BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Tổ chức nhà nước thời kỳ này còn hết sức đơn giản. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương có Lạc hầu. Nước Văn Lang chia làm 15 Bộ, đứng đầu mỗi Bộ là Lạc tướng, đây cũng là chức thế tập cha truyền con nối. Bộ thực chất là bộ lạc, Lạc tướng vốn là tù trưởng bộ lạc rồi chuyển hoá thành người đứng đầu một “vùng - bộ lạc” của nước Văn Lang dưới quyền Hùng Vương. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 1. Sự hình thành, tổ chức bộ máy và đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu
lạc.
* Sự nh thành nhà nước Văn Lang - Âu Lc
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, “Nước Văn Lang, hiểu theo nghĩa là nhà
nước sơ khai, chỉ có thể ra đời trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn”. Việt Sử lược là tác
phẩm sử học xưa nhất còn lại đến nay chép rằng nước Văn Lang do Hùng Vương thành
lập vào khoảng đời Trang Vương nhà Chu (696-682). Trong tác phẩm này có nêu rằng:
“Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở Bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là
nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được
18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. Niên đại ra đời của nước Văn Lang vào thế kỷ 7 TCN
được chép trong Việt Sử lược là phù hợp với kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay.
* Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức nhà nước thời kỳ này còn hết sức đơn giản. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng
Vương, giúp việc cho Hùng Vương có Lạc hầu. Nước Văn Lang chia làm 15 Bộ, đứng
đầu mỗi Bộ là Lạc tướng, đây cũng là chức thế tập cha truyền con nối. Bộ thực chất là
bộ lạc, Lạc tướng vốn là tù trưởng bộ lạc rồi chuyển hoá thành người đứng đầu một
“vùng - bộ lạc” của nước Văn Lang dưới quyền Hùng Vương. Dưới bộ là các Công xã
nông thôn (kẻ, chạ, chiềng) kết hợp quan hệ xóm làng với quan hệ họ hàng, quan hệ
láng giềng với quan hệ huyết thống. Mỗi Công xã gồm một số gia đình sống quây quần
trong một khu vực địa nhất định. Đứng đầu công xã bồ chính thực chất chính là
các già làng. Đến thời Âu Lạc, tổ chức bộ máy nhà nước vẫn được giữ nguyên.
* Đặc trưng bản của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Thứ nhất, tầng lớp thống trị giai cấp quý tộc, vừa đại diện cho công trên một số
lợi ích chung, vừa được thu một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới hình thức
cống nạp hay lao dịch của công xã như những đơn vị bóc lột.
- Thứ hai, công nông thôn tồn tại với hai cách: đơn vịnh chính - lãnh thổ
biểu tượng cho sự tồn tại bền vững của sức mạnh nhân dân.
- Thứ ba, có sự tồn tại lâu dài chế độ công hữu về ruộng đất.
- Thứ tư, Nhà nước ra đời sớm hơn trước khi trong xã hội sự phân hoá thành giai cp.
- Thứ năm, quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất, nhà nước được tổ chức lên
trước hết là để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật ở Việt nam thời Bắc thuộc.
*Đặc điểm cơ bản về nhà nước Việt Nam thời Bắc thuộc
- Có hai hệ thống chính quyền hoặc đan xen tồn tại hoặc song song tồn tại trong các mốc
thời gian lịch sử khác nhau: hệ thống chính quyền chủ đạo hệ thống chính quyền đô hộ
của phong kiến Trung Quốc và hệ thống chính quyền độc lập tự chủ của người Việt.
- Hệ thống chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc chỉ là bộ phận của bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc, đó là các cấp chính quyền địa phương của bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc chứ không phải là một hệ thống chính quyền có cơ cấu
hoàn chỉnh chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương. Mặc dù chính quyền đô hộ luôn
kiện toàn bộ máy nhưng bộ máy nhưng cao nhất cũng chỉ quản lý được đến cấp huyện,
còn các xã, làng mạc vẫn luôn luôn chịu sự quản lý trực tiếp của người Việt. Bởi lẽ, từ
trước tới nay, cấp sở (làng, xã) của người Việt luôn mang tính chất khép kín cao, khi
người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, nhân dân càng đoàn kết, củng cố được khối
sức mạnh.
- Những sở lịch sử cho thấy cha ông chúng ta đã tiếp thu kỹ thuật, cách thức tổ chức
chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhiều cấp của người Trung Quốc để vận
dụng xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước thời kì này.
- Hệ thống chính quyền cấp cơ sở của người Việt mang tính chất khép kín, ưu tiên điều
chỉnh nội bộ bằng các phong tục tập quán và bảo lưu, duy trì tính chất làng Việt truyền
thống. Xét theo chiều dọc thời gian, tuy kéo dài hàng ngàn năm, nhưng nền đô hộ do
chính quyền đô hộ thiết lập là không liên tục. Xét theo chiều ngang và chiều sâu của
không gian, chính quyền đô hộ không thể với tay tới và làm thay đổi được cơ cấu làng
xã cổ truyền của người Việt, nhiều vùng rộng lớn xa xôi vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị
của chính quyền đô hộ. Hay nói cách khác, các triều đại phong kiến Trung Hoa chỉ cướp
được nước Âu Lạc chứ không trực trị được các làng Việt.
*Đặc điểm cơ bản về pháp luật ở Việt Nam thời Bắc thuộc
- Thời kỳ này, pháp luật được thi hành là pháp luật của Trung Hoa, pháp luật của kẻ đi
cai trị. Để tiến hành việc trấn áp, pháp luật người Việt được biết tới pháp luật của
ngoại bang, pháp luật đôi khi được đồng nhất với hình phạt. Pháp luật của Trung Hoa
phong kiến đã được áp dụng tại Việt Nam, trong đó có hai bộ luật chủ yếu là Bộ luật
nhà Hán Bộ luật nhà Đường.ng loạt các hình phạt như xẻo mũi, cắt tai, thích chữ
vào mặt, đánh gậy, lưu đầy, xử tử v.v... đã bắt đầu được áp dụng.
- Bộ luật nhà Hán được áp dụng tại nước ta từ năm 111 trước Công nguyên (TCN) cho
đến khi Bộ luật nhà Đường được ban hành vào năm 538. Bộ luật nhà Đường một bộ
luật quan trọng trong lịch sử pháp luật Trung Hoa phong kiến và có ảnh hưởng nhất
định tới pháp luật Việt Nam từ đời nhà Lý đến nhà Lê sau này.
- Bên cạnh nguồn luật của Trung Hoa, thời kỳ Bắc thuộc còn tồn tại một loại nguồn luật
khác, đó là các luật tục của người Việt. Luật tục này đã tồn tại từ thời đại Hùng Vương
được truyền từ đời này qua đời khác, điều chỉnh chủ yếu các vấn đề về gia đình, dân sự,
ruộng đất v.v... trong nội bộ làng xã. Luật tục của người Việt chi phối mạnh mẽ nhất là
trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và các lĩnh vực khác.
Câu 3. Những đặc trưng bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các triều Ngô
Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ
1. Đặc trưng bản về tổ chức nhà nước pháp luật Ngô- Đinh –Tiền
a, Tóm tắt:
Nhà Ngô: (938 965): Sau chiến thắng Bạch Đằng chống lại quân xâm lược Nam Hán.
Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa.
