-
Thông tin
-
Quiz
Luận văn : Thực trạng & giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Việt Nam | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
Luận văn : Thực trạng & giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Việt Nam | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (ĐHVH) 7 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Luận văn : Thực trạng & giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Việt Nam | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
Luận văn : Thực trạng & giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh tại Việt Nam | Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (ĐHVH) 7 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò của
đạo đức kinh doanh ở Việt Nam – Luận Văn 2S
Ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày được càng được mở rộng và phát triển, các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không chỉ bằng nguồn vốn, năng lực, công
nghệ, nguồn lao động…mà còn bằng đạo đức kinh doanh. Vậy, đạo đức kinh
doanh là gì? Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam là
như thế nào? Những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là nghiên cứu về cách một doanh nghiệp nên hành động khi
đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức và các tình huống gây tranh cãi.
Điều này có thể bao gồm một số tình huống khác nhau như: cách quản lý doanh
nghiệp, cách giao dịch cổ phiếu, vai trò của doanh nghiệp trong các vấn đề xã hội...
Hay nói cách khác, Đạo đức kinh doanh là tập hợp các quy tắc đạo đức, chuẩn
mực chung hoặc những luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và chi phối cách
thức hoạt động của doanh nghiệp, cách ra quyết định kinh doanh và cách đối xử của mọi người.
Khái niệm đạo đức kinh doanh là gì?
Khái niệm đạo đức trong kinh doanh có thể bắt nguồn từ các hình thức trao đổi
sớm nhất, dựa trên nguyên tắc trao đổi bình đẳng. Trong lịch sử, đã có vô số triết
gia và nhà kinh tế đã xem xét đến chủ đề này như: các quy định về giá cả, thuế
quan và cách xử lý những kẻ vi phạm trong bộ luật Hammurabi cổ đại; trong tác
phẩm “Politics” của Nhà Triết học Aristoteles; trong giáo lý của đạo Thiên Chúa Giáo và đạo Do Thái…
Tuy nhiên, mãi đến những năm 1970, đạo đức kinh doanh như chúng ta biết ngày
nay mới thực sự tồn tại như là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật. Là một phần
của giới học viện, đạo đức kinh doanh vừa được tranh luận về mặt triết học và
đo lường theo kinh nghiệm. Khi lĩnh vực nghiên cứu này trở nên mạnh mẽ hơn,
chính phủ bắt đầu hợp pháp hóa các ý tưởng hàng đầu trong lĩnh vực này thành
luật, do đó buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc và quy định nhất định
được coi là đạo đức.
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn
tốt nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy liên hệ với
chúng tôi để được tư vấn & hỗ trợ tốt nhất nhé. Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn
truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh
Trung thực: Tính trung thực trong đạo đức kinh doanh thể hiện ở chỗ không
buôn bán, sản xuất những mặt hàng nhà nước cấm, không dùng các chiêu
trò dối trá để đạt được lợi ích của mình, không trốn thuế, làm ăn phi pháp;
không tham ô, hối lộ; trung thành chấp hành đúng quy định của pháp luật…
Tôn trọng con người: Tôn trọng con người bao gồm tôn trọng nhân viên, đối
tác khách hàng, đối thủ cũng như tất cả những người làm việc cùng với mình
Đạo đức kinh doanh gắn liền lợi ích của công ty doanh nghiệp với lợi ích
chung của khách hàng và trách nhiệm đối với xã hội
Đạo đức kinh doanh có vai trò gì trong doanh nghiệp?
Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là tổng hợp những quy tắc, luật lệ có tác dụng điều chỉnh,
kiểm soát hành vi của con người mà cụ thể ở đây là các chủ thể kinh doanh. Chính
vì vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng giúp định hướng con người
không làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật cũng như làm trái với chuẩn mực
đạo đức của con người.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng
như các đối tác làm việc. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những
công ty có uy tín, chất lượng hơn là những công ty làm ăn không rõ ràng cho dù
chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm, dịch vụ công ty bạn có thể cũng chỉ
ngang bằng so với các đối thủ khác trong cùng ngành.
Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sẽ ưu tiên hợp tác, làm việc với các công ty có
đạo đức kinh doanh. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tin rằng, đạo đức kinh doanh quyết
định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự tận tâm làm việc của nhân viên
Một nhân viên luôn có xu hướng gắn bó, tận tâm với công ty hơn khi họ tin rằng
lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đồng thời nhận được sự tin
tưởng, quan tâm đối đãi phù hợp từ cấp trên. Những sự quan tâm đó được thể
hiện ở việc tạo môi trường làm việc năng động, an toàn; trả thù lao hợp lý cũng
như thực hiện đúng theo những điều đã ghi trong hợp đồng lao động....Khi mà môi
trường đạo đức trong công ty được thực hiện cũng sẽ thúc đẩy đội ngũ công nhân
viên làm việc hăng say, tăng năng suất lao động.
Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết vững chắc nhất giữa nhà
quản lý và người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc và tăng năng suất.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
Một công ty có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên
sẽ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn.
Mặt khác, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạo đức
kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp thị
trường có biến động thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có thể thu về
lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư.
Vai trò của đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia
Tại sao đạo đức kinh doanh lại ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia? Tại
sao các nhà đầu tư lại có xu hướng đầu tư vào nền kinh tế của nước này thay vì
nước khác? Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đó chính
là đạo đức kinh doanh. Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự
phát triển về kinh tế đem lại những lợi ích về xã hội, không có tham nhũng...tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó mà nền kinh tế chung của
đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh.
Chúng ta vẫn thường được nghe rằng:” Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành
động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Và
trong kinh doanh cũng vậy. Chính vì vậy, nếu là chủ doanh nghiệp dù mới thành
lập hay đang trên đà phát triển thì đừng quên rằng hãy xây dựng cho công ty mình
một chuẩn mực đạo đức kinh doanh phù hợp để đưa công ty ngày càng tiến xa
hơn trong nền kinh tế toàn cầu này nhé.
Có thể bạn quan tâm: 350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao
Thực trạng đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Tại Việt Nam, mạo đức kinh doanh là một khái niệm vẫn còn tương đối mới mẻ.
Các vấn đề về đạo đức kinh doanh mới thực sự được chú ý đến khi Việt Nam
bước vào công cuộc Đổi mới, xây dựng kinh tế thi ̣ trường (Đại hội Đảng lần thứ
VI năm 1986). Cho đến ngày này, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh của các
doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực như:
Bất chấp sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp, không chính đáng để đạt lợi nhuận
Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại… kể cả trong các lĩnh vực
liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực phẩm, dược phẩm
Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác
Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với
người lao động: bảo hiểm, lương thưởng, ngày phép, an toàn lao động...
Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại, không thực hiện các trách nhiệm xã hội
Hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ...
Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong thực thi
đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:
Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắ c cho đạo đức kinh doanh
Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với các
vấn đề đạo đức kinh doanh
Đẩy mạnh các biện pháp khuyế n khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh
Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, đi ̣a phương, tổ chức xã
hội, các hội và hiệp hội có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức
kinh doanh như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển
Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng…)
Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh
nhân thực thi tốt đạo đức kinh doanh đồng thời phát hiện và đưa ra công
luận những cá nhân và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Mong rằng với những chia sẻ xoay quanh vấn đề Đạo đức kinh doanh là gì sẽ
giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn thành công!