Báo cáo thực hành đo điện cơ đồ học phần Lý sinh y học lớp YK1- K17- N03 | Trường Đại học Phenikaa
Luyện tập: Mức độ luyện tập và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến năng lực tay. Những người thường xuyên tập luyện và có hoạt động thể chất đều thì có thể có lực tay mạnh hơn so với những người ít tập luyện. Sự chấn thương hoặc bệnh lý: Các chấn thương hoặc bệnh lý ở tay, cổ tay hoặc cơ bắp có thể ảnh hưởng đến sức mạnh tay. Ví dụ, việc bị lửa đốt, viêm khớp có thể làm giảm lực nắm tay. Các yếu tố khác: Các yếu tố như di truyền, cấu trúc xương cũng có thể ảnh hưởng đến lực nắm tay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
ĐIỆN CƠ ĐỒ (ELECTROMYOGRAPHY – EMG)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DŨNG SƠN
Mã sinh viên: 23011967
Lớp: YK1- K17- N03- TH3-NHÓM2
Ngày thực hiện: 29/11/2023 Yêu cầu:
• Quan sát và ghi trương lực cơ xương từ được phản ánh bằng mức hoạt động điện
cơ bản liên quan đến cơ ở trạng thái nghỉ.
• Ghi lại lực nắm tối đa của tay trái và tay phải.
1.Mô tả tóm tắt quá trình thực hiện
1. Gắn các 3 điện cực vào 3 vị trí trên cẳng tay lần lượt là: Gần cổ tay phía ngón út( màu đen).
Cách xa hơn gần cổ tay phía ngón cái( màu đỏ).
Gần khuỷu tay phía ngón út( màu trắng).
2. Sau đó tiến hành đo thử nghiệm xem các điện cực có hoạt động không.
3. Tiến hành đo, yêu cầu người bệnh nắm tay và thả lỏng so le nhau, mỗi lần 2 giây,
mạnh hơn theo từng đợt
4. Sử dụng phân mềm để ghi lại kết quả. 2.Dữ liệu
Hồ sơ điện cơ EMG
Họ và tên: NGUYỄN DŨNG SƠN Chiều cao: 1m76 Tuổi: 18 Giới tính:Nam Cân nặng: 95kg Bảng 1 Tay không thuận(tay trái) Tay thuận(tay phải) Clench 40 mean 40 mean 1 0.09976 0.12591 2 0.12385 0.15298 3 0.14402 0.17288 4 0.18491 0.25157 Bảng 2 Between Clench Tay không thuận(tay trái) Tay thuận(tay phải) 40 mean 40 mean 1-2 0.09064 0.07248 2-3 0.10396 0.09196 3-4 0.10783 0.10746
3.Phân tích và đánh giá kết quả
1)So sánh kết quả đo EMG tay trái và tay phải, giải thích kết quả thu được.
Nhìn vào số liệu ta có thể thấy rõ qua các lần nắm chặt tay và thả lỏng, số đo EMG
của cả hai tay đều có sự tăng dần kể cả khi thả lỏng cơ.
→Giải thích cho điều này là vì sự mệt mỏi của cơ bắp không làm giảm điện
thế hoạt động của một nhóm cơ như người ta nghĩ, thay vào đó ta sẽ ghi nhận
được sự gia tăng của hoạt động điện khi co duỗi cơ nhiều lần.
Số đo của tay phải là tay thuận luôn có sự chênh lệch cao hơn so với tay trái. → Giải
thích cho điều này là vì tay phải là tay thuận có sự hoạt động thuần thục và thường
xuyên hơn so với tay trái là tay không thuận nên sẽ có hoạt động cơ bắp mạnh hơn.
2)Những yếu tố nào ngoài giới tính đóng góp vào sự khác biệt của lực nắm tay?
Ngoài giới tính, còn có nhiều yếu tố khác cũng đóng góp vào sự khác biệt của lực nắm tay có thể kể đến gồm:
1. Kích thước cơ bắp: Kích thước và sức mạnh của cơ bắp tay có thể ảnh hưởng đến lực
nắm tay. Những người có cơ bắp tay lớn và mạnh hơn có thể có sức mạnh hơn.
2. Tuổi: Tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến lực nắm tay. Thường thì lực nắm tay giảm
đi theo tuổi làm suy giảm cơ bắp và khả năng hoạt động cơ bắp.
3. Luyện tập: Mức độ luyện tập và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến năng lực
tay. Những người thường xuyên tập luyện và có hoạt động thể chất đều thì có thể có
lực tay mạnh hơn so với những người ít tập luyện.
4. Sự chấn thương hoặc bệnh lý: Các chấn thương hoặc bệnh lý ở tay, cổ tay hoặc cơ
bắp có thể ảnh hưởng đến sức mạnh tay. Ví dụ, việc bị lửa đốt, viêm khớp có thể làm giảm lực nắm tay.
5. Các yếu tố khác: Các yếu tố như di truyền, cấu trúc xương cũng có thể ảnh hưởng đến lực nắm tay.
3)Giải thích nguồn gốc của tín hiệu được phát hiện bởi các điện cực EMG.
Khi cơ bắp hoạt động là khi chúng được những tế bào thần kinh gửi các xung điện đến để
điều khiển sự co duỗi của cơ. Những tế bào thần kinh này được gọi là tế bào thần kinh
vận động. Chúng truyền tín hiệu điện khiến cơ bắp co và thư giãn. EMG chuyển các tín
hiệu điện này thành các biểu đồ hoặc con số giúp các bác sĩ chẩn đoán.