Báo cáo thực tập tốt nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Khái quát chung về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan Hệ Công Chúng
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
KHOA TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN ****** BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja HÀ NỘI – 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
KHOA TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN ****** BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja
Giảng viên hướng dẫn: NCS Ths. Lê Tuấn Anh
Sinh viên: Nguyễn Văn Quý
Lớp: K18- QHCC Mã sinh viên: 1853071007 HÀ NỘI – 2022 MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP………………6
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.......................................6
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.........................................................6
1.2. Lịch sử hình thành..................................................................................6
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp................................................7
1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp..........................7
1.4.1. Sứ mệnh...........................................................................................7
1.4.2. Tầm nhìn..........................................................................................8
1.4.3. Giá trị cốt lõi...................................................................................8
1.5. Định hướng phát triển............................................................................8
1.6. Một số chỉ số kinh tế cơ bản của doanh nghiệp………………….…........9
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp......................................10
2.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp...........................................................10
2.2. Sơ đồ tổ chức phòng PR- Marketing....................................................10
2.3. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận của doanh nghiệp.....................11
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của phòng PR- Marketing…………………… 13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................14
1. Khái quát chung về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp..................14
1.1. Các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp....................................14
1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của
doanh nghiệp...................................................................................................15
1.3. Chiến lược truyền thông của doanh nghiệp..........................................16 3
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của doanh nghiệp…………….17
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ……………………………….. …..17 I.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập…………...….17 1.
Về phía công ty………………………………………………………17
a. Thuận lợi………………………………………………………….17
b. Khó khăn……………………………………………………….…18 2.
Về phía công ty………………………………………………………18
a. Thuận lợi……………………………………………………….…18
b. Khó khăn……………………………………………………….…18 II.
Các kiến nghị, đề xuất……………………………………………..…18 III.
KẾT LUẬN………………………………………………………..…19 4 Danh mục hình ảnh
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp............................................................10
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja.............10
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức phòng PR - Marketing.............................................11
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp.............................9 5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja - Mã số thuế: 0108935288
- Tổng giám đốc: Trần Văn Hòa
- Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Mỹ Sơn, Số 62 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Chi nhánh: Tầng 5 – Toà nhà GIC TOWER, Số 326 Cách Mạng Tháng 8 –
P10, Q3. Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi hoạt động: trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
- Số lượng nhân viên: gần 100 người
1.2. Lịch sử hình thành
- Năm 2012: Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm Marketing với
sản phẩm đầu tiên là phần mềm nuôi nick facebook do chính tổng giám đốc Trần Văn Hòa nghiên cứu.
- Năm 2013: Lê Thanh Nam ( giám đốc hiện tại) tham gia cùng xây dựng các
chiến lược phát triển công ty.
- Năm 2014-2015: Công ty mở rộng diện tích làm việc, nhân sự lên 30 người.
Đây là giai đoạn mở rộng phát triển của công ty.
Ra đời phần mềm Ninja Fanpage, Ninja UID
- Năm 2016: Ra đời phần mềm Ninja Shoppe và Ninja AutoPost
- Năm 2017: Ra đời phần mềm Ninja Comment, Ninja Group, Ninja Proxy
- Năm 2018: Ra đời phần mềm Ninja Zalo, Ninja Share LiveStream, Ninja Stream.
- Ngày 08-10-2019: Chính thức thành lập và đăng ký kinh doanh với tên
Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja.
- Năm 2020: Mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh 6
- Năm 2021: Ra đời phần mềm mới A Chấm Công và phần mềm Ninja TikTok.
Hợp tác chiến lược phát triển truyền thông thương hiệu với ASANA và G- Store
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan đến vi tính
- Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.
- Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.
- Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.
- Đào tạo công nghệ thông tin.
- Dịch vụ quản trị, bảo quản, bảo trì hoạt động của phần mềm về hệ thống thông tin.
- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm tra chất lượng phần mềm.
- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm.
- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm.
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm.
- Dịch vụ tích hợp hệ thống.
- Dịch vụ bảo đảm an toàn cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin.
- Dịch vụ phân phối, cung cấp sản phẩm phần mềm.
