Báo cáo thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Đã và đang phủ sóng trên hoàn đất nước quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh m ẽ. Sự gia tăng thu nhập, ý thức về chăm sóc bản thân và xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
NHÓM 11 1.
THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM 1. 1.
QUY MÔ THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM
Đã và đang phủ sóng trên hoàn đất nước quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ. Sự gia tăng thu nhập, ý thức về chăm sóc bản thân và xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện
đại sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển này.
1.1 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Theo báo cáo của Metric, một nền tảng cung cấp số liệu thương mại điện tử, đến tháng 5/2024, tổng doanh
thu ngành tiêu dùng nhanh ở các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam ước tính đạt khoảng 37 nghìn tỷ đồng, tăng
60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo cho biết, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng như sức khỏe,
dinh dưỡng, và chăm sóc cá nhân. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn bán lẻ trực
tuyến ước đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.
Còn theo báo cáo Beauty & Personal Care – Vietnam của Statista, dự kiến doanh thu của thị trường mỹ
phẩm & chăm sóc cá nhân tại Việt Nam sẽ đạt 2,66 tỷ USD vào năm 2024. Dự kiến thị trường này sẽ tăng
trưởng với tốc độ hàng năm là 2,97% (CAGR 2024-2028). Phân khúc lớn nhất trong thị trường là chăm sóc
cá nhân, ước tính đạt giá trị thị trường 1,17 tỷ USD vào năm 2024.
Xét về quy mô dân số, doanh thu bình quân đầu người tại Việt Nam dự kiến đạt 26,77 USD vào năm 2024.
Doanh thu bình quân đầu người trong thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam được dự báo
sẽ liên tục tăng từ năm 2024 đến năm 2028, tổng cộng 2,7 đô la Mỹ (+ 10,09%). Sau 8 năm liên tiếp tăng,
chỉ số này ước tính đạt 29,43 đô la Mỹ và do đó sẽ đạt đỉnh mới vào năm 2028.
Thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ toàn cầu đạt 15.500 triệu đô la Mỹ vào năm 2019 và dự kiến
sẽ vượt 22.000 triệu đô la Mỹ vào năm 2024. Trong khi đó, doanh thu trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá
nhân hữu cơ và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam đạt 2,36 tỷ đô la Mỹ trong năm 2023 và ước tính sẽ
tăng trưởng kép hàng năm là 3,32% trong giai đoạn 2023 - 2027, tạo ra doanh thu lớn nhất so với các mặt
hàng khác và sẽ tập trung thông qua các giao dịch bán hàng trực tuyến, theo Statista. https://vneconomy.vn/thi-
truong-cham-soc-ca-nhan-viet-nam-tang-truong-tich-cuc.htm NHÓM 11 1.2 XU HƯỚNG TIÊU DÙNG
93% phụ nữ từ 25 – 32 tuổi sử dụng sản phẩm chăm sóc da thường xuyên.
Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc
đẹp và trang thương mại điện tử. Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm là 436.000 đồng mỗi tháng.
1.3 CHI PHÍ TRUNG BÌNH MỘT THÁNG CHO SẢN PHẨM LÀM ĐẸP CỦA CÁC NHÓM TUỔI: 25 -32 tuổi: 700.000VNĐ 33-39 tuổi: 610.000VNĐ
40 tuổi trở lên: 590.000VNĐ
Như vậy, độ tuổi từ 25-32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất bởi tần suất sử dụng sản phẩm và chi phí cho
chăm sóc sắc đẹp đều đúng đầu
1.4 TẦN SUẤT SỬ DỤNG MỸ PHẨM THEO ĐỘ TUỔI Ở VIỆT NAM
(https://duocmyphamhomi.vn)
Từ 25-32 tuổi: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 33%, 34% sử dụng mỹ phẩm vài lần mỗi
tuần, 5% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 27% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 1% không bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
Từ 33-39 tuổi: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 21%, 28% sử dụng mỹ phẩm vài lần mỗi
tuần, 5% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 37% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 9% không bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
Từ 40 tuổi trở lên: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 20%, 29% sử dụng mỹ phẩm vài lần
mỗi tuần, 3% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 39% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 9% không
bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
https://cleverads.vn/blog/bao-cao-thi-truong-my-pham/
Dưới sự phát triển của xã hội, con người ngày càng biết yêu và chăm sóc bản thân hơn
2. DẠNG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM
Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam thuộc dạng thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) với sự phát triển nhanh
chóng và đa dạng về sản phẩm. Đây là thị trường cạnh tranh cao bao gồm sản phẩm từ nội địa và quốc tế với
nhu cầu ngày càng tang dần từ người tiêu dùng.(vki.vn).
2.1 CÁC SẢN PHẨM NGOẠI NHẬP
Thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, hiện nay có đến 93% các sản phầm chăm sóc da tại Việt Nam có
nguồn gốc nhập khẩu tổng kim ngạch đạt khoảng 950 triệu USD năm 2019 chiếm ưu thế là các sản phẩm từ
Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ nhưng chiếm lĩnh thị trường ở Việt Nam là sản phẩm từ Hàn Quốc.
