-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương quan hệ công chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái niệm PR theo cách hiểu của anh/chị . Cho ví dụ minh hoạ. Có ý kiến cho rằng: Thực tế là trước đây, mặc dù ngành quan hệ công chúng chưa chính thức có mặt tại Việt Nam như một ngành nghề chuyên nghiệp, song những hành động mang tính chất quan hệ công chúng đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan Hệ Công Chúng 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương quan hệ công chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái niệm PR theo cách hiểu của anh/chị . Cho ví dụ minh hoạ. Có ý kiến cho rằng: Thực tế là trước đây, mặc dù ngành quan hệ công chúng chưa chính thức có mặt tại Việt Nam như một ngành nghề chuyên nghiệp, song những hành động mang tính chất quan hệ công chúng đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan Hệ Công Chúng 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PR, TRUYỀN THÔNG
Câu 1: Trình bày khái niệm PR theo cách hiểu của anh/chị. Cho ví dụ minh hoạ.
- PR là công việc giao tiếp chuyên nghiệp. PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp
giữa một tổ chức, một các nhân với công chúng của họ. PR tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ
của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi nhất.
VD: Spotify Wrapped là một chiến dịch PR hàng năm của nền tảng nghe nhạc trực tuyến Spotify dựa trên hiệu ứng chia sẻ và
lan truyền. Nó cho phép người dùng nắm bắt được hoạt động, thói quen nghe nhạc trong một năm qua của mình dưới những
thống kê bằng con số, hình ảnh thú vị.Người dùng có thể biết được những bài hát hay podcast được nghe nhiều nhất trong
năm, nó thể hiện tính cá nhân hóa cao bởi không ai nghe giống hệt ai. Bên cạnh việc có thể nhìn lại gu âm nhạc và thấu hiểu
thêm về bản thân, người dùng có thể nhận được video cảm ơn từ chính những nghệ sĩ yêu thích, giúp họ cảm thấy thích thú khi
trải nghiệm chiến dịch này. Từ đó dẫn đến sự chia sẻ trên các story instagram, FB; tạo hiệu ứng lan truyền. PR Quảng cáo Marketing Dân vận Tuyên truyền Xây dựng mối quan hệ
Tạo dựng mối quan hệ có Hướng vào việc thay Thỏa mãn nhu cầu Làm cho dân hiểu, dân
mật thiết giữa Đảng và
lợi, sự hiểu biết lẫn nhau đổi nhu cầu của khách và mong muốn của nhớ, dân tin và dân làm nhân dân; xây dựng khố giữa tổ chức và công hàng tiềm năng nhằm khách hàng, mục Hình thành thế giới Mục đích
đại đoàn kết toàn dân, tạo
chúng; từ đó tạo dựng thúc đẩy hành vi mua tiêu cuối cùng là
quan nhất định ở đối nguồn sức mạnh cho
hình ảnh tốt đẹp, xây
hàng, mục tiêu cuối lợi nhuận lâu dài và tượng được tuyên
Đảng và CM đạt được
dựng sự ủng hộ, thiện ch cùng là lợi nhuận tổng thể truyền những thắng lợi
Thông báo về sự hiện Trao đổi, mua bán, Thông tin, truyền thông,
diện của hàng hóa, nghiên cứu nhu cầu Tuyên truyền, tổ chức, cổ
Hoạt động giao tiếp, tìm hiểu thái độ quảng bá sản phẩm, của người tiêu động, thuyết phục, giáo Truyền bá, vận động cốt lõi
của công chúng, khuyến cung cấp thông tin, kích dùng, khuyến khích dục, nêu gương khích hợp tác thích mua sắm mua hàng Mối quan Người bán – người
Tổ chức – công chúng Người bán – người mua Đảng - dân Đảng - dân
hệ chủ yếu mua
Rộng rãi, bất kì cá nhân, Kinh doanh, thương Kinh doanh, Phạm vi
tổ chức nào cũng có thể Chính trị Chính trị mại thương mại tham gia Toàn bộ quần chúng Khách hàng, thị Toàn thể nhân dân VN Đối tượng Nhóm công chúng cụ thể Khách hàng nhân dân, các tầng lớp trường trong và ngoài nước trong xã hội
Truyền tải chủ trương,
Tác động vào thái độ, Tham vấn, đề xuất tổ
chính sách của Đảng và niềm tin và hành động
chức điều chỉnh hành vi Tăng lợi nhuận
nhà nước tới quần chúng Kích thích mua sắm, của đối tượng. Hình
để đảm bảo trách nhiệm thông qua việc thỏa nhân dân, xây dựng Chức năng chinh phục khách hàng thành thế giới quan nhấ
xã hội, kinh tế, chính trị,
mãn nhu cầu khách niềm, củng cố mối quan tiềm năng đinhb, thúc đẩy hành
đạo đức; tăng cường uy hàng
hệ, xây dựng khối đại động theo mong muốn tín
đoàn kết, tham vấn cho của người tuyên truyền ban lãnh đạo Đảng
- Đặc điểm “phải trả - Thông tin một chiều
- Thông tin hai chiều, đa tiền”. - Thực hiện theo dạng, có sự trao đổi - Thông tin một chiều: nguyên tắc tư tưởng thông tin Điểm khác người bán -> khách - Luôn đứng trên lập
- Là tiếng nói gian tiếp hàng tiềm năng. trường của giai cấp của bên thứ ba (giới
- Là tiếng nói trực tiếp công nhân; quan điểm, truyền thông) của chính người bán đường lối của Đảng Chiến dịch
Coca quảng cáo thức marketing của Điện Bác Hồ kêu gọi “Hũ gạo Tuyên truyền về an toàn Chiến dịc
h PR của Biti’s uống vị chanh mới của Máy Xanh bằng bà cứu đói”, vận động người giao thông, đã uống
Hunter với series bài hát họ bằng cách lột bỏ một VD
hát với thông điệp: dân “mười ngày nhịn mộ rượu bia không lái xe;
“Đi để trở về” col ab
vỏ chanh theo hình chữ “Bạn muốn mua bữa”, quyên góp gạo để tuyên truyền bảo vệ mô
cùng Soobin Hoàng Sơn C – biểu tượng thương tivi? – Đến Điện vượt qua nạn đói trường hiệu Coca Cola Máy Xanh”
Câu 2 (4 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thực tế là trước đây, mặc dù ngành Quan hệ công chúng chưa chính thức có mặt
tại Việt Nam như một ngành nghề chuyên nghiệp, song những hoạt động mang tính chất Quan hệ công chúng đã được
thực hiện trong nhiều lĩnh vực”. (Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2010, Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, tr.22)
Anh/chị hãy phân tích nhận định trên và cho ví dụ minh họa. - Nêu khái niệm PR
- Lý thuyết, cơ sở nền tảng của PR là hoạt động giao tiếp, hoạt động này đã xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của xã hội
loài người. Vì vậy có thể nói, PR đã xuất hiện từ những giai đoạn sơ khai nhất của con người.
- PR trong quá khứ không được định nghĩa rõ ràng nhưng đã được ứng dụng rất nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó qua
các sự kiện lịch sử thời phong kiến dưới dạng truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), ca dao, tục ngữ được
truyền từ đời này qua đời khác chủ yếu bằng phương thức truyền miệng như. Bên cạnh đó là các sự kiện lịch sử được ghi lại
như Hịch Tướng Sĩ, Nam Quốc Sơn Hà với mục đích khơi dậy tình yêu nước của nhân dân, tin tưởng và sức mạnh của nhà
nước và cùng góp sức chống giặc ngoại xâm.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng đã sử dụng hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ đất nước.
Bên cạnh đó sử dụng các hình thức ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để thu hút sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Câu 3: Trình bày khái niệm truyền thông và các dạng thức, loại hình truyền thông cơ bản. Cho ví dụ minh họa.
- Khái niệm: truyền thông là sự trao đổi thông tin giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
- Các dạng thức, loại hình truyền thông cơ bản:
Truyền thông đại chúng: truyền hình, báo chí, bảng hiệu, tờ rơi, catalog, brochure… Đây là một quá trình có định
hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng cách sd phương tiện truyền
thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra. + VD:
Truyền thông cá nhân: qua điện thoại, tin nhắn nhanh, email… Đây là một trong những kênh truyền thông có đặc điểm
hai chiều, có nghĩa là kênh truyền thông này sở hữu sự tương tác, có thể làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu của
khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu của khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.
+ VD: Duolingo đã yêu cầu người dùng đặt ra các mục tiêu nhỏ, cụ thể để giúp chia nhỏ những mục tiêu lớn. Các
nhiệm vụ nhỏ hơn giúp người dùng quay trở lại ứng dụng hàng ngày và khi đạt được các cột mốc họ sẽ được trao
thưởng. Ngoài ra, khi bạn lơ là việc học, Dou cũng sẽ gửi mail quá trình học tập của bạn và so sánh nó với mục tiêu mà
bạn đã đề ra cho mình. Từ đó bạn có thể tự đánh giá bản thân bạn, đồng thời cũng có động lực quay trở lại và cố gắng học.
Truyền thông xã hội (Social Media Marketing): FB, IG, Youtube, blog, forum, LinkedIn… Đây là hình thức tiếp thị
truyền thông xh dựa vào sức mạnh lan tỏa và tương tác mạnh giữa các mxh phổ biến.
+ VD: Đội ngũ truyền thông của di tích nhà tù Hỏa Lò đã sử dụng FB để đăng tải những thông tin thú vị về di tích nhà
tù Hỏa Lò, qua đó gây được sự hứng thú cho khách tham quan, khơi dậy tình yêu, niềm tự hào đối với lịc h sử dân tộc.
Fanpage của nhà tù Hỏa Lò đã sử dụng các hastag như #OnThisDay để nhắc lại các ngày kỷ niệm lịch sử; #inhoalo để
ghi lại những khoảng khắc đẹp ở di tích này hay #HoaLoFACT,… Ngoài ra còn có group HistoTea là nơi để những
người yêu lịch sử gặp gỡ và trao đổi những kiến thức thú vị về lịch sử Việt Nam
Câu (3 điểm): Trình bày các lý thuyết truyền thông là cơ sở của hoạt động quan hệ công chúng. Cho ví dụ minh họa. * Khái niệm:
- Truyền thông là sự trao đổi thông tin giữa các thành viên hay các nhóm ng trong xh nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
- PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng và duy trì mqh tốt đẹp giữa một tổ chức, một cá nhân đối với công chúng của họ.
* Mô hình truyền thông:Theo Lasswell
Câu 4 (3 điểm): Frank Jefkins đã đưa ra định nghĩa về PR như sau: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được
lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục
tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”. (Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2008, PR Lý luận và Ứng dụng, NXB
Lao động – Xã hội, tr.42)
Phân tích định nghĩa trên và cho ví dụ minh họa. - Bên trong: PR nội bộ
- Bên ngoài: PR với báo chí, chính phủ, cộng đồng
- Đạt được những mục tiêu cụ thể: Làm PR cộng đồng phải khiến cho hình ảnh của mình trở nên tốt đẹp với công chúng hoặc PR với báo chí phải ntn
- Mục tiêu chung của PR là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau (bên trong: nhân viên yêu mến, gắn bó với công ty, tổ chức; bên
ngoài: xây dựng sự tín nhiệm của công chúng với công ty, từ đó nâng cao vị thế, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp)
Câu 5 (3 điểm): Anh/chị hãy trình bày các phương tiện truyền thông hiện nay đang được người làm PR sử dụng. Cho ví dụ minh họa. 1. Báo chí:
Báo in: Là loại báo chí ra đời lâu nhất, hình thức thể hiện là ở trên giấy, có hình ảnh minh họa vô cùng sống động.
Chính vì vậy mà tính phổ cập cao, nội dung bài viết sâu giúp người đọc có thể nghiên cứu, tiếp nhận hoàn toàn chủ
động. Chủ động ở đây là theo nhu cầu lựa chọn sản phẩm truyền thông, tới không gian và thời gian để tiếp nhận.
Báo phát thanh: Khi Internet và mạng xã hội phát triển, phát thanh đã phát huy những lợi thế để thực hiện những
phương thức phát sóng trực tuyến, on demand, podcast, livestream... tạo ra những “đài phát thanh không cần ăng ten”,
đáp ứng nhu cầu nghe theo yêu cầu, nghe bất cứ lúc nào, nghe bất cứ cái gì và có thể “nhìn” thấy phát thanh... Các đài
phát thanh cũng đã tạo ứng dụng trên điện thoại thông minh để công chúng chỉ một cái “click” có thể nghe được
chương trình của các đài phát thanh... không giới hạn về địa lý, thời gian, văn hóa hay ngôn ngữ. + VD:
Báo truyền hình: Báo truyền hình là một kênh truyền thông giúp truyền tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động
với đầy đủ sắc màu từ lời nói đến âm nhạc và tiếng động. Truyền hình còn được khán giả gọi với những tên ưu ái như
kẻ mang bức tranh muôn màu cuộc sống, người đưa mang thông tin kết nối mọi người lại với nhau.
Báo điện tử: Trong thời đại “kỷ nguyên số”, ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một chiếc smartphone hay laptop có kết nối
Internet thì độc giả có thể thỏa sức tìm kiếm thông tin trên trang báo điện tử ở mọi lĩnh vực khác nhau. Nội dung bài
viết trên các trang báo điện tử vô cùng đa dạng, trải dài ở mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến thời trang, ẩm
thực hay các hoạt động giải trí. Thậm chí, độc giả có thể truy cập 24/7 hay 7 ngày/tuần, điều đó khiến cho báo điện tử
trở thành kênh thông tin ngày càng được ưa chuộng trên toàn quốc. 2. Tờ rơi
- Tờ rơi, tờ gấp có đầy đủ thông tin về công ty, doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ được phân phát nhiều nơi sẽ giúp lan
truyền rộng rãi. Đối tượng khách hàng của tờ rơi tuy bị hạn chế ở từng khu vực nhưng lại dễ dàng tập trung ở nhóm khách
hàng đã được nhắm đến. Khi tờ rơi đem lại được hiệu quả thì cũng là lúc khách hàng biết đến bạn nhiều hơn. - V D
3. Truyền thông Internet
- Đây là một dạng quảng cáo trên Website, Google Search hoặc các Forum… Bởi lẽ Internet có lượng người sử dụng khổng lồ
nên việc khai thác những tài nguyên trên này đem lại hiệu quả rất lớn. Lượng khách hàng tiềm năng ngày càng tăng lên và chủ
yếu tập trung trên Internet, do đó quảng cáo hoặc tối ưu kết quả tìm kiếm trên Google (SEO) trên Internet là một công cụ hoàn
hảo cho mọi doanh nghiệp muốn khai thác ở trên này. 4. Các kênh Social Media
- Các nền tảng mạng xã hội truyền thông như: Facebook, Youtube, Instagram, Twitter, Linkedin, Linkhay,… là phương tiện
truyền thông đang hoạt động khá mạnh. Và cũng là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cao hình ảnh thương
hiệu và tiếp cận với các đối tượng khách hàng mới. Thông qua truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể phân phối quảng cáo
đến các nhóm mục tiêu để tối ưu chi phí quảng cáo/ tối ưu Fanpage chuẩn SEO để lên TOP với những từ khoá thương hiệu và
từ khoá bán hàng để giành được vị thế tốt hơn trên thị trường.
- VD: Hình ảnh “đàn ông nội trợ” vẫn còn là hình ảnh khá xa lạ với hầu hết mọi người, đặc biệt là nhóm người trưởng thành
(25 – 45 tuổi) – nhóm khách hàng mục tiêu của Sunlight. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng là sứ mệnh đối với Sunlight
trong việc phá tan định kiến giới trong câu chuyện việc nhà. Sunlight cho ra lò những video ngắn xoay quanh chủ đề “Việc nhà
không của riêng ai” với hình ảnh người đàn ông không ngần ngại san sẻ việc nhà với vợ để “có chỗ đứng” trong bếp. Đồng
thời thông điệp còn được lồng ghép một cách hóm hỉnh khi đảm việc nhà trở thành một chiêu bài “thoát ế” cho các chàng trai.
5. Điện thoại trực tiếp
- Kênh truyền thông này nhắm đúng đối tượng mục tiêu và có sự tương tác cao với khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm
hiểu, giới thiệu về các sản phẩm đến khách hàng của mình một cách chi tiết. Ngoài ra, nếu khéo léo thì bạn có thể tạo được
thiện cảm, biến họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp mình. 6. Livestream 7. Pano áp phích
8. Word of mouth - Tiếp thị truyền miệng
- Tiếp thị truyền miệng mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như: Tiếp thị miễn phí; tăng doanh số bán hàng: những đánh giá và
nhận xét tích cực mà khách hàng của bạn để lại rất có thể sẽ thuyết phục người khác tin tưởng vào thương hiệu và mua sản
phẩm của bạn; Xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm: việc có những đánh giá và lời chứng thực tích cực giúp xây dựng uy tín và
độ tin cậy cho thương hiệu của bạn đối với khách hàng mục tiêu
- VD: Vào năm 2011, Coca-cola đã phát hành chiến dịch “Share a Coke with” khuyến khích khách hàng thưởng thức đồ uống
của họ với những người khác. Công ty bắt đầu bằng cách phát hành những chai Coca có in những cái tên phổ biến bên cạnh
logo của họ. Mọi người trên toàn thế giới đã hào hứng tham gia phong trào này khi họ cố gắng tìm những chai có tên của chính
họ hoặc những người thân của họ. Những người tìm thấy chai Coca này đã đăng tải và check in lên mạng xã hội. Vậy là chiến
dịch của Coca được lan tỏa khắp mọi nơi mà chẳng cần tốn một đồng marketing nào
Câu 6 (3 điểm): Hãy phân tích mô hình truyền thông của Shannon và Weaver. Người làm truyền thông cần chú ý
những gì trong quy trình này để đạt được hiệu quả truyền thông? - Nêu khái niệm P R
*Mô hình truyền thông của Shannon & Weaver *Phân tích:
Tạo ra thông điệp: giải thích, thuyết phục, vận động, ủng hộ hoặc thiết lập mối liên hệ cho các h Nguồn phát giao tiếp khác Thông điệp
Những nội dung thông tin (tâm tư, tình cảm, mong muốn) của nguồn phát đến người nhận.
Mã hóa >< giải mã Hành động gửi thông điệp: xây dựng thông điệp >< hành động tiếp nhận thông điệp.
Kênh truyền thông Phương tiện truyền tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Người nhận Công chúng mục tiêu. Nhiễu
Các yếu tố cản trở đến việc tiếp nhận thông điệp.
Sự kiểm chứng lại sự hiểu biết của người nhận, tạo quá trình truyền thông 2 chiều, chia sẻ, hi Phản hồi biết chung.
=> Nguồn phát (chủ thể hoặc người gửi) sẽ gửi đi các thông điệp đã được mã hóa đến đối tượng tiếp nhận (người nhận) thông
qua các phương tiện truyền thông. Người nhận giải mã các thông điệp truyền này và có phản hồi đối với người gửi. Quá trình
gửi và nhận thông điệp có thể bị cản trở hoặc ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu, ảnh hưởng hiệu quả truyền thông.
- Công chúng tiếp nhận thông tin đóng vai trò quyết định trong truyền thông
- Tự do đón nhận thông điệp
- Tham gia trực tiếp và trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông - Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm bằng cách nhận mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng
Phù hợp với điều kiện hiện nay
Đối tượng tiếp nhận và tính chủ động của đối tượng đc coi là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông - Lấy VD:
-> Để đạt được hiệu quả truyền thông cao cần hạn chế yếu tố nhiễu. đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến kênh truyền
thông và quá trình truyền thông. Các yếu tố nhiễu này có thể đến từ môi trường tự nhiên, kênh truyền tải, nguồn và từ người
tiếp nhận hoặc từ nhiều yếu tố hợp thành. Phán đoán nguồn nhiễu để từ đó có cách thức, biện pháp hạn chế nhiễu là trách
nhiệm của người làm truyền thông để quá trình truyền thông đạt được hiệu quả.
- Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng cần chú ý đến:
• Nguồn phát uy tín, đáng tin cậy
• Thông điệp rõ ràng, phù hợp với đối tượng công chúng mục tiêu, được thể hiện bằng một ngôn ngữ (mã hóa) mà người nhận
có thể hiểu được (giải mã)
• Phải lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với đối tượng truyền thông
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA PR. CÁC HOẠT ĐỘNG PR
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày vai trò của PR trong tổ chức. Cho ví dụ minh họa.
- PR đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức:
- PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng.
- Khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổ chức cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng nhanh chóng
nhằm thay đổi tình thế bất lợi.
- PR có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việc cho mình qua việc quan hệ tốt nội bộ
VD: Tổ chức team building, khảo sát môi trường làm việc…
- PR tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ.
VD: Hãng mỹ phẩm Cocoon tại Việt Nam đã khởi động chiến dịch “Chung tay
bảo vệ loài gấu”cùng với AAF (Tổ chức động vật Châu Á).
- PR xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức doanh nghiệp
Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hãy trình bày nhiệm vụ của PR trong tổ chức. Cho ví dụ minh họa.
- Truyền thông: đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc nói
- Công bố trên báo chí: phân phát/ truyền tải thông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng qua các phương tiện truyền
thông đại chúng có lựa chọn ( không trả tiền) nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức
- Quảng bá: hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâm vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề gì đó
- Tạo thông tin trên báo chí: tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong cách sống, những thể loại thông tin “mềm”, thường
liên quan đến các thông tin giải trí
- Tham gia cùng với Marketing: PR cùng chung mục đích với các hoạt động tiếp thị hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức
- Quản lý vấn đề: nhận dạng, theo dõi và tiến hành các chính sách liên quan tới công chúng vì lợi ích của tổ chức
Câu 3 (3 điểm): Trình bày những kỹ năng cơ bản cần có của một chuyên viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp .
- Kỹ năng nghiên cứu: nghiên cứu thị trường, khách hàng và các đối tượng công chúng. Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mà
khách hàng đưa ra, bạn cần phải có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác cũng như phân tích xem thông tin
nào thì quan trọng còn thông tin nào thì không.
- Kỹ năng tư vấn: cho các lãnh đạo để nắm được các công việc và phương án giải quyết khi có vấn đề xảy ra - Kỹ năng VIẾT -
NÓI - ĐỌC: thành thạo về ngôn ngữ để đưa ra những sản phẩm truyền thông thu hút mọi người đọc những
tư tưởng, thông điệp truyền thông mà chúng ta muốn truyền tải
- Kỹ năng xử lý tình huống: Khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong từng tình huống cụ thể là yêu cầu đặc biệt
cần thiết với người làm PR.
- Kỹ năng giao tiếp: ý tưởng sáng tạo độc đáo, khả năng giao tiếp tốt với mọi người và truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài
viết là những tố chất cần thiết - Trả lời phỏng vấn
Câu 4. Trình bày những phẩm chất cơ bản cần có của một chuyên viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp.
- Năng động, linh hoạt: Để có thể làm việc và thành công trong ngành PR, một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đến đó là
sự nhạy cảm với các thông tin và sự kiện đang xảy ra hàng ngày. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được các xu
hướng và các vấn đề công chúng đang quan tâm. Từ đó có những kế hoạch phù hợp để có thể sáng tạo nội dung giúp lan tỏa
thông điệp muốn truyền tải đến nhiều người.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý tới từng chi tiết: Một trong các công việc trong ngành PR là truyền tải những thông điệp hữu ích, có lợi
cho sản phẩm, thương hiệu đến với công chúng.Việc phạm phải sai lầm trong các thông điệp truyền tải đến công
chúng là điều không thể chấp nhận được. Do đó, người làm trong ngành PR phải luôn cẩn thận và làm việc theo đúng các kế
hoạch, các thảo luận bàn bạc đã đề ra.
- Sáng tạo: PR là hoạt động để tăng độ nhận diện của công ty, tạo sức hút đối với khách hàng, đối tác. Muốn làm được điều
này, nhân viên PR phải là người có óc sáng tạo và nhạy bén trước các xu hướng của thị trường để đưa ra những chiến lược PR
hiệu quả nhất. Nếu không có sự sáng tạo và bắt trend tốt, các chiến lược PR sẽ không tạo được sự chú ý dẫn đến độ phủ sóng bị thu hẹp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Những chuyên gia PR thành công luôn là những người giao tiếp rất giỏi, họ chủ động trong các cuộc
nói chuyện giúp có thể tìm hiểu được các thông tin cần thiết cho chiến dịch sẽ triển khai sắp tới. Luôn chú ý xây dựng và mở
rộng mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau như giới truyền thông, báo chí, nhà sản xuất …
- Chuyên nghiệp, đạo đức nghề: Chuyên viên PR phải hướng đến chuẩn mực đạo đức nhất định và không bao giờ vi phạm nó.
Chính trực và không gian dối là nhân tố cơ bản nhất. Sự lừa dối trong quan hệ công chúng sẽ không thể che giấu và tất yếu dẫn đến thất bại”
Câu 5 (3 điểm): Anh/chị hãy trình bày mối quan hệ giữa PR và báo chí. Cho ví dụ minh họa. *Báo chí - P R
- Báo chí là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu đến với công chúng mục tiêu
- Báo chí tạo cơ sở cho PR được tiến hành hiệu quả
- Giúp công ty, tổ chức đạt được hiệu quả truyền thông *PR – Báo chí
- Cung cấp thông tin tiện lợi, nhanh chóng, xác thực cho báo chí
- Cung cấp nguồn đề tài và tài chính cho báo chí
- Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ với báo chí:
Chủ động và liên tục
Trung thực, không bóp méo sự thật
Tích cực, không né tránh, sẵn sàng hợp tác Quan hệ bình đẳng
PR không phải là đối lập với báo chí Không mua chuộc
- PR và báo chí luôn có mối quan hệ mật thiết
- Nhà báo và nhân viên PR cùng hợp tác để cho ra đời một sản phẩm truyền thông thì đôi bên cùng có lợi, sản phẩm đó chính là bài PR
- Báo chí là công cụ để giúp cho doanh nghiệp truyền tải thông tin
*Các hoạt động của PR - PR Nội bộ - PR với báo chí - PR với chính phủ
- PR cộng đồng – trách nhiệm x
ã hội của doanh nghiệp (CSR) - PR với nhà đầu tư - Quản lý vấn đề - Quản lý khủng hoản g - Tổ chức sự kiện
Câu 6 (3 điểm): Anh/chị hãy phân tích vai trò của PR nội bộ trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Cho ví dụ minh họa.
- PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chứ, cơ quan và
công chúng nội bộ để đi tới thành công chung của cơ quan, tổ chức.
- Vai trò của truyền thông nội bộ:
Tạo ra môi trường làm việc hiệu quả
Thu hút và giữ chân người tài, tăng cường sự gắn bó của nhân viên
Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty, tổ chức
Giúp tổ chức phát triển và đạt được mục tiêu chung
- Phải làm PR nội bộ vì nội lực của công ty, tổ chức là nhân sự. Nếu nhân sự không tốt thì doanh nghiệp không thể phát triển
được, chính vì vậy cần làm PR nội bộ để nhân viên cảm thấy tự hào, tăng sự gắn bó giữa nhân viên với công ty, làm cho nhân
viên cảm thấy thoải mái với công việc của họ, bên cạnh đó tạo văn hóa doanh nghiệp.
- VD: Văn hóa tự hào “Tôi là người Viettel” của nhân viên khi làm việc tại tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
Câu 7 (4 điểm): Những công cụ truyền thông nội bộ nào có thể khơi dậy sự gắn bó, đoàn kết, tạo động lực cho các nhân
viên trong tổ chức? Cho ví dụ minh họa.
*Các phương tiện in ấn: tập san nội bộ, tờ báo nội bộ, sách về lịch sử, tổ chức công ty; thư, bài phát biểu,…
*Kênh điện tử: thư điện tử, website nội bộ, mạng xã hội như fanpage, group
VD: Website và fanpage của Học viện báo chí và tuyên truyền để cập nhật thông tin cho giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó
còn có các bài viết, bộ ảnh do ban truyền thông thực hiện nhằm gia tăng tình cảm giữa nhà trường và sinh viên
*Các phương tiện giao tiếp: truyền miệng, tổ chức họp, phát biểu miệng, triển lãm, phim ảnh, video,…
*Xây dựng văn hóa công ty
*Sự kiện nội bộ: tổ chức sinh nhật nhân viên, tri ân nhân viên, team building, tiệc cuối năm,… VD:
Câu 8 (4 điểm): Khủng hoảng có tác động như thế nào tới hoạt động và uy tín của tổ chức? Hãy phân tích và cho ví dụ minh họa.
- Khủng hoảng là bất kỳ tình thế nào đe dọa tới hoạt động và uy tín của công ty. Các tình huống có thể là tranh chấp pháp lý,
trộm cắp, cháy nổ,… Khủng hoảng cũng có thể là tình huống mà trong con mắt của báo chí hay công chúng của bạn không có
những phản ứng thích hợp khi ở vào một trong những tình huống trên.
VD: Năm 2005 có thông tin là Bỉ cảnh cáo người dân không nên sử dụng nước tương Chinsu của công ty Massan (VN) vì
chứa hàm lượng chất gây ung thư cao. Tin này khiến người dân VN và các đối tác nước ngoài của công ty lo sợ, tẩy chay sản
phẩm chinsu trong một thời gian. Công ty đã tốn rất nhiều tiền bạc để giải quyết khủng hoảng và chịu tổn thất về uy tín.
Câu 9 (3 điểm): Tổ chức sự kiện là một công việc cơ bản, thường nhật của những người làm PR. Anh/chị hãy trình bày
vai trò của hoạt động tổ chức sự k ệ
i n đối với các cơ quan, doanh nghiệp. Lấy ví dụ thực tế minh họa.
*Khái niệm Tổ chức sự kiện: là một hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định,
tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt một thông điệp xác định nào đó, tạo sự chú ý và thu hút sự quan tâm
của các đối tượng tham gia.
- Trong Marketing, sự kiện được định nghĩa là những hoạt động Marketing liên quan đến những sự kiện mang tính giáo dục,
quảng bá sản phẩm hay định vị ưu thế của sản phẩm, thương hiệu trên thị trường.
*Vai trò của hoạt động tổ chức sự kiện đối với doanh nghiệp :
- Giúp củng cố và phát triển thương hiệu: Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất, để củng cố và phát triển thương
hiệu của công ty, doanh nghiệp. Sự kiện là một kênh quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty, doanh nghiệp trên diện
rộng. Từ kênh này, công ty có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và các đối tác khác nhau.
- Giúp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng: Khi đến sự kiện, khách hàng sẽ là trung tâm. Họ có cơ hội trải nghiệm trực tiếp
các sản phẩm, dịch vụ và chất lượng đến từ công ty bạn. Đây chính là cơ hội cho khách hàng tận mắt nhìn sản phẩm, trải
nghiệm và có những phản hồi chính xác nhất về sản phẩm. Đây chính là cơ hội vàng, thời điểm tốt để ghi điểm trong mắt khách hàng.
- Giúp tìm kiếm được số lượng các vị khách hàng tiềm năng: Tổ chức sự kiện chính là dịp hoàn hảo để doanh nghiệp có thể
quảng bá sản phẩm. Lúc này, đối tượng đã được tiếp cận những thông điệp quảng cáo của công ty trên các phương tiện truyền
thông. Nếu có ấn tượng tốt, phần đông khách hàng sẽ quay lại công ty bạn để mua sản phẩm, dịch vụ.
Câu 10 (4 điểm): Trình bày mô hình tháp CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) của Archie. B. Carrol . Từ đó,
anh/chị hãy phân tích tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Công tác xã hội: trách nhiệm
trước sức khỏe của cộng đồng XH
Công tác tổ chức: Hạn chế
tối đa những thiệt hại cho xã
hội (môi trường, phế liệu)
Có tính chất nền tảng: nộp
thuế, tuân thủ luật pháp, hoạt
động trung thực -> quan trọng nhất
Các mức hoạt động CSR
Câu 11 (4 điểm): Vì sao người làm PR cần quan tâm sâu sắc đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp?
- Vì PR có tác động vượt ra ngoài phạm vi biên giới các tổ chức của khách hàng nên cá nhân người làm PR phải quan tâm đến
những hậu quả cố ý và không cố ý trong quá trình hoạt động của mình.
- Để đảm bảo đủ điều kiện là một nghề chuyên môn, những người làm nghề PR phải hoạt động như là những nhân tố đạo đức
trong xã hội. Nghề PR và người làm PR cần nâng cao tính chuyên nghiệp, trong đó đặc biệt thể hiện ở vấn đề đạo đức chuyên
môn. Đồng thời, người làm PR cũng cần nhận thức được rằng việc thực hiện những trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội là
một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hay tổ chức dù có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng
rộng đến đâu cũng không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự ủng hộ của cộng đồng và xã hội.
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
Câu 1 (3 điểm): Phân tích các yếu tố trong mô hình SWOT, nêu vai trò của SWOT trong lập kế hoạch PR. SWOT
- Những cái doanh nghiệp bạn đang làm tốt, nhân sự công ty -> tận dụng, phát triển thành cơ hội Strengths
- Những tố chất khiến bạn nổi bật hơn đối thủ
- Tài sản hữu hình: máy móc, thiết bị
- Tài sản vô hình: kỹ thuật độc quyền, bí quyết, phát minh, sáng chế,…
- Những khía cạnh doanh nghiệp bạn chưa làm tốt -> hạn chế, cải thiện
- Những việc đối thủ bạn làm tốt hơn
Weaknesses - Những nguồn lực bị giới hạn, điểm yếu cần cải thiện trong nội bộ nhân viên
- Những điều khoản hợp đồng chưa rõ ràng, lỗ hổng
- Thị trường chưa ai phục vụ sản phẩm hay dich vụ của bạn
Opportunities - Ít đối thủ cạnh tranh mạnh trong cùng lĩnh vực