Biện pháp kích cầu - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009? Chính sách kích cầu của Việt Nam so với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản có gì khác và giống nhau? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
MỞ ĐẦU
1. Nội Dung nghiên cứu
Năm 2008 được nhớ tới là một cuộc khủng hoảng kinh tế “đắt đỏ”. 10.000 tỷ USD bị
cuốn trơi, 30 triệu người bị mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái
giá trả cho cuộc khủng hoảng năm 2008. Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers – ngân
hàng đầu tư thànhlập từ năm 1844, là một trong năm định chế tài chính cho vay lớn
nhất nước Mỹ khi đó, đã tuyên bố phá sản sau khi Chính phủ Mỹ từ chối việc bơm vốn
cứu trợ. Đây không phải là tín hiệu đầu tiên báo trước một cuộc khủng hoảng kinh tế
được đánh giá là ‘tồi tệ nhất trong lịch sử’, nhưng nó là cột mốc cho sự sụp đổ của
ngành công nghiệp tài chính của Mỹ - cũng là nguyên nhân chính đẩy nền kinh tế thế
giới vào một giai đoạn khủng hoảng tồi tệ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, tại sao Việt Nam phải thực hiện các
chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009?
Chính sách kích cầu của Việt Nam so với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản có gì khác và giống nhau?
Tại sao Việt Nam lại không thực hiện gói kích cầu thứ 2
Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu về những vấn đề đó 1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm kích cầu
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêu
dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính sách kích cầu (pump priming) là khoản chi tiêu của chính phủ được hoạch
định để kích thích tổng cầu và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo ra
mức gia tăng lớn hơn nhiều của thu nhập quốc dân.
Kích cầu đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác động tới
tổng cầu. Tư tưởng của Keynes là nếu cần, chính phủ có thể chi tiêu ngân sách mạnh
đến mức dẫn tới thâm hụt cả ngân sách nhà nước để kích thích tổng cầu.
1.2. Biện pháp kích cầu
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế, tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu
thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy.
Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản,
là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp.
Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc
thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.
Đúng lúc tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp
sản xuất, các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dụng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu sẽ
làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng lạm phát. Còn nếu thực hiện muộn quá thì
hiệu quả kích cầu sẽ giảm.
Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản
tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu
hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy
thoái kinh tế. Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào
các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản
khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.
Vừa đủ tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu
gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích
nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại gói kích cầu lớn qua tạo ra tác
động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được
kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng
được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư.
1.3. Tại sao phải kích cầu?
Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sản xuất dư thừa, lãng phí nguồn
tài nguyên và lao động. Tức là có sự thiếu hụt tổng cầu so với tổng cung. Để đưa nền
kinh tế trở lại ổn định thì cần phải kích cầu. Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng thì
chỉ có nhà nước có khả năng đẩy mạnh chi tiêu bởi vì các doanh nghiệp và các hộ gia
đình trong thời kì này thường có xu hướng không muốn đầu tư thêm nữa vì khả năng
sinh lợi thấp. Vì vậy vai trò điều tiết của nhà nước trong thời kì này vô cùng quan trọng.
Mức độ can thiệt của nhà nước phải tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, việc can
thiệp quá mức của nhà nước có thể dẫn tới lạm phát tăng cao hơn.
Keynes đã đưa ra gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau: o
Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân. o
Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế.
Nhà nước có thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu tư nhà nước để
kiểm soát lạm phát mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân. o
Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinh tế. o
Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu.
2. Tại sao Việt Nam phải thực hiện chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009
2.1. Suy thoái kinh tế thế giới và tác động đến Việt Nam
2.1.1. Nền kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 được đánh giá là ‘tồi tệ nhất trong lịch sử’. Thế
giới đã chứng kiến một cuộc đại suy thoái trầm trọng bắt nguồn từ tín dụng và nhà đất
của Mỹ sau đó lan sang các lĩnh vực khác.
Cuộc suy thoái này đã hủy hoại nền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Lần đầu tiên, ba nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy thoái kể từ chiến tranh thế
giới thứ 2, kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Sự đổ vỡ hàng loạt củacác ngân hàng không chỉ
ảnh hưởng tới tâm lý của người dân nước này mà cả các nước khác trên thế giới. Thế
giới lúc này phải đối mặt với một mối đe dọa mới là giảm phát –một vấn đề đáng lo
ngại không kém gì lạm phát.