VD: Innisfree, D’ALBA, Torriden, 3CR, Romand, Merzy,…(MISA AMIS)
Các hãng mỹ phẩm trên cũng đều mời ca sĩ hoặc diễn viên nổi tiếng đình đám làm gương mặt thương hiệu
góp phần lan tỏa độ phủ song của thương hiệu đến người tiêu dùng như BTS, SNSD, BlackPink,…(MISA AMIS) NHÓM 11
2.2 CÁC SẢN PHẨM NỘI ĐỊA ĐANG DẦN KHẲNG ĐỊNH CHỖ ĐỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Hiện nay số lượng thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam càng ngày phát triển trên thị trường với những dòng sản
phẩm đa dạng về mẫu mã không thua các thương hiệu nước ngoài, giá cả phù hợp như: Cocoon, Thorakao,
Decumar, Lagumi,…Với nhiều chiến lược quảng bá truyền thông vô cùng độc đáo (MISA AMIS)
2.3 NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐANG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA
Thị hiếu người tiêu dùng của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện đang cũng xuất hiện sự chuyển
dịch đáng kể. Cụ thể, người tiêu dùng trẻ tuổi thuộc thế hệ Z hiện đang bắt đầu quan tâm nhiều hơn
đến chất lượng các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đây cơ hội phát triển cho phân khúc sản phẩm
làm đẹp nguồn gốc thảo dược và nguồn gốc hữu cơ. (MISA AMIS)
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong năm 2023 đang có sự tăng trưởng đáng kể và đầy triển vọng.
Xu hướng như phát triển các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam, sự tăng cường xu hướng mỹ phẩm
hữu cơ và thiên nhiên, ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông, cùng với cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu và thị trường mỹ phẩm nam giới, đều tạo ra một tương lai sáng cho ngành mỹ
phẩm Việt Nam. (Innovative Hub Việt Nam)
3. Thị Phần Mỹ Phẩm tại Việt Nam
3.1 Tổng quan thị trường
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu
Mintel, giá trị thị trường mỹ phẩm Việt Nam ước tính khoảng
2,3 tỷ USD vào năm 2023. Mặc dù ngành này đang phát triển
nhanh chóng, nhưng các thương hiệu nội địa chỉ chiếm khoảng thị phần, trong khi 10% còn lại thuộc về các 90%
thương hiệu nước ngoài và đại lý phân phối của họ
Các doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa Việt Nam hiện nay chỉ
chiếm 10% thị phần, các thương hiệu mỹ phẩm nội địa nổi
tiếng như Cocoon, Herbario, The Herbal Cup,... nên họ chỉ có
thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Còn lại 90% doanh nghiệp
kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhãn hàng nước ngoài. Hầu hết mỹ phẩm
ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại tại Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm chăm sóc cá
nhân đến từ Hàn Quốc như: Innisfree, Laneige, Sulwhasoo,... https://vneconomy
.vn/my-pham-viet-thi-phan-con-khiem-ton 3.2 Phân khúc sản phẩm
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam chủ yếu được chia thành hai phân khúc chính: sản phẩm
chăm sóc da và sản phẩm trang điểm. Sản phẩm chăm sóc da chiếm gầnf50%fthị phần, cho
thấy sự quan tâm lớn của người tiêu dùng đối với việc duy trì vẻ đẹp khuôn mặt. Phân khúc giá dướif500.000 fchiếm đồng
đếnf80%ftổng doanh thu của ngành, với phân khúc
từf200.000 đến 500.000 đồngfmang lại doanh thu cao nhất, chiếm khoảngf35%ftổng doanh thu
https://innovativehub.com.vn/tong-quan-thi-tru ong-my-pham-viet-nam- nam-2023
3.3 Xu hướng tiêu dùng & Thách thức cho thương hiệu nội địa
Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ và tự nhiên. Xu
hướng này không chỉ tạo cơ hội cho các thương hiệu mới mà còn thúc đẩy các thương hiệu
hiện có phải cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Sự phát triển của kênh thương mại điện NHÓM 11
tử cũng góp phần không nhỏ vào việc gia tăng doanh số, với khoảng doanh thu ngành 20%
mỹ phẩm dự kiến đến từ kênh này vào năm 2024
Mặc dù một số thương hiệu nội địa như Thái Dương và Thorakao đã tạo dựng được vị thế
nhất định, nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế đã
có tên tuổi lâu năm. Các thương hiệu nước ngoài thường có tiềm lực tài chính mạnh mẽ hơn
và khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn thông qua các chiến dịch marketing quy mô lớn.
https://vneconomy.vn/techconnect/my-pham-viet-my-pham-trung-cuoc-chien-gianh- thi-phan
Tổng doanh thu đến từ mỹ phẩm Trung trên 3 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada và Tiki tại Việt Nam đạt 1.005 tỷ đồng.
4. PHÂN TÍCH CUNG CẦU VÀ GIÁ
Trong 5 năm qua, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động đáng chú ý về cung cầu và
giá cả, phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng cũng như tác động của các yếu tố kinh tế xã hội. Những
diễn biến này cho thấy sự chuyển mình của thị trường, tạo ra cơ hội và thách thức cho các thương hiệu trong
việc đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.
4.1 Diễn biến cung cầu trong Thị Trường Mỹ Phẩm
4.1.1 Tăng Trưởng Nhu Cầu trong Thị Trường Mỹ Phẩm Việt Nam (2019-2024)
Tăng trưởng hàng năm: Theo Báo cáo Thị Trường Mỹ Phẩm 2023 của Nielsen, thị trường mỹ
phẩm Việt Nam đã tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 10-15% mỗi năm.
Giá trị thị trường: Dự báo, thị trường mỹ phẩm sẽ đạt giá trị 4 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2019.
(Nguồn: Statista (2023). "Vietnam Cosmetic Market Overview".)
Đối tượng tiêu dùng chính: Trong thị trường mỹ phẩm hiện nay, đối tượng tiêu dùng chính là
những người trẻ, đặc biệt là nữ giới, với sự quan tâm ngày càng tăng đến chăm sóc bản thân. Báo NHÓM 11
cáo của Euromonitor cho thấy rằng khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 34 sẵn sàng chi nhiều
hơn cho các sản phẩm làm đẹp, phản ánh xu hướng gia tăng cầu trong phân khúc này
(Nguồn: Euromonitor. (2023). "Báo cáo Người Tiêu Dùng Tại Việt Nam.")
