Báo cáo tham luận kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm - quản trị doanh nghiệp | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Hợp tác thông qua các chương trình tài trợ học bổng, hỗ trợ phòng thí nghiệm. Phối hợp nghiên cứu ứng dụng và đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mô hình hợp tác giữa Đại học FPT với các tập đoàn công nghệ. Chương trình Co-op (Cooperative Education) tại các trường đại học quốc tế, giúp sinh viên vừa học vừa làm. Tăng cường kết nối với doanh nghiệp là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo.
Môn: Quản trị doanh nghiệp(CG)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
07. tham luan truong cao dang ky thuat cong nghe 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng 01 năm 2024 BÁO CÁO THAM LUẬN
Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm
cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp Kính thưa:
…………………………………………………..…………………………
……………………………………………………………..………………
Kính thưa Quý vị đại biểu, Kính thư Hội nghị!
Được sự cho phép của Hội nghị, thay mặt Trường cao đẳng Kỹ thuật
Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu, tôi xin trình bày tham luận: Kết nối doanh nghiệp
trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp là một
trong 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đột phá được Thủ tướng Chính phủ xác định
trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2045 theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg, ngày 30/12/2021. Hoạt động
liên kết này không chỉ có ý nghĩa với người học mà còn với nhà trường, doanh nghiệp và xã hội.
Việc liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp tạo ra
mối quan hệ cộng sinh, cùng phát triển bền vững, đạt được mục tiêu cốt lõi của
cả ba bên: Nhà trường thực hiện đúng cam kết giải quyết việc làm học viên sau
khi tốt nghiệp; doanh nghiệp có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất;
học sinh, sinh viên có được việc làm phù hợp chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn kết doanh nghiệp trong hoạt động
giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm, từ nhiều năm qua, Trường Cao
đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu xác định rõ hợp tác doanh nghiệp
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo, cung
cấp nguồn lực lao động cho kỹ năng tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động. Từ đó, Trường có thể mạnh dạn cam kết giải quyết việc làm cho học sinh,
sinh viên sau khi tốt nghiệp, thực hiện tốt hợp đồng với Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với
đặt hàng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đảm bảo 90% học sinh, sinh viên
sau khi ra trường có việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo.
1. Kết quả thực hiện
a) Các hình thức hợp tác doanh nghiệp đã thực hiện
- Hợp tác doanh nghiệp trong trong hoạt động tuyển sinh: Trường phối
hợp với doanh nghiệp tổ chức cho học sinh các trường phổ thông, trung học cơ 2
sở đến tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với
doanh nghiệp tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh có nhiều trải
nghiệm thực tế trực quan, sinh động hơn khi chọn lựa nghề nghiệp.
- Hợp tác doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, đào tạo đặt hàng: Trường
phối hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên đến học thực hành nâng cao và thực tập
tại doanh nghiệp; mời các chuyên gia từ doanh nghiệp cùng tham gia công tác
giảng dạy tại trường cũng như tại doanh nghiệp. Với hình thức hợp tác đào tạo
này, học sinh, sinh viên được doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nâng cao kỹ năng
và kinh nghiệm thực tế, qua đó được doanh nghiệp tuyển dụng ngay khi tốt
nghiệp, về phía doanh nghiệp cũng có lợi ích khi trực tiếp đào tạo, đánh giá và
tuyển dụng được học sinh, sinh viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc.
- Hợp tác với doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển chương trình,
đánh giá chất lượng người học: Trường thực hiện khảo sát ý kiến của doanh
nghiệp để đánh giá về chất lượng đào tạo, mời chuyên gia từ doanh nghiệp về
tham gia góp ý, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
- Hợp tác với Ban quản lý/Chủ đầu tư của các khu công nghiệp trên địa
bản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong hoạt động phối hợp kết nối hợp tác giữa nhà
trường và các doanh nghiệp đầu tư tại các khu công nghiệp.
- Kết nối và vận động các doanh nghiệp tài trợ thiết bị cho công tác đào
tạo, chuyển giao công nghệ cho giảng viên, trao tặng học bổng cho học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng
nghề cho học sinh, sinh viên và người lao động.
