Bộ câu hỏi thảo luận chương 3: Hàng hóa công - Hành vi tiêu dung | Đại học Văn Lang
Bộ câu hỏi thảo luận chương 3: Hàng hóa công - Hành vi tiêu dung | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Hành vi tiêu dùng (71MRKT40073)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 3: HÀNG HÓA CÔNG
Câu 1. Hãy xem xét đặt trưng của hàng hóa công. Hỏi loa phát thanh có đặc trưng gì và
đường cao tốc có đặc trưng gì.
Câu 2. Phân biệt hàng hóa công thuần túy, hàng hóa công có tính giới hạn và hàng hóa công có thể định giá?
Câu 3. Sóng radio và đường cao tốc có phải là hàng hóa công không? Xem bắn pháo hoa
quốc tế ở Đà Nẵng có phải là hàng hóa công hay không? Tại sao vẫn có người trả tiền xem bắn pháo hoa?
Câu 4. Bạn hãy phân loại các hàng hoá dịch vụ sau đây: Hàng hoá công? Hàng hoá tư?
Tại sao? a. Các vùng đất hoang; b. Các nhà tù; c. Giáo dục của trường Y; d. Các chương
trình TV công cộng; e. Internet web site cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hãng
hàng không; f. Cung cấp nước đô thị;
Câu 5. Hàng hóa không có tính loại trừ là gì? Có quan điểm cho rằng khu vực tư sản xuất
ít hàng hóa không có tính loại trừ. Hãy bình luận vấn đề này.
Câu 6. Các biện pháp để chính phủ tác động vào việc cung cấp và sử dụng hàng hóa công?
Câu 7. Quan điểm về việc thu phí sử dụng đối với hàng hóa công thuần túy?
Câu 8. Chính quyền thành phố dự định xây một phố đi bộ. Các lợi ích được đưa ra để
thuyết phục người dân đồng ý dự án này là: (1) sẽ có nhiều người đi bộ hơn, (2) giảm được
kẹt xe, và (3) tạo ra được 15 việc làm. Bạn có đồng ý với ý kiến này không?
Câu 9. Giải thích vì sao việc cung ứng và sử dụng hàng hóa công có thể xuất hiện tình
trạng ăn theo? Có ý kiến cho rằng: “Nhà nước làm tốt hơn khu vực tư trong việc cung cấp
hàng hóa công”. Bạn có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 10. Người dân thành phố Đà Nẵng thường đóng góp làm 120km đường trong 1 năm.
Sau khi chính quyền thành phố tự bỏ kinh phí để làm 100km đường mỗi năm thì người
dân giảm phần đóng góp của họ xuống còn 30km. Điều gì đã xảy ra? Giải thích?
Câu 11. Hãy đưa ra ví dụ về người di xe miền phí ở địa phương bạn. Chính quyền địa
phương đã làm gì để khắc phục vấn đề này như thế nào?
Câu 12. Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp tư nhân quản lý một phần đường quốc lộ
qua một số tỉnh, được phép thu phí và dùng số tiền đó để sửa chữa, bảo quản đường. Bạn
có cho rằng việc tư nhân hóa trong việc quản lý xa lộ là một ý kiến hợp lý không?
Câu 13. Hãy liệt kê những loại hàng hóa công thuần túy, hàng hóa công không thuần túy.
Theo bạn, những hàng hóa công nào có thể chuyển giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả. Giải thích. 1
Câu 14. Nhà của A và B có chung một hành lang và cả hai đều chung một ngọn đèn chiếu
sáng hành lang đó. Lợi ích biên (tính bằng đồng) của A khi hành lang được chiếu sáng là
MUA=240-40h, của B là MUB=180-20h, h là số giờ bật đèn. Chi phí biên cho mỗi giờ
chiếu sáng là 120 đồng. Yêu cầu: (1). Vẽ đồ thị biểu diễn đường chi phí biên, đường lợi
ích biên của cá nhân và tập thể trong từng trường hợp. (2). Cho biết số giờ chiếu sáng tối
ưu với hai cá nhân là bao nhiêu? (3). Nếu B muốn trở thành “người đi xe miễn phí” nên
chỉ bộc lộ lợi ích biên của mình là 120-20h, thì kết quả có bao nhiêu giờ chiếu sáng? Khi
đó, lợi ích mà B “được miễn phí” là bao nhiêu?
Câu 15. Đường cầu về lưu lượng giao thông (lượt xe) trên đường trong ngày bình thường
là Qb=40.000-2P, còn trong những ngày cao điểm là Qc=100.000-2P, với P là mức phí
giao thông tính bằng đồng. Con đường này sẽ có hiện tượng tắt nghẽn khi số lượt tham
gia giao thông trong ngày vượt 50.000 lượt. Đồng thời khi có sự tắt nghẽn thì chi phí biên
của việc sử dụng con đường bắt đầu tăng theo hàm số MC=2Q, trong đó MC là chi phí
biên để phục vụ thêm một lượt xe, còn Q là số lượt xe vượt quá điểm tắt nghẽn. Yêu cầu:
(1) Trong những này bình thưởng, có nên thu phí giao thông hay không, vì sao? (2) Trong
những này cao điểm, có nên thu phí giao thông hay không? Nếu có thì mức thu phí tối ưu
là bao nhiêu?; (3) Nếu không thu phí thì tổn thất phúc lợi cho ngày cao điểm là bao nhiêu?;
(4) Nếu thu phí, phải tốn chi phí cho việc vận hành các trạm thu phí, ước tính 16.000đ/lượt
xe thì có nên thu phí không? Vì sao? Biểu diễn các trường hợp trên đồ thị.
Câu 16. Có 03 người A, B và C sử dụng một hàng hóa công cộng và đường cầu mỗi cá
nhân như sau: QA= 80-10P; QB= 150-25P; QC= 200-20P. Chi phí biên tế cung ứng là 20$
trên từng đơn vị sản lượng. Yêu cầu: (1) Xác định hàm cầu tổng hợp đối với hàng hóa này;
(2) Xác định mức cung ứng tối ưu; (3) Nếu A muốn trở thành “người đi xe miễn phí”, nên
chỉ thể hiện nhu cầu là Q’A= 70-10P, thì có bao nhiêu hàng hóa công được cung ứng? Lợi
ích mà A hưởng miễn phí là bao nhiêu?;(4) Giả sử không xảy ra vấn đề “người đi xe miễn
phí”, hãy xác định tỷ lệ chia sẻ chi phí giữa các cá nhân A,B,C để đạt được sự đồng thuận
trong cung ứng hàng hóa công cộng này ở mức tối ưu xã hội?
Câu 17. Nhu cầu của ông A về số lượng sản phẩm K (hàng hóa tư) là QA = 30-2P và nhu
cầu của ông B về hàng hóa này là QB = 15-P, P là giá. Hãy viết phương trình đường cầu
xã hội về tiêu dùng của hàng hóa K.? Giả sử K là hàng hóa công, hãy viết phương trình
đường cầu xã hội về tiêu dùng hóa hóa K.?
Câu 18. Một xã hội có 3 cá nhân, hàm lợi ích biên của mỗi người về truyền hình công
cộng là: P1 = 90- h, P2 = 160 -2h, P3 = 210 – h. Trong đó h là số giờ phát sóng; P là giá
xem truyền hình (1.000 đ). Yêu cầu: a. Xác định đường cầu tổng hợp của các cá nhân
trên?; b. Số giờ phát sóng tối ưu là bao nhiêu nếu chi phí cho một giờ phát sóng là 160.000
đồng?; c. Tổng thặng dư xã hội của việc tiêu dùng hàng hóa này là bao nhiêu?. 2
QA= 80-10P; QB= 150-25P; QC= 200-20P P1 = 90- h, P2 = 160 -2h, P3 = 210 Ð h.
Câu 19. Có 02 nhóm người có nhu đầu về bóng đèn chiếu sáng ngoài đường, mỗi nhóm
có 10 người. Nhóm I có đường cầu số lượng bóng đèn là QI = 25-4P; nhóm II là QII = 10-
P. Chi phí biên cung cấp hàng hóa công này ở mức cố định là 6 đôla/ bóng đèn. Hỏi mức
sản xuất tối ưu xã hội là bao nhiều? Có bao nhiêu bóng đèn được cung cấp.
Câu 20. Ông A và B là hàng xóm của nhau. Trong suốt mùa đông, xe dọn tuyết dọn dẹp
tuyết trên con đường qua nhà của họ. Lợi ích biên của A từ việc dọn tuyết là UA=15-Z,
với Z là số lần mà con đường được dọn. Của B lả UB=20-2Z. Chi phí biên cho việc dọn
tuyết là 15 đôla. Hãy vẽ hai đường lợi ích biên của cá nhân và đường lợi ích tổng biên.
Hãy vẽ đường chi phí biên và tìm mức cung cấp hiệu quả dịch vụ dọn tuyết.
Bài 21. Giả sử có 10 người, mỗi người có đường cầu Q =20-4p về điện đường; và 10
người, mỗi người có đường cầu Q’ = 8 – p điện đường. Chi phí biên cung cấp hàng hóa
này là 6 $. Mức sản xuất xã hội tối ưu là gì? Nó được xác định như thế nào? Có bao điện
đường nên được sản xuất? 3