Nhà Đinh: - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước trở lên loạn lạc, nhiều hào trưởng nổi lên
ở các nơi tạo thành cát cứ, sung là sứ quán. Đến cuối nhà Ngô, nhà nước có 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu
là Đại Thắng Minh hoàng đế.
Nhà Tiền Lê: Nhà Tống định đem quân sang đánh nước ta, trong bối cảnh đó Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua (Lấy thụy là Đại Hành)
b, Đặc trưng Nhà nước
- Nhà nước sinh ra trong thờiđất nước vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc bước vào thời
kì độc lập, sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm, cát cứ.
- Tổ chức nhà nước:
+ Còn đơn giản ( Các hoạt động chưa được thể chế hóa, chưa chế độ tuyển dụng quan
lại)
+ phỏng theo mô hình nhà Đường. Tng
- đây là một thể chế khá hoàn chỉnh thời phong kiến.
- Tổ chức theo chính quyền đô hộ nhà Đường, phỏng quan chế nhà Tống ( Ngoài
Thái sư còn có chức tổng quản: coi việc quân dân, Thái úy: chỉ huy quân lữ)
+ sự phân cấp chính quyền.
- Lộ, phủ, châu dưới thời Khúc, Tiền
- Đạo: dưới thời Đinh.
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản chịu ảnh hưởng của Phật giáo, lấy Phật giáo làm
quốc giáo, các nhà sư có vai trò rất lớn và được coi trọng.
- Nhà nướcpháp luật thờiđộc lập tự chủ, với chức ng hàng đầu chống giặc ngoại
xâm, bình định các thế lực cát cứ, xác lập nhà nước trung ương tập quyền. Công việc trị
thủy, trị nông..
- Nền tảng cho nhà nước pháp luật Đại Việt sauy.
+ Ngô: Đứng đầu vua, đặt ra các chức quan văn võ, quy định các lễ nghị trong triều
y phục các quan lại các cấp. BMNN thành lộ => phủ => châu => giáp.
+ Nhà Đinh: hoàng đế đứng đầu, đứng đầu tăng quan là đại sư, chia nhà nước thành 10
đạo, chia quân đội thành 10 đạo, sự kết hợp giữa hành chính và quân sự. đạo => giáp
=> xã.
+ Nhà Tiền Lê: tổ chức đơn vị hành chính thành lộ, phủ, châu, ơng.
2. Đặc trưng bản về tổ chức nhà nước pháp luật thời –Trần Hồ
Pháp luật thành văn đầu tiên. Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành bộ luật “hình thư”. Với
sự kiện này, chứng tỏ nhà nước trung ương tập quyền đã tương đối ổn định, thiết chế
tương đối hoàn chỉnh; khắc phục sự tản mạn, tuỳ tiện, bất thống nhất, không công bằng từ
triều đại trước.Pháp luật triều phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ hình sự còn
qui định về qui phạm pháp luật, giải quyết kiện cáo, khiếu nại, thủ tục t xử ..-tức luật tố
tụng hình sự.Pháp luật xác định quyền sở hữu tài sản trâu bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạt
mại, việc tranh chấp ruộng ao… tức luật dân sự. Pháp luật còn qui định việc lấy vợ
chồng, nuôi con nuôi
- Nhà : vua cai trị nd , tước công chức quan nắm quyền lực lớn nhất, quan chia làm 2
ngạch quan văn và ngạch quan võ , có nét tương đồng với nhà tống , chia đất nước thành
24 lộ , từ năm 1075 nhà nước bắt đầu mở khoa thi tuyển chọn quan lại
- Nhà trần: vua đứng đầu, đổi 14 lộ thời thành 12 lộ. tướng quốc chức quan cao nhất,
bên cạnh đó có tam tư , có giống thời lý nhưng chặt chẽ hơn
- Nhà hồ: hồ quý ly cải cách nhà nước để tăng cường quyền lực , chú trọng thi cử, coi
trọng chữ nôm
Câu 4. Những đặc trưng bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Trải qua bốn đời vua đầu: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông Nghi Dân
hội Đại Việt đã nhiều chuyển biến rất tích cực, nhưng phải bắt đầu từ cuộc cải tổ của
Thánh Tông, nhà nước phong kiến mới có được tính chất của một mô hình tổ chức
chính quyền phong kiến hoàn bị.
trung ương, đứng đầu nhà vua. Nhà vua người quyền lực tối cao, nắm cả thần
quyền và thế quyền. Về thần quyền, nhà vua vị giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả
nước. Về thế quyền, i theo ngôn nghiện đại ngày nay, nhà vua nắm toàn bộ các
quyền lập pháp (ban hành pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) tư pháp (xét xử
bảo vệ pháp luật). Ngôi vua chỉ có thể truyền cho một người, người đó là con trai trưởng
của nhà vua theo nguyên tắc trọng trưởng, trọng nam. Nhiều quyền lực nvậy, nhưng
quyền lực của nhà vua cũng không phải tuyệt đối, mà ít nhiều cũng bị giới hạn.
Thành Tông đã lập ra đầy đủ các thiết chế như: các Bộ, Tự, Khoa Viện.
Lục bộ gồm Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Ban đầu khi Vua Lê
Thái Tổ lên ngôi chỉ hai Bộ Bộ Lễ Bộ Lại. Đến đời Nghi Dân (1459), triều
đình mới chính thức được tổ chức dựa theo hệ thống của Trung Hoa đặt đủ Lục bộ.
Thánh Tông sau này tiếp tục kế thừa và hoàn thiện chức năng của thiết chế Lục Bộ này.
Về chức năng, Bộ lại Bộ giữ việc quan tước, phong tước, thuyên chuyển, bãi truất,
thăng thưởng, bổ sung quan lại. Bộ Hộ quản ruộng đất, nhân khẩu, thu phát bổng lộc,
đồ cống nạp, thuế khoá, muối sắt. Bộ Lễ quản về lễ nghi đào tạo bao gồm các
công việc như tế tự, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu
văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, thiên giám, thuốc thang. Bộ Binh quản
về quân sự như binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, khí giới, giữ việc biên giới, tuyển
dụng chức võ. Bộ Hình quản về vấn đề luật lệnh xét xử người phạm tội ngũ
hình. BCông quản việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thợ thuyền, tu
sửa xây dựng, quản lý tài nguyên.
Vua Thánh Tông cũng đặt thêm Lục Tự. Về mặt chức năng, Lục Tự trông coi công
việc nghi lễ trong triều. Đứng đầu các Tự các chức quan như: Quan Lộc Tự Khanh,
Hồng Tự Khanh, Hồng Tự Thiếu Khanh, Thái Thường Tự Khanh, Thái Thường
Tự Thiếu Khanh và Đại Lý Tự Khanh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Ngoài ra còn Lục Khoa. Chức năng của Lục Khoa giám sát công việc của Lục Bộ.
Lục Khoa bao gồm: Lại Khoa, Hộ Khoa, Lễ Khoa, Binh Khoa, Hình Khoa và Công Khoa
(tương ứng với Lục Bộ). Các cơ quan này có quyền hặc tấu lên nhà vua về công việc của
Lục Bộ.
