Bào chế mỹ phẩm | Đại học Y dược Huế

Bào chế mỹ phẩm | Đại học Y dược Huế. Tài liệu gồm 106 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Y dược Huế 259 tài liệu

Thông tin:
106 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bào chế mỹ phẩm | Đại học Y dược Huế

Bào chế mỹ phẩm | Đại học Y dược Huế. Tài liệu gồm 106 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

210 105 lượt tải Tải xuống
BÀO CH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
NHÀ XUT BN Y HC
HOAN NGHÊNH BN ĐC GÓP Ý PHÊ BÌNH
NHÀ XUT BN Y HC
Chi nhánh Thành Ph H Chí Minh
699 Trần Hưng Đạo Phường 1 Qun 5
Điện thoi: (028).39235648
Fax: (028) .39230562
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
KHOA DƯỢC
B MÔN BÀO CH
BÀO CH
M PHM
DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HC
NHÀ XUT BN Y HC
2019
Ch biên:
NGUYN THIN HI
HUỲNH VĂN HÓA
LÊ TH THU VÂN
Đồng tác gi:
LÊ QUAN NGHIM
HUỲNH VĂN HÓA
NGUYN THIN HI
LÊ TH THU VÂN
Trnh th thu loan
Trần anh vũ
Trần văn thành
Phạm đình duy
Nguyn đc hnh
Hunh trúc thanh ngc
© Bn quyn thuc b môn Bào chế, Khoa Dược
Trường Đại học Y Dược TPHCM.
1
CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ M PHẨM … 3
Lch s Định nghĩa Phân loi Mục đích và tác dng
Phm vi s dng Đối tưng ca m phm (da, môi,
tóc móng, răng ming).
CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIU THÀNH
PHN DÙNG TRONG M PHẨM … 15
Các nhóm tá dược cơ bản c trong m phm
Bao bì đóng gói m phm.
CHƯƠNG 3 CÁC LOI M PHẨM ĐẶC TRƯNG …37
M phẩm chăm sóc da Chăm sóc môi Chăm sóc móng –
Chăm sóc răng miệng Chăm sóc tóc Quy trình sn xut m phm.
CHƯƠNG 5 CÁC VN Đ V QUN LÝ
VÀ S DNG M PHM … 89
Tình hình s dng m phm Các cht b cm hoc gii hn
s dng Nhng li cnh báo.
2
3
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ MỸ PHẨM
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày được phân loại, mục đích sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, một số vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của các đối tượng của mỹ phẩm.
-----------------------------------------------------------------------------------
1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm
Ngay từ những năm 4000 trước công nguyên, người Ai Cập kẻ lông mày
với Kohl - một loại kem được làm từ mỡ cừu trộn lẫn với bột hoặc chì antimon và
bồ hóng. Họ cũng biết sử dụng phương pháp tắm với sữa và mật ong để chăm sóc
sắc đẹp, đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên cây cỏ xung quanh để làm mỹ
phẩm trang điểm. Hdùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ
hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao để làm trắng da; tô điểm cho má
môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào…
Khoảng những năm 100 sau ng nguyên, người La đã làm đẹp bằng
cách sử dụng rượu vang để đánh má hồng, vẽ mặt và cơ thể bằng phấn để có màu
trắng xanh. Họ thậm chí còn tạo ra phương pháp điều trị mụn trứng bằng cách
kết hợp bột lúa mạch bơ. Đối với lông mi, họ chuốt bằng một loại trầm hương
màu đen. Người La cũng nhuộm tóc, tuy nhiên khi đó họ lại sử dụng dung dịch
kiềm, gây ra chứng rụng tóc nhiều người phải đội tóc giả. Họ đã phát minh ra
thuốc rụng lông.
Vào thời trung cổ, hình xăm các màu phấn mắt trở nên rất phổ biến,
như màu xanh dương, xanh lá, xám nâu. Trong khoảng thời gian này, chỉ
những người trong hoàng tộc, các quan tòa được sử dụng mỹ phẩm. Nước hoa
vào lúc đó đã trở nên phổ biến ở Pháp, các cách thức làm trắng da được sử dụng
cho khuôn mặt. Sản phẩm làm trắng được làm từ carbonat, hydroxyd và chì oxyd.
Chúng những chất hại lưu lại lâu trong thể, gây nên những vấn đề về
sức khỏe, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong.
Trong những năm 1900, ngành công nghiệp mỹ phẩm thương mại bắt đầu
tăng trưởng đáng kể. Năm 1913, Mascara được phát triển bởi chuyên gia hóa học
nước hoa người Pháp Eugène Rimmel. Sản phẩm này khi đó vẫn còn khá hỗn
độn và chưa phù hợp, nhưng nó không độc hại và trở nên phổ biến trên khắp châu
Âu. Mascara được sử dụng trên toàn thế giới khi T.L. Williams đã tạo ra một sản
phẩm tương tự cho ng ty mới của mình, đó chính Maybelline. Trong những
năm 1900 sau đó, trang điểm đã trở thành một cách để phụ nữ thhiện bản thân.
Phụ nữ khi đó trang điểm tùy theo phong cách của họ, và không chạy theo các xu
hướng.
4
2. Định nghĩa
Định nghĩa gốc: Một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với
những bộ phận n ngoài cơ thể con người … hoặc với răng lợi, niêm mạc miệng,
chỉ với mục đích duy nhất hoăc chủ yếu để làm vệ sinh, làm thơm hoặc bảo vệ
chúng nhằm mục đích duy trì chúng điều kiện tốt, thay đổi hình thức hoặc điều
chỉnh mùi hương cơ thể.