Tăng chi tiêu: Theo khảo sát của Kantar, người tiêu dùng Việt Nam đã chi tiêu trung bình 20%
nhiều hơn cho mỹ phẩm so với 5 năm trước đây, nhấn mạnh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng.
(Nguồn: Kantar. (2023). "Khảo sát Chi Tiêu Tiêu Dùng.") NHÓM 11
4.1.2 Tăng Trưởng Cung Ứng trong Thị Trường Mỹ Phẩm Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, sự cung
ứng sản phẩm đã có những thay đổi đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của người tiêu dùng. Chi Phí Sản Xuất
Sự gia tăng giá nguyên liệu, lao động, và công nghệ, đặc biệt là các thành phần tự nhiên và
hữu cơ, đã tác động đến chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc
duy trì chất lượng sản phẩm và kiểm soát chi phí.
Dẫn chứng: Nhiều thương hiệu như L'Oréal đã đầu tư vào công nghệ tự động hóa để tối ưu
hóa quy trình sản xuất, giúp giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Chất Lượng Sản Phẩm
Các doanh nghiệp đã tập trung vào cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các
sản phẩm an toàn và hiệu quả.
4.2 DIỄN BIẾN GIÁ CẢ TRONG THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM
Trong thời gian qua, giá cả sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam đã có những biến
động rõ rệt, do hai yếu tố chính:
1) Chi Phí Nguyên Liệu Tăng: Giá nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần cao cấp và
tự nhiên, đã gia tăng, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
2) Nhu Cầu Tiêu Dùng Gia Tăng: Nhu cầu đối với các sản phẩm làm đẹp tăng cao, dẫn
đến việc nhiều thương hiệu điều chỉnh giá, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp.
Sản phẩm cao cấp: Thường xuyên tăng giá để bù đắp chi phí.
Sản phẩm bình dân: Cũng ghi nhận sự gia tăng giá nhẹ, phản ánh xu hướng chung của thị trường.
(Nguồn: Báo cáo giá cả hàng hóa 2023, Viện Nghiên cứu Thị trường) NHÓM 11
4.3 NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM TRONG VÒNG 5 NĂM
4.3.1 Tăng Trưởng Kinh Tế
Sự gia tăng thu nhập từ lương đã có tác động rõ rệt đến cầu đối với các sản phẩm chăm
sóc cá nhân. Khi mức lương cao hơn, người tiêu dùng có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho
những mặt hàng không chỉ thiết yếu mà còn cao cấp. Điều này dẫn đến việc họ tìm kiếm
các sản phẩm chất lượng tốt hơn, như mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da. 4.3.2 Thay đổi hành vi tiêu dùng Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng hiện nay phản ánh ý thức ngày càng cao về
sức khỏe và sắc đẹp. Người tiêu dùng chú trọng hơn đến việc chăm sóc bản thân, tìm
kiếm các sản phẩm làm đẹp phù hợp với nhu cầu cá nhân, như dưỡng ẩm, chống lão hóa
và trang điểm. Xu hướng này kết hợp giữa nhu cầu cá nhân và thị trường, bị ảnh hưởng
bởi quảng cáo, đánh giá sản phẩm và trải nghiệm từ người khác. Từ đó, người tiêu dùng
không chỉ mong muốn cải thiện vẻ bề ngoài mà còn nâng cao sự tự tin và cảm giác hài lòng với bản thân.
4.3.3 Ảnh Hưởng Của Influencer Đến Cầu Tiêu Dùng Mỹ Phẩm
Ảnh hưởng của influencer đến nhu cầu tiêu dùng mỹ phẩm hiện nay rất mạnh mẽ. Các
blogger thời trang và TikToker làm đẹp không chỉ chia sẻ mẹo và trải nghiệm cá nhân mà
còn tạo ra xu hướng, ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Họ sử
dụng hình ảnh và video sinh động để xây dựng lòng tin, cung cấp thông tin và truyền cảm
hứng cho người tiêu dùng tìm kiếm và thử nghiệm sản phẩm mới.
Các chiến dịch hợp tác giữa thương hiệu và influencer mở ra nhiều cơ hội quảng bá sáng
tạo, giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng rộng lớn hơn. Nhờ đó, nhiều sản phẩm mỹ phẩm NHÓM 11
trở nên phổ biến nhanh chóng ngay khi ra mắt. Influencer đóng vai trò quan trọng trong
việc định hình xu hướng và phát triển thị trường mỹ phẩm hiện nay.
Bên dưới bài đăng của một Influencer hiện đang "chiếm sóng" các nền
tảng mạng xã hội tại Việt Nam, có thể thấy rất nhiều những tương tác tích cực.
4.3.4 Chuyển đổi tâm lý tiêu dùng
Thay vì chỉ mua sắm sản phẩm theo nhu cầu, nhiều người tiêu dùng hiện nay xem việc
tiêu dùng như một phần của lối sống và phong cách cá nhân. Điều này dẫn đến việc họ
tìm kiếm những sản phẩm không chỉ có chất lượng tốt mà còn phản ánh được bản sắc và
phong cách sống của bản thân. (Nguồn:Euromonitor)
4.3.5 Sự gia tăng cạnh tranh giữa các thương hiệu
Với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới và sự gia nhập của các thương hiệu quốc tế
vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh trong ngành mỹ phẩm ngày càng gay gắt. Điều này
thúc đẩy các thương hiệu cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các
chiến lược marketing sáng tạo để thu hút người tiêu dùng.
