Phân tích thực trạng về Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại | Báo cáo quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần  xây dựng, duy trì và quản lý mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với cộng đồng.  Hiện nay, quan hệ công chúng thường được xem là một ngành nghề chuyên nghiệp  với những chiến lược truyền thông bài bản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
25 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích thực trạng về Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại | Báo cáo quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần  xây dựng, duy trì và quản lý mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với cộng đồng.  Hiện nay, quan hệ công chúng thường được xem là một ngành nghề chuyên nghiệp  với những chiến lược truyền thông bài bản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÁO CÁO
MÔN: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Đề bài: Phân tích thực trạng về Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại
Tên sinh viên : DƯƠNG THANH VY - 2355300055
TRƯƠNG VÕ HÀ NHI - 2356100046
MAI THANH BÌNH - 2356100014
TRẦN THỊ TRANG ANH - 2356100013
ĐÀO NHẬT MINH - 2356100038
SẦM HOÀNG TRANG - 2356110051
HÀ NỘI - 2024
MỤC LỤC
LỜI
MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG Ở THỜI KÌ CỔ ĐẠI...............4
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện các hình thức quan hệ công chúng .........4
1.2. Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại.....................................................5
1.3. Ví dụ thực tế: Trò chơi quyền anh La Mã....................................................7
II.QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG CÁC TRÒ CHƠI ĐẤU SĨ Ở LA
...................................................................................................................................9
2.1. Phân tích các trò chơi đấu sĩ ở La Mã..........................................................9
2.2. Quan hệ công chúng trong các trò chơi đấu sĩ ở La Mã...........................13
2
III. RÚT RA BÀI HỌC..........................................................................................18
3.1 Bài học về tạo hình ảnh và gây ấn tượng với công chúng..........................18
3.2 Bài học về việc "mua chuộc" lòng tin công chúng......................................18
3.3 Bài học về việc sử dụng công cụ truyền thông để đánh lạc hương............19
3.4 Bài học về việc xây dựng mỗi quan hệ bền vững........................................20
3.5 Bài học về giá trị đạo đức trong PR.............................................................20
BẢNG PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ........................................................................22
LỜI KẾT.................................................................................................................23
LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ công chúng một lĩnh vực quan trọng trong đời sống hội,
góp phần xây dựng, duy trì quản mối quan hệ giữa các tổ chức, nhân
với cộng đồng. Hiện nay, quan hệ công chúng thường được xem là một ngành
nghề chuyên nghiệp với những chiến lược truyền thông bài bản. Tuy nhiên, ít
ai nhận ra rằng các hình thức quan hệ công chúng đã tồn tại từ rất lâu, xuất
hiện và phát triển ngay từ thời kỳ cổ đại.
Trong giai đoạn này, chưa khái niệm chính thức về quan hệ công
chúng, các phương pháp nhằm ảnh hưởng đến nhận thức hành vi của cộng
đồng đã được các nhà cầm quyền, tôn giáonhững cá nhân có ảnh hưởng sử
dụng rộng rãi. Các nền văn minh lớn như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Hy Lạp và
La đã triển khai nhiều cách thức như xây dựng các công trình đại (kim
3
tự tháp, đền thờ), sử dụng biểu tượng, thần thoại, tổ chức các nghi lễ để
củng cố quyền lực, truyền tải thông điệp, và định hình dư luận.
Không chỉ đơn thuần là một công cụ phục vụ cho mục đích chính trị
tôn giáo, những hình thức quan hệ công chúng trong thời kỳ cổ đại còn phản
ánh rõ nét văn hóa, tư duy và sự phát triển hội của con người trong thời kỳ
đó. Sự kết hợp giữa nghệ thuật, truyền thông chính trị đã góp phần định
hình nên các nền tảng đầu tiên của quan hệ công chúng như chúng ta hiểu
ngày nay.
Qua tìm hiểu về quan hệ công chúng trong thời kỳ cổ đại, tập trung
phân tích dữ kiện các Hoàng đế La Mã tổ chức các trò chơi đấu sĩ để giải trình
cho dân chúng, xây dựng hình ảnh uy quyền, đồng thời che giấu các vấn đề
chính trị và kinh tế không chỉ giúp làm sáng tỏ vai trò của quan hệ công chúng
trong lịch sử mà còn đặt nền tảng để hiểu được cách lĩnh vực này phát triển và
ảnh hưởng đến xã hội hiện đại.
4
I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG Ở THỜI KÌ CỔ ĐẠI
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện các hình thức quan hệ công chúng
Trong thời kỳ cổ đại, hội được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức nhà
nước, đế chế, hoặc các cộng đồng tôn giáo, nơi mà quyền lực chính trị và niềm
tin tôn giáo thường hòa quyện với nhau. Các nhà cầm quyền, lãnh đạo tôn
giáo, và tầng lớp ưu tú nhận ra rằng, để duy trì quyền lực và sự ổn định xã hội,
việc xây dựng duy trì hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng điều tối
quan trọng. Họ sử dụng nhiều hình thức truyền thông sơ khai để củng cố niềm
tin của quần chúng và đảm bảo sự trung thành đối với hệ thống quyền lực hiện
hành.
Một trong những công cụ quan trọng các công trình kiến trúc mang
tính biểu tượng. Những công trình như kim tự tháp Ai Cập, vườn treo
Babylon, các đền thờ thần thánh Hy Lạp, hay đấu trường Colosseum La
Mã không chỉ thể hiện sức mạnh và quyền uy của nhà lãnh đạo còn gửi đi
thông điệp về sự thịnh vượng, trật tự và kết nối thần thánh. Chẳng hạn, kim tự
tháp Ai Cập không chỉ nơi chôn cất Pharaoh còn biểu tượng của
quyền lực siêu nhiên, khẳng định nhà vua hiện thân của thần linh trên Trái
Đất. Các đền thờ Hy Lạp như Parthenon, được xây dựng để tôn vinh các vị
thần như Athena, vừa nơi thực hành tín ngưỡng vừa khẳng định sự giàu
và sáng tạo của cộng đồng.
Ngoài các công trình kiến trúc, các buổi lễ nghi nghi thức tôn giáo
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin sự đoàn kết của
hội. Những nghi lễ như lễ đăng quang của các Pharaoh, các buổi hiến tế
Hy Lạp, hay lễ hội Saturnalia tại La đều được tổ chức hoành tráng, không
chỉ để thờ phụng thần linh còn để khẳng định vị thế của các nhà lãnh đạo
như những người được thần thánh lựa chọn. Thông qua các nghi lễ này, nhà
5
cầm quyền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa thần quyền và thế quyền, từ đó tăng
cường uy tín và sự kính trọng trong lòng người dân.
Bên cạnh đó, văn bản và thông điệp viết tay cũngphương tiện truyền
thông quan trọng. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Trung
Hoa đã phát triển hệ thống chữ viết riêng để ghi chép truyền tải thông tin.
dụ, chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên bia đá, giấy cói hoặc
tường các đền thờ, mang thông điệp về các sắc lệnh hoàng gia, các quy tắc
pháp lý và những câu chuyện thần thoại nhằm củng cố hình ảnh của nhà vua.
Ảnh: Hình ảnh kim tự tháp Ai Cập và chữ tượng hình được khắc trên
bia đá của nền văn minh cổ đại Ai Cập
Tương tự, chữ hình nêm của Lưỡng Hà được sử dụng để ghi lại Bộ luật
Hammurabi một hệ thống luật pháp toàn diện, không chỉ nhằm quản
hội còn khẳng định tính công bằng quyền lực tuyệt đối của vua
Hammurabi. Trung Hoa, chữ Hán được dùng để ghi chép các tưởng triết
học, kinh điển tôn giáo chính trị, giúp định hình tưởng hành vi của
người dân trong suốt nhiều triều đại.
Những hoạt động trên không chỉ phản ánh nhu cầu thiết yếu của con
người trong việc giao tiếp quản lý mà còn nền tảng cho sự phát triển của
các hình thức quan hệ công chúng hiện đại. Bằng cách sử dụng biểu tượng,
nghi thức, thông điệp tổ chức, các nhà lãnh đạo cổ đại đã xây dựng
6
thành công những chiến lược truyền thông nhằm duy trì quyền lực, củng cố
niềm tin và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng
1.2. Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại
Quan hệ công chúng từ bao giờ? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa
câu trả lời thống nhất. Nguyên nhân đây do sự hiểu biết khác nhau về
phạm vi và nội dung của quan hệ công chúng.