Định nghĩa hiện nay: Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng
đồng châu Âu cũng trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản
mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp
xúc với những bphận bên ngoài thể (da, hệ thống lông, tóc, ng tay, móng
chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng,
với mục đích duy nhất hoặc chính để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo,
hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng
trong điều kiện tốt”. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm các
ký tự cấu thành phải là kí tự có gốc chữ cái latin.
Bằng cách bỏ bớt từ "nhằm mục đích" và thay thế ba chức năng và ba mục
tiêu bằng sáu mục đích (7 - 12), khái niệm năm 1993 đã loại bỏ một số bất thường
về luật pháp trong đó nội dung đưa tất cả những sản phẩm trang điểm ra ngoài
phạm vi những sản phẩm mỹ phẩm.
Cần ghi nhận trong khi cụm từ "duy nhất hoăc chủ yếu " đã được đổi
thành "duy nhất hoăc chính" đã nhấn mạnh thực tế là các cơ quan quản lý đã nhìn
nhận mỹ phẩm có thể có những chức năng ngoài 6 chức năng đã nêu.
3. Phân loại
+ Phân loại theo đối tượng sử dụng (da, tóc, môi, răng…)
+ Phân loại theo dạng bào chế (dung dịch, hỗn dịch, gel, kem…)
+ Phân loại theo bản chất sử dụng (hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm nguồn gốc
thiên nhiên…)
Hiện nay, trên các hệ thống văn bản, theo phụ lục I trong “Hiệp định hệ
thống hòa hợp ASEAN trong quản mỹ phẩm” cũng như theo Groot thì các sản
phẩm mỹ phẩm được chia thành 20 nhóm. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ
phẩm dựa vào tính ng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng
của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm, gồm có
+ Các loại kem, nhũ tương, lotion, gel và dầu xoa (cho tay, chân, mặt…)
+ Các sản phẩm mặt nạ
+ Các chất nhuộm màu (chất lỏng, bột nhão hoặc bột)
+ Các loại phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh
+ Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi
+ Nước hoa, nước tắm, nước thơm
+ Các chế phẩm dùng để tắm (các muối, các chất tạo bọt, dầu, gel…)
+ Các chất làm rụng lông, tóc
+ Các chất khử mùi, chống tiết mồ hôi
+ Các sản phẩm dùng cho tóc
5
o
Thuốc nhuộm tóc và sáng màu tóc
o
Thuốc giữ nếp tóc
o
Thuốc làm quăn tóc
o
Thuốc chải tóc
o
Các sản phẩm làm sạch tóc, làm mượt tóc, làm đầu.
+ Các sản phẩm cạo râu
+ Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt, mắt
+ Các sản phẩm dùng cho môi
+ Các sản phẩm dùng cho răng và miệng
+ Các sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân
+ Các sản phẩm dùng giữ vệ sinh
+ Các sản phẩm dùng khi tắm nắng
+ Các sản phẩm làm trắng da
+ Các sản phẩm chống nếp nhăn
Riêng Mỹ, người ta định nghĩa mỹ phẩm như một nghệ thuật đlàm
sạch, làm đẹp và giữ n cơ thể con người. Chức năng quản lý mỹ phẩm nằm trong
liên đoàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Federal Food, Drug & Cosmetics
FDC). Như vậy, các chế phẩm bảo vệ da chống tia nắng mặt trời, chế phẩm chống
sâu răng, các shampoo trị gàu và các chế phẩm chống ra mồ hôi và ngay cả những
chế phẩm khử mùi cũng không được coi là các chế phẩm mỹ phẩm Mỹ. Những
sản phẩm này được xếp vào nhóm các dược mỹ phẩm và việc phân phối, sử dụng
theo những quy tắc chặt chẽ hơn.
4. Mục đích, tác dụng
ASEAN đưa ra hướng dẫn về khoảng giao thoa giữa thuốc/mphẩm liên
quan đến nội dung u về công dụng của mỹ phẩm. Sản phẩm được xác định hoặc
là "mỹ phẩm" hoặc là "thuốc" dựa trên hai yếu tố:
+ Thành phần công thức của sản phẩm, và
+ Mục đích sử dụng, dự kiến của sản phẩm
Thành phần công thức: thành phần công thức của một sản phẩm không nhất
thiết quyết định việc phân loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn thể
xảy ra một thành phần hay hàm lượng của một thành phần thể làm cho sản
phẩm không còn phù hợp với cách phân loại của một mỹ phẩm.
Mục đích sử dụng dự kiến: Theo khái niệm của thuật ngữ "thuốc" "mỹ
phẩm" trong các luật lệ tương ứng, thì vấn đề mấu chốt trong việc phân loại một
sản phẩm mục đích sử dụng của nó. Công dụng sản phẩm ghi trong tờ hướng
dẫn sử dụng (package-insert), trên quảng cáo, đặc biệt trên nn sản phẩm,
sẽ chỉ rõ cho người tiêu dùng biết được mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm.
Nguyên tắc chung là sản phẩm mỹ phẩm chỉ được nêu những công dụng có
lợi như một mỹ phẩm, chứ không phải là công dụng có lợi về y học hay điều trị.
Các chế phẩm mỹ phẩm được sử dụng với một hoặc nhiều mục đích sau:
6
+ Dùng hằng ngày để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cơ thể như xà phòng,
shampoo, kem đánh răng, kem giữ ẩm và kem làm sạch.