Trước những biến động lớn trong nền kinh tế buộc các ngân hàng trung ương của
các nước trên thế giới có những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ dẫn tới xuất hiện
những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử. Thị trường hàng hóa trên thế giới
đạt đỉnh và tụt dốc. Hai mặt hàng được quan tâm nhiều nhất là vàng và dầu thô đều đạt
đỉnh cao trong năm này, sau đó giá của cả hai mặt hàng đều trượt dốc dài. Tất cả các
diễn biến này xuất phát từ một công cụ tài chính phát sinh với tên gọi CDO
(Collateralized Debt Obligation) – Nợ thế chấp, được phát triển. Từ công cụ này “bong
bóng” bất động sản và các khoản vay dưới chuẩn đã bùng nổ và không thể kiểm soát
chỉ trong 4 năm từ 2002 – 2006.
2.1.2. Kinh tế Việt Nam
Đối với nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mở phụ thuộc vào nhiều nền kinh
tế khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên việc rơi vào khủng
hoảng là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng đã làm
hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu
cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn
bão khủng hoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu
tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam như: Thương mại, đầu tư nước ngoài, tài chính ngân hàng, ...
Tác động đến xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất
khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường
thế giới. Tại Việt nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp
rất nhiều khó khăn, các thị trường truyền thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt nam
như: Mỹ, EU, Nhật đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn,
đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán
yếu, sức mua không còn như những năm trước.
Việt nam là một trong những nước ảnh hưởng nặng trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa. Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa cùng loại của
các nước khác trong khu vực châu Á, thuận lợi về giá sẽ không còn, khả năng thanh
toán của các đối tác cũng không thuận lợi như trước,…Nhiều mặt hàng xuất khẩu
truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, tôm, cá,... đểu giảm mạnh lượng xuất khẩu. Điều
đó đã làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam bị sụt giảm, từ mức 8,48% năm 2007
xuống còn 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009. (Nguồn từ thông báo từ cục
thống kê cuối tháng 12-2009).
Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến
hàng xuất khẩu. Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm; suy thoái kinh tế toàn cầu
làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phôi thép và thép xây
dựng, các thiết bị công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng, người lao động thu nhập thấp hơn khiến họ phải cắt giảm chi
tiêu làm cho những doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ngần ngại trước khả năng chi
tiêu của người tiêu dùng. Do đó, giới hạn nhập khẩu hàng tiêu dùng của các doanh
nghiệp nằm trong một số mặt hàng cần thiết mà các nhà nhập khẩu Việt Nam xác định
giới hạn an toàn không bị lỗ.
Tác động Đối với hệ thống tài chính ngân hàng
Thị trường tài chính – ngân hàng mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng
hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ hội nhập ở giai đoạn
đầu hội nhập, nhưng trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính,
lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua
lỗ; nợ xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh
hưởng trong một vài năm.
Tác động Đối với vốn đầu tư nước ngoài
Hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp
khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân.
Với các dự án FDI đang triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đối lại
khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án
FDI mới được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng
hoảng. Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã
trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước
ngoài đã xin rút lui... Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD.
Tác động Đối với thị trường bất động sản và chứng khoán
Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính.
Đặc biệt, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bất động sản chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nên doanh nghiệp ngân hàng
gặp khó khăn cũng có tắc động lớn đến doanh nghiệp bất động sản.
Tình trạng đầu cơ bất động sản năm 2007 đẩy giá bất động sản tăng quá cao so với
giá trị thực. Bước sang năm 2008 và năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường
bất động đóng băng, giá bất động sản đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản rơi vào khó khăn.
Về chứng khoán, 2/2009 thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là chỉ số
Vnindex đã xuống đến mức thấp nhất và chạm đáy trong lịch sử là 235 điểm. Thị
trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường xuyên ở trên
ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa
là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007. Đến cuối 2007, Vn-Index vẫn đạt trên 900 điểm.
Trước tình hình này, Chính phủ phải đưa ra các biện pháp để giải quyết. Một là
kích cầu và đối mặt với lạm phát gia tăng, hai là không làm gi cả nhưng sự chờ đợi sẽ
rất lâu mà sự phục hồi sẽ không xảy ra. Chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và
phù hợp nhất với thời điểm hiện tại. Và biện pháp đã có những tác động tích cực đối với
nền kinh tế đất nước.