1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
1.4.1. Sứ mệnh
- Đối với thị trường: Ninja tạo ra hệ thống giải pháp công nghệ hỗ trợ cho cá
nhân, doanh nghiệp, dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu trên môi trường
Internet nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 7
- Đối với khách hàng và đối tác: Chúng tôi luôn cam kết tôn trọng và đồng
hành cùng khách hàng để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh.
- Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao giúp đội ngũ cộng sự phát triển toàn diện.
- Đối với xã hội: Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý kinh doanh của các
cá nhân, doanh nghiệp trong xu hướng nền công nghiệp 4.0.
1.4.2. Tầm nhìn
Ninja nỗ lực trở thành nhà phát triển, cung cấp giải pháp truyền thông, hệ
thống phần mềm Marketing số 1 Việt Nam.
1.4.3. Giá trị cốt lõi
- Chất lượng: Cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp, hệ thống
phần mềm chất lượng với cam kết tận tâm phục vụ, tất cả vì hiệu quả kinh doanh của khách hàng.
- Sáng tạo: Luôn đề cao khả năng sáng tạo để đưa ra các phần mềm có nhiều
tính năng tối ưu để mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
- Đoàn kết: Toàn thể nhân viên công ty sống và làm việc trên tinh thần đồng
đội, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc và mục tiêu đề ra.
- Tận tâm: Với phương châm xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên
chất lượng và uy tín. Ninja luôn đề cao thái độ tận tâm phục vụ khách hàng một cách chu đáo.
1.5. Định hướng phát triển
Ninja dự định sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành nghề kinh doanh trong 5 năm tới.
Công ty đang tiến hành chuẩn bị những công việc cơ bản để thành lập tập
toàn ViTech ( ViTech Group). Bên cạnh phát triển công ty cổ phần đầu tư và
công nghệ Ninja tại hai cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Công ty đang bước đầu 8
triển khai thành lập 2 công ty con chuyên đào tạo, tìm kiếm việc làm cho sinh
viên và bán khóa học Marketing Online.
1.6. Một số chỉ số kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp (Đơn vị: đồng) STT CHỈ TIÊU NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 43.809.238.38 1 Doanh thu 40.059.067.800 44.987.012.567 0 2 Lợi nhuận sau thuế 1.098.567.213 798.086.650 1.934.349.457 18.560.320.90 3 Tổng vốn cố định 15.250.045.780 18.986.406.330 0 28.430.459.10 4 Tổng vốn lưu động 20.632.409.132 26.456.609.134 0 5 Chi phí nhân sự 5.078.456.000 8.760.340.000 9.512.790.000 6 Chi phí Marketing 4.560.123.098 5.560.760.100 5.370.877.909
(Nguồn: Phòng kế toán_Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja)
Năm 2019 doanh thu của công ty đạt hơn 40 tỷ đồng ở mức doanh thu ổn định
giống các năm 2018, 2017. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng lớn của dịch bệnh nhưng
lợi nhuận sau thuế công ty vẫn đạt 1.098.567.213 đồng. Tổng vốn cố định là
15.250.045.780 đồng và tổng vốn lưu động là 20.632.409.132 đồng.
Năm 2020 tiếp tục tăng tưởng mạnh mẽ do xu hướng kinh doanh online ngày
càng nhiều, công ty bán được nhiều sản phẩm hơn. Do đó, doanh thu đạt
43.809.238.380 đồng, tăng gần 4 tỷ đồng so với năm 2019. Tuy nhiên trong năm
2020, công ty mở thêm một chi nhánh mới tại Hồ Chí Minh nên lợi nhuận sau
thuế năm 2022 còn 798.086.650 đồng, tổng vốn lưu động 28.430.459.100 đồng
và tổng vốn cố định 18.560.320.900 đồng. 9
Năm 2021 doanh thu tăng cao nhất so với 2 năm trước đó là 44.987.012.567
đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.934.349.457 đồng, tổng vốn cố định là
18.986.406.330 đồng, tổng vốn lưu động là 26.456.609.134 tỷ đồng.