- Kết hợp với doanh nghiệp trong giải quyết việc làm như: khảo sát nhu
cầu lao động, cung cấp dữ liệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp, mời doanh nghiệp
tham gia hội thảo chuyên ngành, hội thảo tuyển dụng và tư vấn việc làm, phối
hợp đào tạo kỹ năng mềm và tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên;
hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ cho
người lao động của doanh nghiệp, mời doanh nghiệp về đánh giá tay nghề và
phỏng vấn tuyển dụng học sinh, sinh viên.
b) Kết quả hợp tác doanh nghiệp và giải quyết việc làm năm 2023
Năm 2023, hoạt động kết nối doanh nghiệp và giải quyết việc làm của
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu đạt được một số kết quả như sau:
- Tổ chức 03 buổi định hướng nghề nghiệp theo chuyên ngành cho học
sinh, sinh viên thuộc các ngành nghề công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, cắt
gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu.
- Tổ chức 04 buổi định hướng nghề nghiệp với chủ đề “Tân sinh viên –
Hành trình xây tương lai” cho tân học sinh, sinh viên khóa tuyển sinh nhập học năm 2023.
- Tổ chức 04 buổi đào tạo kỹ năng mềm với chuyên đề “Kỹ năng định
hướng nghề nghiệp và chinh phục nhà tuyển dụng” cho học sinh, sinh viên năm cuối. 3
- Tổ chức 02 đợt tham quan trải nghiệm môi trường học tập và tác phong
làm việc Nhật Bản cho học sinh, sinh viên các ngành điện, cơ khí và công nghệ ô tô.
- Phối hợp với 129 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ để
tổ chức cho100 % học sinh, sinh viên đến học thực hành nâng cao, thực tập sản
xuất trước khi tốt nghiệp.
- Phối hợp với 105 doanh nghiệp trong công tác thông tin, tuyển dụng,
đồng thời phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tạo
điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia các sàn giao dịch việc làm cho Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức.
- Ký kết 05 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp mới
về liên kết đào tạo và giải quyết việc làm.
- Mở 03 lớp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ngành
Công Thương, tổng số có 105 học viên với nguồn kinh phí do Sở Công thương
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo đối với 16
ngành/nghề trình độ trung cấp và cao đẳng trong năm 2022.
- Vận động nguồn tài trợ kinh phí đào tạo, trang thiết bị, giáo trình và tài
liệu phục vụ cho công tác đào tạo, cụ thể:
+ Công ty Zarubezhneft EP Vietnam (Nhà điều hành Lô 06.1) đã cùng
các đối tác trong Lô 06.1 – Công ty Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh và Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam Petrovietnam tài trợ kinh phí cho 02 khoá đào tạo
nâng cao kỹ năng nghề và tiếng Anh cho 50 học viên với tổng số tiền:
1.113.750.000 đồng (45.000USD).
+ Tổ chức ASSIST và Quỹ Schneider tài trợ thiết bị phục vụ đào tạo lĩnh
vực liên quan đến ngành điện với tổng giá trị 553.517.331 đồng (thiết bị sẽ được
tiếp nhận trong năm 2024).
+ Công ty TNHH Gonzales Việt Nam tài trợ 436 đầu sách, trị giá 60.561.200 đồng.
+ Công ty TNHH Daikin Air Conditioning (Việt Nam) tài trợ thiết bị đào
tạo cho nghề KTML&ĐHKK: 37.798.232 đồng.
- Vận động nguồn tài trợ, ủng hộ quỹ khuyến học của trường: 19 doanh
nghiệp với tổng số kinh phí ủng hộ là 185.000.000 đồng.
- Một số doanh nghiệp tiêu biểu trường có hợp tác thường xuyên: Công ty
CP Thanh Bình Phú Mỹ (KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3), Công ty Cổ phần KCN
Tín Nghĩa – Phương Đông (KCN Đất Đỏ 1), Công ty Zarubezneft VN và các
nhà đầu tư Lô 06.1, Công ty TNHH Vard Vũng Tàu, Công ty TNHH Esuhai,
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, The Grand Hồ Tràm, DAIKIN Việt Nam, v.v…
- Tỉ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 91.5%, trong đó nghề trọng điểm có
tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp đạt 91.8%. 2. Tồn tại, khó khăn a) Tồn tại, khó khăn 4
Mặc dù có những kết quả nhất định trong việc gắn kết doanh nghiệp trong
đào tạo và giải quyết việc làm, trong quá trình thực hiện, Trường vẫn còn gặp
một số tồn tại và khó khăn, cụ thể như:
- Doanh nghiệp ngày càng có sự quan tâm đến hoạt động giáo dục nghề
nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa mạnh dạn đặt hàng đào tạo cho các trường.
- Các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật từ doanh nghiệp tham gia và công tác đào tạo còn ít.
- Sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp còn hạn chế, một số hoạt
động gắn kết doanh nghiệp chưa có tính bền vững như kỳ vọng.
- Một số chế độ, chính sách của doanh nghiệp chưa phù hợp với nguyện
vọng của người lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp. b) Nguyên nhân
- Việc gắn kết mang tính nhỏ lẻ, tự phát chưa có tính bền vững, hầu hết
các doanh nghiệp thường có xu hướng tìm kiếm ứng viên có sẵn thay vì phải đặt
hàng đào tạo từ đầu sẽ mất thời gian khá lâu, có những doanh nghiệp không có
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực vì doanh nghiệp có thể tự đào tạo.
- Theo quy định về tiêu chuẩn cán bộ đào tại doanh nghiệp phải có chứng chỉ
nghiệp vụ sư phạm mới có thể tham gia giảng dạy thực hành, thực tập cho học sinh,
sinh viên. Với quy định này thì số lượng cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn là rất ít.
- Chế độ về chính sách mức lương đối với người lao động đã quan đào tạo
có chứng chỉ, bằng cấp được đào tạo còn tương đối thấp, một số nơi tương
đương với lao động phổ thông. Một số doanh nghiệp hạn chế tiếp nhận học sinh,
sinh viên thuộc đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tập cũng như hạn
chế tuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ trung cấp chưa đủ 18 tuổi. Kính thưa Hội nghị !
Từ những kết quả đã đạt được, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, Trường
Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đề ra một số phương hướng
và giải pháp trong thời gian tới như sau:
3. Phương hướng nhiệm vụ trong tâm năm 2024
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kết nối doanh nghiệp và giải quyết việc làm
theo định hướng đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mục tiêu phấn
đấu thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% quy
mô đào tạo của Trường.
- Tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp sẵn có, mở rộng
quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới, đa dạng các hình thức hợp tác, liên
kết đào tạo và giải quyết việc làm. Mục tiêu nâng tỉ lệ cam kết giải quyết việc
làm đạt 95% học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
4. Giải pháp trong thời gian tới
Từ những kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, để công tác
kết nối doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và giải quyết việc làm được đẩy
mạnh và hiệu quả hơn, trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu
đề xuất một số giải pháp như sau: 5
- Các cơ quan, đơn vị địa phương tăng cường hỗ trợ các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, tạo môi trường thuận lợi hơn để kết nối nhà trường và doanh
nghiệp thông qua hoạt động tổ chức các chương trình, hội nghị giữa nhà trường,
doanh nghiệp có đại diện các sở, ban ngành địa phương.
- Các chính sách, quy định về tiêu chuẩn cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp
cần có phương án kèm theo về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đơn giản, linh
hoạt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của doanh
nghiệp tham gia các khóa bồi dưỡng để đủ điều kiện tham gia đào tạo thực hành,
thực tập cho học sinh, sinh viên khi đến học tại doanh nghiệp.
- Hàng năm có thống kê, đánh giá và dự báo về nhu cầu lao động của tỉnh,
cung cấp thông tin doanh nghiệp mới trên địa bàn tỉnh để các trường để có thể
chủ động liên hệ với doanh nghiệp trao đổi hợp tác.
- Cần đẩy mạnh công tác truyền thông đến doanh nghiệp về việc tiếp nhận
học sinh, sinh viên học nghề là đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở vào thực tập
và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp.
- Cần có sự khuyến khích, tuyên dương các doanh nghiệp điển hình thực
hiện tốt công tác gắn kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo
và giải quyết việc làm.
- Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đẩy mạnh đặt hàng đào tạo, ưu tiên tiếp
nhận học sinh, sinh viên học nghề là đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở vào
thực tập và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, ưu tiên tuyển nhân lực qua đào tạo, có
chính sách tiền lương tốt hơn cho người lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng cấp.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần có chính sách đặt hàng đào
tạo và giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác
bài bản với doanh nghiệp, có mục tiêu cụ thể, xây dựng các chính sách, quy định
rõ ràng về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp; lộ trình chuẩn
đầu ra, chương trình đào tạo, chỉ tiêu đào tạo hằng năm dựa vào nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Kính thưa Hội nghị !
Tôi vừa thông qua báo cáo tham luận tham luận về Kết nối doanh nghiệp
trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp
của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu.
Xin cảm toàn thể quý vị đại biểu và Hội nghị đã chú ý lắng nghe.
Cuối cùng, kính chúc các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban,
ngành, quý vị đại biểu cùng toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và
thành đạt, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu