Biện pháp xử lí Luật hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Biện pháp xử lí Luật hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

NHÓM II
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là không cách ly đốibiện pháp duy nhất
tượng khỏi cộng đồng nên được xem là nhất biện pháp ít nghiêm khắc
trong số các biện pháp xử lý hành chính.
1. : Mục đích áp dụng
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp
dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo
dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần
thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng. (khoản 1, điều 89, Luật xử lý vi
phạm HC)
2. :Thời hạn áp dụng
- Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03
tháng đến 06 tháng. (khoản 2, điều 89, Luật xử lý vi phạm HC)
- Thời hạn áp dụng đối với từng trường hợp củ thể được quyết định
dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, đặc điểm
nhân thân người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng
nặng.
3. : Đối tượng áp dụng
a/ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật
Hình sự.
- Dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, Bộ Luật Hình Sự phân chia thành 04 loại: tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1, điều 9,
Luật Hình Sự năm 2015 - sửa đổi bổ sung năm 2017). Trong
đấy, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15
năm tù. Những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi chưa đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên khi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm thì các đối tượng này không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự mà thay vào đó sẽ bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung
năm 2020) cũng nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này chỉ bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng
“do cố ý”. => Có nghĩa là, người thực hiện hành vi vi phạm
nhận thức rõ hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra. Vì vậy, nếu người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi
đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng nhưng với lỗi cố ý thì không phải là đối
tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
b/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật
Hình sự.
- Tội phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình Sự là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 03
năm tù đến 07 năm tù. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng liệt kê tại đặc biệt
khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình Sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017). Vì vậy, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng
do cố ý không phải chịu trách nhiệm hình sự mà áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
c/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm
hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm
thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật
tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
- Đối với nhóm đối tượng này, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã làm rõ
hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, những người từ đủ 14
tuổi đến 16 tuổi đã “02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và
bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng” về một trong các hành vi được quy
định thì sẽ trở thành đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn. Người từ đủ 14 đến 16 tuổi dưới là đối
tượng bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý. Vì vậy, những
đối tượng này khi thực hiện một trong các hành vi gây rối trật
tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái
phép với lỗi cố ý thì sẽ bị xử phạt vi phạm HC. Tuy nhiên nếu
trong thời hạn 06 tháng mà đối tượng đã 02 lần bị xử phạt vi
phạm thứ ba thì đối tượng sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
- Trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhiều ý kiến cho rằng việc
quy định các hành vi vi phạm “trong thời hạn 06 tháng” là quá
ngắn, không khả thi nên đề nghị tăng thời hạn này lên thành
“trong thời hạn 12 tháng”. Tuy nhiên, để tránh tình trạng gia
tăng đột biến số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
HC, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quy định thời hạn 06
tháng như hiện nay.
d/ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm
hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm
thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm
nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự
công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép
nhưng không phải là tội phạm.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là đối tượng bị xử phạt
về mọi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu những đối tượng
này đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên
bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 03 trong thời hạn
06 tháng về một trong các hành vi được quy định thì đủ điều
kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thực
chất, đây là nhóm đối tượng được tách ra từ khoản 3 Điều 90
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 . (i)
- Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 đã bổ sung vào nhóm đối tượng
này những người có một trong các hành vi sau đây là điều kiện
để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: xúc
phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, chiếm giữ trái
phép tài sản, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của
người khác, đua xe trái phép nhưng không phải tội phạm.
(i): 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử
phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành
chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một
trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản,
đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
e/ Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
- Theo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, “người nghiện
ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định” là đối tượng
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy
nhiên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 đã bổ sung và làm rõ hơn quy
định về việc áp dụng biện pháp này đối với người sử dụng trái
phép chất ma tuý. Cụ thể, những người từ đủ 14 tuổi trở lên đã
02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi
phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 03 trong thời hạn 06
tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý là đối tượng bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
f/ Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công
cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược
đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
- Tương tự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 cũng đã bổ sung đối tượng bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là những
người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn
06 tháng về một trong các hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm
cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình mà không phải là tội phạm.
- Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn bao gồm cả người chưa thành niên (từ đủ 12
tuổi) và người thành niên. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ
sung các quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo hướng quy
định rõ về độ tuổi, số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành
chính… nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy
định của Bộ luật Hình sự và sự phù hợp với thực tiễn, đảm bảo
tính khả thi.
4. : Thẩm quyền áp dụng
- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn . Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp xã nơi (ii)
người vi phạm cư trú hoặc Chủ tịch UBND cấp xã nơi cơ sở bảo trợ
xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên
không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở có quyền ra quyết định áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(ii): khoản 1 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
(sửa đổi, bổ sung năm 2020)
5. : Thủ tục áp dụng
- Thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã,
phường, thị trấn được thực hiện theo Điều 97, Điều 98 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn
bản quy định chi tiết . Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của (iii)
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các
quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính nói chung, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói
riêng nhằm đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian
thực hiện các công việc.
(iii): Nghị định số 120/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Thủ tục áp dụng biện pháp này gồm hai bước
• Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp;
• Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.
| 1/5

Preview text:

NHÓM II
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp duy nhất không cách ly đối
tượng khỏi cộng đồng nên được xem là biện pháp ít nghiêm khắc nhất
trong số các biện pháp xử lý hành chính. 1. : Mục đích áp dụng
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp
dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo
dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần
thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng. (khoản 1, điều 89, Luật xử lý vi phạm HC)
2. Thời hạn áp dụng:
- Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03
tháng đến 06 tháng. (khoản 2, điều 89, Luật xử lý vi phạm HC)
- Thời hạn áp dụng đối với từng trường hợp củ thể được quyết định
dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, đặc điểm
nhân thân người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
3. Đối tượng áp dụng:
a/ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, Bộ Luật Hình Sự phân chia thành 04 loại: tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1, điều 9,
Luật Hình Sự năm 2015 - sửa đổi bổ sung năm 2017)
. Trong
đấy, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15
năm tù. Những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi chưa đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên khi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm thì các đối tượng này không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự mà thay vào đó sẽ bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung
năm 2020) cũng nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này chỉ bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng
“do cố ý”. => Có nghĩa là, người thực hiện hành vi vi phạm
nhận thức rõ hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra. Vì vậy, nếu người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi
đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng nhưng với lỗi cố ý thì không phải là đối
tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
b/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Tội phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình Sự là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 03
năm tù đến 07 năm tù. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc b nghiêm trọng liệt k iệt ê tại
khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình Sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017).
Vì vậy, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng
do cố ý không phải chịu trách nhiệm hình sự mà áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
c/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm
hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm
thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật
tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
- Đối với nhóm đối tượng này, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã làm rõ
hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, những người từ đủ 14
tuổi đến 16 tuổi đã “02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và
bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng” về một trong các hành vi được quy
định thì sẽ trở thành đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn. Người từ đủ 14 đến 16 tuổi dưới là đối
tượng bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý. Vì vậy, những
đối tượng này khi thực hiện một trong các hành vi gây rối trật
tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái
phép với lỗi cố ý thì sẽ bị xử phạt vi phạm HC. Tuy nhiên nếu
trong thời hạn 06 tháng mà đối tượng đã 02 lần bị xử phạt vi
phạm thứ ba thì đối tượng sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
- Trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhiều ý kiến cho rằng việc
quy định các hành vi vi phạm “trong thời hạn 06 tháng” là quá
ngắn, không khả thi nên đề nghị tăng thời hạn này lên thành
“trong thời hạn 12 tháng”. Tuy nhiên, để tránh tình trạng gia
tăng đột biến số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
HC, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quy định thời hạn 06 tháng như hiện nay.
d/ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm
hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm
thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm
nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự
công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép
nhưng không phải là tội phạm.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là đối tượng bị xử phạt
về mọi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu những đối tượng
này đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên
bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 03 trong thời hạn
06 tháng về một trong các hành vi được quy định thì đủ điều
kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thực
chất, đây là nhóm đối tượng được tách ra từ khoản 3 Điều 90
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 . (i)
- Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 đã bổ sung vào nhóm đối tượng
này những người có một trong các hành vi sau đây là điều kiện
để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: xúc
phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, chiếm giữ trái
phép tài sản, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của
người khác, đua xe trái phép nhưng không phải tội phạm.
(i): 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử
phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành
chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một
trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản,
đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.

e/ Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
- Theo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, “người nghiện
ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định”
là đối tượng
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy
nhiên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 đã bổ sung và làm rõ hơn quy
định về việc áp dụng biện pháp này đối với người sử dụng trái
phép chất ma tuý. Cụ thể, những người từ đủ 14 tuổi trở lên đã
02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi
phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 03 trong thời hạn 06
tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý là đối tượng bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
f/ Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba
trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công
cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược
đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
- Tương tự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2020 cũng đã bổ sung đối tượng bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là những
người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn
06 tháng về một trong các hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm
cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình mà không phải là tội phạm.
- Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn bao gồm cả người chưa thành niên (từ đủ 12
tuổi) và người thành niên. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ
sung các quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo hướng quy
định rõ về độ tuổi, số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành
chính… nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy
định của Bộ luật Hình sự và sự phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.
4. Thẩm quyền áp dụng:
- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn
. Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp (ii) xã nơi
người vi phạm cư trú hoặc Chủ tịch UBND cấp xã nơi cơ sở bảo trợ
xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên
không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở có quyền ra quyết định áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(ii): khoản 1 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
(sửa đổi, bổ sung năm 2020)

5. Thủ tục áp dụng:
- Thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã,
phường, thị trấn được thực hiện theo Điều 97, Điều 98 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản quy định chi tiết
. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của (iii)
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các
quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính nói chung, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói
riêng nhằm đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian
thực hiện các công việc.
(iii): Nghị định số 120/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Thủ tục áp dụng biện pháp này gồm hai bước
• Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp;
• Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.