Báo cáo Thị Trường Chứng Khoán | Học viện Ngân hàng

Báo cáo Thị Trường Chứng Khoán | Học viện Ngân hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
25 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo Thị Trường Chứng Khoán | Học viện Ngân hàng

Báo cáo Thị Trường Chứng Khoán | Học viện Ngân hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

49 25 lượt tải Tải xuống
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đầu tư chứng khoán là một trong những phương thức được lựa chọn khá nhiều
trong công cuộc thực hiện giấc mơ về tài chính của rất nhiều người. Đó là kênh đầu tư rất phổ
biến tại các thị trường phát triển, đem lại tỷ suất sinh lời cao. Tuy nhiên tại Việt Nam, dù thị
trường chứng khoán đã có lịch sử phát triển 16 năm, đầu tư cổ phiếu vẫn là một kênh đầu tư rất
mới đối với đại đa số người dân. Và trước những lợi ích thì chứng khoán cũng là thị trường đầy
thách thức và rủi ro, vì thế mà câu hỏi có nên đầu tư chứng khoán hay không luôn là mối trăn
trở của không ít người.
Dù là những sinh viên khối ngành kinh tế nhưng chúng em vẫn luôn nghĩ rằng phải có
kiến thức đúng đắn, chuyên môn và vững vàng về các khái niệm, cách chơi liên quan mới có thể
tham gia được thị trường chứng khoán và mang lại lợi nhuận. Do đó khi được Cô phổ biến về
Bài tập lớn chúng em vẫn còn khá mơ hồ. Tuy nhiên, chúng em- những sinh viên kinh tế cùng
khát vọng học hỏi, ưa phiêu lưu mạo hiểm rất muốn thử sức mình với lĩnh vực này. Với mong
muốn hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức được học qua sách vở cùng với một cách nhìn tổng
quan hơn về việc đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường, nhóm em quyết định đưa ra số vốn
ban đầu là 800.000 đồng. Khi mới bắt tay vào đầu tư dù còn nhiều thứ không biết nhưng chúng
em đã nhanh chóng khắc phục bằng cách tích cực tìm hiểu về những biến động thị trường, tình
hình hoạt động của các công ty mà nhóm đầu tư. Trong thời gian đó, nhóm chúng em đã cùng
nhau tìm hiểu về các công ty chứng khoán uy tín có trên thị trường để mở tài khoản sớm nhất có
thể và ngày 01/11/2017, 2 thành viên đã đại diện nhóm đi mở tài khoản chứng khoán dưới tên
nhóm trưởng:
Chủ tài khoản: LÊ VŨ HUYỀN LƯƠNG
Số tài khoản: 005C358881
Công ty chứng khoán: Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) –Chi nhánh Hoàn
Kiếm Tầng 5 tòa nhà 14C Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Điện thoại: +842437337671
Máy lẻ: 106
Fax: +842437337890
1
Vậy là những bước đi đầu tiên đã được hoàn thiện để nhóm sẵn sàng tham gia vào thị
trường. Qua gần một tháng đầu tư chúng em đã trải qua những cảm xúc khác nhau mỗi khi
chứng kiến giá chứng khoán lên hoặc xuống, đồng thời cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
cho những dự định đầu tư trong tương lai. Để Cô có một cái nhìn cụ thể hơn, nhóm em xin trình
bày quá trình đầu tư trong thời gian qua của nhóm.
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ ( 1/11/2017- 30/11/2017)
I. Các mã cổ phiếu nhóm lựa chọn đầu tư
Sau khi xem xét thời gian nghiên cứu các mã cổ phiếu trên thị trường thì nhóm
quyết định đầu tư vào các mã cổ phiếu sau:
PVD : Tổng CTCP Khoan Dịch vụ Khoan Dầu khí. Sau những năm cung cấp
dịch vụ kỹ thuật dầu khí, đến nay TCT đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần cung cấp dịch vụ dầu
khí chuyên ngành cho các công ty dầu khí nhà thầu khoan. Trong các năm qua, công ty
luôn đạt mức tăng trưởng cao, kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt.
KLF: Công ty Cổ phần Đầu tư Liên doanh Quốc tế FLC. Với chiến lược phát triển
bền vững, chuyện nghiệp và hiệu quả. FLC Global khởi đầu từ những dịch vụ cốt lõi như
hoạt động thể thao, thương mại, du lịch, bất động sản, để xây dựng mối quan hệ với đông đảo
khách hàng và quảng bá thương hiệu FLC Global, đồng thời chuẩn bị thực hiện đầu tư những
dự án nhiều tiềm năng và hiệu quả.
AMD: CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group. Kể từ khi thành lập, AMD
GROUP đã từng bước tạo lập được vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Các công ty
thành viên của AMD GROUP đã khẳng định được thương hiệu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực
khác nhau không những trong nước mà còn mở rộng cả khu vực. Đây là nền tảng vững chắc
cho sự phát triển trong tương lai của AMD GROUP.
MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội. MB được xây dựng phát triển trong suốt
gần 17 năm hoạt động chỗ đứng vững chắc trên thị trường. MB được biết tới như một
2
ngân hàng hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên sự tin tưởng của các khách
hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng và của các nhà đầu tư. Thương hiệu của MB được nhận
diện như một ngân hàng năng động vấn duy trì được vị thế ổn định để phát triển bền
vững, đóng góp vào thành công chung của khách hàng, của ngân hàng và của cộng đồng.
VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Với mục tiêu trở thành một tập
đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong
thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương
châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát
triển bền vững
II. Quá trình thực hiện giao dịch.
Tình hình thị trường hiện tại : Thị trường thường có diễn biến tích cực trong 4 tháng
đầu năm sau và do đó, tháng 12 là thời điểm quan trọng cho nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu
cho đợt sóng tiếp theo.
Theo thống kê, tháng 11 thường là thời điểm “đen tối” nhất trong năm với TTCK Việt
Nam. Trong giai đoạn từ 2008-2016, chỉ số VnIndex có tới 8 lần giảm điểm trong tháng 11 và
chỉ có duy nhất 1 lần tăng điểm. Không chỉ có số lần giảm điểm chiếm ưu thế mà mức độ giảm
điểm trong tháng 11 cũng rất mạnh với nhiều lần giảm trên 5%.
Những con số thống kê trên đã khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại về diễn biến TTCK
Việt Nam trong tháng 11. Bên cạnh đó, việc TTCK Việt Nam liên tục bứt phá trong năm 2017
mà chưa có nhịp điều chỉnh nào thực sự đúng nghĩa càng khiến giới đầu tư bước vào tháng 11
với tâm lý có phần e dè.
Tuy vậy, diễn biến TTCK Việt Nam năm nay đã có rất nhiều tín hiệu tích cực, đi ngược
với xu hướng mọi năm. Tính tới hết phiên giao dịch 30/11, chỉ số VnIndex dừng tại 949,93
điểm, tương ứng mức tăng 13,5% so với tháng trước và đây cũng là tháng VnIndex bứt phá
mạnh nhất kể từ tháng 1/2013. Không những vậy, trong tháng 11 vừa qua, VnIndex cũng là chỉ
số chứng khoán tăng mạnh thứ 2 trên Thế giới, xếp sau thị trường Mông Cổ.
3
Việc thị trường bất ngờ bứt phá mạnh trong tháng 11 vừa qua có sự đóng góp không nhỏ
từ nhóm Bluechips, đặc biệt các cổ phiếu trong danh sách thoái vốn Nhà nước như VNM, SAB,
BHN, BMP, NTP, FPT, VCG, DMC, VGC, DIG…
Trong tháng 11 TTCK Việt Nam cũng đón nhận nhiều doanh nghiệp tầm cỡ lên sàn. Có
thể kể tới như Vincom Retail (VRE), Văn Phú Invest (VPI), Dịch vụ sân bay Quốc tế Cam Ranh
(CIA)…và những cổ phiếu này đã mau chóng thổi làn gió mới vào thị trường. Ngoài ra, sự luân
chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, thép, bất động sản, chứng
khoán…cũng góp phần “giữ nhiệt” thị trường.
Giao dịch khối ngoại cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong tháng 11 khi họ mua ròng đột
biến hơn 11.200 tỷ đồng trên toàn thị trường và đây là động lực quan trọng giúp thị trường bứt
phá, bên cạnh sự hưng phấn của dòng tiền nội.
Chú thích: Các số liệu viết báo cáo dưới đây đều được tính theo đơn vị 10.000
VND.
2.1 Mã chứng khoán AMD và KLF
+ Lý do lựa chọn:
- Yếu tố ngành:
Công Ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng Sản AMD và Công Ty Cổ Phần Liên doanh Đầu
tư Quốc tế KLF đều đang kinh doanh trong ngành dịch vụ, có công ty mẹ là tập đoàn FLC là
tập đoàn lớn kinh doanh đa dịch vụ: bất động sản, du lịch, giáo dục, chứng khoán, công nghệ,
pháp lý. Thuộc Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm vừa qua. Việt Nam
đang là một nền kinh tế mới nổi đang trở thành tâm điểm của các dòng vốn quốc tế, phân
khúc bất động sản dịch vụ, nghỉ dưỡng, giải trí hiện nay đang chiếm một sức hút vô cùng lớn,
chắc chắn sẽ là mỏ vàng cho các nhà đầu tư khai thác, tìm kiếm lợi nhuận
- Yếu tố mã cổ phiếu:
* Mã AMD là mã chứng khoán do công ty Cổ Phần Đầu tư và Khoáng sản AMD
group phát hành. Lĩnh vực Dịch Vụ Bán Lẻ có tiền thân là công ty cổ phần FIKOR Việt Nam
được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 9,9 tỷ đồng. Đến năm 2014, chính thức
đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư AMD group với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ngày
4
11/11/2014. 30 triệu cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên sàn đăng ký giao dịch
UPCOME với mã cổ phiếu AMD.
Kể từ khi thành lập, AMD GROUP đã từng bước tạo lập được vị trí vững chắc của
mình trên thị trường trong và ngoài nước với nhiều lĩnh vực dịch vụ như AMDI ( tư vấn), E-
BEST ( mua sắm), ACETECH ( công nghệ), Pink House ( giáo dục mầm non)… Khu mua
sắm lớn nhất và sầm uất E- BEST MALL với diện tích 1,6 ha nằm tại cửa ngõ phía tây của
thành phố hiện tại là khu mua sắm lớn và sầm uất nhất của quận Bắc Từ Liêm.
* Mã KLF là mã chứng khoán của Công Ty Cổ Phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF
kinh doanh dịch vụ tiêu dùng ngành Du lịch & Giải trí. Công ty thành lập ngày 18/09/2009
với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Năm 2010 đổi tên thành Công ty cổ phần FLC Golfnet.
Tháng 2/2012 tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ lên 50 tỷ đồng thông qua đợt phát hành cho cổ đông
hiện hữu, vào tháng 9 cùng năm tăng vốn điều lên 260 tỷ đồng. Tháng 09/2013 26 triệu cổ
phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HNX. Tháng 4/2014, phát hành cổ
phiếu tăng vốn điều lệ lên 740 tỷ đồng..
Công ty sở hữu hai sân golf FLC golfnet 1 và 2 với tổng diện tích lần lượt 5000 m2 và 3ha có
vị trí thuận lợi tại trung tâm khu vực Mỹ Đình, là sân tập hiện đại và có quy mô lớn nhất Việt
5
Nam hiện nay. Trung tâm dịch vụ hàng không của FLC Golbal hiện là đại lý cấp 1 của
Vietnam Airlines và Vietjet Air, là đại lý của ba hãng hàng không lớn trong nước và 39 hãng
không Quốc Tế. Hoạt động tư vấn du học của Công Ty dù mới đi vào hoạt động nhưng đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể.
+ Chi tiết giao dịch:
* Mã cổ phiếu AMD: ( 8/11/2017-14/11/2017)
Do một số thông tin cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số diễn
đàn trao đổi kinh tế và thông tin phân tích của VNDIRECT , ngày 8/11/17 nhóm đặt lệnh
mua cổ phiếu AMD số lượng 10 con giá 7,600. Lệnh được khớp vào 10:26:21 giờ cùng ngày.