+ Dùng làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn: trang điểm, nhuộm tóc, uốn tóc,
nhuộm móng tay, móng chân…
+ Tăng hấp dẫn bởi mùi dễ chịu (cải thiện mùi): chế phẩm khử mùi,
nước hoa, súc miệng, sau khi cạo râu…
+ Bảo vệ da: sản phẩm dùng khi đi tắm nắng.
+ Cải thiện những khuyết tật ngoài da như bạch biến, tàn nhang…
+ Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng mỹ phẩm có thể cải
thiện một cách sâu sắc yếu tố tâm lý của người sử dụng.
5. Phạm vi sử dụng
Các sản phẩm mỹ phẩm được dùng cho mọi người, không phân biệt thành
thị hay nông thôn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hoặc nghèo… Năm 1974, Mỹ
đã tiến hành một cuộc hội thảo khách hàng với 10 050 gia đình và tiến hành phỏng
vấn khách hàng dùng mỹ phẩm, kết quả cho thấy rằng khách hàng dùng nhiều nhất
các sản phẩm như phòng (87%), sản phẩm đánh răng (làm trắng, bóng) (82%),
nước gội đầu (80%), khử mùi và chống tiết mồ hôi (61%), súc miệng, làm cho hơi
thở thơm tho (48%), bột talc (45%) và thuốc xức cho tay và cơ thể (43%). Còn các
chế phẩm khác dùng với số lượng ít hơn (số khách hàng ít hơn) như các chế phẩm
làm suôn tóc, làm thẳng tóc (dưới 1%), làm mềm râu (2%), làm rụng lông, tóc
(3%), kem dùng cho mắt…
Nghiên cứu mô hình sử dụng mỹ phẩm với 811 phụ nữ ở các thẩm mỹ viện
thuộc Hoa Kì cho bảng 1.
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kỳ
Chế phm m phm
S người dùng
T l %
c gi đu (shampoo)
798
98
Kem đánh răng (toothpaste)
781
96
Kem hoc lotion bôi mt
753
93
c hoa hoặc nước toilet
741
91
Son môi
703
87
Xà phòng
705
87
Lotion xc toàn thân
662
82
Kh mùi, gim m hôi
669
82
Làm bóng mt
667
82
Hóa trang mt
640
79
ng da mt
629
78
Kem hoc lotion xc tay
598
74
Bôi mí mt
600
74
Tm hoc tm hoa sen (bt)
583
72
Nhum móng tay, móng chân
570
70
Phn hng
558
69
Ty thuc nhum móng
562
69
Kem làm sch
496
61
Du x tóc
447
55
7
Trang đim dng lng
435
54
Ty trang
427
53
Nhum tóc
430
53
Chì k mt
418
52
Du tm
310
38
Kem làm rng lông, tóc
262
32
Chì k lông mày
256
32
Thay đi màu tóc
241
30
Bt xoa mt
205
25
Shampoo màu
195
24
Kem cho mt
193
24
Xúc ming
177
22
K mt
151
19
Dán ngy trang
158
19
Mui đ tm
137
17
Làm cng móng tay
121
15
Bt xoa toàn thân
114
14
Bt dùng cho chân
100
12
Shampoo khô
60
7
Un tóc ( nhà)
45
6
Làm móng nhân to
33
4
Thống kê này cho thấy rằng các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho nam
giới tăng lên đáng kể.
Tình hình sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng lên, ở mọi quốc gia trên
thế giới. Đối với nước ta, khi kinh tế chuyển sang ớng thị trường đời
sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng
mỹ phẩm đúng mục đích là điều tất yếu và cũng ngày càng tăng.
8
6. Đối tượng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tượng mỹ phẩm)
Đối tượng của mỹ phẩm thể chia thành 5 nhóm đối tượng chính sau: da,
tóc, răng, móng, môi. Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo sinh học, một số vấn đề
có thể gặp phải và một số chế phẩm mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về các đối tượng của
mỹ phẩm
6.1. Da
6.1.1. Đặc điểm cấu tạo sinh học
Da là một lớp mỏng bao bọc xung quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có
các chức năng sau:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa họcmôi
trường xung quanh, các tác nhân học làm hại thể, sự thoát hơi nước của
thể.
+ Cảm giác
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Cấu trúc
1-thân lông; 2- lỗ thoát mồ hôi; 3-
hồng huyết cầu; 4-dây thần kinh; 5-
cơ; 6-tuyến nhờn; 7-chân lông; 8-
tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác;
10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ hôi;
12- mỡ; 13-tĩnh mạch; 14-dây
thần kinh vận động; 15-động mạch;
16-lớp mỡ; 17-lớp bì; 18-lớp sừng
Hình 1.1. Cấu tạo và các thành phần của da
Da gồm các lớp riêng biệt được chia khác nhau về: yếu tố sinh lý, sinh hóa
và hình dạng cấu tạo của chúng
+ Lớp biểu bì
+ Lớp sừng
+ Lớp bì
+ Lớp mỡ
6.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da
Sự lão hóa
Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão
hóa da biểu hiện rõ qua sự giảm tính chất đàn hồi của da.
Sự lão hóa da được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang
học.
9
Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp sở) phát triển
chậm n không thể tự thay đổi chính nó. Kết quả lượng ẩm trong lớp sừng
giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vảy, xù
xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở lên mỏng hơn, các sợi đàn hồi yếu ớt
hơn số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị giảm thế xuất
hiện các vết nhăn rõ trên da.
Lão hóa quang học: hay còn gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự nhiên.
Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi collagen
bị tổn thương bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu vàng, bị
khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da thường màu sắc không
đều. Một số vitamin có tác dụng chống lại sự lão hóa da như vitamin E, vitamin A
và một số dẫn chất caroten.