4.3.6 Sự phát triển của cộng đồng tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng kết nối và chia sẻ thông tin qua các nền tảng trực tuyến. Các
nhóm và diễn đàn thảo luận về sản phẩm mỹ phẩm giúp mọi người dễ dàng tiếp cận NHÓM 11
thông tin và kinh nghiệm từ người khác. Điều này làm tăng tính minh bạch và tạo niềm
tin hơn trong quyết định mua sắm.
4.3.7 Xu hướng bền vững: Nhu cầu về sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường
ngày càng gia tăng. Một báo cáo từ McKinsey cho thấy 60% người tiêu dùng toàn cầu
sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm thiểu tác động đến môi trường. (Nguồn: McKinsey)
5. CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM
Trong thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng nhiều chính sách giá khác
nhau nhằm tối ưu hóa doanh thu và cạnh tranh hiệu quả. Dưới đây là một số chính sách giá phổ
biến và lý do cho việc áp dụng chúng.
Chính sách giá là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để xác định mức giá cho sản phẩm
hoặc dịch vụ của mình. Mục tiêu chính là tối ưu hóa lợi nhuận và thu hút khách hàng.
5.1 Chính sách giá tấn công (Penetration Pricing) ●
Định nghĩa: là một chiến lược định giá được sử dụng để nhanh chóng giành được thị
phần bằng cách đặt một mức giá ban đầu thấp để lôi kéo khách hàng mua hàng. ● Lý do áp dụng: ○
Thích ứng với nhu cầu thị trường: Giá thấp giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
của khách hàng, khuyến khích họ thử nghiệm sản phẩm mới. ○
Cạnh tranh mạnh mẽ: Mức giá hấp dẫn thu hút khách hàng từ đối thủ, tạo áp lực
lên các thương hiệu khác phải điều chỉnh giá hoặc cải thiện sản phẩm. ○
Chi phí sản xuất và nguyên liệu: Doanh nghiệp có thể giảm chi phí trên mỗi sản
phẩm nhờ vào quy mô sản xuất lớn, giúp duy trì lợi nhuận ngay cả khi giá thấp.
○ Tâm lý người tiêu dùng: Người tiêu dùng thường thích sản phẩm có giá rẻ hơn,
tạo cảm giác họ đang "mua được món hời", từ đó khuyến khích họ mua sắm. ●
Ví dụ: Nhiều thương hiệu mỹ phẩm nội địa Việt Nam thường áp dụng chiến lược này khi
mới ra mắt sản phẩm như Cocoon đã áp dụng chính sách giá tấn công để thu hút khách
hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh. Họ cung cấp sản phẩm với mức giá hợp lý,
giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và thử nghiệm sản phẩm.
Nguồn: https://oriagency.vn/chien-luoc-marketing-cua-cocoon/#44_Khuyen_mai
-> Chính sách giá tấn công là cách hiệu quả để các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm thu hút
khách hàng và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. NHÓM 11
5.2 Chính sách hớt váng (Skimming Pricing) ●
Định nghĩa: Ngược lại với chính sách giá tấn công, chính sách hớt váng đặt giá sản
phẩm ban đầu cao để thu hồi nhanh chóng chi phí nghiên cứu và phát triển, đồng thời tạo
dựng hình ảnh cao cấp cho sản phẩm. ● Lý do áp dụng:
○ Thích ứng với nhu cầu thị trường: Doanh nghiệp có thể tận dụng sự quan tâm
ban đầu của khách hàng đối với sản phẩm mới, từ đó thu hồi chi phí phát triển nhanh chóng.
○ Cạnh tranh mạnh mẽ: Khi sản phẩm mới ra mắt, mức giá cao giúp doanh
nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn đầu, trước khi các đối thủ gia nhập thị trường.
○ Chi phí sản xuất và nguyên liệu: Giá cao ban đầu giúp bù đắp chi phí nghiên
cứu và phát triển (R&D), đồng thời tạo ra lợi nhuận ngay từ đầu.
○ Tâm lý người tiêu dùng: Khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm
mới và độc đáo, cảm thấy mình đang sở hữu thứ gì đó đặc biệt. ●
Ví dụ: Các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp như Estée Lauder thường áp dụng chiến lược
này với các sản phẩm mới ra mắt. Các bộ sưu tập giới hạn hoặc sản phẩm theo mùa
thường được ra mắt với mức giá cao, nhằm thu hút nhóm khách hàng có khả năng chi trả
cao. Sau một thời gian, Estée Lauder sẽ điều chỉnh giá để mở rộng đối tượng khách hàng. Nguồn:
https://fastwork.vn/nhung-sai-lam-khong-nen-mac-phai-trong-chien-luoc-gia-hot- vang/
-> Chính sách hớt váng là một chiến lược hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn đầu ra
mắt sản phẩm, nhưng cần được áp dụng cẩn thận để tránh làm mất lòng tin của khách hàng khi giá giảm sau đó.
5.3 Chính sách giá cạnh tranh (Competitive Pricing) ●
Định nghĩa: Doanh nghiệp so sánh giá sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh và điều chỉnh giá cho phù hợp. ● Lý do áp dụng:
○ Thích ứng với nhu cầu thị trường: Doanh nghiệp điều chỉnh giá để phản ứng
nhanh với sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm luôn hấp dẫn.
○ Cạnh tranh mạnh mẽ: Mức giá hợp lý giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng
và thu hút khách hàng từ đối thủ, đặc biệt trong thị trường có nhiều lựa chọn.
○ Chi phí sản xuất và nguyên liệu: Giá cạnh tranh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa
lợi nhuận bằng cách cân nhắc chi phí sản xuất và nguyên liệu để không bị thua lỗ.
○ Tâm lý người tiêu dùng: Người tiêu dùng thường so sánh giá giữa các sản phẩm.