Ngày 8/11, AMD có giá mở cửa là 7.67 và giá đóng cửa là 7.47 giảm 0.1(-1.71%), giá
AMD tiếp tục giảm -0.1 (-0.94%) trong ngày tiếp theo với giá đóng cửa là 7.4. Sang ngày
10/11, sau một ngày giao dịch, nhóm có thấy sắc xanh trên bảng điện tử, tuy nhiên, giá trị
tăng thêm không đáng kể, cụ thể tăng từ 7.4 lên 7.43 tương ứng với +0.41%. Hai ngày tiếp
theo ngày 11 và 12 là ngày thứ 7 và chủ nhật, thị trường tạm thời không giao dịch và chỉ sau
hai ngày, với nhiều tin tức bất lợi ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, giá AMD giảm sâu -0.5(-
7.00%) trong ngày 13/11 và -0.5(-6.66%) trong ngày 14/11. Chỉ trong hai ngày giá cổ phiếu
từ 7.15 ( giá mở cửa) giảm còn 6.45 ( giá đóng cửa) gần chạm mức giá sàn.
Nhận thấy còn rất nhiều luồng thông tin bất lợi ảnh hưởng đến giá mã cổ phiếu AMD
nên với dự đoán giá trong tương lai sẽ tiếp tục giảm nên nhóm quyết định cắt lỗ bằng việc
đặt lệnh bán AMD, khối lượng 10 với giá 6.530, lệnh được thông báo khớp vào 9:39:26 ngày
14/11/17.
Sau 1 tuần kể từ khi khớp lệnh mua mã AMD đến khi khớp lệnh bán, nhóm lỗ
1.070/con.
Tổng lỗ: 10.700 VNĐ. ( chưa kể chi phí giao dịch).
Tiếp tục theo dõi bảng giá của mã AMD trong 10 ngày tiếp theo:
Giá AMD sau ngày nhóm đặt lệnh bán tăng liên tiếp với số lượng lớn, thậm chí kịch
sàn đến 2-3 phiên giao dịch. Giá trị thị trường thậm chí trong ngày 28/11/17 lên cao nhất 9.83
/cổ, tăng 30% trong gần 1 tháng và khả năng sẽ vẫn tiếp tục tăng do thị trường hiện tại đang
6
có sóng penny và thông tin tập đoàn AMD được cấp giấy phép khai thác dài hạn mỏ đá núi
Bền ( tỉnh Thanh Hóa) đã tạo những ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu.
( Giá trị thị trường mã AMD từ 8/11/17 đến 28/11/17- VNDIRECT)
* Mã cổ phiếu KLF (8/11/2017- 23/11/2017)
Cùng ngày 8/11/17, đặt lệnh mua KLF khối lương 30 chia làm hai đợt. Đợt 1 mua 10
cổ với giá 3.800 khớp lệnh vào 9:38:19; đợt 2 mua 20 cổ giá 3.700 khớp lệnh vào 9:44:16
cùng ngày.
( Giá thị trường mã KLF từ ngày 09/11/17 đến 29/11/17- VNDIRECT)
7
Cùng thời điểm với đà đi xuống của AMD, KLF cũng bị chịu ảnh hưởng xấu từ thông
tin chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu AMD ( Tập đoàn FLC là công
ty mẹ của cả hai tập đoàn trên) do vậy mã giảm sâu trong nhiều ngày liên tiếp. Cụ thể, ngày
10/11/17; giá mở cửa là 3.8 đến cuối ngày giảm còn 3.7; ngày 13/11 sau hai ngày thị trường
tạm nghỉ; giá KLF giảm từ 3.7 xuống 3.4 tương ứng -0.3(-8.11%). Ngày 14/11/17 nhận thấy
có một chút sắc xanh trên bảng điện tử, với tâm lý lo ngại của những nhà đầu tư non nớt,
nhóm quyết định tối thiểu hóa lỗ bằng cách bán 10 cổ với giá 3.500. Lệnh khớp vào 9:39:26
giờ cùng ngày. Do kì vọng, giá trị thị trường sẽ tăng tương tự AMD nên nhóm quyết định 20
cổ phiếu còn lại vẫn giữ để theo dõi biến động. Tuy nhiên, giá KLF vẫn tiếp tục giảm từ 3.5
xuống 3.4 trong ngày 15/11, ngày 16,17,20 cùng tháng có tăng nhưng không tăng đáng kể
( tăng từ 3.4 giá mở cửa ngày 16 lên 3.6 giá đóng của ngày 20). Do vậy, nhóm quyết định đặt
lệnh bán 10 KLF giá 3.6 ngày 20/11/17 sát giờ đóng cửa thị trường. 10 cổ phiếu còn lại vẫn
giữ để tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên không được như kì vọng, giá cổ phiếu KLF giảm từ 3.6
xuống 3.5 trong ngày tiếp theo, hai ngày giao dịch liền kề sau đó, KLF biến động rất ít, gần
như không thay đổi. Quyết định dành thời gian cho những mã cổ phiếu có tiềm năng hơn,
nhóm đặt lệnh bán nốt 10 cổ phiếu KLF cuối cùng với giá 3.400, lệnh khớp vào 13:27:50 giờ
cùng ngày.
Tổng lỗ: 9.000 VNĐ ( chưa kể chi phí giao dịch).
+ Bài học rút ra:
Trong những ngày đầu tiên, do còn khá mông lung với thị trường mới mẻ này. Nhóm
xác định được những hạn chế của mình là số lượng vốn ít, và thời gian đầu tư vô cùng hạn
hẹp nên quyết định giành 8% vốn thử sức ở những mã cổ phiếu penny, đang trên sàn
UPCOME, có độ rủi ro lớn, biến động cao, dễ đầu tư ngắn hạn và không mất nhiều vốn. Tuy
nhiên, trên thực tế, ngay từ những bước chạy đầu tiên đã gặp rất nhiều khó khăn và chịu thua
lỗ ở hai mã cổ phiếu liên tiếp, các bạn đều nhận ra được mức độ khắc nghiệt của thị trường "
khó nhằn" này và nhận ra được giá chứng khoán đều có thể biến động lớn theo từng giờ,
thậm chí theo từng giây và chịu rất nhiều tác động từ những thông tin chủ quan, khách quan,
hay các yếu tố "con lái" trong thị trường mà bản thân không thể lường trước được. Tuy nhiên
không phải do thế mà các bạn bị hoang mang, nhụt chí, các thành viên đều thoải mái, thích
thú và đưa ra những phương án cho các mã cổ phiếu tiềm năng khác trên thị trường này.
8
2.2 Mã chứng khoán PVD
+Lý do đầu tư:
- Yếu tố ngành:
Vị thế đầu ngành, chiếm lĩnh 50% thị phần khoan thăm dò, khai thác trong nước, cung
cấp đa dạng và đầy đủ chuỗi giá trị liên quan đến khoan. PVD sỡ hữu lợi thế lớn khi tham gia
đấu thầu với đội giàn khoan trẻ, và chỉ số an toàn cao (zero-LTI liên tục trong nhiều năm kể
từ lúc rời xưởng đóng), hiệu suất hoạt động giàn đạt 98-99%. PVD đảm bảo hoạt động của
đội giàn khoan và dòng tiền kinh doanh cho công ty bằng cách xúc tiến đấu thầu tại thị
trường nước ngoài khi thiếu hút dự án ngắn hạn trong nước. Theo PVD, tỷ lệ giàn khoan tự
nâng Jack-up hoạt động trong năm 2018 sẽ khoảng 90%.
- Yếu tố mã cổ phiếu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 của PVD khả quan và tăng trưởng mạnh
so với 2 quý đầu năm và quý 3 năm ngoái.
Dự kiến giá dầu sẽ tăng mạnh và các hiệp định về dầu sẽ được ký kết giữa các nước
OPEC về cắt giảm sản lượng dầu vào cuối năm 2017.
Phân tích kỹ thuật: Giá PVD tại mức 16.5 đang ở giai đoạn tăng trưởng trên đồ thị và
có xu hướng lên tiếp, nên nhóm nhận định PVD có dư địa tăng trưởng mạnh.
+ Chi tiết giao dịch: (9/11/2017-20/11/2017)
Nhóm đầu tư mã PVD vào ngày 9/11/2017 và bán vào ngày 20/11/2017. Cụ thể chi tiết
về PVD trong giai đoạn mà nhóm đầu tư và những hoạt động của nhóm như sau.
Ngày 9/11/2017: Sau 1 tuần tìm hiểu và đọc những báo cáo phân tích chứng khoán của
các công ty, nhóm quyết định đầuvào PVD. Giá PVD ngày 9/11 mở cửa tại 16,600 đồng
(giảm 2% so với giá đóng cửa của ngày 8/11 là 16,800 đồng). Tuy nhiên vào buổi sang ngày
9/11 thì giá PVD giảm còn 16,500 đồng. Ngay lập tức nhận thấy đây là lúc thích hợp để mua
vào, nhóm đã đặt lệnh mua 10 cổ của PVD với giá 16,500 đồng và khớp lệnh vào cùng buổi
9
sang hôm đó. Kết thúc phiên ngày 9/11 thì giá PVD lên 16,800 đồng (tăng 2% so với giá mở
cửa) với tổng KL giao dịch là 3,924,550 cổ phiếu.
Kết luận: Dự đoán của nhóm đã đúng về cổ phiếu PVD nhận thấy rằng thời điểm
mua vào của nhóm hợp dự kiến bắt đầu từ thời điểm này cổ phiếu của PVD sẽ bắt
đầu “chạy”. Tuy nhiên do nhóm đầu nhiều cổ phiếu nên thật đáng tiếc rằng nhóm
không đủ vốn để vào thêm PVD.
Ngày 10/11/2017: Ngay phiên sáng ngày 10/11 thì giá cổ phiếu của PVD đã tăng lên
16,900 đồng/ 1 cổ phiếu bắt đầu chu kỳ “chạy” của mình theo như nhóm dự đoán. Kết
thúc phiên ngày 10/11 thì giá PVD đóng cửa tại mức giá 17,100 đồng (tăng 1,7% so với giá
đóng cửa ngày 9/11) với tổng KL giao dịch 4,524,960 cổ phiếu cùng với đó kết thúc
tuần giao dịch và hứa hẹn tuần giao dịch mới sẽ đưa PVD tiế tục “chạy.
Kết luận: Đúng như nhóm dự đoán, cổ phiếu của PVD đã tăng mạnh do dòng tiền
vào lớn đã đưa giá cổ phiếu của PVD lên mức 17,100 đồng.
10
Ngày 11/11/2017: Thị trường không hoạt động do là ngày thứ 7.
Ngày 12/11/2017: Thị trường không hoạt động do là ngày chủ nhật.
Ngày 13/11/2017: Bước vào phiên sáng đầu tuần ngày 13/11, thị trường giao dịch
chút chững lại kéo theo đó sự chững lại của PVD với mức giá kết thúc phiên sáng
17,100 đồng bằng với mức giá đóng cửa ngày 10/11 với khối lượng giao dịch 67,930 cổ
phiếu. Nhóm cho rằng mới sáng tuần mới giao dịch nên nhiều nhà đầu tư còn chưa chắc chắn
e nên thị trường chưa sức bật. Tuy nhiên vào ngày buổi chiều ngày 10/11 thì thị
trường tăng điểm mạnh kéo theo đó sự tăng mạnh của PVD, kết thúc phiên ngày 13/11 thì
giá cổ phiếu PVD tăng mạnh đạt mức giá 17,800 đồng (tăng 4,09% so với mức giá mở
cửa) với tổng KL kết thúc phiên là 4,553,140 cổ phiếu.
Kết luận: Chỉ sau 3 ngày mua vào, thì giá PVD đã tăng từ mức 16,500 đồng lên mức
17,800 đồng ( tăng 7,8%), một mức tăng cực ấn tượng đúng vào thời điểm kết thúc
T+2, nhưng nhóm quyết định nắm giữ tiếp vì kì vọng của nhóm là giá của PVD sẽ đạt mức
18,000-19,000 đồng / cổ phiếu vào cuối tháng này. Mọi thứ đến giờ đều đúng như dự đoán
của nhóm.
Ngày 14/11/2017: Thị trường tiếp tục tăng mạnh vào ngày 14/11 cùng với đó tiếp
tục đà tăng của PVD với giá mở cửa17,850 đồng. Nhưng tuy nhiên vào cuối phiên thì giá
PVD giảm xuống còn 17,500 đồng ( giảm 1,69%) với tổng KL giao dịch 5,252,730 cổ
phiếu.
Kết luận: Việc giá của PVD giảm xuống còn 17,500 đồng khiến nhóm khá bất
ngờ nhưng nhóm vẫn vọng sau vài ngày giao dịch nữa thì giá của PVD sẽ ổn định trở lại
và đạt trạng thái tăng tiếp.
Ngày 15/11/2017: Tiếp tục chu chững lại của PVD thì giá kết thsuc phiên sáng của
PVD đạt mức 17,000 đồng (giảm 2,9% so với giá đóng cửa của ngày hôm trước) nhưng cuối
phiên thì theo đà tăng nhẹ của thị trường thì giá của PVD đã đạt mức là 17,200 đồng với tổng
KL giao dịch là 5,398,860 cổ phiếu.
Kết luận: Sự biến động giá của PVD trong ngày 15/11 biến động theo sự tăng giảm
của thị trường nhưng nhóm vẫn quyết định nắm giữ chờ lên mức 18,000 đồng – 19,000 đồng.
11
Ngày 16/11/2017: Thị trường tiếp tục giữa đà sắc xanh đã kéo theo sắc xanh đối với cổ
phiếu của PVD với mức giá kết thúc phiên 17,850 đồng (tăng 3,78% so với giá mở cửa)
với tổng KL giao dịch là 3,480,990 cổ phiếu.
Kết luận: Việc giá cổ phiếu của PVD tăng mạnh trở lại là tín hiệu tốt nhưng tuy nhiên
tổng KL giao dịch lại giảm mạnh thể đây chỉ sự nhảy vọt nhất thời. Dự kiến giá của
PVD sẽ lại giảm xuống mức của ngày 15/11.
Ngày 17/11/2017: Thị trường ngày 17/11 bùng nổ, VN-INDEX vượt mốc 890 điểm
nhưng chỉ phần lớn tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ cột như VJC, VNM, MWG,.. trong khi
nhóm cổ phiếu nhỏ như PVD thì không đạt được sắc xanh phải chịu sự giảm nhẹ. Kết
thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu của PVD giảm còn 17,400 đồng (giảm 2.52%
so với giá đóng cửa hôm trước) với tổng khối lượng giao dịch là 3,871,290 cổ phiếu.
Kết luận: Đúng như nhóm dự đoán ngày 16/11 thì mặc thị trường tăng điểm
mạnh nhưng với hiện tượng “xanh vỏ, đỏ long” thì giá của PVD có giảm nhẹ là điều dễ hiểu.
Ngày 18/11/2017: Thị trường tạm nghỉ do là thứ 7.
Ngày 19/11/2017: Thị trường tạm nghỉ do là ngày chủ nhật.
Ngày 20/11/2017: Sáng ngày 20/11, KL giao dịch của PVD cực thấp gần như
không có, cảm thấy có điều không ổn cùng với đó là muốn đầu tư và tìm hiểu những cổ phiếu
khác, nhóm quyết định đặt lệnh bán PVD với mức giá là 17,550 đồng và lệnh được khớp vào
chiều cùng ngày. Tuy nhiên kết thúc phiên thì giá cổ phiếu của PVD tăng nhẹ lên mức 17,650
đồng ( tăng 1,44% so với giá đóng cửa hôm trước) với tổng KL giao dịch 3,025,320 cổ
phiếu.
Kết luận: Nhóm bán hơi vội thiếu thận trọng trong việc quan sát đối với sự biến
động của PVD, tuy nhiên sau khi bán xong thì nhóm tin rằng cổ phiếu của PVD sẽ tiếp tục
tăng mạnh trong bối cảnh thị trường đang tiếp tục tăng điểm và sắp vượt mốc 900 điểm.
Tổng lãi: 21.000 VNĐ
+ Bài học rút ra:
Trước khi đầu tư thì tìm hiểu kĩ về lĩnh vực cũng như danh mục mà mình đầu tư.
12
Bình tĩnh trước những sự biến động của thị trường.
Tin tưởng vào những quyết định của bản thân.
Kĩ năng đầu tư, giao dịch chứng khoán.
Cách hoạt động của thị trường.
Nên đầu khoảng 10 triệu khi vào thị trường nếu muốn có lãi, với lượng vốn nhỏ thì
khá là khó khăn trong việc đầu tư.
2.3. Mã cổ phiếu MBB.
+ Lý do đầu tư:
- Yếu tố ngành:
Trong những ngày đầu năm 2017, sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngành ngân
hàng được coi là động lực thúc đẩy đà tăng điểm của thị trường. Sự trỗi dậy này đang được
nhiều người đặt ra câu hỏi “vì sao”.
Theo các chuyên gia, sang năm 2017, cổ phiếu ngân hàng được tiếp thêm “năng
lượng” từ nhiều thông tin tích cực. hàng loạt ngân hàng lớn lên kế hoạch niêm yết Thứ nhất,
trên thị trường chứng khoán năm 2017. Tuy còn nhiều ý kiến lo ngại rằng việc niêm yết chỉ là
cách để các ngân hàng đối phó với “hạn chót” theo Thông tư số 180/2015/TT-BTC, nhưng
việc thêm các tân binh ngân hàng đổ bộ lên sàn chứng khoán và kết quả kinh doanh lạc quan
của các ngân hàng đang niêm yết là các tín hiệu tốt thổi nhiệt cho nhóm các cổ phiếu ngân
hàng trong thời gian tới.
- Yếu tố mã cổ phiếu:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục
tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua
hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập
đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty
con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín
trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt
Nam.
13
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban
đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua hơn 16
năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với
ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty con hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành
dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam.
Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn
điều lệ của MB là 7.300 tỷ đồng.
MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn
vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân
hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét về tổng tài sản và vốn
điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy mô lớn đạt 109.623 tỷ đồng
tính đến thời điểm 31/12/2010.
Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt
động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu.
Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do
NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ
quan, tổ chức có uy tín trao tặng,….
14
Sự kiên niêm yết cổ phiếu MB trên HOSE ngày 1/11/2011 là một sự kiện lớn lao, đánh dấu
một bước phát triển mới thể hiện ý chí, quyết tâm của các cổ đông đồng thời cũng thể hiện
tầm nhìn chiến lược dài dạn của Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo của MB, mở ra triển vọng
và cơ hội cho các nhà đầu tư. Là một công ty niêm yết, MB tăng cường tính minh bạch,
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiệm cận gần hơn những nguyên tắc và thông lệ
tốt nhất trên thế giới về quản trị doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, nhận xét khách quan về tình hình hoạt động của MBB 3 tháng cuối
năm, MB ra chỉ số tài chính rất tích cực. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm cán mốc
4.000 tỷ, tăng 44% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu cũng nằm trong giới hạn có thể kiểm soát.
MB tích cực mở rộng chi nhánh khắp các vùng miền lớn, mang tính chiến lược trên cả nước
như: Bình Phước, Bến tre, Phú Yên, An Giang.
+Chi tiết giao dịch: (14/11/2017- 24/11/2017):
• Do một số thông tin cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số diễn
đàn trao đổi kinh tế và thông tin phân tích của VNDIRECT , ngày 14/11/17 nhóm đặt lệnh
mua cổ phiếu MBB số lượng 10 con giá 23,150. Lệnh được khớp vào 9:15:37 giờ cùng ngày.
Ngày 14/11, MBB có giá mở cửa là 23.15 và giá đóng cửa là 23.1 tăng 0.05( 0.22%)
Ngày 15/11 , MBB có giá mở cửa là 22.9 và giá đóng cửa là 22.9, giảm 0.2 ( -0.87%)
.Từ ngày 16/11 đến hôm bán MBB ( 24/11) , giá luôn có xu hướng tăng . Cụ thể :
16/11: Giá mở cửa 22.9 , giá đóng cửa 23.3
17/11: Giá mở cửa 23.50 , giá đóng cửa 23.6
15
Ngày 18,19 thị trường tạm thời không giao dịch
Diễn biến giá cổ phiếu MBB kể từ khi niêm yết
20/11: Giá mở cửa 23.65 , giá đóng cửa 23.75 tăng 0.15 ( 0.64% ) do có sự kiện Ngân
hàng Tơng mại Cổ phần Quân Đội công bố Quyết định của NHNN về việc sửa đổi nội
dung về vốn điều lệ, những ngày tiếp theo đó KL và GT giao dịch tăng không ngừng và trong
ngày 22/11 hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh , trong đó có MBB
MBB đạt 24.200 đồng/CP, tăng 89,2%
21/11: Giá mở cửa 23.90 , giá đóng cửa 24.00
22/11: Giá mở cửa 24.05 , giá đóng cửa 24.20
23/11: Giá mở cửa 24.80 , giá đóng cửa 24.70
24/11: Giá mở cửa 24.70 , giá đóng cửa 24.75 ( nhóm quyết định bán tại giá này )
Tổng lãi: ~16.000 ( không tính thuế và phí khác )
16
Những ngày sau đó, sau 2 ngày giảm nhẹ thì cổ phiếu tăng 1 cách nhanh chóng những 0.75
và 0.65 ( lần lượt 3.09 % và 2.4 % ) trước khi đạt mức giá đỉnh điểm 25.6
+Bài học rút ra:
Nhóm đã thực hiện đầu tư MBB khi mức giá của MBB đang còn khá dễ chịu , không
lâu sau đó , với hàng loạt tin tốt, giá cổ phiếu MBB không ngừng tăng . Đà tăng mạnh của
MBB vài tuần qua khiến mã cổ phiếu này được săn lùng khá nhiều và giá MBB có thể sẽ
tăng thêm nữa bởi trên thị trường đang có khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực với mã cổ phiếu
này. Nhưng, với triển vọng sau khi hoàn nhập toàn bộ trái phiếu VAMC trong giữa năm
2018, MBB sẽ có danh mục tài sản chất lượng hơn nhờ chiến lược phát triển theo ngân hàng
lẻ, chỉ số NIM đang cải thiện từ 3,41% (quý 2.2016) lên 4,10% (quý 1.2017,) cùng lúc với
chỉ số ROE 2017 và ROE 2018 lần lượt ước tính là 14% - 16% so với trung bình 12% trong
năm 2015 - 2016... Những yếu tố này có thể sẽ giúp định giá lại các cổ phiếu MBB về với giá
trị thực trong thời gian tới.
2.4. Mã cổ phiếu VCB:
-Lí do chọn mua VCB:
+ Yếu tố ngành:
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, cổ phiếu ngành ngân hàng là cổ phiếu chịu nhiều
ảnh hưởng từ thông tin thị trường. Với đặc thù của ngành, những tác động từ lãi suất, chi phí
trích lập dự phòng, và đặc biệt là nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới thị giá cổ phiếu ngày này.Ngoài
ra, cổ phiếu ngân hàng thường biến động theo chu kỳ. Chu kỳ này sẽ bắt đầu tăng vào đầu năm,
đến giữa năm chững lại và có đà đi xuống, do các ngân hàng phải công bố kết quả kinh doanh
với chi phí dự phòng rủi ro tài chính cùng với nợ xấu tồn đọng phải công bố.
+ Yếu tố mã cổ phiếu:
17
Mã VCB là mã chứng khoán do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
phát hành. Với tỉ lệ tăng trưởng cho vay của VCB ngày càng tăng, cũng như triển vọng lợi
nhuận được dự đoán tăng trong năm 2017, do đó đầu tư vào VCB sẽ là một quyết định khá an
toàn vào thời điểm hiện tại khi các mã khác đều đang biến động liên tục. Khi thị giá giảm, VCB
vẫn là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết. Nhiều chuyên gia tài chính
cũng nhận định, VCB là cổ phiếu ngân hàng đáng mua nhất và an toàn, vì nhà băng này có chất
lượng tài sản rất tốt (Vietcombank là ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC).
+ Chi tiết giao dịch (24/11/2017 đến 30/11/2017)
- Ngày 23/11/2017 (thứ 5): VCB giảm 0,2%, đây là thời điểm thích hợp để kì vọng giá cổ
phiếu VCB sẽ tăng trưởng sớm trong thời gian tới bởi trong tuần qua nhóm cổ phiếu ngành ngân
hàng đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng vào ngày này, rung lắc của nhóm ngân
hàng khiến nhóm khá hoang mang.
Giá mở cửa 48.7 giá đóng cửa 47.9
- Ngày 24/11/2017 (thứ 6): Sang ngày tiếp theo, thị trường đã bớt biến động mạnh, giá
VCB tiếp tục giảm mạnh với giá mở cửa là 47.5 và ngay lập tức nhóm đã quyết định đặt lệnh
mua 10 cổ phiếu VCB với giá 47.55/cổ và khớp lệnh ngay lập tức vào lúc 13.40:46. Giá đóng
cửa trong ngày là 47.4.
- Ngày 27/11/2017(thứ 2): Đúng theo dự đoán ban đầu, giá VCB đang có xu hướng tăng
dần đều với giá mở cửa là 47.5, giá hết phiên buổi sáng là 47.8. VCB đã có lúc đạt mức giá cao
18
nhất trong ngày là 48.2 và có lúc lại tụt xuống thấp nhất là 48.6. Tuy nhiên về cuối ngày, giá cổ
phiếu VCB lại hồi lại với mức đóng cửa là 47.9.
