-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo thăm bến cảng nhà Rồng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Được tham gia lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của thầy Vinh và có cơ hội tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh toạ lạc tại số 4 Nguyễn Tất Thành với lớp đối với bản thân em là một sự may mắn. Qua chuyến đi này, không chỉ học được những kiến thức thú vị và quý giá mà càng khiến em trân trọng cuộc sống hòa bình này và khơi gợi trong em những mong muốn cố gắng phát triển bản thân để bảo vệ phát triển đất nước tốt đẹp hơn.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Báo cáo thăm bến cảng nhà Rồng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Được tham gia lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của thầy Vinh và có cơ hội tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh toạ lạc tại số 4 Nguyễn Tất Thành với lớp đối với bản thân em là một sự may mắn. Qua chuyến đi này, không chỉ học được những kiến thức thú vị và quý giá mà càng khiến em trân trọng cuộc sống hòa bình này và khơi gợi trong em những mong muốn cố gắng phát triển bản thân để bảo vệ phát triển đất nước tốt đẹp hơn.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834 THĂM BẾN NHÀ RỒNG
Con đã vào thăm Bến cảng Nhà Rồng
Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước
Xa gia đình, xa bạn bè thân thuộc
Bác xuống tàu để đến được Pari…
Sau 30 năm Bác mới trở về
Mang theo cả bản Luận cương dân tộc Khi tìm thấy Bác đã òa tiếng khóc
“ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”…
Và hôm nay giữa nắng ấm đất trời
Con vinh dự được đứng bên hình Bác
Thăm địa danh hơn trăm năm về trước Bác đi tìm
đường cứu nước tại đây. Ngày 20.01.2018 Đỗ Thế Hưng
21 tuổi là cái tuổi đang tuổi ăn học, là cái tuổi mới bước vào đời. Nhưng ở độ tuổi đó,
người thanh niên ấy, bằng sự yêu nước, tính cách kiên trì, không sợ gian lao của
mình, đã làm một việc mà ở thời đó không một ai dám làm. Bác quyết định rời khỏi
quê hương để đi đến những vùng đất mới nhằm tìm kiếm con đường để giải phóng
dân tộc, giải phóng đất nước. Vào ngày 5/6/1911, chàng trai trẻ với đôi bàn tay trắng
và tấm lòng yêu nước vô bờ đã từ Bến Nhà Rồng, với tên gọi Văn Ba, Hồ Chí Minh lên
đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.
Được tham gia lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của thầy Vinh và có cơ
hội tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh toạ lạc tại số 4
Nguyễn Tất Thành với lớp đối với bản thân em là một sự may mắn. Qua chuyến đi
này, không chỉ học được những kiến thức thú vị và quý giá mà càng khiến em trân
trọng cuộc sống hòa bình này và khơi gợi trong em những mong muốn cố gắng phát
triển bản thân để bảo vệ phát triển đất nước tốt đẹp hơn.
Bảo tàng Hồ Chí Minh ( còn được biết đến với tên gọi Bến Nhà Rồng) tọa lạc tại
số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Đây là một đơn vị thuộc Sở
Văn Hóa Thông Tin TP. Hồ Chí Minh một chi nhánh nằm trong hệ thống các
Bảo tàng và Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Trước đây là
trụ sở của Tổng công ty vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) -một trong
những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863, được hoàn lOMoAR cPSD| 49831834
thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu
vào mặt trǎng theo kiểu "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc
của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên tòa nhà được gọi là Nhà
Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân
Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền
Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng
cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Nơi đây, vào ngày
05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống
tàu Amiral Latouche Tréville (với tên Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn
30 năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian khổ khó khăn, nhưng với sự quyết
tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con
đường sẽ giúp nước nhà tìm thấy độc lập tự do –con đường cứu nước theo Chủ
Nghĩa Mác-Lênin- từ đó Hồ Chí Minh đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công,
lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Kể từ thời khắc lịch sử Hồ Chí
Minh rời bến nhà Rồng trên sông Sài Gòn TPHCM ra đi tìm đường cứu nước đã
hơn 100 năm. Ngày nay bến nhà Rồng đã trở thành nơi mà các thế hệ con cháu đất
Việt tìm về để tìm hiểu và trân trọng hơn hết là những giá trị của lòng yêu nước và
tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn
20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt có hàng
trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng, tìm
hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980)
đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đó là một buổi sáng thứ 6 đẹp trời, dưới sự dẫn dắt của thầy…. tụi em được quan
bảo tàng Bến Nhà Rồng. Mặc dù ở bên ngoài thời tiết rất nóng và nắng, nhưng kể từ
khi bước vào bảo tàng thì em rất ngạc nhiên và thích thú vì trong này rất mát mẻ và
thoáng mát. Sau đó em còn được giới thiệu một số thông tin về gia đình và thời niên
thiếu của Bác cũng như là hành trình của Người khi ra đi tìm đường cứu nước. Trong
suốt quá trình tham quan được ngắm nhìn những hình ảnh và lắng nghe những khó
khăn vất vả mà Bác phải trả qua khiến em rất ngạc nhiên và khâm phục. Cả cuộc hành
trình 30 năm tiếp theo đó, Bác phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử
thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp
trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà
bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá,
nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là
khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng
trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng lOMoAR cPSD| 49831834
như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên
cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc
quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm
tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Bác tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động
gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước.
Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận
Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu
những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm
1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở
hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách
sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp EscosfÏer chuyển Người
lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì
giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó
khăn, Người làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp.
Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa
đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò
của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi
để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả,
sức khoẻ của Bác giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Bác đã vượt qua
những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị.
Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành
trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn bị kẻ thù rình rập, theo
dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm
1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông
(năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm
Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho
Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của
mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt
ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi
viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam,
trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này
sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?” .
Tất cả những điều em được nghe kể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, lịch sử chỉ
thể hiện được một phần thôi, còn hiện thực thì không như vậy. Hiện thực những khó
khăn vất vả mà Người phải chịu đựng còn kinh khủng và tàn nhẫn hơn thế nữa. Qua
đó càng khẳng định thêm tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và nghị lực vươn lên
trong cuộc sống của Người. Chính sự lạc quan đã giúp Người vượt qua những gian
khó trong hành trình, trong những tháng ngày Người bị bắt giam đã khiến Người gầy
đi rất nhiều thậm chí sau khi ra tù của đế quốc Anh năm 1933, Bác không còn một sợi
tóc, điều đó đủ đã chứng minh điều kiện trong tù gian khổ đến chừng nào. lOMoAR cPSD| 49831834
Trước khi tham quan bảo tàng, bản thân em đã rất khâm phục, ngưỡng mộ Bác vì
những thành tựu quý giá mà Bác đã mang lại, vì suy nghĩ lạc quan, vì ý chí nghị lực
vươn lên trong khó khăn. Và sau khi trải qua buổi tham quan bảo tàng đó, được
chứng kiến các di tích, các sự kiện, các đồ vật,... Với cá nhân em thì hình ảnh khiến lOMoAR cPSD| 49831834
em ấn tượng nhất chính là hình ảnh Người khi làm bồi bàn tại khách sạn Carlton ở Anh.
Nhìn hình ảnh đó khiến lòng em càng thêm yêu mến Người, khâm phục Người và
càng thêm trân trọng cuộc sống này, cuộc sống ấm no hạnh phúc mà em thiếu trân lOMoAR cPSD| 49831834
trọng. Qua đó em càng thêm quý trọng cuộc sống quý trọng nền hòa bình hiện tại.
Qua đó em sẽ cố học tập thật tốt để phát triển đất nước.