Bên cạnh cơ quan này còn có các Viện như:
- Mật Viện (Đây quan cao cấp của triều đình, nhiệm vụ bàn bạc tất cả các
việc đối nội, đối ngoại lớn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của quốc gia, vấn cho nhà
vua quyết định. Thành viên Viện Mật gồm bốn thượng thư đứng đầu bốn Bộ quan
trọng nhất, hoặc Liên bộ, thường gọi là "Tứ trụ triều đình")
- n Lâm Viện (Cơ quan có chức năng lo biên soạn văn thư),
- Ngự sử đài (Cơ quan giám sát ở triều đình có nhiệm vụ can gián vua, chất vấn quan lại.
Người đứng đầu Ngsử đài quyền hành lớn, hàng nhị phẩm tương đương quan
Thượng Thư),
- Quốc Tử giám (Quốc Tử Giám trường học cao cấp đầu tiên Việt Nam, được xây
vào thời (1070), nơi thờ các thánh hiền đạo Nho và là nơi dạy dỗ, đào tạo các hoàng
tử con em quý tộc. Từ 1253 trở đi, vua Trần Thánh Tông mở rộng Quốc Tử Giám thu
nhận cả học trò giỏi thuộc các tầng lớp nhân dân),
- Quốc sử Viện (cơ quan lưu trữ phụ trách biên soạn lịch sử, cũng như địa chí.
quan này có nhiệm vụ hàng ngày ghi chép lại một cách độc lập những lời nói và việc làm
của vua),
- Thái Y Viện (cơ quan lo thuốc men, chữa bệnh).
Câu 5. Nội dung bản của chế định dân sự, hôn nhân gia đình, các quy định tố
tụng hình sự, thủ tục pháp lý trong Quốc triều hình luật thời Lê (Bộ luật Hồng Đức).
*Chế định hình sự
- Khi đề cập đến vấn đề “pháp luật hình sự” trong Quốc triều hình luật, sẽ những câu
hỏi đặt ra cần được lý giải bởi lẽ, QTHL về cơ bản được coi là một bộ luật hình sự (thư
tịch cổ thường gọi là Hồng Đức Hình luật). Từn gọi cho đến chính sách hình sự hóa,
tội phạm hóa được thể hiện rõ nét trong toàn bộ nội dung của QTHL. Nhiệm vụ cơ bản
của Bộ luật là bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo
trong gia đình và xã hội. Những hành vi vi phạm những điều thiêng liêng trên sẽ bị
trừng trị bằng những biện pháp nghiêm khắc, tàn khốc. Do vậy nhà làm luật đã diễn đạt
“ý chí” của mình dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự: mô tả những dấu hiệu của
hành vi vi phạm pháp luật và các chế tài nghiêm ngặt tương ứng. Pháp luật thời ấy được
nhận thức và xây dựng, áp dụng đồng nghĩa với trừng phạt. Đây cũng là nét đặc trưng,
phổ biến của pháp luật trong các nhà nước phong kiến.
- Nội dung các quy định về hình sự, tố tụng trong QTHL thể hiện sự kết hợp giữa tư
tưởng đức trị và pháp trị cùng truyền thống đạo lý, phong tục, tập quán bản địa. Tư
tưởng đức trị của Nho giáo, bảo vệ nền tảng đạo đức nho giáo trong gia đình và xã hội
đã được thể hiện trong việc xác định những hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm
trật tự, quan niệm, chuẩn mực đạo đức nhà giáo là những loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng, phải chịu các hình phạt nghiêm khắc, tàn khốc “thập ác, ngũ hình”, QTHL quy
định riêng (điều 2, chương Danh lệ) về mười nhóm tội nghiêm trọng nhất gọi là “thập
ác”, bao gồm bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn. Cũng xuất phát từ đạo lý gia đình
theo quan điểm Nho giáo, QTHL có nhiều quy định cụ thể về việc con cháu được phép
chịu áp dụng hình phạt thay cho ông bà, sự bất bình đẳng nam nữ trong quy định trách
nhiệm hình sự đối với người vợ và người chồng... (điều 38, 481, 482, ...). Chính sách
hình sự của pháp luật nhà Lê trong QTHL đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc về giảm
trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho một số đối tượng xã hội dễ bị tổn thương như
người già, người tàn tật, trẻ em, chính sách hình sự khoan hồng cho người phạm tội do
lầm lỡ... miễn trong chính sách hình sự của nhà Lê (các điều 16, 47...).
- QTHL đã thể hiện sự phân biệt khá rạch ròi về yếu tố lỗi mức độ trách nhiệm tương
xứng đối với các hình thức lỗi trong hành vi vi phạm của các chủ thể quy định trách
nhiệm hình sự đối với lỗi cố ý nặng hơn so với lỗi vô ý. Ví dụ: Điều 479 Bộ luật Hồng
Đức quy định: “Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải bằng mũi nhọn
và không phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa”.
- QTHL quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội, trong một số
trường hợp còn quy định trách nhiệm tập thể đối với một số loại tội phạm như mưu phản,
mưu đại nghịch, mưu chống đối (điều 412). Bộ luật cũng quy định cho phép người trong
gia đình được che chở lẫn nhau và cấm việc tố cáo hành vi phạm tội (điều 504 ).
*Chế định dân sự
- Các quy định về pháp luật dân sự chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong Quốc triều
hình luật. Những điểm tiến bộ, nhân văn và tân kỳ của QTHL được thể hiện trong nhiều
chương, điều của Bộ luật, nhưng chủ yếu tập trung ở hai chương Hộ hôn và Điền sản,
điều các bộ luật của Trung Hoa tuy quy định song không các quy định ràng,
nhất là về cách thức thảo văn tự, chứng thư, chúc thư, không định rõ về chế độ tài sản
của vợ chồng trong lúc sinh thời cũng như trong lúc góa bụa, không ấn định minh bạch
các việc về thừa kế.
- Các quy định về dân sự không tập trung thành chương riêng được quy định xen kẽ,
rải rác trong một số chương, tập trung nhất là ở hai chương Hộ hôn và Điền, ngoài ra còn
các chương khác như Cấm vệ, Tạp luật... Các chế định cơ bản của pháp luật dân sự như
sở hữu tài sản, khế ước, thừa kế, trách nhiệm được quy định ràng về nội dungvà với
một trình độ kỹ thuật pháp lý khá cao.
*Chế định hôn nhân gia đình
- Được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chính trị - đạo đức Nho giáo trong đó đặc biệt coi
trọng nền tảng đạo đức gia đình nhưng với tôn sự trọng, kế thừa sâu sắc truyền thống văn
hóa đạo đức, phong tục, tập quán của dân tộc Việt cùng với quan điểm chính trị -pháp lý
nhân văn của bản thân các nhà làm luật, các quy định về hôn nhân và gia đìnhtrong Quốc
triều hình luật ngoài những hạn chế tất yếu lịch sử đã thể hiện nhiều điểmtiến bộ, nhân
văn, trong đó có nhiều quy định không có trong các bộ luật của TrungHoa.