- Ngày 28/11/2017: Giá VCB tiếp tục tăng với giá mở cửa là 48.1 và trong ngày không có
quá nhiều biến động mà chỉ tăng dần đều và kết thúc phiên VCB chạm giá 48.2.
- Ngày 29/11/2017: Tuy giá mở cửa của VCB giảm nhẹ so với ngày hôm trước là 48.0 thì
hết phiên giá lại tăng vọt và đạt 49.0 – cũng là mức giá cao nhất trong ngày.
- Ngày 30/11/2017: VCB tăng mạnh với mức giá mở cửa là 48.8, đạt ngưỡng giá cao nhất
trong tuần là 50.0 và hết phiên giảm dần còn 48.5. Thấy giá cổ phiếu tăng đột ngột vào lúc 9.57
đạt 49.65/cổ, ngay lập tức nhóm đã bán với mức giá 49.6 vì trong những tuần trước khi vẫn theo
dõi VCB, nhóm dự đoán VCB sẽ chỉ tăng đỉnh điểm là 50.0 nên khi thấy giá biến động như vậy
đã lập tức bán và khớp lệnh với mức giá 49.6. Chỉ 20 phút sau khi bán, giá cổ phiếu VCB giảm
dần xuống còn 49.4 rồi 49.2 và hết phiên giao dịch, giá đóng cửa của VCB là 48.5.
- Tổng lãi: 20.500 VNĐ
- Ngày 1/12/2017: nhóm tiếp tục theo dõi giá VCB và nhận thấy giá đang có xu hướng
giảm dần với mức giá mở cửa ngày 1/12 là 48.6 và giá đóng cửa là 48.0.
-Bài học rút ra:
Nhóm đã mua VCB khi mức giá của VCB đã lên khá cao so với những tuần trước đó bởi
trong thời gian theo dõi VCB vào những tuần trước thì nhóm vẫn đang giữ một số cổ phiếu khác
nên chưa thể đầu tư VCB ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, VCB cũng đã mang lại một kết thúc “có
hậu” cho nhóm khi nhóm bán được với mức giá gần như cao nhất trong tuần (mức giá cao nhất
là 50.0). Tìm hiểu lí do vì sao thị trường lại tăng đột ngột như vậy? Trong vòng 2 tháng qua, cổ
phiếu VCB luôn giữ vững phong độ tăng đều, từ vùng giá là 36.0 đã tăng 25% lên 45.0 vào
ngày 20/11. Theo như tìm hiểu, ngày 20/11/2017, tại HNX, Vietcombank đã thu về hơn 340 tỷ
khi thoái vốn khỏi Saigonbank và Tài chính Xi măng.Theo nhận định của CTCK HSC, sau khi
thoái vốn Saigonbank và Tài chính Xi măng, Vietcombank sẽ tiếp tục thoái vốn khỏi OCB (theo
kế hoạch là trong năm 2017), MBB và Eximbank (theo kế hoạch là tháng 1 năm 2018). "Như
chúng tôi đã đề cập gần đây, lãi từ thoái vốn khỏi 5 TCTD sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận
của VCB, lên tới 2.450 tỷ đồng", HSC dự đoán.
III. Tổng kết lãi/ lỗ
19
Các giao dịch trong gần một tháng giao dịch của nhóm được thể hiện qua bảng sau
Ngày
(Date)
Nội dung
(Descriptions)
Phát sinh có
(Credit)
Đơn vị: VND
Phát sinh nợ
(Debit)
Đơn vị: VND
Số dư tài khoản
(Balance)
Đơn vị: VND
01/11/201
7
1.Chuyển tiền vào tài
khoản 00C358881.
800.000 0 800.000
2. Phí dịch vụ SMS
tháng 11/2017
0 8800 791.200
10/11/2017 1.Chuyển tiền mua
AMD( 08/11)
KL:10; giá:7.600đ
0 76.000 715.200
2. Phí mua AMD 0 175 715.025
3.Chuyển tiền mua
KLF(08/11
KL:20; giá: 3.700đ
0 74.000 641.025
4. Phí mua KLF 0 170 640.855
5.Chuyển tiền mua
KLF(08/11)
KL: 10; giá: 3.800 đ
0 38.000 602.855
6. Phí mua KLF 0 87 602.768
13/11/2017
1. . Chuy n tiềền mua 1
PVD(09/11)
KL:10; giá:16.500đ
0 165.000 437.768
2
. Phí mua PVD
0 248 437.520
16/11/201
7
1. Nh n tiềền bán
AMD(14/11)
KL:10; giá: 6.530
65.300 0 502.820
2.
Phí bán AMD
0 150 502.670
3.
Thuềế
0 65 502.605
4. Phí chuy n kho n
bán CK(14/11)
0 5 502.600
5. Nh n tiềền bán
35.000 0 537.600
20
KLF(14/11)
KL:10; giá:3.500đ
6.
Phí bán KLF
0 81 537.519
7.
Thuềế
0 35 537.484
8. Phí chuy n kho n
bán CK(14/11).
0 5 537.479
9. Chuy n tiềền mua
MBB(14/11)
KL:10; giá:23.150đ
0 231.500 305.979
10
. Phí mua MBB
0 532 305.447
22/11/201
7
1.Nh n tiềền bán
KLF(20/11)
KL:10; giá: 3.600đ
36.000 0 341.447
2.
Phí bán KLF
0 83 341.364
3.
Thuềế
0 36 341.328
4. Phí chuy n kho n
bán CK(20/11)
0 5 341.323
5. Nh n tiềền bán
PVD(20/11)
KL:10;giá:17.550đ
175.500 0 516.823
6.
Phí bán PVD
0 404 516.419
7.
Thuềế
0 176 516.243
8. Phí Chuy n khoán
bán CK(20/11)
0 5 516.238
27/11/201
7
1. Nh n tiềền bán
KLF(23/11)
KL:10; giá:3.400đ
34.000 0 550.238
2.
Phí bán KLF
0 78 550.160
3
. Thuềế
0 34 550.126
4. Phí chuy n khoán
bán CK
0 5 550.121
5. Nh n tiềền bán
MBB(23/11)
KL:10; giá:24.750đ
247.500 0 797.621
6.
Phí bán MBB
0 569 797.052
21
7.
Thuềế
0 248 796.804
8. Phí chuy n khoán
bán CK
0 5 796.799
9.MBS tr lãi tháng
11/2017
97 0 796.799
28/11/2017
1. Chuy n tiềền mua
VCB(24/11)
KL:10; giá:47.550đ
0 475.500 321.396
2.
Phí mua VCB
0 1.049 320.347
3. Phí l u kí ch ng ư
khoán(11/2017)
0 8 320.339
30/11/2017
1.Nh n tiềền bán VCB
KL:10; giá:49.600đ
496.000 0 816.339
2.
Phí bán VCB
0 1.141 815.198
3.
Thuềế
0 496 814.702
4.Phí chuy n kho n
bán CK
0 5 814.697
Sốố d đầầu kỳư : 800.000đ
Sốố d cuốối kỳư : 814.697đ
Với từng mã cổ phiếu trong quá trình giao dịch nhóm có kết quả lãi lỗ như sau:
MÃ CP KL GIÁ
MUA
GIÁ
BÁN
LÃI/LỖ
TRÊN 1CP
TỶ LỆ %
AMD 10 7.600 6.530 -1070 -14.08%
KLF 20 3.700 3.600 -100 -2.70%
KLF (2) 10 3.800 3.400 -400 -10.53%
PVD 20 16.500 17.550 +1050 +6.36%
MBB 10 23.150 24.750 +1600 +6.91%
VCB 10 47.550 49.600 +2050 +4.31%
Tổng lợi
nhuận:
Lãi - Lốỗ = (1.05020+1.60010+2.05010)-(1.07010+10020+ 40010) =
40.800 VNĐ
Đánh giá:
22
Qua quá trình đầu tư gần một tháng qua, từ bảng thống kê nhóm nhận thấy các mã PVD,
MBB, VCB được bán ra với mức giá bán cao hơn giá muacác mã AMD, KLF lại bán ra với
mức giá bán thấp hơn giá mua. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua chưa cao
nên lợi nhuận thu lại không đáng kể (không đắp được các khoản lỗ, chi phí giao dịch, dịch
vụ thuế phát sinh). Hơn thế nữa, trong quá trình theo dõi sbiến động của thị trường, các
quyết định đầu tư của nhóm phần lớn xuất phát từ cảm tính, chưa bám sát các số liệu thống
biểu đồ kĩ thuật. những lệnh bán khá vội vàng khi giá cổ phiếu vừaxu hướng lên giá
nhẹ. Từ kết quả đầu tư trong thời gian gần 4 tuần, nhóm quyết định sẽ đầu tư tiếp vào những
cổ phiếu trong các lĩnh vực khác: Bất động sản (FLC,HAG,HAR), sản xuất thép (TLH, AAA);
dược phẩm (DHG, AMV, OPC) với hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
KẾT LUẬN
Đây là lần đầu tiên tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhóm em luôn mang
trong mình sự quyết tâm cao độ và kỳ vọng rất lớn. Tuy kết quả chưa đạt được như mong đợi của
nhóm nhưng cũng chính vì vậy, chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân cũng
như có thể áp dụng cho những nhà đầu tư với quy mô vốn nhỏ , chưa có kinh nghiệm và thời
gian đầu tư ngắn như sau:
Làm gì cũng cần có kế hoạch. Chúng ta không bao giờ biết được thị trường sẽ diễn ra tiếp
theo như thế nào. Nhưng nếu như không biết những gì phải làm, chúng ta sẽ thất bại. Thị trường
biến động không ngừng, vì vậy phải luôn trong tâm thế sẵn sàng hành động.Một kế hoạch
không chỉ bao gồm kết quả mong đợi sẽ xảy đến, mà cần phải có phương án cụ thể cho những
tình huống xấu nhất. Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu của kế hoạch là quản lý rủi ro
bạn phải quyết định xem mình sẵn sàng mất những gì trước khi đi vào thực hiện bước đầu
tiên.Việc có một kế hoạch sẽ giúp chúng ta luôn tiến về phía trước, bởi vì chúng ta rất dễ hoảng
sợ khi thị trường biến động. Nhiều lần không hành động đôi khi lại là hành động tốt nhất. Do
đó, hãy kiên định với kế hoạch đã đặt ra.
Nên cài đặt 1 phần mềm phân tích kỹ thuật TA (Technical Analysis ) để biết cách đọc
chart (đồ thị ) bởi đồ thị phản ánh thực tế thị trường chứ không phải các quan điểm cá nhân.
Lựa chọn công ty tốt và thời điểm mua cổ phiếu đúng. Tránh những công ty làm giá
chứng khoán điều này rất khó và quan trọng.
23
Khi bán nên đặt giá ở mức thấp hơn các mức giá bán trước đó một chút mà vẫn có lãi, sẽ
dễ được khớp lệnh hơn- tuy lãi ít hơn nhưng khả năng thu được lãi cao hơn rất nhiều
Giá cổ phiếu thường không đứng yên, mà lúc lên lúc xuống. Vậy nếu cần chịu khó theo
dõi trào lưu, mua vào khi giá ở mức thấp nhất và bắt đầu đi lên, và bán ra lúc thị trường ở mức
cao nhất và bắt đầu đi xuống thì sẽ có lời cao. Đây cũng là nguyên tắc thông thường trong kinh
doanh. Giá một loại cổ phiếu luôn luôn chịu ảnh hưởng của những trào lưu lên xuống giá của thị
trường chứng khoán.
Đầu tư nên theo nguyên tắc “không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên
không phải vì thế mà chúng ta đầu tư vào quá nhiều cổ phiếu cùng một lúc vì ta không thể biết
tất cả thông tin các loại cổ phiếu. Và như vậy chúng ta sẽ giảm hiệu quả đầu tư.Do đó rất cần
thiết xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả.
Biết dừng lại khi đã cảm thấy đủ.Tất nhiên, không có gì là sai trái khi chúng ta mong
muốn một giao dịch đem lại lợi nhuận, thậm chí kể cả khi ta phải đánh đổi. Nhưng chúng ta cần
phải biết tiêu chí thành công của mình là gì. Nếu mục tiêu là kiếm 5% lợi nhuận trong một
thương vụ, hãy hài lòng với mức 5% đó dù tỷ suất sinh lời của thị trường là 10%. Khi tự định
nghĩa thành công cho mình, chúng ta sẽ luôn hài lòng với những gì mình có và không bao giờ
đổ lỗi cho bản thân về những gì ta bỏ lỡ.
Nếu thua lỗ cần chấp nhận việc thua lỗ là bình thường trong đầu tư. Ai cũng có những lúc
đưa ra quyết định sai, thậm chí rất nhiều lần. Trong đầu tư chứng khoán, ta có thể sai nhiều hơn
số lần đúng và thành công. Đó là lý do chúng ta cần phải liên tục cải thiện bản thân và học hỏi
kinh nghiệm từ những người đi trước.
24
25
| 1/25

Preview text:

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đầu tư chứng khoán là một trong những phương thức được lựa chọn khá nhiều
trong công cuộc thực hiện giấc mơ về tài chính của rất nhiều người. Đó là kênh đầu tư rất phổ
biến tại các thị trường phát triển, đem lại tỷ suất sinh lời cao. Tuy nhiên tại Việt Nam, dù thị
trường chứng khoán đã có lịch sử phát triển 16 năm, đầu tư cổ phiếu vẫn là một kênh đầu tư rất
mới đối với đại đa số người dân. Và trước những lợi ích thì chứng khoán cũng là thị trường đầy
thách thức và rủi ro, vì thế mà câu hỏi có nên đầu tư chứng khoán hay không luôn là mối trăn
trở của không ít người.
Dù là những sinh viên khối ngành kinh tế nhưng chúng em vẫn luôn nghĩ rằng phải có
kiến thức đúng đắn, chuyên môn và vững vàng về các khái niệm, cách chơi liên quan mới có thể
tham gia được thị trường chứng khoán và mang lại lợi nhuận. Do đó khi được Cô phổ biến về
Bài tập lớn chúng em vẫn còn khá mơ hồ. Tuy nhiên, chúng em- những sinh viên kinh tế cùng
khát vọng học hỏi, ưa phiêu lưu mạo hiểm rất muốn thử sức mình với lĩnh vực này. Với mong
muốn hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức được học qua sách vở cùng với một cách nhìn tổng
quan hơn về việc đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường, nhóm em quyết định đưa ra số vốn
ban đầu là 800.000 đồng. Khi mới bắt tay vào đầu tư dù còn nhiều thứ không biết nhưng chúng
em đã nhanh chóng khắc phục bằng cách tích cực tìm hiểu về những biến động thị trường, tình
hình hoạt động của các công ty mà nhóm đầu tư. Trong thời gian đó, nhóm chúng em đã cùng
nhau tìm hiểu về các công ty chứng khoán uy tín có trên thị trường để mở tài khoản sớm nhất có
thể và ngày 01/11/2017, 2 thành viên đã đại diện nhóm đi mở tài khoản chứng khoán dưới tên nhóm trưởng:
Chủ tài khoản: LÊ VŨ HUYỀN LƯƠNG
Số tài khoản: 005C358881
Công ty chứng khoán: Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) –Chi nhánh Hoàn
Kiếm Tầng 5 tòa nhà 14C Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Điện thoại: +842437337671 Máy lẻ: 106 Fax: +842437337890 1
Vậy là những bước đi đầu tiên đã được hoàn thiện để nhóm sẵn sàng tham gia vào thị
trường. Qua gần một tháng đầu tư chúng em đã trải qua những cảm xúc khác nhau mỗi khi
chứng kiến giá chứng khoán lên hoặc xuống, đồng thời cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
cho những dự định đầu tư trong tương lai. Để Cô có một cái nhìn cụ thể hơn, nhóm em xin trình
bày quá trình đầu tư trong thời gian qua của nhóm.
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ ( 1/11/2017- 30/11/2017)
I. Các mã cổ phiếu nhóm lựa chọn đầu tư
Sau khi xem xét và có thời gian nghiên cứu các mã cổ phiếu trên thị trường thì nhóm
quyết định đầu tư vào các mã cổ phiếu sau:
PVD : Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Sau những năm cung cấp
dịch vụ kỹ thuật dầu khí, đến nay TCT đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần cung cấp dịch vụ dầu
khí chuyên ngành cho các công ty dầu khí và nhà thầu khoan. Trong các năm qua, công ty
luôn đạt mức tăng trưởng cao, kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt.
KLF: Công ty Cổ phần Đầu tư Liên doanh Quốc tế FLC. Với chiến lược phát triển
bền vững, chuyện nghiệp và hiệu quả. FLC Global khởi đầu từ những dịch vụ cốt lõi như
hoạt động thể thao, thương mại, du lịch, bất động sản, để xây dựng mối quan hệ với đông đảo
khách hàng và quảng bá thương hiệu FLC Global, đồng thời chuẩn bị thực hiện đầu tư những
dự án nhiều tiềm năng và hiệu quả.
AMD: CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group. Kể từ khi thành lập, AMD
GROUP đã từng bước tạo lập được vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Các công ty
thành viên của AMD GROUP đã khẳng định được thương hiệu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực
khác nhau không những trong nước mà còn mở rộng cả khu vực. Đây là nền tảng vững chắc
cho sự phát triển trong tương lai của AMD GROUP.
MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội. MB được xây dựng và phát triển trong suốt
gần 17 năm hoạt động và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. MB được biết tới như một 2
ngân hàng hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên sự tin tưởng của các khách
hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng và của các nhà đầu tư. Thương hiệu của MB được nhận
diện như một ngân hàng năng động mà vấn duy trì được vị thế ổn định để phát triển bền
vững, đóng góp vào thành công chung của khách hàng, của ngân hàng và của cộng đồng.
VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Với mục tiêu trở thành một tập
đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong
thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương
châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững
II. Quá trình thực hiện giao dịch.
Tình hình thị trường hiện tại : Thị trường thường có diễn biến tích cực trong 4 tháng
đầu năm sau và do đó, tháng 12 là thời điểm quan trọng cho nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu cho đợt sóng tiếp theo.
Theo thống kê, tháng 11 thường là thời điểm “đen tối” nhất trong năm với TTCK Việt
Nam. Trong giai đoạn từ 2008-2016, chỉ số VnIndex có tới 8 lần giảm điểm trong tháng 11 và
chỉ có duy nhất 1 lần tăng điểm. Không chỉ có số lần giảm điểm chiếm ưu thế mà mức độ giảm
điểm trong tháng 11 cũng rất mạnh với nhiều lần giảm trên 5%.
Những con số thống kê trên đã khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại về diễn biến TTCK
Việt Nam trong tháng 11. Bên cạnh đó, việc TTCK Việt Nam liên tục bứt phá trong năm 2017
mà chưa có nhịp điều chỉnh nào thực sự đúng nghĩa càng khiến giới đầu tư bước vào tháng 11
với tâm lý có phần e dè.
Tuy vậy, diễn biến TTCK Việt Nam năm nay đã có rất nhiều tín hiệu tích cực, đi ngược
với xu hướng mọi năm. Tính tới hết phiên giao dịch 30/11, chỉ số VnIndex dừng tại 949,93
điểm, tương ứng mức tăng 13,5% so với tháng trước và đây cũng là tháng VnIndex bứt phá
mạnh nhất kể từ tháng 1/2013. Không những vậy, trong tháng 11 vừa qua, VnIndex cũng là chỉ
số chứng khoán tăng mạnh thứ 2 trên Thế giới, xếp sau thị trường Mông Cổ. 3
Việc thị trường bất ngờ bứt phá mạnh trong tháng 11 vừa qua có sự đóng góp không nhỏ
từ nhóm Bluechips, đặc biệt các cổ phiếu trong danh sách thoái vốn Nhà nước như VNM, SAB,
BHN, BMP, NTP, FPT, VCG, DMC, VGC, DIG…
Trong tháng 11 TTCK Việt Nam cũng đón nhận nhiều doanh nghiệp tầm cỡ lên sàn. Có
thể kể tới như Vincom Retail (VRE), Văn Phú Invest (VPI), Dịch vụ sân bay Quốc tế Cam Ranh
(CIA)…và những cổ phiếu này đã mau chóng thổi làn gió mới vào thị trường. Ngoài ra, sự luân
chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, thép, bất động sản, chứng
khoán…cũng góp phần “giữ nhiệt” thị trường.
Giao dịch khối ngoại cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong tháng 11 khi họ mua ròng đột
biến hơn 11.200 tỷ đồng trên toàn thị trường và đây là động lực quan trọng giúp thị trường bứt
phá, bên cạnh sự hưng phấn của dòng tiền nội.
Chú thích: Các số liệu viết ở báo cáo dưới đây đều được tính theo đơn vị 10.000 VND.
2.1 Mã chứng khoán AMD và KLF + Lý do lựa chọn: - Yếu tố ngành:
Công Ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng Sản AMD và Công Ty Cổ Phần Liên doanh Đầu
tư Quốc tế KLF đều đang kinh doanh trong ngành dịch vụ, có công ty mẹ là tập đoàn FLC là
tập đoàn lớn kinh doanh đa dịch vụ: bất động sản, du lịch, giáo dục, chứng khoán, công nghệ,
pháp lý. Thuộc Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm vừa qua. Việt Nam
đang là một nền kinh tế mới nổi đang trở thành tâm điểm của các dòng vốn quốc tế, phân
khúc bất động sản dịch vụ, nghỉ dưỡng, giải trí hiện nay đang chiếm một sức hút vô cùng lớn,
chắc chắn sẽ là mỏ vàng cho các nhà đầu tư khai thác, tìm kiếm lợi nhuận
- Yếu tố mã cổ phiếu:
* Mã AMD là mã chứng khoán do công ty Cổ Phần Đầu tư và Khoáng sản AMD
group phát hành. Lĩnh vực Dịch Vụ Bán Lẻ có tiền thân là công ty cổ phần FIKOR Việt Nam
được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 9,9 tỷ đồng. Đến năm 2014, chính thức
đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư AMD group với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ngày 4
11/11/2014. 30 triệu cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên sàn đăng ký giao dịch
UPCOME với mã cổ phiếu AMD.
Kể từ khi thành lập, AMD GROUP đã từng bước tạo lập được vị trí vững chắc của
mình trên thị trường trong và ngoài nước với nhiều lĩnh vực dịch vụ như AMDI ( tư vấn), E-
BEST ( mua sắm), ACETECH ( công nghệ), Pink House ( giáo dục mầm non)… Khu mua
sắm lớn nhất và sầm uất E- BEST MALL với diện tích 1,6 ha nằm tại cửa ngõ phía tây của
thành phố hiện tại là khu mua sắm lớn và sầm uất nhất của quận Bắc Từ Liêm.
* Mã KLF là mã chứng khoán của Công Ty Cổ Phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF
kinh doanh dịch vụ tiêu dùng ngành Du lịch & Giải trí. Công ty thành lập ngày 18/09/2009
với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Năm 2010 đổi tên thành Công ty cổ phần FLC Golfnet.
Tháng 2/2012 tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ lên 50 tỷ đồng thông qua đợt phát hành cho cổ đông
hiện hữu, vào tháng 9 cùng năm tăng vốn điều lên 260 tỷ đồng. Tháng 09/2013 26 triệu cổ
phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HNX. Tháng 4/2014, phát hành cổ
phiếu tăng vốn điều lệ lên 740 tỷ đồng..
Công ty sở hữu hai sân golf FLC golfnet 1 và 2 với tổng diện tích lần lượt 5000 m2 và 3ha có
vị trí thuận lợi tại trung tâm khu vực Mỹ Đình, là sân tập hiện đại và có quy mô lớn nhất Việt 5
Nam hiện nay. Trung tâm dịch vụ hàng không của FLC Golbal hiện là đại lý cấp 1 của
Vietnam Airlines và Vietjet Air, là đại lý của ba hãng hàng không lớn trong nước và 39 hãng
không Quốc Tế. Hoạt động tư vấn du học của Công Ty dù mới đi vào hoạt động nhưng đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể.
+ Chi tiết giao dịch:
* Mã cổ phiếu AMD: ( 8/11/2017-14/11/2017)
Do một số thông tin cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số diễn
đàn trao đổi kinh tế và thông tin phân tích của VNDIRECT , ngày 8/11/17 nhóm đặt lệnh
mua cổ phiếu AMD số lượng 10 con giá 7,600. Lệnh được khớp vào 10:26:21 giờ cùng ngày.
Ngày 8/11, AMD có giá mở cửa là 7.67 và giá đóng cửa là 7.47 giảm 0.1(-1.71%), giá
AMD tiếp tục giảm -0.1 (-0.94%) trong ngày tiếp theo với giá đóng cửa là 7.4. Sang ngày
10/11, sau một ngày giao dịch, nhóm có thấy sắc xanh trên bảng điện tử, tuy nhiên, giá trị
tăng thêm không đáng kể, cụ thể tăng từ 7.4 lên 7.43 tương ứng với +0.41%. Hai ngày tiếp
theo ngày 11 và 12 là ngày thứ 7 và chủ nhật, thị trường tạm thời không giao dịch và chỉ sau
hai ngày, với nhiều tin tức bất lợi ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, giá AMD giảm sâu -0.5(-
7.00%) trong ngày 13/11 và -0.5(-6.66%) trong ngày 14/11. Chỉ trong hai ngày giá cổ phiếu
từ 7.15 ( giá mở cửa) giảm còn 6.45 ( giá đóng cửa) gần chạm mức giá sàn.