Nếu chúng ta hiểu quan hệ công chúng một hình thức tổ chức quan
hệ với cộng đồng thì quan hệ công chúng đã ra đời từ hàng nghìn năm trước
đây. Thậm chí có người đã cho rằng quan hệ công chúng cũng cổ xưa như lịch
sử phát triển của loài người. Đó chính là những hình vẽ, bức khắc họa để diễn
đạt ý tưởng giao tiếp với nhau trước khi chữ viết ra đời. Đó các cuốn
kinh thánh cổ của các tôn giáo lớn trên thế giới thể hiện quan hệ công chúng
trong việc truyền đạo sau này…
Tiền thân của quan hệ công chúng hiện đại bắt nguồn từ các nền văn
minh cổ đại, nơi nền tảng của ảnh hưởng thuyết phục lần đầu tiên được
thiết lập dưới hình thức hùng biệndiễn ngôn công khai. Ngay từ thế kỷ thứ
I nhiều thủ lĩnh đã cho in hình ảnh của mình trên tiềncác giấy tờ giá trị
khác. Ở Ai Cập cổ đại, các Pharaoh sử dụng các dòng chữ khắc hoành tráng để
tôn vinh triều đại của họ và tác động đến dư luận. Tương tự như vậy, ở Hy Lạp
và La Mã cổ đại, các nhà hùng biện như Aristotle đã phát triển các nguyên tắc
diễn thuyết thuyết phục vẫn còn vang vọng trong các hoạt động quan hệ công
chúng ngày nay. Thủ lĩnh chính trị Augustus Caesar đã cho dựng tượng để
nâng cao vị thế của mình trên khắp La Mã. Những nhà ngụy biện, những giáo
viên du hành về triết học hùng biện, lẽ một trong những người tiền
nhiệm sớm nhất của các cố vấn quan hệ công chúng, họ dạy nghệ thuật
thuyết phục để định hình luận. Cicero, một trong những nhà hùng biện
7
đại nhất của La Mã, biểu tượng cho nghệ thuật thuyết phục thời kỳ này.
W.Fortenbaugh phân tích rằng Cicero không chỉ sử dụng , ethos pathos
logos còn kết hợp sự khéo léo trong ngôn ngữ, cấu trúc câu cách tiếp
cận trực tiếp để tạo ra hiệu quả tối đa. Những bài phát biểu của Cicero, chẳng
hạn như loạt diễn văn chống lại Catiline ( ) chính dụ điểnIn Catilinam
hình cho việc sử dụng thuyết phục để tạo ảnh hưởng chính trị, định hình
luận và bảo vệ hệ thống Cộng hòa La Mã. Ấn Độ cổ đại, Arthashastra, một
chuyên luận về nghệ thuật trị nước của Kautilya, đã phác thảo các phương
pháp truyền quản thông tin trong vương quốc. Những dụ ban đầu
về quản lý thông tin này thể hiện bản chất cơ bản của quan hệ công chúng: tác
động đến tập thể bằng cách kiểm soát các câu chuyện. Mặc dù thiếu công nghệ
sự tinh vi của các chiến lược hiện đại, những hoạt động cổ xưa này đã đặt
nền tảng cho các kỹ thuật giao tiếp thuyết phục đã phát triển thành ngành quan
hệ công chúng ngày nay, nhấn mạnh khuynh hướng lâu đời của nhân loại
trong việc định hình truyền các thông điệp sức ảnh hưởng để đạt
được kết quả mong muốn trong cộng đồng.
1.3. Ví dụ thực tế: Trò chơi quyền anh La Mã
Tchơi quyền anh La Mã (hay còn gọi là "pugilatus" trong tiếng Latin)
một môn thể thao được thực hiện trong các đấu trường của La cổ đại,
nổi bật trong các sự kiện đấu trường (gladiatorial games) dành cho công
chúng. Môn thể thao này đặc điểm các đấu thủ chiến đấu bằng tay
không, đôi khi thêm một số thiết bị bảo vệ như găng tay, băng quấn tay
hoặc các thiết bị bảo vệ nhẹ khác. Trò chơi quyền anh La một phần của
các sự kiện giải trí trong các cuộc hội các trò chơi thể thao, thường
nhằm mục đích giải trí cho quần chúng.
Một quy tắc cách thức thi đấu: Trò chơi quyền anh La không
giống như quyền anh hiện đại. Các đấu thủ thể tấn công đối phương bằng
8
cách đánh, nắm, hoặc quật ngã. Trong một số trường hợp, trận đấu không
thời gian giới hạn, thắng thua phụ thuộc vào việc đối thủ bị hạ gục, không
thể tiếp tục hoặc bị đâm chí mạng.
Hai là, về phía cạnh tàn bạo: Các cuộc đấu quyền anh La Mã thường rất
tàn bạo bạo lực, với các đấu thủ thể bị thương nặng. Đặc biệt, một số
trận đấu thể kết thúc bằng cái chết của một trong các đối thủ. Trận đấu này
đôi khi cũng được tổ chức như một hình thức hành quyết các tội phạm, lệ
hoặc các nhân chiến tranh, không phải những đấu thủ tự nguyện tham
gia.
Ba là, tính xã hội và văn hóa: Trò chơi quyền anh là một phần trong các
sự kiện đấu trường lớn, nơi khán giả có thể cổ vũ cho các đấu thủ, gây ra một
cảm giác phấn khích và đắm chìm trong bầu không khí bạo lực. Tham gia vào
các trận đấu quyền anh chủ yếu lệ hoặc những người nghèo khó, những
người thể bị bắt buộc tham gia. Điều này phản ánh sự phân hóa giai cấp
trong hội La Mã, nơi tầng lớp thượng lưu không phải chịu sự đe dọa trực
tiếp từ các trận đấu này.
Bốn là, về mặt tâm đạo đức: Trò chơi quyền anh La phản ánh
một phần bản chất văn hóa La với sự tôn thờ sức mạnh, khả năng chiến
đấu và khát vọng chiến thắng. Tuy nhiên, cũng một sự đối lập giữa cái đẹp
của tinh thần chiến đấu sự tàn bạo của trò chơi này. cho thấy sự tàn
nhẫn của hội trong việc tìm kiếm sự giải trí qua bạo lực chiến đấu. Trò
chơi quyền anh La Mã có thể được xem là một sự thể hiện cho tinh thần chiến
đấu và lòng dũng cảm, nơi các đấu thủ phải đối mặt với nguy cơ lớn, thậm chí
cái chết, để mang lại sự giải trí cho công chúng. Sự tôn vinh sức mạnh
khát vọng chiến thắng: Mặc mang tính bạo lực, những trò chơi quyền anh
cũng thể hiện sự tôn vinh sức mạnh nhân khả năng chiến thắng. Những
9
người chiến thắng thường được kính trọng đôi khi được trao thưởng, thậm
chí có thể được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ.
10
II. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG CÁC TRÒ CHƠI ĐẤU SĨ Ở LA
2.1. Phân tích các trò chơi đấu sĩ ở La Mã
Các trò chơi đấu La - Roman. Những trận đấu này không chỉ
đơn thuần là những cuộc thi, mà còn là một màn trình diễn mạnh mẽ về quyền
lực, sự giàu sự theo đuổi không ngừng của sự giải trí trong Đế chế La
Mã. Từ những buổi lễ tế lễ của tổ tiên đến các cuộc chiến khốc liệt nơi các
gladiator, chủ yếu lệ hoặc nhân bị kết án, chiến đấu để sinh tồn, các
trò chơi đấu đã phát triển thành một hình thức giải trí hoành tráng thu hút
hàng triệu khán giả. Với những khí đa dạng phong cách chiến đấu khác
nhau, mỗi trận đấu một sự kết hợp được dàn dựng cẩn thận giữa các chiến
binh hạng nặng và những chiến binh nhanh nhẹn, tạo ra sự kịch tính không thể
tưởng tượng.
2.1.1. Về nguồn gốc
Các trận đấu đấu bắt nguồn từ nghi thức tang lễ, nơi lệ bị buộc
phải chiến đấu đến chết để vinh danh người đã khuất. Sau đó, các trận đấu này
11
phát triển thành hình thức giải trí công cộng phổ biến. Các trò chơi đấu
không chỉ đơn thuần những cuộc chiến còn một loại hình nghệ thuật
biểu diễn. Các trận đấu được dàn dựng với sự tham gia của nhiều yếu tố như
âm nhạc, trang phục và kịch bản, giúp thu hút một lượng lớn khán giả. Các trò
chơi gladiator phản ánh một hội nơi quyền lực giải trí hòa quyện, cho
thấy sự cám dỗ của sự tàn bạo và sự khát khao của con người về sự kích thích.
Đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người La Mã.
2.1.2. Thành phần tham gia
Phần lớn các đấu những người lệ hoặc tội phạm bị kết án,
những người này bị buộc phải chiến đấu trong các trận đấu sinh tử. Những
người này không có quyền lựa chọn và phải tham gia vì sự sống còn của mình.
Việc tham gia vào các trò chơi đấu trở thành một hình thức "trừng phạt"
hoặc một cách để những người này kiếm sống.
Một số người cũng tham gia vào các trận đấu này tự nguyện, hy vọng
kiếm được tiền thưởng hoặc danh tiếng. Những đấu này đôi khi những
người lính đã giải ngũ hoặc những người thể kiếm được danh vọng thông
qua chiến thắng trong các trận đấu.