- Lĩnh vực hôn nhân gia đình là lĩnh vực có nhiều gắn bó, duyên nợ mặn nồng nhất với
đạo đức, phong tục tập quán cổ truyền dân tộc. Quốc triều hình luật chỉ điều chỉnh những
quan hệ bản mang ý nghĩa quốc gia nhằm củng cố, bảo vệ quyền của người gia trưởng,
nền tảng đạo đức Nho giáo trong gia đình hội. Còn lại các hành vi xửsự cụ thể
trong hôn nhân gia đình nhà làm luật đã nhường chỗ cho phong tục tập quánvà đạo đức
điều chỉnh. Quốc triều hình luật qui định những vấn đề bản nhất của đờisống hôn nhân
và gia đình: kết hôn, ly hôn, bao gồm các điều kiện, “các duyên cớ”, thủtục hình thức và
hậu quả pháp lý; mối quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng chamẹ và con cái, giữa
những người thân thuộc trong đại gia đình cổ truyền. Trong cơ cấuchung của Bộ luật, có
53/722 điều luật liên đến các quan hệ về hôn nhân và gia đình;30/722 điều luật về việc
hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Trong các quy địnhnày quan cũng đã thể hiện
rõ nét việc quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.
*Các quy định về tố tụng hình sự, thủ tục pháp
- Các quy định về thủ tục tố tụng nội dung khá chi tiết, chặt chẽ, được sắp xếp trong
hai chương: chương Bộ vong (truy bắt người phạm tội chạy trốn) chương Đoán ngục
(về thủ tục xử án điều lệ trong ngục thất). Nội dung các quy định về thủ tục tố tụng
bao gồm: đơn tố giác tội phạm, việc bắt người phạm tội chạy trốn, việc giam giữ và trông
coi người phạm tội; các quy định về xét xử: nguyên tắc chung, thẩm quyền xét xử, thời
hạn xét xử, địa điểm xử án; phạm vi xét xử, việc hỏi cung người phạm tội; bản án thi
hành bản án.
- Thủ tục tố tụng trong QTHL có nhiều điểm tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là việc quy định
trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các chức quan nhằm hạn chế sự vi phạm luật pháp của
họ và bảo vệ quyền lợi con người, đảm bảo sự thật khách quan trong việc truy cứuvà áp
dụng các biện pháp pháp lý. Tính tiến bộ, nhân văn của Luật Hồng đức được thểhiện qua
các quy định về thủ tục tra khảo phạm nhân, người thực thi phải tuyệt đối tuânthủ, không
được tuỳ tiện.
Câu 6. Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp đến pháp luật Việt nam thời kỳ
Pháp thuộc.
* Nguồn luật: Nguồn luật của Pháp
- một số bộ luật của nước Cộng hoà Pháp: bộ luật Dân sự, Bộ luật thương mại, Bộ luật
hình sự, Bộ luạt tố tụng hình sự…
- sắc lệnh của chính phủ Pháp
VD: sắc lệnh Liên bộ Tài chính và Thuộc địa ngày 11/11/1906 sửa đổi bổ sung
Sắc lệnh ngày 17/7/1904 về tổ chức lại Nha ngân khố Đông Dương
*Nội dung
- Tiếp thu nhiều nội dung của pháp luật tư sản:
+ tiếp thu nhiều nguyên tắc pháp luật của Pháp: nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc bất hồi
tố,
+ tiếp thu hệ thống khái niệm, phạm trù luật học của pháp luật sản: quốc tịch, pháp
nhân, động sản, bất động sản, vật quyền, quyền sở hữu, quyền chiếm hữu…
+ nhiều nội dung của Pháp được đưa vào trong các bộ luật của triều Nguyễn thờikỳ này:
VD: trong dân luật, chú trọng điều chỉnh cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Nhiều chế định điều chỉnh về nhân thân lần đầu tiên xuất hiện VN: quốc tịch, chứng
thư, hộ tịch
- Quan hệ nhân thân: độ tuổi kết hôn, ý chí của các bên tham gia vào quan hệ hônnhân,
quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ chồng đã được đề cập một cách trực tiếp
rõ ràng…
- Quan hê tài sản: thừa nhận quyền sở hữu thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chế định thừa
kế, khế ước cụ thể trong quy định
- Nhiều chế định điều chỉnh về quan hệ tài sản mới xuất hiện và chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ bộ luật dân sự Naponeon: thừa nhận bảo vệ sở hữu nhân môt cách tuyệt đối , quy
định về quyền phụ thêm vể sản vật do tài sản sinh ra…
Câu 7. Hiến pháp m 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa
*Tính chất
- Hiến pháp 1946 là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đồng thời cũng là bản đầu tiên
trong số 7 bản Hiến pháp đã từng được thông qua áp dụng ở Việt Nam kể từ khi giành
được độc lập (1945). Bản Hiến pháp này không chỉ có ý nghĩa củng cố nền độc lập của
đất nước vừa giành được, Hiến pháp 1946 còn lần đầu tiên khẳng định vị thế mới của
Nhân dân chủ thể của quyền lực nhà nước, lần đầu tiên quy định cách thức nhân dân tự
tổ chức ra nhà nước của mình cũng như chứng tỏ vị thế pháp của một quốc gia độc lập,
có chủ quyền, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng một nhà nước dân chủ,
đoạn tuyệt với chế độ phong kiến.
*Phạm vi điều chỉnh
Hiến pháp 1946 điều chỉnh những phạm vi sau đây:
- Chính th
- Nghĩa vụquyền lợi côngn
- Nghị viện nhân dân
- Chính phủ
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính
- quan pp
- Sửa đổi Hiến pháp
*Giá trị kế thừa của Hiến pháp 1946
- Thể hiện tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh
Với tưởng về một “nhà nước của số đông, quyền giao cho dân chúng số nhiều”, các
quy định của Hiến pháp 1946 đã thể hiện nhiều quan điểm của Hồ Chí Minh về nền lập
hiến. Theo đó, Hiến pháp đã xác định một chính thể mới, một cách thức tchức bộ máy
nhà nước theo phương thức mới. Hiến pháp xác định “nước Việt Nam một nước dân
chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Chính thể đó không chỉ
chế độ chính trị tiến bộ mà còn là sự thống nhất về lãnh thổ Trung Nam Bắc không thể
phân chia.
Các quyền bản người dân Việt Nam trước đó chưa từng được ghi nhận,
nay cũng được trang trọng đặt trong Hiến pháp.
- Xác lập quyền độc lập, tự do và bình đẳng củan tộc Việt Nam
Quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Việt Nam độc lập, tự do; chính thể dân chủ
cộng hoà; quyền lực của toàn dân nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được quy thành
các điều quan trọng hàng đầu của Hiến pháp 1946.
- Khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam
Xuyên suốt nội dung của bản Hiến pháp, tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã được ghi nhận như một giá trị điển hình. Dân chủ được thể hiện việc
trao quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cho người dân xác lập mục
tiêu hoạt động của các cơ quan nhà nước là vì nhân dân.
- Nền tảng của nhà nước pháp quyền Việt Nam
Hiến pháp 1946 văn kiện mang tính nền tảng cho việc phấn đấu xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam. Hiến pháp thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách sâu sắc khi
quy định về Quốc hội lập hiến và quyền phúc quyết của người dân; quy định và bảo đảm
các quyền của công dân; thiết kế bộ máy nhà nước thành các nhánh quyền lực và kiểm
soát chặt chẽ lẫn nhau trong đó nhấn mạnh đến tính độc lập của hệ thống tòa án; v.v...
- Đặt ra những nguyên tắc cho việc tổ chức bộ máy nhà nước
Hiến pháp 1946 đã cố gắng phân định rõ các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, theo
đó, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện nhân dân - quan cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa; quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và tòa án nắm quyền
pháp.
