Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của người cao tuổi tại Hà Nội hiện nay | Tiểu luận xã hội học
Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2009. Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2019. Những vấn đề xã hội có thể nảy sinh. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Đề tài liên quan “Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của người cao tuổi tại Hà Nội hiện nay”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI HỌC LỨA TUỔI
Họ và tên: Lê Phương Anh MSSV: 2053010001 Lớp: Xã Hội Học K40 Hà Nội, 2022 MỤC LỤC
A. BẮT BUỘC......................................................................................................3 1.
Tài liệu liên quan đến nhóm người cao tuổi.............................................3 2.
Đề tài liên quan “Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của
người cao tuổi tại Hà Nội hiện nay”...................................................................5
B. TỰ CHỌN........................................................................................................5 1.
Đặt vấn đề....................................................................................................6 2.
Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2009.......6 3.
Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2019......11 4.
Những vấn đề xã hội có thể nảy sinh.......................................................16 5.
Kết luận......................................................................................................18 6.
Tài liệu tham khảo....................................................................................18 A. BẮT BUỘC
1. Tài liệu liên quan đến nhóm người cao tuổi.
1.1. Đoàn Thị Huệ (2017), Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng
(Nghiên cứu trường hợp xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
(https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=10/06/74/&doc=100674466144426678450164584132160868960&bitsid=0
09ea101-ada2-4411-bc3c-fb626a6f537a&uid=19ba7256-27b4-4b0c-922d- 7beab297c89f)
Tác giả Đoàn Thị Huệ thực hiện nghiên cứu “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa” nhằm hướng tới việc tìm hiểu thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội đối
với NCT trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc; tìm hiểu hiệu quả của hoạt động trợ giúp xã hội
và các yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT. Trên cơ sở đó đưa
ra hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện hợp lý các chính sách trợ giúp xã hội đối với
NCT, khắc phục những hạn chế trong công tác trợ giúp xã hội đối với NCT trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau: Mô tả các đặc điểm chung của NCT tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang,
Khánh Hòa; Tìm hiểu thực trạng trợ giúp xã hội đối với NCT trên địa bàn nghiên cứu;
Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã Vĩnh
Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa; Phân tích những mong muốn hiện nay của NCT sau
khi thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội tại xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa; Đề
xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động trợ giúp xã hội đối với NCT.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thực trạng trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã
Vĩnh Ngọc, Nha Tràn, Khánh Hòa. Khảo sát thông qua NCT sống trên địa bàn nghiên
cứu, Chính quyền địa phương xã Vĩnh Ngọc và các Cán bộ chính sách xã hội đối với
NCT xã Vĩnh Ngọc trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017
Đề tài nghiên cứu việc trợ giúp xã hội đối với NCT tại xã Vĩnh Ngọc, trong đó bao
gồm các lĩnh vực trợ giúp xã hội chính thức từ phía chính quyền, nhà nước và trợ giúp
xã hội phi chính thức từ phía gia đình, người thân, cộng đồng.
Thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả luận văn đã kết hợp những phương pháp nghiên
cứu: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan
sát, thảo luận nhóm và phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp xử lý số liệu,
công tác xã hội cá nhân.
Nhìn chung sức khỏe của NCT trong toàn xã rất kém và ở mức trung bình với 54,1%
số NCT tự đánh giá về tình hình sức khỏe của mình là bình thường, 44,2% đánh giá là
kém và chỉ có 1,7% cảm thấy tình hình sức khỏe của mình là tốt. Đa phần NCT tại xã
Vĩnh Ngọc đều được cấp phát thẻ BHYT với 92% NCT có thẻ bảo hiểm y tế và chỉ có
8% không có thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ NCT không được hưởng một dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nào hết từ Nhà nước chiếm 48,4%, những chính sách của Nhà nước thường
chỉ hỗ trợ cho NCT từ 80 tuổi trở lên và những NCT thuộc diện đặc biệt. Có nhiều
nguồn trợ giúp khác nhau đối với NCT, tuy nhiên NCT xem gia đình là chỗ dựa an
toàn và đáng tin cậy nhất. Nhiều bộ phận NCT coi trọng quá quan hệ gia đình nên ít
tham gia các hoạt động bên ngoài, gây hạn chế sự hỗ trợ bên ngoài xã hội đối với
NCT. Thực trạng trợ giúp chưa có hiệu quả, NCT còn gặp nhiều khó khăn nhất định.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa bàn, nhận thấy rằng hoạt động trợ giúp xã hội
của địa phương chưa được diễn ra thường xuyên, chưa được nhiều người quan tâm.
Luận văn phân tích đề tài này dưới các góc độ, khía cạnh đã hoàn thành tốt mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ban đầu. Luận văn đã đề ra các kiến nghị, biện pháp
để nâng cao hiệu quả hỗ trợ xã hội cho NCT cụ thể với từng đối tượng: Nhà nước,
chính quyền, cộng đồng. .. thành công hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Luận
văn là nguồn tham khảo hữu ích đối với các nghiên cứu sau này có đề tài về lĩnh vực NCT.
1.2. Trần Việt Long (2017), Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn
Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
(https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=20/83/05/&doc=20830561413305294312702069223304952023&bitsid=fe
bc8edc-e33a-4c0b-9319-e4f3108e5920&uid=19ba7256-27b4-4b0c-922d- 7beab297c89f)
Luận văn “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt –
Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội” được tác giả thực hiện với mục đích nghiên cứu
là tìm hiểu trực trạng vấn đề hỗ trợ xã hội với NCT tại địa bàn Phường Trung Liệt –
Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội, cho thấy vai trò của nhân viên công tác xã hội,
qua đó đề xuất giải pháp hỗ trợ xã hội đối với NCT tại địa bàn Phường Trung Liệt –
Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, luận
văn cần hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu các đặc trưng về hỗ trợ xã
hội đối với NCT (sức khỏe – y tế, tinh thần, vật chất) tại địa bàn nghiên cứu; Tìm hiểu
những yếu tố xã hội – văn hóa của NCT; Làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với NCT thông
qua những sự hỗ trợ; Đưa ra các giải pháp và định hướng về hỗ trợ xã hội và vai trò
của nhân viên CTXH đối với NCT. Cuối cùng, luận văn đưa ra kết luận và một số
khuyến nghị đối với việc hỗ trợ xã hội cho NCT, nhằm nâng cao sự trợ giúp của cộng
động và xã hội với việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần cũng như vật chất cho NCT. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ xã hội đối với NCT tại địa bàn nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là NCT trong phạm vi khảo sát và điều tra tại địa bàn
Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. Luận văn thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, trưng cầu ý kiến kết hợp phương pháp
phỏng vấn sâu và xử lý thông tin.
Khi được hỏi “Ai là người giúp đỡ ông bà nhiều nhất khi đau ốm?” thì nguồn trợ giúp
được NCT nhắc đến nhiều nhất là vợ hay chồng của họ (chiếm 56,1%), nhìn chung,
gia đình vẫn là nguồn hỗ trợ lớn nhất trong cuộc sống của người cao tuổi về cả vật
chất, tinh thần và sức khỏe. Chịu trách nhiêm chính là những người bạn đời của
họ.Các mối quan hệ bên ngoài gia đình cũng có vai trò đặc biệt trong đời sống tinh
thần của NCT. Nghiên cứu về thực trạng hỗ trợ xã hội đối với NCT dựa trên 3 mặt:
vật chất, tinh thần và sức khỏe. Để làm rõ và đi sâu hơn vấn đề này trong cuộc sống
của NCT tác giả đã tách ra thành từng mục nhỏ. Công tác chăm sóc NCT vẫn còn
những khó khăn, bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chăm sóc NCT ở địa
phương trong thời gian qua. Các loại hình chăm sóc chưa đồng bộ và chưa toàn diện.
Luận văn phân tích đề tài này dưới nhiều góc độ, khía cạnh đã hoàn thành được mục
đích và yêu cầu nghiên cứu đưa ra ban đầu. Luận văn đã đề ra những chủ trương và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội cho NCT cụ thể với từng đối tượng:
gia đình, chính quyền và nhân viên công tác xã hội. Những thông tin thực nghiệm thu
được từ luận văn trở thành nguồn tham khảo cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận
công tác xã hội về NCT ở khía cạnh hỗ trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là
nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về lĩnh vực này.
2. Đề tài liên quan “Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của
người cao tuổi tại Hà Nội hiện nay” B. TỰ CHỌN
Nhận xét về nhóm thanh niên theo các đặc trưng nhân khẩu học xã hội. Vấn đề
xã hội gì có thể nảy sinh qua nghiên cứu số liệu này? (so sánh giữa 2 giai đoạn 2009 và 2019) 1. Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia đã nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của
nguồn nhân lực với sự nghiệp phát triển xã hội.. Đảng ta cũng đã khẳng định: nguồn
lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền
vững của xã hội. Trong đó, thanh niên được đặt ở vị trí quan trọng trong việc giáo
dục, phát huy tri thức và tiềm năng con người, chăm lo, đào tạo cho họ vừa là mục
tiêu, vừa là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của quốc gia.
Song thế giới đang diễn ra những biến động to lớn, những tác động nhiều chiều của
xu thế toàn cầu hóa, quá trình giao thoa văn hóa thời kỳ hiện đại, đang đặt thanh thiếu
niên trước những đòi hỏi và thách thức mới. Đặc biệt, trước những mặt trái của kinh
tế thị trường, lối sống của thành niên có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Ở tất cả các quốc gia, thanh niên cần phải được chuẩn bị để có đóng góp quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Thanh niên bước vào độ tuổi
lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực thích hợp sẽ góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Nói cách khác, thanh niên
là một nhân tố quan trọng nhất trong việc duy trì đà tăng trưởng dài hạn của đất nước.
Thanh niên ở đây, được định nghĩa là người ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Theo dữ liệu điều tra mẫu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
cho thấy thanh niên là thành phần xã hội đông đảo nhất, chiếm tỉ lệ 19,4% trong tổng
dân số 85,79 triệu người của cả nước. Nhóm thanh niên này không chỉ tạo ra các thay
đổi căn bản về mặt dân số mà còn là đại diện cho tiềm năng tương lai của quốc gia.
Nhận thấy được tiềm năng và vai trò vô cùng quan trọng của nhóm thanh niên, em đề
xuất nghiên cứu “Nhận xét về nhóm thanh niên theo các đặc trưng nhân khẩu học
xã hội xét theo năm 2009 và 2019” với mục đích tìm ra những đặc điểm, đặc trưng
của nhóm thanh niên xét theo những yếu tố nhân khẩu học từ đó chỉ ra những vấn đề
có thể nảy sinh từ những số liệu trên.
2. Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2009
Đến năm 2009, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-24 trở thành nhóm dân số lớn nhất với số
dân là 16.640.817. Cơ cấu dân số năm 2009 cho thấy tỷ trọng của nhóm dân số trong
độ tuổi lao động (15-59 tuổi) lớn hơn nhiều so với các nhóm đối tượng khác như trẻ
em, người cao tuổi và phụ thuộc. Chính điều này tạo ra cơ cấu dân số ‘vàng’ mà ở đó
cứ hơn hai người trong độ tuổi lao động ‘gánh’ một người ngoài độ tuổi lao động. Cơ
cấu dân số này thể hiện cơ hội ‘có một không hai’ trong lịch sử dân số Việt Nam. Như
đã được đề cập trong phân tích chuyên khảo thì thời kỳ cơ hội dân số ‘vàng’ của Việt
Nam đã bắt đầu từ năm 2007 và sẽ kết thúc vào cuối năm 2041.
Phân tích tháp dân số năm 2009 chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ vẫn chiếm đa số trong
nhóm dân số cao tuổi thì nam giới dần dần chiếm ưu thế trong các nhóm dân số trẻ
hơn, đặc biệt là các nhóm dân số từ 40 tuổi trở xuống.
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Mặc dù thanh niên chiếm tỷ trọng cao nhất trong dân số tại Tất cả các vùng trên cả
nước, tuy nhiên giữa các vùng cũng có sự khác biệt khá lớn. Vùng Đông Nam Bộ
cũng được ghi nhận là vùng có tỷ trọng lao động trẻ độ tuổi 15-24 cao nhất đồng thời
là khu vực duy nhất có tỷ lệ nữ thanh niên cao hơn nam thanh niên. Điều này là do
Đông Nam Bộ là nơi tập trung những ngành công nghiệp thâm dụng lao động như
một số nhà máy may mặc và giày dép ở Bình Dương và Đồng Nai cho nên đã thu hút
được lao động trẻ, đặc biệt là lao động nữ đang dịch chuyển từ các tỉnh thành và nhiều
khu vực khác trên cả nước vào làm thuê. Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Hồng,
trong đó có tỉnh Thái Bình, có tỷ lệ thanh niên thấp nhất.
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn cao hơn nhiều so với nam
thanh niên ở cùng độ tuổi. Tính trên bình diện cả nước, chỉ có 2,2% nam giới trong độ
tuổi 15-19 đã từng kết hôn, nhưng con số này của nữ giới ở cùng độ tuổi cao hơn
nhiều, lên tới 8,5%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số trong độ tuổi
15-19 đã từng kết hôn cao nhất cả nước (17,4% đối với nữ và 7,7% đối với nam),
trong khi vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lại có tỷ lệ thấp nhất (tương
ứng 5,3% đối với nữ và 1,1% đối với nam).
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Một số tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh có nhiều
nhóm dân tộc ít người cư trú như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang
và Lai Châu, có rất đông người kết hôn từ độ tuổi 15-19. Lai châu là tỉnh có tỷ lệ kết
hôn trong lứa tuổi này cao nhất, với 18,7% đối với nam và 33,8% đối với nữ giới. Rõ
ràng kết hôn sớm, đặc biệt tảo hôn ở các nhóm dân tộc đang là cản trở cho nữ thanh
niên tiếp tục nâng cao học vấn và sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức làm mẹ ở
lứa tuổi thanh niên và vị thành niên.
Về trình độ học vấn, những vùng có trình độ phát triển thấp hơn thường có tỷ lệ thanh
niên biết đọc biết viết thấp hơn và khoảng cách giữa nam về tỷ lệ này lại lớn hơn.
Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, khu vực Đồng bằng sông
Hồng có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết cao nhất (99,2%) và sự khác biệt giữa nam
và nữ ở chỉ số này là rất nhỏ. Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ
biết đọc biết viết thấp nhất (91,2%) nhưng sự khác biệt nam-nữ về tỷ lệ này lại cao
nhất. Đặc biệt ở một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La
thì sự khác biệt giới trung bình vào khoảng hơn 10 điểm phần trăm, trong đó Lai Châu
là tỉnh có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất đối với cả nam và nữ thanh niên và có
khoảng cách cao nhất là 25,8 điểm phần trăm (85,7% cho nam và 59,9% cho nữ).