Độ ẩm của da
Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21
o
C, có độ ẩm ơng đối 65%, ợng hơi
ẩm xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng
căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng
lượng i ẩm dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành
những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách tăng hàm
lượng ẩm trong lớp sừng bằng cách.
+ Dùng chất giữ ẩm
+ Tạo màng bán thấm
Vitamin trong chăm sóc da
Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B
1
, B
6
, K, C.
+ Loại tan trong nước bao gồm B
1
, B
6
, C
+ Loại tan trong dầu gồm A, E, F, K
Dưới tác dụng của nhiệt ánh sáng vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy.
Để tăng tính ổn định hiệu quả sử dụng, người ta thường dùng trong viên nang
collagen vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da, giải
phóng lượng vitamin cần thiết cho da, ngoài ra collagen n là một thành phần của
da có tác dụng làm căng da, làm da mịn màng.
Sắc tố melamin
Melamin được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một
loại acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite trong lớp nền của biểu bì.
Melamin thường tồn tại chủ yếu hai dạng: melamin màu da melamin màu đen.
Đối với da bình thường melamin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover.
Nguyên nhân hình thành vết nám tàn nhang: ới tác dụng của tia tử
ngoại, tuổi tác và di truyền của dòng họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ sắc t
thành điểm từ 2-5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vết nám (tích tụ các sắc tố
màu đen dạng mỏng ở má và trán), đó là hiện tượng sinh ra do sự tích lũy dư thừa
sắc tố melamin màu đen.
10
Nhóm acid AHA
s
và BHA
s
trong chăm sóc da
AHAs BHAs tuy đều những nhóm acid trong hoa quả cây cỏ
thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính năng
riêng biệt.
Chăm sóc da mặt
+ Làm sạch da
+ Làm đẹp da
6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn đề
đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống nắng…
6.2. Môi
6.2.1. Sinh lý môi
So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng sau
Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi da
Phân loại
Da
Môi
Tuyến nhờn
Không
Lớp sừng
Dày
Rất mỏng
Thành phần giữ ẩm tự
nhiên NMF
Nhiều
0,76-1,27μmol/mg
Ít
0,12mol/mg
Tốc độ bay hơi nước
Chậm
11-19g/mm
2
hr
Nhanh
78g/mm
2
hr
Lượng H2O
Nhiều
30-39sμΩ
Ít
16-25 sμΩ
So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm
nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm
sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có ít
sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng những phần xốp mềm nhô lên
không liên tục tạo cho môi những đặc tính: ợng nước trên môi thấp, môi không
lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi.
6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi
+ Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ
có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu.
+ Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích
hướng đến của mỹ phẩm.
6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục
đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…).
11
6.3. Tóc
6.3.1. Sinh lý tóc
Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp này
được bao quanh bởi 2 lớp bao, một chất không định hình, keratin do những tế
bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh)
Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc
Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn ng trưởng (giai đoạn anagen,
giai đoạn catagen, giai đoạn telogen).
Thành phần: Tóc được hình thành từ những polypeptid (kerantin) tạo
thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin,
glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các
liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua).
Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc tóc mới,
biểu đều đặn, cách chân tóc 5 cm tóc già hơn, biểu bị một phần, phần
đuôi tóc tóc bị tấn ng học nhiều, vỏ c gần như bị phơi ra, cuối sợi c
biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn.
6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu
Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra, mô hôi, các mảnh
keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói không khí
xung quanh.
Gàu: Các tế bào bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại phát sinh nhiều
mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể
xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự.
Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy nến,
tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc…
Vệ sinh chăm sóc tóc da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo sạch sẽ, cố gắng
tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc.
12
6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Do yêu cầu làm đẹp sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc tóc như:
làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…), ngoài ra
còn một số sản phẩm chuyên biệt khác.
6.4. Móng
6.4.1. Sinh lý móng
Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng
Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái,
móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần
như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,2-
1,5mm/tuần.
Hình 1.3. Cấu tạo móng
6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng
Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt
gạo, móng bị ố.
6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng
tay.
6.5. Răng, miệng
6.5.1. Sinh lý răng và miệng
Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt).
Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần
bên ngoài thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể
từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng.
Nước bọt do các n phần dưới ỡi tiết ra, luôn luôn được
đổi mới, bảo vệ làm trơn ớu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối, enzym,
vi khuẩn và các chất kháng khuẩn.
13
Hình 1.4. Cấu tạo răng
6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng Bệnh
gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng
Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm…
6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn kem
đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy trắng,
kẹo trắng răng…
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG I
1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của da.
4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của môi.
5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của móng.
6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của tóc.
7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của răng, miệng.
14
15
Chương 2
NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN
DÙNG TRONG MỸ PHẨM
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm.
2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất mỹ
phẩm.
3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm.
-------------------------------------------------------------------------------------
Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều
thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về
các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất bao
đóng gói mỹ phẩm.
Theo nội dung của thông 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công thức
trong sản phẩm mỹ phẩm như sau:
+ Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm
lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương các nguyên liệu của
chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những
thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% thliệt theo bất kỳ thứ tự nào sau các
thành phần có hàm lượng lớn n 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự
nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV
(Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng đtrang
điểm, dưới dạng các màu khác nhau thể liệt tất cả các chất màu trong mục “có
thể chứa” hoặc “+/-”.
+ Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần quy định về giới hạn nồng
độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng
đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
+ Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International
Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất:
Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary),
Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States
Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn
Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic
Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese
Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật dịch chiết từ thực vật phải được viết
bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật thể rút ngắn). Các
thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật
đó.
16
+ Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
o
Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
o
Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt
trong sản phẩm thành phẩm.
o
Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất
mang của các thành phần tạo mùi.
Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công
thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
Các dầu, mỡ, sáp
Chất hoạt động bề mặt
Chất làm ẩm
Chất sát trùng
Chất bảo quản
Chất chống oxy hóa
Chất màu
Hương liệu
Chất phụ gia khác
Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của
từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu thể một hoặc nhiều chức năng,
tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác.
| 1/106

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM BÀO CHẾ NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
699 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Quận 5
Điện thoại: (028).39235648 Fax: (028) .39230562
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM KHOA DƯỢC BỘ MÔN BÀO CHẾ BÀO CHẾ MỸ PHẨM
DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 2019 Chủ biên: NGUYỄN THIỆN HẢI HUỲNH VĂN HÓA LÊ THỊ THU VÂN Đồng tác giả: LÊ QUAN NGHIỆM HUỲNH VĂN HÓA NGUYỄN THIỆN HẢI LÊ THỊ THU VÂN Trịnh thị thu loan Trần anh vũ Trần văn thành Phạm đình duy Nguyễn đức hạnh Huỳnh trúc thanh ngọc
© Bản quyền thuộc bộ môn Bào chế, Khoa Dược
Trường Đại học Y Dược TPHCM.
CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ MỸ PHẨM … 3
Lịch sử – Định nghĩa – Phân loại – Mục đích và tác dụng
– Phạm vi sử dụng – Đối tượng của mỹ phẩm (da, môi, tóc móng, răng miệng).
CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU THÀNH
PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM … 15
Các nhóm tá dược cơ bản – Nước trong mỹ phẩm –
Bao bì đóng gói mỹ phẩm.
CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI MỸ PHẨM ĐẶC TRƯNG …37
Mỹ phẩm chăm sóc da – Chăm sóc môi – Chăm sóc móng –
Chăm sóc răng miệng – Chăm sóc tóc – Quy trình sản xuất mỹ phẩm.
CHƯƠNG 4 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG MỸ PHẨM … 63
Kiểm tra và đánh giá mỹ phẩm – Các kỹ thuật trong phân tích
mỹ phẩm – Các phương pháp phân tích chế phẩm đặc trưng (vật lý, hóa học và vi sinh).
CHƯƠNG 5 CÁC VấN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG MỸ PHẨM … 89
Tình hình sử dụng mỹ phẩm – Các chất bị cấm hoặc giới hạn
sử dụng – Những lời cảnh báo. 1 2 Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ MỸ PHẨM Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày được phân loại, mục đích sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, một số vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của các đối tượng của mỹ phẩm.
-----------------------------------------------------------------------------------
1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm
Ngay từ những năm 4000 trước công nguyên, người Ai Cập kẻ lông mày
với Kohl - một loại kem được làm từ mỡ cừu trộn lẫn với bột hoặc chì antimon và
bồ hóng. Họ cũng biết sử dụng phương pháp tắm với sữa và mật ong để chăm sóc
sắc đẹp, đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ
phẩm trang điểm. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ
hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao để làm trắng da; tô điểm cho má và
môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào…
Khoảng những năm 100 sau công nguyên, người La Mã đã làm đẹp bằng
cách sử dụng rượu vang để đánh má hồng, vẽ mặt và cơ thể bằng phấn để có màu
trắng xanh. Họ thậm chí còn tạo ra phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng cách
kết hợp bột lúa mạch và bơ. Đối với lông mi, họ chuốt bằng một loại trầm hương
màu đen. Người La Mã cũng nhuộm tóc, tuy nhiên khi đó họ lại sử dụng dung dịch
kiềm, gây ra chứng rụng tóc và nhiều người phải đội tóc giả. Họ đã phát minh ra thuốc rụng lông.
Vào thời trung cổ, hình xăm và các màu phấn mắt trở nên rất phổ biến,
như màu xanh dương, xanh lá, xám và nâu. Trong khoảng thời gian này, chỉ có
những người trong hoàng tộc, các quan tòa là được sử dụng mỹ phẩm. Nước hoa
vào lúc đó đã trở nên phổ biến ở Pháp, và các cách thức làm trắng da được sử dụng
cho khuôn mặt. Sản phẩm làm trắng được làm từ carbonat, hydroxyd và chì oxyd.
Chúng là những chất có hại và lưu lại lâu trong cơ thể, gây nên những vấn đề về
sức khỏe, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong.
Trong những năm 1900, ngành công nghiệp mỹ phẩm thương mại bắt đầu
tăng trưởng đáng kể. Năm 1913, Mascara được phát triển bởi chuyên gia hóa học
và nước hoa người Pháp Eugène Rimmel. Sản phẩm này khi đó vẫn còn khá hỗn
độn và chưa phù hợp, nhưng nó không độc hại và trở nên phổ biến trên khắp châu
Âu. Mascara được sử dụng trên toàn thế giới khi T.L. Williams đã tạo ra một sản
phẩm tương tự cho công ty mới của mình, đó chính là Maybelline. Trong những
năm 1900 sau đó, trang điểm đã trở thành một cách để phụ nữ thể hiện bản thân.
Phụ nữ khi đó trang điểm tùy theo phong cách của họ, và không chạy theo các xu hướng. 3 2. Định nghĩa
Định nghĩa gốc: Một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với
những bộ phận bên ngoài cơ thể con người … hoặc với răng lợi, niêm mạc miệng,
chỉ với mục đích duy nhất hoăc chủ yếu là để làm vệ sinh, làm thơm hoặc bảo vệ
chúng nhằm mục đích duy trì chúng ở điều kiện tốt, thay đổi hình thức hoặc điều
chỉnh mùi hương cơ thể.
Định nghĩa hiện nay: Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng
đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản
lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp
xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng tay, móng
chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng,
với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo,
hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng
trong điều kiện tốt”. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm các
ký tự cấu thành phải là kí tự có gốc chữ cái latin.
Bằng cách bỏ bớt từ "nhằm mục đích" và thay thế ba chức năng và ba mục
tiêu bằng sáu mục đích (7 - 12), khái niệm năm 1993 đã loại bỏ một số bất thường
về luật pháp trong đó có nội dung đưa tất cả những sản phẩm trang điểm ra ngoài
phạm vi những sản phẩm mỹ phẩm.
Cần ghi nhận là trong khi cụm từ "duy nhất hoăc chủ yếu " đã được đổi
thành "duy nhất hoăc chính" đã nhấn mạnh thực tế là các cơ quan quản lý đã nhìn
nhận mỹ phẩm có thể có những chức năng ngoài 6 chức năng đã nêu. 3. Phân loại
+ Phân loại theo đối tượng sử dụng (da, tóc, môi, răng…)
+ Phân loại theo dạng bào chế (dung dịch, hỗn dịch, gel, kem…)
+ Phân loại theo bản chất sử dụng (hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên…)
Hiện nay, trên các hệ thống văn bản, theo phụ lục I trong “Hiệp định hệ
thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” cũng như theo Groot thì các sản
phẩm mỹ phẩm được chia thành 20 nhóm. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ
phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng
của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm, gồm có
+ Các loại kem, nhũ tương, lotion, gel và dầu xoa (cho tay, chân, mặt…)
+ Các sản phẩm mặt nạ
+ Các chất nhuộm màu (chất lỏng, bột nhão hoặc bột)
+ Các loại phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh
+ Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi
+ Nước hoa, nước tắm, nước thơm
+ Các chế phẩm dùng để tắm (các muối, các chất tạo bọt, dầu, gel…)
+ Các chất làm rụng lông, tóc
+ Các chất khử mùi, chống tiết mồ hôi
+ Các sản phẩm dùng cho tóc 4
o Thuốc nhuộm tóc và sáng màu tóc
o Thuốc giữ nếp tóc o Thuốc làm quăn tóc
o Thuốc chải tóc
o Các sản phẩm làm sạch tóc, làm mượt tóc, làm đầu.
+ Các sản phẩm cạo râu
+ Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt, mắt
+ Các sản phẩm dùng cho môi
+ Các sản phẩm dùng cho răng và miệng
+ Các sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân
+ Các sản phẩm dùng giữ vệ sinh
+ Các sản phẩm dùng khi tắm nắng
+ Các sản phẩm làm trắng da
+ Các sản phẩm chống nếp nhăn
Riêng ở Mỹ, người ta định nghĩa mỹ phẩm như là một nghệ thuật để làm
sạch, làm đẹp và giữ gìn cơ thể con người. Chức năng quản lý mỹ phẩm nằm trong
liên đoàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Federal Food, Drug & Cosmetics
– FDC). Như vậy, các chế phẩm bảo vệ da chống tia nắng mặt trời, chế phẩm chống
sâu răng, các shampoo trị gàu và các chế phẩm chống ra mồ hôi và ngay cả những
chế phẩm khử mùi cũng không được coi là các chế phẩm mỹ phẩm ở Mỹ. Những
sản phẩm này được xếp vào nhóm các dược mỹ phẩm và việc phân phối, sử dụng
theo những quy tắc chặt chẽ hơn.
4. Mục đích, tác dụng
ASEAN đưa ra hướng dẫn về khoảng giao thoa giữa thuốc/mỹ phẩm liên
quan đến nội dung nêu về công dụng của mỹ phẩm. Sản phẩm được xác định hoặc
là "mỹ phẩm" hoặc là "thuốc" dựa trên hai yếu tố:
+ Thành phần công thức của sản phẩm, và
+ Mục đích sử dụng, dự kiến của sản phẩm
Thành phần công thức: thành phần công thức của một sản phẩm không nhất
thiết quyết định việc phân loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn có thể
xảy ra là một thành phần hay hàm lượng của một thành phần có thể làm cho sản
phẩm không còn phù hợp với cách phân loại của một mỹ phẩm.
Mục đích sử dụng dự kiến: Theo khái niệm của thuật ngữ "thuốc" và "mỹ
phẩm" trong các luật lệ tương ứng, thì vấn đề mấu chốt trong việc phân loại một
sản phẩm là mục đích sử dụng của nó. Công dụng sản phẩm ghi trong tờ hướng
dẫn sử dụng (package-insert), trên quảng cáo, và đặc biệt là trên nhãn sản phẩm,
sẽ chỉ rõ cho người tiêu dùng biết được mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm.
Nguyên tắc chung là sản phẩm mỹ phẩm chỉ được nêu những công dụng có
lợi như một mỹ phẩm, chứ không phải là công dụng có lợi về y học hay điều trị.
Các chế phẩm mỹ phẩm được sử dụng với một hoặc nhiều mục đích sau: 5
+ Dùng hằng ngày để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cơ thể như xà phòng,
shampoo, kem đánh răng, kem giữ ẩm và kem làm sạch.