- Ghi nhậnđảm bảo các quyền con người
Hiến pháp 1946 đã dành hẳn Chương II gồm 18 điều để quy định về quyền con người
bảo đảm quyền con người (Chương II: Các quyền nghĩa vụ bản của công dân). Có
thể khẳng định rằng, đâylần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do,
dân chủ của con người được đạo luật bản nhất ghi nhận bảo đảm, người dân Việt
Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền.
| 1/8

Preview text:

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 1. Sự hình thành, tổ chức bộ máy và đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc.
* Sự hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, “Nước Văn Lang, hiểu theo nghĩa là nhà
nước sơ khai, chỉ có thể ra đời trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn”. Việt Sử lược là tác
phẩm sử học xưa nhất còn lại đến nay chép rằng nước Văn Lang do Hùng Vương thành
lập vào khoảng đời Trang Vương nhà Chu (696-682). Trong tác phẩm này có nêu rằng:
“Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở Bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là
nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được
18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. Niên đại ra đời của nước Văn Lang vào thế kỷ 7 TCN
được chép trong Việt Sử lược là phù hợp với kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay.
* Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức nhà nước thời kỳ này còn hết sức đơn giản. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng
Vương, giúp việc cho Hùng Vương có Lạc hầu. Nước Văn Lang chia làm 15 Bộ, đứng
đầu mỗi Bộ là Lạc tướng, đây cũng là chức thế tập cha truyền con nối. Bộ thực chất là
bộ lạc, Lạc tướng vốn là tù trưởng bộ lạc rồi chuyển hoá thành người đứng đầu một
“vùng - bộ lạc” của nước Văn Lang dưới quyền Hùng Vương. Dưới bộ là các Công xã
nông thôn (kẻ, chạ, chiềng) kết hợp quan hệ xóm làng với quan hệ họ hàng, quan hệ
láng giềng với quan hệ huyết thống. Mỗi Công xã gồm một số gia đình sống quây quần
trong một khu vực địa lý nhất định. Đứng đầu công xã là bồ chính mà thực chất chính là
các già làng. Đến thời Âu Lạc, tổ chức bộ máy nhà nước vẫn được giữ nguyên.
* Đặc trưng bản của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Thứ nhất, tầng lớp thống trị là giai cấp quý tộc, vừa đại diện cho công xã trên một số
lợi ích chung, vừa được thu một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới hình thức
cống nạp hay lao dịch của công xã như những đơn vị bóc lột.
- Thứ hai, công xã nông thôn tồn tại với hai tư cách: đơn vị hành chính - lãnh thổ và là
biểu tượng cho sự tồn tại bền vững của sức mạnh nhân dân.
- Thứ ba, có sự tồn tại lâu dài chế độ công hữu về ruộng đất.
- Thứ tư, Nhà nước ra đời sớm hơn trước khi trong xã hội có sự phân hoá thành giai cấp.
- Thứ năm, quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, nhà nước được tổ chức lên
trước hết là để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật ở Việt nam thời Bắc thuộc.
*Đặc điểm cơ bản về nhà nước ở Việt Nam thời Bắc thuộc
- Có hai hệ thống chính quyền hoặc đan xen tồn tại hoặc song song tồn tại trong các mốc
thời gian lịch sử khác nhau: hệ thống chính quyền chủ đạo là hệ thống chính quyền đô hộ
của phong kiến Trung Quốc và hệ thống chính quyền độc lập tự chủ của người Việt.
- Hệ thống chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc chỉ là bộ phận của bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc, đó là các cấp chính quyền địa phương của bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc chứ không phải là một hệ thống chính quyền có cơ cấu
hoàn chỉnh chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương. Mặc dù chính quyền đô hộ luôn
kiện toàn bộ máy nhưng bộ máy nhưng cao nhất cũng chỉ quản lý được đến cấp huyện,
còn các xã, làng mạc vẫn luôn luôn chịu sự quản lý trực tiếp của người Việt. Bởi lẽ, từ
trước tới nay, cấp cơ sở (làng, xã) của người Việt luôn mang tính chất khép kín cao, khi
người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, nhân dân càng đoàn kết, củng cố được khối sức mạnh.
- Những cơ sở lịch sử cho thấy cha ông chúng ta đã tiếp thu kỹ thuật, cách thức tổ chức
chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhiều cấp của người Trung Quốc để vận
dụng xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước thời kì này.
- Hệ thống chính quyền cấp cơ sở của người Việt mang tính chất khép kín, ưu tiên điều
chỉnh nội bộ bằng các phong tục tập quán và bảo lưu, duy trì tính chất làng Việt truyền
thống. Xét theo chiều dọc thời gian, tuy kéo dài hàng ngàn năm, nhưng nền đô hộ do
chính quyền đô hộ thiết lập là không liên tục. Xét theo chiều ngang và chiều sâu của
không gian, chính quyền đô hộ không thể với tay tới và làm thay đổi được cơ cấu làng
xã cổ truyền của người Việt, nhiều vùng rộng lớn xa xôi vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị
của chính quyền đô hộ. Hay nói cách khác, các triều đại phong kiến Trung Hoa chỉ cướp
được nước Âu Lạc chứ không trực trị được các làng Việt.
*Đặc điểm cơ bản về pháp luật ở Việt Nam thời Bắc thuộc
- Thời kỳ này, pháp luật được thi hành là pháp luật của Trung Hoa, pháp luật của kẻ đi
cai trị. Để tiến hành việc trấn áp, pháp luật mà người Việt được biết tới là pháp luật của
ngoại bang, pháp luật đôi khi được đồng nhất với hình phạt. Pháp luật của Trung Hoa
phong kiến đã được áp dụng tại Việt Nam, trong đó có hai bộ luật chủ yếu là Bộ luật
nhà Hán và Bộ luật nhà Đường. Hàng loạt các hình phạt như xẻo mũi, cắt tai, thích chữ
vào mặt, đánh gậy, lưu đầy, xử tử v.v... đã bắt đầu được áp dụng.
- Bộ luật nhà Hán được áp dụng tại nước ta từ năm 111 trước Công nguyên (TCN) cho
đến khi Bộ luật nhà Đường được ban hành vào năm 538. Bộ luật nhà Đường là một bộ
luật quan trọng trong lịch sử pháp luật Trung Hoa phong kiến và có ảnh hưởng nhất
định tới pháp luật Việt Nam từ đời nhà Lý đến nhà Lê sau này.
- Bên cạnh nguồn luật của Trung Hoa, thời kỳ Bắc thuộc còn tồn tại một loại nguồn luật
khác, đó là các luật tục của người Việt. Luật tục này đã tồn tại từ thời đại Hùng Vương
được truyền từ đời này qua đời khác, điều chỉnh chủ yếu các vấn đề về gia đình, dân sự,
ruộng đất v.v... trong nội bộ làng xã. Luật tục của người Việt chi phối mạnh mẽ nhất là
trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và các lĩnh vực khác.
Câu 3. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các triều Ngô –
Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ
1. Đặc trưng bản về tổ chức nhà nước pháp luật Ngô- Đinh –Tiền
a, Tóm tắt:
• Nhà Ngô: (938 – 965): Sau chiến thắng Bạch Đằng chống lại quân xâm lược Nam Hán.
Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa.
• Nhà Đinh: - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước trở lên loạn lạc, nhiều hào trưởng nổi lên
ở các nơi tạo thành cát cứ, sung là sứ quán. Đến cuối nhà Ngô, nhà nước có 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu
là Đại Thắng Minh hoàng đế.
