Biện pháp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh ở nước ta hiện nay bao gồm Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranhlà cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt các hành vi đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nhà nước: -
Tăng cường năng lực của cơ quan thực thi pháp luật:
Các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh ở nước ta hiện nay bao gồm Cục Quản lý cạnh
tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranhlà cơ quan trực thuộc Bộ Công
Thương, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn
trừ; điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh
tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt các hành vi đó. Hội đồng Cạnh tranh là tổ chức do
Chính phủ thành lập bao gồm đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng... có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải
quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh.
Tuy đã được thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như trên, nhưng mô hình cơ
quan thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay đang tách biệt giữa điều tra (Cục
quản lý cạnh tranh) và xử lý vụ việc (Hội đồng cạnh tranh). Ngay cả Cục Quản lý cạnh tranh
là cơ quan trực thuộc bộ vẫn chưa bảo đảm được tính tự chủ trong quản lý ngân sách hoạt
động, tuyển chọn, bổ nhiệm cũng như đào tạo nhân sự đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hội
nhập kinh tế quốc tế, khi số vụ kiện về các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh tăng lên một
cách đáng kể. Hơn nữa, các cơ quan thực thi còn hạn chế về nguồn nhân lực và cơ sở vật
chất; trong khi một bộ phận xã hội có tâm lý ngại khiếu nại, ngại va chạm, thiếu tinh thần hợp tác, cung cấp thông tin.
Bởi vậy, cần có biện pháp tăng cường nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao
năng lực quản lý của Cục Quản lý cạnh tranh; đồng thời, rà soát, hoàn thiện cơ chế phối hợp
giữa hai cơ quan điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh tạo sự đồng bộ. Tạo cơ hội để người dân
hiểu biết rộng rãi về hai cơ quan trên, từ đó có ý thức phối hợp, cung cấp thông tin. -
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trên quan điểm thúc đẩy cạnh tranh
lành mạnh, bảo đảm sự công bằng:
Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của
nền kinh tế, do đó, đối tượng điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh có thể là các tổng công
ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn, thậm chí là các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên,
mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay vẫn chưa phân tách quản lý hành
chính nhà nước và quản lý doanh nghiệp, phân tách giữa chính trị và kinh doanh, nhất là đối
với các hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Việc tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp nhà
nước trong các lĩnh vực, ngành then chốt vào một tổ chức là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, phát sinh những vấn đề về tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Trong khi đó, cơ quan quản lý cạnh tranh
lại không có vị thế đủ mạnh nên không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Mặt khác,
việc Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh tiến hành điều tra và xử lý những vụ
việc có liên quan đến doanh nghiệp nhà nước có thể dẫn đến những quan ngại về tính khách
quan do quan niệm cơ quan nhà nước “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Bởi vậy, để làm tốt vai trò nhà nước kiến tạo phát triển, trước hết, cần phân tách quản lý hành
chính nhà nước và quản lý doanh nghiệp, phân tách giữa chính trị và kinh doanh để xem xét
lựa chọn mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước. Phải làm cho doanh nghiệp nhà nước thực
sự là đối thủ cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Đồng thời, cần nâng cao vị thế và năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh, nhằm thực sự làm
tốt vai trò người “thổi còi” để “cuộc chơi” của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế công bằng và hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp:
Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ
sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. -
Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu
cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. -
Doanh nghiệp cần phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu
cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp dụng
các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của
thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. -
Mỗi DN tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị,
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị
khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền
vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng
tới nhóm người yếu thế trong xã hội… -
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh
tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách
để xây dựng thương hiệu trên thị trường. -
Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. -
Tự xây dựng một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá
thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
Đồng thời, Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi
mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa
dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng
trang bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Về phía người tiêu dùng: -
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng. -
Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản phẩm hàng hóa
kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. -
Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho doanh
nghiệp vi phạm, từ đó đẩy lùi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh .
Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành, doanh nghiệp cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một
cơ chế vững chắc hạn chế tối đa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.