-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo tiểu luận môn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Báo cáo tiểu luận môn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 42 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (ĐHVH) 7 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Báo cáo tiểu luận môn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Báo cáo tiểu luận môn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 42 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (ĐHVH) 7 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TỔ
CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VINASTAS
TRONG VỤ VIỆC NƯỚC MẮM NHIỄM ASEN
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM
BÁO TRONG VỤ VIỆC TRÊN
Giảng viên: LÊ THỊ THANH XUÂN
Học Viên : TRẦN HỮU PHÚC
Mã Số Học Viên : 1970530
TPHCM, tháng 11 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt được sử dụng trong báo cáo chi tiết như sau:
ĐTHQ: Đối tượng hữu quan
VINASTAS: Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam -
Vietnam Standard and Consumers Association
CSR: Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
NPO: NonProfit Organization – Tổ chức Phi lợi nhuận
In: Interest –hữu quan chỉ những ĐTHQ có hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động doanh nghiệp hoặc tổ chức
Ri: Right –hữu quan chỉ những ĐTHQ có quyền lợi, quan hệ pháp lý với doanh nghiệp hoặc tổ chức
Ow: Ownership –hữu quan chỉ những ĐTHQ có phần sở hữu hoặc tài sản có dính
líu đến tổ chức hoặc doanh nghiệp TN: Trách nhiệm
TNHH: Trách nhiệm Hữu hạn
KHKT: Khoa học và Kỹ thuật
MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ KHÁI NIỆM TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ỨNG Tiếng Anh Tiếng Việt Arsen Asen Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. So sánh một số khía cạnh của 2 khái niệm Asen vô cơ và Asen hữu cơ ............... 9
Bảng 2. Bảng đối chiếu các đối tượng hữu quan của Doanh nghiệp (tổ chức hướng lợi
nhuận) theo mô hình Freeman và Tổ chức Phi lợi nhuận theo Dicke ............................... 14
Bảng 3. Mối quan hệ giữa VINASTAS với các đối tượng hữu quan và trách nhiệm xã hội
của VINASTAS ................................................................................................................. 18 Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Bài viết cải chính trên trang web chính thức của VINASTAS. Nguồn: internet ... 8
Hình 2. Bản kết quả kiểm tra của Sở Y Tế Hà Nội với một đơn vị sản xuất nước mắm
(TSKV1, 2019) .................................................................................................................. 10
Hình 3. Hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa nước mắm truyền thống và nớc mắm công
nghiệp (TTXVN, 2016) .................................................................................................... 11
Hình 4. VINASTAS và các đối tượng hữu quan ............................................................... 15
Hình 5. Mô hình tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll, 1991) ................... 16
Hình 6. Một mẫu quảng cáo của thương hiệu Chinsu sử dụng thông tin sai từ
VINASTAS, nguồn: ảnh chụp từ quảng cáo trên báo Thanh Niên. .................................. 20
Hình 7. Thống kê số liệu thị trường nước mắm Việt Nam đến 2015 theo nguồn TTXVN
(TTXVN, Nước mắm Việt, 2016) ..................................................................................... 22
Hình 8. Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng với khảo sát về nước mắm của
VINASTAS trước khi Bộ Công Thương kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng tải ... 24
Hình 9. Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng dành cho VINASTAS sau khảo sát sau khi
Bộ Công Thương kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng tải ....................................... 24
Hình 10. Mức độ tín nhiệm của các thông tin trên báo chí về khảo sát của VINASTAS
trước khi Bộ Công Thương kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng tải ........................ 29
Hình 11. Mức độ tín nhiệm của các thông tin trên báo chí về khảo sát của VINASTAS
sau khi Bộ Công Thương xác minh báo cáo ..................................................................... 29 Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM MỤC LỤC
Các từ viết tắt ....................................................................................................................... 1
Một số từ ngữ và khái niệm tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng ......................................... 1
Danh sách bảng .................................................................................................................... 2
Danh sách hình .................................................................................................................... 3
Mục lục ................................................................................................................................ 4
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VỤ VIỆC THÔNG TIN NƯỚC MẮM NHIỄM