Các đấu sĩ thường phải trải qua một quá trình huấn luyện khắc nghiệt tại
các trường đào tạo đấu sĩ (ludus), nơi họ học cách chiến đấu và sử dụng các vũ
khí khác nhau.
Khán giả tham gia vào các trò chơi đấu chủ yếu công dân La Mã,
từ tầng lớp thấp nhất đến tầng lớp thượng lưu. Điều này thể hiện sự dân chủ
trong các sự kiện này, tất cả mọi người đều thể tham gia thưởng thức
các trận đấu. Các khán đài trong đấu trường thể chứa hàng chục nghìn
người, từ các tầng lớp lệ cho đến các quan chức hoàng đế. Sự tham gia
của công chúng là rất quan trọng, vì họ không chỉ là những người thưởng thức
12
còn yếu tố giúp duy trì quyền lực của hoàng đế thúc đẩy các chiến
lược xã hội của đế chế.
Các hoàng đế La Mã quan chức chính quyền những người tổ chức
tài trợ cho các trò chơi đấu sĩ. Họ những người quyền lực tuyệt đối
trong việc quyết định loại hình và quy mô của các sự kiện này. Trong các trận
đấu lớn, hoàng đế thường mặt để chứng tỏ quyền lực sự uy nghiêm của
mình, đồng thời nâng cao hình ảnh nhân trước công chúng. Các công trình
công cộng như Đấu trường La (Colosseum) các cổng vòm chiến thắng
không chỉ biểu tượng của sự vĩ đại mà còn cách để nhắc nhở công chúng
về những chiến công sự bảo trợ của hoàng đế. Những sự kiện công cộng,
chẳng hạn như lễ hội các trận đấu giác đấu, được tổ chức nhằm củng cố
mối liên kết giữa người dân và nhà cầm quyền, tạo ra cảm giác rằng quyền lực
của họ là chính đáng và không thể thay thế.
2.1.3. Hình thức diễn ra
Các trò chơi đấu một phần không thể thiếu trong đời sống của
người dân La Mã cổ đại và thường xuyên được tổ chức tại các đấu trường lớn,
trong đó Colosseum Rome nổi tiếng đại nhất. Được xây dựng dưới
thời Hoàng đế Vespasian vào thế kỷ I sau Công nguyên, Colosseum sức
chứa lên tới 50.000 khán giả, là một công trình kỹ thuật ấn tượng, không chỉ
nơi tổ chức các sự kiện giải trí mà còn là một biểu tượng quyền lực của đế chế
La Mã. Các đấu trường như Colosseum nơi thể hiện sự hùng mạnh của đế
chế, qua đó, hoàng đế và chính quyền muốn chứng minh khả năng tổ chức các
sự kiện quy sự kiểm soát đối với tất cả các tầng lớp trong hội. Việc
tổ chức các trò chơi đấu sĩ tại những địa điểm này không chỉ là hành động giải
trí còn công cụ để củng cố quyền lực của các nhà cai trị, khi chúng
thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân, tạo ra một không gian cộng đồng
tập trung vào quyền lực của hoàng đế.
13
Các trận đấu trong trò chơi đấu thể diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau, mỗi loại đều mang những ý nghĩa và mục đích riêng.
- Trận đấu đơn: Đây là dạng trận đấu phổ biến nhất, trong đó hai đấu
chiến đấu trực tiếp với nhau cho đến khi một người chiến thắng hoặc tử vong.
Những trận đấu này không chỉ thể hiện sự khốc liệt của võ thuật mà còn mang
tính tượng trưng cho cuộc chiến giữa sự sống và cái chết, giữa sự mạnh mẽ
yếu đuối. Trận đấu đơn thường gây sự chú ý lớn từ khán giả, bởi sự kịch
tính quyết liệt của khiến người xem cảm nhận được tính sinh tử trong
từng chi tiết.
- Trận đấu nhóm: Đây các trận đấu giữa các đội gladiator, nơi những
nhóm đấu chiến đấu đồng thời để giành chiến thắng. Những trận đấu này
mang tính chất quy hơn, thường tạo ra những cảnh tượng hoành tráng,
cuốn hút khán giả. Các trận đấu nhóm không chỉ thử thách sức mạnh
nhân mà còn là màn thể hiện sự phối hợp chiến thuật và kỹ năng nhóm, là biểu
tượng cho sự đoàn kết, cũng như phản ánh chiến thuật quân sự trong thời kỳ
chiến tranh của đế chế La Mã.
- Chọi thú: Các trận đấu chọi thú là một phần không thể thiếu trong các
sự kiện đấu sĩ. Trong những trận đấu này, gladiators sẽ đối mặt với các động
vật hoang dã, như tử, hổ, gấu, hoặc các loài vật khác, tạo nên những cảnh
tượng sinh động gay cấn. Trận đấu này không chỉ thể hiện sự dũng cảm
sức mạnh của con người còn thể hiện quyền kiểm soát của con người đối
với thiên nhiên. Đây một phần của chiến lược truyền quyền lực của đế
chế, nơi hoàng đế muốn thể hiện khả năng thuần hóa thống trị mọi yếu tố
trong tự nhiên.
Ngoài việc ngồi trên khán đài, hoàng đế còn đóng vai trò quyết định
trong việc trao thưởng cho các đấu sĩ chiến thắng hoặc tuyên án tử cho những
14
người thua cuộc. Quyết định của hoàng đế về số phận của các gladiator thể
hiện quyền lực hạn của ông trong việc điều khiển không chỉ các trận đấu
mà còn là số phận của con người trong đế chế.
Các trò chơi đấu không chỉ đơn thuần những trận chiến còn đi
kèm với các nghi lễ tôn vinh các vị thần, đặc biệt những vị thần chiến tranh
chiến thắng. Những buổi lễ này thường được tổ chức trước sau các trận
đấu để cầu mong cho đế chế La luôn mạnh mẽ, thịnh vượng chiến
thắng trong mọi cuộc chiến.
2.2. Quan hệ công chúng trong các trò chơi đấu sĩ ở La Mã
Các trò chơi đấu không chỉ là những sự kiện thể thao hay giải trí đơn
thuần mà cũng phản ánh sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, chính trị truyền
thông trong xã hội La Mã cổ đại.
2.2.1. Tạo dựng hình ảnh uy quyền của Hoàng đế
Trong xã hội La Mã, các trò chơi đấu sĩ không chỉ là những sự kiện giải
trí, còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện quyền lực tối cao của
hoàng đế.
Thứ nhất, những trận đấu này thường xuyên được tổ chức bởi hoàng đế
để khẳng định vị thế của mình đối với dân chúng các tầng lớp trong xã hội.
Việc tài trợ tổ chức những sự kiện hoành tráng này không chỉ nhằm mục
đích giải trí mà còn là một chiến lược PR để hoàng đế củng cố hình ảnh là một
người cai trị mạnh mẽ, không đối thủ, quyền kiểm soát tuyệt đối đối
với đời sốnghội. Sự xuất hiện của hoàng đế tại các khán đài trong các trận
đấu cũng cách để thể hiện tầm quan trọng của bản thân trong các sự kiện
công cộng, giúp ông trở thành trung tâm của mọi sự chú ý khẳng định vai
trò của mình như một người bảo vệ trật tự, công lý. Khi những sự kiện này
được tổ chức với sự tham gia của hoàng đế, họ không chỉ đơn thuần người
15
tổ chức mà còn được xem như là người bảo vệ chính nghĩa, người chiến đấu vì
sự thịnh vượng của đế chế. Hình ảnh hoàng đế như một vị thần bảo vệ sẽ giúp
củng cố quyền lực của họ, làm cho dân chúng cảm thấy mình được bảo vệ
dẫn dắt bởi một quyền lực siêu nhiên, từ đó gia tăng lòng trung thành sự
kính trọng.
Thứ hai, các trận đấu đấu cũng một phương tiện hiệu quả để thể
hiện sức mạnh sự vững vàng của đế chế La Mã. Các chiến binh tham gia
đấu trường, lệ hay chiến sĩ, đều phải chiến đấu trong những tình
huống khắc nghiệt, qua đó phản ánh sự mạnh mẽ khả năng vượt qua khó
khăn của đế chế. Khi các hoàng đế tổ chức các trận đấu này, họ không chỉ
muốn công chúng xem một trận chiến kịch tính, còn muốn truyền đạt
thông điệp rằng đế chế La mạnh mẽ, không bao giờ chịu thất bại luôn
sẵn sàng chiến thắng mọi thách thức. Mỗi trận đấu như vậy ngầm ám chỉ sự
không khoan nhượng của quân đội và sự áp đảo về mặt quân sự, từ đó gia tăng
uy tín và vị thế của hoàng đế trong mắt dân chúng.