Chi phí Marketing chiến một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
công ty. Nhìn vào doanh thu và chi phí qua các năm 2019, 2020 và 2021 thì chi
phí Marketing đều chiếm khoản 10% so với doanh thu.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
2.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
Công ty cổ phần đầu tư và phần mềm Ninja Trụ sở chính tại Hà
Chi nhánh tại thành phố Hồ Nội Chí Minh
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp Tổng giám đốc Giám đốc PR-Marketing Kinh doanh Kế toán Nhân sự Dev
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja
(Nguồn: Phòng nhân sự_Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja) 10
2.2. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Trưởng phòng PR- Marketing Design Content
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing
(Nguồn:Phòng nhân sự_Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja)
2.3. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận của doanh nghiệp
- Tổng giám đốc: người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh,
con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Là người chịu
trách nhiệm với pháp luật, có toàn quyền quyết định các hoạt động của công ty.
Mọi thông tin, dự án đều phải phải thông qua tổng giám đốc. Đồng thời, tổng
giám đốc cũng là người đưa ra các định hướng chiến lược phát triển của công ty.
- Giám đốc: người tham mưu cho tổng giám đốc, giám sát đội ngũ nhân viên,
đào tạo nhân viên, thực hiện một số nhiệm vụ khác như: điều hành công ty, kiểm
soát công việc các phòng ban, nghiên cứu chiến lược phát triển, đào tạo nhân
viên,… Đồng thời thực hiện quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty, tuyển dụng lao đồng, quyết định các vấn đề tiền
lương và quyền lợi khác cho người lao động trong công ty, quản lý quy chế nội
bộ công ty, kiến nghị các phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Phòng PR- Marketing: thực hiện các chức năng nhiệm vụ chính gồm: xây
dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu; nghiên cứu phát triển và mở rộng thị
trường, tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược Marketing; thiết lập mối
quan hệ với truyền thông; điều hành nhân viên thuộc quản lý của bộ phận. Cụ 11
thể như: thực hiện các hoạt động PR nội bộ công ty, thực hiện các chiến dịch
truyền thông, quảng cáo sản phẩm qua các trang website, facebook, diễn đàn và
nhiều nền tảng khác. Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
của doanh nghiệp. Tiếp cận mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng tiềm
năng. Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy
trình và kế hoạch. Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với
khách hàng, đối tác. Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch
quảng bá nhằm tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao
doanh số. Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng
nhóm khách hàng. Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín
nhiệm của khách hàng đối với công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới.
Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cẩn thận. Phòng ban
chịu trách nhiệm chính đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phòng kế toán: Hoàn thành các công việc liên quan đến tài chính, kế toán
theo quy định của Nhà nước. Hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời vốn và nợ.
Hạch toán các khoản thu chi và hiệu quả kinh doanh theo chính sách của công
ty. Lên kế hoạch tài chính, kinh doanh theo tháng, quý, năm. Góp ý với ban
giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình chấp hành các
chế độ tài chính nội bộ của công ty và Nhà nước. Theo dõi và phản ánh với ban
quản lý về sự vận động vốn cũng như các vấn đề liên quan. Kết hợp với các
phòng ban để quản lý thông tin được hiệu quả.
- Phòng nhân sự: hoạch định nguồn nhân lực như đánh giá, theo dõi và thống
kê tình hình nguồn nhân lực và báo cáo, dự đoán nhu cầu nhân sự trong tương
lai cho công ty. Tuyển dụng nhân viên mới, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc ứng
viên, phỏng vấn ứng viên, báo cáo công tác tuyển dụng. Đào tạo: đào tạo cho
nhân viên mới những nội quy, quy chế công ty, hướng các cách thức làm việc
cho nhân viên, phối hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch đào tạo
nhân lực hàng quý, hàng năm. Đánh giá thành tích cán bộ nhân viên: chấm công 12
nhân viên, đôn đốc cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc, xây dựng
thang lương, bảng lương, cấp phát thẻ BHXH, BHYT,… Quản trị tiền lương,
tiền thưởng và chế độ chính sách: quản lý về hồ sơ lương nhân viên, cập nhật,
theo dõi các chính sách lao động trong công ty, tham mưu, tư vấn cho Ban giám
đốc. Xử lý các thủ tục giải quyết cho nhân viên nghỉ việc, xử lý các trường hợp
vi phạm nội quy, quy chế công ty. Tiếp nhận các công văn đi và đến, soạn thảo
các thông báo, vào sổ các công văn đến. Quản lý chung các hoạt động của phòng
hành chính nhân sự, thảo luận, hội ý với các nhân viên trong phòng giải quyết
các công việc của công ty. Đưa ra các chiến lược phát triển, đánh giá nhân sự.
- Phòng Dev: liên quan toàn bộ đến sản phẩm của công ty cung cấp. Phòng
ban này sẽ chăm sóc và phát triển các sản phẩm trước đó, phát triển sản phẩm
mới, hỗ trợ khách hàng khi gặp sự cố về phần mềm. Hỗ trợ phòng ban
Marketing trong các hoạt động Marketing trên các nền tảng Internet như hực
hiện mở, xây dựng và bảo dưỡng nhiều website. Tham mưu cho ban giám đốc
kế hoạch phát triển và mở rộng sản phẩm kinh doanh.
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của phòng PR- Marketing
Ngoài những chức năng và nhiệm vụ nêu khái quát của phòng PR- Marketing
ở trên, thì với từng bộ phận trong phòng PR- Marketing sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Content: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các định hướng và phát triển
nội dung trên các trang website, mạng xã hội của công ty cũng như các dự án
quản lý và phát triển nội dung cho khách hàng. Phối hợp cùng bộ phận đặt ra các
chiến lược và SEO để triển khai nội dung trên các kênh khác nhau. Nghiên cứu
các sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng để tối đa hóa được chất lượng của
bài viết. Đề xuất và thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá và xây
dựng thương hiệu cho công ty và các khách hàng. Chịu trách nhiệm biên tập và
nội dung bài viết trước khi đưa lên website, fanpage, diễn đàn. Thực hiện báo
cáo kết quả định kỳ với các cấp trên. 13
- Design: chịu trách nhiệm thiết kế các ấn phẩm (poster, tờ rơi, standee,
backdrop, bandroll, thư mời,…) hỗ trợ cho việc quảng bá, tuyển dụng, hoạt động
đào tạo, tổ chức sự kiện của công ty. Thiết kế các ấn phẩm đồ họa: Logo,
catalogue, nhận diện thương hiệu,... Chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh cho các sự kiện
của thương hiệu, sự kiện nội bộ của công ty. Cùng triển khai các chương trình
Marketing/PR cho các sự kiện, chiến dịch của công ty. Thiết kế hình ảnh, giao
diện phần mềm. Thực hiện các công việc theo sự phân công của quản lý.
Về cơ bản, phận Marketing của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Ninja
đang thực hiện tốt các nhiệm vụ và vai trò của mình. Các hoạt động giữa các bộ
phận đều hỗ trợ và hợp tác ăn ý với nhau.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái quát chung về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp
1.1. Các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp:
Truyền thông, quảng bá hình ảnh sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp tới
khách hàng cũng như công chúng.
Phương thức truyền thông: Truyền thông online và truyền thông trực tiếp
- Truyền thông online:
+ Website của doanh nghiệp: Các hoạt động truyền thông và bán hàng của
Ninja chủ yếu là qua website. Hiện nay, Ninja sở hữu 2 website chính là
phanmemachamcong.com và phanmemninja.com. Đây là 2 website đại diện cho
2 nhóm phần mềm là chấm công và hỗ trợ bán hàng Online. Ngoài ra, Ninja còn
sở hữu hơn 50 website cấp 2 và cấp 3 được quản lý bởi bộ phận Sale.
+ Facebook của doanh nghiệp: Ninja cũng sử dụng facebook là kênh truyền
thông thứ 2 của doanh nghiệp. Tương tự như website thì công ty cũng có 1 trang
chính với tên phần mềm Marketing cùng 50 trang facebook khác và các group
cộng đồng với hơn 8 nghìn thành viên. 14
- Truyền thông trực tiếp: Ninja có hai cơ sở làm việc tại 62 Nguyễn Huy
Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội và 326 Cách Mạng Tháng 8 – Phường 10, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng, công chúng có thể tiếp cận với Ninja qua
các ấn phẩm truyền thông, các Catalog tại các địa chỉ văn phòng của doanh nghiệp.
1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp
- Môi trường vi mô: là những yếu tố và lực lượng có quan hệ trực tiếp đến hoạt
động truyền thông của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận
thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng.
+ Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu, sản phẩm, giá,
chất lượng, uy tín luôn là một bài toán mà doanh nghiệp nào cũng luôn muốn
tìm cách tốt nhất cho mình. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ninja như: ATP
software, Plus24h, Xface, Beobeo Marketing, Go stream, Công ty cổ phần công nghệ MIDEAS,…
+ Khách hàng: Ninja xác định tập khách hàng mục tiêu của mình là những
chủ kinh doanh nhất là các chủ kinh doanh có hoạt động bán hàng trên các nền
tảng mạng xã hội. Hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không phụ
thuộc nhiều vào mức độ mà công ty thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cùng với
đó là hiệu quả của việc truyền thông online tới khách hàng. Việc cung cấp những
thông tin cần thiết, phù hợp với nhu cầu của khách hàng thông qua website và
facebook là cách tốt nhất giúp tạo được lợi thế để doanh nghiệp có thể cạnh tranh phát triển.
+ Nội bộ doanh nghiệp: Việc truyền thông nội bộ cũng đã và đang được thực
hiện tại doanh nghiệp vô cùng hiệu quả. Thông qua các hoạt động như: Chào cờ
mỗi sáng thứ 2, văn hóa doanh nghiệp, các sự kiện PR nội bộ hàng tháng, team building,… 15
- Môi trường vĩ mô: gồm các yếu tố, lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến
toàn bộ môi trường kinh doanh cũng như việc truyền thông của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi dược các yếu tố của môi trường vĩ
mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như
thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp doanh nghiệp phải
tìm cách thích ứng với môi trường này để tồn tại và phát triển.
Dịch bệnh: Những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 mà xu
hướng chuyển đổi số cũng được ưa chuộng. Do đó, tạo cơ hội cho Ninja đẩy
mạnh hoạt động truyền thông về sản phẩm bán hàng của mình. Nhờ vào việc
truyền thông online cùng với sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mà
ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp biết đến Ninja và chọn lựa sử dụng phần mềm.
Các chính sách sử dụng của các nền tảng mạng xã hội: Căn cứ vào những
tính năng, quy định của từng mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể đưa ra những
biện pháp hợp lý để tối ưu hiệu quả truyền thông tốt nhất.
Văn hóa: Theo thống kê năm 2020 có đến 60% người Việt Nam sử dụng
mạng xã hội. Có thể thấy mạng xã hội sẽ là kênh giúp nhiều nhà kinh doanh tiếp
cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng. Điều này giúp Ninja có được nhiều
thuận lợi trong việc truyền thông về sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, với một số nước trên thế giới thì việc bị cấm sử dụng một số
mạng xã hội như: Ấn Độ cấm sử dụng TikTok, Trung Quốc không sử dụng Facebook.
1.3. Chiến lược truyền thông của doanh nghiệp
- Quảng cáo: Tập trung đẩy mạnh việc quảng cáo online trên 2 kênh chính là
google và facebook. Đây là hình thức mang lại nhiều hiệu quả nhất cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Truyền thông về doanh nghiệp: Việc duy trì và cập nhật những thông tin
về doanh nghiệp cũng là cách để định vị cũng như giới thiệu về doanh nghiệp tới 16
khách hàng, công chúng mục tiêu. Thu hút những công chúng quan tâm qua
những hoạt động về team buidling, trách nhiệm xã hội cũng như văn hóa doanh nghiệp.
- Khuyến mãi: Công ty có tổ chức một số chương trình giảm giá, tri ân khách
hàng vào các dịp lễ lớn của năm như: Tết, Trung thu, Giáng sinh, ngày thành lập
công ty. Các chương trình khuyến mãi thường là giảm chiết khấu giá thành sản
phẩm, tặng sản phẩm, dịch vụ.
Khách hàng cũng có thể được trải nghiệm và dùng thử sản phẩm trước khi mua.
- Quan hệ công chúng: Trong thời gian vừa qua, Ninja đã cùng hợp tác với
công ty cổ phần tư vấn phát triển ASANA và phần mềm Đất Việt cùng thực hiện
chuỗi sự kiện livestream bán hàng Tết hiệu quả. Và mới đây nhất là sự hợp tác
cùng với đối tác chiến lược G-store Tech compagy tổ chức các buổi workshop
chia sẻ và kết nối với người dùng.
- Truyền thông trực tiếp: Hàng tháng Ninja luôn đào tạo phát triển đội ngũ
nhân viên Sale định kỳ. Điều này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân
viên để tư vấn, giới thiệu, chăm sóc khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Cùng với đó là các hoạt động đào tạo nội bộ cho nhân viên của các phòng ban
để cùng phát triển và cải thiện các kỹ năng mềm cho nhân viên của công ty.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của doanh nghiệp
Có thể thấy, hoạt động truyền thông hiện tại của Ninja đang đi đúng hướng và
đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Các hoạt động đã giúp định hướng
và đưa hình ảnh của công ty tiếp cận gần hơn với khách hàng. Cùng với đó cũng
tạo nên sự gắn kết và thấu hiểu cho toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty qua
các hoạt động truyền thông nội bộ. Ninja đang ngày càng phát triển hơn nữa và
có được chỗ đứng nhất định trên thị trường cũng như dần trở thành cái tên quen
thuộc trong lòng người dùng.
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 17
I. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 1. Về phía công ty a. Thuận lợi
Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo của công ty luôn gần gũi, lắng nghe
những và thấu hiểu những nhu cầu của nhân viên. Tạo điều kiện, môi
trường làm việc tốt nhất cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Môi trường làm việc: môi trường làm việc trẻ trung, năng động. Đội
ngũ nhân viên hòa đồng, thân thiện và vô cùng nhiệt huyết trong công
việc. Luôn có tinh thần giúp đỡ và chia sẻ để cả tập thể có thể cùng phát triển. b. Khó khăn
Tình hình nhân sự của công ty chưa thật sự ổn định ở khoảng thời gian
đầu năm dẫn đến những chiến lược, kế hoạch phát triển cũng công ty
bị ảnh hưởng ít nhiều.
2. Về phía bản thân a. Thuận lợi
Môi trường làm việc trẻ trung, năng động được các anh chị trong công
ty hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình trong quá trình thực tập
Luôn được lắng nghe những ý kiến, góp ý trong quá trình làm việc để
có được những phương án tốt nhất và thuận tiện công việc.
Được vận dụng những kiến thức đã học về chuyên ngành quan hệ công
chúng vào quá trình thực tập tại doanh nghiệp.
Được đào tạo và học thêm những kỹ năng, kiến thức mới từ các
chương trình đào tạo và các câu lạc bộ của công ty b. Khó khăn
Do bản thân trước đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc nên
có gặp những khó khăn nhất định trong khoảng thời gian đầu làm việc.
Chưa thực sự tốt trong việc quản lý thời gian và lên kế hoạch làm việc.
Làm ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ công việc. 18
II. Các kiến nghị, đề xuất
Thông qua quá trình thực tập tại công ty, cá nhân em nhận thấy và mong muốn
công ty cần có sự phát triển hơn nữa về công tác truyền thông cũng như nhân sự
của công ty. Cần áp dụng thêm nhiều kênh truyền thông mới và hiệu quả để hình
ảnh của công ty được viral và dễ dàng tiếp cận tới khách hàng cũng như công
chúng hơn nữa. Điển hình là kênh tiktok của công ty, cá nhân em thấy cần có sự
cải tạo và xây dựng kênh. Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá sản phẩm, cần có
thêm cả những video truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp để hình ảnh
của công ty, thương hiệu sẽ lớn mạnh hơn nữa. III. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập và làm việc tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ
Ninja. Em được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức về công việc, cũng như được
rèn luyện và trau dồi thêm về ý thức kỷ luật trong công việc. Cùng với đó là việc
cải thiện cũng như học thêm những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và
công việc. Em cảm thấy bản thấy rất may mắn và biết ơn khi được thực tập tại
Ninja và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong quá thực tập.
Cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty.
Nội dung bài báo cáo thực tập là những thông tin mà em đã tìm hiểu và tổng
hợp, đúc kết được qua quá trình thực tập tại công ty Ninja. Do thời gian gấp rút,
nên bài báo cáo sẽ có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự
nhận xét, đánh giá và góp ý từ thầy cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn
nữa và sắp tới sẽ là khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn tới thầy cô cũng như doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2022 Sinh viên Quý 19 Nguyễn Văn Quý
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Quý Lớp: K18QHCC MSSV: 1853071007
Họ và tên GVHD: NCS Ths. Lê Tuấn Anh
2. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2022
Giảng viên hướng dẫn ( Ký, họ tên ) 20