ASEN NĂM 2016 ............................................................................................................... 6
1. Sơ lược các sự kiện trong vụ thông tin về Asen trong nước mắm tại Việt Nam ..... 6
2. Những điểm khác biệt giữa Asen vô cơ và Asen hữu cơ. ........................................ 8
3. Hậu quả của báo cáo “Nước mắm nhiễm Asen” .................................................... 12
II. VINATAS VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN .................................................... 13
III.PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VINASTAS TRONG VỤ VIỆC
NƯỚC MẮM NHIỄM ASEN ......................................................................................... 19
1. Những điểm chú ý trong sự kiện “Nước mắm nhiễm Asen” và phân tích một số
điểm sai sót chính của VINASTAS ............................................................................... 19
2. Trách nhiệm xã hội của VINASTAS ..................................................................... 21
a. Trách nhiệm kinh tế ................................................................................................ 21
b. Trách nhiệm pháp lý ............................................................................................... 22
c. Trách nhiệm đạo đức .............................................................................................. 23
IV. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁO CHÍ TRONG
VỤ VIỆC NƯỚC MẮM NHIỄM ASEN ....................................................................... 26 Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
1. Phân tích sai phạm của các doanh nghiệp báo chí trong vụ việc nước mắm nhiễm
ASEN ............................................................................................................................. 26
2. Đạo đức nghề nghiệp của các doanh nghiệp báo chí trong vụ việc nước mắm
nhiễm ASEN .................................................................................................................. 28
V. MỘT SỐ VỤ VIỆC TƯƠNG TỰ TRÊN THẾ GIỚI ............................................. 31
VI. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 34
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 35
Phụ lục 1: PHẦN KHẢO SÁT DÀNH CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................... 39 Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VỤ VIỆC THÔNG TIN NƯỚC
MẮM NHIỄM ASEN NĂM 2016
1. Sơ lược các sự kiện trong vụ thông tin về Asen trong nước mắm tại Việt Nam
Tháng 10 năm 2016, bắt nguồn từ một buổi họp báo và công bố kết quả khảo sát
nước mắm trong cả nước do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam –
VINASTAS – thực hiện. Bắt đầu từ đó trong khoảng thời gian ngắn sau đó trở thành một
chủ đề được dư luận và xã hội quan tâm. Để có thể có cái nhìn tổng quan nhất về sự kiện
vụ thông tin về Asen trong nước mắm tại Việt Nam (từ đây gọi tắt tên sự kiện này là “Nước
mắm nhiễm Asen”), và tóm lược các mốc sự kiện chính như sau theo (Hằng, 2017):
Ngày 14/10/2016, VINASTAS công bố “Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn
quốc” trên trang web của hội (VINASTAS, 2016).
Ngày 17/10/2016, VINASTAS tổ chức họp báo báo cáo kết quả khảo sát nước mắm
trên toàn quốc. Theo đó, tại 10 tỉnh/ thành phố trên cả nước, 101/150 mẫu nước mắm
được khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định về hàm lượng Arsen (thạch tín) cho
phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1.0mg/L. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng
của các mẫu không đạt theo quy định dao động từ trên 1.0mg/L đến 5 mg/L.
Ngày 18/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục đăng tải bài “Gần
85% mẫu nước mắm của 88 doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn” trên trang web của VINASTAS.
Ngày 20/10/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và một số hiệp
hội, Hội đã gửi Bản kiến nghị về việc xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại
đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam.
Ngày 22/10/2016, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 9030/VPCP-KGVX truyền
đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về thông tin chất lượng nước mắm. Theo
đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến giao Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để có ngay thông tin chính thức, công
khai, rõ ràng, đầy đủ tới người dân về loại và hàm lượng asen an toàn trong sản phẩm Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
nước mắm cũng như các thông tin cần thiết khác liên quan, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Ngày 4/11/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an điều tra và sớm
công bố kết quả điều tra vụ việc. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông
xử lý nghiêm cơ quan báo chí (tập thể và cá nhân) đưa thông tin thiếu trung thực về
chất lượng nước mắm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã
hội. Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát việc
sản xuất, kinh doanh nước mắm, nhất là nguyên liệu và quy trình sản xuất.
Ngày 8/11/2016, sau một tuần tiến hành kiểm tra, Đoàn thanh tra liên Bộ xác định Hiệp
hội Tiêu chuẩn Bảo vệ Người tiêu dùng VINASTAS không bảo đảm tính độc lập, tin
cậy và minh bạch trong vụ khảo sát nước mắm.
Ngày 24/11/2016, VINASTAS đã có công văn cáo lỗi về việc thông tin kết quả khảo
sát nước mắm trên toàn quốc chưa thận trọng, chính xác.
Ngày 29/11/2016, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ
Mai Tiến Dũng chỉ rõ: T&A Ogilvy là đơn vị tài trợ VINASTAS trong vụ khảo sát
nước mắm. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Công Thương:
“khẩn trương chỉ đạo VINASTAS cải chính thông tin mà Hội đã công bố về chất lượng
nước mắm, tổ chức kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm.”
Ngày 8/12/2016, Bộ Công Thương đã có văn bản số 11816/BCT-QLCT gửi
VINASTAS về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 7/4/2017, Bộ Công Thương đã gửi văn bản yêu cầu VINASTAS báo cáo việc
kiểm điểm với cá nhân Chủ tịch VINASTAS Đoàn Phương. Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Hình 1. Bài viết cải chính trên trang web chính thức của VINASTAS. Nguồn: internet
2. Những điểm khác biệt giữa Asen vô cơ và Asen hữu cơ.
Điểm chính của khảo sát do VINASTAS dẫn đến sự kiện “nước mắm nhiễm Asen”
bắt nguồn từ sự nhập nhằng về khái niệm Asen và thạch tín, Asen vô cơ và Asen hữu cơ.
Trước khi đi vào các phân tích về đối tượng hữu quan, chúng ta sẽ điểm qua những điểm
khác biệt của 2 khái niệm hóa học Asen vô cơ và Asen hữu cơ: Asen vô cơ Asen hữu cơ
Bao gồm các hợp chất hữu cơ có
Khái niệm Bao gồm Asen và các hợp chất vô cơ nguyên tố Asen được liên kết với các hóa học
liên kết với nguyên tố As(III) gốc hữu cơ
Asen là phi kim vừa có tính khử vừa Không có các đặc trưng hóa học của
Đặc tính hóa có tính oxi hóa.
nguyên tố Asen, chỉ có các đặc trưng học
Tác dụng được với Axit, kim loại, phi hóa học của các gốc liên kết hữu cơ kim, kim loại kiềm. như: , = ( ),… Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM Asen vô cơ Asen hữu cơ
- Arsenobetaine: có trong các sinh vật
Một số hợp - Arsenolit (As biển 4O6) tên gọi khác ( ) chất
tiêu Thạch tín, Arsen Oxid - Dimethylarsinic: ( ) biểu
- Các hợp chất chứa ion - Methylarsonic Acid: ( )
Asen vô cơ có độc tính cao, dễ tích tụ Chưa phát hiện độc tính của Asen hữu Độc tính
trong cơ thể dẫn dến ngộ độc Asen cơ (Hàm, 2017) (Klaassen, 2003)
Úc: hàm lượng Asen vô cơ cho phép Bộ Y tế Việt Nam và các quốc gia là 2 mg/L.
khác chưa đặt ra bất cứ giới hạn nào Các tiêu
cho hàm lượng Asen hữu cơ trong
chuẩn kiểm Châu Âu: 0.1 mg/kg cho thực phẩm thực phẩm. (Hoa, 2016) (Hà T. , định dành cho trẻ em. 2016). Canada: 3.5 mg/kg.
Bảng 1. So sánh một số khía cạnh của 2 khái niệm Asen vô cơ và Asen hữu cơ
Theo các nghiên cứu (Edmonds, 1993) và (Maher, 1984) và (Bill, 2005), Asen hữu
cơ tồn tại trong sinh vật biển bao gồm các hợp chất: Arsenobetaine, Dimethylarsinic,…
không có độc tính và không thể hiện các tính chất của nguyên tố Asen được liên kết bên
trong hợp chất. Bên cạnh đó, các hợp chất hữu cơ chứa Asen khi đi vào cơ thể sẽ được bài
tiết nhanh chóng thông qua cơ chế của thận và trực tràng (Hoa, 2016).
Dưới đây là một mẫu kiểm tra của Sở Y Tế Hà Nội cho một đơn vị sản xuất nước
mắm. (TSKV1, 2019). Trong đó thành phần được kiểm tra là thành phần ASEN vô cơ. Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Hình 2. Bản kết quả kiểm tra của Sở Y Tế Hà Nội với một đơn vị sản xuất nước mắm (TSKV1, 2019) Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Hình 3. Hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa nước mắm truyền thống và nớc mắm công nghiệp (TTXVN, 2016) Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
3. Hậu quả của báo cáo “Nước mắm nhiễm Asen”
Sau kết luận của các cơ quan hữu trách về tính xác thực của thông tin “nước mắm
nhiễm Asen”, các cơ quan đã đi đến các kết luận (Hằng, 2017) (Hà T. , 2016):
Các thông tin liên quan đến chủ đề “nước mắm nhiễm Asen” là sai.
VINASTAS không bảo đảm tính độc lập, tin cậy và minh bạch trong vụ khảo sát nước mắm.
VINASTAS bị phạt 15 triệu đồng theo khoản 2 Điều 27 và khoản 3, khoản 4
Điều 4 Nghị định 178 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương buộc VINASTAS thu hồi để tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm vi
phạm theo khoản 3 Điều 27 Nghị định số 178 năm 2013 của Chính phủ.
Lãnh đạo VINASTAS đã có quyết định cách chức Phó Tổng thư ký đối với ông Vương Ngọc Tuấn.
Bộ Công Thương đã gửi văn bản yêu cầu VINASTAS báo cáo việc kiểm
điểm với cá nhân Chủ tịch VINASTAS Đoàn Phương.
Giám đốc Công ty TNHH liên doanh T&A (đơn vị tài trợ khảo sát), ông
Nguyễn Thanh Sơn, từ chức.
50 cơ quan báo chí bị xử phạt về việc đưa thông tin sai sự thật, trong đó phân
làm 3 loại: cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích
quốc gia; cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả rất nghiêm trọng;
cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng. Báo Thanh
niên bị phạt 200 triệu đồng do “nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài,
nội dung thông tin để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm
và công bố kết quả không chính xác” (Hà T. , 2016); 8 cơ quan bị phạt từ 40
– 50 triệu đồng; 41 cơ quan báo chí bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng. Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
II. VINATAS VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN
VINASTAS - Hội KHKT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam hay còn được gọi
là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – là một tổ chức “xã hội - nghề
nghiệp”, phi lợi nhuận, được thành lập nhằm mục đích kết nối những người hoạt động trong
“các lĩnh vực tiêu chuẩn”; “xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng” và “bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam” 1.
VINASTAS chịu “sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên
quan về lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của Pháp luật”2
Như các thông tin trên, VINASTAS là một tổ chức phi lợi nhuận (NonProfit
Organization - NPO), vì thế VINASTAS chia sẻ các đặc điểm sau của một tổ chức phi lợi nhuận (Frumkin, 2009):
1. NPO sẽ không chia sẻ lợi nhuận cho các đối tượng hữu quan.
2. NPO tồn tại mà không có quyền sở hữu và trách nhiệm giải trình rõ ràng và đơn giản.
3. NPO không ép buộc các đối tượng hữu quan tham gia, các đối tượng hữu quan tham gia mang tính tự nguyện.
Với một cấu trúc của một tổ chức phi lợi nhuận, các đối tượng hữu quan của một tổ
chức hướng lợi nhuận thông thường sẽ phải biến đổi hoặc bị loại, một số đối tượng hữu
quan mới sẽ tồn tại trong mối quan hệ đối tượng hữu quan của một tổ chức phi lợi nhuận,
chúng ta có thể tổng hợp trong bảng sau (Dicke, 2016):
Doanh nghiệp (Tổ chức hướng lợi nhuận) Tổ chức phi lợi nhuận Chính phủ Chính phủ
Các tổ chức cộng đồng tại địa phương
Các tổ chức cộng đồng tại địa phương
1 Giới thiệu Hội, VINASTAS - HỘI KHKT VỀ TIÊU CHUẨN VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM, được
truy lục từ: http://www.vinastas.org/gioi-thieu/gioi-thieu-hoi.aspx.
2 Điều lệ Hội, VINASTAS - HỘI KHKT VỀ TIÊU CHUẨN VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM, được truy
lục từ: http://www.vinastas.org/gioi-thieu/dieu-le-hoi.aspx Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Doanh nghiệp (Tổ chức hướng lợi nhuận) Tổ chức phi lợi nhuận
Hội đồng quản trị thành lập bởi các thành Hội đồng quản trị thành lập bởi các thành
viên có vốn góp (Chủ sở hữu)
viên tự nguyện (thực hiện chức năng quản lý)
Nhân viên được trả lương
Nhân viên được trả lương Các quản lý Các quản lý Người tiêu dùng
Người tiêu dùng (thụ hưởng các giá trị của tổ chức) Cơ quan báo chí Các cơ quan báo chí
Các cơ quan truyền thông số
Các cơ quan truyền thông số
Các tổ chức truyền thông mạng xã hội Các tổ chức truyền thông mạng xã hội
(facebook fanpage, trang tin tức,…) Nhà cung ứng Nhà cung ứng
Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
Các nhóm lợi ích xã hội
Các nhóm lợi ích xã hội
Những nhà hoạt động về môi trường
Những nhà hoạt động về môi trường Đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp khác (được thụ hưởng giá trị từ tổ chức)
Bảng 2. Bảng đối chiếu các đối tượng hữu quan của Doanh nghiệp (tổ chức hướng lợi
nhuận) theo mô hình Freeman và Tổ chức Phi lợi nhuận theo Dicke
Theo mô hình mối quan hệ các đối tượng hữu quan của Freeman (Freeman, 1984),
cùng các đối tượng hữu quan của một tổ chức phi lợi nhuận tương ứng được phân tích trong
Bảng 2, chúng ta có thể phân tích những đối tượng hữu quan của VINASTAS theo một mô Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
hình tương tự từ những thông tin thu thập được (VINASTAS có một trang viết cấu trúc tổ
chức, nhưng không có nội dung3), kết quả trong Hình 4: Chính phủ Các nhà cung ứng Các tổ chức cộng
dịch vụ kiểm định, đo đồng tại địa lường phương Các cơ quan truyền Hội đồng quản lý thông số của VINASTAS VINASTAS Các cơ quan báo Các quản lý chí phòng ban Các doanh Chuyên gia về Chất nghiệp lượng Người tiêu dùng Nhân viên
Hình 4. VINASTAS và các đối tượng hữu quan
Để có thể hình dung được mối quan hệ giữa VINASTAS và các đối tượng hữu quan
trong sự kiện, chúng tôi sẽ xem xét các mối quan hệ trên dựa trên quan điểm về đối tượng
3 Sơ đồ Tổ chức, VINASTAS - HỘI KHKT VỀ TIÊU CHUẨN VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM, được
truy lục từ: http://www.vinastas.org/gioi-thieu/so-do-to-chuc.aspx Trang 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
hữu quan, và lý thuyết về tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – tháp CSR (Carroll,
1991). Các kết quả phân tích được tổng hợp trong Bảng 3:
Hình 5. Mô hình tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll, 1991) Đối tượng hữu
Trách nhiệm xã hội Hữu quan Cơ hội Thách thức quan của VINASTAS Nhân viên
Ri: hợp đồng lao động, Sự đóng góp vào sự VINASTAS phải TN Kinh tế bảo hiểm xã hội,…
phát triển của tổ chức đảm bảo các quyền TN Pháp lý lợi của người lao động
Hội đồng quản lý
Ow: Định hướng và Định hướng sự phát Đưa ra những quyết TN Kinh tế quản lý triển của tổ chức
định hợp lý cho sự TN Pháp lý
Ri: Được bảo hộ pháp
phát triển của tổ chức TN Đạo đức
luật về quyền quản lý
Các quản lý phòng Ri: Quản lý nhân viên Tổ chức vận hành tốt, TN Kinh tế ban
và các mối quan hệ với đúng tầm nhìn, giá trị TN Pháp lý các ĐTHQ
Các nhà cung ứng In: Cung cấp dịch vụ Cung cấp các kết quả Kết quả các kiểm TN Kinh tế
dịch vụ kiểm định, liên quan đến tiêu kiểm định độc lập
định được tổ chức sử đo lường chuẩn và chất lượng dụng sai mục đích Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM Đối tượng hữu
Trách nhiệm xã hội Hữu quan Cơ hội Thách thức quan của VINASTAS
Các doanh nghiệp Ri: Kí kết các hợp đồng Được tư vấn, hỗ trợ Các kết quả về chất TN Kinh tế
tài trợ các hoạt động về các hoạt động về chất lượng, tiêu chuẩn TN Pháp lý
chất lượng, tiêu chuẩn
lượng, tiêu chuẩn. Có của VINASTAS nếu TN Đạo đức
In: Có thể ảnh hưởng thể hưởng lợi từ các có sai sót sẽ ảnh
bởi các hoạt động về kết quả về chất lượng hưởng lớn đến doanh
tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu chuẩn của nghiệp của VINASTAS VINASTAS Khách
hàng, In: Được bảo vệ quyền Được VINASTAS Ảnh hưởng đến TN Pháp lý người tiêu dùng
lơi thông qua các hoạt bảo vệ về chất lượng quyết định tiêu dùng TN Đạo đức động của VINASTAS và tiêu chuẩn các sản phẩm trên thị trường Chính phủ
In: Là những người Có được các tham Phải kiểm soát TN Kinh tế
giám sát các hoạt động vấn về tiêu chuẩn và những hậu quả trong TN Pháp lý
tổ chức. Tạo khung chất lượng từ các việc sai sót trong các
pháp lý cho các hoạt ĐTHQ xoay quanh hoạt động về tiêu
động về tiêu chuẩn và VINASTAS chuẩn, chất lượng chất lượng của VINASTAS
Các cơ quan báo In: Truyền tải các Có được những tin Bị liên đới trách TN Pháp lý chí
thông tin về tiêu chuẩn, tức về tiêu chuẩn và nhiệm với các thông TN Đạo đức
chất lượng đến người chất lượng từ tin cung cấp bởi tiêu dùng VINASTAS VINASTAS
Các cơ quan In: Truyền tải thông tin, Có được tin tức từ Bị liên đới trách TN Pháp lý truyền thông số
tạo các nội dung truyền VINASTAS
nhiệm pháp lý với TN Đạo đức thông số liên quan đến các thông tin truyền
các kết quả của các hoạt tải động tiêu chuẩn
Các tổ chức cộng In: Quan sát, giám sát Được hưởng lợi từ TN Pháp lý đồng tại
địa và thực hiện các quyền quá trình bảo vệ TN Đạo đức phương
hiến định trong việc người tiêu dùng
quản lý các hoạt động của VINASTAS Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM Đối tượng hữu
Trách nhiệm xã hội Hữu quan Cơ hội Thách thức quan của VINASTAS
Các chuyên gia về In: Có ý kiến về các kết Có thể hợp tác trong Liên đới trách nhiệm TN Pháp lý chất lượng
quả của hoạt động kiểm các công việc liên pháp lý với TN Kinh tế định và chất lượng
quan đến chất lượng, VINASTAS.
Ri: Các hợp đồng đối tiêu chuẩn của Giám sát các hoạt
tác lĩnh vực kiểm định VINASTAS động về tiêu chuẩn, và chất lượng với chất lượng và đưa ra VINASTAS phản biện
Bảng 3. Mối quan hệ giữa VINASTAS với các đối tượng hữu quan và trách nhiệm xã hội của VINASTAS
Trong sự kiện đưa tin “Nước mắm nhiễm Asen” năm 2016, các đối tượng hữu quan
đều có ảnh hưởng đến hay bị ảnh hưởng bởi khảo sát được thực hiện bởi VINASTAS.
Nhưng có một số đối tượng hữu quan chịu ảnh hưởng trực tiếp hay có liên đới trách nhiệm
trực tiếp với VINASTAS trong sự kiện trên sẽ được chúng ta tập trung vào phân tích: Chính phủ Người tiêu dùng
Các doanh nghiệp kinh doanh nước mắm. Các cơ quan báo chí
Hội đồng quản lý VINASTAS Trang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
III. PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VINASTAS
TRONG VỤ VIỆC NƯỚC MẮM NHIỄM ASEN
1. Những điểm chú ý trong sự kiện “Nước mắm nhiễm Asen” và phân tích một số
điểm sai sót chính của VINASTAS
Như chúng tôi đã đề cập trong phần I: ngày 17/10/2016, VINASTAS tổ chức buổi
họp báo nhằm báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Theo thông cáo báo chí
của VINASTAS: “tại 10 tỉnh/ thành phố trên cả nước, 101/150 mẫu nước mắm được khảo
sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định về hàm lượng Arsen (thạch tín) cho phép có trong
sản phẩm nước chấm tối đa là 1.0mg/L. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng của các mẫu
không đạt theo quy định dao động từ trên 1,0mg/L đến 5 mg/L”. Theo kết quả trên,
VINASTAS và các tòa soạn báo đồng loạt đưa các tin bài có nội dung: “công bố 95,65%
số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40% độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín (Arsen)
– một loại á kim cực độc vượt ngưỡng” (Hằng, 2017). Theo các chuyên gia được tham
khảo ý kiến trong thời điểm đó (Hùng, 2016), theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì nước mắm
phổ thông để đưa ra ngoài thị trường thì hàm lượng đạm tổng (bao gồm tất cả các hợp chất
có chứa nitơ) tối thiểu phải là 140g/L và độ đạm càng cao thì hàm lượng Asen hữu cơ càng
cao. Asen hữu cơ không mang đặc trưng hóa học của nguyên tố Asen được liên kết và dễ
bị bài tiết khỏi cơ thể (Edmonds, 1993), vì thế nên các quy chuẩn an toàn của Việt Nam và
thế giới không nhắc đến Asen hữu cơ. Việc VINASTAS sử dụng từ ngữ như sau: “hàm
lượng thạch tín (Arsen) – một loại á kim cực độc vượt ngưỡng” đã dùng khái niệm Asen
vô cơ thay thế cho Asen hữu cơ, điều này hoàn toàn sai về mặt hóa học.
Trong sự kiện này, thông tin của VINASTAS được lan truyền thông qua các cơ quan
báo chí: “Từ ngày 12/10/2016 đến ngày 23/10/2016, truyền thông xã hội có trên 44 nghìn
bài viết, 95 nghìn lượt chia sẻ, 108 nghìn thảo luận, trên 63 nghìn bình luận” (Hằng, 2017).
Với sự lan tỏa lớn như trên, thông tin đã ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng nói riêng và
toàn bộ thị trường nước mắm nói chung, dẫn đến sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong một
thời gian trước khi thông tin được cải chính (Hằng, 2017), kéo theo sự xuống dốc thị phần Trang 19