2.2.2. Công cụ giảm căng thẳng xã hội và tạo lòng trung thành
Bên cạnh tạo dựng hình ảnh quyền lực cho Hoàng đế, các trò chơi đấu
La còn công cụ làm giảm căng thẳng hội tạo lòng trung thành
của công chúng:
Thứ nhất, đế chế La thời kỳ này đối mặt với rất nhiều vấn đề
hội, bao gồm sự phân chia giai cấp, bất bình đẳng kinh tế những cuộc nổi
loạn tiềm tàng từ các tầng lớp thấp hơn. Các trò chơi đấu sĩ, hay còn gọi
"bread and circuses" (bánh xiếc), một chiến lược của hoàng đế để
giảm bớt căng thẳng hội. Việc tổ chức những trận đấu lớn không chỉ mang
lại giải trí còn đi kèm với các phần thưởng thực tế như bánh miễn phí
16
cho công chúng, qua đó giúp giảm thiểu nỗi lo về đói nghèo và bất công. Điều
này tạo ra một cảm giác an toàn hài lòng trong hội, giúp hoàng đế duy
trì quyền lực mà không gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ dân chúng.
Thứ hai, các trò chơi đấu không phân biệt tầng lớp hội, mọi công
dân từ nô lệ đến người tự do đều có thể tham gia và chứng kiến. Hoàng đế qua
đó thể hiện sự quan tâm đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những
người địa vị thấp kém. Sự tham gia của các lệ, những người không
quyền lực trong hội, vào các trận đấu không chỉ làm tăng tính kịch tính của
sự kiện còn biểu hiện của sự hòa nhập, giúp người dân cảm thấy mình
giá trị được quan tâm. Bằng cách tạo ra những sự kiện như vậy, hoàng
đế củng cố lòng trung thành của công chúng và tạo ra một hình ảnh người lãnh
đạo gần gũi và đầy quyền lực, không phân biệt đối xử với bất kỳ ai.
Thứ ba, trong những giai đoạn đế chế La phải đối mặt với các vấn
đề chính trị và kinh tế nghiêm trọng như chiến tranh, nợ nần hay tham nhũng,
các trò chơi đấu trở thành công cụ giúp hoàng đế xoa dịu sự bất mãn của
công chúng. Những trận đấu kịch tính với sự tham gia của các "ngôi sao"
gladiator nổi tiếng thể khiến công chúng quên đi những khó khăn họ
đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Các sự kiện này cung cấp một
"lối thoát" cho những lo âu khổ đau của dân chúng, giúp họ tạm quên đi
các vấn đềhội, từ đó làm giảm sự phản kháng và tăng cường sự ủng hộ đối
với chế độ.
2.2.3. Che giấu các vấn đề chính trị và kinh tế
Trong các giai đoạn khó khăn, khi đế chế La phải đối mặt với các
vấn đề chính trị nghiêm trọng hoặc khủng hoảng kinh tế, các trò chơi đấu sĩ đã
trở thành một công cụ quan trọng để chuyển hướng sự chú ý của công chúng
khỏi những bất ổn này. Ví dụ, khi đế chế gặp khó khăn về tài chính, tình hình
chiến tranh kéo dài hoặc khi phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa, hoàng đế
17
thể tổ chức những sự kiện đấu quy lớn. Những trò chơi này thu hút
sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng, giúp giảm bớt sự quan tâm đến các vấn đề
nội bộ, đồng thời làm giảm khả năng phản kháng từ phía dân chúng. Các trận
đấu không chỉ đơn thuần những hoạt động giải trícòn là những công cụ
chiến lược, khiến công chúng tạm thời quên đi các khó khăn hội tập
trung vào sự kiện trước mắt.
Các trò chơi đấu cũng là một phần của chiến lược xây dựng hình ảnh
ổn định thịnh vượng cho đế chế. Dưới sự tài trợ của hoàng đế, các trận đấu
diễn ra hoành tráng, thu hút hàng nghìn người tham gia và chứng kiến. Sự quy
khí thế của các sự kiện này được thiết kế nhằm làm cho công chúng
cảm thấy rằng đế chế vẫn mạnh mẽ phát triển, bên trong thể đang
phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Qua những sự kiện này,
hoàng đế gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng đế chế La Mã không chỉ là một
siêu cường quân sự mà còn là một xã hội thịnh vượng, với một trật tự ổn định.
Điều này giúp hoàng đế duy trì sự tín nhiệm của công chúng giảm bớt sự
chú ý đến các vấn đề xã hội, kinh tế hay chính trị hiện tại.
2.2.4. Khẳng định vai trò hoàng đế là người bảo vệ trật tự và công lý
Các trò chơi đấu La cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc khẳng định quyền lực và trật tự xã hội. Được tổ chức với sự tham gia của
các tội phạm, lệ hay những người bị kết án, các trận đấu này phản ánh sự
nghiêm khắc của hệ thống pháp luật và thể hiện hình ảnh hoàng đế như người
bảo vệ trật tự xã hội. Những người tham gia vào các trận đấu này có thể bị bắt
buộc chiến đấu đến chết, thông qua đó, hoàng đế cho thấy mình người
đứng đằng sau việc duy trì công và trật tự trong đế chế. Trái ngược với việc
nhìn nhận đây những cuộc chiến khốc liệt mục đích giải trí, những trận
đấu này thực sự phương tiện để hoàng đế thể hiện quyền lực khả năng
bảo vệ xã hội khỏi sự rối loạn. Việc xử lý các tội phạm và những người bị kết
18
án thông qua đấu trường một cách thể hiện nét về quyền lực của hoàng
đế trong việc duy trì kỷ cương và trật tự xã hội.
các trò chơi đấu mang tính chất cực kỳ tàn bạo, đôi khi gần
như là một hình thức tra tấn công khai, hoàng đế La Mã thường biện minh cho
sự tàn bạo này bằng cách tuyên bố chúng như một phần của "truyền thống"
hoặc thậm chí là "nghệ thuật" mang tính giáo dục. Những trận đấu sinh tử giữa
các gladiator được xem một cách thức để giáo dục công chúng về sự kiên
cường, sức mạnh và lòng dũng cảm. Đằng sau vẻ hào nhoáng của các trận đấu,
hoàng đế sử dụng chúng như một phương tiện để củng cố hình ảnh của mình
như là người bảo vệ các giá trị của xã hội, bao gồm cả công lý và trật tự. Bằng
cách này, hoàng đế thể tạo ra một hình ảnh tích cực về mình, mặc thực
tế những trò chơi này lại là những cuộc đấu tranh đẫm máu, với sự hy sinh của
rất nhiều sinh mạng.
19
III. RÚT RA BÀI HỌC
Lịch sử cổ đại La Mã để lại nhiều bài học sâu sắc về quyền lực cách
con người sử dụng nó. Trong số đó, chiến lược dùng các trận đấu của đấu
làm công cụ chính trị để củng cố uy quyền kiểm soát hội của tầng lớp
quý tộc La một dụ điển hình. đạt được một số thành công trong
việc duy trì trật tự tạm thời, cách làm này cũng để lại nhiều hậu quả và bài học
quý giá cho hậu thế.
3.1. Bài học về việc tạo hình ảnh và gây ấn tượng với công chúng
Tầng lớp quý tộc La Mã đã rất khéo léo trong việc sử dụng các trận đấu
đấu như một công cụ để xây dựng hình ảnh quyền lực hào phóng trước
công chúng. Họ hiểu rằng dân chúng cần những hoạt động giải trí và sự hỗ trợ,
từ đó tạo ra các sự kiện hoành tráng để đáp ứng nhu cầu đó. Những đấu trường
lớn như Đấu trường Colosseum không chỉ nơi tổ chức các trận đấu còn
là biểu tượng của quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế.
Khi thực hiện một chiến dịch ta cần phải hiểu đối tượng mục tiêu,
nghiên cứu kỹ về mong muốn, sở thích và nhu cầu của công chúng để thiết kế
các chiến dịch PR phù hợp. Tạo ra các sự kiện, chiến dịch hoặc nội dung
không chỉ bắt mắt còn mang lại giá tr thực sự cho công chúng, để hình
ảnh của tổ chức hoặc cá nhân được ghi nhớ lâu dài.
3.2. Bài học về việc "mua chuộc" lòng tin công chúng
Mặc các trận đấu đấu làm hài lòng đám đông trong ngắn hạn,
nhưng nó không thể thay thế cho những chính sách giải quyết bất công xã hội.
Lòng tin của dân chúng không thể được duy trì mãi bằng những món quà hay
sự kiện hoành tráng, đặc biệt khi những vấn đề cốt lõi của xã hội vẫn còn đó.
