-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vận dụng quy luật lượng chất | Triết học Mác - Lênin | Đại học Thương mại
Vận dụng quy luật lượng chất | Triết học Mác - Lênin | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: triết học(th)
15 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848 Câu 1
Đề bài: Quy luật lượng chất - trình bày nội dung của quy luật và vận dụng quy luật vào trong lĩnh
vực đời sống học tập của mỗi người Giải thích:
A. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT:
I. Một số khái niệm: 1. Chất:
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật,
hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng
khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. 2. Lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự
vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách
quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý
chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng
nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm… 3. Độ:
* Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất biện chứng, hữu cơ giữa chất và
lượng trong một khuôn khổ nhất định, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản về chất của sự vật… Độ là một khuôn khổ, trong đó chất và lượng thống nhất hữu cơ, không tách rời…
* Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới điểm phá vỡ độ cũ,
làm chất của sự vật, hiện tượng đổi thành chất mới, tức là xảy ra bước nhảy.
* Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do biến đổi về lượng trước đó gây ra, kết thúc một giai đoạn vận động, độ cũ bị
phá vỡ, độ mới ( sự vật, hiện tượng mới) được xác lập. 1/5 lOMoARcPSD|40534848
II. Phân tích nội dung quy luật lượng-chất:
1. Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng:
a) Quan niệm biện chứng duy vật về chất:
Trong thế giới quanh ta tồn tại vô vàn sự vật, hiện tượng. Vậy tại sao chúng ta có thể phân
biệt được các sự vật với nhau? Đơn giản vì các sự vật khác nhau có những đặc trưng khác
nhau, những thuộc tính quy định khác nhau. Ví dụ như: Kim loại không có khả năng hòa
tan một số chất, mọi động vật và thực vật đều được đặc trưng bởi đồng hóa và dị hóa
nhưng chúng lại khác nhau. Sở dĩ ta phân biệt được sự vật, hiện tượng khách quan đó là vì
chúng có sự khác nhau về chất. Chất là phạm trù chiết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, làm cho sự vật là nó
chứ không phải cái khác.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối quan hệ
qua lại với sự vật khác, là những tính chất, trạng thái, những yếu tố cấu thành nên sự
vật,…đó là những cái vốn có của sự vật từ khi nó được sinh ra hoặc được hình thành trong
quá trình vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên những đặc tính vốn có của sự vật,
hiện tượng chỉ được bộc lộ ra qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi
các phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó, nghĩa là kết cấu của sự vật.
Trong tự nhiên và xã hội, chúng ta thấy không ít sự vật mà xét riêng các yếu tố cấu thành
chúng hoàn toàn đồng nhất nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Ví dụ như kim
cương và than chì đều được cấu thành từ các nguyên tố Cacbon. Tuy nhiên, kim cương là
vật cứng nhất trong các loại sự vật và có giá trị kinh tế cao còn than chì thì không có
những đặc trưng đó.
b) Quan niệm biện chứng duy vật về lượng:
Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng là sự biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ,
trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…Trong thực tế lượng của sự vật thường
được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể. Bên cạnh đó có những lượng chỉ được
biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như: trình độ nhận thức khoa học của con
người, ý thức học tập của sinh viên,…Trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận
thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa.
Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử
cấu tạo nên nguyên tố hóa học, các tầng lớp trong xã hội,…), có những lượng vạch ra yếu
tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng,…).
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối, có những tính quy định
trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng
của sự vật và ngược lại. Ví dụ số lượng sinh viên đạt loại giỏi của một lớp sẽ quy định chất
lượng của lớp học đó.
® Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau trong sự vật. Trong quá tình vận động
và phát triển, chất và lượng của sự vật không đứng im, chúng luôn vận động, tác động qua
lại lẫn nhau theo một quy luật nhất định.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, chúng tác
động qua lại lẫn nha. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có
những quy định về chất và ngược lại.
Sự thay đổi về chất và về lượng của sự vật diễn ra cùng sự vận động và phát triển của sự
vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau mà không tách rời nhau, sự thay
đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Sự thay đổi về 2/5 lOMoARcPSD|40534848
đổi ngay lập tức về chất của sự vật. Mặt khác, trong một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng
không làm cho chất thay đổi. Khi lượng của sự vật
được tích lũy quá giới hạn quy định (độ) thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới được hình thành
thay thế chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích lũy được.
Khi sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới
và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó.
Quá trình đó liên tiếp diễn ra trong sự vật, vì vậy sự vật luôn luôn phát triển không ngừng.
Chất của sự vật do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là
một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa chất của sự vật do sự thay đổi về lượng
của sự vật trước đó gây nên. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển của
sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là tập hợp của hàng loạt sự gián đoạn.
Chất mới của sự vật chỉ có thể thay đổi khi sự thay đổi về lượng của nó đạt tới điểm nút.
Chất mới của sự vật sẽ tác động ngược trở lại lượng đã thay đổi của sự vật. Chất mới có
thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hóa về chất của sự vật hết sức
đa dạng và phong phú với những hình thức khác nhau. Sự khác nhau về bước nhảy đó
được quy định bởi bản thân sự vật, bởi những điều kiện cụ thể mà sự vật thực hiện bước
nhảy. Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của sự vật có thể chia bước nhảy thành
bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay
đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian dài, được thực hiện
từ từ, tích lũy dần dần các nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần mất đi.
Cần lưu ý rằng bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật. Bước
nhảy dần dần là sự chuyển hóa dần dần từ chất này sang chất khác, còn sự thay đổi dần
dần về lượng là tích lũy liên tục về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
Căn cứ vào quy mô bước nhảy của sự vật có bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy là thay đổi chất của từng mặt riêng lẻ của sự vật
Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Trong thực tế, các sự vật có những thuộc tính đa dạng và phong phú nên muốn thực hiện
bước nhảy toàn bộ phải thông qua các bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, chúng ta thực hiện
các bước nhảy cục bộ trong từng lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự,…để đi đến
bước nhảy toàn bộ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội người ta còn phân chia sự thay đổi đó thành
thay đổi có tính cách mạng và thay đổi có tính tiến hóa. Cách mạng là sự thay đổi trong đó
chất của sự vật biến đổi căn bản không phụ thuộc vào hình thức biến đổi của sự vật. Tiến
hóa là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất không cơ bản của sự vật.
Song cần lưu ý rằng, chỉ có sự thay đổi căn bản về chất, mang tính tiến bộ đi lên mới là
cách mạng. Nếu sự thay đổi căn bản về chất làm cho xã hội thụt lùi thì đó lại là phản cách mạng.
Từ những sự phân tích trên có thể rút ra nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: mọi sự vật đều là sự
thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ độ tới điểm
nút dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới được ra
đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm lOMoARcPSD|40534848 3/5 lOMoARcPSD|40534848
B. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO ĐỜI SỐNG HỌC TẬP:
Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các sự vật hiện tượng đa dạng phong phú trong thế
giới khách quan, con người đã dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính
lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy luật”. Con người không thể
tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc
sống. Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết cách thức
của sự vận động và phát triển của xã hội. Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, em đã rút ra một
vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại của mình.
Thứ nhất, chú tâm nghe giảng, học tập để tiếp thu tri thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác,
tích lũy cho mình thêm nhiều tri thức và kinh nghiệm.
Có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước
nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất
hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập phải biết từng bước tích lũy về lượng
(tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hàng
ngày để chất được thấm sâu, trở thành của mình. Tránh gần sát kì thi mới học, học dồn
như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan,
nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Thứ hai, học tập khoa học, học lần lượt theo các giai đoạn, tránh chủ quan, đốt cháy, nhảy cóc giai đoạn.
Trong quá trình học tập và rèn luyện cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa
biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự
biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu
từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng
trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi
học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm trễ trong học tập, rồi
“nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn
thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm
chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Như vậy, muốn
tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải
hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất
Thứ ba, cần giữ cho mình thái độ học tập tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực, tránh sử
dụng các chiêu trò gian lận, dối trá.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về
lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động
mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác. Trong một kỳ thi, nếu có học
viên gian lận để một kết quả tốt, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa
có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ
không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này. Khi ta tự chủ học tập,
tức là ta đã biến tri thức đó thành của mình, giúp ta hoàn thiện bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống.
Thứ tư, cần rèn cho mình tính chủ động trong học tập, cố gắng phấn đấu rèn luyện và học
tập, “học tập suốt đời”
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác
động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu
của sự vật. Khi chúng ta mới bước chân vào môi trường mới, chưa có đủ kinh nghiệm
(chất), nhiệm vụ của bản thân là học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng)
để thích nghi được và có kết quả tốt. Trong quá trình học tập, học viên phải trải qua rất 4/5 lOMoARcPSD|40534848
một giai đoạn, chúng ta lại bước sang một giai đoạn mới đòi hỏi có một trình độ cao hơn, lượng
kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi học viên cần
phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó
giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
Có thể nói, quy luật lượng chất có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và đào tạo.
Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta còn nhiều hạn chế trong tư duy quản lý
cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực
tế đáng báo động của ngành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa
đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy. Xuất phát từ
việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải
cách quan trọng trong giáo dục.
Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong đời sống
hàng ngày, giúp thức tỉnh bản thân phải học tập thật nghiêm túc, kiên trì tích lũy những
kiến thức không chỉ ở trong sách vở mà còn ở nhiều phương tiện khác nữa. Là một sinh
viên của Trường Đại học Thương Mại, em cần vận dụng quy luật một cách đúng đắn và
hợp lí để đưa ra phương pháp học tập phù hợp nhất, tích lũy thêm kiến thức và kinh
nghiệm cho cuộc sống. 5/5