Giá cả hợp lý giúp tạo cảm giác họ đang nhận được giá trị tốt nhất. NHÓM 11 ●
Ví dụ: Là một thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam, cũng áp dụng chính Lemonade sách giá
cạnh tranh để thu hút khách hàng. Họ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm trang
điểm với mức giá hợp lý, nhắm đến đối tượng phụ nữ Việt Nam, từ đó tạo ra sự khác biệt
so với các thương hiệu quốc tế.
Nguồn: https://blog.tomorrowmarketers.org/xay-dung-thuong-hieu-nganh-my-pham/
-> Chính sách giá cạnh tranh là cách hiệu quả để doanh nghiệp duy trì vị thế trên thị trường và
tối ưu hóa doanh thu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
5.4. Chính sách giá theo cảm nhận (Perceived Value Pricing) ●
Định nghĩa: Doanh nghiệp định giá sản phẩm dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận
được, bao gồm cả chất lượng sản phẩm, thương hiệu, bao bì, dịch vụ,... ● Lý do áp dụng: ○
Thích ứng với nhu cầu thị trường: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá để phản
ánh giá trị mà khách hàng cảm nhận, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của họ. ○
Cạnh tranh mạnh mẽ: Việc định giá dựa trên cảm nhận giúp doanh nghiệp nổi
bật hơn so với đối thủ, tạo ra sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng và thu hút khách hàng. ○
Chi phí sản xuất và nguyên liệu: Mặc dù chi phí sản xuất có thể thấp, nhưng nếu
sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về chất lượng hoặc tính năng, doanh
nghiệp có thể đặt giá cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận. ○
Tâm lý người tiêu dùng: Khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao hơn cho những
sản phẩm mà họ tin rằng mang lại giá trị vượt trội, từ đó doanh nghiệp có thể khai
thác tâm lý này để tăng doanh thu. ●
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm như Estee Lauder này sử dụng chiến lược giá theo cảm
nhận cho các dòng sản phẩm cao cấp của mình để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ
cạnh tranh. Estée Lauder thường định giá sản phẩm cao hơn so với các đối thủ cạnh
tranh, dựa vào hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và chất lượng vượt trội mà họ mang lại, từ
đó tạo ra sự cảm nhận về giá trị cao cho người tiêu dùng. Nguồn: https://www
.quanlynhanuoc.vn/2024/10/15/nghien-cuu-cac-yeu-to-
anh-huong-toi-y-dinh-mua-san-pham-my-pham-cua-nguoi-tieu-dung-gen-z-
qua-hinh-thuc-tiep-thi-lien-ket-voi-nguoi-co-anh-huong-tren-mang-xa-hoi/
-> Chính sách giá theo cảm nhận giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách định hình
mức giá phù hợp với giá trị mà khách hàng cảm nhận, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
5.5 Chính sách giá linh hoạt (Dynamic Pricing) ●
Định nghĩa: Giá cả sản phẩm thay đổi liên tục tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian,
số lượng, nhu cầu của khách hàng,... NHÓM 11 ● Lý do áp dụng: ○
Thích ứng với nhu cầu thị trường: Điều chỉnh giá nhanh chóng để tối ưu hóa
doanh thu trong các thời điểm cao điểm. ○
Cạnh tranh mạnh mẽ: Theo dõi và điều chỉnh giá theo đối thủ để giữ chân khách hàng. ○
Chi phí sản xuất và nguyên liệu: Điều chỉnh giá khi có biến động trong chi phí
sản xuất để đảm bảo lợi nhuận. ○
Tâm lý người tiêu dùng: Tạo cảm giác khẩn cấp, khuyến khích khách hàng mua
sắm khi thấy giá hấp dẫn. ● Ví dụ: Anessa
Thương hiệu kem chống nắng
cũng áp dụng chính sách giá linh hoạt, đặc
biệt là trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và trên các sàn thương mại điện tử. Họ
thường xuyên điều chỉnh giá sản phẩm theo mùa và nhu cầu tiêu dùng, giúp tăng cường
doanh số bán hàng trong những tháng cao điểm như mùa hè. Nguồn:
https://upbase.vn/phan-tich-thi-truong-nganh-hang-cosmetics-tai-
viet-nam-lam-the-nao-de-doanh-nghiep-thanh-cong/
-> Chính sách giá linh hoạt là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và duy
trì vị thế cạnh tranh trong một thị trường đầy biến động.
Tại sao chính sách giá quan trọng?
● Tác động đến doanh thu: Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Giá
hợp lý có thể thu hút nhiều khách hàng.
● Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Giá cao có thể tạo cảm giác về chất lượng tốt, trong
khi giá thấp có thể khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng.
● Cạnh tranh: Chính sách giá giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách giá ●
Thị trường mục tiêu: Đối tượng khách hàng, mức độ cạnh tranh, sức mua của khách hàng. ●
Vị trí của sản phẩm trong chu kỳ sống: Giai đoạn giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành hay suy giảm. ●
Mục tiêu kinh doanh: Tăng trưởng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận, xây dựng thương hiệu. ●
Chi phí sản xuất và phân phối: Bao gồm chi phí nguyên liệu, nhân công, quảng cáo, vận chuyển. ●
Chiến lược cạnh tranh: Cách thức doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tóm lại, chính sách giá là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp định hình vị thế
trên thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh. NHÓM 11 6. Phân tích SWOT 6.1 Điểm mạnh (Strengths)
Đổi mới sản phẩm: Ngành mỹ phẩm luôn đổi mới với nhiều sản phẩm mới, từ công nghệ
chăm sóc da đến sản phẩm trang điểm.
- Các dòng sản phẩm chăm sóc và làm đẹp phổ biến nhất của người tiêu dùng là nữ giới tại Việt Nam
Các sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (89%), kem chống
nắng (75%), mặt nạ (66%), kem dưỡng ẩm mặt (63%), dầu dưỡng da hoặc tinh chất
huyết thanh (serum) (56%), kem dưỡng mắt (49%) và các sản phẩm khác (31%). Điều
đáng chú ý là những người được khảo sát đã đưa ra nhiều lý do nhất để không sử dụng
mỹ phẩm chăm sóc da vì họkhông biết nên chọn loại nào (32%), cao hơn là quá bận rộn
để chăm sóc làn da của họ.
Trích nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn/bao-cao-phan-tich-thi-truong-my-
pham-tai-viet-nam-tu-2018-den-2022-a33449.htm
Thương hiệu mạnh: Nhiều thương hiệu lớn có uy tín và nhận diện cao, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Thương hiệu và danh tiếng của một công ty mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến
quyết định mua của người tiêu dùng.
Chúng được xây dựng qua thời gian và được liên kết với chất lượng, sự đáng tin cậy và
phong cách của sản phẩm. Một thương hiệu nổi tiếng và có danh tiếng tốt thường có sự
ưu ái từ phía người tiêu dùng.
Thương hiệu nổi tiếng tạo ảnh hưởng lớn đến thị trường làm đẹp.
Doanh thu của các thương hiệu nổi tiếng tăng nhanh chóng. Theo một báo cáo thị trường
mỹ phẩm cho thấy doanh thu của các thương hiệu làm đẹp nổi tiếng có tốc độ tăng
trưởng năm 2022 là hơn 30% so với năm trước NHÓM 11
Trích nguồn: https://cleverads.vn/blog/bao-cao-thi-truong-my-pham/
Đa dạng hóa sản phẩm: Có nhiều phân khúc từ cao cấp đến bình dân, phục vụ nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng.
-Người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nhu cầu về mỹ phẩm. Không chỉ
quan tâm đến các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cơ bản, họ cũng quan tâm đến
các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể và làm đẹp tổng thể. Điều này tạo cơ hội
cho các công ty mỹ phẩm mở rộng dòng sản phẩm và phục vụ một phạm vi khách hàng rộng hơn
-Phát triển thương hiệu nội địa: Ngoài các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng quốc tế, thị
trường Việt Nam cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu mỹ phẩm
nội địa. Các công ty mỹ phẩm đã dần nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu
dùng trong nước về giá cả, chủng loại,…
-Phát triển kênh phân phối: Việc phân phối mỹ phẩm đã có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài
các cửa hàng truyền thống, các siêu thị và chuỗi cửa hàng mỹ phẩm, người tiêu dùng
cũng có thể mua sản phẩm thông qua các kênh trực tuyến như các trang web thương mại
điện tử và ứng dụng di động. Điều này tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và mở ra cơ hội
mới cho các nhà kinh doanh. Báo cáo của nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric
cho thấy doanh thu các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân trên nền tảng thương
mại điện tử đạt 22,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, tăng 74% so với năm 2022.
vki.vn/tong-quan-thi-truong-my-pham-tai-viet-nam/
6.2 Điểm yếu (Weaknesses)
Cạnh tranh khốc liệt: Nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn.
-Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các
thương hiệu. Nhất là khi có đến 90% các sản phẩm trên thị trường là hàng nhập ngoại.
Các thương hiệu nước ngoài vừa có chất lượng tốt, lại có mạng lưới phân phối rộng
khắp và các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Do đó, mặc dù các doanh nghiệp Việt
đang dần khẳng định vị thế, nhưng vẫn khó để cạnh tranh. Từ đó, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu, phát triển và marketing để giữ vững và mở rộng thị trường.
Chi phí marketing cao: Để nổi bật trong thị trường đông đúc, các thương hiệu cần đầu tư
lớn vào quảng cáo và truyền thông.
-Thị hiếu của người tiêu dùng thường có những biến đổi nhanh chóng. Từ đó tạo ra
các khó khăn trong các doanh nghiệp trong việc nắm bắt xu hướng; phản ứng nhanh
chóng để thích ứng với những thay đổi này, từ việc phát triển sản phẩm mới đến việc điều
chỉnh chiến lược marketing.
-Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng, các doanh nghiệp phải đầu tư
nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn vào
nguồn lực và thời gian, cũng như sự sáng tạo và đổi mới liên tục. NHÓM 11
-Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chất lượng bao bì cũng là một yếu tố quan trọng. Bên
cạnh chức năng bảo vệ sản phẩm, bao bì còn là yếu tố quan trọng thu hút người tiêu
dùng và tạo ra ấn tượng về chất lượng sản phẩm bên trong. Người tiêu dùng thường cho
rằng, bao bì đẹp đồng nghĩa với chất lượng tốt. Do đó, doanh nghiệp cũng nên đầu tư
vào bao bì chất lượng, đẹp mắt và ấn tượng.
Tác động của quy định: Các quy định về an toàn sản phẩm và môi trường có thể gây khó
khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển và sản xuất.
-Các quy định về an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường và quy định thị trường đối với
dòng sản phẩm mỹ phẩm ngày càng được thắt chặt. Đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm
thiên nhiên và hữu cơ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt và có thể
tăng chi phí sản xuất và tuân thủ. Một số tiêu chuẩn, chính sách các doanh nghiệp cần
đáp ứng như: Luật An toàn sản phẩm; Quy định về thành phần và nguyên liệu; Quy định
về sản xuất và kiểm định; Quy định về đăng ký và công bố sản phẩm; Quy định về quảng cáo và quảng bá…
Trích nguồn: asialab.com.vn/cap-nhat-tong-quan-thi-truong-my-pham-viet-nam- va-xu-huong-2024/ 6.3 Cơ hội (Opportunities)
Xu hướng tiêu dùng xanh: Sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm tự nhiên, hữu cơ và bền vững.
-Tiêu dùng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu, khi người tiêu dùng nhận thức được
hành vi cá nhân có ý nghĩa to lớn với môi trường. Sau đại dịch Covid-19, người mua
hàng trên toàn cầu chuyển mạnh sang tiêu thụ các sản phẩm giảm thiểu rác thải và tiết kiệm tài nguyên…
-Báo cáo thị trường của Hãng Nielsen ghi nhận quy mô thị trường công nghệ xanh và
bền vững toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR)
khoảng 24% trong giai đoạn dự báo (2021-2027). Trong đó, sự bền vững là xu hướng
làm đẹp và chăm sóc cá nhân nổi bật trong những năm trở lại đây, thị trường mỹ phẩm
“sạch” dự tính đạt 22 tỷ USD vào năm 2027, còn Net Zero sẽ trở thành tâm điểm chiến
lược phát triển của các tập đoàn lớn trong ngành.
Trích nguồn: https://vneconomy.vn/my-pham-viet-don-dau-co-hoi-xanh.htm
Mở rộng thị trường trực tuyến: Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, tạo cơ hội cho
các thương hiệu tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
-Xuất khẩu trực tuyến ngành mỹ phẩm đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh
mẽ trong ngành công nghiệp này. Theo số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
xuất khẩu trực tuyến ngành mỹ phẩm đã tăng trưởng 20% mỗi năm trong những năm gần
đây. Điều này cho thấy tiềm năng và sự hấp dẫn của thị trường này đối với các nhà kinh doanh.
-Xuất khẩu trực tuyến ngành mỹ phẩm mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh
nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của việc xuất khẩu trực tuyến ngành mỹ phẩm: NHÓM 11
https://innovativehub.com.vn/xu-huong-xuat-khau-truc-tuyen-nganh-my-pham/
Công nghệ mới: Sử dụng công nghệ trong sản xuất và tiếp thị, như AI và thực tế tăng
cường, có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng.vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu
-Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mỹ
phẩm. Các công nghệ được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm bao gồm công nghệ nano,
công nghệ sinh học, công nghệ tế bào gốc, và nhiều công nghệ khác. Các công nghệ này
được áp dụng để cải thiện chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm mỹ phẩm.
-Ứng dụng công nghệ trong quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mỹ phẩm cũng đang được
phát triển. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (AR) được áp dụng
để tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Nhờ các công nghệ này, khách
hàng có thể trải nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm trực tiếp trên màn hình điện thoại của
mình trước khi quyết định mua sản phẩm.
https://innovativehub.com.vn/su-phat-trien-cua-nganh-my-pham-va-cong- nghe/ 6.4 Thách thức (Threats)
Biến động kinh tế: Khủng hoảng kinh tế có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho sản phẩm mỹ phẩm.
Ví dụ : Trong đại dịch COVID-19, người lao động không thể tạo ra thu nhập, làm
giảm chi tiêu của người tiêu dùng ,vì vậy hầu hết các mặt hàng sản phẩm bị đứng.
Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sự gia tăng sản phẩm không chứa hóa chất hoặc tự chế
có thể ảnh hưởng đến doanh thu của các thương hiệu lớn.
Ví dụ: Một số thương hiệu mỹ phẩm tự chế như The Green Concept, Mẹ và Bé, và
Bước Chân Tự Nhiên đã chiếm lĩnh thị trường nhờ vào việc sử dụng nguyên liệu hoàn
toàn tự nhiên như dầu dừa, tinh dầu, mật ong, bột nghệ, và các thảo dược truyền thống.
Các sản phẩm này không chỉ an toàn mà còn mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên,
điều mà nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, rất ưa chuộng. Do đó, các thương
hiệu lớn như L'Oréal, Shiseido, hoặc Estée Lauder gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các sản
phẩm tự chế này, khi người tiêu dùng bắt đầu chuyển hướng sang các sản phẩm không
chứa hóa chất hoặc có nguồn gốc thiên nhiên.
Vấn đề về sức khỏe và an toàn: Các scandal liên quan đến an toàn sản phẩm có thể làm
tổn hại đến uy tín của thương hiệu.dùng.
Ví dụ: Vào năm 2019, một số sản phẩm thuốc nhuộm tóc của các thương hiệu nội địa
tại Việt Nam bị phát hiện chứa P-Phenylenediamine (PPD), một hóa chất độc hại có thể
gây ra các phản ứng dị ứng, kích ứng da và thậm chí là ung thư nếu sử dụng lâu dài. Dù
các thương hiệu đã cố gắng phủ nhận hoặc điều chỉnh công thức, nhưng scandal này đã
làm giảm sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các sản phẩm nhuộm tóc trên thị trường. NHÓM 11
7. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG
Để đạt được nhiều thành công như hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường đã có sự
linh hoạt trong chiến lược, tạo ra nhiều cách tiếp cận đến mục đích và nhu cầu của khách hàng.
Một số giải pháp có thể cải thiện hiệu quả thị trường mỹ phẩm như:
7.1 Nghiên cứu và nắm rõ thị trường:
Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng thông qua những cuộc khảo sát, phân tích dữ
liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ để càng hiểu rõ hơn
về nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời, qua nghiên cứu sẽ hình thành nên nhiều ý tưởng phát triển sản phẩm mới,
thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ
đó, giúp chúng ta tránh những quyết định sai lầm khi tung sản phẩm mới ra thị trường.
7.2 Xây dựng Câu chuyện thương hiệu (Band Story):
Truyền tải thông điệp từ những sản phẩm sẽ tạo nên mối quan hệ khăng khít hơn với
khách hàng, giúp họ sẽ ghi nhớ thương hiệu, thu hút được sự quan tâm của khách hàng từ
những câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa trong đời sống. Khách hàng tiềm năng có nhiều
khả năng quan tâm và ghi nhớ một thương hiệu có câu chuyện hấp dẫn hơn là một thương
hiệu không có câu chuyện nào cả. Qua đó có thể nâng cao giá trị ý nghĩa của sản phẩm,
đồng thời nâng tầm và nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng THE BODY SHOP với câu chuyện làm đẹp
không nên đánh đổi bằng sự đau đớn của động vật hay sự hủy hoại môi trường gắn liền
với triết lý “Enrich Not Exploit” ( Làm giàu mà không làm hại ). THE BODY SHOP đã
kiên quyết phản đối việc thử nghiệm sản phẩm trên động vật nên người sáng lập ra
thương hiệu – Anita Roddick đã mạnh mẽ đấu tranh và cam kết ràng sản phẩm của bà
không bao giờ phải trả giá bằng những sự đau đớn của những sinh vật vô tội. Từ đó THE
BODY SHOP đã trở thành thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới với sứ mệnh bảo vệ
động vật, ủng hộ công bằng thương mại và bảo vệ hành tinh. NHÓM 11
7.3 Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm, cải thiện những
sản phẩm chưa được ưa chuộng và đầu tư nâng cao những sản phẩm đang được bán chạy
trên thị trường. Đồng thời kết hợp với nghiên cứu thị trường, tạo ra nhiều loại sản phẩm
đa dạng phù hợp với nhiều cá nhân, nâng cao sự yêu thích của khách hàng đối với sản
phẩm. Việc đó đòi hỏi phải hiểu rõ insignt của người tiêu dùng, về làn da, sở thích,.. để có
thể phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần đặc
biệt quan tâm đến đảm bảo an toàn và hiệu quả của người tiêu dùng.
Hiện nay, khách hàng quan tâm đến những sản phẩm hữu cơ và tự nhiên, những sản
phẩm này thường không gây hại cho da, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng nên các
thương hiệu chuyên về sản phảm hữu cơ như Cocoon, The Ordinary, Skinfood,... đang
ngày càng được ưa chuộng trên thị trường mỹ phẩm.
7.4 Chiến lược marketing và quảng bá sản phẩm:
Sử dụng các trạng mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Instagram để quảng bá và
đưa sản phẩm gần hơn đến với người tiêu dùng. Tạo ra những bài viết, content có những
nội dung hấp dẫn có giá trị bao gồm bài viết, video và hình ảnh về sản phẩm và lợi ích
của chúng đối với người tiêu dùng để thu hút và đồng thời giáo dục khách hàng về sản phẩm
Hợp tác với KOLs và Influencers để tạo nên sức hút đến người tiêu dùng và tăng
cường mối quan hệ với khách hàng, tạo nên độ tin cậy cao cho sản phẩm đồng thời lan
tỏa năng lượng lớn đến người theo dõi
Tối ưu hóa các kênh bán hàng đa dạng, bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện
tử nổi tiếng như: Shopee, Lazada, TikTok Shop,.. để mở rộng phạm vi tiếp cận khách
hàng. Đồng thời xây dựng trang web thương mại điện tử riêng để dễ dàng kiểm soát dữ
liệu khách hàng và tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm. Bên cạnh đó mở rộng phạm vi các
cửa hàng tại các địa điểm chiến lược để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm
và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu.
Xây dựng nhiều sự kiện Flashsale và chương trình khuyến mãi, những chương trình
này sẽ đặc biệt thu hút khách hàng, kích thích sự quan tâm và tạo động lực thúc đẩy
người tiêu dùng mua sản phẩm. Tổ chức các mini game trên các trang mạng xã hội sẽ tạo
nên sự tò mò và khuyến khích dùng thử sản phẩm NHÓM 11
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm Việt “Cocoon” đang được ưa chuộng hiện nay đã có
chiến lược marketing bài bản như định vị được thương hiệu thuần chay “Made in
VietNam”, các sản phẩm được làm từ những nguyên liệu tự nhiên từ mọi miền đất nước
như cà phê Đắk Lắk, dừa Bến tre, bơ ca cao Tiền Giang,.. đã nâng cao tinh thần dân tộc
và được thế giới quan tâm. Đồng thời, Cocoon đã rất tích cực trog việc tương tác với
khách hàng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và nâng cao mối quan hệ với
thương hiệu. Tận dụng sự ảnh hương của cá Influencer để quảng bá sản phẩm giúp
thương hiệu có độ phủ sóng rộng rãi, thu hút nhiều khách hàng. Cocoon còn có những
deal cực kì hời như mua 1 tặng 1, giảm 50%,.. những chương trình này dành được sự
quan tâm đặc biệt của khách hàng làm cho thương hiệu ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
7.5 Chăm sóc khách hàng và xây dựng lòng trung thành:
Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để giải đáp mọi thắc mắc của
khách hàng, đảm bảo khách hàng nhận được sự hỗ trợ tốt nhất khi trải nghiệm sản phẩm,
khéo léo xử lí những khiếu nại nhanh chóng. Luôn lắng nghe, thu thập những đánh giá
của khách hàng về sản phẩm từ đó giúp sản phẩm phát triển hơn đồng thời xây dựng thương hiệu tích cực.
7.6 Theo dõi và tối ưu: Luôn theo dõi và nghiên cứu thị trường để điều chỉnh chiến lược
marketing phù hợp và cải thiện, nâng cao chất lư