Nhận thấy còn rất nhiều luồng thông tin bất lợi ảnh hưởng đến giá mã cổ phiếu AMD
nên với dự đoán giá trong tương lai sẽ tiếp tục giảm nên nhóm quyết định cắt lỗ bằng việc
đặt lệnh bán AMD, khối lượng 10 với giá 6.530, lệnh được thông báo khớp vào 9:39:26 ngày 14/11/17.
Sau 1 tuần kể từ khi khớp lệnh mua mã AMD đến khi khớp lệnh bán, nhóm lỗ 1.070/con.
⇨ Tổng lỗ: 10.700 VNĐ. ( chưa kể chi phí giao dịch).
Tiếp tục theo dõi bảng giá của mã AMD trong 10 ngày tiếp theo:
Giá AMD sau ngày nhóm đặt lệnh bán tăng liên tiếp với số lượng lớn, thậm chí kịch
sàn đến 2-3 phiên giao dịch. Giá trị thị trường thậm chí trong ngày 28/11/17 lên cao nhất 9.83
/cổ, tăng 30% trong gần 1 tháng và khả năng sẽ vẫn tiếp tục tăng do thị trường hiện tại đang 6
có sóng penny và thông tin tập đoàn AMD được cấp giấy phép khai thác dài hạn mỏ đá núi
Bền ( tỉnh Thanh Hóa) đã tạo những ảnh hưởng tích cực với giá cổ phiếu.
( Giá trị thị trường mã AMD từ 8/11/17 đến 28/11/17- VNDIRECT)
* Mã cổ phiếu KLF (8/11/2017- 23/11/2017)
Cùng ngày 8/11/17, đặt lệnh mua KLF khối lương 30 chia làm hai đợt. Đợt 1 mua 10
cổ với giá 3.800 khớp lệnh vào 9:38:19; đợt 2 mua 20 cổ giá 3.700 khớp lệnh vào 9:44:16 cùng ngày.
( Giá thị trường mã KLF từ ngày 09/11/17 đến 29/11/17- VNDIRECT) 7
Cùng thời điểm với đà đi xuống của AMD, KLF cũng bị chịu ảnh hưởng xấu từ thông
tin chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu AMD ( Tập đoàn FLC là công
ty mẹ của cả hai tập đoàn trên) do vậy mã giảm sâu trong nhiều ngày liên tiếp. Cụ thể, ngày
10/11/17; giá mở cửa là 3.8 đến cuối ngày giảm còn 3.7; ngày 13/11 sau hai ngày thị trường
tạm nghỉ; giá KLF giảm từ 3.7 xuống 3.4 tương ứng -0.3(-8.11%). Ngày 14/11/17 nhận thấy
có một chút sắc xanh trên bảng điện tử, với tâm lý lo ngại của những nhà đầu tư non nớt,
nhóm quyết định tối thiểu hóa lỗ bằng cách bán 10 cổ với giá 3.500. Lệnh khớp vào 9:39:26
giờ cùng ngày. Do kì vọng, giá trị thị trường sẽ tăng tương tự AMD nên nhóm quyết định 20
cổ phiếu còn lại vẫn giữ để theo dõi biến động. Tuy nhiên, giá KLF vẫn tiếp tục giảm từ 3.5
xuống 3.4 trong ngày 15/11, ngày 16,17,20 cùng tháng có tăng nhưng không tăng đáng kể
( tăng từ 3.4 giá mở cửa ngày 16 lên 3.6 giá đóng của ngày 20). Do vậy, nhóm quyết định đặt
lệnh bán 10 KLF giá 3.6 ngày 20/11/17 sát giờ đóng cửa thị trường. 10 cổ phiếu còn lại vẫn
giữ để tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên không được như kì vọng, giá cổ phiếu KLF giảm từ 3.6
xuống 3.5 trong ngày tiếp theo, hai ngày giao dịch liền kề sau đó, KLF biến động rất ít, gần
như không thay đổi. Quyết định dành thời gian cho những mã cổ phiếu có tiềm năng hơn,
nhóm đặt lệnh bán nốt 10 cổ phiếu KLF cuối cùng với giá 3.400, lệnh khớp vào 13:27:50 giờ cùng ngày.
⇨Tổng lỗ: 9.000 VNĐ ( chưa kể chi phí giao dịch). + Bài học rút ra:
Trong những ngày đầu tiên, do còn khá mông lung với thị trường mới mẻ này. Nhóm
xác định được những hạn chế của mình là số lượng vốn ít, và thời gian đầu tư vô cùng hạn
hẹp nên quyết định giành 8% vốn thử sức ở những mã cổ phiếu penny, đang trên sàn
UPCOME, có độ rủi ro lớn, biến động cao, dễ đầu tư ngắn hạn và không mất nhiều vốn. Tuy
nhiên, trên thực tế, ngay từ những bước chạy đầu tiên đã gặp rất nhiều khó khăn và chịu thua
lỗ ở hai mã cổ phiếu liên tiếp, các bạn đều nhận ra được mức độ khắc nghiệt của thị trường "
khó nhằn" này và nhận ra được giá chứng khoán đều có thể biến động lớn theo từng giờ,
thậm chí theo từng giây và chịu rất nhiều tác động từ những thông tin chủ quan, khách quan,
hay các yếu tố "con lái" trong thị trường mà bản thân không thể lường trước được. Tuy nhiên
không phải do thế mà các bạn bị hoang mang, nhụt chí, các thành viên đều thoải mái, thích
thú và đưa ra những phương án cho các mã cổ phiếu tiềm năng khác trên thị trường này. 8
2.2 Mã chứng khoán PVD +Lý do đầu tư: - Yếu tố ngành:
Vị thế đầu ngành, chiếm lĩnh 50% thị phần khoan thăm dò, khai thác trong nước, cung
cấp đa dạng và đầy đủ chuỗi giá trị liên quan đến khoan. PVD sỡ hữu lợi thế lớn khi tham gia
đấu thầu với đội giàn khoan trẻ, và chỉ số an toàn cao (zero-LTI liên tục trong nhiều năm kể
từ lúc rời xưởng đóng), hiệu suất hoạt động giàn đạt 98-99%. PVD đảm bảo hoạt động của
đội giàn khoan và dòng tiền kinh doanh cho công ty bằng cách xúc tiến đấu thầu tại thị
trường nước ngoài khi thiếu hút dự án ngắn hạn trong nước. Theo PVD, tỷ lệ giàn khoan tự
nâng Jack-up hoạt động trong năm 2018 sẽ khoảng 90%.
- Yếu tố mã cổ phiếu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 của PVD khả quan và tăng trưởng mạnh
so với 2 quý đầu năm và quý 3 năm ngoái.
Dự kiến giá dầu sẽ tăng mạnh và các hiệp định về dầu sẽ được ký kết giữa các nước
OPEC về cắt giảm sản lượng dầu vào cuối năm 2017.
Phân tích kỹ thuật: Giá PVD tại mức 16.5 đang ở giai đoạn tăng trưởng trên đồ thị và
có xu hướng lên tiếp, nên nhóm nhận định PVD có dư địa tăng trưởng mạnh.
+ Chi tiết giao dịch: (9/11/2017-20/11/2017)
Nhóm đầu tư mã PVD vào ngày 9/11/2017 và bán vào ngày 20/11/2017. Cụ thể chi tiết
về PVD trong giai đoạn mà nhóm đầu tư và những hoạt động của nhóm như sau.
Ngày 9/11/2017: Sau 1 tuần tìm hiểu và đọc những báo cáo phân tích chứng khoán của
các công ty, nhóm quyết định đầu tư vào PVD. Giá PVD ngày 9/11 mở cửa tại 16,600 đồng
(giảm 2% so với giá đóng cửa của ngày 8/11 là 16,800 đồng). Tuy nhiên vào buổi sang ngày
9/11 thì giá PVD giảm còn 16,500 đồng. Ngay lập tức nhận thấy đây là lúc thích hợp để mua
vào, nhóm đã đặt lệnh mua 10 cổ của PVD với giá 16,500 đồng và khớp lệnh vào cùng buổi 9
sang hôm đó. Kết thúc phiên ngày 9/11 thì giá PVD lên 16,800 đồng (tăng 2% so với giá mở
cửa) với tổng KL giao dịch là 3,924,550 cổ phiếu.
Kết luận: Dự đoán của nhóm đã đúng về cổ phiếu PVD và nhận thấy rằng thời điểm
mua vào của nhóm là hợp lý mà dự kiến bắt đầu từ thời điểm này cổ phiếu của PVD sẽ bắt
đầu “chạy”. Tuy nhiên do nhóm đầu tư nhiều mã cổ phiếu nên thật đáng tiếc rằng nhóm
không đủ vốn để vào thêm PVD.
Ngày 10/11/2017: Ngay phiên sáng ngày 10/11 thì giá cổ phiếu của PVD đã tăng lên
16,900 đồng/ 1 cổ phiếu và bắt đầu chu kỳ “chạy” của mình theo như nhóm dự đoán. Kết
thúc phiên ngày 10/11 thì giá PVD đóng cửa tại mức giá 17,100 đồng (tăng 1,7% so với giá
đóng cửa ngày 9/11) với tổng KL giao dịch là 4,524,960 cổ phiếu cùng với đó là kết thúc
tuần giao dịch và hứa hẹn tuần giao dịch mới sẽ đưa PVD tiế tục “chạy.
Kết luận: Đúng như nhóm dự đoán, cổ phiếu của PVD đã tăng mạnh do có dòng tiền
vào lớn đã đưa giá cổ phiếu của PVD lên mức 17,100 đồng. 10
Ngày 11/11/2017: Thị trường không hoạt động do là ngày thứ 7.
Ngày 12/11/2017: Thị trường không hoạt động do là ngày chủ nhật.
Ngày 13/11/2017: Bước vào phiên sáng đầu tuần ngày 13/11, thị trường giao dịch có
chút chững lại kéo theo đó là sự chững lại của PVD với mức giá kết thúc phiên sáng là
17,100 đồng bằng với mức giá đóng cửa ngày 10/11 với khối lượng giao dịch là 67,930 cổ
phiếu. Nhóm cho rằng mới sáng tuần mới giao dịch nên nhiều nhà đầu tư còn chưa chắc chắn
và e rè nên thị trường chưa có sức bật. Tuy nhiên vào ngày buổi chiều ngày 10/11 thì thị
trường tăng điểm mạnh kéo theo đó là sự tăng mạnh của PVD, kết thúc phiên ngày 13/11 thì
giá cổ phiếu PVD tăng mạnh đạt mức giá là 17,800 đồng (tăng 4,09% so với mức giá mở
cửa) với tổng KL kết thúc phiên là 4,553,140 cổ phiếu.
Kết luận: Chỉ sau 3 ngày mua vào, thì giá PVD đã tăng từ mức 16,500 đồng lên mức
17,800 đồng ( tăng 7,8%), một mức tăng cực kì ấn tượng và đúng vào thời điểm kết thúc
T+2, nhưng nhóm quyết định nắm giữ tiếp vì kì vọng của nhóm là giá của PVD sẽ đạt mức là
18,000-19,000 đồng / cổ phiếu vào cuối tháng này. Mọi thứ đến giờ đều đúng như dự đoán của nhóm.
Ngày 14/11/2017: Thị trường tiếp tục tăng mạnh vào ngày 14/11 cùng với đó là tiếp
tục đà tăng của PVD với giá mở cửa là 17,850 đồng. Nhưng tuy nhiên vào cuối phiên thì giá
PVD giảm xuống còn 17,500 đồng ( giảm 1,69%) với tổng KL giao dịch là 5,252,730 cổ phiếu.
Kết luận: Việc giá của PVD giảm xuống còn 17,500 đồng có khiến nhóm khá là bất
ngờ nhưng nhóm vẫn kì vọng sau vài ngày giao dịch nữa thì giá của PVD sẽ ổn định trở lại
và đạt trạng thái tăng tiếp.
Ngày 15/11/2017: Tiếp tục chu kì chững lại của PVD thì giá kết thsuc phiên sáng của
PVD đạt mức 17,000 đồng (giảm 2,9% so với giá đóng cửa của ngày hôm trước) nhưng cuối
phiên thì theo đà tăng nhẹ của thị trường thì giá của PVD đã đạt mức là 17,200 đồng với tổng
KL giao dịch là 5,398,860 cổ phiếu.
