-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam | Tiểu luận môn Triết học Mác - Lênin | Đại học Thương Mại
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Các quan hệ sản xuất là các quan hệ cơ bản, đầu tiên, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: triết học(th)
15 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa
phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. NHÓM: 9
LỚP HP: 22103MLNP0221
CHUYÊN NGÀNH: Quản trị kinh doanh HÀ NAM, 2022 lOMoARc PSD|27879799
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhóm Đánh giá của tự xếp giáo viên loại 1 Lê Minh Quân Nhóm trưởng 90% Nội dung 1.3 2 Trịnh Thị Diễm Quỳnh Thư ký 95% Thuyết trình phần I Bản word 3 Bạch Mai Phương Thuyết trình phần II 95% Bản powerpoint 4 Lê Phong Phú Nội dung 1.1 90% 5 Nguyễn Thị Minh Phương Nội dung 1.2 90% 6 Phan Hoàng Phúc Nội dung 2.1 90% 7 Phạm Ngọc Phú Nội dung 2.1.1 90% 8 Nguyễn Kiến Quốc Nội dung 2.1.2 90% 9 Vũ Thị Thu Phương Nội dung 2.2 90% 10 Đỗ Anh Quân Nội dung 2.3 90% lOMoARc PSD|27879799 MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………..1
NỘI DUNG………………………………………………………………………....2
I. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN……………………………………………………..2
1.1. Khái niệm và kết cấu của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng……...2
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng………………………………………………………………….…..3
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận…………..………………………………….5
II. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY………..…………..6
2.1. Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của Đảng ta hiện nay…………………………………………………6 2.1.1.
Thành tựu của việc vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng vàkiến trúc thượng tầng…………………………………………..….7 2.1.2.
Hạn chế của việc vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng……………………………..……………….7
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu và hạn chế của việc vận dụng quy luật
biệnchứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng…………………...8
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận dụng quy luật
biệnchứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng…………………..9
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..10 lOMoARc PSD|27879799 MỞ ĐẦU
Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành
các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các xã hội cụ thể đó
được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát thành phạm trù hình thái kinh tế – xã hội.
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng
cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với
một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Trong quá trình phát triển của bất kì chế độ xã hội nào từ xưa đến nay, mối quan
hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng đóng một vai trò vô cùng quan
trọng, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và cải tạo xã hội.
Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết mối quan hệ này là rất cần thiết
đối với mọi quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ trong công cuộc đổi mới đất
nước, nó giúp chúng ta tìm hiểu và xác định những định hướng đúng đắn để khắc
phục những mâu thuẫn nội tại trong xã hội nhằm duy trì và củng cố sự ổn định của
xã hội hiện thời. Chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trên điều kiện thực tiễn của nước ta nhằm mục
đích vận dụng và quán triệt mối quan hệ này vào việc định hướng phát triển nền kinh
tế kết hợp với củng cố hệ thống chính trị, đổi mới một cách toàn diện và triệt để sâu sắc.
Qua đó nhóm chúng em mạnh dạn nhận đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng
của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm chủ đề thảo luận để làm rõ hơn về mối
quan hệ này và giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, khách quan sự tác động qua lại
giữa hai nhân tố cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm ảnh hưởng tới sự vận
động của mỗi hình thái kinh tế - xã hội như thế nào. 1 lOMoARc PSD|27879799 NỘI DUNG
I. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm và kết cấu của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Khái niệm cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Các quan hệ sản
xuất là các quan hệ cơ bản, đầu tiên, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
- Kết cấu của cơ sở hạ tầng:
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất
tàn sư và quan hệ sản xuất mầm mống. Đặc trưng cho cơ ở hạ tầng là quan hệ sản
xuất thống trị- đóng vai trò chủ đạo, chi phối các loại hình quan hệ sản xuất khác,
định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội một xã hội nhất định. Tuy
nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.
- Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những
thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kết cấu của kiến trúc thượng tầng:
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm:
+ Hệ thống các hình thái ý thức xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật, triết học, thẩm mĩ,…. 2 lOMoARc PSD|27879799
+ Các thiết chế chính trị: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng. Các
yếu tố của kiến trúc thượng tầng tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau
và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh những cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng cũng mang tính đối kháng. Tính đối kháng phản ánh tính
đối kháng của cơ ở hạ tầng và được biểu hiện ở sự xung đột và sự đối tranh về tư
tưởng của các giai cấp đối kháng. Đặc trưng của kiến trúc thượng tầng là sự thống
trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong kết cấu kiến thúc thượng
tầng thì Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất. Bởi vì, Nhà nước nắm trong tay sức
mạnh kinh tế và bạo lực, nó chi phối mọi bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng và
các bộ phận này phải phục tùng nó.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mỗi xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai mặt
của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với những
điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích sự vận
động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng
hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm Góp phần
khoa kinh tế chính trị, C.Mác khẳng định:”Không thể lấy bản thân những quan hệ
pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển
chung tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn
từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”.
- Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một quy luật cơ bản
của sự vận động, phát triển lịch sử xã hội:
+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 3 lOMoARc PSD|27879799
+ Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng
Thứ nhất, vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:
+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với
nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ ở hạ tầng quyết định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị
về mặt thống trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét
đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh
giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn
giáo… Đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ ở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo,
khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù
hợp với nó. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái
kinh tế- xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong
bản thân mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay
đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kiến
trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng như chính trị, pháp luật….có những yếu tố
thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật…..có những yếu tố vẫn được kế thừa để
xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu
tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
Thứ hai, sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ ở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng củng cố, bảo vệ duy trì cơ ở hạ tầng sinh ra nó và đấu
tranh chống lại cơ ở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đối lập với nó. Kiến trúc 4 lOMoARc PSD|27879799
thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện nó có tính tương đối,
độc lập do đó nó tác động lại cơ sở hạ tầng ở những mặt sau: -
Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó và tìm cách xoá bỏ cơ ở hạ tầng cũ, kiến trúc
thượng tầng cũ. Nó luôn luôn giữ lại và kế thừa những cái cũ đã làm tiền đề cho cái mới. -
Kiến trúc thượng tầng tác động đến cơ ở hạ tầng bằng nhiều hình thức
khácnhau trong đó Nhà nước là yếu tố quan trọng nhất, tác động trở lại mạnh mẽ
nhất đối với cơ sở hạ tầng vì nó là công cụ bạo lực tập trung trong tay giai cấp thống
trị. Nó không chỉ thực hiện chức năng kinh tế bằng chính sách kinh tế - xã hội đúng,
nó còn có tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các bộ phận khác
của kiến trúc thượng tầng cũng phải thông qua thì mới có hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng. -
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo 2 chiều: tích cực và tiêu cực
+ Tích cực: Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với những quy luật vận
động của cơ ở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ ở hạ tầng phát triển. Do đó, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tiêu cực: Khi kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều quy luật vận động của
cơ sở hạ tầng, khi nó là sản phẩm của quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó cản trở, kìm
hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ ở hạ tầng và kiến trúc thượng tầnglà
cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị. Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định
chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.
- Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời và tuyệt đối một yếu tố là sai lầm: 5 lOMoARc PSD|27879799
+ Nếu tuyệt đối hoá kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan
điểm duy vật tầm thường, dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỉ cương, pháp luật.
+ Nếu tuyệt đối hoá chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến
duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam rất quan tâm
đếnnhận thức và vận dụng quy luật này. Trong thời kì đổi mới, Đảng ta chủ trương
đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm,
đồng thời đổi mới chính trị từng bước, thận trọng, vững chắc với những hình thức và bước đi thích hợp.
II. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của Đảng ta hiện nay - Về cơ sở hạ tầng:
Nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện, Đất
nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Nguy cơ
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại. 6 lOMoARc PSD|27879799
- Về kiến trúc thượng tầng:
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng
tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, xã hội chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
+ Một số chủ trương lớn của Đảng chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống
nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong chính sách, chỉ đạo điều hành.
+ Một bộ phận cán bộ, đảng viên vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, không đủ
trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Bản chất văn hóa dân tộc bị sói mòn, tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia
tăng; những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch với Việt Nam càng ngày càng lộ rõ và gia tăng.
+ Tệ quan liêu tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng.