Tác động Đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang
suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng nói
chung vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh
doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Năm
2008 các ngân hàng tăng lãi suất để phục vụ mục tiêu thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm
phát, các doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vay ngân hàng với lãi suất cao. Các hoạt
động dịch vụ sẽ bị thu hẹp.
2.2. Chính sách kích cầu của Việt Nam và những tác động của chính sách kích
cầu trong giai đoạn năm 2009
2.2.1. Chính sách kích cầu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2009
1. Ngày 15/01/2009, Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích
cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho các khoản vay ngắn
hạn trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Đối tượng được
hưởng là các DN nhỏ và vừa, có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300
công nhân, không có nợ đọng thuế và không có nợ tín dụng quá hạn.
2. Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho các tổ chức,
cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm
trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng, với tổng số lãi hỗ trợ là 20.000 tỷ VND. Việc hỗ
trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/12/2011.
3. Chính phủ cũng thiết lập cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DN. Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (VDB) là đơn vị duy nhất được giao thực hiện giải pháp bảo lãnh tín
dụng. Những DN có vốn điều lệ 20 tỷ VND tương đương 1,1triệu USD với số lao động
sử dụng không quá 500 người mới đủ điều kiện tham gia vào chương trình này.
4. Chính phủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp
thuế xuất nhập khẩu, ước tính có khoảng 28.000 tỷ đồng để kích cầu nhờ thực hiện chính sách giảm thuế.
5. Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng lưới phân
phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu.
6. Về chính sách tài chính, tiền tệ, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng cho các DN. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ
tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
7. Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Tổng nguồn lực sử dụng để kích cầu đầu tư và tiêu
dùng của Việt Nam là rất lớn, với tổng giá trị các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam
hiện nay lên đến 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD.
2.2.2. Những tác động của chính sách kích cầu trong giai đoạn năm 2009
Tác động tích cực
Việc thực hiện chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009 đã mang lại nhiều kết quả
tích cực biểu hiện cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng
lên 6,9% vào quý IV năm 2009); trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
19%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%.
Trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. Đặc biệt, ngành xây
dựng từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9%
trong quý I, tăng 9,8% trong quý II, tăng 11% trong quý III và dự kiến cả năm có thể
đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11% nhờ các biện pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư.
Giá trị sản suất toàn nghành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so
với cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước (tăng 0,3%).
Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đã có trên 125.500
lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng
các ưu đãi về chính sách thuế (số liệu tính đến ngày 31/08/2009).
Đặc biệt, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã góp phần bảo đảm đời
sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa… Qua đó, công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, theo
tính toán, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 ước tính còn khoảng 11%.
Tác động tiêu cực
Đầu tiên, gói kích cầu chưa đáp ứng đủ 3 yếu tố: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.
Trước khi đưa ra gói kích cầu thì nền kinh tế đã “chạm đáy”, và theo quy luật thì nó sẽ
tự đi lên. Do đó, gói kích cầu chỉ đóng vai trò giúp nền kinh tế phục hồi tăng trưởng tốt
hơn trên đà đang tăng trưởng.
Gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: mục tiêu và định
hướng chính sách kích cầu không rõ ràng (những chính sách đưa ra đều gọi là kích cầu
trong khi tác động của nó chưa chắc làm tăng tổng cầu của nền kinh tế).
Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính
sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động làm tăng tổng phương
tiện thanh toán và tín dụng ở mức khá cao… Nhưng gói hỗ trợ lãi suất có một số hạn
chế là chính sách này không đến được những đối tượng cần hỗ trợ hoặc hỗ trợ nhầm đối
tượng. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% có thể gây ra bất bình đẳng, cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp, gây mất cân đối trên thị trường ngoại hối.
Về ảnh hưởng vĩ mô, gói kích thích này khiến lạm phát tăng cao, năm 2010 và
2011 lần lượt là 9,2% và 18,6%. Đầu tư dàn trải gây nợ đọng lãng phí, đình hoãn, nhiều
dự án dừng vào năm 2011 đến nay chưa giải quyết được hậu quả. Ông cũng cho biết
một số chương trình hỗ trợ lãi suất đến nay chưa quyết toán được, gây hệ lụy lớn.
3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản 2 DÒNG
3.1. Chính sách kích cầu của Mỹ 1DONGF
Gói kích cầu Anh – Mỹ ra đời sau gói cứu trợ ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát
từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn ở khu vực các nước phát triển. Đặc
điểm của gói kích cầu này có mục tiêu nhằm vào nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng
miễn giảm nhiều loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…
Gói lần 1 (của tổng thống Bush tháng 2/2008)
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy thoái từ cuối năm 2007, và nhiều dự
đoán cho rằng năm 2008 là một năm vô cùng khó khăn với Mỹ, và trên thực tế đã diễn
ra như vậy. Đầu năm 2008 khi phải đối mặt với nền kinh tế có chiều hướng đi xuống,
Chính phủ Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD với nội dung như sau:
+ Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế ở mức thu nhập thấp (khoảng 300 USD/người)
+ Trợ cấp cho trẻ dưới 17 tuổi (300 USD/trẻ em).
+ Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
Gói lần 2 (của tổng thống Obama năm 2009)
Ngay từ khi chưa nhậm chức, Tổng thống đắc cử Obama đã đưa ra đề xuất gói
kích cầu để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, và gói kích cầu trị giá gần 825
tỷ USD đó đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt. Nội dung gói kích cầu 2 như sau:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công việc làm thông qua một số
biện pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động
thuê mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
+ Đầu tư vào công trình công cộng (công nghệ cao, y tế, đường xá, các tiện ích công cộng,…).
+ Hỗ trợ các gia đình khó khăn, nâng cao bảo hiểm thất nghiệp.
+ Hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó khăn.
+ Lập quỹ chống khủng hoảng tài chính
3.2. Chính sách kích cầu của Trung Quốc
Chính sách kích cầu của Trung Quốc được thực hiện như một chương trình tái
thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch
chi tiêu để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm. Nội dung gói kích cầu như sau:
+ Xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân.
+ Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội.
+ Tăng chi tiêu của chính phủ: chi cho khu vực Tứ Xuyên bị động đất tàn phá; đầu
tư vào giao thông vận tải.
+ Tăng chi tiêu vào đào tạo dạy nghề.
+ Tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với một loại mặt hàng.
+ Khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản
Cuộc khủng hoảng tác động đến hệ thống tài chính của Mỹ đầu tiên. Nó đe dọa tới
sự ổn định của hệ thống tài chính, góp phần làm bất ổn kinh tế Mỹ nên họ phải tập
trung giải quyết vấn đề này trước bằng các gói cứu trợ tài chính cho các ngân hàng, các
công ty bảo hiểm,… Sau đó, Mỹ mới thực hiện gói kích cầu. Cuộc khủng hoảng tài
chính không tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính ở Việt Nam và Trung Quốc. Ngân
hàng tại hai nước này không gặp phải tình trạng thua lỗ vì các khoản nợ xấu nên hai
nước này chỉ thực hiện gói kích cầu tăng trưởng kinh tế.
Đối với mô hình kích cầu ở Mỹ, do nguyên nhân khủng hoảng bắt nguồn từ hệ
thống tài chính nên họ phải giải quyết các vấn đề này trước. Sau khi đã ổn định được
khối ngân hàng việc tiếp theo chính là đưa ra các gói kích cầu kinh tế phát triển. Đặc
biệt là nhu cầu tiêu dùng ở nội địa, hạn chế và giảm thuế cho người dân và doanh
nghiệp. Các gói kích cầu theo kiểu Mỹ là thiên về việc tái tạo và tìm kiếm công ăn việc
làm cho người lao động. Chủ yếu là cố gắng kích thích nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Còn
doanh nghiệp chỉ hỗ trợ hết sức khiêm tốn và chỉ chiếm một phần nhỏ trong gói kích cầu kinh tế.