Kết luận: Sự biến động giá của PVD trong ngày 15/11 biến động theo sự tăng giảm
của thị trường nhưng nhóm vẫn quyết định nắm giữ chờ lên mức 18,000 đồng – 19,000 đồng. 11
Ngày 16/11/2017: Thị trường tiếp tục giữa đà sắc xanh đã kéo theo sắc xanh đối với cổ
phiếu của PVD với mức giá kết thúc phiên là 17,850 đồng (tăng 3,78% so với giá mở cửa)
với tổng KL giao dịch là 3,480,990 cổ phiếu.
Kết luận: Việc giá cổ phiếu của PVD tăng mạnh trở lại là tín hiệu tốt nhưng tuy nhiên
tổng KL giao dịch lại giảm mạnh có thể đây chỉ là sự nhảy vọt nhất thời. Dự kiến giá của
PVD sẽ lại giảm xuống mức của ngày 15/11.
Ngày 17/11/2017: Thị trường ngày 17/11 bùng nổ, VN-INDEX vượt mốc 890 điểm
nhưng chỉ phần lớn tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ cột như VJC, VNM, MWG,.. trong khi
nhóm cổ phiếu nhỏ như PVD thì không đạt được sắc xanh mà phải chịu sự giảm nhẹ. Kết
thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu của PVD giảm còn 17,400 đồng (giảm 2.52%
so với giá đóng cửa hôm trước) với tổng khối lượng giao dịch là 3,871,290 cổ phiếu.
Kết luận: Đúng như nhóm dự đoán ngày 16/11 thì mặc dù thị trường có tăng điểm
mạnh nhưng với hiện tượng “xanh vỏ, đỏ long” thì giá của PVD có giảm nhẹ là điều dễ hiểu.
Ngày 18/11/2017: Thị trường tạm nghỉ do là thứ 7.
Ngày 19/11/2017: Thị trường tạm nghỉ do là ngày chủ nhật.
Ngày 20/11/2017: Sáng ngày 20/11, KL giao dịch của PVD là cực thấp và gần như
không có, cảm thấy có điều không ổn cùng với đó là muốn đầu tư và tìm hiểu những cổ phiếu
khác, nhóm quyết định đặt lệnh bán PVD với mức giá là 17,550 đồng và lệnh được khớp vào
chiều cùng ngày. Tuy nhiên kết thúc phiên thì giá cổ phiếu của PVD tăng nhẹ lên mức 17,650
đồng ( tăng 1,44% so với giá đóng cửa hôm trước) với tổng KL giao dịch là 3,025,320 cổ phiếu.
Kết luận: Nhóm bán hơi vội và thiếu thận trọng trong việc quan sát đối với sự biến
động của PVD, tuy nhiên sau khi bán xong thì nhóm tin rằng cổ phiếu của PVD sẽ tiếp tục
tăng mạnh trong bối cảnh thị trường đang tiếp tục tăng điểm và sắp vượt mốc 900 điểm.
Tổng lãi: 21.000 VNĐ + Bài học rút ra:
Trước khi đầu tư thì tìm hiểu kĩ về lĩnh vực cũng như danh mục mà mình đầu tư. 12
Bình tĩnh trước những sự biến động của thị trường.
Tin tưởng vào những quyết định của bản thân.
Kĩ năng đầu tư, giao dịch chứng khoán.
Cách hoạt động của thị trường.
Nên đầu tư khoảng 10 triệu khi vào thị trường nếu muốn có lãi, với lượng vốn nhỏ thì
khá là khó khăn trong việc đầu tư.
2.3. Mã cổ phiếu MBB. + Lý do đầu tư: - Yếu tố ngành:
Trong những ngày đầu năm 2017, sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngành ngân
hàng được coi là động lực thúc đẩy đà tăng điểm của thị trường. Sự trỗi dậy này đang được
nhiều người đặt ra câu hỏi “vì sao”.
Theo các chuyên gia, sang năm 2017, cổ phiếu ngân hàng được tiếp thêm “năng
lượng” từ nhiều thông tin tích cực. Thứ nhất, hàng loạt ngân hàng lớn lên kế hoạch niêm yết
trên thị trường chứng khoán năm 2017. Tuy còn nhiều ý kiến lo ngại rằng việc niêm yết chỉ là
cách để các ngân hàng đối phó với “hạn chót” theo Thông tư số 180/2015/TT-BTC, nhưng
việc thêm các tân binh ngân hàng đổ bộ lên sàn chứng khoán và kết quả kinh doanh lạc quan
của các ngân hàng đang niêm yết là các tín hiệu tốt thổi nhiệt cho nhóm các cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới.
- Yếu tố mã cổ phiếu:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục
tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua
hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập
đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty
con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín
trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. 13
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban
đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua hơn 16
năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với
ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty con hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành
dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam.
Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn
điều lệ của MB là 7.300 tỷ đồng.
MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn
vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân
hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét về tổng tài sản và vốn
điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy mô lớn đạt 109.623 tỷ đồng
tính đến thời điểm 31/12/2010.
Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt
động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu.
Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do
NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ
quan, tổ chức có uy tín trao tặng,…. 14
Sự kiên niêm yết cổ phiếu MB trên HOSE ngày 1/11/2011 là một sự kiện lớn lao, đánh dấu
một bước phát triển mới thể hiện ý chí, quyết tâm của các cổ đông đồng thời cũng thể hiện
tầm nhìn chiến lược dài dạn của Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo của MB, mở ra triển vọng
và cơ hội cho các nhà đầu tư. Là một công ty niêm yết, MB tăng cường tính minh bạch,
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiệm cận gần hơn những nguyên tắc và thông lệ
tốt nhất trên thế giới về quản trị doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, nhận xét khách quan về tình hình hoạt động của MBB 3 tháng cuối
năm, MB ra chỉ số tài chính rất tích cực. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm cán mốc
4.000 tỷ, tăng 44% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu cũng nằm trong giới hạn có thể kiểm soát.
MB tích cực mở rộng chi nhánh khắp các vùng miền lớn, mang tính chiến lược trên cả nước
như: Bình Phước, Bến tre, Phú Yên, An Giang.
+Chi tiết giao dịch: (14/11/2017- 24/11/2017):
• Do một số thông tin cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số diễn
đàn trao đổi kinh tế và thông tin phân tích của VNDIRECT , ngày 14/11/17 nhóm đặt lệnh
mua cổ phiếu MBB số lượng 10 con giá 23,150. Lệnh được khớp vào 9:15:37 giờ cùng ngày.
Ngày 14/11, MBB có giá mở cửa là 23.15 và giá đóng cửa là 23.1 tăng 0.05( 0.22%)
Ngày 15/11 , MBB có giá mở cửa là 22.9 và giá đóng cửa là 22.9, giảm 0.2 ( -0.87%)
.Từ ngày 16/11 đến hôm bán MBB ( 24/11) , giá luôn có xu hướng tăng . Cụ thể :
16/11: Giá mở cửa 22.9 , giá đóng cửa 23.3
17/11: Giá mở cửa 23.50 , giá đóng cửa 23.6 15
Ngày 18,19 thị trường tạm thời không giao dịch
Diễn biến giá cổ phiếu MBB kể từ khi niêm yết
20/11: Giá mở cửa 23.65 , giá đóng cửa 23.75 tăng 0.15 ( 0.64% ) do có sự kiện Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội công bố Quyết định của NHNN về việc sửa đổi nội
dung về vốn điều lệ, những ngày tiếp theo đó KL và GT giao dịch tăng không ngừng và trong
ngày 22/11 hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh , trong đó có MBB
MBB đạt 24.200 đồng/CP, tăng 89,2%
21/11: Giá mở cửa 23.90 , giá đóng cửa 24.00
22/11: Giá mở cửa 24.05 , giá đóng cửa 24.20
23/11: Giá mở cửa 24.80 , giá đóng cửa 24.70
24/11: Giá mở cửa 24.70 , giá đóng cửa 24.75 ( nhóm quyết định bán tại giá này )
⇨ Tổng lãi: ~16.000 (không tính thuế và phí khác ) 16
Những ngày sau đó, sau 2 ngày giảm nhẹ thì cổ phiếu tăng 1 cách nhanh chóng những 0.75
và 0.65 ( lần lượt 3.09 % và 2.4 % ) trước khi đạt mức giá đỉnh điểm 25.6 +Bài học rút ra:
Nhóm đã thực hiện đầu tư MBB khi mức giá của MBB đang còn khá dễ chịu , không
lâu sau đó , với hàng loạt tin tốt, giá cổ phiếu MBB không ngừng tăng . Đà tăng mạnh của
MBB vài tuần qua khiến mã cổ phiếu này được săn lùng khá nhiều và giá MBB có thể sẽ
tăng thêm nữa bởi trên thị trường đang có khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực với mã cổ phiếu
này. Nhưng, với triển vọng sau khi hoàn nhập toàn bộ trái phiếu VAMC trong giữa năm
2018, MBB sẽ có danh mục tài sản chất lượng hơn nhờ chiến lược phát triển theo ngân hàng
lẻ, chỉ số NIM đang cải thiện từ 3,41% (quý 2.2016) lên 4,10% (quý 1.2017,) cùng lúc với
chỉ số ROE 2017 và ROE 2018 lần lượt ước tính là 14% - 16% so với trung bình 12% trong
năm 2015 - 2016... Những yếu tố này có thể sẽ giúp định giá lại các cổ phiếu MBB về với giá
trị thực trong thời gian tới.
2.4. Mã cổ phiếu VCB: -Lí do chọn mua VCB: + Yếu tố ngành:
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, cổ phiếu ngành ngân hàng là cổ phiếu chịu nhiều
ảnh hưởng từ thông tin thị trường. Với đặc thù của ngành, những tác động từ lãi suất, chi phí
trích lập dự phòng, và đặc biệt là nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới thị giá cổ phiếu ngày này.Ngoài
ra, cổ phiếu ngân hàng thường biến động theo chu kỳ. Chu kỳ này sẽ bắt đầu tăng vào đầu năm,
đến giữa năm chững lại và có đà đi xuống, do các ngân hàng phải công bố kết quả kinh doanh
với chi phí dự phòng rủi ro tài chính cùng với nợ xấu tồn đọng phải công bố.
+ Yếu tố mã cổ phiếu: 17
Mã VCB là mã chứng khoán do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
phát hành. Với tỉ lệ tăng trưởng cho vay của VCB ngày càng tăng, cũng như triển vọng lợi
nhuận được dự đoán tăng trong năm 2017, do đó đầu tư vào VCB sẽ là một quyết định khá an
toàn vào thời điểm hiện tại khi các mã khác đều đang biến động liên tục. Khi thị giá giảm, VCB
vẫn là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết. Nhiều chuyên gia tài chính
cũng nhận định, VCB là cổ phiếu ngân hàng đáng mua nhất và an toàn, vì nhà băng này có chất
lượng tài sản rất tốt (Vietcombank là ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC).
+ Chi tiết giao dịch (24/11/2017 đến 30/11/2017) -
Ngày 23/11/2017 (thứ 5): VCB giảm 0,2%, đây là thời điểm thích hợp để kì vọng giá cổ
phiếu VCB sẽ tăng trưởng sớm trong thời gian tới bởi trong tuần qua nhóm cổ phiếu ngành ngân
hàng đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng vào ngày này, rung lắc của nhóm ngân
hàng khiến nhóm khá hoang mang.
Giá mở cửa 48.7 giá đóng cửa 47.9 -
Ngày 24/11/2017 (thứ 6): Sang ngày tiếp theo, thị trường đã bớt biến động mạnh, giá
VCB tiếp tục giảm mạnh với giá mở cửa là 47.5 và ngay lập tức nhóm đã quyết định đặt lệnh
mua 10 cổ phiếu VCB với giá 47.55/cổ và khớp lệnh ngay lập tức vào lúc 13.40:46. Giá đóng cửa trong ngày là 47.4. -
Ngày 27/11/2017(thứ 2): Đúng theo dự đoán ban đầu, giá VCB đang có xu hướng tăng
dần đều với giá mở cửa là 47.5, giá hết phiên buổi sáng là 47.8. VCB đã có lúc đạt mức giá cao 18
nhất trong ngày là 48.2 và có lúc lại tụt xuống thấp nhất là 48.6. Tuy nhiên về cuối ngày, giá cổ
phiếu VCB lại hồi lại với mức đóng cửa là 47.9. -
Ngày 28/11/2017: Giá VCB tiếp tục tăng với giá mở cửa là 48.1 và trong ngày không có
quá nhiều biến động mà chỉ tăng dần đều và kết thúc phiên VCB chạm giá 48.2. -
Ngày 29/11/2017: Tuy giá mở cửa của VCB giảm nhẹ so với ngày hôm trước là 48.0 thì
hết phiên giá lại tăng vọt và đạt 49.0 – cũng là mức giá cao nhất trong ngày. -
Ngày 30/11/2017: VCB tăng mạnh với mức giá mở cửa là 48.8, đạt ngưỡng giá cao nhất
trong tuần là 50.0 và hết phiên giảm dần còn 48.5. Thấy giá cổ phiếu tăng đột ngột vào lúc 9.57
đạt 49.65/cổ, ngay lập tức nhóm đã bán với mức giá 49.6 vì trong những tuần trước khi vẫn theo
dõi VCB, nhóm dự đoán VCB sẽ chỉ tăng đỉnh điểm là 50.0 nên khi thấy giá biến động như vậy
đã lập tức bán và khớp lệnh với mức giá 49.6. Chỉ 20 phút sau khi bán, giá cổ phiếu VCB giảm
dần xuống còn 49.4 rồi 49.2 và hết phiên giao dịch, giá đóng cửa của VCB là 48.5. -
Tổng lãi: 20.500 VNĐ -
Ngày 1/12/2017: nhóm tiếp tục theo dõi giá VCB và nhận thấy giá đang có xu hướng
giảm dần với mức giá mở cửa ngày 1/12 là 48.6 và giá đóng cửa là 48.0. -Bài học rút ra:
Nhóm đã mua VCB khi mức giá của VCB đã lên khá cao so với những tuần trước đó bởi
trong thời gian theo dõi VCB vào những tuần trước thì nhóm vẫn đang giữ một số cổ phiếu khác
nên chưa thể đầu tư VCB ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, VCB cũng đã mang lại một kết thúc “có
hậu” cho nhóm khi nhóm bán được với mức giá gần như cao nhất trong tuần (mức giá cao nhất
là 50.0). Tìm hiểu lí do vì sao thị trường lại tăng đột ngột như vậy? Trong vòng 2 tháng qua, cổ
phiếu VCB luôn giữ vững phong độ tăng đều, từ vùng giá là 36.0 đã tăng 25% lên 45.0 vào
ngày 20/11. Theo như tìm hiểu, ngày 20/11/2017, tại HNX, Vietcombank đã thu về hơn 340 tỷ
khi thoái vốn khỏi Saigonbank và Tài chính Xi măng.Theo nhận định của CTCK HSC, sau khi
thoái vốn Saigonbank và Tài chính Xi măng, Vietcombank sẽ tiếp tục thoái vốn khỏi OCB (theo
kế hoạch là trong năm 2017), MBB và Eximbank (theo kế hoạch là tháng 1 năm 2018). "Như
chúng tôi đã đề cập gần đây, lãi từ thoái vốn khỏi 5 TCTD sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận
của VCB, lên tới 2.450 tỷ đồng", HSC dự đoán.
III. Tổng kết lãi/ lỗ 19
Các giao dịch trong gần một tháng giao dịch của nhóm được thể hiện qua bảng sau Ngày Nội dung Phát sinh có Phát sinh nợ Số dư tài khoản (Date) (Descriptions) (Credit) (Debit) (Balance) Đơn vị: VND Đơn vị: VND Đơn vị: VND 1.Chuyển tiền vào tài 800.000 0 800.000 khoản 00C358881. 01/11/201 2. Phí dịch vụ SMS 0 8800 791.200 7 tháng 11/2017 10/11/2017 1.Chuyển tiền mua 0 76.000 715.200 AMD( 08/11) KL:10; giá:7.600đ 2. Phí mua AMD 0 175 715.025 3.Chuyển tiền mua 0 74.000 641.025 KLF(08/11 KL:20; giá: 3.700đ 4. Phí mua KLF 0 170 640.855 5.Chuyển tiền mua 0 38.000 602.855 KLF(08/11) KL: 10; giá: 3.800 đ 6. Phí mua KLF 0 87 602.768
13/11/20171. 1. Chuy n tiềền mua ể 0 165.000 437.768 PVD(09/11) KL:10; giá:16.500đ 2. Phí mua PVD 0 248 437.520 1. Nh n tiềền bán ậ 65.300 0 502.820 AMD(14/11) KL:10; giá: 6.530 2.Phí bán AMD 0 150 502.670 16/11/201 3. Thuềế 0 65 502.605 7
4. Phí chuyển khoản 0 5 502.600 bán CK(14/11) 5. Nh n tiềền bán ậ 35.000 0 537.600 20 KLF(14/11) KL:10; giá:3.500đ 6. Phí bán KLF 0 81 537.519 7. Thuềế 0 35 537.484
8. Phí chuyển khoản 0 5 537.479 bán CK(14/11).
9. Chuy n tiềền mua ể 0 231.500 305.979 MBB(14/11) KL:10; giá:23.150đ 10. Phí mua MBB 0 532 305.447 1.Nh n tiềền bán ậ 36.000 0 341.447 KLF(20/11) 22/11/201 KL:10; giá: 3.600đ 2. Phí bán KLF 0 83 341.364 7 3.Thuềế 0 36 341.328
4. Phí chuyển khoản 0 5 341.323 bán CK(20/11) 5. Nh n tiềền bán ậ 175.500 0 516.823 PVD(20/11) KL:10;giá:17.550đ 6. Phí bán PVD 0 404 516.419 7. Thuềế 0 176 516.243
8. Phí Chuyển khoán 0 5 516.238 bán CK(20/11) 1. Nh n tiềền bán ậ 34.000 0 550.238 KLF(23/11) 27/11/201 KL:10; giá:3.400đ 2. Phí bán KLF 0 78 550.160 7 3. Thuềế 0 34 550.126
4. Phí chuyển khoán 0 5 550.121 bán CK 5. Nh n tiềền bán ậ 247.500 0 797.621 MBB(23/11) KL:10; giá:24.750đ 6. Phí bán MBB 0 569 797.052 21 7. Thuềế 0 248 796.804
8. Phí chuyển khoán 0 5 796.799 bán CK
9.MBS trả lãi tháng 97 0 796.799 11/2017 28/11/2017
1. Chuy n tiềền mua ể 0 475.500 321.396 VCB(24/11) KL:10; giá:47.550đ 2. Phí mua VCB 0 1.049 320.347 3. Phí l u kí ch ư ng ứ 0 8 320.339 khoán(11/2017) 30/11/2017
1.Nh n tiềền bán VCB ậ 496.000 0 816.339 KL:10; giá:49.600đ 2.Phí bán VCB 0 1.141 815.198 3.Thuềế 0 496 814.702
4.Phí chuyển khoản 0 5 814.697 bán CK
Sốố d đầầu kỳ ư : 800.000đ
Sốố d cuốối kỳ ư : 814.697đ
Với từng mã cổ phiếu trong quá trình giao dịch nhóm có kết quả lãi lỗ như sau: MÃ CP KL GIÁ GIÁ LÃI/LỖ TỶ LỆ % MUA BÁN TRÊN 1CP AMD 10 7.600 6.530 -1070 -14.08% KLF 20 3.700 3.600 -100 -2.70% KLF (2) 10 3.800 3.400 -400 -10.53% PVD 20 16.500 17.550 +1050 +6.36% MBB 10 23.150 24.750 +1600 +6.91% VCB 10 47.550 49.600 +2050 +4.31% Tổng lợi
Lãi - Lốỗ = (1.05020+1.60010+2.05010)-(1.07010+10020+ 40010) = nhuận: 40.800 VNĐ  Đánh giá: 22
Qua quá trình đầu tư gần một tháng qua, từ bảng thống kê nhóm nhận thấy các mã PVD,
MBB, VCB được bán ra với mức giá bán cao hơn giá mua và các mã AMD, KLF lại bán ra với
mức giá bán thấp hơn giá mua. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua là chưa cao
nên lợi nhuận thu lại không đáng kể (không bù đắp được các khoản lỗ, chi phí giao dịch, dịch
vụ và thuế phát sinh). Hơn thế nữa, trong quá trình theo dõi sự biến động của thị trường, các
quyết định đầu tư của nhóm phần lớn xuất phát từ cảm tính, chưa bám sát các số liệu thống kê
và biểu đồ kĩ thuật. Có những lệnh bán khá vội vàng khi giá cổ phiếu vừa có xu hướng lên giá
nhẹ. Từ kết quả đầu tư trong thời gian gần 4 tuần, nhóm quyết định sẽ đầu tư tiếp vào những mã
cổ phiếu trong các lĩnh vực khác: Bất động sản (FLC,HAG,HAR), sản xuất thép (TLH, AAA);
dược phẩm (DHG, AMV, OPC) với hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. KẾT LUẬN
Đây là lần đầu tiên tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhóm em luôn mang
trong mình sự quyết tâm cao độ và kỳ vọng rất lớn. Tuy kết quả chưa đạt được như mong đợi của
nhóm nhưng cũng chính vì vậy, chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân cũng
như có thể áp dụng cho những nhà đầu tư với quy mô vốn nhỏ , chưa có kinh nghiệm và thời
gian đầu tư ngắn như sau: 
Làm gì cũng cần có kế hoạch. Chúng ta không bao giờ biết được thị trường sẽ diễn ra tiếp
theo như thế nào. Nhưng nếu như không biết những gì phải làm, chúng ta sẽ thất bại. Thị trường
biến động không ngừng, vì vậy phải luôn trong tâm thế sẵn sàng hành động.Một kế hoạch
không chỉ bao gồm kết quả mong đợi sẽ xảy đến, mà cần phải có phương án cụ thể cho những
tình huống xấu nhất. Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu của kế hoạch là quản lý rủi ro –
bạn phải quyết định xem mình sẵn sàng mất những gì trước khi đi vào thực hiện bước đầu
tiên.Việc có một kế hoạch sẽ giúp chúng ta luôn tiến về phía trước, bởi vì chúng ta rất dễ hoảng
sợ khi thị trường biến động. Nhiều lần không hành động đôi khi lại là hành động tốt nhất. Do
đó, hãy kiên định với kế hoạch đã đặt ra. 
Nên cài đặt 1 phần mềm phân tích kỹ thuật TA (Technical Analysis ) để biết cách đọc
chart (đồ thị ) bởi đồ thị phản ánh thực tế thị trường chứ không phải các quan điểm cá nhân. 
Lựa chọn công ty tốt và thời điểm mua cổ phiếu đúng. Tránh những công ty làm giá
chứng khoán điều này rất khó và quan trọng. 23 
Khi bán nên đặt giá ở mức thấp hơn các mức giá bán trước đó một chút mà vẫn có lãi, sẽ
dễ được khớp lệnh hơn- tuy lãi ít hơn nhưng khả năng thu được lãi cao hơn rất nhiều 
Giá cổ phiếu thường không đứng yên, mà lúc lên lúc xuống. Vậy nếu cần chịu khó theo
dõi trào lưu, mua vào khi giá ở mức thấp nhất và bắt đầu đi lên, và bán ra lúc thị trường ở mức
cao nhất và bắt đầu đi xuống thì sẽ có lời cao. Đây cũng là nguyên tắc thông thường trong kinh
doanh. Giá một loại cổ phiếu luôn luôn chịu ảnh hưởng của những trào lưu lên xuống giá của thị trường chứng khoán. 
Đầu tư nên theo nguyên tắc “không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên
không phải vì thế mà chúng ta đầu tư vào quá nhiều cổ phiếu cùng một lúc vì ta không thể biết
tất cả thông tin các loại cổ phiếu. Và như vậy chúng ta sẽ giảm hiệu quả đầu tư.Do đó rất cần
thiết xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả. 
Biết dừng lại khi đã cảm thấy đủ.Tất nhiên, không có gì là sai trái khi chúng ta mong
muốn một giao dịch đem lại lợi nhuận, thậm chí kể cả khi ta phải đánh đổi. Nhưng chúng ta cần
phải biết tiêu chí thành công của mình là gì. Nếu mục tiêu là kiếm 5% lợi nhuận trong một
thương vụ, hãy hài lòng với mức 5% đó dù tỷ suất sinh lời của thị trường là 10%. Khi tự định
nghĩa thành công cho mình, chúng ta sẽ luôn hài lòng với những gì mình có và không bao giờ
đổ lỗi cho bản thân về những gì ta bỏ lỡ. 
Nếu thua lỗ cần chấp nhận việc thua lỗ là bình thường trong đầu tư. Ai cũng có những lúc
đưa ra quyết định sai, thậm chí rất nhiều lần. Trong đầu tư chứng khoán, ta có thể sai nhiều hơn
số lần đúng và thành công. Đó là lý do chúng ta cần phải liên tục cải thiện bản thân và học hỏi
kinh nghiệm từ những người đi trước. 24 25