20
| 1/25

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÁO CÁO
MÔN: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Đề bài: Phân tích thực trạng về Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại
Tên sinh viên : DƯƠNG THANH VY - 2355300055
TRƯƠNG VÕ HÀ NHI - 2356100046
MAI THANH BÌNH - 2356100014
TRẦN THỊ TRANG ANH - 2356100013
ĐÀO NHẬT MINH - 2356100038
SẦM HOÀNG TRANG - 2356110051 HÀ NỘI - 2024 MỤC LỤC LỜI
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3
I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG Ở THỜI KÌ CỔ ĐẠI...............4
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện các hình thức quan hệ công chúng .........4
1.2. Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại.....................................................5
1.3. Ví dụ thực tế: Trò chơi quyền anh La Mã....................................................7
II.QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG CÁC TRÒ CHƠI ĐẤU SĨ Ở LA MÃ
................................................................................................................................... 9
2.1. Phân tích các trò chơi đấu sĩ ở La Mã..........................................................9
2.2. Quan hệ công chúng trong các trò chơi đấu sĩ ở La Mã...........................13 2
III. RÚT RA BÀI HỌC..........................................................................................18
3.1 Bài học về tạo hình ảnh và gây ấn tượng với công chúng..........................18
3.2 Bài học về việc "mua chuộc" lòng tin công chúng......................................18
3.3 Bài học về việc sử dụng công cụ truyền thông để đánh lạc hương............19
3.4 Bài học về việc xây dựng mỗi quan hệ bền vững........................................20
3.5 Bài học về giá trị đạo đức trong PR.............................................................20
BẢNG PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ........................................................................22
LỜI KẾT................................................................................................................. 23 LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ công chúng là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội,
góp phần xây dựng, duy trì và quản lý mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân
với cộng đồng. Hiện nay, quan hệ công chúng thường được xem là một ngành
nghề chuyên nghiệp với những chiến lược truyền thông bài bản. Tuy nhiên, ít
ai nhận ra rằng các hình thức quan hệ công chúng đã tồn tại từ rất lâu, xuất
hiện và phát triển ngay từ thời kỳ cổ đại.
Trong giai đoạn này, dù chưa có khái niệm chính thức về quan hệ công
chúng, các phương pháp nhằm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của cộng
đồng đã được các nhà cầm quyền, tôn giáo và những cá nhân có ảnh hưởng sử
dụng rộng rãi. Các nền văn minh lớn như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Hy Lạp và
La Mã đã triển khai nhiều cách thức như xây dựng các công trình vĩ đại (kim 3
tự tháp, đền thờ), sử dụng biểu tượng, thần thoại, và tổ chức các nghi lễ để
củng cố quyền lực, truyền tải thông điệp, và định hình dư luận.
Không chỉ đơn thuần là một công cụ phục vụ cho mục đích chính trị và
tôn giáo, những hình thức quan hệ công chúng trong thời kỳ cổ đại còn phản
ánh rõ nét văn hóa, tư duy và sự phát triển xã hội của con người trong thời kỳ
đó. Sự kết hợp giữa nghệ thuật, truyền thông và chính trị đã góp phần định
hình nên các nền tảng đầu tiên của quan hệ công chúng như chúng ta hiểu ngày nay.
Qua tìm hiểu về quan hệ công chúng trong thời kỳ cổ đại, tập trung
phân tích dữ kiện các Hoàng đế La Mã tổ chức các trò chơi đấu sĩ để giải trình
cho dân chúng, xây dựng hình ảnh uy quyền, đồng thời che giấu các vấn đề
chính trị và kinh tế không chỉ giúp làm sáng tỏ vai trò của quan hệ công chúng
trong lịch sử mà còn đặt nền tảng để hiểu được cách lĩnh vực này phát triển và
ảnh hưởng đến xã hội hiện đại. 4
I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG Ở THỜI KÌ CỔ ĐẠI
1.1. Bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện các hình thức quan hệ công chúng
Trong thời kỳ cổ đại, xã hội được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức nhà
nước, đế chế, hoặc các cộng đồng tôn giáo, nơi mà quyền lực chính trị và niềm
tin tôn giáo thường hòa quyện với nhau. Các nhà cầm quyền, lãnh đạo tôn
giáo, và tầng lớp ưu tú nhận ra rằng, để duy trì quyền lực và sự ổn định xã hội,
việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng là điều tối
quan trọng. Họ sử dụng nhiều hình thức truyền thông sơ khai để củng cố niềm
tin của quần chúng và đảm bảo sự trung thành đối với hệ thống quyền lực hiện hành.
Một trong những công cụ quan trọng là các công trình kiến trúc mang
tính biểu tượng. Những công trình như kim tự tháp Ai Cập, vườn treo
Babylon, các đền thờ thần thánh ở Hy Lạp, hay đấu trường Colosseum ở La
Mã không chỉ thể hiện sức mạnh và quyền uy của nhà lãnh đạo mà còn gửi đi
thông điệp về sự thịnh vượng, trật tự và kết nối thần thánh. Chẳng hạn, kim tự
tháp Ai Cập không chỉ là nơi chôn cất Pharaoh mà còn là biểu tượng của
quyền lực siêu nhiên, khẳng định nhà vua là hiện thân của thần linh trên Trái
Đất. Các đền thờ Hy Lạp như Parthenon, được xây dựng để tôn vinh các vị
thần như Athena, vừa là nơi thực hành tín ngưỡng vừa khẳng định sự giàu có
và sáng tạo của cộng đồng.
Ngoài các công trình kiến trúc, các buổi lễ nghi và nghi thức tôn giáo
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin và sự đoàn kết của
xã hội. Những nghi lễ như lễ đăng quang của các Pharaoh, các buổi hiến tế ở
Hy Lạp, hay lễ hội Saturnalia tại La Mã đều được tổ chức hoành tráng, không
chỉ để thờ phụng thần linh mà còn để khẳng định vị thế của các nhà lãnh đạo
như những người được thần thánh lựa chọn. Thông qua các nghi lễ này, nhà 5
cầm quyền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa thần quyền và thế quyền, từ đó tăng
cường uy tín và sự kính trọng trong lòng người dân.
Bên cạnh đó, văn bản và thông điệp viết tay cũng là phương tiện truyền
thông quan trọng. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung
Hoa đã phát triển hệ thống chữ viết riêng để ghi chép và truyền tải thông tin.
Ví dụ, chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên bia đá, giấy cói hoặc
tường các đền thờ, mang thông điệp về các sắc lệnh hoàng gia, các quy tắc
pháp lý và những câu chuyện thần thoại nhằm củng cố hình ảnh của nhà vua.
Ảnh: Hình ảnh kim tự tháp Ai Cập và chữ tượng hình được khắc trên
bia đá của nền văn minh cổ đại Ai Cập
Tương tự, chữ hình nêm của Lưỡng Hà được sử dụng để ghi lại Bộ luật
Hammurabi – một hệ thống luật pháp toàn diện, không chỉ nhằm quản lý xã
hội mà còn khẳng định tính công bằng và quyền lực tuyệt đối của vua
Hammurabi. Ở Trung Hoa, chữ Hán được dùng để ghi chép các tư tưởng triết
học, kinh điển tôn giáo và chính trị, giúp định hình tư tưởng và hành vi của
người dân trong suốt nhiều triều đại.
Những hoạt động trên không chỉ phản ánh nhu cầu thiết yếu của con
người trong việc giao tiếp và quản lý mà còn là nền tảng cho sự phát triển của
các hình thức quan hệ công chúng hiện đại. Bằng cách sử dụng biểu tượng,
nghi thức, và thông điệp có tổ chức, các nhà lãnh đạo cổ đại đã xây dựng 6
thành công những chiến lược truyền thông nhằm duy trì quyền lực, củng cố
niềm tin và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng
1.2. Quan hệ công chúng trong thời kì cổ đại
Quan hệ công chúng có từ bao giờ? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa có
câu trả lời thống nhất. Nguyên nhân ở đây là do có sự hiểu biết khác nhau về
phạm vi và nội dung của quan hệ công chúng.
Nếu chúng ta hiểu quan hệ công chúng là một hình thức tổ chức quan
hệ với cộng đồng thì quan hệ công chúng đã ra đời từ hàng nghìn năm trước
đây. Thậm chí có người đã cho rằng quan hệ công chúng cũng cổ xưa như lịch
sử phát triển của loài người. Đó chính là những hình vẽ, bức khắc họa để diễn
đạt ý tưởng và giao tiếp với nhau trước khi có chữ viết ra đời. Đó là các cuốn
kinh thánh cổ của các tôn giáo lớn trên thế giới thể hiện quan hệ công chúng
trong việc truyền đạo sau này…
Tiền thân của quan hệ công chúng hiện đại bắt nguồn từ các nền văn
minh cổ đại, nơi nền tảng của ảnh hưởng và thuyết phục lần đầu tiên được
thiết lập dưới hình thức hùng biện và diễn ngôn công khai. Ngay từ thế kỷ thứ
I nhiều thủ lĩnh đã cho in hình ảnh của mình trên tiền và các giấy tờ có giá trị
khác. Ở Ai Cập cổ đại, các Pharaoh sử dụng các dòng chữ khắc hoành tráng để
tôn vinh triều đại của họ và tác động đến dư luận. Tương tự như vậy, ở Hy Lạp
và La Mã cổ đại, các nhà hùng biện như Aristotle đã phát triển các nguyên tắc
diễn thuyết thuyết phục vẫn còn vang vọng trong các hoạt động quan hệ công
chúng ngày nay. Thủ lĩnh chính trị Augustus Caesar đã cho dựng tượng để
nâng cao vị thế của mình trên khắp La Mã. Những nhà ngụy biện, những giáo
viên du hành về triết học và hùng biện, có lẽ là một trong những người tiền
nhiệm sớm nhất của các cố vấn quan hệ công chúng, vì họ dạy nghệ thuật
thuyết phục để định hình dư luận. Cicero, một trong những nhà hùng biện vĩ 7
đại nhất của La Mã, là biểu tượng cho nghệ thuật thuyết phục thời kỳ này.