Đối với mô hình kích cầu ở Trung Quốc, họ sử dụng gói kích cầu kinh tế bằng
việc áp dụng chương trình tái thiết lập về cơ sở hạ tầng. Theo thống kê từ ngân hàng
Thế Giới thì Trung Quốc đã sử dụng tới 586 tỉ đô la Mỹ. Ước tính trong năm 2009 gói
kích cầu này chiếm tới 12%GDP của Trung Quốc. Trung Quốc tập trung vào việc xây
dựng hệ thống đường giaothông như: đường giao thông nông thôn, tu sửa các tuyến xe
lửa, cải thiện hệ thống y tế, môi trường…Thực tế, thì những gói hỗ trợ này không trực
tiếp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Nhưng có thể thấy chúng cũng giúp doanh
nghiệp thu được lợi ích nhanh hơn rất nhiều. Họ sẽ không phải mất nhiều thời gian, tiền
của cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi đi vào sản xuất.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, thương mại bị ảnh hưởng năng nề, đặc biệt Việt
Nam lại bị tác động lớn vào lượng hàng xuất khẩu nước ngoài; các nguồn vốn đầu tư
vào Việt Nam giảm mạnh; nhu cầu tiêu dùng nội địa lại không khả quan, Do đó, chính
phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì hoạt động thì chính sách hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng
là tối ưu nhất để giúp cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động. Điều này làm giảm nguy
cơ phá sản của doanh nghiệp và thất nghiệp của người lao
Trong khi đó, mô hình kích cầu của Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều bởi các gói
tổng cầu nước ngoài, điều này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thực chất thì nhu cầu
tiêu dùng nội địa là không khả quan, do đó Chính phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì hoạt
động thì chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất ngân hàng là tối ưu nhất. Điều này cũng giảm
thiểu được nguy cơ phá sản và thất nghiệp của người lao động.
Qua việc so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ chúng ta
mới thấy hết được tầm quan trọng của các gói kích cầu mà nhà nước lựa chọn. Nếu
không lựa chọn đúng thì việc thúc đẩy kinh tế sẽ vô cùng khó khăn.
4. Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2
Nhờ gói kích cầu thứ nhất, nút thắt về vốn của các doanh nghiệp đã được gỡ bỏ
giúp cho nền kinh tế được phục hồi trở lại. Lý do mà Việt Nam không tiếp tục thực hiện
gói kích cầu 2 là vì gói kích cầu 1 đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Sau khi thực hiện gói kích cầu 1 nền kinh tế nước ta tiếp tục mạnh vì vậy việc sử
dụng gói kích cầu 2 là không cần thiết mà thay vào đó là những chính sách thiết thực
khác như khôi phục bình thường môi trường kinh doanh thị trường, củng cố việc thực
hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển hướng nền kinh tế sang ưu tiên tái cơ cấu,…
Nếu vẫn sử dụng gói kích cầu sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó
là ngân sách bị thâm hụt, việc cân bằng tiền tệ bị chịu nhiều áp lực. Đồng thời, sẽ xuất
hiện môi trường kinh doanh bất bình đẳng và thúc đẩy môi trường kinh doanh này phát
triển. Lâu dài sẽ gây nên những điều bất hại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kích cầu là
luôn cung ứng vốn với điều kiện dễ dãi, có lợi cho người vay, thiệt hại trực tiếp cho
ngân sách, đặc biệt gây tổn hại nguyên tắc thị trường của cơ chế phân bổ nguồn lực,
làm méo mó môi trường kinh doanh. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2009, đối mặt với sự suy thoái của nên kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của
Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Chính phủ Việt
Nam đã có những chính sách đúng hướng và bài bản đó là thực hiện gói kích cầu trị giá
tương đương 8 tỷ USD. Việc thực hiện gói kích cầu này đã mang đến cho Việt Nam
những tác động tích cực và đưa nền kinh tế đang bị suy thoái phục hồi trở lại. Sau khi
thực hiện gói kích cầu 1, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh, do đó, việc
thực hiện gói kích cầu 2 là không cần thiết. Nếu tiếp tục sử dụng gói kích cầu sẽ gây ra
nhiều hậu quả nghiệm trọng. Bên cạnh đó, bài tiểu luận này đã dựa vào cơ sở lý thuyết
về kích cầu để phân tích, so sánh gói kích cầu của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Qua
đó rút ra được một số bài học cho Việt Nam như sau: chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi
thực sự cần thiết, cần phải có định hướng chính sách và mục tiêu kích cầu một cách rõ
ràng, tập trung gói kích cần hơn nữa vào các đối tượng dễ bị tổn thương (người lao
động thu nhập thấp, người nghèo), nhà nước cần có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ việc
thực hiện gói kích cầu, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp,…