• Nhà Tiền Lê: Nhà Tống định đem quân sang đánh nước ta, trong bối cảnh đó Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua (Lấy thụy là Đại Hành)
b, Đặc trưng Nhà nước
- Nhà nước sinh ra trong thời kì đất nước vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc và bước vào thời
kì độc lập, sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm, cát cứ. - Tổ chức nhà nước:
+ Còn đơn giản ( Các hoạt động chưa được thể chế hóa, chưa có chế độ tuyển dụng quan lại)
+ Mô phỏng theo mô hình nhà Đường. Tống
- Vì đây là một thể chế khá hoàn chỉnh thời phong kiến.
- Tổ chức theo chính quyền đô hộ nhà Đường, mô phỏng quan chế nhà Tống ( Ngoài
Thái sư còn có chức tổng quản: coi việc quân dân, Thái úy: chỉ huy quân lữ)
+ Có sự phân cấp chính quyền.
- Lộ, phủ, châu dưới thời Khúc, Tiền Lê
- Đạo: dưới thời Đinh.
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản chịu ảnh hưởng của Phật giáo, lấy Phật giáo làm
quốc giáo, các nhà sư có vai trò rất lớn và được coi trọng.
- Nhà nước và pháp luật thời kì độc lập tự chủ, với chức năng hàng đầu chống giặc ngoại
xâm, bình định các thế lực cát cứ, xác lập nhà nước trung ương tập quyền. Công việc trị thủy, trị nông..
- Nền tảng cho nhà nước và pháp luật Đại Việt sau này.
+ Ngô: Đứng đầu là vua, đặt ra các chức quan văn võ, quy định các lễ nghị trong triều và
y phục các quan lại các cấp. BMNN thành lộ => phủ => châu => giáp.
+ Nhà Đinh: hoàng đế đứng đầu, đứng đầu tăng quan là đại sư, chia nhà nước thành 10
đạo, chia quân đội thành 10 đạo, có sự kết hợp giữa hành chính và quân sự. đạo => giáp => xã.
+ Nhà Tiền Lê: tổ chức đơn vị hành chính thành lộ, phủ, châu, hương.
2. Đặc trưng bản về tổ chức nhà nước pháp luật thời –Trần –Hồ
Pháp luật thành văn đầu tiên. Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành bộ luật “hình thư”. Với
sự kiện này, chứng tỏ nhà nước trung ương tập quyền đã tương đối ổn định, thiết chế
tương đối hoàn chỉnh; khắc phục sự tản mạn, tuỳ tiện, bất thống nhất, không công bằng từ
triều đại trước.Pháp luật triều Lý có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ ở hình sự mà còn
qui định về qui phạm pháp luật, giải quyết kiện cáo, khiếu nại, thủ tục xét xử ..-tức luật tố
tụng hình sự.Pháp luật xác định quyền sở hữu tài sản trâu bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạt
mại, việc tranh chấp ruộng ao… tức luật dân sự. Pháp luật còn qui định việc lấy vợ chồng, nuôi con nuôi
- Nhà lý : vua cai trị nd , tước công là chức quan nắm quyền lực lớn nhất, quan chia làm 2
ngạch quan văn và ngạch quan võ , có nét tương đồng với nhà tống , chia đất nước thành
24 lộ , từ năm 1075 nhà nước bắt đầu mở khoa thi tuyển chọn quan lại
- Nhà trần: vua đứng đầu, đổi 14 lộ thời lý thành 12 lộ. tướng quốc là chức quan cao nhất,
bên cạnh đó có tam tư , có giống thời lý nhưng chặt chẽ hơn
- Nhà hồ: hồ quý ly cải cách nhà nước để tăng cường quyền lực , chú trọng thi cử, coi trọng chữ nôm
Câu 4. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Trải qua bốn đời vua đầu: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân xã
hội Đại Việt đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, nhưng phải bắt đầu từ cuộc cải tổ của
Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến mới có được tính chất của một mô hình tổ chức
chính quyền phong kiến hoàn bị.
Ở trung ương, đứng đầu là nhà vua. Nhà vua là người có quyền lực tối cao, nắm cả thần
quyền và thế quyền. Về thần quyền, nhà vua là vị giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả
nước. Về thế quyền, nói theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay, nhà vua nắm toàn bộ các
quyền lập pháp (ban hành pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (xét xử
bảo vệ pháp luật). Ngôi vua chỉ có thể truyền cho một người, người đó là con trai trưởng
của nhà vua theo nguyên tắc trọng trưởng, trọng nam. Nhiều quyền lực như vậy, nhưng
quyền lực của nhà vua cũng không phải tuyệt đối, mà ít nhiều cũng bị giới hạn.
Lê Thành Tông đã lập ra đầy đủ các thiết chế như: các Bộ, Tự, Khoa Viện.
Lục bộ gồm có Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Ban đầu khi Vua Lê
Thái Tổ lên ngôi chỉ có hai Bộ là Bộ Lễ và Bộ Lại. Đến đời Lê Nghi Dân (1459), triều
đình mới chính thức được tổ chức dựa theo hệ thống của Trung Hoa đặt đủ Lục bộ. Lê
Thánh Tông sau này tiếp tục kế thừa và hoàn thiện chức năng của thiết chế Lục Bộ này.
Về chức năng, Bộ lại là Bộ giữ việc quan tước, phong tước, thuyên chuyển, bãi truất,
thăng thưởng, bổ sung quan lại. Bộ Hộ quản lý ruộng đất, nhân khẩu, thu phát bổng lộc,
đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt. Bộ Lễ quản lý về lễ nghi và đào tạo bao gồm các
công việc như tế tự, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu
văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang. Bộ Binh quản lý
về quân sự như binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, khí giới, giữ việc biên giới, tuyển
dụng chức võ. Bộ Hình quản lý về vấn đề luật lệnh và xét xử người phạm tội ngũ
hình. Bộ Công quản lý việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thợ thuyền, tu
sửa xây dựng, quản lý tài nguyên.
Vua Lê Thánh Tông cũng đặt thêm Lục Tự. Về mặt chức năng, Lục Tự trông coi công
việc nghi lễ trong triều. Đứng đầu các Tự là các chức quan như: Quan Lộc Tự Khanh,
Hồng Lô Tự Khanh, Hồng Lô Tự Thiếu Khanh, Thái Thường Tự Khanh, Thái Thường
Tự Thiếu Khanh và Đại Lý Tự Khanh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Ngoài ra còn có Lục Khoa. Chức năng của Lục Khoa là giám sát công việc của Lục Bộ.
Lục Khoa bao gồm: Lại Khoa, Hộ Khoa, Lễ Khoa, Binh Khoa, Hình Khoa và Công Khoa
(tương ứng với Lục Bộ). Các cơ quan này có quyền hặc tấu lên nhà vua về công việc của Lục Bộ.
Bên cạnh cơ quan này còn có các Viện như:
- Cơ Mật Viện (Đây là cơ quan cao cấp của triều đình, có nhiệm vụ bàn bạc tất cả các
việc đối nội, đối ngoại lớn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của quốc gia, tư vấn cho nhà
vua quyết định. Thành viên Viện Cơ Mật gồm bốn thượng thư đứng đầu bốn Bộ quan
trọng nhất, hoặc Liên bộ, thường gọi là "Tứ trụ triều đình")
- Hàn Lâm Viện (Cơ quan có chức năng lo biên soạn văn thư),
- Ngự sử đài (Cơ quan giám sát ở triều đình có nhiệm vụ can gián vua, chất vấn quan lại.