W.Fortenbaugh phân tích rằng Cicero không chỉ sử dụng ethos, pathos
logos mà còn kết hợp sự khéo léo trong ngôn ngữ, cấu trúc câu và cách tiếp
cận trực tiếp để tạo ra hiệu quả tối đa. Những bài phát biểu của Cicero, chẳng
hạn như loạt diễn văn chống lại Catiline (In Catilinam) chính là ví dụ điển
hình cho việc sử dụng thuyết phục để tạo ảnh hưởng chính trị, định hình dư
luận và bảo vệ hệ thống Cộng hòa La Mã. Ở Ấn Độ cổ đại, Arthashastra, một
chuyên luận về nghệ thuật trị nước của Kautilya, đã phác thảo các phương
pháp truyền bá và quản lý thông tin trong vương quốc. Những ví dụ ban đầu
về quản lý thông tin này thể hiện bản chất cơ bản của quan hệ công chúng: tác
động đến tập thể bằng cách kiểm soát các câu chuyện. Mặc dù thiếu công nghệ
và sự tinh vi của các chiến lược hiện đại, những hoạt động cổ xưa này đã đặt
nền tảng cho các kỹ thuật giao tiếp thuyết phục đã phát triển thành ngành quan
hệ công chúng ngày nay, nhấn mạnh khuynh hướng lâu đời của nhân loại
trong việc định hình và truyền bá các thông điệp có sức ảnh hưởng để đạt
được kết quả mong muốn trong cộng đồng.
1.3. Ví dụ thực tế: Trò chơi quyền anh La Mã
Trò chơi quyền anh La Mã (hay còn gọi là "pugilatus" trong tiếng Latin)
là một môn thể thao được thực hiện trong các đấu trường của La Mã cổ đại,
nổi bật trong các sự kiện đấu trường (gladiatorial games) dành cho công
chúng. Môn thể thao này có đặc điểm là các đấu thủ chiến đấu bằng tay
không, đôi khi có thêm một số thiết bị bảo vệ như găng tay, băng quấn tay
hoặc các thiết bị bảo vệ nhẹ khác. Trò chơi quyền anh La Mã là một phần của
các sự kiện giải trí trong các cuộc hội hè và các trò chơi thể thao, thường
nhằm mục đích giải trí cho quần chúng.
Một là quy tắc và cách thức thi đấu: Trò chơi quyền anh La Mã không
giống như quyền anh hiện đại. Các đấu thủ có thể tấn công đối phương bằng 8
cách đánh, nắm, hoặc quật ngã. Trong một số trường hợp, trận đấu không có
thời gian giới hạn, và thắng thua phụ thuộc vào việc đối thủ bị hạ gục, không
thể tiếp tục hoặc bị đâm chí mạng.
Hai là, về phía cạnh tàn bạo: Các cuộc đấu quyền anh La Mã thường rất
tàn bạo và bạo lực, với các đấu thủ có thể bị thương nặng. Đặc biệt, một số
trận đấu có thể kết thúc bằng cái chết của một trong các đối thủ. Trận đấu này
đôi khi cũng được tổ chức như một hình thức hành quyết các tội phạm, nô lệ
hoặc các tù nhân chiến tranh, không phải là những đấu thủ tự nguyện tham gia.
Ba là, tính xã hội và văn hóa: Trò chơi quyền anh là một phần trong các
sự kiện đấu trường lớn, nơi khán giả có thể cổ vũ cho các đấu thủ, gây ra một
cảm giác phấn khích và đắm chìm trong bầu không khí bạo lực. Tham gia vào
các trận đấu quyền anh chủ yếu là nô lệ hoặc những người nghèo khó, những
người có thể bị bắt buộc tham gia. Điều này phản ánh sự phân hóa giai cấp
trong xã hội La Mã, nơi tầng lớp thượng lưu không phải chịu sự đe dọa trực
tiếp từ các trận đấu này.
Bốn là, về mặt tâm lý và đạo đức: Trò chơi quyền anh La Mã phản ánh
một phần bản chất văn hóa La Mã với sự tôn thờ sức mạnh, khả năng chiến
đấu và khát vọng chiến thắng. Tuy nhiên, cũng có một sự đối lập giữa cái đẹp
của tinh thần chiến đấu và sự tàn bạo của trò chơi này. Nó cho thấy sự tàn
nhẫn của xã hội trong việc tìm kiếm sự giải trí qua bạo lực và chiến đấu. Trò
chơi quyền anh La Mã có thể được xem là một sự thể hiện cho tinh thần chiến
đấu và lòng dũng cảm, nơi các đấu thủ phải đối mặt với nguy cơ lớn, thậm chí
là cái chết, để mang lại sự giải trí cho công chúng. Sự tôn vinh sức mạnh và
khát vọng chiến thắng: Mặc dù mang tính bạo lực, những trò chơi quyền anh
cũng thể hiện sự tôn vinh sức mạnh cá nhân và khả năng chiến thắng. Những 9
người chiến thắng thường được kính trọng và đôi khi được trao thưởng, thậm
chí có thể được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ. 10
II. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG CÁC TRÒ CHƠI ĐẤU SĨ Ở LA
2.1. Phân tích các trò chơi đấu sĩ ở La Mã
Các trò chơi đấu sĩ ở La mã - Roman. Những trận đấu này không chỉ
đơn thuần là những cuộc thi, mà còn là một màn trình diễn mạnh mẽ về quyền
lực, sự giàu có và sự theo đuổi không ngừng của sự giải trí trong Đế chế La
Mã. Từ những buổi lễ tế lễ của tổ tiên đến các cuộc chiến khốc liệt nơi các
gladiator, chủ yếu là nô lệ hoặc tù nhân bị kết án, chiến đấu để sinh tồn, các
trò chơi đấu sĩ đã phát triển thành một hình thức giải trí hoành tráng thu hút
hàng triệu khán giả. Với những vũ khí đa dạng và phong cách chiến đấu khác
nhau, mỗi trận đấu là một sự kết hợp được dàn dựng cẩn thận giữa các chiến
binh hạng nặng và những chiến binh nhanh nhẹn, tạo ra sự kịch tính không thể tưởng tượng.
2.1.1. Về nguồn gốc
Các trận đấu đấu sĩ bắt nguồn từ nghi thức tang lễ, nơi nô lệ bị buộc
phải chiến đấu đến chết để vinh danh người đã khuất. Sau đó, các trận đấu này 11
phát triển thành hình thức giải trí công cộng phổ biến. Các trò chơi đấu sĩ
không chỉ đơn thuần là những cuộc chiến mà còn là một loại hình nghệ thuật
biểu diễn. Các trận đấu được dàn dựng với sự tham gia của nhiều yếu tố như
âm nhạc, trang phục và kịch bản, giúp thu hút một lượng lớn khán giả. Các trò
chơi gladiator phản ánh một xã hội nơi quyền lực và giải trí hòa quyện, cho
thấy sự cám dỗ của sự tàn bạo và sự khát khao của con người về sự kích thích.
Đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người La Mã.
2.1.2. Thành phần tham gia
Phần lớn các đấu sĩ là những người nô lệ hoặc tội phạm bị kết án,
những người này bị buộc phải chiến đấu trong các trận đấu sinh tử. Những
người này không có quyền lựa chọn và phải tham gia vì sự sống còn của mình.
Việc tham gia vào các trò chơi đấu sĩ trở thành một hình thức "trừng phạt"
hoặc một cách để những người này kiếm sống.
Một số người cũng tham gia vào các trận đấu này tự nguyện, hy vọng
kiếm được tiền thưởng hoặc danh tiếng. Những đấu sĩ này đôi khi là những
người lính đã giải ngũ hoặc những người có thể kiếm được danh vọng thông
qua chiến thắng trong các trận đấu.
Các đấu sĩ thường phải trải qua một quá trình huấn luyện khắc nghiệt tại
các trường đào tạo đấu sĩ (ludus), nơi họ học cách chiến đấu và sử dụng các vũ khí khác nhau.
