Bộ câu hỏi thi vấn đáp môn Logistics và vận tải quốc tế | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Bộ câu hỏi thi vấn đáp môn Logistics và vận tải quốc tế | Học viện Phụ nữ Việt Nam  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
I. Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng
Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics
-Khái niệm: Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ
hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho
hiệu và và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
-Đặc điểm:
+Logistisc một quá trình. Điều đó nghĩa Logistiscs không phải một hoạt động đơn lẻ một
chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa
học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và
hoàn thiện, Do đó logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng.
+Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn abao gồm
cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
+Logistis tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ … ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu? Do
vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để được được nguồn tài
nguyên/các yếu tố đầu từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyên cung ứng. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận
chuyển và lưu trữ.
Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân
Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện ở hai mặt:
-Thứ nhất, logistiscs là một trong những khoản chi phí lớn cho kinh doanh, do vậytác động tới chịu
tác động bởi các hoạt động kinh tế khác. Nếu nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics thì sẽ góp phần qan
trọng nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội.
Ví dụ: Ở các nước phát triển thì chi phí logistics chiếm 10-15%GDP, ở Việt Nam là 30%.
-Thứ hai, logistiscs hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, một hoạt động quan trọng tại
thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ. Để hiểu vai trò này của logistics trong khái
niệm hệ thống, chúng ta giả định rằng nếu hàng hóa không đến đúng lúc, khách hàng không thể mua được
hàng hóa đó, nếu hàng hóa không đúng điều kiện đã thỏa thuận, không đến đúng nơi quy định thì không
hành động bán hàng. Do đó mỗi hành động trong chuỗi cung ứng sẽ bị thiệt hại. Nền kinh tế chỉ có thể phát
triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyên logistiscs hoạt dộng liên tục, nhịp nhàng, đảm bào 7 chữ
đúng: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng thời hạn, đúng địa điểm, đúng
giá.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được
biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất,
giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
-Logistics giúp giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các
nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,
Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngày nay, để tìm được vị trí tốt
hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn, các tập đoạn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã đang nỗ lực tìm
kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, quyết cộng nghệ, thị trường tiêu
thụ, môi trường kinh doanh … tốt nhất và từ đó logistics toàn vầu hình thành và phát triển.
-Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt marketing mix 4P (Place, Price, Promotion,
Product). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến nơi cần thiết và đúng thời điểm
thích hợp để thoải mãn nhu cầu của khách hàng.
Các khoản chi phí cơ bản trong hoạt động logistics như vận tải, quản lý kho, dự trữ, sản xuất, giải quyết đơn
hàng thông tin, Muốn tối đa hóa hoạt động logistics cần cân đối giữ thu chi nhằm lựa chọn được
ohuwong án đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất.
Câu 4: Phân loại logistics
1
-Theo hình thức, 5 loại:
+Logistics bên thứ nhất (1PL-First party logistics): chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức thực hiện các
hoạt động logistics để đáp ứng như cầu của bản thân, theo đố chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,
kho bãi, nhân công,… để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Hình thức này thường làm giảm hiệu quả
kinh doanh của phần lớn doanh nghiệphọ sẽ khôngđủ kỹ năng. Kinh nghiệp chuyên môn để quản lý
và vận hành hệ thống.
+Logistics bên thứ hai (2PL-Second party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai sẽ cung
cấp idjh vụ cho các hoạt động đơn ltrong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua
bảo hiểm, … Trong hình thức này, 2PL chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
+Logistics bên thứ ba (3PL-Third party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba sẽ thay mặt
chủ hàng quản thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác
nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử thông tin, tính tích hợp vào dây
chuyền cung ứng của khách hàng.
+Logistics bên thứ tư (4PL-Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư là người tích
hợp, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để
thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi l ogistics 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
+Logistics bên thứ năm (5PL-Fith party logistics): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà
cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng thương mại điện tử.
-Theo quá trình, 3 loại:
+Logistics đầu vào (Inbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu
cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
+Logistisc đầu ra (Outbound logistics): các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu
dùng một cách tối ưu cả về vụ trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
+Logistisc ngược (Reserve logistics): các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm,
phế liệu,... các yếu tố ảnh hưởng đến môt trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở
về để tái chế hoặc xử lý.
Câu 5: Nội dung hoạt động logistics
-Vận tải (transportation): Không một công ty nào thể tự cung cấp tất cả các dịch vụ mà công ty cần. Do
đó, công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải dựa vào môi trường bên ngoài để tồn tại, để có nguyên vật liệu cần
thiết để duy trì hoạt động. Vận tải chính là cách thức huyên chở những nguyên liệu đó từ nguồn cung cấp tới
doanh nghiệp. Thống qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chế biến tạo thành
sản phẩm cuối cùng, và một lần nữa, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng.
Do vậy, vận tải chính một yếu tố của logistics, mạch máu lưu thông toàn bộ haojt động của doanh
nghiệp. Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lý: xác định
lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận
chuyển, làm hồ sơ khiếu nại kho hàng hóa bị hư hỏng, mất mát.
-Lưu kho, dự trữ: mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng luôn cần phải tích lũy
một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, Sự tích lũy đó được gọi là dự trữ. Nếu
dự trữ nguyên vật liêu, thành phẩm, hàng hóa không đủ vầ số lượng, chủng loại hoặc không đáp ứng về yêu
cầu chất lượng thì hoạt động logistics không thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả. Ngược lại, nếu dự
trữ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị động, vòng quay vốn chậ,,m tăng chi phí hoạt động
logistics. Tuy nhiên thì hiện nay các công ty có xu hướng duy trì hệ thống Just-in-time có nghĩa là hoạt động
sản xuất không lưu kho, có nguồn gốc từ Toyota Nhật Bản. JIT kiểm soát hoạt động sản xuất bằng thẻ vầ bộ
phận sản xuất chỉ sản xuất khi có yêu cầu. Hệ thống JIT sẽ cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm kịp thời để
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng và những nhu cầu ngay lập tức.
-Bộ phận sửa chữa và dự phòng: Bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa
thay thế khi yêu cầu. Xác định các bộ phận này là một trong những hoạt động chính của logistics gọi
hoạt động dự trù. Quá trình dự trù hôm có: xác định nhu cầu sửa chữ thay thế, xác định các bộ phận sữa
chữa thay thế, văn bản hóa những vấn đề đã xác định, tiến hành thực hiện sửa chữa thay thế và bàn giao lại
cho khách hàng. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình dự trù: khả năng xảy ra hưu hỏng cần sữa
chữn thay thế hậu quả của việc hưu hỏng đó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dự trù như: mức độ
sẵn có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi
phí sản xuất.
2
-Nhân sự đào tạo. Về đặc điểm, đào tạo trong logistics khác với nghĩa thông thường định hướng
công việc và mang tính cụ thể, đặc trưng. Đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp, phù
hợp với tài liệu kỹ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng và với các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Bên
cạnh đó, đào tạo trong logistics là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho
khách hàng của mình nội dung thường xuyên liên quan đến sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra
để tạo cho doanh nghiệp lợi thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh, tăng sự trung thành của khách hàng đối
với sản phẩm của doanh nghiệp.
-Tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thật thực hiện chức năng thông tin để người đọc khả năng tiếp thu nhiều
nhất những thông tin trong đó và một người sử dụng dù không có kinh nghiệm gì sau khi đọc xong cũng
thể vận hành sản phẩm tốt như một nhân viên kỹ thuật kinh nghiệm. Tài liệu kỹ thuật do nhân viên kỹ
thuật soạn thảo. Trong logistics, tài liệu kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm,
nhờ đó thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của logistics.
-Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra: Logistics trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm thực sự rất cần thiết để
đảm bả hoạt động bảo dưỡng và các định tính về khả năng bảo dưỡng được quan tâm chú ý đúng mức. Chỉ
đến giai đoạn này của vòng đời sản phẩm mới thể đưa ra những thay đổi thiết kế để sản phẩm được cả
tiến tốt hơn, ít phải kiểm tra bảo dưỡng hơn. Trong quá trình sản xuất, khi thiết kế sản phẩm được hoàn thiện
xoang thì danh mục thiết bị hỗ trợ kiểm tra cũng phải hoàn thành. Hoạt động logistics đât thể hiện
chỗ phải ra quyết định cầm cái gì, cần số lượng bao nhiêu và khi nào cần đến tức là phải lập kế hoạch để trả
lời cho những câu hỏi trên.
-Cơ sở vật chất: Bao gồm sở vật chất tại nhà cung cấp để lưu trữ nguyên vật liệu trước khi vận chuyển
đến doanh nghiệp; sở vật chất tại doanh nghiệp dể lưu trữ nguyên vật liệu vận chuyển từ nhà cung cấp
đến khi các nguyên vật liệu này cần cho sản xuất; cơ sở vật chất để lưu trữ thành phẩm trước khi phân phối;
cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị dung cho quá trình sản
xuất; cơ sở vật chất để phục vụ cho haojt động bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm sau khi bán hàng. Nhu cầu
về cơ sở vật chất thể xuất phát từ phí doanh nghiệp cà từ phía các trung gian. Hoạt động logistics đây
bao hồm các quyết định về quy của sở vật chất, lựa chọn địa điểm hợp kết hợp sở vật chất
với các thành phần khác của logistics.
Bao trùm lên toàn bộ thành phần này của logistics hợp nhất là hệ thông thông tin để kết nối liên các giữa các
thành phần với nhau, giúp kiểm soát mọi hoạt động giúp cho các mắt xích trong dây chuyền cung ứng
nắm rõ thực trạng của hàng hóa cũng như tình hình thực hiện các hoạt động của Logistics.
Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận
Vận tải là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp.
Sau khi nguyên liệu đc chế biến thành sp cuối cùng, vận tải đóng vtro phân phối sản phẩm tới tay
người tiêu dùng.
Vận tải là một yếu tố của Logistic, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của DN.
Logistic phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học hợp lý: xác
định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, kiểm soát hàng hóa trong qtr vận chuyển, làm
hồ sơ khiếu nại khi hh bị hư hỏng mất mát
Giữa dịch vụ Logistics và vận tải có quan hệ hữu cơ với nhau, cụ thể là:
- Người vận chuyển đối tác của Logistics: Để tính toán tuyến vận chuyển, người làm Logistics phải lựa
chọn phương thức vận tải, chọn đơn vị vận tải trong từng phương thức sao cho đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng, và giá cả hợp lý.
- Yêu cầu vận chuyển đa phương thức từ A đến Z (door to door - tổ chức liên vận chuyển, vận tải đa phương
thức) là đòi hỏi của Logistics.
- Đảm bảo hàng hóa vận chuyển là công việc của Logistics. Bảo quản hàng hóa, đóng gói vận chuyển, nhận
gửi hàng kế cả xếp dỡ hàng hóa những công việc thuộc về Logistics. Công việc khai thác sử dụng
kho, bảo quản hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng trong Logistics.
II. Chương 2. Vận tải đường biển và thuê tàu
3
Câu 7: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới
80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6000 tỷ tấn
và khối lượng luân chuyển đạt khoảng 25000 tỷ tấn/hải lý.
Ưu điểm nổi bật của vận tải biển :
-Vận tải biển năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận tải đường biển các tàu sức chở rất
lớn, lại có thể chạt nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại
các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quan của một
cảng biển rất lớn.
-Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc
biệt thích hợp và hiệu quá là các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đa, quặng, ngũ cốc
phốt pho và dầu mỏ.
-Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến
đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo
quản, trừ biệc xây dựng các kênh đào, hải đăng.
-Giá thành vận tải biển rất thấp : Giá thành vận tải biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận
tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành
vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải thông tin được áp dụng nên giá thành
vận tài biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.
-Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tài thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít.
Nhược điểm của vận tải biển :
-Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiênđiều kiện hàng hải. Các tàu thường gặp rất nhiểu rủi ro hàng
hải như mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải đá ngầm, mất tích… Theo thống kê của các công ty
bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển, trong đó
nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.
-Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc độ
này là thấp so với tốc độ của máy bay, tài hỏa. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng tàu biển với tốc độ cao
hơn nhiều tuy nhiên thì với các loại tàu chở hàng thì pphair duy trì một tốc độ kinh tế nhằm hạ giá thành vận
tải.
Câu 8: Vận tải đường biển với các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế
Các điều kiện Incoterms quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán người mua trong quá trình
vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
Trong Incoterms 2010, 11 điều kiện sở giao hàng trong đó 4 điều kiện sở áp dụng cho vận tải
đường biển bao gồm FAS, FOB, CFR CIF. (Các phương thức còn lại bao gồm EXW, FCA, CPT, CIP,
DAT, DAP, DDP áp dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức).
Trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu được phân chia giữa
người mua và người bán như sau :
-Người bán chịu trách nhiệm (dành được quyền thuê tàu) theo các điện kiện CFR (Cost and Freight) và CIF
(Cost, Insurance and Freight)
-Người mua chịu trách nhiệm theo các điều kiện FAS (Free alongside ship) và FOB (Free on board)
Dành được quyền về vận tải nói chung và quyền thuê tàu nói riêng có những lợi ích sau đây :
-Chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm phán, ký kết hợp đồng.
-Có thể lựa chọn người chuyên chở, truyến đường vận tài, phương pháp chuyên chở có lợi cho mình.
-Tận dụng được đội tàu và phương tiện vận tải của mình để chuyên chở hàng hóa nhằm tăng thu và giảm chi
ngoại tệ.
-Có thể tác động vào thị trường cước phí để ổn định hoặc giảm giá cước phí.
Muốn dành được quyền về vận tải hay thuê tàu cần phải ký kết hợp đồng mua bán ngoiaj thương theo những
điều kiện thích hợp nêu trên.
Câu 9: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn
-Khái niệm: Theo Viện Kinh tế Hàng hải bà Logistics Bremen, thì tàu buôn là nhwunxg tàu chở hàng và chở
hành khách vì mục đích thương mại.
-Các cách phân loại tàu buôn :
a. Theo công dụng : bao gồm tàu chở hành khách và tàu chở hàng
4
Tàu trở hàng bao gồm tàu chở hàng khô và tàu chở hàng lỏng
Tàu chở hàng khô bao gồm : tàu chở hàng bách hóa, tàu chở hàng khô khối lượng lớn, tàu kết hợp, tàu
container, tàu chở xà lan, tàu chở hàng đông lạnh.
Tàu chở hàng lòng bao gồm : tàu chở dầu, tàu chở các loại chất lỏng khác, tày chở hơi đốt thiên nhiên hóa
lỏng, tàu chở khí hóa lỏng.
b. Theo cỡ tàu : bao gồm
- Tàu cực lớn : chở dầu thô có trọng tải từ 350000 DWT trở lên
-Tàu rất lớn : chở dầu có trọng tải từ 200000 đến 350000 DWT trở lên
-Tàu loại trung bình : chở hàng rời và hàng bách hóa có trọng tải dưới 200000 DWT
-Tàu loại nhỏ trọng tải dung tích đăng nhỏ (dung tích từ 200 GRT trong tải từ 300 DWT mới
được xếp vào tàu buôn thế giới)
Ngoài ra có tàu Panamaxx là những tàu có chiều ngang lớn nhất có thể qua kênh đào Panamax (32m).
c. Theo cờ tàu :
-Tàu treo cờ bình thường : là tàu của nước nào thì treo cờ nước đó.
-Tàu treo cờ phương tiện : tàu của nước này nhưng lại đăng ký và treo cờ của nước khác. Nhiều nước áp
dụng chính sách đăng ký mở, cho phép chủ tàu của nước khác đăng ký và treo cờ nước mình để thu lệ phí và
tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân lực thừa của nước mình. Các nước này hầu như là các nước có nền kinh tế
kém phát triển nhưu Panama, Liberia, Hy Lạp,… Các chủ tàu thu lợi nhận do chi phí đăng ký, tiền lương
thủy thủ thấp, yêu cầu điều kiện sinh hoạt an toàn lao động không cao, tránh được thuế cao các nước
phát triển. Ngoài ra thì treo cờ phương tiện cũng tránh được chính sách bao vây, phong tỏa của các nước thù
địch. (1/3 đội tàu buôn thế giới)
d.Theo phạm vi kinh doanh của tàu :
-Tàu chạy vùng biển xa : trọng tải lớn, thường kinh doanh chuyên chở trên các vùng biển xa, vượt đại dương
hoặc các tuyến vòng quanh thế giới.
-Tàu chạy vùng biền gần : trọng tải không lớn, thường kinh doanh chuyên chở giữa các chảng không xa
nhau, nhằm tập trung nguồn hàng cho cảng lớn để tàu chạy vùng biển xa vận chuyển tiếp tục.
e.Theo phương thức kinh doanh :
-Tàu chợ : là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định
theo một lịch trình đã định trước.
-Tàu chuyến : tàu chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng không theo một
tuyến đường nhất định. Tàu chạy rông bao gồm các tàu kinh doanh theo kiểu cho thuê chuyến cho thuê
định hạn.
Câu 10: Đặc trưng kinh tế kỹ thuật tầu buôn
a. Mớn nước của tàu
b. Trọng lượng của tàu
-Trọng lượng hay lượng giãn nước của tàu là trọng lượng của khối nước mà tàu chiếm chỗ tính bằng tấn dài
(1 long ton=2.240Lbs=1,016 kg).
-Tính bằng cách lấy thể tích của khối nước mà tàu chiếm chỗ tính bằng c.ft (cubic feet) chia cho 35.
D=M/35 (c.ft)
Trong đó : D là trọng lượng của tàu
M là thể tích khối nước mà tàu chiếm chỗ
-Trọng lượng của tàu có hai loại :
+Trọng lượng tàu không chở hàng (LD): bằng trọng lượng của vỏ tàu, máy móc trang thiết bị trên tàu, nồi
hơi, nước trong nồi hơi, phụ tùng, thuyền viên và hành lý của họ.
+Trọng lượng tàu chở hàng (HD): bằng trọng lượng của tàu không chở hàng cộng với trọng lượng của dầu
mỡ, nước ngọt, lượng thực, thực phẩm, đồ dự trữ khác, vật liệu chèn lót và trọng lượng của hàng hóa thương
mại tàu chở được.
c. Trọng tải của tàu
-Trọng tải của tàu là sức chở của tàu được tính bằng tấn dài ở mớn nước tối đa về mùa đông, mùa hè hoặc ở
vùng biển có liên quan, tùy từng trường hợp.
-Có hai loại trọng tải của tàu :
+Trọng tải toàn phần của tàu (DWC) : bằng trọng lượng hàng hóa thương mại, trọng lượng nhiên liệu, nước
ngọt, lượng thực, thực phẩm, vật liệu chèn lót, đồ dự trữ khác và phụ tùn tính bằng tấn dài.
5
DWC=LD-HD
+Trọng tải tịnh của tàu (DWCC) là trọng lượng hàng hóa thương mại mà tàu chở được.
d. Dung tích đăng ký của tàu
-Dung tidch đăng của tàu thể tích các khoảng trống khép kín trên tàu được tính bằng mét khối, c.ft
hoặc tấn đăng ký (register ton). 1 register ton = 100 c.ft = 2,83 m3
-Có hai loại dung tích đăng ký :
+Dung tích đăng ký toàn phần (Gros Register Tonnage –GRT) : là dung tích của các khoảng trống khép kín
trên tàu, tính từ boong trên cùng trxuống, từ đi khác khoảng trống sau : khoang trống để chứa nước dằn
tàu, lối đi trong hầm tàu, buồng lái, buồng hải đồ, buồng tắm, buồng vệ sinh, phòng sửa chữa, kho… Dung
tích đăng ký toàn phần dùng để thống kê tàu, biên chế sĩ quan thủy thủ, đôi lúc là để tính các loại phí.
+Dung tích đăng tịn (Net Registers Tonnage –NRT) : dung tích các khoảng trống khép kín để chứa
hàng trên tàu. Dung tích tịnh của tàu bằng dung tích đăng ký toàn phần trừ đi dung tích các phòng ăn, ở, giải
trí của thuyền trưởng, thuyền viên, dung tích buồng máy và buồng hoa tiêu. Dung tích đăngtịnh của tàu
thường dùng để tính phí qua kênh đào, phí cảnh, phí hoa tiêu,…
-Dung tích của tàu phụ thuộc và cấu trúc của tàu và hệ thống doluowjngf áp dụng khi đăng ký tàu. Có hai hệ
thống đo lường
+Theo hệ Moorsom : dung tích tàu chỉ tính thể tích bên trong chứ không tính boong trên cùng
+Theo tập quán của kênh đàu Suez và Panama thì dung tích tàu tính cả dung tính boong trên cùng.
e. Dung tích chứa hàng của tàu
-Dung tích chứa hàng của tàu (CS) là khả năng xếp các loại hàng hóa khác nhau trong hầm tàu.
-Có hai loại dung tích của tàu :
+Dung tích chứa hàng có bao kiện : là khả năng xếp các hàng có bao gói trng hầm tàu tính bằng đơn vị c.ft.
Dung tích này được tính bằng cách lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao của tàu.
+Dung tích chứa hàng rời : là khả năng xếp các hàng rời trong hầm tàu tính bằng đơn vị c.ft. Lớn hơn dung
tích chứa hàng bao kiện 5-10% vì hàng rời cho phép tận dụng hết thể tích của hầm tàu.
f. Hệ số xếp hàng của tàu
g. Hệ số xếp hàng của hàng hóa
h. Chiều dài của tàu : bao gồm
-chiều dài toàn bộ LOA tức chiều dài từ mũi tàu đến đuôi tàu
-chiều dài theo mớn nước là chiều dài của đường tiếp giáp giữa thân tàu với mặt nước khi tàu chở đầy hàng
ở mớn nước tối đa vào mùa hè.
Chiều dài tàu cho biết tàu cần cầu cảng dài bao nhiêu để neo đậu và xếp dỡ hàng hóa được an toàn.
i. Chiều rộng của tàu :
-là chỗ rộng nhất của thân tàu được đo từ bên này sang bên kia của thành tàu và được tính bằng mét.
-cho biết khả năng tàu có thể qua được kênh đào, luồng lạch có chiều rộng bao nhiêu (Kênh đào Panama là
32m)
j. Cấp hạng của tàu :
Tàu có dung tích lớn hơn 100GRT thì phải sự giám sát của một cơ quan đăng kiểm thừa nhận. quan
này sẽ đề ra các quy tắc, quy trình kỹ thuật. tiêu chuẩn để xếp hạng các loại tàu bằng thép với mát chính,
máy phị, các máy móc thiết bị tương ứng. Sau khi tàu được đóng xong chạy thử thành công, quan
đăng kiếm có liên quan sẽ cấp giấy chứng nhận cấp hạng. Giấy chứng nhận cấp hàng nói rõ khả năng đi biển
của tàu, tức là tàu có chắc, khỏa, kín nước và có thể vận chuyển an toàn hàng hóa hay không.
Câu 11: Mớn nước của tàu khái niệm và ý nghĩa?:
-Khái niệm : mớn nước của tàu là chiều cao thẳng đứng từ đáy tàu lên mặt nước, được đo bằng đơn vị mét
hoặc đơn vị foot (1 foot=0,3048m)
nghĩa : mớn nước nói tàu thể ra, vào các cảng, đi lại trên cách sông kênh rạch độ sâu bao
nhiêu. Mớn nước của tàu thay đổi vào khối lượng vật phẩm mà tàu chuyên chở, vào mùa và vùng biển kinh
doanh.
Có hai loại mớn nước của tàu
+Mớn nước khi tàu không chở hàng : là chiều cao thấp nhất từ đáy tàu lên mặt nước khi tàu không chở hàng
hay còn gọi là mớn nước cấu tạo.
+Mớn nước khi tàu chở đầy hàng : là chiều cao lớn nhất từ đáy tàu lên amwt nước khi tàu chở đầy hàng vào
mùa hè.
6
Mớn nước còn thay đổi theo mùa và vùng biển. Mùa hè độ nổi của tàu lớn hơn. VÌ vậy căn cứ vào mớn nước
của tàu vào mùa và vùng biển mà tàu đi qua, người ta kẻ lên thành tàu các vạch xếp hàng, để căn cứ vào đó
xếp hàng nhăm đảm bảo an toàn cho tàu.
TF : vạch xếp hàng ở vùng biển nước ngọt nhiệt đới
F : vạch xếp hàng ở vùng nước ngọt
T : vạch xếp hàng ở vùng nhiệt đới
S : vạch xếp hàng mùa hè
W :vạch xếp hàng mùa đông
WNA : vạch xếp hàng ở vùng Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông
T,S,W,WNA trong vùng nước mặn. Xếp hàng sao cho mớn nước giữa các vùng đi qua không vượt quá
mớn nước tối đa của vùng trước đó.
Câu 12: Cờ tàu là gi? Ý nghĩa của việc cắm cờ thường và cắm cờ phương tiện
treo cờ thường : tàu của nước nào thì đăng treo c của nước đó. Tàu
– Tàu treo cờ phương tiện: Là tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước khác và treo cờ của nước đó. Ví
dụ: Tàu Mỹ đăng tại Panama treo cờ của Panama.
Ý nghĩa của việc cắm cờ phương tiện ( ): trong vận tải biển
- Trên thế giới có nhiều nước áp dụng chính sách đăng ký mở (Open Registry) hầu hết các nước thuộc thế
giới thứ 3 nền kinh tế kém phát triển, những nước này co phép chủ tàu của nước khác đăng tàu tại
nước mình để thu lệ phí và tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân lực thừa của nước mình. Các nước phát triển
đăng ký tàu tại các nước thứ 3 sẽ được hưởng chi phí đăng ký, tiền lương thủy thủ thấp, yêu cầu về điều kiện
an toàn lao động không cao.
- Về chính trị, bằng cách treo cờ phương tiện có thể khắc phục được chính sách bao vây, phong tỏa của các
nước thù địch. Đội tàu buôn treo cờ phương tiện hiện nay chiếm 1/3 đội tàu buôn của thế giới.
Câu 13: Khái niệm và ý nghĩa của hệ số xếp hàng của hàng và hệ số xếp hàng của tàu
*Hệ số xếp hàng của tàu :
-Hệ số xếp hàng của tàu (CL) là mối quan hệ giữa dung tích chứa hàng của tàu và trọng tải tịnh của nó.
CL=CS (c.ft)/DWCC (tấn dài)
-Có hai loại hệ số xếp hàng của tàu theo hai loại dung tích chứa hàng của tàu : hệ số xếp hàng rời hệ số
xếp hàng bao kiện.
-Ý nghĩa :
Hệ số xếp hàng của tàu cho biết một tấn trọng tải tịnh tương đương với bao nhiêu đơn vị dung tích chứa
hàng của tàu đó. Từ đó chọn được mặt hàng có mối quan hệ tỷ lệ giữa thể tích và trọng lượng đúng bằng hệ
số xếp hàng của tàu để xếp lên tàu, thì vừa tận dụng được trọng tải và dung tích của tàu.
*Hệ số xếp hàng của hàng (SF) :
-Khái niệm : Hệ số xếp hàng của hàng hóa là mối quan hệ tỷ lệ giữa dung tích và trọng lượng của mặt hàng
đó, khi hàng đó được xếp trong hầm tàu.
nghĩa : Hệ số xếp hàng của hàng hóa nói một tấn dài của hàng hóa chiếm bao nhiêu đơn vị thể tích
trong hầm tàu, kể cả dung sai cho phép khi xếp. Hệ số xếp hàng của hàng hóa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
loại hàng. Hàng được coi là hàng nặng nếu SF<= 40 c.ft/tấn, hàng được coi là hàng nhẹ nếu SF>40 c.ft/tấn.
7
Khi xếp hàng xuống tàu, muốn tận dụng hết trọng tải và dung tích của tàu thì phải chọn một hoặc nhiều mặt
hàng hệ số xếp hàng bằng hệ số xếp hàng của tàu hoặc phải xếp các mặt hàng khác nhau thỏa mãn hệ
phương trình sau :
X+Y+…=DWCC
X.sfx+Y.sfy+…=CS
Trong đó :
X,Y là trọng lượng của từng mặt hàng tương ứng
sfx, sfy là hệ số xếp hàng của mặt hàng X và Y
DWCC là trọng tải tịnh của tàu
CS là dung tích chứa hàng của tàu
Câu 14: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển
-khái niệm : cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao
thông quan trọng của một nước.
-cảng biển có hai chức năng :
+phục vụ tàu biển :cảng nơi ra vào, neo đậu của tàu, nơi cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai
dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa tàu…
+phục vụ hàng hóa : cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng
gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu. cảng còn nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, i bắt
đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải.
-Cảng biển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau :
+Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách nhiệm.
+Phối hợp hoạt động của các tổ chức cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng
biển.
+Kiểm tra, giám sát việc thực hiệnc quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng luồng ra vào
cảng.
+Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
+Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải.
-các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển :
+trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm cầu tàu, luồng lạch, kè, đạp chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu,
hệ thống thông tin, tín hiệu…
+trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa gồm cần cẩu các laoij, xe nâng hàng, máy bơm hút
hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu máy kéo, chassis, container, pallet,…
+cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng gồm hệ thống kho, bãi, kho hải quan, bể chứa dầu,
CY, CFS,..
+thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và hàng hóa gồm hệ thống thông tin, tín hiệu, máy vi tính,…
Câu 15: Khái niệm, đặc điểm và phương thức thuê tàu chợ
-khái niệm :
Tàu chợ là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định
và theo một lịch trình định trước.
Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu chuyên
chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác.
-đặc điểm :
+tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước
+chứng từ điều chỉnh các mỗi quan hệ trong thuê tàu chợ là vận đơn đường biển BL. Vận đơn đường biển là
bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.
+khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thận điều kiện, điều khoản chuyên chở mà phải tuân thủ
theo các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển.
+Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hóa và được tính toán theo biểu cước
của hãng tàu. Biểu cước này có hiệu lực trong thời gian tương đối dài.
+chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở. Người chuyên chởmột bên của hợp đồng vận tải và là người
phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
+các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các công hội tàu chợ công hôi cước phí để khống chế thị
trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.
8
+có thể sử dụng phương thức thuê tàu chợ khi chủ hàng hàng bách hóa, số lượng tùy ý cảng xếp dỡ
nằm trong lịch trình của tàu.
Câu 16: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu.
-khái niệm : Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên
tàu chuyên chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác.
-trình tự các bước thuê tàu :
+đăng ký gửi hàng với đại diện hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu
+chuẩn bị hàng hóa hoặc container
+làm thủ tục hải quan và các thủ tục khác
+giao hàng cho tàu và lấy BL
Câu 17: Khái niệm và các chức năng vận đơn đường biển
-khái niệm :
+Vận đơn đường biển (Bill of Lading –BL) một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường
biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam
kết sẽ giao hàng khi được xuất trình.
+Người cấp vận đơn đường biển người chuyên chở, chủ tàu hoặc người được họ ủy quyền khi hàng đã
được xếp lên tàu hoặc nhận hàng để xếp. Người cấp phải ký và ghi rõ tư cách pháp lý vào vận đơn.
+Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc và bản sao. thể từ 1-3 bản gốc số lượng bản
sao tùy theo người gửi hàng yêu cầu.
-chức năng của vận đơn đường biển :
+là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở. Vận đơn bằng chứng hiển nhiên cho việc người
chuyên chở đã nhận hàng để chở, bận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tình trạng bên ngoài của
hàng hóa đã được giao. Tại cảng đến, người chuyên chở cũng phải giao cho người nhận theo đúng trọng
lượng, khối lượng tình trạng bên ngoài của hàng hóa như lúc nhận cảng đi, khi người nhận xuất trình
vận đơn phù hợp.
+là chứng từ sở hữu những hàng hóa mô tả trên vận đơn. Ai đó vận đơn trong tay, người đó có quyền đòi sở
hữu hàng hóa ghi trên đó. Do đó tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. Người ta có
thể mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách mua bán, chuyển nhượng vận đơn.
+là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được kết giữa các bên. Mặc bản thân vận đơn đường biển
không phải một hợp đồng vận tải, chỉ chữ của các bên nhưng vận đơn giá trị như một hợp
đồng vận tải đường biển. nó không những điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người gửi hàng với nguiowf chuyên
chở mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng haojwc người cầm vận đơn.
Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó, mà bị chi phối vởi các công
ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển.
Câu 18: Phân biệt giữa vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp.
-vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) : là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên
chở cấp khi hàng hóa đã thực tế xếp lên tàu. Dây là loại vận đơn được dùng phổ biến, vì người mua khi yêu
cầu xuất trình bộ chứng từ để thành toán tiền hàng thường xuyên yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng,
tức là hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu. Việc đã xếp hàng lên tàu được thể hiện trên vận đơn như sau:
+nếu trên vận đơn ở góc bên phải có in sẵn chữ nhận để xếp thì khi thuyền trưởng ký vận đơn, phải ghi thêm
chữ đã xếp hàng lên tàu ngày tháng năm để chứng minh cho việc đã xếp và ngày đó là ngày giao hàng.
+nếu trên vận đơn đã ghi chứ shipped on booard thì không cần fhi thêm để chứng minh cho việc đã
xếp mà ngày ký vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu, cũng là ngày giao hàng.
-vận đơn nhận để xếp (received for shipment B/L) vận đơn do người chuyên chở cấp, khi người chuyên
chở nhận hàng ở kho hoặc ở hãi để xếp lên con tàu ghi trên B/L, tức là hàng hóa thực sự chưa được xếp lên
tàu. Lọa vận đơn này thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ phi thư tín dụng L/C được quy định cho
phép. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ đã xếp để biến thành vận
đươn đã xếp hàng, vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định vấn
đề này.
Câu 19: Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh.
*vận đơn theo lệnh (order B/L) :
-là vận đơn trên đó không ghitên, địa chỉ của người nhận hàng ghi chữ « theo lệnh » (to order) hoặc
có ghi tên người nhận đồng thời ghi thêm chữ « hoặc theo lệnh ». Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ theo
9
lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của ngân hàng. Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là
theo lệnh của người gửi hàng.
-Vận đơn theo lệnh có đặc điểm làthể chuyển ngượng được cho người khác bằng cáchhậu. Nếu vận
đơn theo lệnh của người gửi hàng thì người gửi hàng phải ksy hậu thì người nhận hàng mới nhận được hàng.
Có thểhậu để trống hay hậu cho một người cụ thể hoặc theo lệnh của một người nào đó. Nếu không
ký hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng. Vận đơn ký phát theo lệnh của một ngân hàng trong trường
hợp ngân hàng muốn khống chế hàng hóa của người nhập khẩu (người nhập khẩu vay tiền ngân hàng để
mua). Để nhận được hàng, phải có ký haajuc hueyenr nhượng của ngân hàng vào vận đơn.
-vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rãi trong buôn bán quốc tế, bởi vì nó là một chứng từ có thể lưu thông
được.
*vận đơn đích danh (straight B/L)
-là vận đơn trên đó ghi tên, địa chỉ của người nhận hàng không hoặc đã bị xóa bỏ chữ or
order.
-chỉ người có tên trên vận đơn mới nhận được hàng.
-loại vận đơn này không thê chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.
*vận đơn vô danh :
-là loại vận đơn có ghi rõ chữ cho « cho người cầm » (to bearer) hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi
tên người nhận nhay người hưởng lợi nàp hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người đó đã
ký hậu để trống mà không chỉ định một người hưởng lợi khác.
-loại vận đơn nàynhiều rủi ro cho người gửi hàng,bất kỳ ngừi nào ccos vận đơn trong tay đều có thể
nhận được hàng.
Câu 20: Ký hậu chuyển nhượng chứng từ vận tải là gì ? Có những cách ký hậu chuyển nhượng nào ?
K/N :
- Ký hậu (endorsement): thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L từ người hưởng
lợi này sang người hưởng lợi khác, chỉ sử dụng cho vận đơn vô danh hoặc vận đơn theo lệnh.
- Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng lợi
- Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng
hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.
- Người ký hậu phải tuân thủ các quy định:
Những cách ký hậu chuyển nhượng
Các cách ký hậu:
- hậu đích danh: mặt sau B/L gốc, người hậu ghi tên người hưởng lợi, đóng dấu
xác nhận
- Ký hậu theo lệnh: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu ghi “theo lệnh của...”
- hậu danh/để trống: mặt sau B/L gốc, người hậu chỉ ghi tên mình, đóng dấu
xác nhận hoặc ghi rõ là để trống
- Ký hậu miễn truy đòi (without recourse):
Câu 21: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa phương thức (vận tải
liên hợp)
-Vận đơn đi thẳng (direct B/L) vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chờ từ
cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu, tức hàng hóa không phải chuyển tải cảng dọc
đường,
-Vận đơn đi suốt (Throught B/L)vận đơn được sử dụng trong tường hượp hàng hóa được chuyên chở từ
cảng xếp hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều người chuyên chở, tức hàng hóa
phải chuyển tải ở cảng dọc đường.
Vận đơn đi suốt có đặc điểm sau :
+Có điều khoản cho phép chuyển tải
+Có ghi rõ cảng đi, cảng đến, cảng (có thể cả tên tàu) chuyển tải.
+Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình đường biển từ cảng đi
cho đến cảng đích, kể cả trên chặng đương do người chuyên chở khác thực hiện.
-Vận đơn (chứng từ) đa phương thức (vận tải liên hợp) : Vận đơn vận tải đa phương thức (multimodal
transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (combined transport B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường
10
hượp hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đên nơi đên bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Loại vận đơn này có đặc điểm :
+trên vận đơn thường ghi nơi nhận hàng để chở nơi nhận hàng, người cấp B/L này phải người
chuyên chở hoặc MTO.
+ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải
+người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận hàng để chở (có thể nằm sâu trong
nội địa nước đi) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa nước đến)
Câu 22: Trình bày về Surrendered Bill of Lading và Sea Way Bill.
-surendered bill of lading – vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi : thông thường muốn nhận hàng tại cảng đến,
người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Trong thực tế, nhiều trường hợp hàng đã đến cảng đến
nhưng vận đơn lại chưa đến do đó không nhận được hàng. Để khắc phục tình trạng này và để tiết kiệm chi
phí gửi vận đơn gốc, trong những năm gần đây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đơn đã xuất trình
tại cảng gửi. Đây là loại vận đơn thông thường, chỉ khác khi cấp vận đơn nà, người chuyên chở hoặc đại
lý đóng thêm dấy đã xuất trình surendered đồng thời điện báo express release cho đại lý tại cảng đến biết để
đại lý giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình BL gốc. Người gửi hàng chỉ cần Fax bản vận đơn
này đến người nhận là người nhận có thể nhận được hàng.
-Sea way bill-giấy gửi hàng đường biển : do sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong ngành vận tải, nên tốc
độ đưa hàng trong thương mại quốc tế rất nhanh chóng, Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp hàng đến cảng
đích, nhwung vận đơn gửi qua ngân hàng hoặc bưu điện vẫn chưa tới. Người nhận không nhận được hàng.
Hơn nữa, nhờ cuộc cách mạng về thông tin diễn ra nhanh chóng trong những năm qua, việc sử dụng rộng rãi
mạng vi tính ở rất cả các nước trên thế giới tạo ra một khả năng buôn bán thông qua trao đổi dữ liệu điện tử
EDI không cần chuứng từ, kể cả vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển cùng với một loạt giấy tờ
chứng từ khác trong thương mại quốc tế có thể trở thanht trở ngại và tốn kém. Vì vậy, để làm bước đệm cho
một nền thương mại quốc tế không cần chứng từ trong tương lại, người ta đã đề nghịa sử dụng một chứng từ
không lưu thông non negotiable để thay thế vận đơn truyền thống đó là giấy gửi hàng đường biển. Giấy gửi
hàng đường biển thể nhận hàng khi xuất trình giấy tờ, chứng từ để nhận dạng, chứ không cần xuất tình
bản thân giấy gửi hàng đường biển. Nhược điểm của không thể dùng để khống chế hàng hóa, vậy
hiện tại giấy gửi hàng đường biển chỉ mới được dùng để gửi các dụng cụ gia đình, hàng mẫu, hàng triển lãm,
hàng phi mậu dịch,… và trong buôn bán theo phương thức ghi sổ với các bạn hàng đáng tin cậy.
Câu 23: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague.
Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa gồm ba mặt sau đây :
-Trách nhiệm của người chuyên chở về mất mát, hư hỏng của hàng hóa, gọi là cơ sở trách nhiệm.
-Trách nhiệm của người chuyên chở đới với hàng hóa về mặt không gian và giời gian gọithời hạn trách
nhiệm.
-Số tiền tối đa mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hóa bị tổn thấy trong trường hợp
giá trị hàng hóa không được kê khai trong vận đơn gọi là giới hạn trách nhiệm.
Câu 24: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague-
Visby.
*Cơ sở trách nhiệm :
Liệt kê trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở :
-3 trách nhiệm :
+cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển
.bền, chắc, khỏe, vỏ tàu và máy móc không có khuyết tật
.được trang bị những máy móc, phương tiện cần thiết cho việc đi biển
.được biên chế một thuyền bộ đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng
.được cung ứng đầy đủ về dầu mỡ, nước ngoạt, lương thực, thực phẩm và các đồ dự trữ khác
.hầm tàu, buồng lạnh các nơi chứa hàng khác phải sạch sẽ, thích ợp cho việc chuyên chở an toàn hàng
hóa liên quan.
Khả năng đi biển chỉ cần có lúc bắt đầu hành trình hoặc người chuyên chở đã cần mẫn hợp lý và chứng minh
được mình đã cần mẫn hợp lý để làm cho tàu có đủ khả năng đi biển trước khi bắt đầu chuyến đi là coi như
đã hoàn thanh trách nhiệm.
+người chuyên chở phải tiến hành một cách cẩn thận thích hợp việc chát, xếp, di chuyển, khuân vác,
chăm sóc và dỡ hàng :
11
Người chuyên chở phải xếp hàng lên tàu một cách caant thận, đúng quy trình kỹ thuật, đúng sơ đồ xếp hàng
đồ hầm tàu để không làm hỏng hàng hóa, người chuyên chở phải đảm bảo trong nom hàng hóa
trong quá trình vận chuẩn, khi dỡ hàng cũng phải thoe đúng quy trình kỹ thuật, dỡ theo lô, theo vận đơn,
hàng nào dụng cụ đấy, không làm hư hỏng hàng hóa.
+cấp vận đơn đường biển :
Sau khi xếp hàng lên tàu hoặc nhận hàng để xếp thì người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng một bộ
vận đơn đường biển. nếu trước đó đã cấp vận đơn nhận để xếp thì sau khi hàng đã xép lên tàu thì phải cấp
vận đơn đã xếp hoặc đóng dấu đã xếp hàng và ghi ngày tháng xếp hàng để biến bận đơn đó thành vận đơn đã
xếp hàng.
-17 miễn trách
+hành vi,suất hoặc lỗi lầm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người làm công của người chuyên
chở trong việc điều khiển và quản trị tàu. đây còn gọi là lỗi hàng vận hay lỗi hải vận là một miễn trách rất vô
lý trong vận tải đường biển.
+cháy, trừ phi do lỗi thực sự hoặc cố ý của người chuyên chở gây ra
+tai họa, nguy hiểm, tai nạn của biển
+thiên tai
+hành động chiến tranh
+hành động thù địch
+bị bắt hoặc bị vua, chúa hay nhân dân kiềm chế hoặc bị tòa án tịch thu
+hạn chế vì kiểm dịch
+hành vi hoặc thiếu sót của người gửi hành, chủ hàng hoặc đại diện, đại lý của họ.
+đình công, cấm xưởng, ngừng trệ hoặc hạn chế về lao động
+bạo động và nổi loạn của dân chúng
+cứu hoặc cố ý cứu sinh mạng và tài sản trên biển
+thiếu hụt về khối lượng hoặc trọng lượng hoặc hưu hornh về hàng hóa do ẩn tỳ hay bản chất của hàng hóa
+bao bì, ký mã hiệu không đầy đủ
+ẩn tỷ của tàu không phát hiện được, mắc dù đã cần mẫn
+mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi thực sự hay cố ý của người chuyên chở, cũng không phải do lỗi
suất của người làm công hay đại của người chueyen chở gây ra, nhưng trách nhiệm chứng minh
thuộc người chuyên chở hoặc đjai lý hay người làm công của họ.
*thời hạn trách nhiệm :
-người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hó kể từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi
được dỡ xuống khỏi tàu tại cảng đến. tổn thấy của hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu tại cảng đi và sau khi
dỡ hàng xuống tàu tại cảng đến không được người chuyên chở bồi thường.
*giới hạn trách nhiệm :
10000Fr vàng/kiện hay đơn vị hoặc 30 Fr vàng/kg hàng hóa bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn (1Fr
vàng = mg vàng có độ nguyên chất 900/1000)
1979, nghị định thư SDR đổi thành 666.67 SDR/kiện hoặc đơn vị hoặc 2SDR/kg hàng hóa cả bì bị mấy, tùy
theo cách tính nào cao hơn, áp dụng cho các nước là thành viên của quỹ tiền tệ quốc tế.
Khi hàng hóa được đóng trong các ông cụ vận tải như container, trailer, pallet
-có kê khai số lượng kiện, bao, gói … hàng hóa trên vận đơn thì các kiện bao gói hàng hóa như thế được coi
là một kiện hoặc một đơn vị để tính giới hạn trách nhiệm
-không kê khai các số lượng kiên, bao, gói trên vận đơn thì tất cả hàng hóa trong một container chỉ được tính
là một kiện hoặc một đơn vị
Câu 25: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hamburg.
*Cơ sở trách nhiệm : là trách nhiệm của người chuyên chở về những mất mát, hư hỏng hàng hóa
Điều năm, quy tắc Hamburg :
-Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng,
nếu sự cố gây ra mất mát, hỏng hoặc hậm giao hàng diễn ra khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của
người chuyên chở, trừ phi người chuyên chử chứng minh được rằng anh ta, người làm công đại của
anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu quả của nó.
Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa không được giao tại cảng dỡ theo quy định của hoajwp đồng vận tải
trong thời gian thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận một thời gian như vậy thì trong mộ thời gian hợp
12
| 1/50

Preview text:

BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
I.
Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng
Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics
-Khái niệm: Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ
hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho
hiệu và và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. -Đặc điểm:
+Logistisc là một quá trình. Điều đó có nghĩa Logistiscs không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa
học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và
hoàn thiện, Do đó logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu và cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
+Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn abao gồm
cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
+Logistis tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ … ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu? Do
vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để được được nguồn tài
nguyên/các yếu tố đầu và từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyên cung ứng. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ.
Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân
Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện ở hai mặt:
-Thứ nhất, logistiscs là một trong những khoản chi phí lớn cho kinh doanh, do vậy nó tác động tới và chịu
tác động bởi các hoạt động kinh tế khác. Nếu nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics thì sẽ góp phần qan
trọng nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội.
Ví dụ: Ở các nước phát triển thì chi phí logistics chiếm 10-15%GDP, ở Việt Nam là 30%.
-Thứ hai, logistiscs hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, một hoạt động quan trọng tại
thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu vai trò này của logistics trong khái
niệm hệ thống, chúng ta giả định rằng nếu hàng hóa không đến đúng lúc, khách hàng không thể mua được
hàng hóa đó, nếu hàng hóa không đúng điều kiện đã thỏa thuận, không đến đúng nơi quy định thì không có
hành động bán hàng. Do đó mỗi hành động trong chuỗi cung ứng sẽ bị thiệt hại. Nền kinh tế chỉ có thể phát
triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyên logistiscs hoạt dộng liên tục, nhịp nhàng, đảm bào 7 chữ
đúng: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng thời hạn, đúng địa điểm, đúng giá.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được
biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất,
giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
-Logistics giúp giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các
nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, …
Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngày nay, để tìm được vị trí tốt
hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn, các tập đoạn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm
kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết cộng nghệ, thị trường tiêu
thụ, môi trường kinh doanh … tốt nhất và từ đó logistics toàn vầu hình thành và phát triển.
-Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing mix 4P (Place, Price, Promotion,
Product). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến nơi cần thiết và đúng thời điểm
thích hợp để thoải mãn nhu cầu của khách hàng.
Các khoản chi phí cơ bản trong hoạt động logistics như vận tải, quản lý kho, dự trữ, sản xuất, giải quyết đơn
hàng và thông tin, … Muốn tối đa hóa hoạt động logistics cần cân đối giữ thu và chi nhằm lựa chọn được
ohuwong án đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất.
Câu 4: Phân loại logistics 1 -Theo hình thức, 5 loại:
+Logistics bên thứ nhất (1PL-First party logistics): chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các
hoạt động logistics để đáp ứng như cầu của bản thân, theo đố chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,
kho bãi, nhân công,… để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Hình thức này thường làm giảm hiệu quả
kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp vì họ sẽ không có đủ kỹ năng. Kinh nghiệp chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.
+Logistics bên thứ hai (2PL-Second party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai sẽ cung
cấp idjh vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua
bảo hiểm, … Trong hình thức này, 2PL chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
+Logistics bên thứ ba (3PL-Third party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba sẽ thay mặt
chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác
nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, … và có tính tích hợp vào dây
chuyền cung ứng của khách hàng.
+Logistics bên thứ tư (4PL-Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư là người tích
hợp, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để
thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi l ogistics 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
+Logistics bên thứ năm (5PL-Fith party logistics): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà
cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng thương mại điện tử. -Theo quá trình, 3 loại:
+Logistics đầu vào (Inbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu
cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
+Logistisc đầu ra (Outbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu
dùng một cách tối ưu cả về vụ trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
+Logistisc ngược (Reserve logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm,
phế liệu,... các yếu tố ảnh hưởng đến môt trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở
về để tái chế hoặc xử lý.
Câu 5: Nội dung hoạt động logistics
-Vận tải (transportation): Không một công ty nào có thể tự cung cấp tất cả các dịch vụ mà công ty cần. Do
đó, công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải dựa vào môi trường bên ngoài để tồn tại, để có nguyên vật liệu cần
thiết để duy trì hoạt động. Vận tải chính là cách thức huyên chở những nguyên liệu đó từ nguồn cung cấp tới
doanh nghiệp. Thống qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chế biến tạo thành
sản phẩm cuối cùng, và một lần nữa, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng.
Do vậy, vận tải chính là một yếu tố của logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộ haojt động của doanh
nghiệp. Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lý: xác định
lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận
chuyển, làm hồ sơ khiếu nại kho hàng hóa bị hư hỏng, mất mát.
-Lưu kho, dự trữ: Ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng luôn cần phải tích lũy
một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, Sự tích lũy đó được gọi là dự trữ. Nếu
dự trữ nguyên vật liêu, thành phẩm, hàng hóa không đủ vầ số lượng, chủng loại hoặc không đáp ứng về yêu
cầu chất lượng thì hoạt động logistics không thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả. Ngược lại, nếu dự
trữ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị ứ động, vòng quay vốn chậ,, làm tăng chi phí hoạt động
logistics. Tuy nhiên thì hiện nay các công ty có xu hướng duy trì hệ thống Just-in-time có nghĩa là hoạt động
sản xuất không lưu kho, có nguồn gốc từ Toyota Nhật Bản. JIT kiểm soát hoạt động sản xuất bằng thẻ vầ bộ
phận sản xuất chỉ sản xuất khi có yêu cầu. Hệ thống JIT sẽ cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm kịp thời để
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng và những nhu cầu ngay lập tức.
-Bộ phận sửa chữa và dự phòng: Bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa và
thay thế khi có yêu cầu. Xác định các bộ phận này là một trong những hoạt động chính của logistics gọi là
hoạt động dự trù. Quá trình dự trù hôm có: xác định nhu cầu sửa chữ thay thế, xác định các bộ phận sữa
chữa thay thế, văn bản hóa những vấn đề đã xác định, tiến hành thực hiện sửa chữa thay thế và bàn giao lại
cho khách hàng. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình dự trù: khả năng xảy ra hưu hỏng cần sữa
chữn thay thế và hậu quả của việc hưu hỏng đó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dự trù như: mức độ
sẵn có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất. 2
-Nhân sự và đào tạo. Về đặc điểm, đào tạo trong logistics khác với nghĩa thông thường vì là định hướng
công việc và mang tính cụ thể, đặc trưng. Đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp, phù
hợp với tài liệu kỹ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng và với các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Bên
cạnh đó, đào tạo trong logistics là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho
khách hàng của mình và nội dung thường xuyên liên quan đến sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra
để tạo cho doanh nghiệp lợi thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh, tăng sự trung thành của khách hàng đối
với sản phẩm của doanh nghiệp.
-Tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thật thực hiện chức năng thông tin để người đọc có khả năng tiếp thu nhiều
nhất những thông tin trong đó và một người sử dụng dù không có kinh nghiệm gì sau khi đọc xong cũng có
thể vận hành sản phẩm tốt như một nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm. Tài liệu kỹ thuật do nhân viên kỹ
thuật soạn thảo. Trong logistics, tài liệu kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm,
nhờ đó thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của logistics.
-Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra: Logistics trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm thực sự rất cần thiết để
đảm bả hoạt động bảo dưỡng và các định tính về khả năng bảo dưỡng được quan tâm chú ý đúng mức. Chỉ
đến giai đoạn này của vòng đời sản phẩm mới có thể đưa ra những thay đổi thiết kế để sản phẩm được cả
tiến tốt hơn, ít phải kiểm tra bảo dưỡng hơn. Trong quá trình sản xuất, khi thiết kế sản phẩm được hoàn thiện
xoang thì danh mục thiết bị hỗ trợ và kiểm tra cũng phải hoàn thành. Hoạt động logistics ở đât thể hiện ở
chỗ phải ra quyết định cầm cái gì, cần số lượng bao nhiêu và khi nào cần đến tức là phải lập kế hoạch để trả
lời cho những câu hỏi trên.
-Cơ sở vật chất: Bao gồm cơ sở vật chất tại nhà cung cấp để lưu trữ nguyên vật liệu trước khi vận chuyển
đến doanh nghiệp; cơ sở vật chất tại doanh nghiệp dể lưu trữ nguyên vật liệu vận chuyển từ nhà cung cấp
đến khi các nguyên vật liệu này cần cho sản xuất; cơ sở vật chất để lưu trữ thành phẩm trước khi phân phối;
cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị dung cho quá trình sản
xuất; cơ sở vật chất để phục vụ cho haojt động bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm sau khi bán hàng. Nhu cầu
về cơ sở vật chất có thể xuất phát từ phí doanh nghiệp cà từ phía các trung gian. Hoạt động logistics ở đây
bao hồm các quyết định về quy mô của cơ sở vật chất, lựa chọn địa điểm hợp lý và kết hợp cơ sở vật chất
với các thành phần khác của logistics.
Bao trùm lên toàn bộ thành phần này của logistics hợp nhất là hệ thông thông tin để kết nối liên các giữa các
thành phần với nhau, giúp kiểm soát mọi hoạt động và giúp cho các mắt xích trong dây chuyền cung ứng
nắm rõ thực trạng của hàng hóa cũng như tình hình thực hiện các hoạt động của Logistics.
Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận 
Vận tải là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. 
Sau khi nguyên liệu đc chế biến thành sp cuối cùng, vận tải đóng vtro phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
 Vận tải là một yếu tố của Logistic, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của DN.
Logistic phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa học hợp lý: xác
định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, kiểm soát hàng hóa trong qtr vận chuyển, làm
hồ sơ khiếu nại khi hh bị hư hỏng mất mát
Giữa dịch vụ Logistics và vận tải có quan hệ hữu cơ với nhau, cụ thể là:
- Người vận chuyển là đối tác của Logistics: Để tính toán tuyến vận chuyển, người làm Logistics phải lựa
chọn phương thức vận tải, chọn đơn vị vận tải trong từng phương thức sao cho đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng, và giá cả hợp lý.
- Yêu cầu vận chuyển đa phương thức từ A đến Z (door to door - tổ chức liên vận chuyển, vận tải đa phương
thức) là đòi hỏi của Logistics.
- Đảm bảo hàng hóa vận chuyển là công việc của Logistics. Bảo quản hàng hóa, đóng gói vận chuyển, nhận
và gửi hàng và kế cả xếp dỡ hàng hóa là những công việc thuộc về Logistics. Công việc khai thác sử dụng
kho, bảo quản hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng trong Logistics. II.
Chương 2. Vận tải đường biển và thuê tàu 3
Câu 7: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới
80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6000 tỷ tấn
và khối lượng luân chuyển đạt khoảng 25000 tỷ tấn/hải lý.
Ưu điểm nổi bật của vận tải biển :
-Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất
lớn, lại có thể chạt nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại
các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quan của một cảng biển rất lớn.
-Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc
biệt thích hợp và hiệu quá là các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đa, quặng, ngũ cốc phốt pho và dầu mỏ.
-Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến
đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo
quản, trừ biệc xây dựng các kênh đào, hải đăng.
-Giá thành vận tải biển rất thấp : Giá thành vận tải biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận
tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành
vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành
vận tài biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.
-Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tài thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít.
Nhược điểm của vận tải biển :
-Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và điều kiện hàng hải. Các tàu thường gặp rất nhiểu rủi ro hàng
hải như mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải đá ngầm, mất tích… Theo thống kê của các công ty
bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển, trong đó có
nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.
-Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc độ
này là thấp so với tốc độ của máy bay, tài hỏa. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng tàu biển với tốc độ cao
hơn nhiều tuy nhiên thì với các loại tàu chở hàng thì pphair duy trì một tốc độ kinh tế nhằm hạ giá thành vận tải.
Câu 8: Vận tải đường biển với các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế
Các điều kiện Incoterms quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong quá trình
vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
Trong Incoterms 2010, có 11 điều kiện cơ sở giao hàng trong đó có 4 điều kiện cơ sở áp dụng cho vận tải
đường biển bao gồm FAS, FOB, CFR và CIF. (Các phương thức còn lại bao gồm EXW, FCA, CPT, CIP,
DAT, DAP, DDP áp dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức).
Trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu được phân chia giữa
người mua và người bán như sau :
-Người bán chịu trách nhiệm (dành được quyền thuê tàu) theo các điện kiện CFR (Cost and Freight) và CIF (Cost, Insurance and Freight)
-Người mua chịu trách nhiệm theo các điều kiện FAS (Free alongside ship) và FOB (Free on board)
Dành được quyền về vận tải nói chung và quyền thuê tàu nói riêng có những lợi ích sau đây :
-Chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm phán, ký kết hợp đồng.
-Có thể lựa chọn người chuyên chở, truyến đường vận tài, phương pháp chuyên chở có lợi cho mình.
-Tận dụng được đội tàu và phương tiện vận tải của mình để chuyên chở hàng hóa nhằm tăng thu và giảm chi ngoại tệ.
-Có thể tác động vào thị trường cước phí để ổn định hoặc giảm giá cước phí.
Muốn dành được quyền về vận tải hay thuê tàu cần phải ký kết hợp đồng mua bán ngoiaj thương theo những
điều kiện thích hợp nêu trên.
Câu 9: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn
-Khái niệm: Theo Viện Kinh tế Hàng hải bà Logistics Bremen, thì tàu buôn là nhwunxg tàu chở hàng và chở
hành khách vì mục đích thương mại.
-Các cách phân loại tàu buôn :
a. Theo công dụng : bao gồm tàu chở hành khách và tàu chở hàng 4
Tàu trở hàng bao gồm tàu chở hàng khô và tàu chở hàng lỏng
Tàu chở hàng khô bao gồm : tàu chở hàng bách hóa, tàu chở hàng khô có khối lượng lớn, tàu kết hợp, tàu
container, tàu chở xà lan, tàu chở hàng đông lạnh.
Tàu chở hàng lòng bao gồm : tàu chở dầu, tàu chở các loại chất lỏng khác, tày chở hơi đốt thiên nhiên hóa
lỏng, tàu chở khí hóa lỏng. b. Theo cỡ tàu : bao gồm
- Tàu cực lớn : chở dầu thô có trọng tải từ 350000 DWT trở lên
-Tàu rất lớn : chở dầu có trọng tải từ 200000 đến 350000 DWT trở lên
-Tàu loại trung bình : chở hàng rời và hàng bách hóa có trọng tải dưới 200000 DWT
-Tàu loại nhỏ có trọng tải và dung tích đăng ký nhỏ (dung tích từ 200 GRT và trong tải từ 300 DWT mới
được xếp vào tàu buôn thế giới)
Ngoài ra có tàu Panamaxx là những tàu có chiều ngang lớn nhất có thể qua kênh đào Panamax (32m). c. Theo cờ tàu :
-Tàu treo cờ bình thường : là tàu của nước nào thì treo cờ nước đó.
-Tàu treo cờ phương tiện : là tàu của nước này nhưng lại đăng ký và treo cờ của nước khác. Nhiều nước áp
dụng chính sách đăng ký mở, cho phép chủ tàu của nước khác đăng ký và treo cờ nước mình để thu lệ phí và
tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân lực thừa của nước mình. Các nước này hầu như là các nước có nền kinh tế
kém phát triển nhưu Panama, Liberia, Hy Lạp,… Các chủ tàu thu lợi nhận do chi phí đăng ký, tiền lương
thủy thủ thấp, yêu cầu điều kiện sinh hoạt và an toàn lao động không cao, tránh được thuế cao ở các nước
phát triển. Ngoài ra thì treo cờ phương tiện cũng tránh được chính sách bao vây, phong tỏa của các nước thù
địch. (1/3 đội tàu buôn thế giới)
d.Theo phạm vi kinh doanh của tàu :
-Tàu chạy vùng biển xa : trọng tải lớn, thường kinh doanh chuyên chở trên các vùng biển xa, vượt đại dương
hoặc các tuyến vòng quanh thế giới.
-Tàu chạy vùng biền gần : trọng tải không lớn, thường kinh doanh chuyên chở giữa các chảng không xa
nhau, nhằm tập trung nguồn hàng cho cảng lớn để tàu chạy vùng biển xa vận chuyển tiếp tục.
e.Theo phương thức kinh doanh :
-Tàu chợ : là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định
theo một lịch trình đã định trước.
-Tàu chuyến : là tàu chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một
tuyến đường nhất định. Tàu chạy rông bao gồm các tàu kinh doanh theo kiểu cho thuê chuyến và cho thuê định hạn.
Câu 10: Đặc trưng kinh tế kỹ thuật tầu buôn a. Mớn nước của tàu b. Trọng lượng của tàu
-Trọng lượng hay lượng giãn nước của tàu là trọng lượng của khối nước mà tàu chiếm chỗ tính bằng tấn dài
(1 long ton=2.240Lbs=1,016 kg).
-Tính bằng cách lấy thể tích của khối nước mà tàu chiếm chỗ tính bằng c.ft (cubic feet) chia cho 35. D=M/35 (c.ft)
Trong đó : D là trọng lượng của tàu
M là thể tích khối nước mà tàu chiếm chỗ
-Trọng lượng của tàu có hai loại :
+Trọng lượng tàu không chở hàng (LD): bằng trọng lượng của vỏ tàu, máy móc trang thiết bị trên tàu, nồi
hơi, nước trong nồi hơi, phụ tùng, thuyền viên và hành lý của họ.
+Trọng lượng tàu chở hàng (HD): bằng trọng lượng của tàu không chở hàng cộng với trọng lượng của dầu
mỡ, nước ngọt, lượng thực, thực phẩm, đồ dự trữ khác, vật liệu chèn lót và trọng lượng của hàng hóa thương mại tàu chở được. c. Trọng tải của tàu
-Trọng tải của tàu là sức chở của tàu được tính bằng tấn dài ở mớn nước tối đa về mùa đông, mùa hè hoặc ở
vùng biển có liên quan, tùy từng trường hợp.
-Có hai loại trọng tải của tàu :
+Trọng tải toàn phần của tàu (DWC) : bằng trọng lượng hàng hóa thương mại, trọng lượng nhiên liệu, nước
ngọt, lượng thực, thực phẩm, vật liệu chèn lót, đồ dự trữ khác và phụ tùn tính bằng tấn dài. 5 DWC=LD-HD
+Trọng tải tịnh của tàu (DWCC) là trọng lượng hàng hóa thương mại mà tàu chở được.
d. Dung tích đăng ký của tàu
-Dung tidch đăng ký của tàu là thể tích các khoảng trống khép kín trên tàu được tính bằng mét khối, c.ft
hoặc tấn đăng ký (register ton). 1 register ton = 100 c.ft = 2,83 m3
-Có hai loại dung tích đăng ký :
+Dung tích đăng ký toàn phần (Gros Register Tonnage –GRT) : là dung tích của các khoảng trống khép kín
trên tàu, tính từ boong trên cùng trở xuống, từ đi khác khoảng trống sau : khoang trống để chứa nước dằn
tàu, lối đi trong hầm tàu, buồng lái, buồng hải đồ, buồng tắm, buồng vệ sinh, phòng sửa chữa, kho… Dung
tích đăng ký toàn phần dùng để thống kê tàu, biên chế sĩ quan thủy thủ, đôi lúc là để tính các loại phí.
+Dung tích đăng ký tịn (Net Registers Tonnage –NRT) : là dung tích các khoảng trống khép kín để chứa
hàng trên tàu. Dung tích tịnh của tàu bằng dung tích đăng ký toàn phần trừ đi dung tích các phòng ăn, ở, giải
trí của thuyền trưởng, thuyền viên, dung tích buồng máy và buồng hoa tiêu. Dung tích đăng ký tịnh của tàu
thường dùng để tính phí qua kênh đào, phí cảnh, phí hoa tiêu,…
-Dung tích của tàu phụ thuộc và cấu trúc của tàu và hệ thống doluowjngf áp dụng khi đăng ký tàu. Có hai hệ thống đo lường
+Theo hệ Moorsom : dung tích tàu chỉ tính thể tích bên trong chứ không tính boong trên cùng
+Theo tập quán của kênh đàu Suez và Panama thì dung tích tàu tính cả dung tính boong trên cùng.
e. Dung tích chứa hàng của tàu
-Dung tích chứa hàng của tàu (CS) là khả năng xếp các loại hàng hóa khác nhau trong hầm tàu.
-Có hai loại dung tích của tàu :
+Dung tích chứa hàng có bao kiện : là khả năng xếp các hàng có bao gói trng hầm tàu tính bằng đơn vị c.ft.
Dung tích này được tính bằng cách lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao của tàu.
+Dung tích chứa hàng rời : là khả năng xếp các hàng rời trong hầm tàu tính bằng đơn vị c.ft. Lớn hơn dung
tích chứa hàng bao kiện 5-10% vì hàng rời cho phép tận dụng hết thể tích của hầm tàu.
f. Hệ số xếp hàng của tàu
g. Hệ số xếp hàng của hàng hóa
h. Chiều dài của tàu : bao gồm
-chiều dài toàn bộ LOA tức chiều dài từ mũi tàu đến đuôi tàu
-chiều dài theo mớn nước là chiều dài của đường tiếp giáp giữa thân tàu với mặt nước khi tàu chở đầy hàng
ở mớn nước tối đa vào mùa hè.
Chiều dài tàu cho biết tàu cần cầu cảng dài bao nhiêu để neo đậu và xếp dỡ hàng hóa được an toàn. i. Chiều rộng của tàu :
-là chỗ rộng nhất của thân tàu được đo từ bên này sang bên kia của thành tàu và được tính bằng mét.
-cho biết khả năng tàu có thể qua được kênh đào, luồng lạch có chiều rộng bao nhiêu (Kênh đào Panama là 32m) j. Cấp hạng của tàu :
Tàu có dung tích lớn hơn 100GRT thì phải có sự giám sát của một cơ quan đăng kiểm thừa nhận. Cơ quan
này sẽ đề ra các quy tắc, quy trình kỹ thuật. tiêu chuẩn để xếp hạng các loại tàu bằng thép với mát chính,
máy phị, các máy móc thiết bị tương ứng. Sau khi tàu được đóng xong và chạy thử thành công, cơ quan
đăng kiếm có liên quan sẽ cấp giấy chứng nhận cấp hạng. Giấy chứng nhận cấp hàng nói rõ khả năng đi biển
của tàu, tức là tàu có chắc, khỏa, kín nước và có thể vận chuyển an toàn hàng hóa hay không.
Câu 11: Mớn nước của tàu: khái niệm và ý nghĩa?
-Khái niệm : mớn nước của tàu là chiều cao thẳng đứng từ đáy tàu lên mặt nước, được đo bằng đơn vị mét
hoặc đơn vị foot (1 foot=0,3048m)
-Ý nghĩa : mớn nước nói rõ tàu có thể ra, vào các cảng, đi lại trên cách sông kênh rạch … có độ sâu bao
nhiêu. Mớn nước của tàu thay đổi vào khối lượng vật phẩm mà tàu chuyên chở, vào mùa và vùng biển kinh doanh.
Có hai loại mớn nước của tàu
+Mớn nước khi tàu không chở hàng : là chiều cao thấp nhất từ đáy tàu lên mặt nước khi tàu không chở hàng
hay còn gọi là mớn nước cấu tạo.
+Mớn nước khi tàu chở đầy hàng : là chiều cao lớn nhất từ đáy tàu lên amwt nước khi tàu chở đầy hàng vào mùa hè. 6
Mớn nước còn thay đổi theo mùa và vùng biển. Mùa hè độ nổi của tàu lớn hơn. VÌ vậy căn cứ vào mớn nước
của tàu vào mùa và vùng biển mà tàu đi qua, người ta kẻ lên thành tàu các vạch xếp hàng, để căn cứ vào đó
xếp hàng nhăm đảm bảo an toàn cho tàu.
TF : vạch xếp hàng ở vùng biển nước ngọt nhiệt đới
F : vạch xếp hàng ở vùng nước ngọt
T : vạch xếp hàng ở vùng nhiệt đới
S : vạch xếp hàng mùa hè
W :vạch xếp hàng mùa đông
WNA : vạch xếp hàng ở vùng Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông
T,S,W,WNA là trong vùng nước mặn. Xếp hàng sao cho mớn nước giữa các vùng đi qua không vượt quá
mớn nước tối đa của vùng trước đó.
Câu 12: Cờ tàu là gi? Ý nghĩa của việc cắm cờ thường và cắm cờ phương tiện – treo Tàu
cờ thường : Là tàu của nước nào thì đăng ký và treo cờ của nước đó.
– Tàu treo cờ phương tiện: Là tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước khác và treo cờ của nước đó. Ví
dụ: Tàu Mỹ đăng ký tại Panama và treo cờ của Panama. Ý
nghĩa của việc cắm cờ phương tiện ( trong vận tải biển ):
- Trên thế giới có nhiều nước áp dụng chính sách đăng ký mở (Open Registry) hầu hết các nước thuộc thế
giới thứ 3 có nền kinh tế kém phát triển, những nước này co phép chủ tàu của nước khác đăng ký tàu tại
nước mình để thu lệ phí và tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân lực thừa của nước mình. Các nước phát triển
đăng ký tàu tại các nước thứ 3 sẽ được hưởng chi phí đăng ký, tiền lương thủy thủ thấp, yêu cầu về điều kiện và an toàn lao động không cao.
- Về chính trị, bằng cách treo cờ phương tiện có thể khắc phục được chính sách bao vây, phong tỏa của các
nước thù địch. Đội tàu buôn treo cờ phương tiện hiện nay chiếm 1/3 đội tàu buôn của thế giới.
Câu 13: Khái niệm và ý nghĩa của hệ số xếp hàng của hàng và hệ số xếp hàng của tàu
*Hệ số xếp hàng của tàu :
-Hệ số xếp hàng của tàu (CL) là mối quan hệ giữa dung tích chứa hàng của tàu và trọng tải tịnh của nó. CL=CS (c.ft)/DWCC (tấn dài)
-Có hai loại hệ số xếp hàng của tàu theo hai loại dung tích chứa hàng của tàu : hệ số xếp hàng rời và hệ số xếp hàng bao kiện. -Ý nghĩa :
Hệ số xếp hàng của tàu cho biết một tấn trọng tải tịnh tương đương với bao nhiêu đơn vị dung tích chứa
hàng của tàu đó. Từ đó chọn được mặt hàng có mối quan hệ tỷ lệ giữa thể tích và trọng lượng đúng bằng hệ
số xếp hàng của tàu để xếp lên tàu, thì vừa tận dụng được trọng tải và dung tích của tàu.
*Hệ số xếp hàng của hàng (SF) :
-Khái niệm : Hệ số xếp hàng của hàng hóa là mối quan hệ tỷ lệ giữa dung tích và trọng lượng của mặt hàng
đó, khi hàng đó được xếp trong hầm tàu.
-Ý nghĩa : Hệ số xếp hàng của hàng hóa nói tõ một tấn dài của hàng hóa chiếm bao nhiêu đơn vị thể tích
trong hầm tàu, kể cả dung sai cho phép khi xếp. Hệ số xếp hàng của hàng hóa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
loại hàng. Hàng được coi là hàng nặng nếu SF<= 40 c.ft/tấn, hàng được coi là hàng nhẹ nếu SF>40 c.ft/tấn. 7
Khi xếp hàng xuống tàu, muốn tận dụng hết trọng tải và dung tích của tàu thì phải chọn một hoặc nhiều mặt
hàng có hệ số xếp hàng bằng hệ số xếp hàng của tàu hoặc phải xếp các mặt hàng khác nhau thỏa mãn hệ phương trình sau : X+Y+…=DWCC X.sfx+Y.sfy+…=CS Trong đó :
X,Y là trọng lượng của từng mặt hàng tương ứng
sfx, sfy là hệ số xếp hàng của mặt hàng X và Y
DWCC là trọng tải tịnh của tàu
CS là dung tích chứa hàng của tàu
Câu 14: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển
-khái niệm : cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao
thông quan trọng của một nước.
-cảng biển có hai chức năng :
+phục vụ tàu biển :cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai
dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa tàu…
+phục vụ hàng hóa : cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng
gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu. cảng còn là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt
đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải.
-Cảng biển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau :
+Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách nhiệm.
+Phối hợp hoạt động của các tổ chức cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
+Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra vào cảng.
+Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
+Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải.
-các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển :
+trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm cầu tàu, luồng lạch, kè, đạp chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu,
hệ thống thông tin, tín hiệu…
+trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa gồm cần cẩu các laoij, xe nâng hàng, máy bơm hút
hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu máy kéo, chassis, container, pallet,…
+cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng gồm hệ thống kho, bãi, kho hải quan, bể chứa dầu, CY, CFS,..
+thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và hàng hóa gồm hệ thống thông tin, tín hiệu, máy vi tính,…
Câu 15: Khái niệm, đặc điểm và phương thức thuê tàu chợ -khái niệm :
Tàu chợ là loại tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định
và theo một lịch trình định trước.
Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu chuyên
chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác. -đặc điểm :
+tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước
+chứng từ điều chỉnh các mỗi quan hệ trong thuê tàu chợ là vận đơn đường biển BL. Vận đơn đường biển là
bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.
+khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thận điều kiện, điều khoản chuyên chở mà phải tuân thủ
theo các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển.
+Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hóa và được tính toán theo biểu cước
của hãng tàu. Biểu cước này có hiệu lực trong thời gian tương đối dài.
+chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở. Người chuyên chở là một bên của hợp đồng vận tải và là người
phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
+các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các công hội tàu chợ và công hôi cước phí để khống chế thị
trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. 8
+có thể sử dụng phương thức thuê tàu chợ khi chủ hàng có hàng bách hóa, số lượng tùy ý và cảng xếp dỡ
nằm trong lịch trình của tàu.
Câu 16: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu.
-khái niệm : Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên
tàu chuyên chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác.
-trình tự các bước thuê tàu :
+đăng ký gửi hàng với đại diện hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu
+chuẩn bị hàng hóa hoặc container
+làm thủ tục hải quan và các thủ tục khác
+giao hàng cho tàu và lấy BL
Câu 17: Khái niệm và các chức năng vận đơn đường biển -khái niệm :
+Vận đơn đường biển (Bill of Lading –BL) là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường
biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam
kết sẽ giao hàng khi được xuất trình.
+Người cấp vận đơn đường biển là người chuyên chở, chủ tàu hoặc người được họ ủy quyền khi hàng đã
được xếp lên tàu hoặc nhận hàng để xếp. Người cấp phải ký và ghi rõ tư cách pháp lý vào vận đơn.
+Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc và bản sao. Có thể từ 1-3 bản gốc và số lượng bản
sao tùy theo người gửi hàng yêu cầu.
-chức năng của vận đơn đường biển :
+là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở. Vận đơn là bằng chứng hiển nhiên cho việc người
chuyên chở đã nhận hàng để chở, bận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tình trạng bên ngoài của
hàng hóa đã được giao. Tại cảng đến, người chuyên chở cũng phải giao cho người nhận theo đúng trọng
lượng, khối lượng và tình trạng bên ngoài của hàng hóa như lúc nhận ở cảng đi, khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợp.
+là chứng từ sở hữu những hàng hóa mô tả trên vận đơn. Ai đó vận đơn trong tay, người đó có quyền đòi sở
hữu hàng hóa ghi trên đó. Do đó tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. Người ta có
thể mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách mua bán, chuyển nhượng vận đơn.
+là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa các bên. Mặc dù bản thân vận đơn đường biển
không phải là một hợp đồng vận tải, vì chỉ có chữ ký của các bên nhưng vận đơn có giá trị như một hợp
đồng vận tải đường biển. nó không những điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người gửi hàng với nguiowf chuyên
chở mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng haojwc người cầm vận đơn.
Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó, mà bị chi phối vởi các công
ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển.
Câu 18: Phân biệt giữa vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp.
-vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) : là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên
chở cấp khi hàng hóa đã thực tế xếp lên tàu. Dây là loại vận đơn được dùng phổ biến, vì người mua khi yêu
cầu xuất trình bộ chứng từ để thành toán tiền hàng thường xuyên yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng,
tức là hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu. Việc đã xếp hàng lên tàu được thể hiện trên vận đơn như sau:
+nếu trên vận đơn ở góc bên phải có in sẵn chữ nhận để xếp thì khi thuyền trưởng ký vận đơn, phải ghi thêm
chữ đã xếp hàng lên tàu ngày tháng năm để chứng minh cho việc đã xếp và ngày đó là ngày giao hàng.
+nếu trên vận đơn đã ghi dã chứ shipped on booard thì không cần fhi gì thêm để chứng minh cho việc đã
xếp mà ngày ký vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu, cũng là ngày giao hàng.
-vận đơn nhận để xếp (received for shipment B/L) là vận đơn do người chuyên chở cấp, khi người chuyên
chở nhận hàng ở kho hoặc ở hãi để xếp lên con tàu ghi trên B/L, tức là hàng hóa thực sự chưa được xếp lên
tàu. Lọa vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ phi thư tín dụng L/C được quy định cho
phép. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ đã xếp để biến thành vận
đươn đã xếp hàng, vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định vấn đề này.
Câu 19: Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh.
*vận đơn theo lệnh (order B/L) :
-là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi chữ « theo lệnh » (to order) hoặc
có ghi tên người nhận đồng thời ghi thêm chữ « hoặc theo lệnh ». Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ theo 9
lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của ngân hàng. Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là
theo lệnh của người gửi hàng.
-Vận đơn theo lệnh có đặc điểm là có thể chuyển ngượng được cho người khác bằng cách ký hậu. Nếu vận
đơn theo lệnh của người gửi hàng thì người gửi hàng phải ksy hậu thì người nhận hàng mới nhận được hàng.
Có thể ký hậu để trống hay ký hậu cho một người cụ thể hoặc theo lệnh của một người nào đó. Nếu không
ký hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng. Vận đơn ký phát theo lệnh của một ngân hàng trong trường
hợp ngân hàng muốn khống chế hàng hóa của người nhập khẩu (người nhập khẩu vay tiền ngân hàng để
mua). Để nhận được hàng, phải có ký haajuc hueyenr nhượng của ngân hàng vào vận đơn.
-vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rãi trong buôn bán quốc tế, bởi vì nó là một chứng từ có thể lưu thông được.
*vận đơn đích danh (straight B/L)
-là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà không có hoặc đã bị xóa bỏ chữ or order.
-chỉ người có tên trên vận đơn mới nhận được hàng.
-loại vận đơn này không thê chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. *vận đơn vô danh :
-là loại vận đơn có ghi rõ chữ cho « cho người cầm » (to bearer) hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi
tên người nhận nhay người hưởng lợi nàp hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người đó đã
ký hậu để trống mà không chỉ định một người hưởng lợi khác.
-loại vận đơn này có nhiều rủi ro cho người gửi hàng, vì bất kỳ ngừi nào ccos vận đơn trong tay đều có thể nhận được hàng.
Câu 20: Ký hậu chuyển nhượng chứng từ vận tải là gì ? Có những cách ký hậu chuyển nhượng nào ?  K/N :
- Ký hậu (endorsement): thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L từ người hưởng
lợi này sang người hưởng lợi khác, chỉ sử dụng cho vận đơn vô danh hoặc vận đơn theo lệnh.
- Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng lợi
- Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng
hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.
- Người ký hậu phải tuân thủ các quy định:
Những cách ký hậu chuyển nhượng  Các cách ký hậu: -
Ký hậu đích danh: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu ghi rõ tên người hưởng lợi, ký và đóng dấu xác nhận -
Ký hậu theo lệnh: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu ghi “theo lệnh của...” -
Ký hậu vô danh/để trống: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu chỉ ghi rõ tên mình, ký và đóng dấu
xác nhận hoặc ghi rõ là để trống -
Ký hậu miễn truy đòi (without recourse):
Câu 21: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa phương thức (vận tải liên hợp)
-Vận đơn đi thẳng (direct B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chờ từ
cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu, tức là hàng hóa không phải chuyển tải ở cảng dọc đường,
-Vận đơn đi suốt (Throught B/L) là vận đơn được sử dụng trong tường hượp hàng hóa được chuyên chở từ
cảng xếp hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều người chuyên chở, tức là hàng hóa
phải chuyển tải ở cảng dọc đường.
Vận đơn đi suốt có đặc điểm sau :
+Có điều khoản cho phép chuyển tải
+Có ghi rõ cảng đi, cảng đến, cảng (có thể cả tên tàu) chuyển tải.
+Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình đường biển từ cảng đi
cho đến cảng đích, kể cả trên chặng đương do người chuyên chở khác thực hiện.
-Vận đơn (chứng từ) đa phương thức (vận tải liên hợp) : Vận đơn vận tải đa phương thức (multimodal
transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (combined transport B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường 10
hượp hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đên nơi đên bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Loại vận đơn này có đặc điểm :
+trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi nhận hàng, người cấp B/L này phải là người chuyên chở hoặc MTO.
+ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải
+người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận hàng để chở (có thể nằm sâu trong
nội địa nước đi) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa nước đến)
Câu 22: Trình bày về Surrendered Bill of Lading và Sea Way Bill.
-surendered bill of lading – vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi : thông thường muốn nhận hàng tại cảng đến,
người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Trong thực tế, có nhiều trường hợp hàng đã đến cảng đến
nhưng vận đơn lại chưa đến do đó không nhận được hàng. Để khắc phục tình trạng này và để tiết kiệm chi
phí gửi vận đơn gốc, trong những năm gần đây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đơn đã xuất trình
tại cảng gửi. Đây là loại vận đơn thông thường, chỉ khác là khi cấp vận đơn nà, người chuyên chở hoặc đại
lý đóng thêm dấy đã xuất trình surendered đồng thời điện báo express release cho đại lý tại cảng đến biết để
đại lý giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình BL gốc. Người gửi hàng chỉ cần Fax bản vận đơn
này đến người nhận là người nhận có thể nhận được hàng.
-Sea way bill-giấy gửi hàng đường biển : do sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong ngành vận tải, nên tốc
độ đưa hàng trong thương mại quốc tế rất nhanh chóng, Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp hàng đến cảng
đích, nhwung vận đơn gửi qua ngân hàng hoặc bưu điện vẫn chưa tới. Người nhận không nhận được hàng.
Hơn nữa, nhờ cuộc cách mạng về thông tin diễn ra nhanh chóng trong những năm qua, việc sử dụng rộng rãi
mạng vi tính ở rất cả các nước trên thế giới tạo ra một khả năng buôn bán thông qua trao đổi dữ liệu điện tử
EDI mà không cần chuứng từ, kể cả vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển cùng với một loạt giấy tờ
chứng từ khác trong thương mại quốc tế có thể trở thanht trở ngại và tốn kém. Vì vậy, để làm bước đệm cho
một nền thương mại quốc tế không cần chứng từ trong tương lại, người ta đã đề nghịa sử dụng một chứng từ
không lưu thông non negotiable để thay thế vận đơn truyền thống đó là giấy gửi hàng đường biển. Giấy gửi
hàng đường biển có thể nhận hàng khi xuất trình giấy tờ, chứng từ để nhận dạng, chứ không cần xuất tình
bản thân giấy gửi hàng đường biển. Nhược điểm của nó là không thể dùng để khống chế hàng hóa, vì vậy
hiện tại giấy gửi hàng đường biển chỉ mới được dùng để gửi các dụng cụ gia đình, hàng mẫu, hàng triển lãm,
hàng phi mậu dịch,… và trong buôn bán theo phương thức ghi sổ với các bạn hàng đáng tin cậy.
Câu 23: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague.
Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa gồm ba mặt sau đây :
-Trách nhiệm của người chuyên chở về mất mát, hư hỏng của hàng hóa, gọi là cơ sở trách nhiệm.
-Trách nhiệm của người chuyên chở đới với hàng hóa về mặt không gian và giời gian gọi là thời hạn trách nhiệm.
-Số tiền tối đa mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hóa bị tổn thấy trong trường hợp
giá trị hàng hóa không được kê khai trong vận đơn gọi là giới hạn trách nhiệm.
Câu 24: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague- Visby. *Cơ sở trách nhiệm :
Liệt kê trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở : -3 trách nhiệm :
+cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển
.bền, chắc, khỏe, vỏ tàu và máy móc không có khuyết tật
.được trang bị những máy móc, phương tiện cần thiết cho việc đi biển
.được biên chế một thuyền bộ đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng
.được cung ứng đầy đủ về dầu mỡ, nước ngoạt, lương thực, thực phẩm và các đồ dự trữ khác
.hầm tàu, buồng lạnh và các nơi chứa hàng khác phải sạch sẽ, thích ợp cho việc chuyên chở an toàn hàng hóa liên quan.
Khả năng đi biển chỉ cần có lúc bắt đầu hành trình hoặc người chuyên chở đã cần mẫn hợp lý và chứng minh
được mình đã cần mẫn hợp lý để làm cho tàu có đủ khả năng đi biển trước khi bắt đầu chuyến đi là coi như
đã hoàn thanh trách nhiệm.
+người chuyên chở phải tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc chát, xếp, di chuyển, khuân vác, chăm sóc và dỡ hàng : 11
Người chuyên chở phải xếp hàng lên tàu một cách caant thận, đúng quy trình kỹ thuật, đúng sơ đồ xếp hàng
và sơ đồ hầm tàu để không làm hư hỏng hàng hóa, người chuyên chở phải đảm bảo trong nom hàng hóa
trong quá trình vận chuẩn, khi dỡ hàng cũng phải thoe đúng quy trình kỹ thuật, dỡ theo lô, theo vận đơn,
hàng nào dụng cụ đấy, không làm hư hỏng hàng hóa.
+cấp vận đơn đường biển :
Sau khi xếp hàng lên tàu hoặc nhận hàng để xếp thì người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng một bộ
vận đơn đường biển. nếu trước đó đã cấp vận đơn nhận để xếp thì sau khi hàng đã xép lên tàu thì phải cấp
vận đơn đã xếp hoặc đóng dấu đã xếp hàng và ghi ngày tháng xếp hàng để biến bận đơn đó thành vận đơn đã xếp hàng. -17 miễn trách
+hành vi, sơ suất hoặc lỗi lầm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người làm công của người chuyên
chở trong việc điều khiển và quản trị tàu. đây còn gọi là lỗi hàng vận hay lỗi hải vận là một miễn trách rất vô
lý trong vận tải đường biển.
+cháy, trừ phi do lỗi thực sự hoặc cố ý của người chuyên chở gây ra
+tai họa, nguy hiểm, tai nạn của biển +thiên tai +hành động chiến tranh +hành động thù địch
+bị bắt hoặc bị vua, chúa hay nhân dân kiềm chế hoặc bị tòa án tịch thu +hạn chế vì kiểm dịch
+hành vi hoặc thiếu sót của người gửi hành, chủ hàng hoặc đại diện, đại lý của họ.
+đình công, cấm xưởng, ngừng trệ hoặc hạn chế về lao động
+bạo động và nổi loạn của dân chúng
+cứu hoặc cố ý cứu sinh mạng và tài sản trên biển
+thiếu hụt về khối lượng hoặc trọng lượng hoặc hưu hornh về hàng hóa do ẩn tỳ hay bản chất của hàng hóa
+bao bì, ký mã hiệu không đầy đủ
+ẩn tỷ của tàu không phát hiện được, mắc dù đã cần mẫn
+mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi thực sự hay cố ý của người chuyên chở, cũng không phải do lỗi
sơ suất của người làm công hay đại lý của người chueyen chở gây ra, nhưng trách nhiệm chứng minh là
thuộc người chuyên chở hoặc đjai lý hay người làm công của họ. *thời hạn trách nhiệm :
-người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hó kể từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi
được dỡ xuống khỏi tàu tại cảng đến. tổn thấy của hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu tại cảng đi và sau khi
dỡ hàng xuống tàu tại cảng đến không được người chuyên chở bồi thường. *giới hạn trách nhiệm :
10000Fr vàng/kiện hay đơn vị hoặc 30 Fr vàng/kg hàng hóa bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn (1Fr
vàng = mg vàng có độ nguyên chất 900/1000)
1979, nghị định thư SDR đổi thành 666.67 SDR/kiện hoặc đơn vị hoặc 2SDR/kg hàng hóa cả bì bị mấy, tùy
theo cách tính nào cao hơn, áp dụng cho các nước là thành viên của quỹ tiền tệ quốc tế.
Khi hàng hóa được đóng trong các ông cụ vận tải như container, trailer, pallet
-có kê khai số lượng kiện, bao, gói … hàng hóa trên vận đơn thì các kiện bao gói hàng hóa như thế được coi
là một kiện hoặc một đơn vị để tính giới hạn trách nhiệm
-không kê khai các số lượng kiên, bao, gói trên vận đơn thì tất cả hàng hóa trong một container chỉ được tính
là một kiện hoặc một đơn vị
Câu 25: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hamburg.
*Cơ sở trách nhiệm : là trách nhiệm của người chuyên chở về những mất mát, hư hỏng hàng hóa
Điều năm, quy tắc Hamburg :
-Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng,
nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc hậm giao hàng diễn ra khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của
người chuyên chở, trừ phi người chuyên chử chứng minh được rằng anh ta, người làm công và đại lý của
anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu quả của nó.
Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa không được giao tại cảng dỡ theo quy định của hoajwp đồng vận tải
trong thời gian thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận một thời gian như vậy thì trong mộ thời gian hợp lý mà 12