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-19 và 20-24 ‘chưa bao giờ đi học’ chỉ chiếm tương ứng
2% và 3,1%. Sự khác biệt giới về tỷ lệ ‘chưa bao giờ đi học’ trong thanh niên là
không đáng kể. Hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam khuyến khích thanh niên ở
độ tuổi 15-19 học bậc trung học phổ thông và những thanh niên ở độ tuổi 20-24 tiếp
tục học nghề, cao đẳng hoặc đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ đi học của thanh niên ở độ tuổi
15-19 tương ứng là 54,6% cho thấy gần 1/2 thanh niên ở độ tuổi 15-19 không học tiếp
ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Mặc dù
các kết quả đạt được của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 2 (MDG2) về tỷ lệ biết
đọc biết viết và tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học của thanh niên rất ấn tượng, nhưng
sự khác biệt về mặt địa lý và giới vẫn tồn tại, đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn nữa để
giảm bớt những khác biệt này
Theo: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
Các chỉ số về việc làm từ TĐTDS năm 2009 cũng cho thấy những đặc điểm của thị
trường lao động có tác động đến thanh niên ở Việt Nam. Sự khác biệt rõ rệt giữa các
vùng về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cho thấy sự chênh lệch về cơ hội việc làm
và giáo dục giữa các tỉnh. Trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên
khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 80% thì tỷ lệ này cho thanh niên ở
Đồng bằng sông Hồng chỉ là 50%. Hơn nữa, thanh niên có xu hướng tìm kiếm việc
làm ở các khu vực thành thị hơn là ở 38 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số
thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 nông thôn. Số liệu
cũng cho thấy phần lớn thanh niên đang có việc làm là tự làm việc hoặc làm cho các
doanh nghiệp hộ gia đình. Một kết quả đáng ngạc nhiên là các số liệu của từ TĐTDS
không cho thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ thanh niên về tỷ lệ có việc làm.
3. Nhóm thanh niên theo đặc trưng nhân khẩu học xã hội năm 2019
Phần giữa tháp năm 2019, hai thanh của nhóm tuổi 15-19 và 20-24, thu hẹp hơn so
với năm 2009 cho thấy tỷ trọng lực lượng thanh niên trẻ của Việt Nam giảm, chủ yếu
là do mức sinh thấp của giai đoạn 15-20 năm trước, cộng với tác động của yếu tố tử
vong. Các thanh ở nhóm tuổi từ 25-64 của tháp năm 2019 vẫn được mở rộng và
không có sự biến động nhiều so với tháp năm 2009, điều này cho thấy Việt Nam vẫn
duy trì một lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, là lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Sự phát triển kinh tế trong 10 năm qua phần nào tác động tới xu hướng kết hôn. Giáo
dục, đào tạo và các cơ hội việc làm có thể dẫn đến việc trì hoãn kết hôn ở thanh niên.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/chồng năm 2019 giảm 4,3 điểm phần trăm so
với năm 2009, tương ứng là 22,5% và 26,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên ly hôn hoặc ly thân tăng nhẹ so với năm 2009, tương ứng là 2,1% và 1,4%.
Có sự khác nhau về tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ: Nữ giới có xu hướng kết hôn
sớm hơn và phổ biến hơn nam. Tỷ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn
thấp hơn so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5%. Trong đó, đối với nhóm 15-19
tuổi, chỉ khoảng 2% nam giới kết hôn, thấp hơn 6,3 điểm phần trăm so với nữ giới;
đối với nhóm 20-24 tuổi, có 20,1% nam giới đã từng kết hôn, thấp hơn 25,5 điểm
phần trăm so với nữ giới cùng nhóm tuổi.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Có sự khác biệt về xu hướng kết hôn giữa thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dân số từ 15
tuổi trở lên đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị gần 7
điểm phần trăm (tương ứng là 79,9% và 73,2%). Thanh niên ở khu vực nông thôn có
xu hướng kết hôn sớm hơn ở thành thị, thể hiện qua tỷ lệ dân số nhóm 15-19 tuổi đã
từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị 4,1 điểm phần trăm
(tương ứng là 6,7% và 2,6%) và tỷ lệ dân số nhóm 20- 24 tuổi đã từng kết hôn ở khu
vực nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị (tương ứng là 39,7 và 20,9%).
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 - tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ
Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi là 0,4% và kết hôn lần đầu
trước 18 tuổi là 9,1%. Tỷ lệ kết hôn sớm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành
thị (cao hơn 8,9 điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 18 tuổi và cao hơn 0,4
điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 15 tuổi).
Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24
tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi cao nhất cả nước. Đây là hai vùng
tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có phong tục kết hôn sớm, điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí cũng như hiểu biết về pháp luật còn
hạn chế. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội phát triển nhất cả nước, đây cũng là hai vùng có tỷ lệ kết hôn sớm thấp nhất. Các
tỉnh có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi cao nhất là Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La (tương ứng là 39,1%; 38,5% và 37,1%); các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ từ
20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi thấp nhất là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh và Thừa Thiên Huế (tương ứng là 1,9%; 2,2% và 3,5%).
Dân tộc Lô Lô, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Hrê, Gia Rai, Brâu là các dân tộc thiểu số
có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn sớm cao nhất cả nước. Đây là các dân tộc thiểu
số chủ yếu sinh sống ở Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Phần lớn người di cư tập trung ở nhóm tuổi trẻ. So với nam giới, nữ giới có xu hướng
di cư sớm hơn. Ở độ tuổi càng trẻ, người di cư càng có xu hướng đi xa để thay đổi
môi trường sống cũng như tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc.
Kết quả tổng điều tra năm 2019 một lần nữa khẳng định thêm phát hiện của các cuộc
tổng điều tra trước đây rằng người di cư thường là người trẻ tuổi. Độ tuổi phổ biến
của người di cư là từ 20 đến 39 tuổi với 61,8% Người di cư thuộc nhóm tuổi này, gần
gấp đôi tỷ lệ người không gì cô cùng nhóm tuổi (33,2%). Nếu như có tháp dân số của
người di cư theo ba loại hình: di cư trong huyện, di cư giữa các huyện và di cư giữa
các tỉnh là khá tương đồng với đặc điểm chung là thân thấp phần to ở giữa, đầy tháp
và đỉnh tháp thu hẹp thì thấp dân số của người không di cư lại khá cân đối. Điều này
cho thấy khác với người không di cư, phần lớn người di cư tập trung ở nhóm tuổi trẻ,
nhóm tuổi tham gia chính vào lực lượng lao động.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Ở tuổi trẻ, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam và nữ là tương đương nhau
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, số người có trình độ học vấn từ THPT trở
lên của cả nước chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng gần hai lần so với
năm 2009 (20,8%). Giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có sự chênh lệch về
trình độ học vấn cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
có trình độ học vấn thấp (chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp
THCS) ở khu vực thành thị thấp hơn so với nông thôn; ngược lại, tỷ lệ dân số từ 15
tuổi trở lên có trình độ học vấn cao hơn (tốt nghiệp từ THPT trở lên) ở khu vực thành
thị cao hơn khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên chưa tốt
nghiệp tiểu học ở khu vực nông thôn cao hơn gần ba lần so với thành thị (lần lượt là
4,7% và 12,5%); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trên THPT của khu vực
thành thị lại cao hơn gần ba lần so với khu vực nông thôn (lần lượt là 31,6% và 12,4%).
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế - xã hội có mức độ phát
triển kinh tế cao nhất cả nước và là nơi thu hút những người có trình độ học vấn cao
đến học tập và làm việc. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT
ở hai vùng này tương ứng là 48,3% và 43,0%. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây
Nguyên là hai vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT
thấp nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 21,0% dân số từ 15 tuổi trở lên.
4. Những vấn đề xã hội có thể nảy sinh
Bằng chứng cho thấy giới trẻ Việt Nam đang có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn.
Điều này cho thấy nhu cầu của thanh niên với các dịch vụ và thông tin chăm sóc sức
khoẻ sinh sản. Nhu cầu đối với các phương pháp ngừa thai hiện đại của nữ thanh niên
từ 15-24 tuổi không được đáp ứng ở mức 29,6% và tỷ lệ sinh ở tuổi này là 11/1. 000.
Thanh thiếu niên hiện nay còn thiếu thông tin cũng như những kiến thức cơ bản và
toàn diện về chăm sóc SKTD & SKSS. Thực trạng này càng trầm trọng đối với
những nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật ( NKT) . Ngoài ra cũng có một số
lượng lớn trường hợp mang thai ngoài ý muốn ở thanh thiếu niên, chủ yếu là trẻ vị
thành niên ( 15-19 tuổi) và thanh niên chưa lập gia đình.
Theo thống kê, thanh thiếu niên ở độ tuổi 16-29 có HIV chiếm 38% tổng dân số
nhiễm HIV. Tảo hôn và sống chung khi chưa đủ tuổi vẫn là tập quán và chuẩn mực xã
hội khá phổ biến, làm cho trẻ em gái khó theo đuổi việc học và lên kế hoạch cho đời
mình. Tại Việt Nam, 9% trẻ em gái trong độ tuổi 20-24 kết hôn trước sinh nhật 18
tuổi, tỷ lệ này ở nông thôn ( 12,2%) cao hơn ở thành thị ( 3,7%) . Tảo hôn là nguyên
nhân chủ yếu gây nên việc mang thai ở tuổi thanh thiếu niên. Việt nam đang nỗ lực
khuyến khích sự phát triển của thanh niên, nhưng vẫn cần được chú ý nhiều hơn. Chỉ
có 14,3% trong tổng số 496 đại biểu Quốc hội khoá 14 là đại biểu trẻ dưới 40 tuổi. Ở
cấp thành phố, chỉ có 8,52% người ứng cử đại biểu Quốc hội dưới 35 tuổi. Theo số
liệu của Bộ Nội vụ, gần 40% thanh thiếu niên chưa bao giờ tham gia các hoạt động
liên quan đến thanh thiếu niên.
Trong tương lai, tuổi kết hôn của thanh niên Việt Nam sẽ ngày càng muộn hơn. Thực
tế giai đoạn hiện nay, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức lớn đến từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự toàn cầu
hóa, hội nhập sâu rộng về kinh tế, văn hóa, những tác động của cơ chế thị trường…
Quá trình này tạo nên sự độc lập về kinh tế cho cả nam và nữ, vai trò giới, vị thế
người phụ nữ lớn hơn kéo theo vấn đề hôn nhân tự do, tự nguyện, sự độc lập, mức
sinh thấp, quan hệ trong gia đình bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, độ tuổi kết hôn ngày
càng lớn, độ tuổi sinh con lần đầu của người phụ nữ ngày càng cao, từ đó, nhiều vấn
đề về sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em có thể xảy ra. Việc sinh con muộn sau tuổi 35 có
thể khiến mẹ và thai nhi gặp những rủi ro. Cụ thể, trẻ có thể bị nhẹ cân, sinh sớm,
thậm chí mắc hội chứng Down. Sinh con muộn ngay từ sau tuổi 30 cũng khiến phụ nữ
và trẻ sinh ra gặp nhiều rủi ro sức khỏe hơn; mang thai ở tuổi này, phụ nữ có nguy cơ
sinh con bị nhiễm sắc thể bất thường cao hơn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay nước ta có
khoảng 24 triệu người trong độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, nhiều gia đình trẻ đứng
trước những nguy cơ bị rạn nứt, thậm chí bị tan vỡ hạnh phúc, ly thân, ly hôn. Tỷ lệ ly
hôn tăng, nhất là trong các cặp vợ chồng trẻ. Tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp, thanh
niên khu vực nông thôn thiếu việc làm còn cao; số lao động trẻ qua đào tạo chiếm tỷ
lệ thấp (mới đạt khoảng trên 15%). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản có trình độ,
năng lực nhưng chưa được sử dụng họp lý. Tầm vóc, thể lực của thanh niên tầm vóc
cơ thể thanh niên tuy có tiến bộ nhung còn chưa theo kịp các nước trong khu vực.
Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Vẫn còn tồn tại xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học nghề, chọn
nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến trong thanh niên. Lao động chưa qua
đào tạo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định và thu
nhập thấp vẫn là vấn đề bức xúc của thanh niên; Không ít thanh niên thụ động, ỷ nại,
chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm, còn ngại khó, ngại khổ, ngại về nông thôn, miền núi công tác.
Xu hướng đáng lo về tình trạng sức khỏe tâm thần đi xuống ở người trẻ đã xuất hiện
từ trước COVID-19, nhưng đặc biệt tệ hơn trong giai đoạn từ 2019-2021 (dịch
COVID-19). Khảo sát của Sapien Labs nhận thấy số người mệt mỏi và chán nản đã
tăng gấp đôi trong thời gian này, lên mức 30% so với trước đó. Theo UNICEF, Tỷ lệ
hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ
em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm
của người trả lời. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong thanh
thiếu niên Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và
các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng động và giảm chú ý) (Anh và cộng sự., 2006;
Nguyễn và cộng sự., 2013). Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh
thiếu niên ở Việt Nam, người trẻ hiện nay đang ngày càng trở nên nhạy cảm, những
mâu thuẫn tình cảm giữa hai người hay chỉ là một lời nói vô ý cũng có thể dẫn đến
những hành vi tiêu cực làm tổn thương đến bản thân và những người xung quanh. Rất
nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra và đều được quy về do tinh thần không ổn
định. Đến nay vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để những vấn đề trên. 5. Kết luận
Thanh niên là nhóm xã hội quan trọng của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội,
là những người có vai trò quyết điịnh đối với sự phát triển tương lai của một dân tộc,
một quốc gia. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế đã tạo ra sự biến đổi kinh tế, xã hội mạnh mẽ.
Cùng với sự tham gia các hoạt động xã hội, các yếu tố tâm lý mới được hình thành và
ổn định một cách tương đối. Đặc điểm tâm lý thanh niên rất phong phú, đa dạng.
Thanh niên rất năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu ước mơ và hoài bão
lớn, thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xã
hội để khẳng định bản thân. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa
tuổi thanh niên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, thanh niên có
những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự
phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thể xã hội. Ở thanh niên đã bước đầu
hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt
hàng ngày. Thanh niên bước đầu tham gia vào lực lượng lao động xã hội, nên nảy sinh
nhu cầu, khát khao thành đạt. Thanh niên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng
thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị
vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Một
đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của thanh niên, trong
đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo.
6. Tài liệu tham khảo
Việt Nam UNFPA, 2011, “Thanh niên việt nam: tóm tắt một số chỉ số thống kê từ
tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam năm 2009”.
Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011, “Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của
thanh niên Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Việt Nam UNFPA, “Thanh niên”.
TS. Nguyễn Tuấn Anh Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2020, “Dân số trong độ tuổi
thanh niên ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra”, Quản lý nhà nước.
Tổng cục thống kê, 2019, “Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”.
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương, 2019, “Kết quả tổng điều tra
dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019”, NXB Thống Kê.
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương, 2019, “Kết quả tổng điều tra
dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 Tổ chức thực hiện và kết
quả sơ bộ”, NXB Thống Kê.
Thu Hòa, 2020 “Thành tựu giáo dUc và đào tạo qua kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019”, Tạp chí con số sự kiện.
VVH, 2019, “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Nhiều chỉ tiêu vượt kế
hoạch”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
UNICEF Việt Nam, “Báo cáo tóm tắt Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em
và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam”.