Khán giả tham gia vào các trò chơi đấu sĩ chủ yếu là công dân La Mã,
từ tầng lớp thấp nhất đến tầng lớp thượng lưu. Điều này thể hiện sự dân chủ
trong các sự kiện này, vì tất cả mọi người đều có thể tham gia và thưởng thức
các trận đấu. Các khán đài trong đấu trường có thể chứa hàng chục nghìn
người, từ các tầng lớp nô lệ cho đến các quan chức và hoàng đế. Sự tham gia
của công chúng là rất quan trọng, vì họ không chỉ là những người thưởng thức 12
mà còn là yếu tố giúp duy trì quyền lực của hoàng đế và thúc đẩy các chiến
lược xã hội của đế chế.
Các hoàng đế La Mã và quan chức chính quyền là những người tổ chức
và tài trợ cho các trò chơi đấu sĩ. Họ là những người có quyền lực tuyệt đối
trong việc quyết định loại hình và quy mô của các sự kiện này. Trong các trận
đấu lớn, hoàng đế thường có mặt để chứng tỏ quyền lực và sự uy nghiêm của
mình, đồng thời nâng cao hình ảnh cá nhân trước công chúng. Các công trình
công cộng như Đấu trường La Mã (Colosseum) và các cổng vòm chiến thắng
không chỉ là biểu tượng của sự vĩ đại mà còn là cách để nhắc nhở công chúng
về những chiến công và sự bảo trợ của hoàng đế. Những sự kiện công cộng,
chẳng hạn như lễ hội và các trận đấu giác đấu, được tổ chức nhằm củng cố
mối liên kết giữa người dân và nhà cầm quyền, tạo ra cảm giác rằng quyền lực
của họ là chính đáng và không thể thay thế.
2.1.3. Hình thức diễn ra
Các trò chơi đấu sĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống của
người dân La Mã cổ đại và thường xuyên được tổ chức tại các đấu trường lớn,
trong đó Colosseum ở Rome là nổi tiếng và vĩ đại nhất. Được xây dựng dưới
thời Hoàng đế Vespasian vào thế kỷ I sau Công nguyên, Colosseum có sức
chứa lên tới 50.000 khán giả, là một công trình kỹ thuật ấn tượng, không chỉ là
nơi tổ chức các sự kiện giải trí mà còn là một biểu tượng quyền lực của đế chế
La Mã. Các đấu trường như Colosseum là nơi thể hiện sự hùng mạnh của đế
chế, qua đó, hoàng đế và chính quyền muốn chứng minh khả năng tổ chức các
sự kiện quy mô và sự kiểm soát đối với tất cả các tầng lớp trong xã hội. Việc
tổ chức các trò chơi đấu sĩ tại những địa điểm này không chỉ là hành động giải
trí mà còn là công cụ để củng cố quyền lực của các nhà cai trị, khi mà chúng
thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân, tạo ra một không gian cộng đồng
tập trung vào quyền lực của hoàng đế. 13
Các trận đấu trong trò chơi đấu sĩ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau, mỗi loại đều mang những ý nghĩa và mục đích riêng.
- Trận đấu đơn: Đây là dạng trận đấu phổ biến nhất, trong đó hai đấu sĩ
chiến đấu trực tiếp với nhau cho đến khi một người chiến thắng hoặc tử vong.
Những trận đấu này không chỉ thể hiện sự khốc liệt của võ thuật mà còn mang
tính tượng trưng cho cuộc chiến giữa sự sống và cái chết, giữa sự mạnh mẽ và
yếu đuối. Trận đấu đơn thường gây sự chú ý lớn từ khán giả, bởi vì sự kịch
tính và quyết liệt của nó khiến người xem cảm nhận được tính sinh tử trong từng chi tiết.
- Trận đấu nhóm: Đây là các trận đấu giữa các đội gladiator, nơi những
nhóm đấu sĩ chiến đấu đồng thời để giành chiến thắng. Những trận đấu này
mang tính chất quy mô hơn, và thường tạo ra những cảnh tượng hoành tráng,
cuốn hút khán giả. Các trận đấu nhóm không chỉ là thử thách sức mạnh cá
nhân mà còn là màn thể hiện sự phối hợp chiến thuật và kỹ năng nhóm, là biểu
tượng cho sự đoàn kết, cũng như phản ánh chiến thuật quân sự trong thời kỳ
chiến tranh của đế chế La Mã.
- Chọi thú: Các trận đấu chọi thú là một phần không thể thiếu trong các
sự kiện đấu sĩ. Trong những trận đấu này, gladiators sẽ đối mặt với các động
vật hoang dã, như sư tử, hổ, gấu, hoặc các loài vật khác, tạo nên những cảnh
tượng sinh động và gay cấn. Trận đấu này không chỉ thể hiện sự dũng cảm và
sức mạnh của con người mà còn thể hiện quyền kiểm soát của con người đối
với thiên nhiên. Đây là một phần của chiến lược truyền bá quyền lực của đế
chế, nơi hoàng đế muốn thể hiện khả năng thuần hóa và thống trị mọi yếu tố trong tự nhiên.
Ngoài việc ngồi trên khán đài, hoàng đế còn đóng vai trò quyết định
trong việc trao thưởng cho các đấu sĩ chiến thắng hoặc tuyên án tử cho những 14
người thua cuộc. Quyết định của hoàng đế về số phận của các gladiator thể
hiện quyền lực vô hạn của ông trong việc điều khiển không chỉ các trận đấu
mà còn là số phận của con người trong đế chế.
Các trò chơi đấu sĩ không chỉ đơn thuần là những trận chiến mà còn đi
kèm với các nghi lễ tôn vinh các vị thần, đặc biệt là những vị thần chiến tranh
và chiến thắng. Những buổi lễ này thường được tổ chức trước và sau các trận
đấu để cầu mong cho đế chế La Mã luôn mạnh mẽ, thịnh vượng và chiến
thắng trong mọi cuộc chiến.
2.2. Quan hệ công chúng trong các trò chơi đấu sĩ ở La Mã
Các trò chơi đấu sĩ không chỉ là những sự kiện thể thao hay giải trí đơn
thuần mà cũng phản ánh sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, chính trị và truyền
thông trong xã hội La Mã cổ đại.
2.2.1. Tạo dựng hình ảnh uy quyền của Hoàng đế
Trong xã hội La Mã, các trò chơi đấu sĩ không chỉ là những sự kiện giải
trí, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện quyền lực tối cao của hoàng đế.
Thứ nhất, những trận đấu này thường xuyên được tổ chức bởi hoàng đế
để khẳng định vị thế của mình đối với dân chúng và các tầng lớp trong xã hội.
Việc tài trợ và tổ chức những sự kiện hoành tráng này không chỉ nhằm mục
đích giải trí mà còn là một chiến lược PR để hoàng đế củng cố hình ảnh là một
người cai trị mạnh mẽ, không có đối thủ, và có quyền kiểm soát tuyệt đối đối
với đời sống xã hội. Sự xuất hiện của hoàng đế tại các khán đài trong các trận
đấu cũng là cách để thể hiện tầm quan trọng của bản thân trong các sự kiện
công cộng, giúp ông trở thành trung tâm của mọi sự chú ý và khẳng định vai
trò của mình như một người bảo vệ trật tự, công lý. Khi những sự kiện này
được tổ chức với sự tham gia của hoàng đế, họ không chỉ đơn thuần là người 15
tổ chức mà còn được xem như là người bảo vệ chính nghĩa, người chiến đấu vì
sự thịnh vượng của đế chế. Hình ảnh hoàng đế như một vị thần bảo vệ sẽ giúp
củng cố quyền lực của họ, làm cho dân chúng cảm thấy mình được bảo vệ và
dẫn dắt bởi một quyền lực siêu nhiên, từ đó gia tăng lòng trung thành và sự kính trọng.
Thứ hai, các trận đấu đấu sĩ cũng là một phương tiện hiệu quả để thể
hiện sức mạnh và sự vững vàng của đế chế La Mã. Các chiến binh tham gia
đấu trường, dù là nô lệ hay chiến sĩ, đều phải chiến đấu trong những tình
huống khắc nghiệt, qua đó phản ánh sự mạnh mẽ và khả năng vượt qua khó
khăn của đế chế. Khi các hoàng đế tổ chức các trận đấu này, họ không chỉ
muốn công chúng xem một trận chiến kịch tính, mà còn muốn truyền đạt
thông điệp rằng đế chế La Mã mạnh mẽ, không bao giờ chịu thất bại và luôn
sẵn sàng chiến thắng mọi thách thức. Mỗi trận đấu như vậy ngầm ám chỉ sự
không khoan nhượng của quân đội và sự áp đảo về mặt quân sự, từ đó gia tăng
uy tín và vị thế của hoàng đế trong mắt dân chúng.
2.2.2. Công cụ giảm căng thẳng xã hội và tạo lòng trung thành
Bên cạnh tạo dựng hình ảnh quyền lực cho Hoàng đế, các trò chơi đấu
sĩ La Mã còn là công cụ làm giảm căng thẳng xã hội và tạo lòng trung thành của công chúng:
Thứ nhất, đế chế La Mã thời kỳ này đối mặt với rất nhiều vấn đề xã
hội, bao gồm sự phân chia giai cấp, bất bình đẳng kinh tế và những cuộc nổi
loạn tiềm tàng từ các tầng lớp thấp hơn. Các trò chơi đấu sĩ, hay còn gọi là
"bread and circuses" (bánh mì và xiếc), là một chiến lược của hoàng đế để
giảm bớt căng thẳng xã hội. Việc tổ chức những trận đấu lớn không chỉ mang
lại giải trí mà còn đi kèm với các phần thưởng thực tế như bánh mì miễn phí 16
cho công chúng, qua đó giúp giảm thiểu nỗi lo về đói nghèo và bất công. Điều
này tạo ra một cảm giác an toàn và hài lòng trong xã hội, giúp hoàng đế duy
trì quyền lực mà không gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ dân chúng.
Thứ hai, các trò chơi đấu sĩ không phân biệt tầng lớp xã hội, mọi công
dân từ nô lệ đến người tự do đều có thể tham gia và chứng kiến. Hoàng đế qua
đó thể hiện sự quan tâm đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những
người có địa vị thấp kém. Sự tham gia của các nô lệ, những người không có
quyền lực trong xã hội, vào các trận đấu không chỉ làm tăng tính kịch tính của
sự kiện mà còn là biểu hiện của sự hòa nhập, giúp người dân cảm thấy mình
có giá trị và được quan tâm. Bằng cách tạo ra những sự kiện như vậy, hoàng
đế củng cố lòng trung thành của công chúng và tạo ra một hình ảnh người lãnh
đạo gần gũi và đầy quyền lực, không phân biệt đối xử với bất kỳ ai.
Thứ ba, trong những giai đoạn đế chế La Mã phải đối mặt với các vấn
đề chính trị và kinh tế nghiêm trọng như chiến tranh, nợ nần hay tham nhũng,
các trò chơi đấu sĩ trở thành công cụ giúp hoàng đế xoa dịu sự bất mãn của
công chúng. Những trận đấu kịch tính với sự tham gia của các "ngôi sao"
gladiator nổi tiếng có thể khiến công chúng quên đi những khó khăn mà họ
đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Các sự kiện này cung cấp một
"lối thoát" cho những lo âu và khổ đau của dân chúng, giúp họ tạm quên đi
các vấn đề xã hội, từ đó làm giảm sự phản kháng và tăng cường sự ủng hộ đối với chế độ.
2.2.3. Che giấu các vấn đề chính trị và kinh tế
Trong các giai đoạn khó khăn, khi đế chế La Mã phải đối mặt với các
vấn đề chính trị nghiêm trọng hoặc khủng hoảng kinh tế, các trò chơi đấu sĩ đã
trở thành một công cụ quan trọng để chuyển hướng sự chú ý của công chúng
khỏi những bất ổn này. Ví dụ, khi đế chế gặp khó khăn về tài chính, tình hình
chiến tranh kéo dài hoặc khi phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa, hoàng đế 17
có thể tổ chức những sự kiện đấu sĩ quy mô lớn. Những trò chơi này thu hút
sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng, giúp giảm bớt sự quan tâm đến các vấn đề
nội bộ, đồng thời làm giảm khả năng phản kháng từ phía dân chúng. Các trận
đấu không chỉ đơn thuần là những hoạt động giải trí mà còn là những công cụ
chiến lược, khiến công chúng tạm thời quên đi các khó khăn xã hội và tập
trung vào sự kiện trước mắt.
Các trò chơi đấu sĩ cũng là một phần của chiến lược xây dựng hình ảnh
ổn định và thịnh vượng cho đế chế. Dưới sự tài trợ của hoàng đế, các trận đấu
diễn ra hoành tráng, thu hút hàng nghìn người tham gia và chứng kiến. Sự quy
mô và khí thế của các sự kiện này được thiết kế nhằm làm cho công chúng
cảm thấy rằng đế chế vẫn mạnh mẽ và phát triển, dù bên trong có thể đang
phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Qua những sự kiện này,
hoàng đế gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng đế chế La Mã không chỉ là một
siêu cường quân sự mà còn là một xã hội thịnh vượng, với một trật tự ổn định.
Điều này giúp hoàng đế duy trì sự tín nhiệm của công chúng và giảm bớt sự
chú ý đến các vấn đề xã hội, kinh tế hay chính trị hiện tại.
2.2.4. Khẳng định vai trò hoàng đế là người bảo vệ trật tự và công lý
Các trò chơi đấu sĩ ở La Mã cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc khẳng định quyền lực và trật tự xã hội. Được tổ chức với sự tham gia của
các tội phạm, nô lệ hay những người bị kết án, các trận đấu này phản ánh sự
nghiêm khắc của hệ thống pháp luật và thể hiện hình ảnh hoàng đế như người
bảo vệ trật tự xã hội. Những người tham gia vào các trận đấu này có thể bị bắt
buộc chiến đấu đến chết, và thông qua đó, hoàng đế cho thấy mình là người
đứng đằng sau việc duy trì công lý và trật tự trong đế chế. Trái ngược với việc
nhìn nhận đây là những cuộc chiến khốc liệt vì mục đích giải trí, những trận
đấu này thực sự là phương tiện để hoàng đế thể hiện quyền lực và khả năng
bảo vệ xã hội khỏi sự rối loạn. Việc xử lý các tội phạm và những người bị kết 18
án thông qua đấu trường là một cách thể hiện rõ nét về quyền lực của hoàng
đế trong việc duy trì kỷ cương và trật tự xã hội.
Dù các trò chơi đấu sĩ mang tính chất cực kỳ tàn bạo, và đôi khi gần
như là một hình thức tra tấn công khai, hoàng đế La Mã thường biện minh cho
sự tàn bạo này bằng cách tuyên bố chúng như một phần của "truyền thống"
hoặc thậm chí là "nghệ thuật" mang tính giáo dục. Những trận đấu sinh tử giữa
các gladiator được xem là một cách thức để giáo dục công chúng về sự kiên
cường, sức mạnh và lòng dũng cảm. Đằng sau vẻ hào nhoáng của các trận đấu,
hoàng đế sử dụng chúng như một phương tiện để củng cố hình ảnh của mình
như là người bảo vệ các giá trị của xã hội, bao gồm cả công lý và trật tự. Bằng
cách này, hoàng đế có thể tạo ra một hình ảnh tích cực về mình, mặc dù thực
tế những trò chơi này lại là những cuộc đấu tranh đẫm máu, với sự hy sinh của rất nhiều sinh mạng. 19 III. RÚT RA BÀI HỌC
Lịch sử cổ đại La Mã để lại nhiều bài học sâu sắc về quyền lực và cách
con người sử dụng nó. Trong số đó, chiến lược dùng các trận đấu của đấu sĩ
làm công cụ chính trị để củng cố uy quyền và kiểm soát xã hội của tầng lớp
quý tộc La Mã là một ví dụ điển hình. Dù đạt được một số thành công trong
việc duy trì trật tự tạm thời, cách làm này cũng để lại nhiều hậu quả và bài học quý giá cho hậu thế.
3.1. Bài học về việc tạo hình ảnh và gây ấn tượng với công chúng
Tầng lớp quý tộc La Mã đã rất khéo léo trong việc sử dụng các trận đấu
đấu sĩ như một công cụ để xây dựng hình ảnh quyền lực và hào phóng trước
công chúng. Họ hiểu rằng dân chúng cần những hoạt động giải trí và sự hỗ trợ,
từ đó tạo ra các sự kiện hoành tráng để đáp ứng nhu cầu đó. Những đấu trường
lớn như Đấu trường Colosseum không chỉ là nơi tổ chức các trận đấu mà còn
là biểu tượng của quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế.
→ Khi thực hiện một chiến dịch ta cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu,
nghiên cứu kỹ về mong muốn, sở thích và nhu cầu của công chúng để thiết kế
các chiến dịch PR phù hợp. Tạo ra các sự kiện, chiến dịch hoặc nội dung
không chỉ bắt mắt mà còn mang lại giá trị thực sự cho công chúng, để hình
ảnh của tổ chức hoặc cá nhân được ghi nhớ lâu dài.
3.2. Bài học về việc "mua chuộc" lòng tin công chúng
Mặc dù các trận đấu đấu sĩ làm hài lòng đám đông trong ngắn hạn,
nhưng nó không thể thay thế cho những chính sách giải quyết bất công xã hội.
Lòng tin của dân chúng không thể được duy trì mãi bằng những món quà hay
sự kiện hoành tráng, đặc biệt khi những vấn đề cốt lõi của xã hội vẫn còn đó. 20