2.1.1. Thành tựu của việc vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng -
Trước đổi mới: đề cao thái quá vai trò của kiến trúc thượng tầng, chính trị
làthống soái, chính trị can thiệp thô bạo vào kinh tế bằng những mệnh lệch hành
chính chủ quan của cơ quan quản lý. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng
mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết và áp đặt 1 cách
chủ quan từ trên xuống dưới làm cho kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ và sau đó rơi vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng kinh tế - xã hội. -
Từ năm 1986 đến nay: Đảng ta thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, trước
hếtlà đổi mới về tư duy kinh tế tức là xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang cơ chế biện chứng, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm và từng
bước đổi mới về chính trị, đổi mới thể chế kinh tế… 7 lOMoARc PSD|27879799
2.1.2. Hạn chế của việc vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng -
Tình trạng chung là nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức ngại thực
hiệncơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc, ngại bị rút bớt quân số và lợi ích cục bộ…
Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều
bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30%. Trên thực tế, tuy là “một
cửa” nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa”do không ít cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng
nhiễu tạo ra nên người dân chưa hết phiền hà. -
Sự chỉ đạo thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp,
cácngành; tiền lương mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức. -
Do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, do trình độ người dân còn hiều hạn chế
làmcho kiến trúc thượng tầng kém phát triển từ đó tồn tại nhiều bất cập và vấn đề
liên quan đến bộ máy nhà nước, ví dụ: như còn nhiều sai phạm , tham nhũng lợi dụng chức quyền ..... -
Hạn chế nằm ở con người vì con người là mắt xích cấu thành nên cơ sở hạ
tầng ,mà cơ sở hạ tầng lại quyết định cấu trúc thượng tầng. Khi trình độ nhận thức
của người dân còn nhiều hạn chế dẫn đến dễ bị lôi kéo và dụ dỗ của các thế lực thù
địch, phản động chống phá đảng và nhà nước, làm cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng bị gián đoạn.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu và hạn chế của việc vận dụng quy luật biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng -
Nguyên nhân tạo nên thành tựu của việc vận dụng quy luật biện chứng giữa
cơsở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng :
Một là, Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Hai là, thực hiện thành công công cuộc cải cách đổi mới kinh tế-xã hội và thể chế chính trị . 8 lOMoARc PSD|27879799
Ba là, Nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp, chức năng kiểm soát xã hội để tăng
cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc vận
dụng quy luật biện chứng giữa cơ ở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Bốn là, luôn lấy chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim
chỉ nam để có hướng đi phù hợp trong việc vận dụng quy luật biện chứng trên .
Năm là, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, đúng đắn quy luật phát triển của xã hội mà Mac-Lênin đã vạch ra. -
Nguyên nhân gây ra những hạn chế khi vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ
sởhạ tầng và kiến trúc thượng tầng là:
+ Do tác động tiêu cực của chủ nghĩa quan liêu, quan liêu bao cấp kéo dài một thời gian dài.
+ Sự chống phá của một số phần tử xấu phản động xâm nhập vào tổ chức bộ máy,
hoạt động của nhà nước gây ảnh hưởng đến quá trình vận dụng quy luật biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
+ Do đặc quyền, đặc lợi, tham ô tham nhũng, suy đồi đạo đức của các cán bộ nhà
nước làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế - chính trị, tinh thần đạo đức trong xã hội
, kìm hãm sự phát triển đất nước cũng như trì trệ việc vận dụng quy luật biện chứng trên.
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận dụng quy luật biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn đổi mới kinh tế
phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó hữu cơ với nhau trên tinh thần ổn định
chính trị để đổi kinh tế một cách toàn diện và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.
+ Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Vì cơ sở hạ tầng phát triển thì mới thúc đẩy
kiến trúc thượng tầng phát triển. 9 lOMoARc PSD|27879799
+ Ngoài ra kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập nhất định và thường xuyên
tác động lại cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng duy trì và bảo vệ lại cơ sở hạ tầng.
Chính vì vậy cần lựa chọn kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
+ Cần một phương pháp tiếp cận vấn đề một cách cụ thể không làm theo cách “cháy
đâu chữa đấy” từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để đưa ra những luận chứng có tính khả thi.
+ Cần theo dõi chặt chẽ, khai thác sàng lọc và sử lý các loại tín hiệu của nền kinh tế
một cách kịp thời trên cơ sở chủ chương chính sách thích hợp khuyến khích các hoạt
động kinh tế lành mạnh, đồng thời phải xây dựng một cơ chế điều hành kinh tế cho
phép thâu lượm đánh giá, sử lý kịp thời mọi tín hiệu kinh tế trong phạm vi cả nước.
+ Hoàn thiện các thủ tục tài chính, tăng cường kỷ cương pháp luật trong điều hành
tài chính quốc gia từ trung ương đến từng người sản xuất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb chính trị quốc gia. 2.
Giáo trình Triết học Mác- Lê nin, Tập II, Học viện chính trị- Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia.
3.Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 5, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
4.Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 8, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
5.Lời tựa tác phẩm: “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị học” C. Mác và
Ăngghen, toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, H. 1995, Hà Nội.
6.Mác-Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H1993, tập 6, 13, 23.
7.Mác - Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H1995, tập 3,4,19.
8.V. I. Lênin, toàn tập, Nxb TB, M 1977, tập 38. 10