Người đứng đầu Ngự sử đài có quyền hành lớn, có hàng nhị phẩm tương đương quan Thượng Thư),
- Quốc Tử giám (Quốc Tử Giám là trường học cao cấp đầu tiên ở Việt Nam, được xây
vào thời Lý (1070), là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho và là nơi dạy dỗ, đào tạo các hoàng
tử và con em quý tộc. Từ 1253 trở đi, vua Trần Thánh Tông mở rộng Quốc Tử Giám thu
nhận cả học trò giỏi thuộc các tầng lớp nhân dân),
- Quốc sử Viện (cơ quan lưu trữ và phụ trách biên soạn lịch sử, cũng như địa chí. Cơ
quan này có nhiệm vụ hàng ngày ghi chép lại một cách độc lập những lời nói và việc làm của vua),
- Thái Y Viện (cơ quan lo thuốc men, chữa bệnh).
Câu 5. Nội dung cơ bản của chế định dân sự, hôn nhân và gia đình, các quy định tố
tụng hình sự, thủ tục pháp lý trong Quốc triều hình luật thời Lê (Bộ luật Hồng Đức).
*Chế định hình sự
- Khi đề cập đến vấn đề “pháp luật hình sự” trong Quốc triều hình luật, sẽ có những câu
hỏi đặt ra cần được lý giải bởi lẽ, QTHL về cơ bản được coi là một bộ luật hình sự (thư
tịch cổ thường gọi là Hồng Đức Hình luật). Từ tên gọi cho đến chính sách hình sự hóa,
tội phạm hóa được thể hiện rõ nét trong toàn bộ nội dung của QTHL. Nhiệm vụ cơ bản
của Bộ luật là bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo
trong gia đình và xã hội. Những hành vi vi phạm những điều thiêng liêng trên sẽ bị
trừng trị bằng những biện pháp nghiêm khắc, tàn khốc. Do vậy nhà làm luật đã diễn đạt
“ý chí” của mình dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự: mô tả những dấu hiệu của
hành vi vi phạm pháp luật và các chế tài nghiêm ngặt tương ứng. Pháp luật thời ấy được
nhận thức và xây dựng, áp dụng đồng nghĩa với trừng phạt. Đây cũng là nét đặc trưng,
phổ biến của pháp luật trong các nhà nước phong kiến.
- Nội dung các quy định về hình sự, tố tụng trong QTHL thể hiện sự kết hợp giữa tư
tưởng đức trị và pháp trị cùng truyền thống đạo lý, phong tục, tập quán bản địa. Tư
tưởng đức trị của Nho giáo, bảo vệ nền tảng đạo đức nho giáo trong gia đình và xã hội
đã được thể hiện trong việc xác định những hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm
trật tự, quan niệm, chuẩn mực đạo đức nhà giáo là những loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng, phải chịu các hình phạt nghiêm khắc, tàn khốc “thập ác, ngũ hình”, QTHL có quy
định riêng (điều 2, chương Danh lệ) về mười nhóm tội nghiêm trọng nhất gọi là “thập
ác”, bao gồm bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn. Cũng xuất phát từ đạo lý gia đình
theo quan điểm Nho giáo, QTHL có nhiều quy định cụ thể về việc con cháu được phép
chịu áp dụng hình phạt thay cho ông bà, sự bất bình đẳng nam nữ trong quy định trách
nhiệm hình sự đối với người vợ và người chồng... (điều 38, 481, 482, ...). Chính sách
hình sự của pháp luật nhà Lê trong QTHL đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc về giảm
trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho một số đối tượng xã hội dễ bị tổn thương như
người già, người tàn tật, trẻ em, chính sách hình sự khoan hồng cho người phạm tội do
lầm lỡ... miễn trong chính sách hình sự của nhà Lê (các điều 16, 47...).
- QTHL đã thể hiện sự phân biệt khá rạch ròi về yếu tố lỗi và mức độ trách nhiệm tương
xứng đối với các hình thức lỗi trong hành vi vi phạm của các chủ thể quy định trách
nhiệm hình sự đối với lỗi cố ý nặng hơn so với lỗi vô ý. Ví dụ: Điều 479 Bộ luật Hồng
Đức quy định: “Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải bằng mũi nhọn
và không phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa”.
- QTHL quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội, trong một số
trường hợp còn quy định trách nhiệm tập thể đối với một số loại tội phạm như mưu phản,
mưu đại nghịch, mưu chống đối (điều 412). Bộ luật cũng quy định cho phép người trong
gia đình được che chở lẫn nhau và cấm việc tố cáo hành vi phạm tội (điều 504 ).
*Chế định dân sự
- Các quy định về pháp luật dân sự chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong Quốc triều
hình luật. Những điểm tiến bộ, nhân văn và tân kỳ của QTHL được thể hiện trong nhiều
chương, điều của Bộ luật, nhưng chủ yếu tập trung ở hai chương Hộ hôn và Điền sản,
điều mà các bộ luật của Trung Hoa tuy có quy định song không có các quy định rõ ràng,
nhất là về cách thức thảo văn tự, chứng thư, chúc thư, không định rõ về chế độ tài sản
của vợ chồng trong lúc sinh thời cũng như trong lúc góa bụa, không ấn định minh bạch các việc về thừa kế.
- Các quy định về dân sự không tập trung thành chương riêng mà được quy định xen kẽ,
rải rác trong một số chương, tập trung nhất là ở hai chương Hộ hôn và Điền, ngoài ra còn
ở các chương khác như Cấm vệ, Tạp luật... Các chế định cơ bản của pháp luật dân sự như
sở hữu tài sản, khế ước, thừa kế, trách nhiệm được quy định rõ ràng về nội dungvà với
một trình độ kỹ thuật pháp lý khá cao.
*Chế định hôn nhân gia đình
- Được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chính trị - đạo đức Nho giáo trong đó đặc biệt coi
trọng nền tảng đạo đức gia đình nhưng với tôn sự trọng, kế thừa sâu sắc truyền thống văn
hóa đạo đức, phong tục, tập quán của dân tộc Việt cùng với quan điểm chính trị -pháp lý
nhân văn của bản thân các nhà làm luật, các quy định về hôn nhân và gia đìnhtrong Quốc
triều hình luật ngoài những hạn chế tất yếu lịch sử đã thể hiện nhiều điểmtiến bộ, nhân
văn, trong đó có nhiều quy định không có trong các bộ luật của TrungHoa.
- Lĩnh vực hôn nhân gia đình là lĩnh vực có nhiều gắn bó, duyên nợ mặn nồng nhất với
đạo đức, phong tục tập quán cổ truyền dân tộc. Quốc triều hình luật chỉ điều chỉnh những
quan hệ cơ bản mang ý nghĩa quốc gia nhằm củng cố, bảo vệ quyền của người gia trưởng,
nền tảng đạo đức Nho giáo trong gia đình và xã hội. Còn lại các hành vi xửsự cụ thể
trong hôn nhân gia đình nhà làm luật đã nhường chỗ cho phong tục tập quánvà đạo đức
điều chỉnh. Quốc triều hình luật qui định những vấn đề cơ bản nhất của đờisống hôn nhân
và gia đình: kết hôn, ly hôn, bao gồm các điều kiện, “các duyên cớ”, thủtục hình thức và
hậu quả pháp lý; mối quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng chamẹ và con cái, giữa
những người thân thuộc trong đại gia đình cổ truyền. Trong cơ cấuchung của Bộ luật, có
53/722 điều luật liên đến các quan hệ về hôn nhân và gia đình;30/722 điều luật về việc
hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Trong các quy địnhnày quan cũng đã thể hiện
rõ nét việc quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.