+ Dùng làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn: trang điểm, nhuộm tóc, uốn tóc,
nhuộm móng tay, móng chân…
+ Tăng hấp dẫn bởi mùi dễ chịu (cải thiện mùi): chế phẩm khử mùi,
nước hoa, súc miệng, sau khi cạo râu…
+ Bảo vệ da: sản phẩm dùng khi đi tắm nắng.
+ Cải thiện những khuyết tật ngoài da như bạch biến, tàn nhang…
+ Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng mỹ phẩm có thể cải
thiện một cách sâu sắc yếu tố tâm lý của người sử dụng.
5. Phạm vi sử dụng
Các sản phẩm mỹ phẩm được dùng cho mọi người, không phân biệt thành
thị hay nông thôn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hoặc nghèo… Năm 1974, ở Mỹ
đã tiến hành một cuộc hội thảo khách hàng với 10 050 gia đình và tiến hành phỏng
vấn khách hàng dùng mỹ phẩm, kết quả cho thấy rằng khách hàng dùng nhiều nhất
là các sản phẩm như xà phòng (87%), sản phẩm đánh răng (làm trắng, bóng) (82%),
nước gội đầu (80%), khử mùi và chống tiết mồ hôi (61%), súc miệng, làm cho hơi
thở thơm tho (48%), bột talc (45%) và thuốc xức cho tay và cơ thể (43%). Còn các
chế phẩm khác dùng với số lượng ít hơn (số khách hàng ít hơn) như các chế phẩm
làm suôn tóc, làm thẳng tóc (dưới 1%), làm mềm râu (2%), làm rụng lông, tóc (3%), kem dùng cho mắt…
Nghiên cứu mô hình sử dụng mỹ phẩm với 811 phụ nữ ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kì cho bảng 1.
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kỳ Chế phẩm mỹ phẩm Số người dùng Tỉ lệ %
Nước gội đầu (shampoo) 798 98 Kem đánh răng (toothpaste) 781 96 Kem hoặc lotion bôi mặt 753 93
Nước hoa hoặc nước toilet 741 91 Son môi 703 87 Xà phòng 705 87 Lotion xức toàn thân 662 82 Khử mùi, giảm mồ hôi 669 82 Làm bóng mặt 667 82 Hóa trang mặt 640 79 Dưỡng da mặt 629 78 Kem hoặc lotion xức tay 598 74 Bôi mí mắt 600 74
Tắm hoặc tắm hoa sen (bọt) 583 72
Nhuộm móng tay, móng chân 570 70 Phấn hồng 558 69 Tẩy thuốc nhuộm móng 562 69 Kem làm sạch 496 61 Dầu xả tóc 447 55 6 Trang điểm dạng lỏng 435 54 Tẩy trang 427 53 Nhuộm tóc 430 53 Chì kẻ mắt 418 52 Dầu tắm 310 38 Kem làm rụng lông, tóc 262 32 Chì kẻ lông mày 256 32 Thay đổi màu tóc 241 30 Bột xoa mặt 205 25 Shampoo màu 195 24 Kem cho mắt 193 24 Xúc miệng 177 22 Kẻ mắt 151 19 Dán ngụy trang 158 19 Muối để tắm 137 17 Làm cứng móng tay 121 15 Bột xoa toàn thân 114 14 Bột dùng cho chân 100 12 Shampoo khô 60 7 Uốn tóc (ở nhà) 45 6 Làm móng nhân tạo 33 4
Thống kê này cho thấy rằng các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho nam
giới tăng lên đáng kể.
Tình hình sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng lên, ở mọi quốc gia trên
thế giới. Đối với nước ta, khi kinh tế chuyển sang hướng thị trường và đời
sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng
mỹ phẩm đúng mục đích là điều tất yếu và cũng ngày càng tăng. 7
6. Đối tượng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tượng mỹ phẩm)
Đối tượng của mỹ phẩm có thể chia thành 5 nhóm đối tượng chính sau: da,
tóc, răng, móng, môi. Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo sinh học, một số vấn đề
có thể gặp phải và một số chế phẩm mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về các đối tượng của mỹ phẩm 6.1. Da
6.1.1. Đặc điểm cấu tạo sinh học
Da là một lớp mỏng bao bọc xung quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có các chức năng sau:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi
trường xung quanh, các tác nhân lý học làm hại cơ thể, sự thoát hơi nước của cơ thể. + Cảm giác
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể Cấu trúc
1-thân lông; 2- lỗ thoát mồ hôi; 3-
hồng huyết cầu; 4-dây thần kinh; 5-
cơ; 6-tuyến bã nhờn; 7-chân lông; 8-
tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác;
10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ hôi;
12-mô mỡ; 13-tĩnh mạch; 14-dây
thần kinh vận động; 15-động mạch;
16-lớp mỡ; 17-lớp bì; 18-lớp sừng
Hình 1.1. Cấu tạo và các thành phần của da
Da gồm các lớp riêng biệt được chia khác nhau về: yếu tố sinh lý, sinh hóa
và hình dạng cấu tạo của chúng + Lớp biểu bì + Lớp sừng + Lớp bì + Lớp mỡ
6.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da Sự lão hóa
Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão
hóa da biểu hiện rõ qua sự giảm tính chất đàn hồi của da.
Sự lão hóa da được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang học. 8
Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp cơ sở) phát triển
chậm nên không thể tự thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp sừng
giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vảy, xù
xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở lên mỏng hơn, các sợi đàn hồi yếu ớt
hơn và số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị giảm vì thế xuất
hiện các vết nhăn rõ trên da.
Lão hóa quang học: hay còn gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự nhiên.
Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi collagen
bị tổn thương và bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu vàng, bị
khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu sắc không
đều. Một số vitamin có tác dụng chống lại sự lão hóa da như vitamin E, vitamin A
và một số dẫn chất caroten. Độ ẩm của da
Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21oC, có độ ẩm tương đối 65%, lượng hơi
ẩm xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng
căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng có
lượng hơi ẩm dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành
những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách tăng hàm
lượng ẩm trong lớp sừng bằng cách. + Dùng chất giữ ẩm + Tạo màng bán thấm
Vitamin trong chăm sóc da
Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B1, B6, K, C.
+ Loại tan trong nước bao gồm B1, B6, C
+ Loại tan trong dầu gồm A, E, F, K
Dưới tác dụng của nhiệt ánh sáng vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy.
Để tăng tính ổn định và hiệu quả sử dụng, người ta thường dùng trong viên nang
collagen – vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da, giải
phóng lượng vitamin cần thiết cho da, ngoài ra collagen còn là một thành phần của
da có tác dụng làm căng da, làm da mịn màng. Sắc tố melamin
Melamin được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một
loại acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì.
Melamin thường tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melamin màu da và melamin màu đen.
Đối với da bình thường melamin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover.
Nguyên nhân hình thành vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng của tia tử
ngoại, tuổi tác và di truyền của dòng họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ sắc tố
thành điểm từ 2-5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vết nám (tích tụ các sắc tố
màu đen dạng mỏng ở má và trán), đó là hiện tượng sinh ra do sự tích lũy dư thừa sắc tố melamin màu đen. 9
Nhóm acid AHAs và BHAs trong chăm sóc da
AHAs và BHAs tuy đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ
thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính năng riêng biệt. Chăm sóc da mặt + Làm sạch da + Làm đẹp da
6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn đề
đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống nắng… 6.2. Môi
6.2.1. Sinh lý môi
So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng sau
Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi và da Phân loại Da Môi Tuyến nhờn Có Không Lớp sừng Dày Rất mỏng Thành phần giữ ẩm tự Nhiều Ít nhiên NMF 0,76-1,27μmol/mg 0,12mol/mg Tốc độ bay hơi nước Chậm Nhanh 11-19g/mm2 hr 78g/mm2 hr Lượng H2O Nhiều Ít 30-39sμΩ 16-25 sμΩ
So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm
nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm
sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có ít
và sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm nhô lên
không liên tục tạo cho môi những đặc tính: lượng nước trên môi thấp, môi không
lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi.
6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi
+ Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ
có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu.
+ Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích
hướng đến của mỹ phẩm.
6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục
đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…). 10 6.3. Tóc
6.3.1. Sinh lý tóc

Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp này
được bao quanh bởi 2 lớp bao, một là chất không định hình, keratin do những tế
bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh)
Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc
Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen,
giai đoạn catagen, giai đoạn telogen).
Thành phần: Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (kerantin) tạo
thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin,
glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các
liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua).
Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc tóc mới,
biểu bì đều đặn, cách chân tóc 5 cm – tóc già hơn, biểu bì bị hư một phần, phần
đuôi tóc
– tóc bị tấn công cơ học nhiều, vỏ tóc gần như bị phơi ra, cuối sợi tóc
biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn.
6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu
Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra, mô hôi, các mảnh
keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói không khí xung quanh.
Gàu: Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều
mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể
xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự.
Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy nến,
tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc…
Vệ sinh chăm sóc tóc và da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo và sạch sẽ, cố gắng
tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc. 11
6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Do yêu cầu làm đẹp và sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc tóc như:
làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…), ngoài ra
còn một số sản phẩm chuyên biệt khác. 6.4. Móng
6.4.1. Sinh lý móng
Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng
Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái,
móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần
như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,2- 1,5mm/tuần.
Hình 1.3. Cấu tạo móng
6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng
Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt gạo, móng bị ố.
6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng tay.
6.5. Răng, miệng
6.5.1. Sinh lý răng và miệng
Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt).
Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần
bên ngoài là thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể
từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng.
Nước bọt do các gân ở gò má và phần dưới lưỡi tiết ra, nó luôn luôn được
đổi mới, bảo vệ và làm trơn nướu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối, enzym,
vi khuẩn và các chất kháng khuẩn. 12
Hình 1.4. Cấu tạo răng
6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng Bệnh
gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng
Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm…
6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn là kem
đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy trắng, kẹo trắng răng…
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG I
1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của da.
4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của môi.
5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của móng.
6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của tóc.
7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của răng, miệng. 13 14 Chương 2
NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm.
2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm.
-------------------------------------------------------------------------------------
Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều
thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về
các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất và bao bì đóng gói mỹ phẩm.
Theo nội dung của thông tư 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công thức có
trong sản phẩm mỹ phẩm như sau:
+ Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm
lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của
chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những
thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các
thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự
nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV
(Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang
điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có
thể chứa” hoặc “+/-”.
+ Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng
độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng
đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
+ Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International
Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất:
Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary),
Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States
Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn
Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic
Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese
Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết
bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các
thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. 15
+ Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
o Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
o Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt
trong sản phẩm thành phẩm.
o Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất
mang của các thành phần tạo mùi.
Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công
thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm: − Các dầu, mỡ, sáp
− Chất hoạt động bề mặt − Chất làm ẩm − Chất sát trùng − Chất bảo quản − Chất chống oxy hóa − Chất màu − Hương liệu − Chất phụ gia khác
Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của
từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức năng, và có
tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác. 16