảo vệ khí hậu tiết kiệm CO2 mà các dự án còn luôn mang lại lợi ích cục bộ cho người dân và môi trường.
3.1.3. Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm yếu
Chú trọng nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đối với mỗi hãng hàng không việc chăm sóc khách hàng luôn là điều quan trọng và
cần thiết, được tiến hành tại giai đoạn sau khi cung cấp dịch vụ. Có thể nói dịch vụ khách
hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của hãng, do đó nâng cao dịch vụ chăm sóc
khách hàng là chìa khóa để giúp Lufthansa Cargo thành công trên thương trường. 42
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ mang lại cho Lufthansa Cargo rất nhiều lợi ích
như: Giúp hãng duy trì, giữ chân khách hàng trung thành; thu hút lượng khách hàng tiềm
năng; giảm chi phí; đồng thời có được vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ so với các hãng khác.
Và để làm được điều này dưới đây là một số giải pháp nhóm tác giả đưa ra để có thể
giúp Lufthansa Cargo nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình:
Thứ nhất, nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên: Thường
xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình, để họ có thể xử lý tình
huống một cách linh hoạt và chủ động, hãng cần như: Trau dồi kiến thức về các dịch vụ của
hãng một cách chuyên sâu; Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên; Khuyến khích
nhân viên đồng cảm và kiên nhẫn với khách hàng và truyền tải thông điệp đến khách hàng
một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Thứ hai, Thúc đẩy đội ngũ nhân viên: Hãng cần đưa ra mục tiêu công việc cho mỗi cá
nhân; Khen thưởng cho nhân viên đúng lúc và kịp thời mỗi khi họ có thành tích tốt; Luôn
nhắc nhân viên có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với đồng nghiệp của mình; Tạo
điều kiện cho nhân viên nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt. Bởi công việc chăm sóc khách
hàng khiến cho nhân viên chịu nhiều áp lực. Nếu sức khỏe và tinh thần làm việc không tốt sẽ
ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Thứ ba, đo lường hiệu suất dịch vụ khách hàng: Thông qua các công cụ sẵn có, hãng
cũng cần theo dõi các chỉ số thể hiện hiệu suất dịch vụ khách hàng một cách thường xuyên
hơn, các chỉ số như: Dựa vào thang điểm hài lòng của khách hàng bằng các cuộc khảo sát
theo dõi khách hàng; Thời gian xử lý trung bình vấn đề của khách; Tỷ lệ giải quyết vấn đề
của khách thành công; Thời gian phản hồi khách hàng.
Thứ tư, nâng cấp công cụ dịch vụ chất lượng: Nâng cấp công cụ dịch vụ chất lượng
giúp cải thiện chất lượng dịch vụ vì làm dịch vụ cần nhiều công cụ, công cụ dịch vụ có chất
lượng thì dịch vụ mới chất lượng được. Lufthansa Cargo cần thiết kế trang web dễ sử dụng,
thân thiện, gần gũi với khách hàng; Tạo tài khoản trên mạng xã hội như Facebook,
Instagram, YouTube, Twitter… và thường xuyên cập nhật các thông tin của hãng; Nhận
thông tin phản hồi và trả lời khách hàng trên các trang mạng xã hội của hãng một cách
nhanh chóng bằng các công cụ trả lời tự động; Ngoài ra, thêm liên kết tài khoản trên các 43
mạng xã hội khác nhau để khách hàng có thêm nhiều trang thông tin về hãng và có thể liên
hệ một cách dễ dàng với hãng bằng nhiều cách.
3.1.4. Sự kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ
Chú ý sâu sắc đến sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Vận chuyển hàng hóa hàng không hiện đang là thị trường hứa hẹn đem lại tăng
trưởng, lợi nhuận cao và đóng góp thiết thực cho nền kinh tế chung trên toàn bộ các quốc gia
trên thế giới cũng như tại Đức. Nhằm loại bỏ/ hạn chế mối nguy về đối thủ cạnh tranh,
Lufthansa Cargo nên có chú ý sâu sắc đến sự thay đổi của môi trường xung quanh nó, đặc
biệt là động thái của đối thủ cạnh tranh. Hãng phải xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào
do môi trường gây ra và thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết chúng, bao gồm:
Thứ nhất, sự cạnh tranh về dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không nội địa Đức như
Eurowings, Air Berlin… ngày càng lớn mạnh thông qua áp dụng một số chính sách giá đặt
giữ chỗ hàng hoá thông thoáng hơn trên các tuyến có nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, cạnh tranh đến từ các khu vực kinh tế khác. Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) vừa qua tiếp tục ghi dấu một thành quả phát triển với việc cùng Liên minh
châu Âu (EU) ký Thỏa thuận vận tải hàng không toàn diện (ASEAN - EU CATA). Theo
thỏa thuận, tất cả các hãng hàng không của ASEAN có thể khai thác các chuyến bay thẳng
từ bất kỳ sân bay nào trong ASEAN đến tất cả các sân bay ở các quốc gia EU và ngược lại
đối với các hãng hàng không EU. Điều này sẽ giúp các hãng hàng không EU và ASEAN
cạnh tranh với các đối thủ đang nhắm đến thị trường đầy tiềm năng này.
Thứ ba, cạnh tranh còn đến từ các hãng lớn trong ngành vận chuyển hàng hoá thông
qua đường hàng không tại thị trường quốc tế như DHL, UPS, FedEx. Đây là mối đe dọa lớn
cho hoạt động kinh doanh của Lufthansa Cargo.
Nếu Lufthansa Cargo không duy trì thái độ chủ động, tích cực thay đổi và hoàn thiện
chất lượng dịch vụ/ sản phẩm của mình, mối đe dọa lớn về việc mất thị phần vận chuyển về
tay các đối thủ nêu trên là hoàn toàn có thể xảy ra. Hãng cần kiên trì theo mục tiêu góp phần
tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Đức trên trường quốc tế, góp
phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Đức. Điều này cũng như góp phần bình
ổn giá cước vận chuyển hàng hóa, ổn định chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu, giảm thiểu việc
ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, nguy cơ lạm phát và góp phần phát triển nền kinh tế. 44
3.2. Định hướng phát triển tới năm 2030
Lufthansa Cargo đã điều chỉnh tất cả các hoạt động thực hành trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi
đã cam kết đưa 5 mục tiêu SDG được chọn vào chiến lược doanh nghiệp của mình và đóng
góp rõ ràng cho chúng vào năm 2030.
- Hành động với khí hậu: Chúng tôi đang hành động để chống lại biến đổi khí hậu
và các tác động của nó.
+ Đội tàu chở hàng của Lufthansa Cargo bao gồm các tàu chở hàng B777F tiết kiệm nhiên liệu;
+ Lufthansa Cargo tiết kiệm rất nhiều nhiên liệu - thông qua 100% thùng chứa
nhẹ và công nghệ AeroShark;
+ Lufthansa Cargo đang đi tiên phong trong sáng kiến eFreight cho lô hàng không cần giấy tờ;
+ Tất cả các bộ phận của hệ thống quản lý môi trường của Lufthansa Cargo đều
được chứng nhận phù hợp với ISO 14001;
+ Nâng cấp thiết bị tải cho phép tái sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng;
+ Lufthansa Cargo sử dụng 100% năng lượng xanh tại trụ sở chính và tại các cơ
sở của Lufthansa Cargo ở Đức, Áo và Thụy Sĩ;
+ Hệ thống quản lý năng lượng và tiết kiệm nhiên liệu đảm bảo bảo tồn các nguồn năng lượng.
- Sức khỏe tốt và hạnh phúc: Lufthansa Cargo đảm bảo rằng các sản phẩm y tế nhạy
cảm được phân phối trên khắp thế giới - đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng.
Lufthansa Cargo cũng cung cấp hỗ trợ trong các tình huống khủng hoảng.
+ Lufthansa Cargo đảm bảo dịch vụ chăm sóc y tế đáng tin cậy bằng cách vận
chuyển nội tạng (organs), insulin và vắc xin (chẳng hạn như vắc xin Ebola và
coronavirus) hoặc khẩu trang bảo vệ (ví dụ: để chống lại sự lây lan của coronavirus);
+ Vào tháng 2 năm 2013, Lufthansa Cargo bắt đầu hợp tác chặt chẽ với liên
minh cơ quan viện trợ Đức Aktion Deutschland Hilft để cho phép cung cấp 45
viện trợ nhanh chóng trên khắp thế giới trong trường hợp xảy ra các thảm họa lớn.
+ Lufthansa Cargo và Hội Chữ thập đỏ Đức đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào tháng 12 năm 2016
+ Lufthansa Cargo đầu tư vào các trung tâm dược phẩm hiện đại nhất ở các
thành phố như Frankfurt, Munich và Chicago.
- Không đói nghèo: Chúng tôi giúp chống lại đói nghèo bằng cách cung cấp khả
năng tiếp cận thị trường toàn cầu và do đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế, bao
gồm cả ở các nước đang phát triển. Cargo Human Care cung cấp hỗ trợ bổ sung.
+ Lufthansa Cargo tạo công ăn việc làm và đảm bảo sinh kế - ví dụ bằng cách
vận chuyển hàng dệt từ Kenya, trái cây từ Ai Cập và ô tô từ Nam Mỹ;
+ Lufthansa Cargo tổ chức các sáng kiến và kêu gọi quyên góp toàn cầu, trong
đó tất cả số tiền thu được sẽ được chuyển đến các dự án viện trợ;
+ Lufthansa Cargo hợp tác với các bác sĩ Đức để thành lập tổ chức phi lợi nhuận
Cargo Human Care e. V. vào năm 2007;
+ Cargo Human Care mang đến một mái ấm cho trẻ mồ côi ở Kenya và đảm bảo
rằng chúng được cho ăn và học;
+ Lufthansa Cargo vận chuyển hàng hóa quyên góp trị giá vài nghìn EUR đến Kenya mỗi năm;
+ Lufthansa Cargo hỗ trợ Cargo Human Care với công việc quan hệ công chúng
và các hoạt động gây quỹ. Điều này bao gồm tăng gấp đôi phí vào cửa CHC Run
- Làm việc hiệu quả và tăng trưởng kinh tế: Chúng tôi đóng góp vai trò của mình
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm và bền vững cũng như công việc tử tế.
+ Sự tăng trưởng bền vững và độ tin cậy lâu dài của Lufthansa Cargo là yếu tố
ổn định trong thị trường đầy biến động mà Lufthansa Cargo hoạt động;
+ Lufthansa Cargo bay bất kể điều gì và cung cấp sự ổn định - ngay cả trong
những thời điểm không chắc chắn; 46
+ Lufthansa Cargo đầu tư liên tục và bền vững vào tất cả các khía cạnh của hoạt
động kinh doanh cốt lõi của mình: vào đội tàu và cơ sở hạ tầng cũng như số hóa;
+ Lufthansa Cargo phát triển các ý tưởng mới và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.
- Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng: Chúng tôi ủng hộ công nghiệp hóa bền
vững, hỗ trợ đổi mới và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng chống khủng hoảng.
+ Lufthansa Cargo thúc đẩy quá trình số hóa toàn bộ ngành với những ý tưởng
mạnh mẽ và đảm bảo các quy trình hiệu quả hơn và tỷ lệ sai sót thấp hơn nhờ
API, eDGD, RapidRateResponse, eBooking, eFreight, PreCheck và eTracking;
+ Lufthansa Cargo cung cấp kiến thức của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tham gia trên toàn thế giới vào các quá trình vận tải và do đó đặt ra các
tiêu chuẩn toàn cầu cao;
+ Lufthansa Cargo đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và vật lý, đồng thời các
trung tâm xử lý và máy bay hiện đại của Lufthansa Cargo đã và đang biến
chuỗi cung ứng và phân phối của ngày mai trở thành hiện thực. 47 C. KẾT LUẬN
“Phân tích hoạt động kinh doanh” là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh
nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những phạm vi được chú trọng bao gồm quy mô công
ty, cơ cấu nhân sự, khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động (doanh thu, lợi nhuận, chi phí)
và phân tích SWOT. Trình tự logic trong phân tích gồm: một là cụ thể hóa các mục tiêu
nghiên cứu; hai là đưa ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu theo quy mô chung; ba là phân tích và
giải thích các số liệu bằng mô hình SWOT; và cuối cùng là đưa ra một hệ thống các giải
pháp đề xuất dựa trên các số liệu.
Việc phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa hàng không nói riêng không chỉ cung cấp thông tin bề
nổi về hiệu quả kinh doanh cho nhà quản trị. Nó thực sự mang lại sự lợi ích bền vững đối
với các nhà đầu tư trong việc đánh giá tiềm năng phát triển, khuyến nghị đầu tư. Bên cạnh
đó, các nhà cung cấp, đơn vị cho vay, người lao động trong doanh nghiệp cũng như các cơ
quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng theo dõi và đưa ra chiến lược hành động phù hợp với
khuynh hướng phát triển của công ty.
Theo đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp Lufthansa Cargo thông qua việc phân tích ma trận SWOT, như sau:
Thứ nhất, Lufthansa Cargo được đề xuất trong năm đầu tiên thâm nhập vào thị trường
Úc - mở thêm đường bay từ các Hub tới 3 sân bay ở Úc như: Sân bay Quốc tế Kingsford
Smith - Sydney (SYD); Sân bay Melbourne (MEL) và sân bay Perth (PER).
Thứ hai, Lufthansa Cargo được đề xuất tập trung nghiên cứu hydro lỏng để làm nhiên
liệu cho máy bay và mở rộng chương trình Nhiên liệu Hàng không Bền vững (SAF) để giảm
lượng khí thải CO2 hơn nữa.
Thứ ba, Lufthansa Cargo nỗ lực duy trì thái độ chủ động, tích cực thay đổi và hoàn
thiện chất lượng dịch vụ/ sản phẩm của mình thường xuyên, để tránh mối đe dọa lớn về việc
mất thị phần vận chuyển về tay các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Đứng trên góc độ nhà quản trị, thông qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh của hãng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Lufthansa Cargo, nhóm tác 48
giả đã có được cho mình những trải nghiệm thú vị, thực tế với những thông số quan trọng
của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong năm. Kỹ năng đọc hiểu và phân tích hoạt động
kinh doanh (qua Báo cáo thường niên & phân tích SWOT) hứa hẹn sẽ là một trong những kỹ
năng chuyên môn then chốt giúp nhóm tác giả dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, mở rộng
khả năng việc làm trong tương lai. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aviation Laws and Regulations Report 2022 Germany. (n.d.). ICLG. Retrieved October 31,
2022, from https://iclg.com/practice-areas/aviation-laws-and-regulations/germany
ECB tăng lãi suất mạnh chưa từng thấy, cam kết tiếp tục nâng cho tới khi khống chế được
lạm phát. (2022, September 9). VnEconomy. Retrieved November 1, 2022, from
https://vneconomy.vn/ecb-tang-lai-suat-manh-chua-tung-thay-cam-ket-tiep-tuc-nang-cho-
toi-khi-khong-che-duoc-lam-phat.htm
Gaga, L., & Cooper, B. Growth by cooperation: Lufthansa Cargo’s strategy for a successful future. (2022, January 17). Retrieved October 31, 2022, from
https://www.linkedin.com/pulse/growth-cooperation-lufthansa-cargos-strategy-future- anselm-eggert/
German economy grows by 2.7% in 2021. (2022, January 14). Deutsche Bundesbank.
Retrieved October 31, 2022, from https://www.bundesbank.de/en/tasks/topics/german-
economy-grows-by-2-7-in-2021-883908
Germany Air transport freight, 1960-2021 - knoema.com. (n.d.). Knoema. Retrieved October
31, 2022, from https://knoema.com/atlas/Germany/Air-transport-freight
Germany Economic Snapshot. (n.d.). OECD. Retrieved October 31, 2022, from
https://www.oecd.org/economy/germany-economic-snapshot/
Germany GDP - 2022 Data - 2023 Forecast - 1970-2021 Historical - Chart - News. (n.d.). Trading Economics. Retrieved October 31, 2022, from
https://tradingeconomics.com/germany/gdp
Giới thiệu tổng quan về nước Đức từ kinh tế, văn hoá và con người. (n.d.). IECS. Retrieved
November 1, 2022, from https://iecs.vn/nuoc-duc/
Kulisch, E. (2022, March 4). Lufthansa Cargo sees 10% capacity cut due to Russia flight detours. FreightWaves. Retrieved October 31, 2022, from
https://www.freightwaves.com/news/lufthansa-sees-10-capacity-cut-due-to-russia-flight- detours
List of Lufthansa Cargo destinations. (n.d.). Wikipedia. Retrieved October 31, 2022, from
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Lufthansa_Cargo_destinations 50
Lufthansa Cargo: Laying foundations for the future. (2021, July 6). Air Cargo News. Retrieved October 31, 2022, from
https://www.aircargonews.net/monthly-
exclusive/lufthansa-cargo-laying-foundations-for-the-future/
Lufthansa Marketing Analysis: SWOT and PESTEL. (2017, June 30). UK Essays. Retrieved
October 31, 2022, from https://www.ukessays.com/essays/management/the-turnaround-of-
lufthansa-airlines-analysis-management-essay.php
Lufthansa SWOT Analysis, Competitors & USP. (2020, April 12). MBA Skool.Retrieved October 31, 2022, from
https://www.mbaskool.com/brandguide/airlines/4266- lufthansa.html
Oil & Gas. (n.d.). Lufthansa Cargo. Retrieved October 31, 2022, from https://lufthansa- cargo.com/industries-oil-gas
O'Neill, A. (2022, May 9). Germany - gross domestic product (GDP) 2021. Statista.
Retrieved October 31, 2022, from https://www.statista.com/statistics/295444/germany- gross-domestic-product/
Road freight transported in Germany 2006-2020. (2022, October 12). Statista. Retrieved October 31, 2022, from
https://www.statista.com/statistics/435367/germany-tonne-
kilometres-of-freight-transported-by-road/
Salas, E. B. (2022). Lufthansa Group - statistics & facts. Statista. Retrieved October 31,
2022, from https://www.statista.com/topics/6677/lufthansa-group/#topicHeader__wrapper
Slight boost to German air travel in 2021 – DW – 01/31/2022. (2022, January 31). DW.
Retrieved October 31, 2022, from https://www.dw.com/en/german-air-travel-up-273-during-
2021-but-far-below-pre-pandemic-level/a-60609145
Sustainable development goals. (n.d.). Lufthansa Cargo. Retrieved October 31, 2022, from
https://lufthansa-cargo.com/sustainable-development-goals
Sustainable development goals. (n.d.). Lufthansa Cargo. Retrieved October 31, 2022, from
https://lufthansa-cargo.com/sustainable-development-goals
Tỷ lệ lạm phát tại Đức có thể tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ. (2022, August 22). Đảng
Cộng sản Việt Nam. Retrieved November 1, 2022, from https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-
tuc/ty-le-lam-phat-tai-duc-co-the-tang-cao-nhat-trong-nhieu-thap-ky-617924.html 51
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm về mức trước đại dịch COVID-19 | Đời sống | Vietnam+. (2022, March 3). VietnamPlus. Retrieved November 1, 2022, from
https://www.vietnamplus.vn/ty-le-that-nghiep-tai-duc-giam-ve-muc-truoc-dai-dich- covid19/775989.vnp 52