*Các quy định về tố tụng hình sự, thủ tục pháp
- Các quy định về thủ tục tố tụng có nội dung khá chi tiết, chặt chẽ, được sắp xếp trong
hai chương: chương Bộ vong (truy bắt người phạm tội chạy trốn) và chương Đoán ngục
(về thủ tục xử án và điều lệ trong ngục thất). Nội dung các quy định về thủ tục tố tụng
bao gồm: đơn tố giác tội phạm, việc bắt người phạm tội chạy trốn, việc giam giữ và trông
coi người phạm tội; các quy định về xét xử: nguyên tắc chung, thẩm quyền xét xử, thời
hạn xét xử, địa điểm xử án; phạm vi xét xử, việc hỏi cung người phạm tội; bản án và thi hành bản án.
- Thủ tục tố tụng trong QTHL có nhiều điểm tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là việc quy định
trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các chức quan nhằm hạn chế sự vi phạm luật pháp của
họ và bảo vệ quyền lợi con người, đảm bảo sự thật khách quan trong việc truy cứuvà áp
dụng các biện pháp pháp lý. Tính tiến bộ, nhân văn của Luật Hồng đức được thểhiện qua
các quy định về thủ tục tra khảo phạm nhân, người thực thi phải tuyệt đối tuânthủ, không được tuỳ tiện.
Câu 6. Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp đến pháp luật Việt nam thời kỳ Pháp thuộc.
* Nguồn luật: Nguồn luật của Pháp
- một số bộ luật của nước Cộng hoà Pháp: bộ luật Dân sự, Bộ luật thương mại, Bộ luật
hình sự, Bộ luạt tố tụng hình sự…
- sắc lệnh của chính phủ Pháp
VD: sắc lệnh Liên bộ Tài chính và Thuộc địa ngày 11/11/1906 sửa đổi bổ sung
Sắc lệnh ngày 17/7/1904 về tổ chức lại Nha ngân khố Đông Dương *Nội dung
- Tiếp thu nhiều nội dung của pháp luật tư sản:
+ tiếp thu nhiều nguyên tắc pháp luật của Pháp: nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc bất hồi tố,…
+ tiếp thu hệ thống khái niệm, phạm trù luật học của pháp luật tư sản: quốc tịch, pháp
nhân, động sản, bất động sản, vật quyền, quyền sở hữu, quyền chiếm hữu…
+ nhiều nội dung của Pháp được đưa vào trong các bộ luật của triều Nguyễn thờikỳ này:
VD: trong dân luật, chú trọng điều chỉnh cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Nhiều chế định điều chỉnh về nhân thân lần đầu tiên xuất hiện ở VN: quốc tịch, chứng thư, hộ tịch
- Quan hệ nhân thân: độ tuổi kết hôn, ý chí của các bên tham gia vào quan hệ hônnhân,
quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ và chồng đã được đề cập một cách trực tiếp và rõ ràng…
- Quan hê tài sản: thừa nhận quyền sở hữu thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chế định thừa
kế, khế ước cụ thể trong quy định
- Nhiều chế định điều chỉnh về quan hệ tài sản mới xuất hiện và chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ bộ luật dân sự Naponeon: thừa nhận và bảo vệ sở hữu tư nhân môt cách tuyệt đối , quy
định về quyền phụ thêm vể sản vật do tài sản sinh ra…
Câu 7. Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa *Tính chất
- Hiến pháp 1946 là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đồng thời cũng là bản đầu tiên
trong số 7 bản Hiến pháp đã từng được thông qua và áp dụng ở Việt Nam kể từ khi giành
được độc lập (1945). Bản Hiến pháp này không chỉ có ý nghĩa củng cố nền độc lập của
đất nước vừa giành được, Hiến pháp 1946 còn lần đầu tiên khẳng định vị thế mới của
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, lần đầu tiên quy định cách thức nhân dân tự
tổ chức ra nhà nước của mình cũng như chứng tỏ vị thế pháp lý của một quốc gia độc lập,
có chủ quyền, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng một nhà nước dân chủ,
đoạn tuyệt với chế độ phong kiến.
*Phạm vi điều chỉnh
Hiến pháp 1946 điều chỉnh những phạm vi sau đây: - Chính thể
- Nghĩa vụ và quyền lợi công dân - Nghị viện nhân dân - Chính phủ
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính - Cơ quan tư pháp - Sửa đổi Hiến pháp
*Giá trị kế thừa của Hiến pháp 1946
- Thể hiện tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh
Với tư tưởng về một “nhà nước của số đông, quyền giao cho dân chúng số nhiều”, các
quy định của Hiến pháp 1946 đã thể hiện nhiều quan điểm của Hồ Chí Minh về nền lập
hiến. Theo đó, Hiến pháp đã xác định một chính thể mới, một cách thức tổ chức bộ máy
nhà nước theo phương thức mới. Hiến pháp xác định “nước Việt Nam là một nước dân
chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Chính thể đó không chỉ là
chế độ chính trị tiến bộ mà còn là sự thống nhất về lãnh thổ Trung Nam Bắc không thể phân chia.
Các quyền cơ bản mà người dân Việt Nam trước đó chưa từng được ghi nhận,
nay cũng được trang trọng đặt trong Hiến pháp.
- Xác lập quyền độc lập, tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam
Quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là độc lập, tự do; chính thể dân chủ
cộng hoà; quyền lực của toàn dân và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được quy thành
các điều quan trọng hàng đầu của Hiến pháp 1946.
- Khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam
Xuyên suốt nội dung của bản Hiến pháp, tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã được ghi nhận như một giá trị điển hình. Dân chủ được thể hiện ở việc
trao quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cho người dân và xác lập mục
tiêu hoạt động của các cơ quan nhà nước là vì nhân dân.
- Nền tảng của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Hiến pháp 1946 là văn kiện mang tính nền tảng cho việc phấn đấu xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam. Hiến pháp thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách sâu sắc khi
quy định về Quốc hội lập hiến và quyền phúc quyết của người dân; quy định và bảo đảm
các quyền của công dân; thiết kế bộ máy nhà nước thành các nhánh quyền lực và kiểm
soát chặt chẽ lẫn nhau trong đó nhấn mạnh đến tính độc lập của hệ thống tòa án; v.v...
- Đặt ra những nguyên tắc cho việc tổ chức bộ máy nhà nước
Hiến pháp 1946 đã cố gắng phân định rõ các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, theo
đó, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện nhân dân - cơ quan cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa; quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và tòa án nắm quyền tư pháp.
- Ghi nhận và đảm bảo các quyền con người
Hiến pháp 1946 đã dành hẳn Chương II gồm 18 điều để quy định về quyền con người và
bảo đảm quyền con người (Chương II: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Có
thể khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do,
dân chủ của con người được đạo luật cơ bản nhất ghi nhận và bảo đảm, người dân Việt
Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền.